Đề tài Hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn

ACB Chợ Lớn là một trong những chi nhánh được thành lập sớm nhất của ACB

với quy mô hoạt động khá lớn, lại có vị trí giao thông thuận lợi, cơ sở vật chất

khang trang, lịch sự do đó chi nhánh đã tạo được uy tín và tên tuổi với khách

hàng trên địa bàn Quận 6 và vùng lân cận.

Trong công tác tín dụng, quy trình tín dụng được thiết kế chặt chẽ, có sự phân

chia nhiệm vụ rõ ràng giữa các bộ phận tư vấn tài chính, phân tích tín dụng và

chăm sóc khách hàng, giúp công việc được chuyên môn hóa và dễ dàng hơn.

Việc xét duyệt cho vay phải thông qua ban tín dụng chứ không phải chỉ một

người nên sẽ đưa ra quyết định chính xác hơn.

pdf22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng/Tổng thu nhập 70.9% 86.9% 80.8% Thu nhập dịch vụ/Tổng thu nhập 5.3% 5.6% 8.3% Thu nhập HĐ khác/Tổng thu nhập 1.4% 0.3% 1.6% Lợi nhuận sau thuế/Tổng thu nhập 27.5% 18.3% 18.5% Tổng chi phí/Tổng thu nhập 66.8% 78.8% 76.1% Chi phí HĐ tín dụng/Thu nhập HĐ tín dụng 71.1% 74.0% 70.9% Chi phí HĐ dịch vụ/Thu nhập HĐ tín dụng 20.8% 10.8% 12.0% Ta nhận thấy rằng chỉ số về doanh thu và lợi nhuận ròng có sự sụt giảm đáng kể từ năm 2007 đến năm 2009 do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy vậy, các chỉ số về thu nhập từ các hoạt động tín dụng cũng như dịch vụ so với tổng thu nhập lại đạt được mức tăng trưởng qua các năm. Điều đó cho thấy 5 hoạt động của ngân hàng thật sự hiệu quả và có khả năng duy trì nguồn thu nhập từ các khách hàng ở mức cao. Chi phí ngân hàng tiêu tốn cho các hợp đồng có chiều hướng giảm một phần do chính sách giảm thiểu tối đa các định mức gây lãng phí đồng thời có sự kiểm soát tốt từ ban tài chính. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của ACB trong 3 năm: 2007 – 2009 ổn định và có sự phòng bị tốt. 1.2. So sánh các chỉ tiêu tăng trưởng 3 năm: 2007 – 2009 Bảng 1.3 So sánh các chỉ tiêu tăng trưởng 3 năm 2007, 2008, 2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tăng trưởng doanh thu 95.8% 88.7% -1.5% Tăng trưởng lợi nhuận 248.1% 25.6% -0.4% Tốc độTăng trưởng dư nợ 83.1% 9.2% 78.8% Tốc độ tăng trưởng huy động 89.2% 21.8% 47.7% Tổng do tăng trưởng tài sản 91.3% 23.3% 59.4% Nhìn vào các chỉ số kinh doanh so sánh tương quan trong 3 năm 2007 – 2009, nhận thấy rằng hoạt động của ngân hàng tăng trưởng rất tốt trong năm 2007 tuy nhiên đã giảm rõ rệt ở năm 2008 và chỉ đạt mức tăng trưởng âm vào năm 2009 về doanh thu và lợi nhuận. Điều nay là do: - Cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ. - Lạm phát ở Việt Nam gia đoạn 2008 – 2009 đã đạt tốc độ phi mã, vượt trên 2 con số. - Sự bất ổn ở thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đã khiến các danh mục đầu tư của ngân hàng không đạt được lợi nhuận như dự kiến. 6 2. Đánh giá hoạt động kinh doanh trong năm 2010 Bảng 1.4 Báo cáo tài chính quý I – 2010 (đvt: triệu đồng) Vốn điều lệ Quỹ dự phòng tài chính Quỹ dự trữ Quỹ khác Lợi nhuận sau thuế Tổng Số dư đầu năm 7.814.138 710.036 95.067 (20.353) 1.041.515 9.640.403 Tăng trong kỳ - - - - 405.640 744.498 Giảm trong kỳ - - - (55.958) (1.172.121) (1.541.116) Số dư cuối kỳ 7.814.138 710.036 95.067 (76.311) 275.034 8.843.786 Nhìn vào bảng báo cáo tài chính, nhận thấy tình hình kinh doanh của ACB tiến triển rất khả quan với số dư cuối kỳ về vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ dự trữ so với đầu kỳ không thay đổi đáng kể; trong khi đó lợi nhuận sau thuế đã tăng dương trở lại với con số ấn tượng gần 300 tỷ đồng. Điều này giúp cho ngân hàng cân bằng được sự sụt giảm về doanh thu khi tình hình kinh doanh ảm đạm vào trung tuần tháng 2 - thời điểm trùng vào đợt nghỉ tết Nguyên đán. Tổng vẫn đạt được mức xấp xỉ bằng số dư hồi đầu năm. Do tình hình kinh tế bắt đầu hồi phục, dự báo từ nay đến cuối năm, doanh thu của ACB Chợ Lớn trong mảng tín dụng cá nhân sẽ tăng cao. Khi lạm phát được chính phủ kiềm hãm trong mức từ 6 – 10% kèm theo đó là sự phục hồi của thị trường chứng khoán, ngân hàng sẽ nới lỏng tay hơn cho vay cá nhân tiêu dùng và hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Tăng trưởng doanh thu của chi nhánh Chợ Lớn thuộc ACB sẽ được tính toán dao động trong khoảng 20 – 50%. 7 IV. Giới thiệu về hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Chợ Lớn 1 Giới thiệu về phòng tín dụng cá nhân Phòng tín dụng cá nhân gồm các bộ phận: - Bộ phận PFC (tư vấn tài chính cá nhân) - Bộ phận Loan CSR (Dịch vụ khách hàng) - Bộ phận CA (phân tích tín dụng) 2. Vai trò và nhiệm vụ của phòng tín dụng cá nhân 2.1. Vai trò: - Tiếp thị, cung ứng tất cả các sản phậm dịch vụ cá nhân của ACB cho khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của ACB. - Hướng dẫn thủ tục vay vốn và thẩm định khách hàng, khoản vay. - Quản lý, theo dõi khách hàng, khoản vay. 2.2. Nhiệm vụ: - Bộ phậm PFC: + Thực hiện tiếp thị để phát triển và tìm kiếm khách hàng mới - Bộ phận CA: + Thực hiện thẩm định và lập tờ trình thẩm định khách hàng - Bộ phận Loan CSR: + Lập hồ sơ và hợp đồng vay. + Mở tài khoản vay cho khách hàng. + Thu thập quản lý thông tin khách hàng, lưu trữ và quản lý hồ sơ tín dụng. + Thực hiện giải ngân và thu nợ. 8 PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN I. Tổng quan về hoạt động tín dụng 1. Khái niệm về tín dụng Tín dụng là quan hệ vay mượn được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật trên nguyên tắc người đi vay phải hoàn trả cho người vay cả nợ lẫn lãi sau 1 thời gian nhất định. 2. Đặc điểm của tín dụng Tín dụng chính là sự tín nhiệm, điều đó có nghĩa là trong quan hệ tín dụng bên cho vay tin tưởng bên đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày nào trong tương lai mà hai bên đã thỏa thuận. Hay nói cách khác, bản chất của tín dụng là dựa trên niềm tin, hoạt động tín dụng là hoạt động vay mượn dựa trên uy tín. 3. Chức năng của tín dụng - Tập trung và phân phối lại vốn cho nền kinh tế. - Tiết kiệm khối lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế. - Phản ánh và kiểm soát các hoạt động trong nền kinh tế. 4. Phân loại tín dụng - Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh - Tín dụng phục vụ tiêu dùng - Tín dụng ngắn hạn - Tín dụng trung hạn - Tín dụng dài hạn 9 - Tín dụng có tài sản đảm bảo - Tín dụng không có tài sản đảm bảo - Tín dụng thương mại - Tín dụng ngân hàng - Tín dụng nhà nước - Tín dụng trực tiếp - Tín dụng gián tiếp 5. Vai trò của tín dụng với nền kinh tế - Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. - Góp phần ổn định tiền tệ và giá cả. - Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển. II. Thực tế hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Chợ Lớn 1. Giới thiệu các sản phẩm tín dụng cá nhân tại chi nhánh * Cho vay có tài sản đảm bảo: - Khi vay đầu tư vàng tại ACB, khách hàng được giao dịch mua bán vàng gấp 14 lần vốn tự có với các hình thức: - Là khoản cho vay ngắn hạn, thời hạn cho vay đến 12 tháng, mức cho vay lên đến 100 tỷ đồng. * Vay trả góp mua nhà ở, nền nhà: - Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua được nhà, nền nhà đúng theo mong muốn. 10 - Thời gian cho vay: lên đến 120 tháng. - Mức cho vay dựa trên nhu cầu vốn thực tế, trị giá tài sản cầm cố, thế chấp và khả năng thanh toán nợ vay của khách hàng. * Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng: - Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, may chay, cưới hỏi,.. và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. - Thời gian cho vay tối đa: 84 tháng. - Số tiền cho vay tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng. * Vay cầm cố thế chấp sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá: - Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do ACB phát hành là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân sở hữu sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá và có nhu cầu cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá để vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng. - Thời gian và mức cho vay được xác định dựa trên nhu cầu của người vay và giá trị của tài sản cầm cố. * Cho vay phục sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ: - Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng bổ sung nguồn vốn lưu động hoặc đầu tư phát triển mua máy móc, trang bị thiết bị, phương tiện vận chuyển, nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng nhà xưởng. - Thời gian cho vay và mức cho vay được xác định dựa trên nhu cầu đi vay, phương án sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn của ngân hàng. 11 2. Tình hình tăng trưởng tín dụng cá nhân Trong năm 2008, dư nợ tín dụng cá nhân giảm so với năm 2007, đồng thời tốc độ giảm cũng mạnh hơn so với giảm dư nợ tín dụng chung. Điều nay có thể được lý giải là do năm 2007, nền kinh tế phát triên tương đối ổn định, thu nhập của người dân khác tốt và nhu cầu tiêu dùng cũng như sửa chữa xây dựng nhà cửa tăng cao, nên nhu cầu đi vay tăng cao. Mặt khác vào thời điểm cuối năm 2006 khi thị trường bất động sản nóng lên, điều này đã thúc đẩy các nhà đầu tư mà chủ yếu là cá nhân đi vay để đầu tư vào kênh này. Trong khi đó, bước sang năm 2008, lạm phát tăng cao, tính chung cả năm lạm phát gần 20%, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng thu hẹp đáng kể, cộng với việc lãi suất cho vay tăng cao, nên nhu cầu đi vay phục vụ sản xuất kinh doanh đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ trên địa bàn khu vực quận 6 và 11 giảm hẳn. Bước sang năm 2009, lạm phát được khống chế, chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2009 tăng khoảng 7% so với cuối năm 2008, tình hình kinh tế dần được phục hồi, cộng với việc nới lỏng chính sách tiền tệ hồi giữa năm đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất kinh doanh mở rộng hoạt động trở lại, nhu cầu vay vốn để tăng vốn lưu động tăng lên. 3. Cơ cấu tín dụng cá nhân theo thời hạn Bảng 2.1 Dư nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn vay (đvt: triệu đồng) 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Cá nhân 871.064 100% 659.487 100% 810.030 100% Ngắn hạn 416.673 47,83% 292.311 44,32% 322.392 39,8% Trung, dài hạn 454.391 52,17% 367.176 55,68% 487.638 60,2% 12 Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng theo thời hạn 2008/2007 2009/2008 Số tuyệt đối Tỷ lệ Số tuyệt đối Tỷ lệ Cá nhân -211.577 -24,3% 150.543 22.83% Ngắn hạn -124.362 -29,85% 30.081 10,29% Trung, dài hạn -87.215 -19,19% 120.462 33,81% Năm 2008, cho vay ngắn hạn giảm sút với mức độ lớn hơn cho vay trung và dài hạn, điều này là do các khoản vay trung dài hạn được duy trì từ năm trước kéo dài cho tới năm nay trong khi đó các khoản cho vay tiêu dùng, vay xây nhà và sửa chữa nhà, vay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn của các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh các thể trước đây được hoàn tất nhưng các khoản vay mới lại tăng lên không đáng kể làm cho dư nợ ngắn hạn giảm sút nhiều hơn. Sang năm 2009, dư nợ tín dụng cá nhân tăng, trong đó cho vay trung và dài hạn tăng nhiều hơn so với cho vay ngắn hạn. Điều này là do năm 2009, tại ACB Chợ Lớn hoạt động cho vay với mục đích mua nhà, sửa chữa nhà chiếm tỉ trọng khá cao và chủ yếu là cho vay trung, dài hạn. Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh cũng chiếm tỉ trọng lớn và chủ yếu là trung hạn. III. Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Chợ Lớn 1. Ưu điểm - Ngân hàng có lợi thế về mặt uy tín và thương hiệu trong khối tổ chức tài chính. - ACB Chợ Lớn là một trong những chi nhánh được thành lập sớm nhất của ACB với quy mô hoạt động khá lớn, lại có vị trí giao thông thuận lợi, cơ sở vật chất khang trang, lịch sự do đó chi nhánh đã tạo được uy tín và tên tuổi với khách hàng trên địa bàn Quận 6 và vùng lân cận. 13 - Trong công tác tín dụng, quy trình tín dụng được thiết kế chặt chẽ, có sự phân chia nhiệm vụ rõ ràng giữa các bộ phận tư vấn tài chính, phân tích tín dụng và chăm sóc khách hàng, giúp công việc được chuyên môn hóa và dễ dàng hơn. Việc xét duyệt cho vay phải thông qua ban tín dụng chứ không phải chỉ một người nên sẽ đưa ra quyết định chính xác hơn. - Đội ngũ nhân viên tại chi nhánh gồm cả những nhân viên giàu kinh nghiệm và những nhân viên trẻ có trình độ, thường xuyên được đào tạo và huấn luyện về nghiệp vụ. 2. Nhược điểm - ACB Chợ Lớn cách xa trung tâm thành phố nên hoạt động tiếp cận với hội sở trong công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn. - Nhân viên mới tuyển chưa có kinh nghiệm nên cần tốn thời gian hướng dẫn và đào tạo. Chưa có chính sách chăm sóc và giữ khách hàng đối với những khách hàng cũ đã từng thực hiện giao dịch tại đơn vị. - Trong công tác tín dụng, bộ phận C/A do không tiếp xúc với khách hàng từ đầu nên sẽ có những trường hợp không hiểu rõ tình hình của khách hàng. - Cho vay tiêu dùng là 1 trong những sản phẩm tín dụng cá nhân chính của ACB, tuy nhiên hoạt động cho vay này còn chiếm tỉ trọng thấp tại chi nhánh ACB Chợ Lớn. - Đơn vị gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các chi nhánh khác hệ thống ngân hàng trong cùng địa bàn, đặc biệt là các chi nhánh ngân hàng mới thành lập, đưa ra nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn và các hình thức cho vay với lãi suất thấp nhằm thu hút khách hàng của ACB. Đồng thời, sự phát triển mạnh của mạng lưới ACB trên địa bàn Quận 6 dẫn đến sự san sẻ thị phần và sự cạnh tranh giữa các chi nhánh và phòng giao dịch trong nội bộ ngân hàng. 14 PHẦN 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN I. Giải pháp nâng cao tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh 1. Đa dạng hóa các dịch vụ tín dụng Do doanh nghiệp và các chủ thể tín dụng ở khu vực Chợ Lớn khi tham gia vào thị trường tiền gửi không kỳ hạn đều quan tâm đến việc có được sự thuận lợi, nhanh chóng, chính xác trong thanh toán nên kỳ vọng rất lớn vào các dịch vụ ngân hàng ACB cung ứng. Bởi vậy, về phía ngân hàng cần quan tâm và phát triển thêm các dịch vụ để cung ứng cho khách hàng. Các dịch vụ này ngân hàng cung cấp phải phong phú, đa dạng đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Các thông tin phải cập nhật và đảm bảo tính chính xác. Đặc biệt dịch vụ thanh toán nhất thiết phải đạt tính cạnh tranh để tạo yếu tố an tâm cho khách hàng với những yêu cầu cụ thể như: nhanh chóng, chính xác, kịp thời. 2. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, nó đem lại phần lớn thu nhập vì vậy rất được chú trọng. Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả giúp cho hoạt động tín dụng có sự định hướng rõ ràng, phòng ngừa được những rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo tăng trưởng tín dụng. Vì vậy, xây dựng chính sách tín dụng phải dưa trên cơ sở mục tiêu của ACB đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của địa phương vùng chi nhánh đặt cơ sở, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo an toàn. Chính sách này cần được phổ biến rộng rãi cho cán bộ nhân viên cùng thực hiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, để có được một chính sách tín dụng hiệu quả, ngân hàng cần chú ý một số vấn đề sau: 15 - Về công tác tổ chức phân tích dự đoán sự thay đổi và các tác động có thể gây ra khi đường lối, chính sách, luật pháp của chính phủ thay đổi, ý thức được điều này là hết sức quan trọng vì khi chính sách pháp luật thay đổi sẽ dẫn đến hàng hoạt các yếu tố khác thay đổi theo, có thể gây bất lợi với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ta có thể lấy ví dụ, khi chính sách thay đổi thì mức độ ưu tiên cho các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế khác nhau là khác nhau, thuế sẽ thay đổi, mức độ chặt chẽ trong quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp cũng thay đổi. Tất cả những điều trên dẫn đến những thay đổi trong sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp và sẽ gây ra rủi ro cho các khoản tín dụng của ngân hàng. - Về chính sách khách hàng: xây dựng chính sách khách hàng để có sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm khách hàng theo các tiêu chí: lịch sử quan hệ, khách hàng chiến lược, mức độ an toàn vốn vay.. để có những ưu tiên phù hợp về lãi suất, phí, chính sách chăm sóc khách hàng. Tránh áp dụng một chính sách tín dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp với quy mô hoạt động, mức độ hiệu quả, mục đích sử dụng vốn khác nhau. ABC Chợ Lớn cần có những chính sách ưu đãi đối với khách hàng cũ: đối với những khách hàng cũ vẫn giao dịch chứng tỏ ngân hàng đã có vị thế nhất định. Do đó, ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi đặc biệt để giữa chân khách hàng cũ. Tuy nhiên, lãi suất là một vấn đề phức tạp, nếu sử dụng không linh hoạt sẽ dễ dẫn tới cuộc đua lãi suất với các ngân hàng thương mại khác. Vì vậy, chỉ có những khách hàng gắn bó lâu dài ACB Chợ Lớn mới nên thực hiện chính sách lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, ngân hàng còn nên xem xét giảm chi phí giao dịch với nhóm khách hàng này. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu về vốn, ACB nên linh động bỏ qua 1 số bước trong quy trình tín dụng để khách hàng có thể tiếp cận vốn một cách nhanh nhất. Trong vấn đề thu nợ, tại thời điểm thanh toán nếu khách hàng gặp khó khăn về tài chính, ACB có thể chủ động dời ngày trả nợ cho khách hàng, phù hợp theo đúng khuôn khổ pháp luật, quy chế cho vay và không gây rủi ro cho ngân hàng. 16 Cần nghiên cứu, tiếp cận với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vì cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, thực tiễn đầu tư hiện nay cho thấy đây là nhóm khách hàng có tiềm lực tài chính, năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh, do đó phần lớn hoạt động có hiệu quả và uy tín trong quan hệ tín dụng. Do đó, đây là phân khúc thị trường cần có sự quan tâm, nghiên cứu, thu thập thông tin, chuẩn bị chu đáo cho sự tăng tốc trong tương lai. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nên có những buổi họp để nghe phản ánh từ phía khách hàng những điểm chưa hợp lý trong chính sách tín dụng. Trên cơ sở đó sẽ có kế hoạch để chỉnh sửa các điểm chưa hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và khai thác khách hàng bền vững. - Về chính sách lãi suất: đa dạng hóa các hình thức lãi suất. Cơ chế lãi suất hợp lý sẽ là một cơ hội để huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Sử dụng tốt công cụ lãi suất kết hợp với việc hạn chế tối đa các chi phí không cần thiết, ngân hàng có thể hạ thấp lãi suất đầu vào nhằm tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, đa dạng hóa các hình thức lãi suất để tạo điều kiện phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Dựa vào từng loại lãi suất và từng kỳ hạn, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn những khoản vay thích hợp, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ đạt hiệu quả cao, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. - Xây dựng danh mục tín dụng phù hợp từng thời kỳ: một danh mục tín dụng không hợp lý, thiếu đa dạng thì khi xảy ra bất trắc sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng. Vì vậy, danh mục tín dụng phải đảm bảo những yếu tố sau: - Đa dạng hóa được ngành nghề, khách hàng vay, yếu tố địa lý và loại hình cho vay. - Phù hợp tình hình kinh tế vĩ mô và điều kiện, xu hướng phát triển của thị trường hoạt động. 17 - Phù hợp quy mô, năng lực và khả năng kiểm soát rủi ro của bản thân ngân hàng. - Hạn chế cho vay với các lĩnh vực khá nhạy cảm như cho vay chứng khoán, bất động sản. Chú trọng đầu tư các ngành trọng điểm của TP.HCM và phù hợp với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ như: thương mại, dịch vụ vận tải, kho bãi, viễn thông, khoa học công nghệ, tư vấn, sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng có giá trị cao. Vì môi trường kinh tế, môi trường xã hội thường xuyên thay đổi dẫn đến các yếu tố khác cũng thay đổi theo do đó ngân hàng cần thường xuyên nghiên cứu, xem xét và dự đoán lại xu hướng thay đổi của các yếu tố sau một khoảng thời gian, trên cơ sở đó sẽ sửa đổi, bổ sung một số điều trong chính sách tín dụng sao cho phù hợp với tình hình mới. 3. Đào tạo và phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Con người luôn đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của mọi hoạt động và tất nhiên không loại trừ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, để góp phần nâng cao tăng trưởng tín dụng thì giải pháp về nguồn nhân lực chính là giải pháp rất quan trọng và có giá trị trong mọi giai đoạn phát triển của ACB Chợ Lớn. Việc đào tạo và tuyển dụng phải có một quy trình chặt chẽ để có được một đội ngũ nhân viên tín dụng chất lượng. Thực hiện bố trí và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý chiến một vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một khi nguồn nhân lực được sử dụng đúng đắn, hợp lý thì mỗi nhân viên sẽ phát huy hết năng lực của mình, nâng cao hiệu quả công việc. Để làm được điều này thì trước hết ngân hàng phải nắm rõ, theo dõi một cách sâu sát hiệu quả làm việc của nhân viên trên cơ sở đưa ra những nhận định đúng đắn để bố trí vị trí hợp lý. Tăng cường công tác đào tạo, tái đào tạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như kinh nghiệm, kỹ thuật 18 mới trong thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Đào tạo phải theo đúng định hướng, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ cho công việc trực tiếp hàng ngày, đào tạo nâng cao cho các cán bộ chủ chốt và đã được quy hoạch để xây dựng bộ khung cho sự phát triển ổn định và bền vững sau này. Chọn lựa những cán bộ trẻ năng động, chuyên môn giỏi, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức tốt đưa đi nước ngoài để học tập kinh nghiệm của các ngân hàng lớn trên thế giới. 4. Tăng cường công tác marketing tại chi nhánh Định hướng thị trường đã trở thành điều kiện tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ngày nay. Chính vì vậy, các loại hoạt động gắn kết giữa ngân hàng với thị trường như hoạt động nghiên cứu thị trường để phát hiện các cơ hội kinh doanh mới cũng như biết trước các hiểm họa đối với hoạt động ngân hàng, hoạt động nghiên cứu nội lực để tìm ra những điểm mạnh, yếu của các ngân hàng thương mại đã trở thành những hoạt động cố lõi, quyết định thành bại. Các ngân hàng đặc biệt là ACB chi nhánh Chợ Lớn cần thiết phải hoạch định các chiến lược Marketing riêng biệt nhằm chủ động hoặc né tránh đòn tấn công của đối thủ cạnh tranh. Nhờ việc tiến hành các hoạt động marketing theo tư duy chiến lược trên cơ sở tính toán đến sức mạnh của đối thủ cạnh tranh nên ngân hàng có thể ở thế chủ động, không bị rơi vào tình thế lúng túng khi bị đối thù cạnh tranh phản kháng. Hiện nay, các các nhân và doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn biết được các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thường phải tìn đến ngân hàng để tìm hiểu, tuy nhiên việc tìm hiểu này cũng rất khó khăn vì thiếu nhân viên hướng dẫn và giải thích một cách chu đáo. Chính vì thế, ACB cần tận dụng nguồn nhân lực dồi dào cộng với hệ thống trang web nhiều tính năng để tiếp thị, giới thiệu cặn kẽ cho khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có thể chọn công ty để tiếp thị để giúp các khách hàng có thêm thông tin cũng như được 19 sự tư vấn hiệu quả trước khi ra quyết định vay. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, ngân hàng nên tăng cường công tác tiếp thị bằng hình thức phát tờ rơi hoặc gửi thư giới thiệu những sản phẩm cho vay tới các công ty và có những nhân viên trực tiếp gặp mặt hoặc trả lời qua điện thoại về các sản phẩm dịch vụ mà các khách hàng, đặc biệt là các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn ACB Chợ Lớn giao dịch. 5. Thực hiện tốt phân tán rủi ro tín dụng Rủi ro là một vấn đề không thể tránh khỏi trong bất kỳ một ngành nghề sản xuất kinh doanh nào. Đặc biệt trong kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại, xuất phát từ đặc trưng hoạt động kinh doanh được thực hiện trên một diện rộng, rất đa dạng, phong phú và phức tạp vì vậy yếu tố rủi ro luôn tiềm ẩn và có nguy cơ to lớn. Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro là hoạt động hết sức cần thiết đối với ACB chi nhánh Chợ Lớn nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao và chất lượng tín dụng tốt. Việc phân tán rủi ro được thực hiện dưới các hình thức sau: Đa dạng hóa phương thức cho vay: trong hoạt động tín dụng có nhiều phương thức cho vay như: cho vay theo hạn mức, cho vay theo món, cho vay đồng tài trợ, cho vay thấu chi, cho vay trả góp, cho vay ủy thác. Đa dạng hóa ngành nghề cho vay, hạn chế cho vay đối với những lĩnh vực có độ rủi ro cao như kinh doanh chứng khoán, những lĩnh vực kinh doanh hay sản phẩm mà thị trường đã có dấu hiệu bão hòa, sản phẩm sản xuất ra mà không có khả năng cạnh tranh. Thực hiện đảm bảo tín dụng: đây là biện pháp nhằm san sẻ rủi ro tín dụng, thường được thực hiện dưới các loại như: bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Hiện nay, tại Việt Nam chỉ mới có bảo hiểm tài sản được thực hiện để hạn chế rủi ro đối với tài sản đảm bảo, ngân hàng yêu cầu đơn vị mua bảo hiểm toàn bộ giá trị tài sản đã làm bảo đảm cho ngân hàng và người thụ hưởng quyền bồi thường là ngân hàng. 20 II. Một số kiến nghị 1. Kiến nghị với Chính Phủ Thực tiễn c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng á châu – chi nhánh chợ lớn.pdf
Tài liệu liên quan