Đề tài Hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Chợ Lớn

 

 

 

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CHỢ LỚN 2

I. Quá trình thành lập: 2

1. Sơ lược về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu : 2

2. Quá trình thành lập ACB- Chi nhánh Chợ Lớn: 3

II. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động tín dụng tại ACB Chợ Lớn: 4

1. Chức năng: 4

2. Nhiệm vụ : 4

III. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban tại ACB Chợ Lớn: 5

1. Cơ cấu tổ chức: 5

Bảng 1.1. Sơ đồ tổ chức của ngân hàng Á Châu chi nhánh Chợ Lớn 5

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân 6

2. Nhiệm vụ các phòng ban: 6

2.1. Ban Giám đốc: 6

2.2. Phòng hành chính: 6

2.3. Phòng kế toán và vi tính: 7

2.4. Phòng giao dịch ngân quỹ: 7

2.5. Phòng tín dụng: 8

IV. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: 9

V. Kết quả hoạt động kinh doanh 2003 – 2005: 10

Chỉ tiêu 10

Thu nhập lãi ròng 10

1. Chỉ tiêu thu nhập trên tổng tài sản (ROA) năm 2005: 11

2. Chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập năm 2005: 11

3. Chỉ số tổng thu nhập trước thuế trên tổng tài sản có năm 2005: 11

4. Chỉ số chi phí trên tổng tài sản có năm 2005: 12

5. Chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập năm 2005: 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN 13

I. Thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng á châu – chi nhánh chợ lớn: 13

1. Các hình thức cho vay tiêu dùng chủ yếu ở ACB – Chợ Lớn: 14

1.1. Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp 14

1.1.1 Đối tượng và điều kiện vay vốn: 14

1.1.2 Đặc điểm: 14

1.1.3 Hồ sơ và thủ tục vay vốn: 15

1.2. Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng: 16

1.2.1. Đối tượng và điều kiện vay vốn: 16

1.2.2. Đặc điểm: 16

1.2.3. Hồ sơ và thủ tục vay vốn: 17

1.3. Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà: 17

1.3.1. Đối tượng và điều kiện vay vốn: 17

1.3.2. Đặc điểm: 17

1.3.3. Hồ sơ và thủ tục vay vốn: 18

1.4. Cho vay trả góp xây dựng, sữa chữa nhà: 18

1.4.1. Đối tượng và điều kiện vay vốn: 19

1.4.2. Đặc điểm: 19

1.4.3. Hồ sơ và thủ tục vay vốn: 20

2. Một số qui định đối với tín dụng tiêu dùng: 20

2.1. Phạm vi và nguyên tắc cho vay: 20

2.2. Điều kiện để được vay vốn: 21

2.3. Thời hạn cho vay và thu nợ 21

2.4. Mức cho vay: 21

2.5. Lãi suất cho vay: 22

2.6. Phương thức giải ngân, trả nợ vay: 22

2.7. Nguyên tắc xử lý một số trường hợp cụ thể: 22

2.8. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Á Châu: 23

2.9. Trách nhiệm và quyền lợi của người vay: 23

3. Qui trình tín dụng tiêu dùng: 24

4. Thực trạng cho vay tiêu dùng ở ACB – Chợ Lớn: 29

4.1. Tình hình huy động vốn: 29

4.1.1. Các hình thức huy động vốn chủ yếu tại ACB – Chợ Lớn: 29

4.1.2. Kết quả huy động vốn qua các năm: 30

4.2. Tình hình cho vay: 32

4.3. Tình hình cho vay tiêu dùng: 34

4.4. Tình hình nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng ở ACB-Chợ Lớn: 37

4.4.1. Tình hình nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng: 37

4.4.2. Xử lý nợ quá hạn: 38

II. Nhận xét: 40

1. Thành tựu: 40

2. Hạn chế – Nguyên nhân: 43

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 45

I. Giải pháp: 45

1. Giải pháp vĩ mô: 45

1.1. Về phía chính phủ và ngân hàng nhà nước: 45

1.2. Đối với ngân hàng thương mại: 48

2. Giải pháp nghiệp vụ 51

II. Kiến nghị: 53

KẾT LUẬN: 55

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Chợ Lớn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế chấp bất động sản hay được người thứ 3 có tài sản thế chấp là bất động sản bảo lãnh, mức cho vay phụ thuộc vào nhu cầu của người vay nhưng không được vượt quá 70% tổng trị giá tài sản thế chấp (được ngân hàng Á Châu thẩm định) - Trường hợp người vay được 1 đơn vị bảo lãnh tín chấp ( cơ quan nhà nước) thì đơn vị bảo lãnh đó phải được Hội đồng tín dụng Ngân Hàng Á Châu chấp thuận 2.5. Lãi suất cho vay: Theo quyết định của Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu và có thể thay đổi theo từng thời kỳ 2.6. Phương thức giải ngân, trả nợ vay: - Tiền vay được giải ngân trực tiếp cho người vay như trong hợp đồng tín dụng - Người vay phải trả nợ vay ( vốn + lãi) trực tiếp tại ngân hàng theo định kỳ hạn nợ như đã ghi trong hợp đồng tín dụng 2.7. Nguyên tắc xử lý một số trường hợp cụ thể: - Ngân hàng Á Châu sẽ thu hồi nợ trước hạn trong những trường hợp sau: + Người vay vi phạm khế ước vay, vi phạm thể lệ tín dụng + Người vay bị các vụ kiện đe doạ đến phần lớn tài sản + Ngân hàng Á Châu phát hiện người vay không có khả năng trả được nợ + Người vay chuyển hộ khẩu đến nơi khác không cùng địa bàn với ngân hàng Á Châu - Trường hợp người vay thanh lý hợp đồng tín dụng trước hạn thì phải chịu lãi suất phạt trước hạn bằng lãi suất trần cho vay ngắn hạn ( nếu thời hạn đã vay 12 tháng) do Ngân hàng Nhà Nước qui định cùng thời kỳ Lãi suất phạt trả trước hạn này được tính cho toàn bộ số tiền vay kể từ lúc bắt đầu vay cho đến thời điểm thanh lý theo dư nợ giảm dần và được khấu trừ lãi suất trước góp đã trả - Trường hợp người vay chậm trả trong việc trả nợ thì phải chịu lãi suất phạt trên số tiền chậm trả bằng 150% lãi suất trần cho vay ngắn hạn ( nếu thời hạn đã vay 12 tháng ) do ngân hàng Nhà Nước qui định cùng thời kỳ. - Trường hợp người vay không trả nợ 2 kì liên tiếp thì Ngân hàng Á Châu sẽ chuyển tổng số tiền còn nợ sang nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trần cho vay ngắn hạn ( nếu thời hạn đã vay 12 tháng) do Ngân hàng Nhà Nước qui định cùng thời kỳ. 2.8. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Á Châu: - Yêu cầu người vay cung cấp những thông tin tài liệu cần thiết liên quan đến vốn vay - Được quyền kiểm tra việc sử dụng vốn vay của người vay trước , trong và sau khi cho vay - Có quyền rút, trích tiền từ tài khoản tiền gởi của người vay ở bất cứ ngân hàng nào mà người vay ký thác để thu nợ nếu đến hạn trả nợ mà người vay không chủ động trả nợ - Ngân hàng Á Châu có quyền thu hồi nợ trước hạn theo điều 2.6 trong qui định này - Được quyền sở hữu tài sản thế chấp ( cầm cố ), được quyền buộc người vay (người bảo lãnh) uỷ quyền toàn diện cho ngân hàng Á Châu chủ động phát mãi tài sản thế chấp ( cầm cố) theo qui định của pháp luật kể cả thực hiện các biện pháp theo luật định khởi kiện người vay ( người bảo lãnh) truy đòi các tài sản khác của người vay (người bảo lãnh) để thu hồi số nợ còn thiếu - Có nghĩa vụ thực hiện đúng các điều khoản cam kết trong khế ước vay (HĐTD) 2.9. Trách nhiệm và quyền lợi của người vay: - Sử dụng số vốn vay đúng mục đích, chủ động trả nợ vay và lãi vay đúng kỳ hạn như đã cam kết trong khế ước vay( HĐTD) - Cung cấp những thông tin tài liệu cần thiết liên quan đến vốn vay theo yêu cầu của ngân hàng Á Châu và tạo điều kiện thuận lợi khi ngân hàng Á Châu cần kiểm tra - Không được chuyển nhượng, mua bán tài sản thế chấp trong suốt thời gian chưa trả hết nợ cho ngân hàng - Có quyền yêu cầu ngân hàng thực hiện cam kết trong khế ước vay 3. Qui trình tín dụng tiêu dùng: Bước 1: Tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng - Khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ đến phòng tín dụng ngân hàng Á Châu. - Nhân viên tín dụng sẽ tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn - Nhân viên tín dụng có trách nhiệm tìm hiểu: + Những vấn đề khách hàng trình bày, tư cách pháp lý (năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự) của khách hàng + Đánh giá tính cách, uy tín, thu nhập, chi tiêu, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính , tình hình công nợ của khách hàng + Mục đích vay vốn + Đề nghị khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến phương án vay vốn + Tài sản đảm bảo - Nếu khách hàng cung cấp đủ những thông tin cần thiết và nhân viên tín dụng xét thấy họ đã hội đủ những điều kiện vay vốn thì sẽ hướng dẫn họ tiến hành làm thủ tục vay vốn. Thủ tục vay gồm: + Đơn xin vay vốn (theo mẫu của ngân hàng) + Tờ khai về tài sản thế chấp, cầm cố - Sau đó khách hàng lấy hồ sơ vay vốn từ nhân viên tín dụng - Nhân viên tín dụng hẹn khách hàng ngày giờ cụ thể sẽ gặp khách hàng - Nhân viên tín dụng lập tờ trình sơ bộ về khách hàng lên trưởng phòng tín dụng, nêu rõ ý kiến , lý do đề xuất - Nhân viên tín dụng ghi vào sổ theo dõi tiếp nhận hồ sơ xin vay để trình Ban Giám Đốc phân loại hồ sơ cho vay đối với từng nhân viên tín dụng Bước 2: Nghiên cứu thẩm định hồ sơ vay của khách hàng Ngay sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng hoặc từ nhân viên dịch vụ tín dụng được phân công, nhân viên tín dụng tiến hành gởi hồ sơ đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản và đồng thời tiến hành thẩm định khách hàng theo các nội dung sau: - Thẩm định tính khả thi,hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của khách hàng - Xác định nhu cầu vốn, mục đích sử dụng vốn, nguồn trả nợ và thời hạn trả nợ - Xác minh tính hợp pháp của tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của khách hàng và định giá tài sản đó * Việc thẩm định hồ sơ khách hàng , nhân viên tín dụng phải khảo sát thực tế tại đơn vị vay vốn để xác minh những thông tin về khách hàng. Còn các tư liệu khách hàng cung cấp và thông tin khác chỉ có tín chất tham khảo. - Nhân viên tín dụng có quyền từ chối cho vay với lý do rõ ràng nếu khách hàng không đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng. Bước 3: Lập tờ trình thẩm định về hồ sơ vay của khách hàng - Sau khi đã nghiên cứu tỷ mỷ về khách hàng và hồ sơ vay, nhân viên tín dụng sẽ lập 2 tờ trình thẩm định + Tờ trình thẩm định bất động sản trình Ban Tín Dụng Chi Nhánh gồm các nội dung sau: 4Chừng từ pháp lý về bất động sản (hợp đồng mua bán nhà, tờ khai lệ phí trước bạ, bản vẽ, bộ chứng từ chủ cũ) 4Mô tả bất động sản (đất và nhà) 4Định giá bất động sản ( đơn giá đất, đơn giá xây dựng, tổng giá trị bất động sản) 4Nhận xét và đề nghị + Tờ trình thẩm định khách hàng, trình Ban/ Hội đồng Tín dụng phê duyệt hạn mức tín dụng cho khách hàng gồm có các nội dung: 4Giới thiệu khách hàng( tư cách pháp lý, qui mô hoạt động, vị trí trên thương trường, quan hệ tín dụng với ACB và các tổ chức tín dụng khác) 4Tình hình tài chính của khách hàng (tình hình hoạt động SXKD, vốn tự có, tình hình công nợ, kết quả kinh doanh : lời,lỗ, thu nhập) 4Nhu cầu vay của khách hàng (nhu cầu vay, mục đích sử dụng vốn vay,phần trả nợ vay, thời hạn trả nợ) 4Tài sản đảm bảo cho khoản vay 4 Nhận xét, đánh giá của nhân viên tín dụng viên tín dụng Bước 4: Quyết định cho vay - Tờ trình thẩm định được Ban tín dụng xem xét và ra quyết định cho vay. - Trường hợp Ban Tín Dụng từ chối cho vay: + Lập văn bản từ chối và trình Ban tín dụng + Thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho khách hàng - Trường hợp Ban Tín Dụng chấp thuận cho vay: + Thông báo cho khách hàng về nội dung xét duyệt + Nếu khách hàng không đồng ý thì thực hiện từ chối + Nếu khách hàng đồng ý thì chuyển hồ sơ cho nhân viên tín dụng viên pháp lý chứng từ để lập hợp đồng thế chấp, cầm cố đi công chứng. Bước 5: Tiến hành thủ tục công chứng và ký kết hợp đồng tín dụng - Nhân viên pháp lý chứng tư øcăn cứ biên bản họp ban tín dụng để soạn thảo hợp đồng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh hay giấy cam kết thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, hợp đồng đăng ký thế chấp - Tiến hành thủ tục công chứng việc thế chấp, cầm cố, bảo lãnh đảm bảo nợ vay theo đúng qui định, cùng ký tên với khách hàng trên hợp đồng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh tại phòng công chứng - Tiến hành đăng ký thế chấp tại phòng tài nguyên của quận hay trung tâm đăng ký thế chấp - Hoàn tất các thủ tục công chứng, đăng ký thế chấp và nhận các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp - Lập hợp đồng tín dụng ( 4 bản) - Hướng dẫn khách hàng ký tên trên hợp đồng tín dụng và các giấy tờ có liên quan - Sau khi hoàn tất, hồ sơ được trình lên Trưởng phòng tín dụng xem lại, sau đó ký tên và trình lên lãnh đạo ký hợp đồng tín dụng Bước 6: Giải ngân - Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng nhân viên tín dụng lưu 1 bản hợp đồng để theo dõi, giao 1 bản cho khách hàng, chuyển cho phòng giao dịch ngân quỹ 2 bản - Phòng ngân quỹ căn cứ hợp đồng tín dụng đã ký kết, tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng - Trường hợp món vay giải ngân nhiều lần, tất cả các lần giải ngân sau phải được sự chấp thuận của Trưởng phòng tín dụng trên phiếu đề nghị giải ngân do nhân viên tín dụng viên tín dụng lập Bước 7: Kiểm tra sau khi giải ngân - Thực hiện việc kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân theo qui chế cho vay - Quản lý hồ sơ vay, lập thông báo-lưu trữ thay đổi lãi suất gởi cho khách hàng - Kiểm tra thường xuyên việc khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích không, theo dõi chặt chẽ tình hình SXKD, tình hình tài chính, công nợ của khách hàng - Ghi sổ theo dõi cho vay, thu nợ, kỳ hạn nợ, in danh sách khách hàng trả nợ không đúng hạn và nhắc nhở khách hàng trả lãi và vốn đúng hạn - Kiểm kê tài sản thế chấp, cầm cố , tái thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố. - Việc kiểm tra, kiểm kê phải thực hiện mỗi tháng 1 lần. Mỗi lần kiểm tra, nhân viên tín dụng phải lập biên bản đề xuất ý kiến lãnh đạo. - Trường hợp khi khách hàng trả một phần nợ vay và có thể xin giải chấp một phần tài sản thế chấp, cầm cố, ngân hàng có thể xét cho khách hàng nhận lại một phần tài sản có giá trị tương đương với số vốn vay đã trả. Nhân viên tín dụng lập lệnh giải chấp đối với tài sản thế chấp, lệnh xuất kho đối với tài sản cầm cố, trình Giám đốc chi nhánh duyệt. Sau khi xuất tài sản xong, nhân viên tín dụng lập biên bản kiểm kê lại tài sản với đủ chữ ký của các bên có liên quan Bước 8: Thu nợ- Đối chiếu dư nợ - Hàng tháng theo đúng ngày đã qui định trong hợp đồng tín dụng, khách hàng phải đến ngân hàng trả nợ vay(gốc và lãi) - Trước khi đến hạn trả nợ 7 ngày, nhân viên tín dụng liên lạc với khách hàng qua điện thoại hay thư báo nhắc nhở về việc trả nợ hàng tháng - Cuối tháng, cán bộ tín dụng tiến hành đối chiếu số liệu với phòng giao dịch ngân quỹ - Nếu khách hàng trả nợ góp hàng tháng trễ 2 kỳ trở lên, nhân viên tín dụng có nhiệm vụ gởi thư báo hoặc trực tiếp xuống nhà khách hàng để nhắc nhở họ đến ngân hàng trả nợ. Khi đó khách hàng phải chịu một khoảng tiền phạt trễ hạn được tính theo số dư nợ, số ngày trễ hạn và lãi suất phạt. Bước 9: Thanh lý hợp đồng tín dụng - Khi khách hàng trả hết nợ vay gồm cả vốn và lãi, nhân viên tín dụng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng cho khách hàng đồng thời lập biên bản giải chấp đối với tài sản đã thế chấp trước đó, trao trả lại tài sản cho khách hàng theo đúng qui định - Trường hợp khách hàng làm đơn xin gia hạn nợ, nhân viên tín dụng sẽ xem xét tình hình SXKD của khách hàng và lập tờ trình lên ban lãnh đạo quyết định. Việc gia hạn được thực hiện theo nguyên tắc: + Thời gian gia hạn tối đa không vượt quá thời hạn cho vay trước + Bên vay có khó khăn chính đáng và đã trả hết lãi vay - Khi tài khoản vay được tất toán, nhân viên tín dụng phải tạo hồ sơ tín dụng để lưu ghi rõ ngày tháng thanh lý các hợp đồng tín dụng ngoài bìa và đưa vào bộ hồ sơ khách hàng và lưu trữ tại phòng tín dụng quản lý theo chế độ mật. Bước 10: Xem xét, đánh giá lại quá trình Với mục đích không ngừng hoàn thiện qui trình phục vụ khách hàng tốt hơn, tiện ích hơn, phát hiện và phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn cho hệ thống, việc xem xét, đánh giá lại qui trình là một khâu quan trọng trong suốt quá trình hoạt động. Công việc của nhân viên tín dụng : - Tham khảo ý kiến khách hàng - Tiếp thu các ý kiến đóng góp xây dựng của khách hàng - Thu thập các ý kiến phàn nàn của khách hàng - Thực hiện việc kiểm tra nội bộ, đánh giá việc thực hiện các qui trình trong hệ thống 4. Thực trạng cho vay tiêu dùng ở ACB – Chợ Lớn: 4.1. Tình hình huy động vốn: Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng. Đây là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất của bất cứ một NHTM nào, tính chất quan trọng của vốn huy động được thể hiện ở chỗ nó không những chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng mà vì nó là tiền nhàn rỗi của xã hội được huy động và tập trung để sử dụng có hiệu quả cho các yêu cầu của nền kinh tế – xã hội. 4.1.1. Các hình thức huy động vốn chủ yếu tại ACB – Chợ Lớn: - Tiền gởi thanh toán: Các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế có thể mở tài khoản tại ACB – Chợ Lớn nhằm thực hiện các khoản chi trả, thanh toán tiền lẫn nhau phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của mình. Tài khoản đó chính là tài khoản tiền gởi thanh toán. Đối với loại tiền gởi này, ngân hàng huy động với lãi suất rất thấp và các đơn vị kinh tế có thể rút, chuyển tiền vào bất cứ lúc nào. Mặc dù số dư tài khoản tiền gởi của khách hàng thường không lớn nhưng với số lượng khách hàng rất đông khiến tổng số vốn huy động qua tiền gởi thanh toán của tất cả khách hàng trở nên lớn đáng kể. - Tiền gởi tiết kiệm: Đây là khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư mà ngân hàng đang giữ hộ khách hàng, và cũng là khoản tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, là nguồn tiền lớn nhất mà ngân hàng dùng để cho vay, là nguồn vốn kinh doanh mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng Lãi suất tiền gởi tiết kiệm cao hơn lãi suất tiền gởi thanh toán. Ngân hàng Á Châu có nhiều loại tiền gởi tiết kiệm đa dạng và phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu gởi tiền ngày càng gia tăng của khách hàng, bao gồm: + Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn + Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn + Tiền gởi tiết kiệm tích góp dự thưởng bằng VNĐ + Tiền gởi ký quỹ đảm bảo thanh toán thẻ 4.1.2. Kết quả huy động vốn qua các năm: Sau đây là kết quả tình hình huy động vốn của chi nhánh trong năm 2005 và quý 1 năm 2006 Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn các quý gần đây của ACB – Chợ Lớn Đơn vị tính: triệu đồng Quý Chỉ tiêu Quý I 2005 Quý II 2005 Quý III 2005 Quý IV 2005 Quý I 2006 Doanh số 824814 872406 922569 992776 1203343 Mức độ tăng giảm doanh số 0 47592 50163 70207 210567 Tỷ lệ tăng giảm doanh số 0 105,77% 105,75% 107,61% 121,21% Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- NH ACB Chợ Lớn Đồ thị 2.1. Triệu đồng Nguồn số liệu: bảng 2.1. Nhận xét: Ta thấy tình hình huy động vốn của ACB – Chợ Lớn đều tăng qua các năm, với tốc độ tăng quý II và quý III xấp xỉ như nhau, quý IV tăng với tốc độ nhanh hơn và đặc biệt tăng mạnh ở quý I năm 2006 (121,21%), chứng tỏ ACB – Chợ Lớn luôn hoạt động tốt, giữ vững được niềm tin nơi khách hàng và không ngừng nâng cao uy tín, chất lượng dịch vụ của mình trên thị trường tài chính. 4.2. Tình hình cho vay: Trong các hoạt động của ACB – Chợ Lớn thì hoạt động cho vay là mang lại hiệu quả, lợi nhuận cao nhất và là vấn đề cần quan tâm của ngân hàng. Sau đây là tình hình dư nợ cho vay theo quý của chi nhánh: Bảng 2.2. Tình dư nợ cho vay của ACB – Chợ Lớn Đơn vị tính: triệu đồng Quý Chỉ tiêu Quý I 2005 Quý II 2005 Quý III 2005 Quý IV 2005 Quý I 2006 Dư nợ 434113 422972 433042 476700 521150 Mức độ tăng giảm dư nợ - (11141) 10070 43658 44450 Tỷ lệ tăng giảm dư nợ - 97,43% 102,38% 110,08% 109,32% Nguồn : Phòng khách hàng cá nhân – NH ACB Chợ Lớn Đồ thị 2.2. Triệu đồng Nguồn số liệu: Bảng 2.2 Nhận xét: Dư nợ cho vay của ACB Chợ Lớn nhìn chung là có chiều hướng tăng trong năm 2005 và quý I năm 2006 với tỷ lệ tăng trưởng bình quân là Quý II năm 2005 giảm so với quý I do nhu cầu hàng hoá sau Tết thường có xu hướng giảm, các doanh nghiệp chưa đẩy mạnh sản xuất và cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Trong quý này, các đơn vị thường dành thời gian thăm dò thị trường và tính toán xu thế biến động sau đó sẽ lean kế họach sản xuất. Sang quý III mức dư nợ cũng tăng đáng kể nhưng chưa bằng quý I. Đến quý IV và quý I / 2006 tình hình dư nợ có dấu hiệu khả quan hơn với mức tăng khá nhanh do thời kỳ đẩy nhanh sản xuất để phục vụ nhu cầu vào dịp cuối năm. Nhìn chung, dư nợ cho vay của ACB Chợ Lớn có biểu hiện tương đối tốt, tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao lợi nhuận, chứng tỏ ACB Chợ Lớn đã đáp ứng được yêu cầu về vốn cho khách hàng, với thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng và lãi suất cạnh tranh cũng như thái độ tốt với khách hàng đã đem lại thành công cho chi nhánh. Tuy nhiên, dư nợ tăng sẽ kéo theo nợ quá hạn tăng, do đó ngân hàng cần chú trọng đến yếu tố an toàn tín dụng trong cho vay. 4.3. Tình hình cho vay tiêu dùng: Để đi sâu hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh, ta dựa vào bảng số liệu mới nhất về tình hình cho vay tiêu dùng trong những quý gần đây Bảng 2.3. Tình hình cho vay tiêu dùng tại ACB- Chợ Lớn Đơn vị tính : triệu đồng Quý Chỉ tiêu Quý I 2005 Quý II 2005 Quý III 2005 Quý IV 2005 Quý I 2006 Dư nợ CVTD 307917 339298 352610 389072 441962 Mức độ tăng giảm dư nợ - 31381 13312 36462 52890 Tỷ lệ tăng giảm dư nợ - 110,19% 103,92% 110,34% 113,59% Nguồn : Phòng khách hàng cá nhân – NH ACB Chợ Lớn Đồ thị 2.3. Triệu đồng Nguồn số liệu: Bảng 2.3 Nhận xét Nhìn chung, dư nợ cho vay tiêu dùng có xu hướng tăng nhanh vào quý IV ( những tháng cuối năm). Nguyên nhân do tâm lý người dân hay mua sắm chuẩn bị đón năm mới Mức cao nhất là vaò quý I năm 2006 với mức tăng 52890 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 113,59%. Ta thấy, lượng cho vay tiêu dùng tăng khá ổn định, cho thấy ACB – Chợ Lớn đã có các biện pháp cho vay tiêu dùng và hình thức cho vay phù hợp, đáp ừng nhu cầu của người dân Tuy nhiên, mọi biện pháp để đẩy mạnh hiệu quả cho vay tiêu dùng cần được áp dụng để nâng cao hơn nữa vai trò của tín dụng tiêu dùng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. * So sánh tình hình cho vay tiêu dùng và cho vay: Bảng 2.4. So sánh tình hình cho vay và cho vay tiêu dùng ở ACB-Chợ Lớn Đơn vị tính: triệu đồng Quý Chỉ tiêu Quý I 2005 Quy ùII 2005 Quý III 2005 Quy ùIV 2005 Quý I 2006 Cho vay 434113 422972 433042 476700 521150 Cho vay TD 307917 339298 352610 389072 441962 Tỷ trọng CVTD 70,93% 80,22% 81,43% 81,62% 84,81% Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân - NH ACB – Chợ Lớn Đồ thị 2.4. Triệu đồng Nguồn số liệu: Bảng 2.4. Nhận xét: Dựa vào bảng trên ta thấy dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ cho vay và phát triển đều qua các quý, chứng tỏ cho vay tiêu dùng là thế mạnh của chi nhánh và điều này cho thấy sự nỗ lực lớn của ACB-Chợ Lớn trong việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng, từ đó đa dạng hoá các loại cho vay tiêu dùng phù hợp với các loại đối tượng khách nhau. 4.4. Tình hình nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng ở ACB-Chợ Lớn: 4.4.1. Tình hình nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng: Nợ quá hạn là vấn đề mà bất cứ ngân hàng nào cũng gặp phải tuy nhiên dư nợ quá hạn ở mức độ nào còn tuỳ thuộc vào năng lực của mỗi ngân hàng. Sau đây là tình hình nợ quá hạn của chi nhánh qua các năm gần nhất: Bảng 2.5. Tình hình nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng ở ACB – Chợ Lớn Đơn vị : triệu đồng Quý Chỉ tiêu Quý I 2005 Quý II 2005 Quý III 2005 Quý IV 2005 Quý I 2006 Dư nợ CVTD 307917 339298 352610 389072 441962 Dư nợ quá hạn CVTD 924 1119 1587 973 4066 Tỷ lệ NQH/DN CVTD 0,3% 0,33% 0,45% 0,25% 0,92% Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân – ACB Chợ Lớn Đồ thị 2.5. Triệu đồng Nguồn số liệu: Bảng 2.5 Nhận xét: Qua số liệu cho thấy nợ quá hạn của ACB Chợ Lớn có tỷ lệ khá nhỏ so với các chi nhánh khác và so với cả hệ thống ngân hàng, đây là thành quả của việc áp dụng chặt chẽ quy trình tín dụng . Điều này cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng ở cho nhánh là có hiệu quả Khi xét riêng về tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, từ quý I đến quý II năm 2005 tỷ lệ tăng là không đáng kể nhưng đến quý III lại tăng lên một ít . Quý IV con số lại giảm đột ngột, là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ ngân hàng quản lý nợ có hiệu quả. Nhưng sang quý I năm 2006 tỷ lệ này đột ngột tăng cao, báo hiệu ngân hàng cần rà soát lại các hợp đồng tín dụng , kiểm tra lại mục đích sử dụng vốn của khách hàng làm sao sớm giảm tỷ lệ nợ quá hạn nhằm hạn chế những khó khăn cho những quý về sau trong năm 2006. 4.4.2. Xử lý nợ quá hạn: Đối với các khoản nợ quá hạn, có nhiều biện pháp để xử lý như: phát mãi tài sản, thu nợ, gia hạn nợ, giãn nợ Tuy nhiên, việc xử lý nợ quá hạn không phải lúc nào cũng được tiến hành thuận lợi vì vậy ngân hàng cần giải quyết ngay từ khâu chuan bị cho khách hàng vay, thẩm định kỹ để đi đến quyết định cho vay đúng đắn, tránh các rủi ro phát sinh sau này. Phát mãi tài sản của khách hàng là biện pháp cuối cùng do phải trải qua rất nhiều khâu thủ tục trung gian tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc, phải chờ và đối phó vớisự mất giá của tài sản. Việc ngân hàng tiến hành giãn nợ và gia hạn nợ cho khách hàng biểu hiện một thiện chí, tạo điều kiện cho khách hàng có thời gian thu hồi vốn từ hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh để trả nợ cho ngân hàng và cũng chứng tỏ ngân hàng đã thông cảm với những khó khăn của khách hàng trong làm ăn kinh doanh. Việc thu hồi nợ là công việc thường xuyên của bất cứ ngân hàng nào. Ban xử lý có trách nhiệm tiếp nhận quản lý các hồ sơ tín dụng, nợ khó đòi và đề xuất với ban giám đốc hướng xử lý đồng thời phối hợp với các phòng ban tiến hành xử lý đối vớitừng trường hợp cụ thể. Sau đây là số liệu thực tế về việc xử lý nợ quá hạn ở chi nhánh trong thời gian gần đây Bảng 2.6. Tình hình thu hồi nợ quá hạn của ACB – Chợ Lớn Quý I 2005 Quý II 2005 Quý III 2005 Quý IV 2005 Quý I 2006 Phát sinh 924 1119 1587 973 4066 Thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4247.doc
Tài liệu liên quan