1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Nội dung.4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.4
2.1.1. Các khái niệm. 4
2.1.1.1. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.4
2.1.1.2. Trẻ em khuyết tật.4
2.1.1.3. Khái niệm khuyết tật vận động.4
2.1.1.4. Đặc điểm tâm lý. 4
2.1.1.5. Các nhu cầu của trẻ khuyết tật. 6
2.1.1.6. Hoạt động trợ giúp.6
2.1.1.7. Công tác xã hội. 6
2.1.2. Tổng quan địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 6
2.1.2.1. Vị trí địa lý.6
2.1.2.2. Điều kiện tự nhiên. 7
2.1.2.3. Dân cư.8
2.2. HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC TRỢ GIÚP TRẺ EM
KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TIẾP CẬN VỚI CÁC CHÍNH SÁCH VÀ DỊCH VỤ
TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI. 9
2.2.1. Thực trạng trẻ em khuyết tật vận động tại tỉnh Quảng Ngãi.9
2.2.2. Thực trạng các hoạt động trợ giúp trẻ em khuyết tật vận động tiếp cận với
các chính sách, dịch vụ công tác xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi.12
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với trẻ em khuyết
tật vận động.16
2.2.3.1. Yếu tố đặc điểm bản thân trẻ em khuyết tật và nhận thức của gia đình,
cộng đồng. 16
2.2.3.2. Yếu tố về cơ chế chính sách.17
2.2.3.3. Yếu tố thuộc về cán bộ nhân viên công tác xã hội. 17
2.2.3.4. Yếu tố về cơ sở vật chất.18
2.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỂU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ
HỘI TRONG VIỆC TRỢ GIÚP TRẺ EM KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TIẾP CẬN
VỚI CÁC CHÍNH SÁCH, DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI.18
3. Kết luận và khuyến nghị.20
3.1. Kết luận. 20
3.2. Khuyến nghị.21
25 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động trợ giúp trẻ em khuyết tật vận động tiếp cận với các chính sách, và dịch vụ công tác xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, ngại giao tiếp với mọi người.
Trong quá trình tương tác với người khác trong gia đình, cộng đồng họ thường có
cảm xúc buồn, thất vọng và hay tự ái. Nếu sống trong những gia đình khó khăn
thường NKT có cảm giác bị bỏ rơi
- Biểu hiện qua nhận thức
SINH VIÊN: PHAN THỊ CẨM PHI - Đ16CT1 - MSSV: 1657601010763
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
5
Trẻ em khuyết tật vận động cho rằng mình mình bị người khác coi thường,
thiếu tôn trọng, không thừa nhận họ, nhận thức bị bóp méo, xuyên tạc, không
phản ánh hiện thực khách quan.
Người khuyết tật vận động thấy mình là nạn nhân của các dịch vụ không thể
tiếp cận được, của sự phân biệt hơn là làm chủ bản thân và ít khi quyết định được
vận mệnh của mình.
Người khuyết tật vận động có mặc cảm không nhận thức được nhu cầu đích
thực của mình là gì, không biết mình thực sự là ai, nhìn mình và người khác có
chiều hướng tiêu cực. Mọi tình huống trong xã hội, họ bị cản trở về đi lại nên cảm
thấy mình thua thiệt, bất hạnh và cô đơn
- Biểu hiện qua cảm xúc
Tình cảm luôn cảm thấy mình thua thiệt và bất hạnh, luôn cảm giác mình là
gánh nặng của gia đình và xã hội, có những dự đoán bi quan và luôn sống trong sợ
hãi. Khi có những khó khăn trong việc đi lại, tiếp cận giao thông hay công trình
công cộng đều có tư tưởng đổ lỗi hoặc đi từ cảm xúc oán trách này đến oán trách
khác
- Biểu hiện qua hành vi
Không phát huy khả năng của bản thân, có thể dẫn đến hủy hoại bản thân, ngại
giao tiếp, chỉ thích ngồi, ngại đi lại, sợ đám đông, trong mối quan hệ xã hội thấy
rõ sự thua kém.
Khi ở trong hoàn cảnh khó khăn, các em thường có những phản ứng như:
Thường ở trong tâm trạng lo lắng, sợ hãi
Hay nhớ lại những sự kiện bạo lực, những hình ảnh xấu
Thường tự ti, mặc cảm và né tránh giao tiếp khiến trẻ khó tạo lập mối
quan hệ xã hội
Dễ có giá trị, suy nghĩ, hay nhận định sai lệch
Dễ có những hành vi chống đối như ăn cắp, lừa dối... và cho đó là cách thức để
tồn tại.
Thường hay cáu giận, bực tức
Khó khăn trong hoà nhập với môi trường xung quanh
SINH VIÊN: PHAN THỊ CẨM PHI - Đ16CT1 - MSSV: 1657601010763
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
6
Dễ có xung đột với bố mẹ, anh chị em, ông bà... trong gia đình Hay có cảm giác
cô đơn, bị mọi người xa lánh
Dễ có nghi ngờ những người xung quanh
Tinh thần bị suy sụp do mất mát, tổn thương trẻ phải trải qua.
Chính vì vậy tham vấn và giúp cho trẻ và gia đình trẻ trong hoàn cảnh khó khăn
lại càng trở nên cần thiết với nhóm trẻ có nguy cơ cao.
2.1.1.5. Các nhu cầu của trẻ khuyết tật
• Trẻ khuyết tật có những nhu cầu đặc biệt , chúng ta cần nắm bắt được những nhu
cầu của trẻ khuyết tật . Những nhu cầu của trẻ khuyết tật như sau :
• Trẻ khuyết tật có nhu cầu được chăm sóc , nuôi dưỡng một cách đặc biệt để có
thể tồn tại và phát triển .
• Trẻ khuyết tật có nhu cầu được an toàn về thể chất lẫn tư tưởng .
• Trẻ khuyết tật cần có nhu cầu được yêu thương và được hòa nhập vào cộng
đồng .
• Có nhu cầu được vui chơi với trẻ cùng lứa , được hòa nhập với cộng đồng .
2.1.1.6. Hoạt động trợ giúp
Hoạt động trợ giúp là sự đảm bảo và giúp đỡ của Nhà nước, sự hỗ trợ của
nhân dân và cộng đồng về thu nhập và các điều kiện sinh sống bằng các hình thức
và biện pháp khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạnh,
nghèo đói, thiệt thòi, yếu thế, không đủ khả năng tự lo được cuộc sống tối thiểu
của bản thân và gia đình
2.1.1.7. Công tác xã hội
CTXH là một khoa học, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá
nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế nâng cao năng lực, tăng cường các chức năng xã
hội nhằm ứng phó với những vấn đề xã hội tiêu cực xảy ra từ đó hướng đến mục
tiêu phát triển bền vững.
2.1.2. Tổng quan địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
2.1.2.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, lãnh thổ của tỉnh trải
dài theo hướng Bắc – Nam trong khoảng 100km với chiều ngang theo hướng
SINH VIÊN: PHAN THỊ CẨM PHI - Đ16CT1 - MSSV: 1657601010763
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
7
Đông – Tây hơn 60km, có tọa độ địa lý trải dài từ 14°32′B đến 15°25′B, từ
108°06′Đ đến 109°04′Đ, tựa vào dãy núi Trường Sơn. Phía bắc giáp tỉnh Quảng
Nam trên ranh giới các huyện Bình Sơn, Trà Bồng và Tây Trà; phía nam giáp tỉnh
Bình Định trên ranh giới các huyện Đức Phổ, Ba Tơ; phía tây, tây bắc giáp tỉnh
Quảng Nam và tỉnh Kon Tum trên ranh giới các huyện Tây Trà, Trà Bồng, Sơn
Tây và Ba Tơ; phía tây nam giáp tỉnh Gia Lai trên ranh giới huyện Ba Tơ; phía
đông giáp biển Đông, có đường bờ biển dài gần 130km với 5 cửa biển chính là Sa
Cần, Sa Kỳ, cửa Đại, Mỹ Á và Sa Huỳnh.
Quảng Ngãi có vị trí địa lý tương đối quan trọng trong việc phát triển kinh tế,
xã hội. Lãnh thổ tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
có những biến đổi sâu sắc về mặt kinh tế với sự ra đời của khu công nghiệp Dung
Quất.Với vị trí này, Quảng Ngãi có thể dễ dàng liên hệ với các tỉnh phía Bắc và
phía Nam thông qua quốc lộ 1A hay tuyến đường sắt xuyên Việt. Với đường bờ
biển dài 130 km, Quảng Ngãi có nhiều thuận lợi trong việc thiết lập các mối liên
hệ với các tỉnh trong nước và quốc tế. Như vậy, vị trí địa lý đã tạo cho Quảng
Ngãi những thế mạnh nhất định về kinh tế- xã hội trong cơ chế thị trường và xu
thế hội nhập.
2.1.2.2. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.131,5 km2, bằng 1,7% diện tích tự
nhiên cả nước. Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
h nh
+ Quảng Ngãi là tỉnh thuộc duyên hải Trung Trung Bộ với đặc điểm chung là núi
lấn sát biển, địa hình có tính chuyển tiếp từ địa hình đồng bằng ven biển ở phía
đông đến địa hình miền núi cao ở phía tây. Miền núi chiếm khoảng 3/4 diện tích
tự nhiên toàn tỉnh, đồng bằng nhỏ hẹp chiếm 1/4 diện tích tự nhiên. Nơi đây
có địa hình tương đối phức tạp, có xu hướng thấp dần từ tây sang đông với các
dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía tây của tỉnh là sườn Đông của dãy
Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi núi
chạy sát biển. Cấu tạo địa hình Quảng Ngãi gồm các thành tạo đá biến chất, đá
magma xâm nhập, phun trào và các thành tạo trầm tích có tuổi từ tiền Cambri đến
Đệ tứ. Giống như các tỉnh miền Trung khác, địa hình Quảng Ngãi nhìn chung có
SINH VIÊN: PHAN THỊ CẨM PHI - Đ16CT1 - MSSV: 1657601010763
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
8
dạng đẳng thước và được chia thành 4 vùng rõ rệt: vùng rừng núi, vùng trung du,
vùng đồng bằng và vùng bãi cát ven biển.
hí h
Khí hậu ở Quảng Ngãi là khí hậu nhiệt đới và gió mùa, nên nhiệt độ cao và ít
biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình
25-26,9 °C. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, gồm có mùa mưa và
mùa nắng. Đất đai trong địa bàn tỉnh được chia làm 9 nhóm đất chính với 25 đơn
vị đất và 68 đơn vị đất phụ. Các nhóm đất chính là cồn cát, đất cát ven biển, đất
mặn, đất phù sa, đất giây, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mòn
trơ trọi đá. Trong đó, nhóm đất xám có vị trí quan trọng với hơn 74,65% diện tích
đất tự nhiên, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn
nuôi gia súc và nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông chiếm 19,3% diện tích đất
tự nhiên, thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu Đất
Quảng Ngãi có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt, thích hợp với trồng mía và các
cây công nghiệp ngắn theo ngày. Do địa hình chi phối nên hướng gió không phản
ảnh đúng cơ chế của hoàn lưu. Tuy nhiên, hướng gió hình thành vẫn biến đổi theo
mùa rõ rệt. Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán Cầu, Quảng Ngãi có nền nhiệt
độ cao và ít biến động trong năm. Mùa lạnh các tháng có nhiệt độ trung bình ổn
định dưới 20oC, mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC.
2.1.2.3. Dân cư
SINH VIÊN: PHAN THỊ CẨM PHI - Đ16CT1 - MSSV: 1657601010763
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
9
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số tỉnh Quảng Ngãi là 1.231.697 người,
mật độ dân số đạt 237 người/km², trong đó dân sống tại thành thị là 201.019
người, chiếm 16,3% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn là 1.030.678
người, chiếm 83,7%. Dân số nam là 611.914 người, trong khi đó nữ là 619.783
người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,12 ‰ Tỷ lệ đô thị
hóa ở Quảng Ngãi tính đến năm 2018 là 20,37%.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng
4 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 29 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống,
trong đó dân tộc Việt chiếm đông nhất với 1.055.154 người, thứ hai là người
Hrê với 115.268 người, thứ ba là người Co với 28.110 người, người Xơ Đăng có
17.713 người, cùng với các dân tộc ít người khác như Hoa, Mường, Tày, Thái.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 10 tôn giáo khác
nhau chiếm 42.604 người, trong đó nhiều nhất là Phật giáo với 22.284 người,
Đạo Tin Lành có 11.032 người, Công giáo có 6.376 người, Đạo Cao Đài có 6.000
người, còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo mỡi đạo có ba
người, Bà la môn và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi đạo có hai người, ít
nhất là Bửu sơn kỳ hương và Bahá'í mỗi đạo có một người.
2.2. HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC TRỢ GIÚP TRẺ
EM KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TIẾP CẬN VỚI CÁC CHÍNH SÁCH VÀ
DỊCH VỤ TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI
2.2.1. Thực trạng trẻ em khuyết tật vận động tại tỉnh Quảng Ngãi
Theo thống kê của tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 6.700
trẻ em bị khuyết tật, chiếm gần 9% dân số toàn tỉnh. Trong đó đối tượng là nam
giới chiếm 63% và 37% đối tượng là nữ giới. Đa số trẻ khuyết em khuyết tật đều
chịu đa khuyết tật nhưng trong đó số người khuyết tật vận động 1.455 người, trẻ
em khuyết tật là 580 trẻ chiếm 0,14% dân số. Khoảng 50 % trẻ em khuyết tật vận
động sống trong cộng đồng và khoảng 90 % trẻ em sống trong những trung tâm
bảo trợ và bị khuyết tật nặng . Có 6,5 % trẻ em khuyết tật vận động trong trung
tâm bảo trợ bị chính gia đình mình bỏ rơi , 2,6 % là trẻ em mồ côi và khoảng 9,1
% không có chút liên lạc nào với gia đình . Đa số trẻ khuyết tật vận động sống với
gia đình ( 95,85 % ) và có người chăm sóc . Một nửa số hộ gia đình có trẻ khuyết
SINH VIÊN: PHAN THỊ CẨM PHI - Đ16CT1 - MSSV: 1657601010763
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
10
tật vận động gặp khó khăn lớn về tài chính , nên không thể cung cấp những điều
kiện đầy đủ cho trẻ được phục hồi chức năng và học hành. Theo số liệu của Tổng
cục Thống kê tiến hành cuộc Tổng điều tra dân số và Nhà ở năm 2019 cho thấy ,
tỷ lệ người khuyết tật vận động ở độ tuổi từ 5 trở lên chiếm 7,8 % dân số tương
đương với 6,7 triệu người với khoảng 1,2 triệu trẻ em khuyết tật vận động, chiếm
khoảng 19,7 % số người khuyết tật trên phạm vi cả nước . Trong đó , 20 % trẻ
khuyết tật vận động ; 19 % trẻ khuyết tật ngôn ngữ , 12,43 % trẻ khiếm thính ; 1 2
% trẻ khiếm thị ; 12,6 % đa tật ; và 7 % khuyết khác.
- Bảng tỷ lệ dạng tật ở trẻ em là:
(Theo Nghiên cứ củ Sở L o động , Thương binh và Xã hội
tỉnh Q ảng Ngãi năm 2019)
Theo báo cáo của tỉnh Quảng Ngãi hiện nay tỷ lệ trẻ em bị khuyết tật, thừa
dính ngón, chân, ngón tay chiếm 31%, bẩm sinh khèo chân, tay chiếm tỷ lệ 27%,
tiếp đến trẻ em bị bàn chân chữ X, chữ O chiếm 17%, tỷ lệ trẻ em trật khớp háng
bẩm sinh 10% và TEKTVĐ do bệnh tật là 15%.
STT Các dạng tật
(Độ tuổi tính từ 0 đến 17 tuổi)
Tỷ
lệ %
1 Khuyết tật vận động 22,4
2 Khuyết tật ngôn ngữ 21,4
3 Khuyết tật về vấn đề hành vi 16.2
4 Khiếm thị 14,6
5 Khiểm thính 9,7
6 Thiểu năng trí tuệ 3,6
SINH VIÊN: PHAN THỊ CẨM PHI - Đ16CT1 - MSSV: 1657601010763
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
11
Biểu đồ: Số liệu về dạng khuyết tật vận động
Chú thích:
Theo kết quả khảo sát năm 2019 của Ủy ban về các vấn đề xã hội cho thấy
những nguyên nhân khiến trẻ em khuyết tật vận động tại tỉnh Quảng Ngãi có
nhiều biến đổi như do bẩm sinh , bệnh tật , suy dinh dưỡng , các yếu tố di truyền ,
các bệnh truyền nhiễm , ô nhiễm môi trường , tai nạn giao thông , lao động và
sinh hoạt , hậu quả của chiến tranh trẻ em khuyết tật do di chứng chất độc da cam
từ ông bà những người trực tiếp bị nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh chống
Mỹ , trẻ em khuyết tật do bỏm mìn còn sót lại của chiến tranh, biến đổi khí hậu và
các nguyên nhân khác . Các nguyên nhân này phản ảnh tố chất con người , cũng
như sự chăm sóc ban đầu cho trẻ và chất lượng dịnh vụ y tế còn khá hạn chế trong
việc kiểm soát bệnh tật dẫn đến tỷ lệ khuyết tật bẩm sinh cao . Nguyên nhân tử
hậu quả chiến tranh cũng khá cao , không chỉ thế hệ hiện nay mà cả thế hệ mai
sau , đặc biệt là nạn nhân của chất độc da cam đi ô xin do Mỹ sử dụng trong chiến
tranh Việt Nam . Trong những năm tới do tai nạn giao thông , tai nạn lao động
Thừa dính ngón, chân, ngón tay
Bẩm sinh khèo chân, tay
Bị bàn chân chữ X, chữ O
Trật khớp háng bẩm sinh
Trẻ em khuyết tật vận động do bệnh tật
SINH VIÊN: PHAN THỊ CẨM PHI - Đ16CT1 - MSSV: 1657601010763
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
12
tăng ; ô nhiễm môi trường cũng nghiêm trọng sẽ là các nguyên nhân làm tăng số
lượng và tỷ lệ người khuyết tật . Nguyên nhân do bẩm sinh , bệnh tật và chiến
tranh trước đây chiếm tru thể sẽ giảm , nguyên nhân do tai nạn giao thông , tai nạn
lao động , ảnh hướng ô nhiễm môi trường có xu hướng tăng do sự phát triển mạnh
mẽ của công nghiệp hóa , hiện đại hóa và đô thị hóa
2.2.2. Thực trạng các hoạt động trợ giúp trẻ em khuyết tật vận động
tiếp cận với các chính sách, dịch vụ công tác xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có rất nhiều các vấn đề, hoàn cảnh sự
kiện khiến con người lâm vào trạng thái khủng hoảng và nếu không biết cách xử
lý sẽ dẫn đến nhiều hậu quả to lớn không thể lường trước được. Đối với trẻ em bị
khuyết tật vận động luôn được tỉnh Quảng Ngãi chăm lo sức khỏe. Chăm sóc sức
khỏe người khuyết tật cần tập trung vào trẻ em , vì phát hiện sớm , phòng ngừa tốt
sẽ có biện pháp xử lý kịp thời và điều trị phù hợp , hạn chế các hậu quả do khuyết
tật gây ra . Nhờ vậy , hoạt động này đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể . Theo
báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội , đến nay , các địa phương đã
thực hiện khá tốt công tác phẫu thuật chỉnh hình , hỗ trợ phục hồi chức năng cho
hàng trăm ngàn trẻ em khuyết tật , cung cấp tương đối đầy đủ các phương tiện trợ
giúp như : xe lăn , xe đẩy , chân tay giả ; hoạt động ưu tiên , tu đãi trong khám
chữa bệnh cho trẻ em khuyết tật vận động nhằm chuẩn đoán đúng và điều trị chăm
sóc kịp thời cũng đạt được hiệu quả khá cao . Bên cạnh đó , mạng lưới trạm y tế
xã đã phát triển ở hầu hết các xã huyện trên tỉnh. Theo số liệu thống kê có khoảng
98,6 % xã , phường có trạm y tế xã , trong đó 67,7 % xã có bác sỹ ; và gần 85 %
thôn bản có cán bộ y tế cộng đồng , đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khám chữa
bệnh tối thiểu cho người dân và trẻ khuyết tật vận động . Dù đạt được nhiều thành
tựu đáng kể song vấn để chăm sóc sức khỏe cho trẻ em khuyết ở tỉnh Quảng Ngãi
vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn . Trước hết trẻ khuyết tật vận động gặp khó
khăn trong tiếp cận với các dịch vụ y tế , đặc biệt trẻ khuyết tật vận động ở vùng
sâu , vùng xa , nơi điều kiện đi lại không thuận tiện . Hơn nữa phần lớn hộ gia
đình có trẻ khuyết tật có hoàn cảnh kinh tế khó khăn , nên việc cho trẻ tiếp cận với
dịch vụ y tế , nhất là dịch vụ y tế chất lượng cao vượt quá khả năng tài chính của
họ . Trong khi đó , việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập , một số danh
SINH VIÊN: PHAN THỊ CẨM PHI - Đ16CT1 - MSSV: 1657601010763
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
13
mục kỹ thuật phục hồi chức năng đang được thực hiện tại các cơ sở y tế chưa
được quỹ bảo hiểm y tế chi trả , phần lớn các dụng cụ trợ giúp cho trẻ khuyết tật
vận động chưa được bảo hiểm y tế thanh toán . Không chỉ vậy , nhận thức của
nhiều gia đình về nhu cầu chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng đối với trẻ khuyết tật
vận động vẫn còn rất hạn chế Nhiều gia đình không nhận thấy cần phải chăm sóc
nhiều hơn cho trẻ , hoặc không biết chăm sóc sức khỏe cho trẻ như vậy ở đâu ,
hoặc không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ đó ngay cả khi dịch vụ đó có tổn
tại ẫn biết là con người không ai cưỡng lại được số ,hay bị bệnh mắc phải rồi giờ
lại biết thêm một bệnh khác nữa tiếp tục hành hạ bản thân thì ngay cả những người
cực kỳ can đảm và vững vàng cũng sẽ rất dễ lâm vào trạng thái khủng hoảng.
Hiện nay, đối với hoạt động tham vấn với trẻ khuyết tật vận động và gia đình
các em chủ yếu tập trung ở một số nội dung như: Trao đổi/trò chuyện nhằm chia
sẻ giải tỏa căng thẳng; Tham vấn về những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống
như bị kỳ thị, phân biệt đối xử; Tham vấn về vấn đề tình cảm giữa các thành viên
trong gia đình và các vấn đề tình cảm trong cuộc sống. Tham vấn theo hình thức
đánh giá khả năng và cung cấp thông tin cho trẻ và gia đình họ về những vấn đề
mà họ quan tâm Những hình thức này đang hỗ trợ rất tích cực và hiệu quả cho
các đối tượng, đặc biệt là những trường hợp gặp bế tắc trong cuộc sống, đã kết nối
họ được với các nguồn lực cần thiết để cải thiện môi trường sống của mình. Đối
với hoạt động tham vấn về các nội dung cung cấp thông tin thì phần lớn những nội
dung này tập trung vào việc cung cấp thông tin liên quan đến phương pháp chăm
sóc, kết nối nguồn lực và tìm kiếm các cơ sở học văn hóa và giới thiệu việc làm
phù hợp. Chị NKL, mẹ của trẻ khuyết tật cho biết “Hiện n y trong c ộc sống
chúng tôi gặp nhiề khó khăn lắm. Ngoài việc con củ tôi h y b trê chọc và khó
hò nh p th bản thân chúng tôi cũng m ốn giúp chá có được những nơi để chá
v i vẻ hơn và hò đồng được với mọi người hơn. Chúng tôi m ốn cho chá đi học
và tương l i có thể t m được những nghề nghiệp nhất đ nh. Nhưng khó để t m được
những nơi như v y. Việc được c ng cấp thông tin về vấn đề này là điề chúng tôi
rất mongmỏi” Các đối tượng hướng tới tham vấn ở đây bao gồm cả trẻ khuyết tật
vận động và các thành viên trong gia đình họ. Địa điểm tham vấn có thể tại cơ
quan, nhà của đối tượng hoặc đôi khi ở ngay những chỗ trẻ tập phục hồi chức
SINH VIÊN: PHAN THỊ CẨM PHI - Đ16CT1 - MSSV: 1657601010763
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
14
năng hoặc ở quán nước. Trên thực tế với sự tâm huyết và cam kết với nghề thì đội
ngũ cán bộ luôn sẵn sàng hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ thông qua hoạt động tham vấn
nên sẵn sàng có thể thực hiện hoạt động này ở bất cứ đâu. Như vậy, có thể thấy đối
với việc áp dụng kiến thức của tham vấn trong việc hỗ trợ đối tượng là trẻ khuyết
tật vận động và gia đình trẻ thì hầu hết đội ngũ cán bộ đã có sự áp dụng. Tuy nhiên
việc áp dụng này không được liên tục do xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản
như vẫn còn thiếu cán bộ có chuyên môn được đào tạo đúng chuyên ngành, có kiến
thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp; Thiếu một quy trình tham vấn hợp lý để trợ
giúp cho trẻ em khuyết tật, tỉnh cũng chưa có nhiều phòng tham vấn riêng biệt để hỗ
trợ cho trẻ em khuyết tật. Nhằm khắc phục những vấn đề trên, tỉnh cũng đã luôn tạo
điều kiện để các cán bộ có thể được tham gia vào các lớp tập huấn đào tạo nâng
cao năng lực. Tuy nhiên do số lượng cán bộ ít và số đối tượng nhiều nên cũng khá
khó khăn để có thể cử cán bộ đi học.
Theo báo cáo của Sở lao động - Thương binh và Xã hội , đến năm 2019 , các
địa phương đã thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng cho trẻ em khuyết tật nghèo và
hộ có từ hai người khuyết tật trở lên , nuôi dưỡng tập trung người khuyết tật tại
các cơ sở bảo trợ xã hội , trong đó có trẻ em khuyết tật vận động .Chính sách trợ
cấp xã hội đã góp phần quan trọng trong việc ổn định đời sống vật chất và tinh
thần của trẻ khuyết tật vận động. Nhờ có chính sách này , đời sống của trẻ em
khuyết tật vận động được ổn định đáng kể , hơn nữa , việc thành lập các cơ sở bảo
trợ xã hội với các hoạt động đầy ý nghĩa , đã góp phần tích cực trong công tác hỗ
trợ , bảo vệ và chăm sóc trẻ em khuyết tật vận động trên phạm vi của tỉnh . Mặc
dù nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp cho trẻ em khuyết tật vận
động bảo đảm cuộc sống của mình . Nhưng trên thực tế , vẫn còn nhiều hạn chế
khi trẻ em khuyết tật vận động tiếp cận với quyền hưởng bảo trợ xã hội , cụ thể :
Về việc xác định đối tượng thuộc diện hưởng chính sách trợ cấp còn nhiều bất
cập . Theo đó , không phải mọi trẻ em khuyết tật đều được hưởng trợ cấp xã hội
hàng tháng , mà chỉ có trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng và trẻ khuyết tật nặng mới
là đối tượng thụ hưởng quyền này . Do đó dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em khuyết
tật nhẹ dù gặp khó khăn cũng không được hưởng trợ cấp , trong khi bản thân trẻ
vẫn chưa có thu nhập ổn định để nuôi sống chính mình , chưa kể đến gia đình ,
SINH VIÊN: PHAN THỊ CẨM PHI - Đ16CT1 - MSSV: 1657601010763
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
15
hoặc cơ sở nuôi hoặc nhận nuôi trẻ khuyết tật cũng gặp khó khăn nếu phải nuôi
một , hoặc hai trẻ khuyết tật nhẹ cùng một lúc . Điều này vô tình khiến nhiều trẻ
khuyết tật vận động nhận thấy mình chưa được hưởng chính sách hỗ trợ quan tâm
tử phía Nhà nước , cho dù trẻ khuyết tật nhẹ .
Trong những năm qua , việc triển khai đảm bảo thực hiện quyền được tham
gia vào các hoạt động văn hóa , thể thao , giải trí của trẻ khuyết tật vận động đã
đạt được nhiều thành tựu đáng kể . Trước hết phải kể đến việc Nhà nước đã hỗ trợ
kinh phí cho tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ quần chúng các cấp , tạo diễn
đàn cho trẻ khuyết tật vận động được thể hiện năng khiếu , vui chơi , giải trí .Tỉnh
Quảng Ngãi đã đưa ra các hoạt động vô cùng ý nghĩa , nhằm tạo sân chơi bổ ích
cho trẻ em khuyết tật vận động, giúp cho trẻ được thể hiện khả năng của mình .
Phong trào thể dục thể thao cho trẻ khuyết tật vận động đã phát triển mạnh mẽ ở
các địa phương thu hút được đông đảo trẻ em khuyết tật vận động tham gia với
nhiều hoạt động sôi nổi , lý thủ trên phạm vi của tỉnh , trẻ khuyết tật vận động đã
được tạo điều kiện vui chơi , giao lưu văn hóa văn nghệ , tham gia những trò chơi
kỹ năng bổ ích và quyền về tiếp cận văn hóa , thể thao , giải trí của trẻ em khuyết
tật vận động nhờ đó được đảm bảo . Những hoạt động ấy không chỉ góp phần rèn
luyện sức khỏe , rèn luyện nhân cách , tinh thần vượt khó mà còn có ý nghĩa thúc
đẩy sự hòa nhập cộng đồng cho nhóm trẻ kém may mắn này . Trên thực tế , do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan , tỷ lệ trẻ em khuyết tật tham gia gia
văn hóa , thể thao rất hạn chế . Có ít nhất 2/3 số trẻ em khuyết tật vận động không
tham gia bất kỳ một hoạt động văn hóa xã hội nào trong 12 tháng trước cuộc điều
tra. Lý do chính dẫn đến tình trạng trạng này là khó khăn trong việc đi lại , khó
khăn trong giao tiếp , kết hợp với tâm lý mặc cảm , tự ti , đồng thời trẻ khuyết tật
vận động thường không được mời tham dự , hoặc không biết nơi nào tổ chức để
tham dự . Không khó để nhận thấy một số chương trình dành cho trẻ em trên
truyền hình như : Đồ rê mi , Con đã lớn khôn , Trẻ em luôn đúng ... cơ bản không
có trẻ em khuyết tật tham gia . Một phần cũng bởi do khiếm khuyết của cơ thể mà
rất ít trẻ khuyết tật vận động có năng khiếu về văn hóa , văn nghệ , hơn nữa sự
ủng hộ , khích lệ trẻ khuyết tật vận động tham gia các chương trình từ phía gia
đình trẻ khuyết tật , từ phía ban tổ chức , nhà tài trợ ... dường như không có . Bên
SINH VIÊN: PHAN THỊ CẨM PHI - Đ16CT1 - MSSV: 1657601010763
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
16
cạnh đó , cơ sở hạ tầng dành riêng cho trẻ khuyết tật vận động chưa được đảm
bảo ; hệ thống sân bãi , trang thiết bị phục vụ trẻ tham gia luyện tập không đủ các
trò chơi vận động trong công viên , hầu hết là dành cho trẻ em không khuyết tật
vận động, trẻ khuyết tật vận động rất khó để tham gia những hoạt động này . Có
thể thấy sự tham gia của trẻ khuyết tật vận động vào các sự kiện và các hoạt động
để làm phong phú hơn đời sống của trẻ còn rất ít và hạn chế . Vẫn biết do những
khiếm khuyết về mặt cơ thể , trẻ khuyết tật vận động khó có thể cạnh tranh bình
thường với những trẻ không khuyết tật khác , nên việc ưu tiên và tổ các chương
trình riêng phù hợp dành cho trẻ khuyết tật vận động là cần thiết . Tuy nhiên ,
chính những ưu tiên , riêng biệt đó vô tình đã làm tăng thêm cảm giác khác biệt ,
bị cô lập của trẻ . Điều này dẫn đến tâm lý e ngại , cản trở việc tham gia các hoạt
động văn hóa nghệ thuật thể thao của trẻ em khuyết tật vận động
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với trẻ
em khuyết tật vận động
2.2.3.1. Yếu tố đặc điểm bản thân trẻ em khuyết tật và nhận thức của
gia đình, cộng đồng.
Người khuyết tật nói chung và trẻ em bị khuyết tật vận động nói riêng hiện
vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
Nhận thức của xã hội về vấn đề người khuyết tật còn hạn chế, khiến không ít
người phải chịu sự phân biệt đối xử. Sự thiếu đồng bộ và thiếu hiệu quả trong hệ
thống chính sách an sinh xã hội như giáo dục, y tế, việc làm cũng là một rào cản
đối với trẻ em bị khuyết tật vận động, không những vậy bản thân trẻ em bị khuyết
tật vận động còn mặc cảm, tự ti, chưa kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_hoat_dong_tro_giup_tre_em_khuyet_tat_van_dong_tiep_ca.pdf