MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ THỊ TRƯỜNG HOA KÌ 6
1.1. Khái niệm và các hình thức xuất khẩu 6
1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu 6
1.1.2. Các hình thức hoạt động xuất khẩu 7
1.2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 9
1.2.1. Nghiên cứu thị trường, xác định mặt hàng xuất khẩu 9
1.2.2. Lập phương án kinh doanh 11
1.2.3. Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng. 11
1.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 14
1.2.5. Phân tích đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh 14
1.3. Vai trò của xuất khẩu và xuất khẩu cà phê đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 15
1.3.1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 15
1.3.2. Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế Việt Nam 18
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 20
1.4.1. Các nhân tố quốc tế 20
1.4.2. Các nhân tố quốc gia 20
1.4.3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 22
1.5. Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ 23
1.5.1. Vài nét về Hiệp định thương mại Việt Mỹ. 23
1.5.2. Các chính sách thương mại của Hoa Kỳ 24
1.5.3. Các kênh thị trường và đầu mối buôn bán 24
1.5.4. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 27
2.1. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt nam trong thời gian gần đây 27
2.1.1. Sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam 27
2.1.2. Thị trường xuất khẩu 29
2.1.3. Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam 30
2.1.4. Giá xuất khẩu 33
2.1.5. Cơ cấu và chủng loại 37
2.1.6. Thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu cà phê Việt Nam 37
2.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 38
2.2.1. Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ về sản phẩm cà phê 38
2.2.2. Thuế quan và các chính sách của Hoa Kỳ khi nhập khẩu cà phê Việt Nam 39
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. 40
2.2.4. Tình hình tiêu thụ cà phê ở Hoa Kỳ 43
2.2.5. Cung cà phê trên thị trường Hoa Kỳ 44
2.2.6. Kim ngạch và số lượng 44
2.2.7. Cơ cấu và chủng loại 46
2.2.8. Chất lượng và giá cả 47
2.2.9. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ 50
2.2.10. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ 51
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 54
3.1. Dự báo về thị trường cà phê thế giới 54
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 56
3.2.1. Giải pháp từ phía nhà nước 56
3.2.2. Hiệp hội và các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cà phê 60
3.2.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 61
KIẾN NGHỊ 66
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU 69
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10318 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian 2007 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổng Cục Thống Kê)
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2008 sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã giảm gần 19,1% khoảng 235 nghìn tấn, nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng hơn so với năm 2007 khoảng 22,1% ước đạt khoảng 405 triệu USD, là do giá cà phê xuất khẩu tăng cao, và sản lượng cà phê xuất khẩu giảm nhiều như vậy là do thời tiết thay đổi làm cho nhiều diện tích cà phê mất mùa, tình trạng cà phê mất mùa không chỉ diễn ra ở nước ta mà nhiều nước khác trên thế giới Brazil nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê cũng đã giảm sản lượng xuất khẩu khoảng 10 ngàn bao ( loại 60 kg) do thời tiết sương giá kéo dài. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế làm người nông dân gặp nhiều khó khăn về vốn và lãi vay, nên chăm sóc cây cà phê kém hơn vụ trước, điều này cũng đã tác động khá lớn đến sản lượng cà phê năm 2008. Sang năm 2009 xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng 12,5% tương đương khoảng 124 nghìn tấn nguyên nhân là do cà phê năm 2009 không gặp hạn hán, tình hình thời tiết diễn biến thuận lợi cho cây cà phê phát triển nên tỷ lệ đậu cao. Bên cạnh đó, theo phân tích của Vicofa, những tín hiệu mừng trong việc xuất khẩu cà phê năm 2009 còn do người dân đã nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường, khá am hiểu quy luật cung cầu của thị trường thế giới để chủ động lượng cà phê bán ra nhằm hạn chế rủi ro nhưng lại giảm 22,5% về giá trị so với năm 2008. Nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu cà phê trong nước giảm là do giá cà phê thế giới giảm và chất lượng cà phê không cao do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều nên hạt đen nhiều (chỉ riêng hạt cà phê đen đã chiếm 15% sản lượng thu hoạch cà phê của cả nước), ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm khiến giá giảm. Giá cà phê xuất khẩu trong các hợp đồng tháng 7/2009 đã giảm 200 USD xuống còn 1.251 – 1.281 USD/tấn, giá cà phê tại thị trường Luân Dôn tiếp tục giảm, giá cà phê giao tháng 9/2009 giảm 22 USD còn 1.415 USD/tấn. Trong cả phiên, giá cà phê trong khoảng 1.440 và 1.414 USD. Giá cà phê giao tháng 11/2009 giảm 24 USD còn 1.436 USD/tấn. Sang năm 2010 tăng 8,9% về lượng và tăng 6,9% về giá trị. Kim ngạch xuất khẩu tăng là do nguồn cung cà phê thế giới đang thiếu hụt khiến giá cà phê luôn ở xu hướng tăng, Cùng với đó các vùng trọng điểm trồng cây cà phê của Việt Nam đều có khả năng cho năng suất cao, khoảng từ 3 tấn cà phê nhân/ha trở lên. Ngoài ra do quyết định của Chính phủ từ đầu năm 2010 về việc mua tạm trữ khoảng 200.000 tấn cà phê cho nông dân nhằm chặn đà giảm giá và giúp nông dân không bán tháo hàng khi niên vụ thu hoạch 2010 kết thúc. Thông tin này đã ngay lập tức khiến cà phê tăng giá. Từ ngày 16/3 đến 20/3, chỉ trong vòng 5 ngày, giá cà phê thế giới tại thị trường London đã tăng từ 1.201 USD/tấn nhân lên 1.267USD/tấn.
Tính đến tháng 8 năm nay, nước ta đã xuất khẩu tổng cộng 954 nghìn tấn cà phê, đạt giá trị 2,11 tỷ USD; tăng 10,9% về lượng và tăng tới 70,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. Khối lượng xuất khẩu giảm tương đối mạnh trong tháng 8 đã làm hạn chế mức tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nước ta đã xuất khẩu36,1 nghìn tấn cà phê trong tháng 8, đạt giá trị 83,34 triệu USD; giảm 32,1% về lượng và giảm 32,7% về giá trị so với xuất khẩu của tháng trước.
Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu cà phê vẫn đạt mức tăng trưởng cao so với năm trước do giá xuất khẩu luôn ở mức cao. Giá xuất khẩu cà phê bình quân 8 tháng đầu năm đạt mức 2.207 USD/tấn, tăng 54% so với mức giá xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm ngoái.
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Tháng 8 là thời điểm cây cà phê Tây Nguyên nuôi quả non nhưng hiện tại đang xuất hiện tình trạng cây cà phê rụng quả non. Ngoài ra tại Lâm Đồng, bên cạnh hiện tượng rụng quả non, người trồng cà phê đang phải đối mặt với nạn sâu lạ tấn công lá cà ngừ vài tháng trước, làm cho cây không phát triển bình thường, đến lúc cho quả thì không đồng đều. Những yếu tố này đều có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến năng suất của cây cà phê, do vậy nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì chắc chắn năng suất cà phê năm nay sẽ bị sụt giảm đáng kể. Theo Kết quả dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kê khối lượng cà phê xuất khẩu năm 2011 là 1.118.095(tấn).
Giá xuất khẩu
Biểu đồ về lượng- giá trị, đơn giá các quý từ năm 2007 đến quý I/2010
Nhìn vào biểu đồ ta thấy giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2007 đến nay cao nhất vào quý II năm 2008 hơn 2000USD/tấn rồi giảm một cách nhanh chóng xuốn dưới 1500USD/tấn. Giá cà phê thế giới diễn ra rất phức tạp, do đó kéo theo giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam cũng không ổn định. Giá cà phê Robusta giao tháng 7/2010 tại Luân Đôn chốt phiên 18/5 ở 1.369 USD/tấn. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, niên vụ 2010/11 sản lượng cà phê của Braxin có thể lên tới kỷ lục 55,3 triệu bao, từ mức 44,8 triệu bao của niên vụ trước đó, và xuất khẩu sẽ tăng 10% lên 32 triệu bao. Giá cà phê Việt Nam ngoài sức ép giảm giá trên thị trường Luân Đôn, còn chịu ảnh hưởng bởi Indonesia khi nước này đã bắt đầu thu hoạch niên vụ mới.Giá cà phê nhân xô thu mua ở thị trường nội địa nước ta từ đầu tuần tới nay dao động từ 24.000 – 24.500 đồng/kg, giảm so với 24.800 – 25.000 đồng/kg của tuần trước. Giá cà phê xuất khẩu, loại 2,5% đen và vỡ, tuần này còn trừ lùi 30 USD/tấn so với giá kỳ hạn tháng 7 tại Luân Đôn. Thậm chí, nhiều khách hàng còn trả giá trừ lùi 45 – 50 USD/tấn.
(Nguồn: VINACAFE)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy rằng: Qua các năm giá cà phê của Việt Nam luôn thấp hơn so với thế giới. Nguyên nhân giá xuất khẩu cà phê Việt Nam thấp hơn so với thế giới là:
+ Khả năng đàm phán và tiếp thị cho sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê còn hạn chế, và cà phê Việt Nam chưa có thương hiệu dẫn đến việc bị khách hàng nước ngoài ép giá.
+ Chất lượng cà phê của ta còn kém
+ Việt Nam thường xuất khẩu cà phê nhân theo giá FOB do ít có điều kiên thuê tàu và do không có đủ kỉnh nghiêm buôn bán theo giá CIF.
Tuy nhiên theo số liệu cho chúng ta thấy mấy năm gần đây giá cà phê xuất khẩu của nước ta có nhiều thời điểm cũng bằng giá cà phê thế giới. Nguyên nhân chủ yếu do, chất lượng cà phê của chúng ta đã được nâng cao, có thể cạnh tranh với cà phê của các nước trên thế giới. Mặt khác các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã biết tận dụng thời cơ.
Tình hình giá cà phê hiện nay:
Giá cà phê trong nước luôn theo sát diễn biến của giá cà phê tại sở giao dịch hàng hóa Luân Đôn: cùng có mức tăng trưởng liên tục trong 5 tháng đầu năm sau đó điều chỉnh giảm từ đầu tháng 6 tới nay. Tuy nhiên, trong khi sự điều chỉnh giảm giá cà phê tại sở giao dịch Luân Đôn là tương đối mạnh thì giá cà phê trong nước chỉ sụt giảm nhẹ xuống mức 43.600 đồng/kg vào ngày 24/09, giảm 15,5% so với mức đỉnh đạt được vào ngày 01/06 nhưng vẫn cao hơn 16,6% so với giá hồi đầu năm.
(Nguồn Giacaphe.com)
Giá cà phê trong nước giảm mạnh những ngày gần đây theo đà giảm của giá cà phê trên thị trường thế giới do lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu, đồng USD lên giá so với đồng Euro và nhiều thông tin từ bên ngoài cho rằng Việt Nam đang hứa hẹn một vụ mùa bội thu với sản lượng cà phê robusta đạt mức kỷ lục.
Giá cà phê xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ ngày 27/9 cũng giảm xuống mức 2.055 USD/tấn, giảm tới 25,1% so với mức cao nhất là 2.570 USD/tấn đạt được vào ngày 4/5 và chỉ tăng nhẹ 6,5% so với mức giá đạt được hồi đầu năm.
Nguồn Giacaphe.com
Trong niên vụ 2011/12 tới, việc Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam (Vicofa) thống nhất mua tạm trữ ít nhất 300.000 tấn cà phê ngay từ đầu vụ sẽ đảm bảo lợi ích cho người trồng cà phê, giúp cho giá cà phê ổn định. Nhiều nông dân có kinh nghiệm cũng nhận định giá cà phê vụ tới sẽ duy trì ở mức trên 45 triệu đồng/tấn.
Bảng 2.4: Dự báo khối lượng và giá trị cà phê xuất khẩu năm 2011
Thời điểm
Khối lượng XK (tấn)
r=17,1%
Giá trị XK (USD)
r=18,0%
Tháng 1*
145.304
282.794.437
Tháng 2*
143.932
302.518.475
Tháng 3*
212.636
482.086.962
Tháng 4*
128.187
306.563.177
Tháng 5*
98.150
238.241.468
Tháng 6*
67.286
157.182.864
Tháng 7*
53.069
123.781.533
Tháng 8*
36.054
83.340.754
Tháng 9**
36.921
78.180.301
Tháng 10**
38.413
84.629.142
Tháng 11**
53.464
117.835.416
Tháng 12**
104.680
234.445.389
Cộng
1.118.095
2.491.599.917
Nguồn: Kết quả dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kê
Ghi chú: *Giá trị thực tế **Giá trị dự báo; r – sai số dự báo
Cơ cấu và chủng loại
Cà phê xuất khẩu của nước ta chủ yếu là cà phê Robusta. Mặt khác chúng ta xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân, cà phê chế biến theo giá trị chỉ chiếm khoảng 0,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam. Tuy nhiên nó có giá trị cao hơn nên giá bán cũng cao hơn nhiều so với cà phê nhân nên giá trị kim ngạch của nó chiếm tới gần 2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Qua đây ta thấy rằng việc tăng tỷ trọng cà phê chế biến trong cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam là rất cần thiết. Tuy nhiên hiện nay cả nước chỉ có một số ít các cơ sở sản xuất chế biến cà phê thành phẩm xuất khẩu, trong đó đáng kể chỉ có Nhà máy chế biến cà phê Biên Hòa của Vinacafe và doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên, một nhà máy của Nestle.
Thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu cà phê Việt Nam
Thuận lợi
Chúng ta có nguồn nguyên liệu rất dồi dào cho xuất khẩu. Ớ Việt Nam, 80% khối lượng cà phê xuất khẩu có nguồn gốc từ các hộ nông dân. Đó là thế mạnh của chúng ta trong khâu tạo ra nguồn nguyên liệu.
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới, mức tăng trưởng lượng xuất khẩu hàng năm lớn (khoảng 20,35%).
Trong công tác xuất khẩu cà phê, Việt Nam với lợi thế là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương nên có thể đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Trung Quốc - hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn của thế giới.
Bên cạnh đó cà phê Việt Nam được các nhà rang xay trên thế giới đánh giá cao là dễ chế biến, đặc biệt là chế biến cà phê dùng ngay. Là mặt hàng xuất khẩu chiến lược nên được Nhà nước ưu đãi thông qua các chính sách về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, xúc tiến thương mại cũng như các hỗ trợ khác trong nghiên cứu và phát triển. Nhu cầu cà phê thế giới là không ngừng tăng lên, đặc biệt là sự thay đổi tập quán và thói quen tiêu dùng của người Á Đông trong đó phải kể đến người tiêu dùng Nhật Bản và Trung Quốc, hai quốc gia gần với chúng ta và có thị trường rộng lớn. Bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng cà phê của Châu Âu và Bắc Mỹ cũng không ngừng tăng.
Việc Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam và việc hai nước ký hiệp định thương mại song phương (7/2000) là một lợi thế cho việc xuất khẩu cà phê Việt Nam đặc biệt là vào thị trường chiếm thị phần cà phê thế giới lớn như Hoa Kỳ. Chúng ta đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại WTO cho nên có nhiều thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước phát triển, các nước của tổ chức trên thế giới.
Khó khăn
Chất lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta thấp và không đồng đều còn nhiều tồn tại: độ ẩm, hương vị..., đây là một bất lợi lớn của cà phê xuất khẩu Vịêt Nam. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho cà phê xuất khẩu Việt Nam thấp và có sự chênh lệch lớn với giá cà phê thế giới và với Indonesia. Tình trạng cung vượt quá cầu trên thị trường cà phê thế giới trong những năm qua cũng làm cho cà phê xuất khẩu Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Các nước xuất khẩu ngày càng nhiều, thị trường tiêu thụ thì hạn chế. Bên cạnh đấy ngày càng xuất hiện nhiều loại nước uống giải khát khác cạch tranh thay thế cà phê.
Khâu chế biến vẫn còn manh mún: Nhờ hương vị đậm đà tự nhiên, cà phê Việt Nam được nhiều khách hàng ưa chuộng. Nhưng công nghệ chế biến lạc hậu nên khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới còn hạn chế.
Thể thức mua bán phức tạp của chúng ta cũng góp phần tạo nên bất lợi cho cà phê Việt Nam. Việc các nhà nhập khẩu than phiền về cách thức mua cà phê của họ ở Việt Nam tốn thời gian. Họ phải đến tận nhà xuất khẩu để đàm phán xem xét chất lượng cũng như các cam kết thời hạn, quá tốn kém thời gian. Trong khi với cách thức mua bán trên các sở giao dịch thì họ chỉ mất vài giờ.
Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ về sản phẩm cà phê
Hoa Kỳ không những là một nền kinh tế đứng đầu thế giới, mà còn là một thị trường rộng lớn với dân số đông thứ ba thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, dân số trẻ chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số. Phần lớn người dân Hoa Kỳ có thói quen uống cà phê và xem cà phê là một thức uống rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Hoa Kỳ là nước tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ không trồng cà phê nên tất cả cà phê tiêu dùng ở Hoa Kỳ kể cả cà phê nguyên liệu đều từ nguồn nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu cà phê của nước này tương đối ổn định mỗi năm trên 1 triệu tấn. Tuy nhiên, do giá cà phê thế giới thường biến động nên trị giá nhập khẩu cũng thường biến động theo.
Nhìn chung, nhu cầu tiêu dùng cà phê của thị trường Hoa Kỳ vẫn tăng tương đối qua trong những năm vừa qua, do đây là một thức uống không thể thiếu trong cuộc sống người Hoa Kỳ, bên cạnh đó thì trong những năm vừa qua dân số Hoa Kỳ tăng trưởng ở mức cao.
Theo Hiệp hội cà phê Việt Nam (VICOFA) Thị trường Hoa Kỳ rất ưa chuộng loại cà phê Catimor thuộc họ Arabica. 70% lượng cà phê tiêu thụ tại Hoa Kỳ là loại Arabica nhập từ Colombia, Brazil, Mêhico, số còn lại là Robusta nhập từ Việt Nam và Indonesia. Ở thị trường Hoa Kỳ, cà phê Việt Nam chiếm chưa đến 15% số lượng và 6% tổng giá trị nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ, 90% cà phê Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ dưới dạng nguyên liệu chưa rang xay, chỉ 10% tách hạt và rang xay đóng hộp.
Thuế quan và các chính sách của Hoa Kỳ khi nhập khẩu cà phê Việt Nam
Hoa Kỳ là một thị trường lớn, với rất nhiều tiềm năng cho các nhà xuất khẩu cà phê ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là một thị trường vô cùng khó tính với những quy định về thuế quan, các luật lệ…. Đã gây không ít trở ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Thuế quan của Hoa Kỳ khi nhập khẩu cà phê
Do tác động của thuế nhập khẩu sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA) được ký kết vào năm 2001 có hiệu lực nên các mặt hàng Việt Nam đã và sẽ thâm nhập thị trường Hoa Kỳ có thể tạm được phân thành hai nhóm: nhóm có thuế nhập khẩu thấp hoặc bằng 0, và nhóm có thuế nhập khẩu cao hơn. Cà phê hạt các loại là mặt hàng được hưởng mức thuế suất bằng 0 cho dù nước xuất khẩu được hay không được hưởng quy chế Tối huệ quốc (Đãi ngộ Tối huệ quốc (Most Favoured Nation, viết tắt là MFN) là một trong những quy chế pháp lý quan trọng trong thương mại mại quốc tế hiện đại. Quy chế này được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)). Tuy nhiên, Việt Nam không nằm trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hoà tan.
Các chính sách, luật lệ của Hoa Kỳ khi tham gia thương mại với Việt Nam trong ngành cà phê
Theo báo The Wall Streets Journal ngày 9/7/2007, ngành công nghiệp cà phê Hoa Kỳ đã có những cố gắng nhằm thi hành các biện pháp để làm tăng thêm sức ép đối với những người trồng và xuất khẩu cà phê châu Á, trong đó có Việt Nam, gây trở ngại cho hoạt động phát triển cà phê chất lượng cao của nước ta. Giờ đây, ngoài đòi hỏi nhà xuất khẩu phải có giấy chứng nhận về quá trình chấp hành qui định hải quan và tờ khai về các nơi cung cấp cà phê, nhà xuất khẩu còn phải cung cấp thông tin nhằm bảo đảm có thể dễ dàng tìm ra xuất xứ của từng lô cà phê. Người ta dự kiến quá trình này sẽ làm tăng thêm ít nhất 1% chi phí xuất khẩu, tức là khoảng 10 đến 15 USD cho mỗi tấn cà phê.
Về mối quan hệ với bạn hàng, hầu hết các doanh nghiệp, công ty Hoa Kỳ không thích làm việc qua trung gian, coi trọng luật lệ và luôn đòi hỏi mọi việc phải được trả lời nhanh chóng, rõ ràng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hoa Kỳ thường có nhu cầu xuất nhập hàng hóa rất lớn. Đây mới chính là các đối tác chủ yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Mặc dù tự do thương mại nhưng ở Hoa Kỳ hiện có rất nhiều luật lệ quy định về kỹ thuật và chất lượng, tạo thành các rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm cà phê nước ngoài. Ngoài ra, hoạt động của hàng chục hiệp hội ngành hàng tại Hoa Kỳ trong đó có Hiệp hội cà phê là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu khi tham gia xuất khẩu ở thị trường này. Hiện chi phí mà một công ty thành viên phải đóng hàng năm cho hiệp hội chỉ vào khoảng từ 700-800 USD.
Việc bán hàng qua mạng (e-commerce) hiện đang rất phổ biến ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên phương thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ điều kiện về pháp lý và phương thức thanh toán. Ngoài ra, một cách chào hàng tương đối hiệu quả khác ở hoa Kỳ là tham dự các cuộc hội chợ triển lãm, được tổ chức liên tục hàng ngàn cuộc mỗi năm trên khắp nước này. Hiện nay, chi phí thuê mặt bằng tại các cuộc hội chợ triển lãm ở Hoa Kỳ trung bình khoảng từ 2.000-3.000 USD cho một gian hàng chừng 10m2. Đó là chưa kể các khoản chi phí gửi hàng và cho nhân viên đi kèm.
Để tăng cường xúc tiến việc giao thương với Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu và coi trọng những thói quen, luật lệ trong mua bán của các doanh nghiệp nơi đây mới có thể tiếp cận và đứng vững trên thị trường này.
Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
Yếu tố vĩ mô
Kinh tế
Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tỷ lệ thất nghiệp thấp và tiêu dùng tăng cao dẫn đến nhu cầu về tiêu thụ cà phê cũng tăng cao. Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, thậm chí là không tăng trưởng, người dân thắt chặt chi tiêu khi đó sẽ gây khó khăn rất lớn cho những nhà sản xuất và cũng đồng nghĩa với việc sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu khủng hoảng tháng 12 năm 2007 nguyên nhân cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ỏ thứ cấp (Theo vi.wikipedia.org). Kể từ đó hàng loạt những ngân hàng công ty lớn của Mỹ rơi vào tình trạng phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục cao nhất khoảng 10% khiến cho nhiều người thắt chặt chi tiêu và kéo theo hàng loạt công ty lớn nhỏ lâm vào bờ vực phá sản. Cuộc khủng hoảng kinh tế này được xem là lớn nhất trong lịch sử và tại Hoa Kỳ chấm dứt vào tháng 7 năm 2009 (Theo baodoanhnhan.vn)
Khoa học – kĩ thuật
Trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu cà phê thì hiện tại cũng có một số dây chuyền sản xuất khá hiện đại của các doanh nghiệp như Trung Nguyên, Vinamilk, có thể giúp cho các giai đoạn sản xuất nhanh hơn, tiết kiệm thời gian lao động, công sức công nhân gia tăng năng suất. Ngoài ra, chúng ta cũng không thể nào bỏ qua một trong những phát minh khoa học có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với thế giới đó chính là Internet. Chính sự ra đời của Internet mà việc buôn bán đặt hàng qua mạng hay còn gọi là Thương mại điện tử cũng đã ra đời và có những thành của nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Thương mại trong lĩnh cà phê cũng có thể đó là việc trao đổi thông tin sản phẩm giữa các sản phẩm mới và người mua hoặc là việc thanh toán trưc tuyến thay cho phương thức giao dịch truyền thống. Hơn nữa, Internet cũng giúp ích cho doanh nghiệp trong việc quảng bá hình ảnh giúp cho thương mại vượt qua biên giới không gian và thời gian.
Tỉ giá hối đoái
Đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam nhiều doanh nghiệp trong nước hy vọng tỷ giá sẽ ngày một tăng nhằm giúp cho doanh nghiệp có được lợi nhuận cao hơn, thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu ra thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng. Tuy nhiên cũng đôi khi tỷ giá giảm xuống khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu không kip phản ứng khiến cho giá trị xuất khẩu giảm thậm chí là bị lỗ. Chính vì vậy các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu của Việt Nam nên theo dõi xít sao sự chuyển biến của tỷ giá để khi đó có thể ứng phó một cách kịp thời và chủ động nhất.
Hội nhập
Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế, thương mại trên thế giới như ASEAN, APEC hay mới đây nhất là WTO khiến hàng rào thương mại giữa các nước thành viên được mở rộng. Việc gia nhập WTO sẽ khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam làm ăn hơn, cũng đồng nghĩa với việc áp lực cạnh tranh trên thị trường cũng lớn.
Văn hóa – xã hôi
Trên phương diện quản trị ta có thể xem văn hóa chính là những đặc trưng về ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật, hệ thống quan niệm sống, thái độ đối với tự nhiên, môi trường, di sản văn hóa cũng như các giá trị vật chất tinh thần nhằm phân biệt các thành viên của cộng đồng này với thạnh viên của cộng đồng khác. Giá trị văn hóa chứa đựng những niềm tin căn bản về một trạng thái được coi là đáng tin cậy và có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân và có ý nghĩa tương đối bền vững theo thời gian. Chẳng hạn như những giá trị của một cộng đồng như lòng yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, những điều nên làm và không nên làm hoặc các phong tục, tập quán.
Với Hoa Kỳ, văn hóa dùng cà phê mỗi buổi sáng hay những lúc thư giãn là điều mà mỗi người dân ở đây ít khi tách khỏi cuộc sống của họ, họ xem uống cà phê như là một thú vui, thưởng thức cà phê cần phải có nghệ thuật, uống cà phê không chỉ đơn thuần là uống một thức uống đơn giản mà là tận hưởng hương và mùi vị của nó.
Yếu tố vi mô
Nhà cung ứng
Đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam thì nhà cung ứng ở đây chính là nguồn nguyên liệu. Với khoảng 500.000 ha đất trồng cà phê mà chủ yếu là ở Tây Nguyên thì Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh rất lớn, đó là nguồn nguyên liệu dồi dào. Tuy nhiên, điều mà khiến các quan chức lo ngại là sự thiếu kinh nghiệm của người trồng cà phê đó là thu hoạch quá sớm hay khâu chăm sóc không được chú ý khiến năng xuất chưa cao làm cho nguồn nguyên liệu giảm đi đáng kể.
Khách hàng-Thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ vốn là thị trườn khó tính, yêu cầu xát xao về chất lượng điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam gặp khó khó do công nghệ, máy móc còn lạc hậu, chưa có nguồn vốn để đầu tư, và cũng một phần Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là sản phẩm thô nên các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm về nâng cao chất lượng.
Hiện nay chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp hạn chế xuất khẩu cà phê thô bởi vì giá trị kinh tế mang lại không cao mà chuyển sang loại sản phẩm tinh có giá trị cao hơn. Để làm được điều này việc đầu tiên của các doanh nghiệp là đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao không chỉ thị trường Hoa Kỳ mà còn nhiều thị trường khác trên thế giới nữa.
Đối thủ cạnh tranh
Trên thị trường Hoa Kỳ Việt Nam đang thất thế so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như : Brasil. Colombia. Những đối thủ này hơn chúng ta rất nhiều điểm như : về loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm...Việt Nam chỉ có thế mạnh duy nhất nhất đó là về giá xuất khẩu. Mặc dù vậy chung ta không nên quá tự hào về yếu tố này vì chúng ta xuất khẩu giá thấp thì giá trị lợi nhuận sẽ không được cao, ngươc lại các đổi thủ tuy có giá cao hơn chúng ta nhưng sản phẩm của họ có chất lượng hơn, giá trị cao hơn thì hiển nhiên họ sẽ có lợi thế hơn.
Tình hình tiêu thụ cà phê ở Hoa Kỳ
Hoa Kỳ hiện có xấp xỉ 310 triệu người. Theo số liệu nghiên cứu của các nhà làm cà phê Việt Nam, có khoảng 1/3 dân số Hoa Kỳ biết uống cà phê. Mỗi năm, người Hoa Kỳ đã chi khoảng hơn 20 tỷ USD cho việc tiêu thụ cà phê. Hiện Hoa Kỳ đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Đức) về nhập khẩu cà phê của Việt Nam. Trong 8 niên vụ cà phê gần đây, trung bình mỗi niên vụ Hoa Kỳ nhập khẩu của Việt Nam 112.000 tấn (chiếm khoảng 12% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đi các nước).
Riêng niên vụ 2009-2010, Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ 153.035 tấn, đạt kim ngạch khoảng 250 triệu USD. 4 tháng đầu năm 2010, Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ khoảng 1.346.400 bao cà phê nhân (tương đương 80.784 tấn, tăng 31,4% so với cùng kỳ 2009); 6.300 bao cà phê rang xay (tương đương 378 tấn, tăng 85,2% so với cùng kỳ 2009); 17.000 bao cà phê hòa tan (tương đương 1.020 tấn, tăng 17,2% so với cùng kỳ 2009). Mặc dù Hoa Kỳ ở gần các nước sản xuất cà phê lớn như Columbia, Brazil và các nước Trung Mỹ, thế nhưng phần lớn các nước này chủ yếu sản xuất cà phê Arabica. Trong khi đó, việc chế biến cần có cà phê Robusta để pha chế. Việt Nam lại là nước trồng rất nhiều cà phê Robusta. Mặc dù qui mô tiêu thụ lớn, song thị trường cà phê Hoa Kì là thị trường “già”, mức tăng trưởng thấp chỉ khoảng 2-3%/năm, cạnh tranh gay gắt bởi sự có mặt của nhiều thương hiệu cà phê lớn hoạt động lâu năm. Các đối tác Hoa Kỳ thì không thích làm việc qua trung gian, coi trọng luật lệ và luôn đòi hỏi chuyện làm ăn phải nhanh chóng, rõ ràng. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê vào Hoa Kỳ hiện vẫn chủ yếu thông qua trung gian. Chất lượng và tính ổn định của nguồn cung là hai yếu tố quan trọng đảm bảo cho cà phê Việt Nam có chỗ đứng vững và mở rộng thị phần ở thị trường Hoa Kỳ thì đây vẫn là hai khâu còn nhiều bất cập. Mặc dù cà phê Robusta của Việt Nam được đánh giá cao, song khâu thu mua nguyên liệu, bảo quản, sơ chế… chưa được quan tâm đúng mức nên chất lượng chậm được cải thiện đã khiến giá cà phê nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian 2007 đến nay.doc