Đề tài Hoạt động xuất khẩu rau quả của tổng công ty rau quả Việt Nam, thực trạng và giải pháp

Lời nói đầu. 1

Chương I. Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu 3

I. Khái niệm, vai trò và các hình thức xuất khẩu chủ yếu. 3

1. Khái Niệm. 3

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu. 3

2.1. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia. 3

2.2. Đối với mỗi doanh nghiệp. 5

3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. 5

3.1. Xuất khẩu trực tiếp. 5

3.2. Xuất khẩu gia công uỷ thác. 5

3.3. Xuất khẩu uỷ thác. 6

3.4. Mua bán đối lưu. 6

3.5. Giao dịch qua trung gian. 6

3.6. Gia công quốc tế. 6

3.7. Xuất khẩu tại chỗ. 7

3.8. Tái xuất khẩu. 7

3.9. Xuất khẩu theo nghị định thư. 7

III. Nội dung cơ bản và các nhân tố ảnh hưởng, một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu. 8

1. Các bước tiến hành hoạt động xuất khẩu. 8

1.1. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu. 8

1.2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu . 8

1.3. Lựa chọn bạn hàng. 8

1.4. Lựa chọn phương thức giao dịch. 8

1.5. Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu. 8

1.6. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 9

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. 9

3. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu 11

IV. Đặc điểm, xu hướng xuất khẩu rau quả trên thế giới. 12

1. Đặc điểm rau quả xuất khẩu. 12

2. Xu hướng xuất khẩu rau quả trên thế giới hiện nay. 12

Chương II. Thực trạng xuất khẩu rau quả của tổng công ty rau quả Việt Nam 15

I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả của tổng công ty. 15

1. Kim ngạch xuất khẩu rau quả. 15

2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của tổng công ty rau quả Việt Nam. 18

3. Tham gia xuất khẩu của các đơn vị. 21

4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu. 23

II. Một vài đánh giá về hoạt động xuất khẩu tại tổng công ty rau quả Việt Nam. 25

1. Những ưu điểm trong hoạt động xuất khẩu của tổng công ty. 25

2. Những vấn đề tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của tổng công ty rau quả Việt Nam. 26

Chương III. Phương hướng biện pháp và một số kiến nghị thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam 29

I. Tính cấp thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại Tổng công ty. 29

II. Phương hướng xuất khẩu trong thời gian tới. 30

1. Tổng kim ngạch và tiến độ xuất khẩu. 30

2. Định hướng về sản phẩm và chiến lược. 31

3. Định hướng về giá cả. 33

4. Định hướng về nghiên cứu thị trường và thâm nhập. 33

III. Các biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở Tổng công ty rau quả Việt Nam. 33

1. Hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng, cải tiến cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. 33

2. Đa dạng hoá loại hình kinh doanh xuất khẩu và đa phương hoá trong quan hệ với các khách hàng trên thị trường quốc tế. 36

2.1. Tổng công ty cần phải đa dạng hoá các loại hình kinh doanh xuất khẩu. 36

2.2. Đa phương hoá trong quan hệ với các khách hàng quốc tế là một trong những biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty. 38

3. Huy động sử dụng vốn có hiệu quả. 38

4. Đẩy mạnh hoạt động Marketing xuất khẩu. 40

5. Đào tạo sử dụng lực lượng lao động có hiệu quả. 40

IV. Một số kiến nghị với Nhà nước về quản lý vĩ mô. 41

1. Nhà nước nên có chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp. 42

2. Nhà nước nên thực hiện các biện pháp tài chính, tín dụng nhằm khuyến khích xuất khẩu. 43

2.1. Nhà nước thực hiện cấp tín dụng xuất khẩu. 43

2.1.1. Cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. 43

2.1.2. Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để họ sử dụng số tiền đó mua hàng của nước ta. 44

2.2. Nhà nước bảo đảm tín dụng. 44

3. Nhà nước nên thực hiện trợ cấp xuất khẩu 44

3.1. Trợ cấp trực tiếp. 44

3.2. Trợ cấp gián tiếp. 44

4. Biện pháp về thể chế tổ chức. 45

IV. Những kiến nghị của bản thân về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu. 45

1. Kiến nghị về cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu ở nước ta. 45

2. Kiến nghị về mặt hàng rau quả xuất khẩu. 46

Kết luận. 47

Tài liệu tham khảo 48

 

doc50 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 842 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động xuất khẩu rau quả của tổng công ty rau quả Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u rau quả hộp và rau quả sấy muối với kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1997-1999 là 2.007.865 USD chiếm tỷ trọng 3,15%. Hiện nay thị trường xuất khẩu rau quả tươi là Nga không ổn định, công tác bảo đảm rau quả tươi sau khi thu hoạch là kém, cơ sở vật chất để bảo đảm công tác xuất khẩu tươi lạc hậu do đó mặt hàng này đang có xu hướng giảm dần. + Rau quả đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty với kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1997-1999 là 47.196,35 USD chiếm tỷ trọng 0,074%. Do khả năng cạnh tranh của mặt hàng này kém trên thị trường quốc tế bởi công nghệ làm đông lạnh rau quả của nước ta còn rất lạc hậu so với công nghệ bảo quản của các nước phát triển cho nên mặt hàng rau quả đông lạnh không còn khả năng xuất khẩu trong năm 1999. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho tổng công ty. + Gia vị bao gồm những mặt hàng quế, hoa hồi, hạt tiêu, riềng bột, ớt bột.. với kim ngạch xuất khẩu 12.474.353 USD chiếm 19,58% tổng kim ngạch xuất khẩu cả thời kỳ 1997-1999. Ngược lại với các mặt hàng trên, mặc dù sản lượng xuất khẩu có giảm, cụ thể sản lượng xuất khẩu năm 1997 là 1534,525 tấn và sản lượng xuất khẩu năm 1999 là 1449,971 tấn nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng, cụ thể năm 1997 là 3,661.048 USD, năm 1999 là 4.465.129,73 USD, tăng 32,89%. Điều đó chứng tỏ giá cả xuất khẩu hàng gia vị trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng lên. Đây là điều kiện thuận lợi để tổng công ty tăng cường xuất khẩu trong những năm sau. + Nông sản và thực phẩm chế biến là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khá cao sau mặt hàng rau quả hộp của tổng công ty với kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1997-1999 là 16.867.661,7 USD chiếm 26,48% tổng kim ngạch xuất khẩu. + Hàng hoá khác cũng góp phần vào tăng trưởng và phát triển của tổng công ty, kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1997-1999 là 3.423.789,8 USD chiếm 5,37% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy hai mặt hàng trên không phải là chuyên ngành của tổng công ty rau quả Việt Nam nhưng để kim ngạch xuất khẩu như vậy cũng thể hiện sự năng động trong kinh doanh xuất nhập khẩu, sự thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu cho phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới. Nói tóm lại, tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1997-1999 đạt 63.705.593 USD chia theo cơ cấu nhóm hàng như sau Hàng rau quả xuất khẩu đạt 43.443.566 USD chiếm tỷ trọng 68,19%. Hàng nông sản, thực phẩm chế biến đạt 16.867.661 USD chiếm tỷ trọng 26,48%. Hàng hoá khác đạt 3.423.789.8 USD chiếm tỷ trọng 5,33%. 3. Tham gia xuất khẩu của các đơn vị. Các công ty xuất nhập khẩu đều rất chủ động trong việc tìm kiếm thị trường, linh hoạt trong kinh doanh, thực hiện được chủ trương lãnh đạo của tổng công ty là: trong cơ chế thị trường khi xuất khẩu gặp khó khăn thì đẩy mạnh nhập khẩu lấy nhập bù xuất cao cho đạt hiệu quả. Chính vì thế mà trong thời gian qua tất cả các công ty đều đạt mức tăng trưởng khá, đóng góp vào thành tích chung của tổng công ty như liệt kê ở bảng 5. Bảng 5. Tham gia xuất khẩu của các đơn vị thời kỳ 1997-1999. Đơn vị Kim ngạch XNK (RCN-USD) Tỷ trọng (%) 1997 1998 1999 1997 1998 1999 Cty XNK rau quả I 3.082.665 5.791.858,8 6.649.054 15,63 15,22 16,44 Cty XNK rau quả II 650.850,58 946.516,89 1.400.845 3,3 2,49 3,46 Cty XNK rau quả III 7.825.985,2 14.675.277 13.703.774 39,68 38,55 33,94 Cty vật tư XNK 2.950.522,6 8.430.554,3 11.634.165 14,96 22,54 28,76 Cty GN-XNK Hải Phòng 660.711,95 897.353,56 2.025.327 3,35 2,36 5 Cty SXDVXK rau quả - - 480.865 - - 1,19 Công ty TPXK Tân Bình - - 71.040 - - 0,17 Văn phòng tổng công ty 3.072.803,6 5.552.800,9 4.464.452 15,58 14,59 11,03 Từ bảng 5 dễ dàng nhận thấy rằng kim ngạch xuất nhập khẩu tham gia của công ty xuất nhập khẩu rau quả III vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tổng công ty đạt giá trị cao nhất là 36.205.036 USD chiếm tỷ trọng 31,6% thời kỳ 1997-1999. Việc đạt được thành tích trên là do trong kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu rau quả III có phần xuất khẩu uỷ thác cho xí nghiệp sản xuất và dịch vụ xuất khẩu rau quả. Tuy nhiên nếu xét theo từng năm thì kim ngạch xuất nhập khẩu tham gia của công ty xuất nhập khẩu rau quả III là không ổn định, nếu như năm 1998 tăng 87,52% so với năm 1997 thì đến năm 1999 lại giảm 6,26% so với năm 1998. Tỷ trọng tham gia xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu rau quả III cũng giảm dần qua các năm 1997 (39,68%), 1998 (38,55%), 1999 (33,94%). Nguyên nhân là do cuối năm 1998 nhà nước thay đổi cơ chế điều hành xuất nhập khẩu, mở rộng cho phép các doanh nghiệp trực tiếp xuất nhập khẩu thì hai đơn vị mới là công ty sản xuất dịch vụ xuất khẩu rau quả và công ty thực phẩm xuất khẩu Tân Bình đã nhanh chóng triển khai thực hiện tìm thị trường xuất nhập khẩu trực tiếp. Chính vì thế mà kim ngạch xuất nhập khẩu của tổng công ty rau quả III giảm xuống nhiều so với năm 1998 và so với kế hoạch bởi các đơn vị trên cuối năm không uỷ thác xuất nhập khẩu qua công ty rau quả III nữa. Công ty vật tư xuất nhập khẩu cũng đóng góp phần lớn vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tổng công ty trong thời kỳ 1997-1999 với kim ngạch xuất nhập khẩu tham gia đạt 23.015.241,6 USD đứng thứ hai sau công ty xuất khẩu rau quả III chiếm tỷ trọng 20,09%. Đây cũng là đơn vị có mức tăng trưởng cao nhất và đều đặn trong bao năm 1997,1998,1999. Cụ thể, năm 1998 tăng 185,73% so với năm 1997 và năm 1999 tăng 45,4% so với kế hoạch năm 1999 và tăng 38% so với thực hiện năm 1998, góp phần xứng đáng vào thực hiện kế hoạch của tổng công ty rau quả Việt Nam. Công ty xuất nhập khẩu rau quả I cũng đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất nhập khẩu chung của tổng công ty với kim ngạch xuất nhập khẩu là 15.523.577,8USD đứng thứ ba sau kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu rau quả III và công ty vật tư xuất nhập khẩu, chiếm tỷ trọng 13,55%. Điều đáng mừng là công ty xuất nhập khẩu rau quả I ngày càng tăng kim ngạch xuất nhập khẩu qua những năm gần đây. Cụ thể, năm 1998 tăng 87,88% so với năm 1997 và năm 1999 tăng 14,8% so với năm 1998. Văn phòng tổng công ty đóng góp cũng không nhỏ, đạt kim ngạch 13.090.056,5 USD chiếm tỷ trọng 11,43% đứng thứ tư sau ba đơn vị kể trên. Công ty thực phẩm xuất khẩu Tân Bình cũng đóng góp một phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tổng công ty. 4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, tổng công ty luôn quan tâm đến việc giữ vững và phát triển thị trường. Các hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu trong thời kỳ nền kinh tế đóng cửa, thị trường chính của tổng công ty là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Sản phẩm được xuất khẩu sang các nước này theo nghị định thư giữa hai chính phủ, có thể để trả nợ, do đổi hàng lấy vũ khí, lương thực hay máy móc thiết bị. Vào thời kỳ đó, thị trường xuất khẩu của tổng công ty là ổn định, ít biến động do được sự bảo đảm của nhà nước. Nhưng từ khi có những biến động về chính trị ở Đông Âu, tại thị trường truyền thống của tổng công ty, nhu cầu hàng hoá do tổng công ty xuất khẩu giảm mạnh. Đứng trước tình hình đó, các cán bộ kinh doanh đã phải tìm cách tiếp cận những thị trường mới. Từ năm 1988-1990, tổng công ty mới chỉ quan hệ với 18 nước trên thế giới, nhưng đến năm 1992 đã tăng lên 29 nước và năm 1993 là 34 nước, năm 1997 là 36 nước và năm 1998 là 43 nước. So với năm 1998, năm 1999 thì 9 thị trường mới được mở thêm là Canada, Latvia, Libăng, Pakistan, Israen, Mondavia, áo, Srilanka, Rumani song lại giảm đi 2 thị trường là Sip và Airơlen. Những thị trường có kim ngạch xuất nhập khẩu từ 500.000 USD trở lên với tổng kim ngạch ngày càng tăng: Năm 1997: 16 với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 33.898.061 USD. Năm 1998: 15 với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 36.627.071 USD. Năm 1999: 18 với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 40.331.529 USD. Tuy rằng có những thị trường có kim ngạch rất nhỏ bé, chỉ trên dưới 10.000 USD nhưng đã thể hiện được tinh thần chịu khó tìm kiếm thị trường của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời cũng là tiền đề để tổng công ty tăng kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm tới. Sau đây là cơ cấu thị trường của tổng công ty trong những năm gần đây. Bảng 6. Cơ cấu thị trường xuất khẩu (% giá trị hàng xuất khẩu) Thị trường xuất khẩu 1997 1998 1999 Nga 37,03 25,62 23,53 Các nước ASEAN 16,39 18,36 13,95 Nhật Bản 8,83 10,77 9,54 Mỹ 6,70 8,3 7,01 Tây Âu 5,25 11,05 12,61 Mông Cổ 6,82 4,25 2,3 Đài Loan 5,75 5,4 5,78 Đông Âu 4,04 2,08 2,73 Trung Quốc 2,5 4,9 5,72 Thị trường khác 6,63 9,27 16,86 Như vậy nhìn vào bảng trên ta thấy rõ sự biến động về cơ cấu thị trường nói chung và thị trường xuất khẩu của tổng công ty nói riêng. Nếu như những năm trước 1994 tổng công ty chỉ biết đến những thị trường ở các nước xã hội chủ nghĩa và chưa xuất khẩu sang các nước Tây Âu, Nhật Bản thì đến những năm gần đây đã có sự thay đổi. Thị trường Nga vẫn là thị trường lớn nhất và tương đối ổn định trong những năm qua. Tuy nhiên tỷ lệ % giá trị hàng xuất khẩu ơ thị trường Nga cũng đang giảm dần trong 3 năm gần đây, năm 1997 là 37,03% xuống còn 23,53% năm 1999. Thị trường các nước Đông Âu cũng không ổn định, năm 1997 chiếm tỷ lệ 4,04% xuống 2,73% năm 1999. Như vậy quy mô thị trường truyền thống giảm trong thời gian qua do nền kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn và điều đó ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty. Thay vào đó là sự tăng lên của thị trường các nước ASEAN, Nhật Bản, Mỹ, Tây Âu. Thị trường các nước ASEAN với tỷ lệ % giá trị hàng xuất khẩu đứng thứ hai sau thị trường Nga nhưng cũng không ổn định trong bao năm gần đây, năm 1997 là 16,39%, năm 1998 là 18,36% và năm 1999 là 13,95%. Trước những năm 1991, Tây Âu, Nhật Bản, Mỹ còn là những cái tên xa lạ với tổng công ty. Nhưng từ năm 1992 đặc biệt là năm 1997 thị trường Tây Âu đã chiếm 5,25% đến năm 1998 tăng lên là 11,05% và năm 1999 là 12,61%. Còn Nhật Ban, tổng công ty cũng đã từng bước xâm nhập thị trường với tỷ lệ năm 1997 là 8,83%, năm 1998 là 11,05% và năm 1999 là 9,54% mặc dù là không ổn định nhưng vẫn tồn tại và đứng vị trí thứ bao sau Nga và ASEAN. Đối với thị trường Mỹ, đây cũng là một thị trường đầy tiềm năng đối với tổng công ty. Cho dù việc thâm nhập vào thị trường này là rất khó khăn vì yêu cầu của thị trường là rất khắt khe, mặt khác tổng công ty đang gặp trở ngại do hàng rào thuế quan. Nhưng tổng công ty luôn cố gắng giữ vững và phát triển thị trường này. Chính vì vậy mà tỷ lệ góp phần của thị trường trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty là không ổn định ttong những năm gần đây, cụ thể năm 1998 tăng lên 8,3% nhưng đến năm 1999 lại giảm xuống còn 7,01% tổng kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty. Đứng trước khó khăn đó, tổng công ty đã giải trình trở ngại với bộ NN và PTNT và đã được nhà nước trợ giá để tiếp tục thâm nhập từng bước vào thị trường Mỹ. Ngoài ra hàng xuất khẩu của tổng công ty còn được xuất khẩu sang thị trường lớn khác như Trung Quốc, Đài Loan, Mông Cổ.. trong đó hai thị trường Đài Loan và Trung Quốc thì tổng công ty đang dần có những bước tiến vững chắc trên hai thị trường lớn này. Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu chủ yếu của tổng công ty rau quả Việt Nam là tăng cường khảo sát, tìm hiểu, tham gia các hội chợ về rau quả, cụ thể là ở các khu vực thị trường như châu á, châu Âu, Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản đặc biệt là cử các chuyên gia sang Mỹ nghiên cứu những vấn đề về thuế quan, hàng rào chất lượng, tình hình cạnh tranh của sản phẩm cùng loại nhằm củng cố thị trường truyền thống và phát triển các thị trường mới góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty trong thời gian tới. II. Một vài đánh giá về hoạt động xuất khẩu tại tổng công ty rau quả Việt Nam. 1. Những ưu điểm trong hoạt động xuất khẩu của tổng công ty. Xuất khẩu là một trong những chức năng hoạt động chủ yếu của tổng công ty rau quả Việt Nam. Do đó, Nếu như hoạt động xuất khẩu thu được kết quả tốt thì nó sẽ góp phần vào sự phát triển của tổng công ty và ngược lại sẽ gây ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Tuy trong những năm gần đây, do tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, hoạt động xuất khẩu của tổng công ty có những vướng mắc nhưng nhìn chung tổng công ty có một số ưu điểm sau đây: Về mặt thị trường, tổng công ty đã duy trì được mối quan hệ truyền thống từ mấy chục năm nay với các bạn hàng cũ như Nga, Ba Lan đặc biệt là thị trường Nga rộng lớn và tương đối ổn định nhất của tổng công ty. Ngoài ra trong những năm gần đây tổng công ty đã mở rộng thêm nhiều thị trường mới như Mỹ, Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Nhật Bản và một số nước trong khu vực Đông Nam á. Đây là một hướng đi tất yếu phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của tổng công ty và của toàn bộ nền kinh tế trong thời kỳ mở cửa. Về mặt cải tiến chất lượng hàng hoá và đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh xuất khẩu. Mặc dù với một cơ sở hạ tầng kém, trang thiết bị lạc hậu từ những năm 60 và hạn chế về vốn song tổng công ty luôn đặt chất lượng hàng xuất khẩu lên hàng đầu, như một biểu hiện của chữ tín với khách hàng. Do nguồn hàng phần lớn từ sản xuất nên chất lượng được kiểm soát rất chặt chẽ, tổng công ty chỉ xuất khẩu những hàng hoá đã qua kiểm tra chất lượng và có chứng nhận chuyên môn của bộ phận KCS trong tổng công ty. Một ưu điểm nữa trong hoạt động xuất khẩu của tổng công ty là nỗ lực trong việc đa dạng hoá chủng loại hàng hoá, cơ cấu hàng xuất khẩu. Tổng công ty đã căn cứ vào những nguồn thông tin thu được về nhu cầu, thói quen tiêu dùng của khách hàng trên mỗi thị trường để có những loại hàng hoá phù hợp. Ví dụ dưa chuột lọ khẩu vị Đức, khẩu vị Hà Lan, khẩu vị Ba Lan..). Về mặt huy động vốn cho sản xuất kinh doanh xuất khẩu, để khắc phục tình trạng thiếu vốn cho việc tạo nguồn hàng xuất khẩu nên trong các thoả thuận về thanh toán, tổng công ty thường yêu cầu bên mua hàng đặt trước một lượng tiền hàng nhất định theo phần trăm của hợp đồng ký kết. Bằng cách này, tổng công ty chắc chắn giữ được khách hàng của mình và phần nào giúp cho khâu thu mua nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, để thu hút thêm nguồn vốn sản xuất kinh doanh xuất khẩu, tổng công ty thực hiện đẩy mạnh cổ phần hoá và năm 1998 tổng công ty đã hoàn thành việc chuyển nhà máy Mỹ Châu thành công ty in và bao bì Mỹ Châu, đẩy mạnh hợp tác liên doanh. Tổng công ty đã có hai liên doanh là công ty thực phẩm nước giải khát DONA NEWTOWER và nhà máy hộp sắt TOVECO. Hiện nay tổng công ty đang tập trung giúp cho LUVECO đi vào hoạt động. Đây là cơ sở liên doanh giữa nhà máy thực phẩm xuất khẩu Nam Hà với tập đoàn Lulu Trung Quốc. Về mặt tổ chức, để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công tác tổ chức từ tổng công ty cho đến các đơn vị thành viên phải được củng cố và hoàn thiện. Sắp xếp, tổ chức cơ quan tổng công ty, thành lập phòng tư vấn đầu tư phát triển, củng cố phòng kinh doanh rau quả tươi, bổ sung lãnh đạo trung tâm KCS. Trên đây là một số ưu điểm trong hoạt động xuất khẩu tại tổng công ty rau quả Việt Nam, tuy còn khiêm tốn song tổng công ty luôn cố gắng nghiên cứu để tiếp tục phát huy những ưu điểm đó nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu ở doanh nghiệp mình. 2. Những vấn đề tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của tổng công ty rau quả Việt Nam. Qua phân tích ở phần thực trạng ta nhận thấy rằng tình hình xuất khẩu của tổng công ty trong những năm gần đây có xu hướng giảm sút. Vậy những yếu tố nào đã trực tiếp gây nên thực trạng và những tồn tại trong xuất khẩu của tổng công ty là gì? Trước hết, kim ngạch xuất khẩu hàng năm của tổng công ty mới chỉ đạt ở mức hơn 50% tổng doanh thu. Như vậy chứng tỏ lượng hàng hoá xuất khẩu ra thị trường thế giới vẫn còn thấp, chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng của tổng công ty. Ngoài ra, vấn đề thị trường cũng là một vấn đề cần giải quyết của tổng công ty. Nếu công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường thu được kết quả tốt sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên thực tế mặc dù tổng công ty đang tìm cách mở rộng thị trường song thị trường của tổng công ty vẫn còn rất manh mún, bị xé nhỏ bởi nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Trong khi đó công tác nghiên cứu thị trường của tổng công ty gặp phải những khó khăn về tài chính, nhân lực hạn hẹp, chưa có điều kiện nghiên cứu chi tiết thị trường. Tổng công ty chưa đề cập đến vấn đề phân đoạn thị trường nên không nhận rõ đặc tính của từng đoạn, đặc biệt là đoạn thị trường trọng điểm, làm giảm hiệu quả các chính sách Marketing. Chất lượng hàng xuất khẩu của tổng công ty tuy có lợi thế hơn những doanh nghiệp khác trong nước không tự sản xuất song Nếu so với hàng rau quả hộp của thế giới như hàng của những đối thủ cạnh tranh Thái Lan, Trung Quốc, Braxin thì chất lượng hàng hoá của tổng công ty vẫn ở mức thấp hơn. Bên cạnh đó, bao bì hàng hoá cũng là một vấn đề của tổng công ty. Chi phí cho bao bì của tổng công ty chiếm đến 41% đối với hàng hoá có bao bì nhập ngoại và 60% đối với hàng hoá có bao bì tự sản xuất. Phần lớn bao bì là hộp, lọ thuỷ tinh, hộp sắt nhưng kích cỡ, chủng loại còn chưa phù hợp với mọi đối tượng sử dụng cho mục đích khác nhau. Hơn nữa, giá bán hàng hoá của tổng công ty lại ở mức cao hơn bình thường do chi phí sản xuất và chi phí xuất khẩu cao, làm giảm khả năng cạnh tranh với các loại hàng hoá cùng loại khác trên thị trường quốc tế. Cụ thể là giá hàng xuất khẩu của tổng công ty thường cao hơn các nước khác trong khu vực là 20-30% trong khi không có sự nổi trội hơn về chất lượng hàng hoá hay những yếu tố khác. Ngoài ra, vấn đề dự trữ hàng hoá cho xuất khẩu cũng là một vấn đề tồn tại cho tổng công ty. Mặt hàng rau quả có tính thời vụ nhưng nhu cầu tiêu dùng của con người lại thường xuyên, thậm chí còn thích rau quả trái mùa hơn nên để đảm bảo thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng cần phải có công tác bảo quản dự trữ tốt. Thế nhưng ở tổng công ty khâu bảo quản dự trữ hàng hoá xuất khẩu còn chưa đạt hiệu quả cao do công nghệ kỹ thuật bảo quản còn lạc hậu nên vẫn xảy ra tình trạng thiếu hàng xuất trong nhiều trường hợp khẩn cấp nhưng lại phải huỷ hàng hoá mất phẩm chất. Điều này làm giảm kết quả của hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong tổng công ty. Tạo nguồn hàng xuất khẩu ở tổng công ty cũng là một vần đề cần được xem xét đến. Hàng xuất của tổng công ty chủ yếu là do tự sản xuất, điều này có một số ưu điểm nhưng cũng có một số tồn tại. Đó là, do mặt hàng mùa vụ phải phụ thuộc nhiều vào chọn giống rau quả, chăm sóc vun trồng, điều kiện khí hậu đất đai, kỹ thuật thu hoạch, bảo quản nên tổng công ty không thể chỉ tập trung vào xuất khẩu hay nói cách khác độ chuyên môn hoá xuất khẩu không cao Trên đây là một số nhận xét đánh giá sơ bộ về thành công và hạn chế của công tác xuất khẩu tại tổng công ty rau quả Việt Nam. Những kết quả mà tổng công ty đạt được còn rất khiêm tốn nhỏ bé so với tiềm năng và triển vọng phát triển đang mở ra của tổng công ty. Sự cần thiết phải đẩy nhanh tốc độ và mở rộng quy mô xuất khẩu là đòi hỏi cấp bách có thể thực hiện được Nếu biết tháo gỡ những cản trở đang còn tồn tại, đồng thời có những biện pháp đặc biệt phù hợp nhằm không ngừng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của tổng công ty. Chương III Phương hướng biện pháp và một số kiến nghị thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam I. Tính cấp thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại Tổng công ty. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp đều phải tìm ra cho mình những mục tiêu, những hướng đích để đạt đến. Đặc biệt là trong xu thế tự do hoá thương mại nói chung và thực hiện công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu thì mục tiêu của hoạt động kinh doanh xnk là thu được kết quả tốt qua các nghiệp vụ xnk, cụ thể là tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, bốung nguồn thu ngoại tệ để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hay hàng hoá nước ngoài ...). Nhưng với mỗi doanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm, lĩnh vực kinh doanh, thực trạng kinh doanh và các yếu tố về môi trường khác nhau mà họ tự tìm ra cho mình những cách khác nhau để đạt được kết quả đó. ở Tổng công ty ra quả Việt Nam, thực tế đề ra là phải tìm mới và áp dụng những biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty- đó cũng là một yêu cầu, một hướng đi nhằm kết quả là mang lại sự phát triển vững chắc cho Tổng công ty trong thời gian tới. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, một trong những khó khăn của Tổng công ty là do vấp phải sự cạnh trang của một số lượng khá lớn những đối thủ trong cũng lĩnh vực kinh doanh, nếu như Tổng công ty không khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thì rất dễ bị nhấn chìm trong “biển” hàng hoá rau quả. Chính vì thế, để vượt lên các đối thủ cạnh tranh khác (cả trong nước và ngoài nước) Tổng công ty cần phải tìm các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Hơn nữa, rõ ràng xuất khẩu là hoạt động chính của Tổng công ty hiện nay nên trong mục tiêu dài hạn cũng như trung hạn và ngắn hạn, yêu cầu đầu tiên là tăng kim ngạch xuất khẩu qua từng năm trên mỗi thị trường. Đây là nguồn thu chủ yếu của Tổng công ty để chi trả cho các khoản mục chi phí cần thiết và thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước hàng năm. Tổng công ty sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu như hoạt động xuất khẩu ở Tổng công ty trở nên ngày càng sa sút, giảm mạnh về doanh thu và không có hiệu quả. Các khoản doanh thu khác ngoài xuất khẩu mà Tổng công ty thu được là rất nhỏ so với nhu cầu doanh thu của Tổng công ty. Do đó hiển nhiên là Tổng công ty phải tìm giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Nhà nước ta thực hiện chính sách “hướng về xuất khẩu” nên mọi hoạt động xuất khẩu đều được khuyến khích, thế nên Tổng công ty cần phải tận dụng triệt để lợi thế về chính sách này để tăng cường công tác xuất khẩu của mình. Nếu Tổng công ty “làm ăn” phát đạt thì nó không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân của Tổng công ty như hoàn thành ba mục tiêu coư bản của doanh nghiệp là lợi nhuận, an toàn, vị thế; giải quyết thu nhập cho người lao động trong Tổngct, mở rộng quy mô hoạt động ... mà còn mang lại lợi ích cho toàn xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp với quốc gia và quốc tế, bổ sung quỹ tiền tệ cho quỹ tiền tệ quốc gia, cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Chính vì thế, mặc dù kinh doanh trong cơ chế thị trường, mà đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và Tổng công ty rau quả Việt Nam nói riêng đều tìm những biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở đơn vị mình, cố gắng nâng cao uy tín của Tổng công ty, của sản phẩm xuất khẩu trên thị trường quốc tế, quyết tâm tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng thị phần của Tổng công ty trên toàn thế giới. Vì thế, yêu cầu đưa ra các biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở Tổng công ty rau quả Việt Nam vừa là đòi hỏi chủ quan, vừa là đòi hỏi khách quan. II. Phương hướng xuất khẩu trong thời gian tới. 1. Tổng kim ngạch và tiến độ xuất khẩu. Định hướng kim ngạhc xuất khẩu được chia thành 3 giai đoạn: Năm 2000 xuất khẩu 40 triệu USD. Năm 2005 xuất khẩu 100 triệu USD. Năm 2010 xuất khẩu 200 triệu USD. Bảng 7. Tiến độ xuất khẩu dự kiến từ nay đến năm 2010 Đơn vị: triệu USD Năm Kim ngạch Tăng trưởng (%) 1999 28 12 2000 40 12 2001 45 12 2002 52 15 2003 62 19 2004 74 19 2005 100 35 2006 112 12 2007 125 12 2008 140 12 2009 160 14 2010 200 25 (Nguồn: Định hướng phát triển của Tổng công ty Rau quả Việt Nam trong giai đoạn 1998 - 2010) Cũng như tổng kim ngạch xuất khẩu tiến độ xuất khẩu được chia làm 3 giai đoạn: 2000, 2005, 2010. Cơ sở để đề ra tổng kim ngạch và tiến độ xuất khẩu là dựa trên tình hình thực tế những năm qua và những dự báo của tình hình tiêu thụ rau quả của thế giới cũng như các mặt hàng khác của Tổng công ty trong thời gian tới. Ngoài ra nó cũng căn cứ vào mức phát triển ngành rau trong nước từ nay đến năm 2010. 2. Định hướng về sản phẩm và chiến lược. Bảng 8. Cơ cấu sản phẩm và tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu của 3 giai đoạn: 2000, 2005, 2010. Đơn vị: Triệu USD Năm 2000 2005 2010 Loại sản phẩm Kim ngạch xuất khẩu Tỷ trọng (%) Khối lượng (nghìn tấn) Kim ngạch xuất khẩu Tỷ trọng (%) Khối lượng (nghìn tấn) Kim ngạch xuất khẩu Tỷ trọng (%) Khối lượng (nghìn tấn) 1 Rau quả tươi 4 10 13 15 15 50 40 20 130 2. Rau quả hộp, nước quả, cô đặc, đông lạnh 13 32,5 18 40 40 57 80 40 120 3. Rau quả sấy, muối 6 15 10 20 20 33 40 20 68 4. Gia vị 9 22,5 6 20 20 13 30 15 20 5. Nông sản thực phẩm 8 20 10 5 5 7 10 5 12 Tổng 40 100 57 100 100 160 200 100 350 (Nguồn: Đính hướng phát triển của Tổng công ty rau quả Việt Nam giai đoạn 1998 - 2010) Định hướng về cơ cấu sản phẩm cho thấy các mặt hàng truyền thống của Tổng công ty như rau quả tươi, rau quả tươi, rau quả hộp, nước giải khát, cô đặc, rau quả đông lạnh, rau quả muối sấy ngày một khôi phục lại vị trí của nó. Bảng 9. Định hướng cơ cấu sản phẩm và thị trường đến năm 2010 Sản phẩm chủ lực Sản phẩm đa dạng khác Thị trường chính 1. Rau quả tươi. Bắp cải, khoai tây, hành tây, dưa hấu, tỏi, cà rốt, gừng, nghệ, chuối tiêu, vải. Hoa layơn, hoa kèn, phong lan. Su hào, súp lơ, tỏi tây, đậu quả, cà chua, dưa c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV435.doc
Tài liệu liên quan