Đề tài Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007

Trái với tốc độ tăng nhanh và bất ngờ của thị trường Trung Quốc của than Việt Nam, thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường truyền thống lâu nay của Việt Nam, với lượng than nhập khẩu ổn định và tăng đều, không có những biến động bất ngờ như các thị trường khác. Trong thời gian trước và trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế châu Á thì mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 0,2 – 3 triệu tấn than, doanh thu khoảng 30 – 50 triệu USD. Tại Nhật Bản, than Việt Nam được sử dụng chủ yếu phục vụ trong các ngành sắt thép, xi măng và công nghiệp tổng hợp (sản xuất điện cực, hóa chất, đóng bánh ). Cùng với việc hợp tác chặt chẽ trong thương mại nên than xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản luôn ổn định và tăng đều từ năm 2001 đến nay. Trong năm 2001, lượng than nhập khẩu của Việt Nam là 1,15 triệu tấn chiếm thị phần khoảng 23% thị trường than Antraxit nhập khẩu của Nhật Bản. Tuy cuối năm 2001, Hoa Kỳ công bố tăng mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép lên 35% nên đã làm cho sản lượng sản xuất của các hộ sản xuất thép giảm sút, các hộ thép của Nhật Bản đã phải cắt giảm sản lượng và chi phí đầu vào đã ảnh hưởng đến than xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Các nhà cung cấp than cho thị trường Nhật Bản đã phải cắt giảm giá thành trong năm 2002 thấp hơn năm 2001 khoảng 5-7%, theo đó, các nhà xuất khẩu than của Việt Nam cũng giảm giá than tại thị trường Nhật Bản xuống 4,8% trong năm 2002 so với năm trước. Bù lại cho việc giảm giá thành thì kim ngạch xuất khẩu than lại tăng lên trong năm 2002, số lượng than Antraxit Việt Nam xuất khẩu cho ngành công gnhiệp thép của Nhật Bản tăng lên 13,6%. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh tại thị trường Nhật Bản tăng lên 25% trong năm 2002 so với năm 2001, đạt 43.118 nghìn USD. Trong năm 2005, doanh thu xuất khẩu than tại thị trường Nhật Bản đạt 51.598 nghìn USD với thị phần khoảng 32% lượng than Antraxit nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. Sang năm 2006, lượng than Antraxit xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đạt 2,2 triệu tấn, đã đưa Nhật trở thành đối tác lớn thứ 2 của than Antraxit Việt Nam.

docx47 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực tế việc khai thác than đã nuôi sống hàng trăm ngàn người. ● Tạo mới và phát triển các khu dân cư, hình thành nhiều làng mỏ, phát triển dân số và từ đó phát triển về nhà ở, trường học, bệnh viện… và các dịch vụ hạ tầng cơ sở hạ tầng gần các khu mỏ khai thác. Tại các khu vực khai thác mỏ than sẽ hình thành các dịch vụ, các ngành nghề sản xuất nhỏ để phục vụ hay cung cấp cho công nhân, hay đấy chính là việc phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho một bộ phận người dân. ● Hình thành giai cấp công nhân mỏ ở Việt Nam và văn hóa người mỏ, nhất là ở Quảng Ninh. Đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa… Ở những vùng xa xôi hẻo lánh, phát triển khai thác mỏ than là việc làm gia tăng sử dụng vùng đất xung quanh và giá trị của chúng. ● Góp phần phân bố lại dân cư lao động hợp lý hơn, giảm được sức ép gia tăng dân số lên các trung tâm, thành thị. Tuy nhiên trong việc khai thác than, đặc biệt là hoạt động khai thác trong hầm lò luôn tiềm ẩn những rủi ro nổ lò, cháy lò, bục nước, sập lún hầm lò… Hậu quả là người lao động gánh chịu, bên cạnh đấy cũng có nhiều lao động mắc bệnh nghề nghiệp … đấy cũng là một vấn đề lớn đặt ra cho ngành trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của đại bộ phận lao động của ngành. Về bảo vệ môi trường Từ khi được thành lập vào năm 1994, Than Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp cải thiện môi trường vùng mỏ khai thác theo tinh thần đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành than và các vùng than. Với phương châm và mục tiêu đặt ra trong công tác bảo vệ môi trường, ngành than đã có nhiều hoạt động có ý nghĩa trong việc quản lý môi trường và giảm thiểu các ô nhiễm do hoạt động khai thác. Có thể những kết quả trong công tác quản lý môi trường của ngành than không triệt để hay chưa kiểm soát hoàn toàn lượng ô nhiễm của hoạt động khai thác gây ra nhưng những hành động của ngành đã tạo động lực và bước đi đầu cho những ngành công nghề khác học tập và làm theo trong công tác bảo vệ môi trường, khắc phục sự suy thoái của môi trường sống xung quanh con người. Một số kết quả mà ngành than đạt được: ● Hầu hết các mỏ và các đơn vị sản xuất – kinh doanh đã lập và được duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, là cơ sở ban đầu cho việc quan trắc, quản lý môi trường và thực hiện các giải pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm. Bên cạnh đấy, các mỏ và các nhà máy sàng tuyển đã, đang và thực hiện các dự án xây dựng các công trình chống bụi, thoát nước, xử lý nước thải, thực hiện nạo vét sông suối, khôi phục một số hồ nước ở Quảng Ninh, xây kè đập ở chân bãi thải đất đá của quá trình khai thác và trồng cây xanh xung quanh các vùng mỏ, thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc… tổng cộng đã trồng mới và chăm sóc được hơn 2 nghìn ha. ● Với sự tài trợ của UNDP đã thực hiện dự án VIE/95/003 về bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ lộ thiên ở vùng mỏ than Quảng Ninh. Ngoài ra, ngành cũng đã và đang thực hiện các dự án về bảo vệ môi trường khác do các tổ chức quốc tế tài trợ như: SIDA, JICA… Về phía Than Việt Nam, trong giai đoạn 1996-1998 đã chủ động thành lập quỹ nhằm chi vào hoạt động bảo vệ môi trường (trích 1% từ giá thành). Đến năm 1999, đã thành lập Qũy môi trường TVN, quỹ môi trường TVN được trích từ 1% giá thành và từ hoạt động khác có liên quan. Hiện nay, mỗi năm ngành than sử dụng khoảng 60 tỷ Đồng để thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học vùng mỏ và xử lý các sự cố môi trường trong hoạt động khai thác than của Than Việt Nam. Mục đích của than Việt Nam là xây dựng một môi trường xanh-sạch-đẹp. ● Than Việt Nam đã xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý về môi trường các cấp và ban hành “Quy định về công tác bảo vệ môi trường và phòng chống sự cố môi trường trong Than Việt Nam”, đề ra giải pháp cũng như thực hiện các dự án, khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường trên toàn vùng và tại các khu đô thị, dân cư. Than trong ngành năng lượng Than là một trong những tài nguyên năng lượng của quốc gia trong nguồn tài nguyên năng lượng đa dạng của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang khai thác nguồn năng lượng thương mại bao gồm: dầu khí, than, thủy điện và khí đốt với tổng năng lượng khai thác trong năm 2003 là 35,1 triệu TOE (triệu tấn dầu tương đương) và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của nguồn năng lượng thương mại là 13,14%/năm. Nguồn tài nguyên năng lượng của Việt Nam có thể đáp ứng dược nhu cầu cơ bản về năng lượng trong nước và một phần cung cấp cho hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Nếu như phần trên của bài viết nghiên cứu về vai trò của than sản phẩm trong nền kinh tế xã hội, thì phần này bài viết sẽ nhìn nhận đóng góp của than trong tổng thể các nguồn năng lượng Việt Nam đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Do hạn chế về phát triển kinh tế và trình độ công nghệ nên sản lượng sản xuất và tiêu thụ các dạng năng lượng thương mại trên đầu người của Việt Nam còn thấp, năm 1990 là 107 kgOE và năm 2003 là 436 kgOE mỗi năm. ● Quan hệ năng lượng và GDP Trong sản lượng năng lượng sản xuất ra hằng năm thì than sạch có tốc độ gia tăng bình quân hàng năm khoảng 12%/năm, với năm 2003 đạt 18,7 triệu tấn, năm 2004 tăng lên đến 25,4 triệu tấn… Trong những năm qua, cường độ sử dụng năng lượng của Việt Nam không ngừng được tăng lên, đó là điều tất yếu khi mà Việt Nam đang trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa nên thực hiện quá trình thay đổi năng lượng phi thương mại (củi gỗ, than gỗ, phụ phẩm nông nghiệp…) bằng các nguồn năng lượng thương mại. Bên cạnh đó, nhà nước Việt Nam cũng đang thực hiện chính sách trợ giá năng lượng và áp dụng chính sách giá năng lượng thấp cũng như việc sử dụng các nhà máy, các thiết bị có hiệu suất thấp và đã quá thời hạn sử dụng cũng làm tăng cường độ sử dụng nănh lượng; Cường độ sử dụng năng lượng của Việt Nam theo giá hiện hành hiện nay là khoảng 400 kgOE/1000 USD, trong khi giá trị bình quân của các nước đang phát triển OECD là 130,5, giá trị bình quân của thế giới là 176,5 và một số nước trên thế giới như: Thái Lan 248, Inđônêxia 319, Malaixia 262, Trung Quốc 538, Hàn Quốc 209 và Nhật Bản 61… Xét về hệ số đàn hồi giữa năng lượng và GDP (tỷ số giữa tốc độ tăng tiêu thụ năng lượng và tốc độ tăng trưởng GDP trong cùng một giai đoạn) – một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá mối quan hệ giữa Năng lượng và Kinh tế trong cùng một giai đoạn nghiên cứu. Bảng: Mối quan hệ tương quan Năng lượng – Kinh tế của Việt Nam 1991-1995 1996-2003 2004-2007 Nhịp tăng GDP (%) 8.18 6.99 Nhịp tăng nhu cầu Năng lượng (%) 13.8 9.3 Hệ số Năng lượng - GDP 1.68 1.33 1.25 (Nguồn: Ban quản lý dự án – Bộ kế hoạch và Đầu tư) Trong quan hệ năng lượng – GDP giai đoạn đầu của cuộc đổi mới kinh tế 1991 – 1995 ở mức 1,68 là phù hợp với tình hình của một quốc gia đang phát triển ở giai đoạn đầu, giai đoạn này nền kinh tế bắt đầu đổi mới và phát triển kéo theo nhu cầu tiêu thụ các nguồn năng lượng tăng cao. Nhưng đến giai đoạn sau, hệ số Năng lượng – GDP đã giảm xuống còn 1,33, điều đó chứng tỏ nền kinh tế đã vận hành một cách đúng hướng và có hiệu quả hơn, tập trung phát triển các ngành sử dụng ít năng lượng hơn. (Bổ sung số liệu) Những yếu tố kinh tế xã hội tác động đến ngành than Việt Nam Vấn đề phân bố vùng mỏ và địa phương khai thác ● Hiện nay, đa số các vùng mỏ than khai thác, các kho vật liệu nổ… đều nằm ở các khu vực hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn nên ngành than gặp không ít khó khăn trong việc đưa phương tiện và vận chuyển than khai thác được đi tiêu thụ. Các mỏ than được đánh giá có trữ lượng lớn và giá trị lớn nằm rải rác trên khu vực rộng lớn, các mỏ nằm trong khu vực đồi núi thì ngành than có thể tiến hành bóc đất khai thác nhưng các mỏ than tập trung ở đồng bằng sông Hồng thì ngành than gặp nhiều khó khăn do việc bóc đất và ảnh hưởng đến một diện tích đất nông nghiệp nên các mỏ than trọng tâm thường là ở khu vực hẻo lánh và xa khu dân cư hay ở các vùng đồi núi. Công tác khai thác các mỏ than ở khu vực đồi núi sẽ kéo theo một hệ quả là ngành than phải đầu tư nhiều hơn vào công tác xây dựng và quản lý cơ sở vật chất phục vụ của công nhân viên từ các dịch vụ phục vụ cuộc sống như: điện, nước, trạm y tế, trường học, bệnh viện, đường sá giao thông… đã phần nào làm tăng chi phí đầu tư cố định phục vụ ngành than. Đặc biệt, hiện nay lượng công nhân phục vụ trong các khu mỏ ngày càng lớn nên sức ép về đảm bảo cuộc sống cho lao động ở khu vực đồi núi, hẻo lánh là một nhiệm vụ không dễ giải quyết của ngành. ● Vùng mỏ than Quảng Ninh lâu nay chỉ tập trung sản xuất và kinh doanh xoay quanh sản phẩm than mà các ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ có khả năng thu hút lao động nữ lại hạn chế. Với vùng mỏ than Quảng Ninh, để đòi hỏi lượng nhân công khai thác trong khu mỏ là rất lớn và chủ yếu là nhân công nam trong khi các chính sách và chiến lược giải quyết công ăn việc làm cho nữ giới trong khu mỏ lại triển khai còn chậm; những người phụ nữ ở đấy là người thân, là vợ, là con của công nhân đang khai thác than trong các hầm mỏ… Cuộc sống của những hộ gia đình đó mà phụ thuộc vào đồng lương của ngành than độc canh sẽ gây không ít khó khăn và gành nặng cho công nhân tham gia hoạt động trong ngành than. ● Quảng Ninh nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế Bắc bộ, có tốc độ đô thị hóa nhanh nên ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan môi trường, di tích lịch sử văn hóa lại càng được chú trọng. Bên cạnh Quảng Ninh là Vịnh Hạ Long, một di sản thiên nhiên thế giới mở ra triển vọng về du lịch văn hóa và dịch vụ… những yếu tố đấy buộc ngành than phải có một số điều chỉnh trong ngành để phù hợp với yêu cầu phát triển chung của xã hội, ngành than đã phải tháo dỡ hệ thống đường sắt Hà Lầm – Hòn Gai, Hòn Gai – Cọc 5 – Cọc 8 và chuyển đổi mục đích sử dụng cảng than Hòn Gai… Với những thay đổi đấy đã đẩy chi phí sản xuất của ngành than tăng lên, đẩy giá thành sản xuất than tăng lên. Vấn đề thuộc nội bộ ngành than ● Chất lượng than nguyên vỉa của các mỏ than là khác nhau, điều kiện khai thác than ở các mỏ cũng không giống nhau nên giá bán than và hiệu quả khai thác của các mỏ than là khác nhau dẫn đến sự khác khác nhau trong thu nhập của cán bộ công nhân viên lao động trong các mỏ than. Mặt khác, hiện nay giá bán than trong nước và xuất đi thị trường quốc tế là khác nhau, giá bán trên thị trường thế giới gấp đôi giá bán trong nước nên các mỏ than được xuất đi nước ngoài sẽ có doanh thu trong kinh doanh lớn hơn là các mỏ than chỉ được tiêu thụ trong nước. ● Xuất phát từ lợi nhuận của hoạt động bán than mà tổng công ty có những đầu tư trong công nghệ khai thác và đào tạo nguồn lao động mới cho ngành than. Đối với các mỏ mới được đưa vào hoạt động hay mỏ kinh doanh than trong nước thì lượng tích lũy không cao trong khi điều kiện khai thác là rất phức tạp và nguy hiểm, các mỏ than càng ngày càng phải khai thác xuống sâu dưới lòng đất nên suất đầu tư ngày càng tăng. Đối với các mỏ hầm lò, các công nghệ lạc hậu vẫn còn sử dụng nên tổn thất trong quá trình khai thác than khá cao, mức độ đảm bảo an toàn thấp, đã nhiều năm các mỏ than phải tự cân đối tài chính bằng cách giảm hệ số bóc đất ở mỏ lộ thiên và giảm hệ số đào lò ở các mỏ hầm lò nên đã đưa các mỏ vào tình trạng vi phạm các tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghiệp ở các mức độ khác nhau. ● Do tài nguyên phân chia không đồng đều và khác nhau về trữ lượng, chất lượng trong khi các công ty khai thác lại khác nhau về điều kiện kỹ thuật khai thác và vốn khác nhau nên trong trường hợp nhiều công ty khai thác ở cùng một vùng mỏ thì cần phải có các phương án điều hòa hợp lý nhằm phát huy tối đa năng lực và công nghệ - kỹ thuật của các bên. ● Điều chỉnh quan hệ cung – cầu trên thị trường là một vấn đề phức tạp đã tồn tại lâu nay mà ngành than vẫn chưa giải quyết được. Tác động chung của nền kinh tế ● Các biến cố xảy ra trong nền kinh tế đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển sẽ tác động mạnh đến bất cứ một ngành nghề nào trong nền kinh tế, ngành than cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Việt Nam đã là thành viên của WTO, nền kinh tế của Việt Nam sẽ chịu trực tiếp các tác động trên thị trường thế giới nhanh và sâu hơn; Hiện nay, giá dầu trên thế giới tăng cao đã tác động gần như là tất cả các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh trong nền kinh tế. Đối với ngành than, chi phí vào vận chuyển sản phẩm, vận chuyển đất đá thải ra trong quá trình khai thác và chi phí vào các máy móc khoan, khai thác tăng lên, đẩy giá thành sản phẩm tăng cao. ● Sự điều chỉnh của các chính sách của Chính phủ cũng tác động sâu sắc đến sản lượng khai thác và tiêu thụ của ngành than. Trong nhiều năm qua, Chính phủ cũng đã có các chính sách vĩ mô hợp lý và tích cực vào ngành than như hướng dẫn trong công tác lập kế hoạch khai thác, kinh doanh và xuất khẩu của ngành than nhưng bên cạnh đấy nhiều trường hợp Nhà nước cũng chưa có các chính sách thỏa đáng hỗ trợ nhân dùng than thay củi đốt phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nguồn gỗ tự nhiên của Việt Nam đang cạn kiệt và tàn phá nặng nề, trong khi lượng than khai thác ra đủ để đảm bảo tiêu thụ trong nước vì vậy Nhà nước cần phải đưa ra chính sách bảo vệ nguồn gỗ phục vụ chống lò trong ngành than và đưa than đến với các hộ dân sinh hoạt hay sản xuất… ● Việc sử dụng công nghệ lạc hậu của các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, phân bón… nên phải tiêu tốn một lượng than khá lớn và quen dùng với giá than thấp, do đó khó chấp nhận việc tăng dần giá than, buộc Nhà nước phải vào cuộc để điều chỉnh lại. Trường hợp thay đổi công nghệ ở nhà máy xi măng Bỉm Sơn và ở ngành đường sắt đã dẫn đến sự mất hẳn thị trường tiêu thụ của mỏ than Na Dương, mỏ Khe Bố vốn dĩ đã từ lâu được xây dựng để phục vụ riêng cho ngành xi măng và đường sắt... Chương II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu Than Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2007 Thị trường tiêu thụ than thế giới trong giai đoạn hiện nay Phân bố trữ lượng than trên thế giới Than được dùng làm nguồn năng lượng phục vụ nhu cầu của con người từ hàng ngàn năm nay, trên thế giới cũng như Việt Nam, than được dùng làm chất đốt trong sinh hoạt, là nguyên liệu phục vụ trong các ngành công nghiệp luyện kim, hóa chất, sành sứ và thủy tinh… Kể từ cuộc khủng hoảng năng lượng vào những năm thập niên 70 đến nay, nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng thương mại không ngừng được tăng lên với mức tăng khoảng 60%, trong dó 1/4 nguồn năng lượng được cung cấp từ than. Trên thực tế thì than vẫn là nguồn năng lượng hóa thạch có trữ lượng lớn nhất trong các nguồn năng lượng hóa thạch khác như dầu mỏ, khí đốt, Uran, với trữ lượng chiếm khoảng 68% nguồn trữ lượng của năng lượng hóa thạch. Trong lòng trái đất đang có một trữ lượng than khổng lồ mà chưa thể khai thác hết được, theo dự báo của Cơ quan năng lượng thế giới – IEA thì tổng lượng than khoáng sản của thế giới hiện nay vào khoảng 1089 tỷ tấn và được nằm rải rác trên khắp trái đất. Các quốc gia có trữ lượng than lớn trên thế giới là Mỹ 25%, Liên Xô cũ 23%, Trung Quốc 12%, các quốc gia Ấn Độ, Australia, Nam Phi, Đức có tổng trữ lượng chiếm 29% và phần còn lại là các nước khác trên thế giới. Biểu đồ: Phân bố trữ lượng Than khoáng sản trên thế giới Tuy được dự báo là trự lượng than chưa khai thác là khá lớn nhưng nếu như tốc độ khai thác năm 2002 thì sau khoảng gần 250 năm nữa là lượng than trên trái đất này sẽ cạn kiệt, do đó cần phải tính đến các phương án khai thác và kinh doang hiệu quả, tránh lãng phí nhằm sử dụng triệt để và hiệu quả nguồn tài nguyên quý báu của trái đất này. Theo báo cáo của BP statistical Review 2004, tính đến năm 2004 thì trữ lượng than trên toàn thế giới là 984 tỷ tấn trong đó 50% than Antraxit và 50% là than nâu, chỉ có thể được trong 192 năm nữa. Các quốc gia Mỹ, Cộng đồng các quốc gia độc lập và Trung Quốc là có trữ lượng lớn nhất (chiếm trên 50% trữ lượng than của thế giới), một số quốc gia có trữ lượng than như: Ấn Độ là 90 tỷ tấn, Úc là 90 tỷ tấn và Nam phi là 50 tỷ tấn than… Bảng: Phân bố trữ lượng than trên thế giới năm 2004 (Nguồn: BP statistical Review 2004) Trong hơn 50 năm qua, sản lượng than được khai thác và tiêu thụ trên thế giới tăng lên gấp 3 lần, cùng với các giao dịch và buôn bán than trên thế giới được mở rộng nên đã tăng hệ số sử dụng than trong ngành năng lượng, giảm được sức ép lên dầu mỏ. Nhờ việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình khai thác ở các mỏ than nên sản lượng sản xuất của năm sau luôn lơn hơn năm trước, đấy cũng là một phần của nguyên nhân vì sao giá than trên thị trường ít có biến động lớn so với giá của các nguồn năng lượng khác. Hiện nay, hàng năm con người moi từ lòng đất lên hơn 3 tỷ tấn than mỗi năm và các quốc gia có trữ lượng than lớn cũng chính là những quốc gia có lượng than được sản xuất ra nhiều nhất, như: Hoa Kỳ khoảng 25-35% tổng sản lượng than thế giới, Trung Quốc khoảng 23-25%, Ấn Độ khoảng 8%, Astraulia khoảng 8%, Nga khoảng 5%, Nam Phi khoảng 7% và một số nước như Đức, Inđônêxia, Ba Lan và Canada mỗi nước khai thác và tiêu thụ khoảng 3% sản lượng than trên toàn thế giới. / Thị trường tiêu thụ than trên thế giới hiện nay Xu hướng tiêu thụ của thị trường Than đóng góp một phần rất lớn vào nguồn năng lượng được tạo ra trên thế giới, hàng năm than cung cấp 23% nguồn năng lượng chính toàn cầu và trong lượng than được sử dụng thì có tới 60% là phục vụ cho sản xuất điện và chiếm 38% lượng điện được sản xuất ra trên toàn cầu. Đồng thời, than đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất thép, chiếm 70% sản lượng thép được sản xuất trên thế giới. Than được tiêu thụ trên thế giới được phân chia như sau: Các nước thuộc OECD chiếm 51% trong tổng lượng tiêu thụ than cứng, các nước có nền kinh tế chuyển đổi là 9% và 40% là tỉ lệ của các nước đang phát triển. Nếu như trong những thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước khi mà nhu cầu mua nhiều than nhất là khu vực tây Âu với tỷ lệ vào khoảng 57,4% than tiêu thụ trên thế giới, kế đến là khu vực đông Âu chiếm 21,1% và thứ ba là Nhật Bản có tỷ lệ khoảng 6,4%... Nhưng kể từ thập niên 80 trở lại nay, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với đầu tàu là Nhật Bản và sau này có thêm Trung Quốc đã có tốc độ tăng nhập khẩu than hết sức nhanh chóng, tỷ lệ than tiêu thụ của khu vực hiện chiếm khoảng 49% tổng lượng than tiêu thụ trên thị trường thế giới. Than dần được ưa chuộng sử dụng hơn trong ngành năng lượng của các quốc gia trên thế giới với vị thế chi phí thấp, trữ lượng dồi dào và phân bố rộng. Trong 6 năm lại nay, lượng than tiêu thụ trên thế giới đã tăng lên 30%, gấp đôi so với bất kỳ loại nguyên liệu nào, nhưng giá than trên thế giới đang có xu hướng tăng lên do nguồn cung thiếu hụt so với lượng cầu phục vụ trong các ngành công nghiệp của các quốc gia trên thế giới. Trong xu hướng tiêu thụ than trên thế giới trong thời gian vừa qua, có 2 xu hướng nổi bật đó là: (1) Nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung và than nói riêng trên thế giới đang có xu hướng tăng lên. (2) Khu vực tiêu thụ than nhiều nhất trên thế giới được chuyển dần từ khu vực Châu Âu và Hoa Kỳ, chủ yếu là các nước tây Âu được chuyển sang khu vực châu Á. Nhu cầu tiêu dùng than trên thế giới không ngừng được tăng lên qua từng năm, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, gia tăng dân số thì việc tiêu thụ năng lượng nói chung và nguồn than nói riêng sẽ tăng lên một mức đáng kể trong tương lai, khoảng 27% trong vòng 15 năm tới đối với hoạt động tiêu thụ các nguồn năng lượng, trong đó than và khí đốt tự nhiên vẫn là những nguồn nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn năng lượng thương mại. Khi mà lượng dầu mỏ trên thế giới đang ở giai đoạn sốt giá và trữ lượng đang cạn dần thì loài người chuyển dần sang tiêu thụ các nguồn năng lượng khác để giảm sức ép cho dầu mỏ là một biện pháp có hiệu quả trong an ninh năng lượng. Trong năm đầu của thập niên 70, khi mà dân số thế giới chỉ mới khoảng 3,7 tỷ dân và với lượng tiêu thụ năng lượng vào khoảng 5 tỷ tep. Nhưng đến năm 2000, lượng tiêu thụ năng lượng của cả thế giới đã tăng thêm 5 tỷ tep, đạt mức 9,2 tỷ tep với số dân là 6 tỷ dân. Sau 30 năm, từ năm 1970 – 2000, tốc độ gia tăng sử dụng năng lượng của thế giới tăng với tốc độ khoảng 11% trong cả giai đoạn và dự báo đến năm 2030 thì lượng tiêu thụ năng lượng nói chung đạt 15,3 tỷ tep, với tốc độ gia tăng trong cả giai đoạn là 27%. Biểu đồ: Nhu cầu năng lượng của thế giới (Nguồn: BP Statistical Review 2004) Sự tăng lên về nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên thế giới là một điều dễ hiểu khi mà các nền kinh tế đang cần năng lượng lớn để phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp trong nước, nhất là công nghiệp điện, hóa chất và xi măng… Trong 6 năm quan, lượng than tiêu thụ của thế giới đã tăng lên 30%, nổi lên một số quốc gia tiêu thụ than lớn như: Trung Quốc với lượng tiêu thụ than hằng năm tăng khoảng 10%/năm, với lượng than tiêu thụ trong năm 2007 gần 3 tỷ tấn than. Lượng than tiêu thụ ở Anh cũng tăng lên ở mức 9%/năm trong các năm 2004 – 2006, lượng than tiêu thụ ở Hoa Kỳ trong những năm trước tăng với tốc độ 5%/năm… và một số quốc gia có nền kinh tế mới nổi ở châu Á cũng gia tăng lượng tiêu thụ than để phục vụ nhu cầu trong nước như: Ấn Độ, InđônêxiA, Thái Lan… Trong khi nguồn năng lượng dầu mỏ đang lên sốt và nguồn dự trữ không nhiều thì than là một nguồn năng lượng bổ sung và thay thế hợp lý, với trữ lượng nhiều và phân bố rộng trên khắp thế giới. Cơ cấu tiêu thụ năng lượng thương mại của thế giới hiện nay chủ yếu vẫn là than đá, chiếm ưu thế hẳn so với các nguồn năng lượng khác như: dầu mỏ, khí tự nhiên, năng lượng tái tạo hay nguồn năng lượng hạt nhân. Theo dự báo thì từ nay đến năm 2020, nhu cầu tiêu thụ than trên thế giới sẽ tăng với tỉ lệ bình quân là 2,2%/năm, trong đó khu vực châu Á vẫn được dự báo là khu vực có tốc độ gia tăng và sử dụng than nhanh nhất trong những năm tới, với mức tăng lượng sử dụng 25%/năm và đến năm 2015 sẽ chiếm tỷ lệ 59% tổng lượng than tiêu thụ trên thị trường. Biểu đồ: Cơ cấu và tốc độ tăng tiêu dùng năng lượng của thế giới (Nguồn: BP Statistical Review 2004) Nguyên nhân chủ yếu của xu hướng thay đổi khu vực tiêu thụ than hiện nay là do các chính sách năng lượng nói chung và về than nói riêng của các quốc gia xuất nhập khẩu than lớn trên thế giới đã ảnh hưởng đến tình hình thị trường, trong đó đáng chú ý nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, các quốc gia tiêu thụ than lớn ở khu vực châu Á, đã tăng mức tiêu thụ than đáng kể… Hiện nay, lượng than tiêu thụ của Trung Quốc bằng tổng lượng than tiêu thụ của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản cộng lại, và các quốc gia ở châu Á cũng đang có nhu cầu nhập khẩu lượng than mạnh như Nhật Bản, Ấn Độ… để khắc phục và phục vụ công nghiệp điện trong nước do động đất gây ra và bổ sung lượng thiếu hụt lâu nay./ Tình hình cung-cầu than trên thị trường (nguồn cung sản phẩm, cầu và giá cả của than trong các thời điểm) Trong thời gian gần đây, thị trường than khoáng sản thế giới có một số biến động gây ảnh hưởng đến tình hình cung – cầu và giá cả than trên thị trường. Theo các chuyên gia và Tổ chức dự báo về than tiêu thụ thì từ thời gian này về sau, lượng than cung ứng trên thị trường sẽ không đáp ứng đủ lượng cầu và đẩy giá thành sản phẩm lên cao, gây ảnh hưởng cho các nhà nhập khẩu than lớn trên thế giới. Một tất yếu đang xảy ra đó là cung than thương phẩm không đáp ứng đủ cầu đã đẩy giá cả lên cao trong thời gian ngắn. Trong những tháng đầu năm nay, nhu cầu về than để phục vụ phát triển của các nước tăng lên đột biến, nhất là các quốc gia có nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi và đang phát triển nên cần một lượng lớn về năng lượng nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, một phần do sức ép tăng giá của dầu mỏ trên thế giới nên nhiều quốc gia có xu hướng chuyển hướng ưu tiên dùng than để giảm chi phí của nền kinh tế. Trong những tháng đầu năm 2008 đã có một số biến động trong cung – cầu than trên thị trường, khi mà Trung Quốc: một nhà sản xuất than và tiêu thụ than lớn trên thế giới, với nhu cầu tiêu thụ than tăng bình quân mỗi năm khoảng 10% đã ngừng xuất khẩu than trên thế giới vào ngày 25/01/2008 đã khiến cho giá than ở khu vực châu Á tăng lên và giữ ở mức cao. Sau quyết định ngừng cung cấp than của Trung Quốc trên thị trường quốc tế thì giá than khu vực châu Á đã tăng lên 34% và tăng 137% so với tháng 1/2007. Theo dự đoán thì trong năm 2008, Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoáng 15 triệu tấn than phục vụ cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một trong những nhà nhập khẩu than lớn nhất thế giới trong những giai đoạn trước sẽ tiếp tục và tăng lượng nhập khẩu than trong thời gian tới đề bù đắp phần năng lượng bị thiếu hụt do các trục trặc của các nhà máy điện hạt nhân bị hư hại trong 2 trận động đất trong năm 2007. Một số quốc gia của khu vực châu Á như Ấn Độ cũng sẽ tăng lượng than nhập khẩu để phục vụ các nhà máy điện than từ các quốc gia như Inđônêxia, Úc trong những năm tới và một số quốc gia khác châu Á cũng sẽ gia tăng lượng than tiêu thụ… Mặt khác, các quốc gia phương tây cũng gia tăng lượng than tiêu thụ phục vụ cho nền kinh tế như: Hoa Kỳ sẽ tăng 5% lượng than tiêu thụ trong năm 2008 so với 2007; Anh Quốc cũng tăng sản lượng tiêu thụ hằng năm với mức bình quân 9% trong các năm 2005-2007. Trong khi lượng cầu hàng năm của các quốc gia trên thế giới về than lại tăng lên nhanh chóng thì lượn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007.docx
Tài liệu liên quan