Đề tài Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam – Thực trạng và triển vọng

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu. 3

Chương 1. Một số vấn đề chung về ngoại thương và kinh nghiệm của một số nước. 5

1.1. Một số vấn đề chung về ngoại thương. 5

1.1.1. Khái niệm và vai trò của ngoại thương với nền kinh tế. 5

1.1.2. Các lý thuyết cơ bản về ngoại thương. 9

1.1.3. Một số yếu tố tác động đến phát triển ngoại thương. 14

1.2. Bài học kinh nghiệm về chính sách ngoại thương của một số nước. 17

1.2.1. Kinh nghiệm từ các nước NIC Đông Á. 17

1.2.2. Kinh nghiệm từ Trung Quốc. 18

1.2.3. Kinh nghiệm từ các nước ASEAN . 20

Chương 2. Hoạt động ngoại thương của Việt Nam từ 1990 đến nay. 23

2.1. Phát triển ngoại thương – sự lựa chọn tất yếu của Việt Nam 23

2.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam đầu thập kỉ 90. 23

2.1.1.1. Tình hình trong nước. 23

2.1.1.1. Tình hình quốc tế. 24

2.1.2. Tầm quan trọng của ngoại thương đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 26

2.1.2.1. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 26

2.1.2.2. Vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 28

2.1.3. Những thuận lợi của Việt Nam trong phát triển ngoại thương. 28

2.2. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ 1990 đến nay. 30

2.2.1. Động thái kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam. 31

2.2.2. Hoạt động xuất khẩu. 36

2.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu. 38

2.2.2.2. Cơ cấu xuất khẩu. 40

2.2.2.3. Thị trường xuất khẩu. 42

2.2.3. Hoạt động nhập khẩu. 47

2.2.3.1. Kim ngạch nhập khẩu. 47

2.2.3.2. Cơ cấu nhập khẩu. 48

2.2.3.3. Thị trường nhập khẩu. 50

2.3. Đánh giá. 51

2.3.1. Những thành công. 51

2.3.2. Nguyên nhân thành công. 54

2.3.3. Những mặt chưa thành công và nguyên nhân. 57

Chương 3. Triển vọng và giải pháp phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam. 60

3.1. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam. 60

3.1.1. Những thuận lợi. 60

3.1.2. Những khó khăn. 61

3.2. Chiến lược phát triển ngoại thương của Việt Nam những năm tới. 62

3.3. Một số giải pháp và đề xuất nhằm phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. 65

3.3.1. Về phía Nhà nước. 66

3.3.2. Về phía doanh nghiệp. 72

Kết luận. 77

Danh mục tài liệu tham khảo. 78

 

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3487 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam – Thực trạng và triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i số lượng là 1,5 triệu tấn, và cả thời kì 1991 – 1995 đã xuất hơn 30 triệu tấn. Gạo cũng bắt đầu được xuất khẩu (bình quân đạt 1,5 triệu tấn/năm). Cà phê cũng có những bước tiến vượt bậc. Cụ thể, năm 1990 ta mới xuất được 89,6 ngàn tấn nhưng đến năm 1995 đã xuất được tới 186,9 ngàn tấn, tăng hơn gấp đôi so với năm 1990. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc cũng đã đạt 847 triệu USD vào 1995, tăng gấp hơn 5 lần so với kim ngạch năm 1991. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu giày dép và sản phẩm da đã tăng từ 10 triệu USD vào năm 1991 lên tới 293 triệu USD vào năm 1995, tức là gấp hơn 29 lần. Từ 1994 – 1997 xuất khẩu tăng chậm dần (1994 tăng 35,8%, sang 1997 chỉ còn tăng 26%). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên song một nguyên nhân quan trọng nhất là do cơ cấu hàng xuất chưa có những thay đổi đột biến so với thời kì 1991 – 1995 để mang lại động lực mới cho tăng trưởng xuất khẩu. Từ 1998 đến 2002, hoạt động xuất khẩu có những thay đổi, tuy kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng lên qua các năm nhưng tốc độ gia tăng hai năm 1999 và 2000 cao hơn hẳn so với các năm khác (23,3% và 25,5%). Sau đó sự gia tăng lượng hàng xuất khẩu có xu hướng giảm dần, đến năm 2003 dự kiến, giá trị hàng xuất khẩu sẽ tăng khoảng 7,7% với trị giá 17800 triệu USD. Điều này thể hiện hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian này chịu sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa của các nước khác. Trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu năm 1990 đến năm 1996 chỉ còn lại 8 mặt hàng (rau quả và hạt điều đã bị loại), đến năm 2000 thì 4 mặt hàng có mặt trong năm 1990 là hạt điều, cao su, hạt tiêu và than đá không còn nằm rong nhóm 10. Những mặt hàng linh kiện điện tử, sản phẩm đồ gỗ, nhóm hàng rau quả đã trở lại trong nhóm 10. Các mặt hàng dầu thô, thủy sản, dệt may, giày dép, gạo khá ổn định từ 1992 đến 2001. Các mặt hàng nói trên trong các năm 1999, 2000, 2001 đã có sự thay đổi về số lượng và giá cả. ở hầu hết các mặt hàng dầu thô, gạo, cao su, cà phê, than đá, hạt tiêu đều có tỉ lệ tăng tổng kim ngạch nhanh hơn số lượng so với năm trước trong các năm 1999, 2000 thì đến 2001 có mặt hàng giá giảm khoảng 5-10% như cao su, chè, một số giảm đến gần 15% như gạo, có loại giảm đến 40% như cà phê, và 60% như hạt tiêu. Nhìn chung, đến 2001, giá các loại hàng nông sản đã giảm đến 22% trong 2001, nên mặc dù khối lượng nông sản đã tăng hơn so với năm trước nhưng giá các loại nông sản xuất khẩu đã giảm hơn 22% nên tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2001 thấp hơn 2000. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 6,9 lần năm 1990 và tốc độ tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu từ 1990 đến 2002 đạt 18,8%. Có thể thấy xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu để tạo đà cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta từ 1990 đến nay đã đạt được những kết quả tốt đẹp, giá trị xuất khẩu hàng hóa năm sau cao hơn năm trước, tuy tốc độ tăng qua từng thời kì chưa ổn định do năng lực trong nước và tình hình cạnh tranh quốc tế, nhưng phải khẳng định một điều rằng : trong thời gian tới xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng nhanh với tốc độ tăng khá và vững chắc, theo đúng chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. 2.2.2.2. Cơ cấu xuất khẩu Cơ cấu xuất khẩu chuyển biến theo hướng tích cực. Trong hoạt động xuất khẩu, tỉ trọng sản phẩm qua chế biến tăng từ 8% lên 40%, từ chỗ chỉ đạt 4 mặt hàng có kim ngạch trên 100 triệu USD, đến nay Việt Nam đã có 8 mặt hàng chiếm vị thế vào loại hàng đầu thế giới về xuất khẩu. Đó là : gạo, cà phê, hạt tiêu, hồ tiêu, điều, thủy sản. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, chủ yếu là hàng nông, lâm, thủy hải sản ở dạng thô hoặc mới qua sơ chế, hàng tiêu dùng thuộc các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm, hàng thủ công mĩ nghệ. Nói chung đó là những mặt hàng có hàm lượng nguyên liệu và lao động cao – những mặt hàng truyền thống từ nhiều năm qua. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam thời kì 1991 – 2002 là dầu thô, dệt may, gạo, giày dép, hải sản, cà phê, than đá. Giai đoạn từ 1990 đến nay Việt Nam đã tạo dần được một số ngành hàng xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu đạt hàng trăm triệu USD như dầu thô, hải sản, gạo. Gạo : từ năm 1989 trở lại đây, Việt Nam đã xuất khẩu gạo và là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. Dầu khí : từ năm 1986 Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu dầu thô, là mặt hàng mới và là kết quả của sự hợp tác liên doanh với Liên Xô từ trước năm 1975 song dầu khí lại là mặt hàng chủ lực vì đó là nguồn thu ngoại tệ tập trung lớn nhất. Thủy sản : đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và mang lại nhiều ngoại tệ cho Việt Nam Ngoài ra, trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam còn có hàng dệt may và may mặc, cà phê, cao su, than đá... Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu của các ngành hàng này đều tăng khá, như hàng dệt may và may mặc, năm 1991 mới đạt trên 100 triệu USD thì năm 1995 đạt 850 triệu USD, đến 2001 đã đạt 1975,4 triệu USD. Như vậy trong cơ cấu hàng hóa, hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 25,3% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1995, đến 2001 đã chiếm 30,6%. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 28,5% thì đến 2001 chiếm 36%. Hàng nông lâm sản đến 2001 chiếm 21,6%. Hàng thủy sản năm 1995 chiếm 11,4% thì đến 2001 chiếm 11,8%. Có thể thấy xu hướng nhóm hàng công nghiệp chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, đặc biệt là công nghiệp nhẹ, trong đó chủ yếu là hàng giày dép, may mặc và dệt vì các mặt hàng này tận dụng được lợi thế nhân công rẻ với số lượng lớn ở nước ta, cũng như khả năng thu hồi vốn nhằm tái sản xuất nhanh hơn. Về khối lượng và giá trị, các mặt hàng đều gia tăng : hàng công nghiệp nặng và khoáng sản từ 697 triệu USD năm 1991 đến 2001 đã lên 4400 triệu USD, gấp 6,3 lần, chiếm 30,6%. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp từ 300 triệu USD năm 1991 đến 2001 đạt 5400 triệu USD, gấp 18 lần, chiếm 36% trong cơ cấu hàng hóa. Hàng nông lâm sản năm 1991 đạt 1088 triệu USD đến 2001 đạt 3249 triệu USD, gấp gần 3 lần, chiếm 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản gồm những mặt hàng chủ yếu như : dầu thô, than đá, crôm, thiếc.... Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp gồm những mặt hàng chủ yếu như : giầy dép, hàng mây tre, hàng mĩ nghệ, hàng thêu, hàng gốm sứ... Hàng nông lâm sản gồm những mặt hàng chủ yếu như : gạo, lạc nhân, cà phê, cao su, hạt điều nhân, rau quả tươi và chế biến, hạt tiêu, chè, thịt chế biến, gỗ và sản phẩm gỗ... Hàng thủy sản gồm các loại tôm sú, cá biển v.v... Trong thời gian này, một số mặt hàng đạt giá trị khối lượng, tốc độ tăng đáng kể là dầu thô, gạo, hàng dệt may, cà phê, thủy sản, than đá, cao su, hạt điều... Đặc biệt xuất khẩu gạo đã đem lại cho đất nước nhiều ngoại tệ, năm 1991 thu từ bán gạo là 1.033 triệu USD, năm 1997 là 3.100 triệu USD, năm 1999 thu được 1.024 triệu USD, sang 2002 xuất khẩu gạo đã đem lại cho Việt Nam hơn 1 tỉ USD. 2.2.2.3. Thị trường xuất khẩu Sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô cũ và Đông Âu, đi cùng với nó là sự tan rã của khối SEV đã dẫn đến những thay đổi lớn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời kì 1991 – 2000. Vào năm 1985 lượng hàng xuất khẩu sang khu vực Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu còn chiếm tới 57% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng đến năm 1990 tỉ lệ này giảm còn 42,4%. Năm 1991, giảm mạnh xuống còn 11,1%. Năm 1995 còn 2,5% và đến thời kì 1999 – 2000 chỉ còn chiếm xấp xỉ 2% kim ngạch xuất khẩu. 91 – 95 1996 1997 1998 1999 2000 96 – 2000 2001 A. Châu á (*) 13072,5 5098,0 5859,2 5390,7 6356,5 7993,5 30697,8 8775,8 Tỷ trọng (%) 76,2 70,3 63,8 57,6 55,1 55,3 59,3 58,4 Tốc độ phát triển (%) 100 131,3 114,9 92,0 117,9 125,8 115,5 199,8 Trong đó 1. ASEAN 3748,3 1776,8 2020,5 2349,1 2463,4 2613,8 11223,6 2554,6 Tỉ trọng (%) 21,8 24,5 22,0 25,1 21,3 18,1 21,7 17,0 Tốc độ phát triển (%) 100 159,8 113,7 116,3 104,9 106,1 118,6 97,7 2. Nhật Bản 5130,4 1546,0 1675,4 1481,3 1768,3 2621,6 9092,6 2510,6 Tỉ trọng (%) 29,9 21,3 18,2 15,8 15,3 18,1 17,6 17,0 Tốc độ phát triển (%) 100 105,8 108,4 88,4 119,4 148,3 112,4 95,7 3. Trung Quốc 908,3 340,2 474,1 478,9 858,9 1534,0 3686,1 1418,0 Tỉ trọng (%) 5,3 4,7 5,2 5,1 7,4 10,6 7,1 9,4 Tốc độ phát triển (%) 100 94,0 139,4 101,0 179,3 178,6 133,5 92,4 B. Các nước Âu Mỹ (**) 2981,1 1507,3 2659,1 3225,4 2685,3 4547,0 15624,0 4989,0 Tỉ trọng (%) 17,4 20,8 28,9 34,5 31,9 31,5 30,2 33,2 Tốc độ phát triển (%) 100 123,4 176,4 121,3 114,3 123,4 130,1 109,7 Trong đó : 1. EU 1668,0 849,8 1606,2 2116,4 2499,0 3251,6 10323,0 3003,0 Tỉ trọng (%) 9,7 11,1 17,5 22,6 21,7 22,5 19,9 20,0 Tốc độ phát triển (%) 100 126,4 189,0 131,8 118,1 130,1 137,1 92,4 2. Mỹ 264,8 204,2 291,5 469,0 504,0 732,4 2201,1 1065,0 Tỉ trọng (%) 1,5 2,8 3,2 5,0 4,4 5,1 4,2 7,1 Tốc độ phát triển (%) 100 120,3 142,8 160,9 107,5 145,3 134,0 145,4 C. Châu Phi và Tây Nam á (***) 280,3 204,5 230,9 250,5 345,3 601,0 1632,2 348,5 Tỉ trọng (%) 1,6 2,8 2,5 2,7 3,0 4,2 3,2 2,3 Tốc độ phát triển (%) 100 197,5 112,9 108,5 137,8 174,1 142,2 58,0 D. Các nước khác 519,9 373,5 181,1 0,0 313,6 0,0 868,2 0,0 Tỉ trọng (%) 5,1 2,0 0,0 2,7 0,0 0,0 Bảng 7. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chia theo khu vực thị trường Nguồn : Thống kê hải quan - Tổng cục Hải quan (*) Không kể Tây Nam á (**) Không kể Thổ Nhĩ Kì (***) Kể cả Thổ Nhĩ Kì Từ chỗ chỉ có các nước Liên Xô, Đông Âu là bạn hàng chủ yếu ngày nay ngoại thương của nước ta đã mở rộng ra hơn 142 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thời kì này, các nước thuộc Châu á Thái Bình Dương đã nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, trong đó Nhật Bản, Singapo là hai bạn hàng lớn nhất. Nếu năm 1991 hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Châu á chiếm 77% tỉ trọng xuất khẩu, thì năm 1997 là 66,6%, năm 2001 là 64,5%. Nhật Bản là nước có kim ngạch xuất khẩu lớn ở Việt Nam, sau đó là Đài Loan, Trung Quốc. Năm 2000 thị trường châu á chiếm gần 58% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, riêng thị trường ASEAN chiếm trên 18%. Đến 2001, thị trường châu á chiếm 64,5% và thị trường ASEAN chiếm 17%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong khu vực này là khu vực châu á Thái Bình Dương, trong đó ASEAN, Nhật Bản, Singapo và Trung Quốc là những bạn hàng chính. Tỉ trọng hàng xuất khẩu sang khu vực châu á Thái Bình Dương có xu hướng giảm nhưng vẫn còn khá cao, trong khi tỉ trọng xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, châu Mỹ đang có xu hướng tăng dần, với giá trị và tốc độ phát triển ngày một cao hơn.. Đó là vì những năm gần đây, hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc khai thông hai thị trường mới là Châu Âu và Bắc Mỹ. Bước đột biến trong quan hệ thương mại với EU vào năm 1992 khi Việt Nam kí với EU Hiệp định khung về buôn bán hàng dệt may đã làm cho kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng rất nhanh trong thời gian sau đó. (Năm 1991 hàng hóa xuất khẩu sang thị trường châu Âu chiếm 17%, năm 1995 tăng lên là 18% đạt 709 triệu USD, đến 2001 là 33,2%). Đặc biệt đây là thị trường thường xuyên xuất siêu. Quan hệ thương mại với Bắc Mỹ, trong đó chủ yếu là Mỹ, đã có bước phát triển nhanh kể từ khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ vào năm 1995. Từ trước năm 1995, hầu như Việt Nam không có kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ. Tới năm 1995, năm đầu tiên bình thường hóa quan hệ, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đã đạt 170 triệu USD, đưa tỉ trọng của Mỹ từ 0% lên 3,1%. Đến năm 1998, dù chưa kí Hiệp định thương mại và hàng xuất của ta còn gặp nhiều khó khăn trên thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ vẫn đạt 469 triệu USD, chiếm 5% tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu. Đến 2001, khi Việt Nam kí kết hiệp định thương mại Việt Mỹ thì xuất khẩu sang Mỹ đã đạt 1065 triệu USD, chiếm 7,1% tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là thị trường mà Việt Nam thường xuyên xuất siêu và giá trị xuất siêu chắc chắn sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới. Xuất khẩu sang thị trường châu Đại dương (chủ yếu là Oxtraylia) cũng có tiến bộ trong thời kì 1991 – 2001. Tỉ trọng của thị trường này trong xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 0,2% vào năm 1991 lên 5,3% vào năm 1998, đến 2001 tăng lên khoảng 6% tỉ trọng xuất khẩu. Thị trường châu Phi và Nam Mỹ không có biến chuyển rõ rệt trong toàn kì và cho tới nay vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ bé trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. + Về thị trường Nhật Bản : Quan hệ thương mại Việt – Nhật đã có những bước phát triển khá tốt đẹp trong thời kì 1991 – 2001. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật tăng đều qua các năm (trừ 1998 là năm xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật giảm do tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực). Đến những năm 1997 – 1998, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật đã đạt mức 1,5 – 1,6 tỉ USD, gấp đôi mức năm 1991, đến 2001 đã đạt mức 2 tỉ USD. Hiện nay Nhật là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tuy nhiên, tỉ trọng của Nhật trong xuất khẩu của Việt Nam đang giảm dần qua các năm. Nếu như năm 1991 Nhật còn chiếm 34,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì đến 2001 tỉ lệ này hạ xuống còn 17%. Cơ cấu hàng xuất của Việt Nam sang Nhật tương đối đơn giản, diện mặt hàng khá hẹp, trong đó trên 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm mới qua sơ chế (những năm đầu thập kỉ 90 nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế chiếm đến 90%). Mặt hàng chủ yếu xuất sang Nhật là dầu thô, hải sản, dệt may và than đá. 4 mặt hàng này thường xuyên chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật trong những năm gần đây. Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một bạn hàng nhỏ của Nhật, bởi xuất khẩu hàng hóa vào Nhật Bản của Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia và Philippin. Bởi các doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu thông tin về thị trường Nhật, trong khi các nước này lại luôn luôn tiếp cạn thông tin nhanh nhạy hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng của Việt Nam (chủ yếu là nông sản và giày dép) khi nhập khẩu vào Nhật vẫn phải chịu mức thuế cao hơn mức thuế mà Nhật dành cho Trung Quốc và các nước ASEAN. Việc này đã hạn chế đáng kể khả năng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật. + Về thị trường ASEAN Trong suốt thời kì 1991 – 2001 kim ngạch xuất khẩu cho các bạn hàng ASEAN tăng khá đều nên tuy có năm tăng, giảm nhưng tỉ trọng của ASEAN trong kim ngạch xuất khẩu của ta vẫn thường xuyên ở mức trên 20%, riêng năm 1998 là 25,1%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là : dầu thô, gạo. Hải sản cũng là mặt hàng bán được nhiều cho ASEAN. Hàng dệt may chủ yếu bán cho Singapo để xuất đi nước thứ ba, không tiêu thụ tại ASEAN. ASEAN là thị trường mà Việt Nam thường xuyên nhập siêu. Tỉ trọng và tốc độ phát triển của thị trường ASEAN có xu hướng giảm dần (giai đoạn 1991 – 1995 thị trường này chiếm 21,8% kim ngạch xuất khẩu thì đến 2001 chỉ còn17,0%, tốc độ phát triển giảm 2,3%). + Về thị trường EU (Liên minh châu Âu) Kim ngạch xuất khẩu sang EU (trừ năm 1993) tăng liên tục và tăng rất nhanh trong thời kì 1991 – 2001. Đến năm 2001 kim ngạch xuất khẩu sang EU đã đạt 3003 triệu USD, gấp 1,8 lần giai đoạn 1991 – 1995. EU đã trở thành thị trường mà Việt Nam thường xuyên xuất siêu và có tốc độ tăng tỉ trọng xuất khẩu cao nhất trong thời kì này (giai đoạn 1991 – 1995 mới đạt 9,7% thì đến 2001 đã lên tới 20%). Điểm đáng chú ý là tỉ trọng của EU trong xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng trong những năm trở lại đây và đến 2001, EU đã chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thể hiện sự cố gắng cao của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc chuyển dịch thị trường. Hàng hóa Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là giày, dép, dệt may, cà phê, hải sản, gạo (chủ yếu để tải xuất đi nước thứ ba), cao su, than đá, điều nhân và rau quả, 9 mặt hàng này thường xuyên chiếm khoảng 75% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU, trong đó chỉ riêng giày dép đã là 30%, dệt may khoảng 25%, cà phê và hải sản khoảng 14%. Trao đổi buôn bán giữa Việt Nam và EU thực sự phát triển từ năm 1993, sau khi hai bên kí tắt Hiệp định buôn bán hàng dệt may vào tháng 12/1992 và tháng 1/1996 Hiệp định khung hợp tác kinh tế, thương mại và cam kết mở cửa thị trường cho hàng hóa của nhau bắt đầu có hiệu lực. EU là thị trường có thể tiêu thụ một khối lượng lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam song đây cũng là nơi hàng hóa của các nước đang phát triển cạnh tranh với nhau rất mạnh, nhất là sau khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế tại khu vực châu á. Tuy vậy, một số mặt hàng của Việt Nam, trong đó có thủy sản, đang ngày càng có lợi thế hơn trước các đối thủ cạnh tranh. + Về thị trường Hoa Kỳ Với sức mạnh kinh tế của mình, Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng. Sức mua của người tiêu dùng cao nhưng đòi hỏi lại không quá khắt khe như người tiêu dùng ở Châu Âu hay Nhật Bản nên Việt Nam đang tăng cường xuất khẩu sản phẩm của mình sang Hoa Kỳ. Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ bắt đầu phát triển từ năm 1995, sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng hàng hóa của Việt Nam vào Hoa Kỳ vẫn không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua. Tốc độ tăng trưởng nhanh đã đưa thị trường Hoa Kỳ lên thành một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Kim ngạch của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 469 triệu USD vào năm 1998, đến 2001 là 1065 triệu USD, tăng gấp 2,3 lần. Hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ là cà phê, thủy sản như tôm đông lạnh, quế và cao su tự nhiên, giày dép, hàng may mặc, gạo, hạt điều... Thị trường Hoa Kỳ là một trong những thị trường quyết định cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào năm 2005. Đây là thị trường có tốc độ phát triển cao nhất (1996 tốc độ phát triển là 120,3% thì đến 2001 đã là145,4%). Như vậy, với chính sách kinh tế mở, sự mở rộng quan hệ kinh tế song phương và đa phương, Việt Nam đã dần hội nhập với nền kinh tế thế giới. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam sẽ được mở rộng hơn nữa, nhất là thị trường EU, Bắc Mỹ, thị trường Trung Cận Đông và nhiều khu vực khác mà hàng hóa của Việt Nam có khả năng tiếp cận. 2.2.3. Hoạt động nhập khẩu 2.2.3.1 Kim ngạch nhập khẩu Từ 1990 đến nay, hoạt động nhập khẩu của Việt Nam đã đạt kim ngạch : Bảng 8. Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 1990 – 2002 Năm Nhập khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng (%) 1990 2.752,4 7,3 1991 2.338,1 -15,1 1992 2.540,7 8,7 1993 3.924,0 54,4 1994 5.825,8 48,5 1995 8.155,4 40,0 1996 11.143,6 36,6 1997 11.592,3 4,0 1998 11.499,6 -0,8 1999 11.742,1 2,1 2000 15.636,5 33,2 2001 16.162,0 3,4 2002 19.300,0 19,4 Dự kiến 2003 20500 6,2 Nguồn : Niên giám thống kê 2001 – Tổng cục Thống kê & Báo cáo của Bộ Thương mại Kim ngạch nhập khẩu tăng dần qua các năm. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao nhất vào các năm 1993, 1994 bởi dòng vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA bắt đầu tăng lên đã dẫn đến tăng nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Do đó, nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng nhanh phục vụ sản xuất phát triển. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng nhập khẩu có xu hướng giảm, đặc biệt năm 1998 tốc độ tăng so với năm 1997 là - 0,8%. Xu hướng giảm nhập khẩu trong các năm 1997 – 1999 là do có sự tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực. Cuộc khủng hoảng đã làm giảm dòng vốn đầu tư ra nước ngoài vào Việt Nam, từ đó làm giảm nguồn vốn nhập khẩu máy móc thiết bị. Nhập khẩu có xu hướng ngày cảng giảm tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, thay vào đó tỉ trọng xuất khẩu đang tăng dần lên trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm gần đây. Năm 2002, nhập khẩu đạt tỉ trọng 19,4%. Đến 2003 dự kiến tỉ trọng hàng hóa nhập khẩu sẽ là 6,2% với trị giá khoảng 20.500 triệu USD bởi Việt Nam trong giai đoạn này đã đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, do đó hàng hóa sản xuất trong nước đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thị trường nội địa. 2.2.3.2. Cơ cấu nhập khẩu Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong thập kỉ 90 có sự thay đổi theo hướng tích cực : đó là sự giảm dần các hàng lương thực thực phẩm, các hàng tiêu dùng, tăng dần việc nhâp khẩu các máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng cùng với các nguyên nhiên liệu. Có sự thay đổi này chính là bắt nguồn từ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam. Đó là đi tắt đón đầu, tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại của thế giới thông qua con đường nhập khẩu máy móc thiết bị để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa. Bên cạnh đó, với những bước tiến đáng kể, Việt Nam đã đủ năng lực sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, lương thực thực phẩm, do đó, mặt hàng này cần giảm tỉ trọng trong cơ cấu nhập khẩu, tập trung nhập khẩu công nghệ mới để áp dụng trong sản xuất. Từ đó tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, hướng vào xuất khẩu. Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ 1991 đến nay có thể phân theo những nhóm hàng chủ yếu sau : Bảng 9. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2001 Năm 1995 1998 1999 2000 2001 Mặt hàng Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD % Tổng số 8155,4 100 11499,6 100 11742,1 100 15636,5 100 16162,0 100 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 2096,9 25,7 3513,3 30,5 3503,6 29,9 4781,5 30,6 4700,0 29,1 Nguyên, nhiên, vật liệu 4820,7 59,1 7010,8 61,0 7246,8 61,7 9886,7 63,2 10612,0 65,6 Lương thực 1,0 11,2 0,1 0,3 5,3 Thực phẩm 289,1 3,5 276,1 2,4 297,9 2,5 301,8 1,9 Hàng y tế 69,4 0,9 325,0 2,8 270,5 2,3 333,8 2,2 Hàng khác 879,3 10,8 373,4 3,2 412,1 3,5 332,4 2,1 Nguồn : Niên giám thống kê 2001 – Tổng cục Thống kê & Báo cáo của Bộ Thương mại + Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng : Đối với Việt Nam, do trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp nên việc nhập máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, cũng như một số mặt hàng tiêu dùng là cần thiết. Trong số mặt hàng nhập khẩu, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng được chú trọng đặc biệt. Số liệu trong bảng cho chúng ta thấy : từ năm 1991 đến nay việc nhập khẩu mặt hàng này vẫn là chủ yếu, trị gía nhập khẩu năm sau lớn hơn năm trước và tỉ trọng của mặt hàng này trong tổng kim ngạch nhập khẩu cũng rất lớn. Năm 1995, nhập khẩu máy móc , thiết bị dụng cụ, phụ tùng chiếm 25,7%, trị giá 2096,9 triệu USD. Đến năm 1998 lên tới 30,5%, trị giá 3513,3 triệu USD. Sang năm 2001, lượng hàng này chiếm 29% với trị giá nhập khẩu là 4700,0 triệu USD. Các mặt hàng thuộc nhóm hàng này là xe ô tô vận tải, xe ô tô con, sắt, thép, thiết bị lẻ, thiết bị toàn bộ để phục vụ sản xuất... + Nguyên, nhiên vật liệu cũng là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta. Nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu các loại như xăng, dầu diesel, dầu mazut, dầu hỏa, nguyên phụ liệu sản xuất thuốc lá, nguyên phụ liệu dệt, may, da... Có thể thấy nguyên nhiên vật liệu chiếm tỉ trọng cao nhất trong các mặt hàng nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn này và tỉ trọng nhập khẩu của mặt hàng này có xu hướng tăng lên. Có hiện tượng này là bởi Việt Nam mới chỉ khai thác và thô, sơ chế được các nguyên nhiên liệu bán ra nước ngoài để họ tiếp tục tái chế sang dạng tinh chế. Sau đó, để có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh lại đòi hỏi phải có nguyên nhiên liệu tinh chế như xăng dầu để chạy máy, nguồn nguyên nhiên liệu này lại phải nhập khẩu từ bên ngoài. Năm 1995, nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đạt 4820,7 triệu USD, chiếm 59,1%, đến 1998 đạt 7010,8 triệu USD, chiếm 61% đến 2001 nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đạt 10612,0 triệu USD, chiếm tới 65,6% tỉ trọng nhập khẩu của nước ta. Trong những năm tới nhập khẩu nguyên nhiên liệu từ bên ngoài vào Việt Nam cũng sẽ vẫn tăng lên cả về tỉ trọng và giá trị hàng hóa. + Nhóm hàng tiêu dùng cũng là một nhóm hàng mà Việt Nam nhập khẩu trong giai đoạn từ 1990 đến 2000. Nhóm hàng này chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam, bao gồm : lương thực, thực phẩm, hàng y tế như bột mì, sữa và các sản phẩm từ sữa, tân dược, vải, đường... Nhóm hàng tiêu dùng có xu hướng giảm dần tỉ trọng trong cơ cấu nhập khẩu, tiến tới hạn chế nhập khẩu mặt hàng này, do điều kiện trong nước có thể sản xuất được, đồng thời đủ cung cấp cho thị trường nội địa. Lương thực, thực phẩm nhập khẩu bổ sung chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ, bình quân khoảng 2,5% tỉ trọng hàng nhập khẩu. Năm 1998 thực phẩm chiếm 2,4% với trị giá 276,1 triệu USD thì đến năm 2000 chỉ chiếm 1,9% với trị giá nhập khẩu là 301,8%. Hàng y tế tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu nhập khẩu song mặt hàng này vẫn được duy trì trong cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của nước ta hiện nay, bởi hàng y tế chủ yếu là các loại thuốc tân dược, có những loại mà Việt Nam chưa thể sản xuất được, do đó phải nhập khẩu để đảm bảo đời sống xã hội và sức khỏe cộng đồng. Mặt hàng y tế có xu hướng ổn định trong cơ cấu hàng nhập khẩu, năm 1995 hàng y tế mới chỉ chiếm 0,9%, trị giá 69,4 triệu USD, đến 1998 chiếm 2,8%, và sang năm 2000 là 2,2%. Mặt hàng tiêu dùng đã dần dần giảm tỉ trọng trong nhập khẩu, thay vào đó là sự tăng lên trong tỉ trọng nguyên nhiên liệu, máy móc thiết bị phụ tùng. Năm 2001 tổng lượng hàng tiêu dùng nhập khẩu cũng chỉ chiếm 5,3% 2.2.3.3. Thị trường nhập khẩu Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1991 đến 2001 là khu vực châu á - Thái Bình Dương, Singapo, Nhật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100659.doc
Tài liệu liên quan