Đề tài Hợp đồng kinh tế trong điều kiện cơ chế quản lý kinh tế hiện nay

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ 3

I. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về hợp đồng kinh tế

ở nước ta 3

1. Thời kỳ kế hoạch hoá tập trung 4

2. Thời kỳ đổi mới kinh tế 6

II. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng kinh tế 7

1. Khái niệm 7

2. Đặc điểm 8

CHƯƠNG II: YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHÁP LUẬT VỀ

HỢP ĐỒNG KINH TẾ 9

I. Cơ sở lý luận của việc sửa đổi pháp luật về hợp đồng kinh tế 9

1. Điều kiện kinh tế 9

2. Điều kiện pháp luật 10

II. Cơ sở thực tiễn của việc sửa đổi pháp luật về hợp đồng kinh tế 11

1. Thực tiễn ký kết và thực hiện HĐKT 12

2. Thực hiện và giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế 13

CHƯƠNG III: ĐỔI MỚI PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ 14

I. Định hướng sửa đổi pháp luật về hợp đồng kinh tế 14

1. Về quan điểm loại bỏ Hợp đồng kinh tế 14

2. Về quan điểm duy trì Hợp đồng kinh tế 15

II. Yêu cầu đối với việc sửa đổi pháp luật về hợp đồng kinh tế 16

III. Một số vấn đề cần sửa đổi trong pháp luật về hợp đồng kinh tế 16

1. Những quy định chung 16

2. Ký kết Hợp đồng kinh tế 20

3. Thực hiện, sửa đổi, định chỉ, thanh lý Hợp đồng kinh tế: 21

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

 

doc35 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hợp đồng kinh tế trong điều kiện cơ chế quản lý kinh tế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t, đó là mối quan hệ ý chí được xác lập một cách tự nguyện, bình đẳng thông qua các hình thức bằng văn bản trong tài liệu giao dịch giữa các bên như công văn, đơn chào hàng, đơn đặt hàng, giấy chấp nhận... Đây là một điểm khác với hợp đồng dân sự. Theo quy định tại điểm 400 BLDS (có hiệu lực từ ngày 01/07/1996) thì hình thức của hợp đồng dân sự rất rộng, có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản, bằng những hành vi cụ thể... Khi pháp luật không quy định đối với các loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Vậy tài sản lại có sự khác nhau này? Như chúng ta đã biết nếu bất kỳ một loại hợp đồng nào khi được ký kết bằng văn bản nó đều có thể là căn cứ vào các bên thực hiện hợp đồng và là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra tư cách pháp nhân khi ký kết hợp đồng của các bên, đồng thời cũng là căn cứ để cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp nếu có. Mặt khác, đối với HĐKT thường có giá trị lớn và thậm chí rất lớn, cho nên, để tránh tình trạng các chủ thể lợi dụng việc ký kết để chiếm đoạt cho bản thân nên chúng ta phải quy định HĐKT được ký kết bằng các văn bản. Hơn nữa, một HĐKT thường tương đối dài về mặt thực tế mà nói nếu không được thực hiện bằng các loại hình văn bản thì các chủ thể cũng có thể sẽ quên mất một trong một số những chi tiết nhỏ hay những điều khoản nếu có trong Hợp đồng, gây thiệt hại cho các bên gặp khó khăn do việc thực hiện Hợp đồng dẫn đến những tranh chấp đáng tiếc. 2. Đặc điểm Khi nghiên cứu các quy định này, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm của HĐKT sau: Đặc điểm về hình thức: Hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản tài liệu giao dịch. Đặc điểm về mục đích: Mục đích của hợp đồng phải là mục đích kinh doanh. Đặc điểm về chủ thể: Chủ thể của Hợp đồng là pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh, trong đó ít nhất một bên tham gia quan hệ Hợp đồng phải là pháp nhân. Ngoài ra, Điều 42 và 43 Pháp lệnh cũng cho phép một số loại chủ thể khác có thể giao kết HĐKT đó là người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ nông dân, ngư dân, cá thể và các tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Chương II Yêu cầu đổi mới pháp luật về hợp đồng kinh tế I. Cơ sở lý luận của việc sửa đổi pháp luật về hợp đồng kinh tế Cùng với sự ra đời và phát triển kinh tế các quan hệ xã hội vốn đang trở nên ngày càng đa dạng và phức tạp, nhiều quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế đã tỏ ra lạc hậu, không còn phù hợp nữa. Đây là quy luật tất yếu trong quá trình phát triển của xí nghiệp. Đã đến lúc phải sửa đổi pháp luật về HĐKT cho phù hợp với giai cấp thực tế, tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế phát triển thuận lợi và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Pháp luật là một trong những bộ phận cơ bản kiến trúc thượng tầng xã hội nó luôn luôn phù hợp với cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Nếu pháp luật phù hợp với các điều kiện kinh tế nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ngược lại. Tuy nhiên, ngoài việc phải phù hợp với các điều kiện kinh tế - cơ sở hạ tầng, pháp luật còn phải thống nhất trong nội tại bản thân nó. Nói một cách đơn giản thì trong một chỉnh thể pháp luật, các văn bản pháp luật phải thống nhất với nhau, không được mâu thuẫn hay chồng chéo với nhau. Có như vậy pháp luật mới phát huy được hiệu quả của nó mới có thể thi hành trên thực tế, nếu không pháp luật chỉ tồn tại trên giấy tờ mà không có giá trị thực tiễn nào. Qua đó chúng ta có thể xem xét những thay đổi cơ bản của các điều kiện kinh tế, pháp luật, những tiền đề cho sự hình thành pháp luật về HĐKT so với thời gian pháp luật về HĐKT trong cơ chế mới hình thành (1989 - 1990). 1. Điều kiện kinh tế Từ khi xây dựng nền kinh tế thị trường đến nay chúng ta đã đi được một chặng đường hơn mười năm và có rất nhiều thay đổi về nền kinh tế, trong đó có những thay đổi căn bản và có ảnh hưởng trực tiếp đến pháp luật về HĐKT. Về lực lượng sản xuất đó có những bước phát triển mạnh mẽ, hàng hoá sản xuất và ngày càng nhiều, nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm thời kỳ 1991 - 1995 đạt 8,2%, lạm phát giảm từ chỗ 67,1% năm 1991 xuống còn 12,7% năm 1995. Từ đó không đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước đến nay chúng ta đã có thể xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo mỗi năm đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan) việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá mang lại nhiều kết quả to lớn và nhiều công trình quan trọng được xây dựng, tạo điều kiện phát triển cho nền kinh tế. Về quan hệ sản xuất cũng đã được điều chỉnh phù hợp đã có những bước tiến dài trong việc thay đổi cơ chế quản lý những tồn tại của cơ chế kinh tế cũ đã được xoá bỏ, được biểu hiện rõ sự thay đổi lớn trong cơ cấu thành phần kinh tế. Nền kinh tế thị trường đã được hình thành như thị trường hàng hoá, thị trường sức lao động và một số thị trường khác cũng đang trong quá trình hình thành như thị trường bất động sản, thị trường vốn, v.v... Những chuyển biến này dẫn đến một hệ quả tất yếu là các quan hệ kinh tế đang ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, đòi hỏi pháp luật với tư cách là kiến trúc thượng tầng cần phải điều chỉnh cho phù hợp, tránh cản trở sự phát triển của các quan hệ kinh tế, đồng thời đảm bảo cho các quan hệ kinh tế phát triển lành mạnh theo định hướng của Nhà nước. 2. Điều kiện pháp luật Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, pháp luật nước ta cũng đã có những bước tiến lớn, rất nhiều văn bản pháp luật mới đã được hình thành trong đó trước tiên cần phải kể đến Hiến pháp 1992 được Quốc hội thông qua ngày 14/4/1992. Có hiệu lực từ ngày 17/4/1992, Hiến pháp 1992 đã quy định những vấn đề hết sức cơ bản và quan trọng đối với công cuộc đổi mới kinh tế đất nước thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về kinh tế thị trường thừa nhận sự tồn tại của nhiều loại hình chủ thể đại diện cho các thành phần kinh tế khác nhau (kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản, tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước (Điều 16) Hiến pháp. Ngoài ra còn quy định tại các Điều 58, 57, 22 của Hiến pháp 1992). Văn bản quan trọng thứ 2 phải kể đến BLDS được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 có hiệu lực từ ngày 1/7/1996. Đây là Bộ luật đồ sộ nhất của nước ta từ trước đến nay. Bao gồm 883 điều trong đó có nhiều quy định rõ nét đến Hợp đồng. Như khái niệm hợp đồng dân sự các chủ thể của hợp đồng, trình tự ký kết, các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ,... Có thể nói đã là những quy định có giá trị pháp lý cao, thể hiện một trình độ lập pháp đã phát triển hơn trước rất nhiều pháp luật về HĐKT hoàn toàn có thể áp dụng hay tham khảo những quy định này để xây dựng các quy định của mình. Luật thương mại được quốc hội thông qua ngày 10/5/1997 có hiệu lực từ ngày 1/1/1998. Đây là lần đầu tiên một đạo luật về thương mại được Nhà nước ta ban hành, nó thể hiện quan tâm xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng XHCN, Luật Thương mại đã quy định khá chi tiết về hoạt động thương mại các hành vi thương mại. Trong đó có Hợp đồng thương mại. Mặc dù có nhiều tranh cãi xung quanh sự ra đời của Luật Thương mại nhưng có thể nói đây là những quy định cần thiết để điều chỉnh các quan hệ thương mại, một loại quan hệ đặc thù và rất phát triển trong nền kinh tế thị trường. Ngoài ra còn kể đến các đạo luật và các văn bản hướng dẫn trong hệ thống pháp luật kinh tế như. Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 12/06/1999 có hiệu lực từ ngày 1/1/2000, luật đầu tư nước ngoài, luật khuyến khích đầu tư trong nước, các Nghị định của Chính phủ về thị trường chứng khoán, đăng ký kinh doanh, giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm các Thông tư,... Tất cả những văn bản pháp luật đó đã được giải quyết phần nào trong nền kinh tế thị trường và tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế ngày càng phát triển. Nhưng mặt khác cần phải đặt ra những vấn đề cần được đổi mới, giải quyết để đảm bảo các quyền của các chủ thể trong kinh doanh, tránh sự mâu thuẫn chồng chéo giữa các văn bản pháp luật chuyên ngành, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật kinh tế. Đặc biệt là giải quyết mối quan hệ giữa luật kinh tế, luật dân sự, luật thương mại nói chung và giữa hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại nói riêng. II. Cơ sở thực tiễn của việc sửa đổi pháp luật về hợp đồng kinh tế Thực tiễn thi hành pháp luật về Hợp đồng kinh tế tại thời điểm hiện nay cho thấy có nhiều quy định đã tỏ ra không còn phù hợp. Một số quy định đã lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của các quan hệ kinh tế, mặt khác xuất hiện nhiều quan điểm không thống nhất giữa pháp luật về HĐKT và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Do đó việc thực hiện pháp luật HĐKT đã gặp nhiều vướng mắc, thậm chí có nhiều trường hợp chủ thể kinh doanh không ký kết HĐKT theo quy định của pháp luật về HĐKT. 1. Thực tiễn ký kết và thực hiện HĐKT - Khi ký kết HĐKT các chủ thể kinh doanh thường bị nhầm lẫn giữa HĐKT, Hợp đồng dân sự và Hợp đồng thương mại. - Quy định về hình thức của Hợp đồng phải bằng văn bản hoặc bằng tài liệu giao dịch giữa các bên, làm cho nhiều Hợp đồng đã ký kết mang bản chất của Hợp đồng kinh tế lại bị coi là Hợp đồng dân sự. - Các quy định về chủ thể ký kết HĐKT nhiều khi không tuân thủ các quy định của HĐKT nguyên nhân một phần là do các chủ thể kinh doanh và cũng có trường hợp là do những bất cập của pháp luật gây nên. * Chẳng hạn như ký kết HĐKT không đúng phạm vi kinh doanh theo đăng ký kinh doanh. Vi phạm loại này xảy ra rất phổ biến hiện nay, đặc biệt đối với những Hợp đồng thuê nhà, địa điểm kinh doanh mà bên cho thuê không có chức năng kinh doanh trong lĩnh vực này. * Người ký kết không thẩm quyền ký kết, đây là trường hợp người ký kết Hợp đồng không phải là đại diện đương nhiên của chủ thể có quyền ký kết Hợp đồng nhưng lại không được uỷ quyền bằng văn bản. * Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa hai bên đều không phải là pháp nhân, loại vi phạm này thường xảy ra trong trường hợp các bên ký kết là đơn vị thành viên của các Tổng Công ty và các Ngân hàng chuyên doanh và một số Công ty thành viên có tư cách pháp nhân và một số Công ty thành viên không có tư cách pháp nhân do đó rất dễ nhầm lẫn khi ký kết HĐKT. Khi ký kết dạng này cũng không được coi là HĐKT theo quy định của Điều 2 Pháp lệnh HĐKT hiện hành. Tuy nhiên nếu coi là HĐDS thì cũng không đúng, bởi vì Công ty thành viên này mặc dù không có tư cách pháp nhân nhưng cũng là chủ thể kinh doanh. Điều 22 Hiến pháp 1992 quy định quyền bình đẳng của các chủ thể tham gia kinh doanh trước pháp luật. Vì vậy việc quy định buộc 1 trong 2 bên tham gia hợp đồng phải là pháp nhân là không phù hợp với thực tiễn và trái với quy định của Hiến pháp. Tuy nhiên những trường hợp trên ngoài vấn đề chủ thể còn có những trường hợp do sự thay đổi chủ thể của quan hệ Hợp đồng nên đã dẫn đến có nhiều cách giải thích khác nhau về luật áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp. - Về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ HĐKT, Pháp lệnh HĐKT hiện hành đã quy định 3 biện pháp bảo đảm thực hiện Hợp đồng là cầm cố, thế chấp và bảo lãnh, nhưng lại quy định phạt vi phạm là biện pháp trách nhiệm tài sản khi có thiệt hại xảy ra mà không quy định nó là một biện pháp bảo đảm thực hiện Hợp đồng. Trên thực tế trong các Hợp đồng kinh tế các bên vẫn thoả thuận với nhau về phạt vi phạm như một biện pháp bảo đảm thực hiện Hợp đồng. 2. Thực hiện và giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế Mặc dù ban hành các văn bản để hướng dẫn giải quyết tranh chấp, nhưng do những hạn chế của các văn bản và tính cục bộ trong việc ban hành văn bản và giá trị pháp lý chưa cao của các văn bản hướng dẫn nên quá trình giải quyết tranh chấp gặp rất nhiều vướng mắc. Qua báo cáo tổng kết công tác ngành toà án năm 1999, số 40BC/VP ngày 11/3/2000 của Toà án NDTC cho ta thấy việc giải quyết tránh chấp HĐKT của các cơ quan có thẩm quyền hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng không thể phủ nhận rằng có nhiều nguyên nhân mang tính chủ quan trong những khó khăn này như: Trình độ và tinh thần trách nhiệm của những người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp còn thấp, ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ thể kinh doanh chưa cao, việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật chưa được chú trọng,... Nhưng cũng dễ dàng nhận thấy rất nhiều trường hợp là do những nguyên nhân khách quan gây nên, đó là do trong pháp luật HĐKT hiện hành còn tồn tại nhiều điểm không hợp lý và không rõ ràng. Từ việc phân tích các cơ sở lý luận và thực tiễn cho chúng ta thấy được thực tế đang đòi hỏi phải sửa đổi pháp luật về HĐKT càng sớm càng tốt và phải giải quyết được những bất cập của pháp luật về HĐKT cả về lý luận và thực tiễn đặc biệt là: + Khắc phục những bất hợp lý trong các quy định của pháp luật về HĐKT, tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế phát triển, tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết tranh chấp về HĐKT; + Giải quyết triệt để mối quan hệ giữa 3 loại Hợp đồng: HĐKT, HĐDS, HĐTM,... Chương III đổi mới pháp luật về hợp đồng kinh tế I. Định hướng sửa đổi pháp luật về hợp đồng kinh tế Hiện nay khi bàn về các giải pháp cho việc sửa đổi pháp luật về HĐKT, các nhà khoa học pháp lý có đưa ra 2 quan điểm khác nhau. - Pháp luật về HĐKT tại thời điểm hiện nay là không cần thiết vì mọi quan hệ hợp đồng đã có BLDS và luật thương mại điều chỉnh. - Pháp luật về HĐKT là cần thiết vì mọi loại Hợp đồng đều có phạm vi riêng và không thể đem các quy định áp dụng cho loại Hợp đồng này để áp dụng cho loại Hợp đồng khác. Quan điểm này được rút ra trên cơ sở phân tích một số quy định của pháp lệnh hiện hành về khái niệm hợp đồng, về chủ thể hợp đồng và một số quy định của pháp lệnh hiện hành về khái niệm hợp đồng, về chủ thể hợp đồng và một số quy định khác của ba loại Hợp đồng trên. Theo chúng tôi, mỗi quan điểm đều có những căn cứ khoa học nhất định và đều có ưu điểm của nó. Tuy nhiên, quan điểm thứ 2 sẽ là quan điểm được nhiều người chấp nhận trong điều kiện hiện nay. 1. Về quan điểm loại bỏ Hợp đồng kinh tế Về phương diện lý luận: Về việc loại bỏ HĐKT sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu về vấn đề mối quan hệ giữa HĐKT, HĐDS và HĐTM đó là vấn đề luôn gây ra nhiều tranh cãi từ xưa đến nay. HĐTM sẽ được coi như một loại Hợp đồng riêng đối với HĐDS. Đây là một ưu điểm lớn của giải pháp này, nhưng nó vấp phải khó khăn rất lớn là tư duy pháp lý của chúng ta về sự phân chia hệ thống pháp luật. Tiếp thu quan điểm của các nước XHCN, trong đó có Liên Xô cũ, các nước Đông âu trước đây về sự phân chia hệ thống pháp luật thành luật công và luật tư mà phân chia thành các ngành luật khác nhau, trong đó có luật kinh tế, cho đến thời điểm như hiện nay, các nhà nghiên cứu cho rằng khái niệm luật kinh tế với tư cách là ngành luật độc lập đã không còn là cơ sở lý luận để tồn tại và có thể thay thế. - Khái niệm pháp luật kinh tế, một khái niệm rộng hơn bao hàm nhiều lĩnh vực pháp luật liên quan đến các Hợp đồng kinh tế. Nhưng điều đó không có nghĩa là HĐKT không còn là một chế định cơ bản của PLKT. Về phương diện thực tiễn: Việc loại bỏ HĐKT có 2 ưu điểm lớn: Một là, chúng ta sẽ tránh được việc ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật về HĐKT sửa đổi, trong đó có nhiều văn bản có giá trị thấp hơn luật (Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư), những văn bản có giá trị pháp lý thấp và không có tính ổn định cao, trong khi đó các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường luôn đặt ra yêu cầu về tính ổn định, bền vững của pháp luật về kinh tế. Hai là, mối quan hệ giữa HĐKT, HĐDS, HĐTM đã không còn đặt ra nên chúng ta không phải vấp vào những khó khăn trong việc xác định luật áp dụng cho các quan hệ kinh tế nữa, một vấn đề đã và đang gây ra những lo lắng cho các chủ thể kinh tế khi tiến hành các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, trái với những ưu điểm trên việc loại bỏ HĐKT cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. - Thứ nhất: Chúng ta phải sửa đổi lại rất nhiều văn bản pháp luật hiện hành trong đó có BLDS, Luật thương mại. - Thứ hai: Chúng ta phải cơ cấu lại một số cơ quan pháp lý và giải quyết tranh chấp kinh tế như Toà án kinh tế của TAND các cấp (trừ TAND cấp huyện) và trọng tài kinh tế. 2. Về quan điểm duy trì Hợp đồng kinh tế Mặc dù nền kinh tế ở nước ta đã hình thành nhưng phải thừa nhận rằng nhưng nó chưa phải là một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh. Bên cạnh những loại thị trường quen thuộc đã hình thành như thị trường hàng hóa, thị trường lao động thì một số loại thị trường quan trọng khác của nền kinh tế thị trường như thị trường vốn, thị trường bất động sản đang ở giai đoạn hình thành. Mối quan hệ của HĐKT, HĐDS, và HĐTM có thể giải quyết bằng cách: + Coi HĐTM là một chủng loại HĐKT và phân biệt với nhay thông qua việc liệt kê các loại Hợp đồng do luật thương mại điều chỉnh (Luật thương mại hiện nay liệt kê 14 hành vi thương mại tại Điều 45). Còn pháp luật về HĐKT sẽ điều chỉnh những loại Hợp đồng còn lại trong lĩnh vực kinh tế. + Lúc này HĐKT phải được coi là một loại Hợp đồng khác biệt so với HĐDS. Tuy vậy, trên thực tế những phân biệt này vẫn chỉ mang tính tương đối vì sẽ bất hợp lý nếu không sử dụng chung một số quy định cho cả 3 loại Hợp đồng. Qua phân tích trên chúng ta thấy rằng, giải pháp thứ nhất là loại bỏ HĐKT là một giải pháp triệt để hơn. Nhưng tại thời điểm như hiện nay còn quá nhiều trở ngại cho việc thực hiện nó vì vậy chúng ta nên chấp nhận giải pháp thứ 2. Duy trì HĐKT tồn tại song phương với HĐDS và HĐTM đó là một giải pháp mang tính quá độ. II. yêu cầu đối với việc sửa đổi pháp luật về hợp đồng kinh tế Chúng ta có thể xác định một số yêu cầu đối với việc sửa đổi pháp luật về HĐKT như sau: Thứ nhất: Pháp luật về HĐKT sửa đổi phải giải quyết được mối quan hệ giữa HĐKT, HĐDS và HĐTM về mặt thực tiễn, tức là phải quy định ranh giới rõ ràng của 3 hợp đồng này sao cho khi áp dụng pháp luật để điều chỉnh một quan hệ hợp đồng sẽ không bị nhầm lẫn, bảo đảm an toàn về mặt pháp lý. Thứ hai: Pháp luật về HĐKT sửa đổi, một mặt phải kế thừa được những điểm hợp lý, tiến bộ của pháp luật về HĐKT hiện hành. Mặt khác phải khắc phục được những điểm bất cập, bổ sung những quy định mới, làm rõ những vấn đề phát sinh trong quan hệ Hợp đồng, hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra... Thứ ba: Về việc sửâ đổi HĐKT trong thời điểm hiện nay là có nhiều thuận lợi trong việc áp dụng BLDS. Thứ tư: Việc sửa đổi phải được tiến hành một cách đồng bộ, thống nhất. Cuối cùng về mặt kỹ thuật lập pháp, các quy định của pháp luật về HĐKT sửa đổi phải rõ ràng, chính xác chánh sự hiểu biết khác nhau cùng một vấn đề. Có như vậy khi áp dụng các văn bản pháp luật mới có hiệu quả và chính xác. III. một số vấn đề cần sửa đổi trong pháp luật về hợp đồng kinh tế 1. Những quy định chung a. Khái niệm về Hợp đồng kinh tế HĐKT là một quy định cơ bản của pháp luật về HĐKT, là căn cứ để xây dựng phạm vi điều chỉnh của pháp luật về HĐKT. Do đó khái niệm HĐKT cần thể hiện được bản chất và các đặc điểm của HĐKT, để thông qua đó người ta có thể nhận biết được Hợp đồng nào là HĐKT. Trong pháp lệnh Điều 1 và 2 HĐKT cũng đưa ra định nghĩa về HĐKT như sau: Điều 1: Pháp luật Hợp đồng kinh tế HĐKT là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết và thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ nghiên cứu ứng dụng, tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Điều 2: Pháp luật HĐKT quy định HĐKT được ký kết giữa các bên sau đây: a. Pháp nhân với pháp nhân b. Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong 2 quy định trên chúng ta có thể thấy được những điểm không hợp lý sau: Thứ nhất: Về mặt kỹ thuật lập pháp, định nghĩa HĐKT mà pháp lệnh đưa ra không có tính khái quát cao, do đó dù dài dòng nhưng vẫn không đủ chính xác. Trong đó, có một số vấn đề không thể hiện bằng bản chất của Hợp đồng như về hình thức của hợp đồng ''... Bằng văn bản, tài liệu giao dịch..." một cụm từ mang tính liệt kê nhưng vẫn không đủ như về đối tượng của hợp đồng.... ''Về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác..." và một số cụm từ không cần thiết để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Thứ hai: Các đặc điểm của HĐKT mà Điều 1, Điều 2 pháp lện đưa ra đã trở thành những điều kiện quá khắt khe đối với các chủ thể kinh tế muốn ký kết hợp đồng, làm hạn chế phạm vi của HĐKT cho đến nay những quy định này không còn phù hợp. Chẳng hạn như về: +Hình thức hợp đồng + Chủ thể ký kết + Mục đích của hợp đồng Tóm lại HĐKT cần có tính khái quát cao, ngắn gọn, rõ ràng nêu lên được bản chất của HĐKT và các đặc điểm để phân biệt với HĐDS bao gồm: Chủ thể của hợp đồng, cần phải được mở rộng cho tất cả các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế, không phân biệt quy mô tổ chức, hình thức hoạt động. Mục đích hợp đồng: Phải là mục đích kinh doanh, để phân biệt HĐDS, thì không cần thì hạn chế như quy định của Thông tư 11 quy định. Các chủ thể ký kết HĐKT với nhau mà hai bên nhằm mục đích kinh doanh, thì đó còn HĐKT. Nếu khi ký kết Hợp đồng một bên nhằm mục đích kinh doanh, một bên không nhằm mục đích kinh doanh nhưng cũng không nhằm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng, thuê lao động thì Hợp đồng đó cũng được coi là HĐKT. Hiện nay chúng ta đang gấp rút soạn thảo pháp lện HĐKT sửa đổi trong dự thảo gần đây nhất. Dự thảo 7 tháng 10/1999 cũng đã có nhiều quy định về HĐKT nhưng dự thảo này vẫn còn một số điểm không hợp lý chẳng hạn như: Thứ nhất: Điều I khoản 1: Dự thảo pháp luật HĐKT sửa đổi quy định HĐKT là sự thoả thuận giữa các bên quy định tại điều 2 pháp lệnh này, về việc xác lập thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong các hoạt động với mục đích kinh doanh. Tại Điều 2: Dự thảo quy định các bên của Hợp đồng kinh tế bằng cách liệt kê một quy định như vậy sẽ làm cho khái niệm của Hợp đồng kinh tế bị chia cắt, nhưng mang tính khái quát cao, gây khó hiểu cho người đọc trong khi đó, có thể sử dụng một thuật ngữ mang tính khái quát hơn đó là ''Chủ thể kinh doanh". Sau đó giải thích khái niệm chủ thể kinh doanh tại một điều quy định về giải thích từ ngữ hiện nay trong dự thảo đã có Điều 4 Quy định về giải thích từ ngữ. Quy định theo cách này sẽ làm cho khái niệm HĐKT có tính khái quát cao và không mất thêm một điều luật để quy định về các bên của Hợp đồng nữa. Thứ hai: Điều 1 khoản 1 dự thảo quy định cũng được coi là HĐKT sự thoả thuận giữa một bên được quy định tại Điều 2 pháp lệnh này về việc xác lập, thay đổi trên chấm dứt quyền, nghĩa cụ trong các hoạt động với mục đích kinh doanh là một bên là pháp luật không được quy định tại Điều 2 Pháp lệnh này về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong các Hợp đồng nhằm mục đích phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ pháp nhân. Để làm rõ khái niệm pháp nhân không được quy định tại Điều 2 pháp lệnh này, trước hết phải xem xét khái niệm pháp nhân được quy định tại Điều 2 pháp lệnh này là gì. Điều 113 BLDS quy định về pháp nhân là tổ chức kinh tế đã liệt kê. Gồm có, doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 BLDS. Điều 2 Dự thảo liệt kê năm loại chủ thể của HĐKT, bao gồm: Doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác có đăng ký kinh doanh, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh. Như vậy, so sánh giữa Điều 113 BLDS với Điều 2 và Điều 4 giải thích về doanh nghiệph gồm... thì trong dự thảo có thể thấy rằng khái niệm pháp nhân được quy định tại Điều 2 pháp lệnh này chính là pháp nhân là tổ chức kinh tế được quy định tại Điều 113 BLDS. Từ đó có thể thấy rằng khái niệm pháp nhân không được quy định tại Điều 2 pháp lệnh này là những loại pháp nhân không phải là tổ chức kinh tế đã liệt kê tại Điều 110 BLDS bao gồm: Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Như vậy, theo quy định này, Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa một pháp nhân là tổ chức kinh tế với các chủ thể kinh doanh khác không được coi là HĐKT khi pháp nhân đó không có mục đích kinh doanh.Trong khi đó lại coi một Hợp đồng được ký kết giữa một phân nhân không có mục đích kinh doanh nhưng không phải là tổ chức kinh tế với các chủ thể kinh doanh là HĐKT. Đây là một quy định không lôgic và không phù hợp. Cần hiểu rằng khái niệm pháp nhân là tổ chức kinh tế ở đây chính là khái niệm pháp nhân hoạt động kinh doanh mà chúng ta đã nêu ở trên. Do đó, việc coi một hợp đồng là HĐKT trong trường hợp một bên ký kết hợp đồng không có mục đích kinh doanh nhưng bên đó là pháp nhân HĐKD, là do đặc điểm về sự độc lập về tài sản của pháp nhân đó với các thành viên của nó và vì thế mọi hành vi của pháp nhân đó với các thành viên của nó và vì thế mọi hành vi của pháp nhân này cuối cùng chỉ là để phục vụ cho HĐKD của mình. Do đó hợp đồng này có bản chất của một HĐKT. Quy định như Dự thảo 7 là ngược lại với lôgic này và sẽ dẫn đến một số hợp đồng có thể coi là HĐKT bị loại bỏ ra khỏi phạm vi điều chỉnh của pháp luật về HĐKT. b. Hợp đồng kinh tế vô hiệu. Tại Điều 8 và Điều 39 Pháp lệnh HĐKT quy định về HĐKT vô hiệu hai Điều luật này có những điểm bất hợp lý sau: Thứ nhất về bố cục: Việc tách 2 điều luật này thành 2 chương kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0094.doc
Tài liệu liên quan