Đề tài Hợp đồng ngoại thương- Nội dung và cách thức soạn thảo

 

 

Lời mở đầu 1

Nội dung 3

Phần1. Nội dung hợp đồng ngoại thương 3

1.1. Khái niệm hợp đồng ngoại thương 3

1.2. Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương 3

1.2.1. Phần mở đầu (Preamble) 3

1.2.2. Các điều khoản (điều kiện) của hợp đồng 3

1.2.2.1.Điều khoản chủ yếu: 3

1.2.2.2. Điều khoản không chủ yếu: 4

1.2.3. Phần ký kết 4

2. Cách thức soạn thảo HĐMBNT 4

2.1. Phần mở đầu của HĐMBNT 4

2.2. Điều khoản về tên hàng 4

2.3. Điều khoản về số lượng 5

2.4. Điều khoản về phẩm chất qui cách hàng hoá 5

2.5. Điều khoản về giá cả 5

2.6. Điều khoản về đóng gói bao bì và ký mã hiệu 5

2.7. Điều khoản thoả thuận về điều kiện cơ sở giao hàng 6

2.8. Thời gian, địa điểm và phương tiện giao hàng 6

2.9. Điều khoản về trách nhiệm lập hồ sơ chứng từ cho lô hàng xuất nhập khẩu 6

2.10. Điều khoản về thanh toán 6

2.11. Điều khoản về bảo hành 7

2.12. Điều khoản về khiếu nại 7

2.13. Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng 7

2.14. Điều khoản về trọng tài 7

Phần 2. Hợp đồng ký giữa công ty Điện Đà Nẵng với công ty L&C của Mỹ 9

1.1. Thông báo chấp nhận bởi bên mua 9

1.2. Các điều khoản chủ yếu 9

1.3. Điều khoản đặc biệt 10

1.4. Giá và phạm vi cung cấp 10

1.5.Các điều kiện thanh toán 10

1.6. Điều kiện giao hàng 10

1.7. Những đặc điểm kỹ thuật 11

1.8. Bảng liệt kê và đồ hoạ 11

Phần 3. Những vấn đề cần củng cố 12

1. Những khúc mắc còn gặp phải và hướng giải quyết 12

2. ý kiến bản thân 13

kết luận 14

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hợp đồng ngoại thương- Nội dung và cách thức soạn thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong nền kinh tế hiện nay vấn đề liên doanh, hợp tác và đầu tư với nước ngoài rất được Nhà nước khuyến khích, để cho nền kinh tế phát triển. Trong đó hợp đồng ngoại thương đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó là cầu nối giữa hai bên. Là căn cứ để trao đổi được bảo đảm thực hiện. Nhưng việc soạn thảo hợp đồng rất phức tạp vì tuỳ thuộc vào hàng hoá, tính chất và đặc điểm mà mỗi bản hợp đồng sẽ có những vấn đề riêng. Vì vậy em chọn đề tài “Hợp đồng ngoại thương- Nội dung và cách thức soạn thảo”.Bài tiểu luận của em được chia làm 3phần. Phần 1: Nội dung của hợp đồng ngoại thương Phần 2: Hợp đồng ký giữa công ty Điện Đà Nẵng với công ty L&C của Mỹ Phần 3: Những vấn đề cần củng cố Vì đây là lần đầu tiên em làm về hợp đồng ngoại thương nên không thể tránh được sai sót, em mong thầy cô thông cảm em xin chân thành cảm ơn. Nội dung Phần1. Nội dung hợp đồng ngoại thương 1.1. Khái niệm hợp đồng ngoại thương Hợp đồng mua bán ngoại thương (HĐMBNT) còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu là sự thoả thuận giữa các chủ thể có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, theo đó, người bán (người xuất khẩu) có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua (người nhập khẩu), người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thoả thuận. 1.2. Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương 1.2.1. Phần mở đầu (Preamble) Thường có các nội dung sau: -Tên hàng và số hợp đồng. -Ngày và nơi ký hợp đồng. -Các bên ký hợp đồng (bên bán, bên mua): tên đơn vị, địa chỉ thư, tên điện tín, số điện thoại, fax, tên và chức vụ người ký hợp đồng. -Cam kết ký hợp đồng. 1.2.2. Các điều khoản (điều kiện) của hợp đồng Có 2 loại điều khoản: 1.2.2.1.Điều khoản chủ yếu: là những điều khoản nếu một bên trong hợp đồng không thực hiện, bên kia có quyền huỷ hợp đồng và bắt phạt bên gây thiệt hại. Các điều khoản chủ yếu- theo điều 50 Luật thương mại Việt Nam nội dung chủ yếu của HĐMBNT bắt buộc phải có 6 điều khoản chủ yếu, nếu thiếu một trong 6 điều khoản chủ yếu thì hợp đồng coi như vô hiệu. 1. Tên hàng 2. Số lượng 3. Quy cách, chất lượng 4. Giá cả 5. Phương thức thanh toán 6. Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng Ngoài các nội dung chủ yếu trên đây, các bên có thể thoả thuận các nội dung khác trong hợp đồng. 1.2.2.2. Điều khoản không chủ yếu: Nếu một bên vi phạm, bên kia không có quyền huỷ hợp đồng mà chỉ có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện và bắt phạt. Điều khoản HĐMBNT có thể chia ra thành 3 nhóm: - Các điều khoản về thương mại như: đối tượng hợp đồng (tên hàng); số lượng; chất lượng hàng; giá cả; thời hạn và điều kiện giao hàng; điều kiện thanh toán; bao bì đóng gói; trình tự giao nhận hàng; khiếu nại... - Các điều khoản về vận tải: quy định nghĩa vụ các bên đưa hàng từ người bán tới người mua. - Các điều kiện pháp lý: quy định thưởng phạt. 1.2.3. Phần ký kết - Hợp đồng làm thành mấy bản bằng tiếng nước nào, mỗi bên giữ mấy bản, hiệu lực như nhau. - Hiệu lực hợp đồng từ lúc nào. - Bên bán, bên mua ký. 2. Cách thức soạn thảo HĐMBNT 2.1. Phần mở đầu của HĐMBNT Ngoài những căn cứ theo các điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về hợp đồng kinh tế, về xuất nhập khẩu còn phải căn cứ vào pháp luật của nước hữu quan. Các bên có thể thoả thuận việc chọn pháp luật nước nào để điều chỉnh hợp đồng cho cụ thể là tuỳ từng vụ việc kinh doanh. Phần nêu thông tin về các doanh nghiệp ký kết hợp đồng cần lưu ý ghi rõ quốc tịch của doanh nghiệp, còn các thông tin khác thì ghi tương tự như hợp đồng mua bán trong nước. 2.2. Điều khoản về tên hàng Mục đích của điều khoản này là phải làm cho 2 bên hiểu đúng tên loại hàng trao đổi, do vậy để đảm bảo tính chính xác của tên hàng, trong hợp đồng thường ghi rõ tên hàng bằng tiếng Việt và bằng nước hữu quan hoặc tiếng Anh. 2.3. Điều khoản về số lượng Đây là điều khoản quan trọng nó góp phần vào việc xác định rõ đối tượng mua bán và liên quan đến trách nhiệm nghĩa vụ của người mua và người bán, do vậy việc lựa chọn đơn vị đo lường nào phải căn cứ vào tính chất bản thân hàng hoá, vừa phải căn cứ vào tập quán buôn bán quốc tế về đo lường mặt hàng nào đó. 2.4. Điều khoản về phẩm chất qui cách hàng hoá Về cơ bản cách soạn thảo tương tự điều khoản của hợp đồng mua bán nội địa, nhưng người soạn thảo phải luôn luôn nhớ rằng vấn đề phẩm chất qui cách hàng hoá xuất nhập khẩu bao giờ cũng là khâu yếu nhất trong hợp đồng, nó có yêu cầu cao hơn về phẩm chất qui cách của hàng hoá giao dịch trong nội địa, đồng thời yêu cầu sự bảo đảm tính ổn định hơn về phẩm chất, qui cách hàng hoá xuất nhập khẩu qua từng thời gian và từng chuyến hàng xuất nhập. Bởi vậy việc kiểm tra phẩm chất qui cách hàng hoá phải tuân theo các tiêu chuẩn và nguyên tắc cuả luật quốc tế hoặc tập quán quốc tế về xuất nhập khẩu. 2.5. Điều khoản về giá cả Khi định giá hàng trong HĐMBNT cần nêu rõ: đơn vị tính giá, giá cơ sở, đồng tiền tính giá, phương pháp định giá và mức giá. 2.6. Điều khoản về đóng gói bao bì và ký mã hiệu Vấn đề đóng gói bao bì Trong thoả thuận qui định về bao bì có 2 cách: Nếu qui định chung chung trong hợp đồng cần xác định nguyên tắc: bao bì phải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, bao bì phù hợp với phương tiện vận chuyển. Nếu qui định cụ thể: phải thoả thuận cả phương thức đóng gói bao bì và vật liệu làm bao bì trong hợp đồng. Về ký mã hiệu Đó là những ký hiệu bằng chữ, bằng số, bằng hình vẽ được ghi trên các bao bì của hàng hoá nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hoá. 2.7. Điều khoản thoả thuận về điều kiện cơ sở giao hàng Điều khoản này không thể thiếu được trong HĐMBNT vì: Điều kiện cơ sở giao hàng qui định trách nhiệm của bên bán và bên mua về giao hàng và thời gian chuyển rủi ro, sự mất mát tình cờ hoặc tổn thất hàng hoá từ người bán sang người mua. Bởi vậy điều kiện giao hàng qui định cụ thể ai là người phải chịu chi phí về vận chuyển hàng hoá từ người bán (xuất khẩu) sang người mua (nhập khẩu). 2.8. Thời gian, địa điểm và phương tiện giao hàng Giao hàng tức là người bán chuyển hàng sang sở hữu của người mua theo các điều kiện của hợp đồng mua bán. Nhờ có việc chuyển giao này mà người mua có khả năng kiểm soát toàn bộ hàng hoá. Trong hợp đồng thường người ta qui định nguyên tắc giao nhận hàng, cụ thể là: hình thức giao nhận, địa điểm giao nhận thực tế, thời hạn giao nhận, phương thức kiểm tra số lượng, phương thức tiếp nhận hàng hoá về chất lượng, phương thức xác định số lượng và chất lượng hàng thực giao, ai là người được giao tiến hành giao nhận hàng hoá. 2.9. Điều khoản về trách nhiệm lập hồ sơ chứng từ cho lô hàng xuất nhập khẩu Trong hợp đồng thường giao cho bên bán có nghĩa vụ chuẩn bị 1 bộ chứng từ hoàn hảo bao gồm các hồ sơ cần thiết như: - Tờ khai hải quan - Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng mặt hàng. - Giấy chứng nhận đóng gói bao bì. - Giấy chứng nhận đã kiểm dịch do Cục kiểm dịch cấp. - Giấy chứng nhận đã sát trùng lô hàng. - Giấy chúng nhận nguồn gốc xuất xứ - Bộ vận đơn đường biển 2.10. Điều khoản về thanh toán Khi qui định nội dung điều khoản thanh toán trong hợp đồng các bên phảo nêu rõ: dùng loại tiền nào để thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và hình thức thanh toán. 2.11. Điều khoản về bảo hành Trong điều khoản về bảo hành thường có 1 điều khoản qui định người bán có trách nhiệm đối với chất lượng hàng trong 1 thời gian bảo hành nhất định. Điều khoản này phải xác định rõ khối lượng hàng người bán trong từng trường hợp phát hiện có khuyết tật hoặc không phù hợp với hợp đồng. Khối lượng bảo hành phụ thuộc vào tính chất của hàng hoá và các điều kiện kỹ thuật của hợp đồng. 2.12. Điều khoản về khiếu nại Khiếu nại là các dề nghị, yêu sách do người mua đưa ra đối với người bán do số lượng và chất lượng hàng giao không phù hợp hoặc do 1 trong 2 bên có vi phạm các điều khoản cuả hợp đồng đã ký. Trong hợp đồng các bên qui định trình tự tiến hành khiếu nại, thời hạn có thể nộp đơn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc khiếu phát đơn khiếu nại, các phương pháp điều chỉnh khiếu nại. 2.13. Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng Trường hợp bất khả kháng qui định trong hợp đồng được xác định tuỳ thuộc vào thời hạn thực hiện hợp đồng, tính chất hàng hoá, phương thức bán hàng, tập quán thương mại. Mỗi bên trong bản hợp đồng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ do tình huống không thấy trưóc được cần phải thông báo kịp thời bằng văn bản cho bên kia về việc xảy ra cũng như chấm dứt hoạt động của các trường hợp bất khả kháng. Trong hợp đồng, các bên cũng phải nêu ra tên của tổ chức sẽ chứng minh sự xuất hiện và kéo dài các trường hợp bất khả kháng bằng cách cấp giấy chứng nhận về tình hình này. 2.14. Điều khoản về trọng tài Trong điều khoản này của bản hợp đồng qui định thể thức giải quyết tranh chấp có thể phát sinh giữa các bên và không thể điều chỉnh bằng các biện pháp tự hoà giải thông thường được. Trong hầu hết các trường hợp có tranh chấp đều qui định giải quyết theo thể thức trọng tài. Ban trọng tài thường hay gặp nhất là lựa chọn một trong số các uỷ ban trọng tài thường trực được thành lập tại các cơ sở giao dịch hàng hoá, phòng thương mại, hội các nhà doanh nghiệp hoặc hiệp hội trọng tìa chuyên môn hoá. Phần 2. Hợp đồng ký giữa công ty Điện Đà Nẵng với công ty L&C của Mỹ Dưới đây em xin trình bày bản hợp đồng Cung cấp công cụ và thiết bị điện ký giữa công ty Điện lực Đà Nẵng của Việt Nam với công ty L&C của Mỹ. Bản hợp đồng gồm có 8 mục sau: Thông báo chấp nhận bởi bên mua Các điều khoản chủ yếu 3. Các điều khoản đặc biệt Bảng giá và phạm vi cung cấp Các điều kiện thanh toán Các điều kiện giao nhận hàng Những đặc điểm kỹ thuật Bản liệt kê và đồ hoạ Thông báo chấp nhận bởi bên mua Công ty Điện Đà Nẵng ở 12 Lê Lai, Đà Nẵng chấp nhận đơn chào hàng của công ty L&C ở 6601 Connecticut, Washington D.C. USA đề ngày 26/01.1996 về cung cấp thiết bị điện. Tổng giá thanh toán $ 200.000 (hai trăm nghìn đô la Mỹ). Sau khi công ty L&C nhận được thư chấp nhận chào hàng 10 ngày sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Các điều khoản chủ yếu GC-01Ngôn ngữ Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng này là tiếng Anh. GC-02 Định nghĩa “Công ty Điện Đà Nẵng” có nghĩa là bên mua hàng “Công ty L&C” có nghĩa là bên bán hàng. “Các bên” có nghĩa là “bên bán” và “bên mua”. GC-03 Bảo mật GC-04 Bản quyền GC-05 Đơn vị đo lường GC-06 Thuế và nghĩa vụ GC-07 Tay nghề và nguyên liệu GC-08 Giám định hàng hoá GC-09 Nhà cung cấp phụ GC-10 Giao quyền và uỷ quyền thực hiện nghĩa vụ GC-11 Các trường hợp bất khả kháng GC-12 Thanh toán thiệt hại cho việc giao nhận hàng GC-13 Trọng tài GC-14 Thay đổi GC-15 Huỷ hợp đồng Điều khoản đặc biệt SC-01 Phạm vi và giới hạn hợp đồng SC-02 Những bản vẽ, dữ kiện và chỉ dẫn của bên bán hàng SC-03 Bảo hiểm rủi ro thiết bị và vật liệu SC-04 Những điều kiện chung về bảo hiểm và thanh toán thiệt hại SC-05 Quản lý về hàng hoá SC-06 Trách nhiệm người mua hàng SC-07 Bồi thường 1.4. Giá và phạm vi cung cấp Tổng giá trị của hợp đồng là $ 200.000. 1.5.Các điều kiện thanh toán Sau 7 ngày ký hợp đồng bên bán sẽ nhận được 10% giá CIF hợp đồng. Trong vòng 30 ngày sau khi nhận được thư đảm bảo bên mua hàng sẽ mở 1 thư tín dụng không thể huỷ ngang và trả tiền ngay cho bên bán qua 1 Ngân hàng ở Việt Nam. Mọi chi phí liên quan đến gia hạn thư tín dụng vì giao hàng chậm sẽ do người bán hàng chịu. 1.6. Điều kiện giao hàng Việc giao hàng sẽ tiến hành như sau - Chuyến hàng đầu tiên không được chậm hơn quá 8 tuần. - Chuyến hàng thứ 2 thực hiện trong vòng 12 tuần. Cảng đi và cảng đến - Cảng đi do bên bán hàng ấn định. - Cảng đến sân bay Đà Nẵng . Thông báo chuyến hàng. Đóng gói và ký mã hiệu. 1.7. Những đặc điểm kỹ thuật 1.8. Bảng liệt kê và đồ hoạ Phần 3. Những vấn đề cần củng cố Những khúc mắc còn gặp phải và hướng giải quyết Bản hợp đồng ký giữa công ty Điện Đà Nẵng với công ty L%C của Mỹ là phong phú hơn phần lý thuyết đã nêu ở chương 1. Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá mà có những điều khoản phù hợp với hợp đồng. Nhưng trong bản hợp đồng về điện này ngoài các điều khoản chủ yếu ra ta còn thấy nó còn nêu về: Các điều khoản đặc biệt,bảng giá và phạm vi cung cấp, những đặc điểm ký thuật, bảng liệt kê và đồ hoạ. Về chủ thể tham gia ký kết, theo luật nước ta chủ thể của bên Việt Nam là thương nhân được phép hoạt động thương mại ở Việt Nam. ở các nước khác chẳng hạn như ở các nước tư bản, cá nhân cũng có quyền tham gia ký kết hợp đồng. Vậy tại sao ta không thể. Theo em ta nên bổ sung cả phần cá nhân và hộ gia đình cũng có thể tham gia ký kết hợp đồng miễn là họ có đăng ký kinh doanh, có trụ sở, có con dấu, có đủ nguồn vốn và giấy phép hoạt động kinh doanh. Hiệu lực pháp lý là 1 phần rất quan trọng vậy mà trong lý thuyết cũng như trong bản hợp đồng ta chưa thấy đề cập đến vấn đề này. Trong nội dung soạn thảo HĐMBNT nên bổ sung vì hiệu lực pháp lý còn tác động đến các cơ quan nhà nước, tổ chức liện quan, nhất là các cơ quan, tổ chức có chức năng giải quyết tranh chấp kinh tế. Trong bản hợp đồng này cũng như phần lý thuyết, đồng tiền thanh toán là 1 phần rất quan trọng của hợp đồng. Ta nên đưa thành một điều khoản riêng biệt và nên quy định khi thanh toán phải thanh toán qua ngân hàng để tránh tình trạng rửa tiền. Hiện nay, kinh nghiệm ở Việt Nam cho thấy trong thực hiện HĐMBNT cán bộ công nhân viên làm trong lĩnh vực về trọng tài chưa am tường sâu sắc về luật pháp,về tập quán của các nước có tổ chức trọng tài. Nên nhiều khi phía ta gặp rắc rối về vấn đề pháp lý mà trọng tài trong nước không giải quyết được phải đi thuê luật sư nước ngoài để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp và nếu phải đi hầu toà ở 1 nước nào đó thì chi phí rất tốn kém. Cho nên cho dù ta thắng thì cũng như thua vì chi phí bỏ ra quá cao, nhưng khả năng thắng kiện cũng khó xảy ra khi đối đầu với các doanh nghiệp nước ngoài thường là am tường sâu sắc luật pháp quốc tế có thể biến kẻ có lỗi là người bị oan là chuyện thường tình. Nước ta hiện nay đang khuyến khích các daonh nghiệp trong nước làm ăn buôn bán với nước ngoài, nên việc có một đội ngũ trọng tài am tường luật pháp quốc tế là điều rất cần thiết. Cứ lấy vụ Mỹ kiện ta bán phá giá cá Ba sa là một điển hình. 2. ý kiến bản thân Theo em Nhà nước ta nên có các chính sách ưu đãi hơn nữa để thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài để có thể đạt tốc độ tăng trưởng năm là 10% như Trung Quốc. Muốn vậy cần có các chính sách ưu đài hơn nữa để các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy an toàn và có lợi khi đầu tư tại Việt Nam. kết luận Hợp đồng mua bán ngoại thương khác với các hợp đồng khác vì có yếu tố nước ngoài vì vậy khi ký kết hợp đồng chúng ta nên tìm hiểu rõ ràng luật pháp, các tập quán để tránh tình trạng sau khi ký kết có những sung đột phát sinh. Nhà nước ta nên ngày càng có những chính sách khuyến khích đầu tư hơn nữa để thu hút được nhiều nguồn đầu tư mà theo kết quả công bố của Bộ thương mại dưới đây là bước phát triển rất đáng được khích lệ. Theo Bộ thương mại, ước tính kim ngạch xuất khẩu 11 tháng của cả nước ước đạt 18,289 triệu USD, đạt gần 99% kế hoạch năm là 18,5%, tăng 21,8%. Riêng kim ngạch xuất khẩu tháng 11 ước đạt 1,66 tỷ USD, tăng 8,9%. Đây là những kết quả mà ta thu được trong 11 tháng qua nhờ xuất nhập khẩu. Lời mở đầu 1 Nội dung 3 Phần1. Nội dung hợp đồng ngoại thương 3 1.1. Khái niệm hợp đồng ngoại thương 3 1.2. Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương 3 1.2.1. Phần mở đầu (Preamble) 3 1.2.2. Các điều khoản (điều kiện) của hợp đồng 3 1.2.2.1.Điều khoản chủ yếu: 3 1.2.2.2. Điều khoản không chủ yếu: 4 1.2.3. Phần ký kết 4 2. Cách thức soạn thảo HĐMBNT 4 2.1. Phần mở đầu của HĐMBNT 4 2.2. Điều khoản về tên hàng 4 2.3. Điều khoản về số lượng 5 2.4. Điều khoản về phẩm chất qui cách hàng hoá 5 2.5. Điều khoản về giá cả 5 2.6. Điều khoản về đóng gói bao bì và ký mã hiệu 5 2.7. Điều khoản thoả thuận về điều kiện cơ sở giao hàng 6 2.8. Thời gian, địa điểm và phương tiện giao hàng 6 2.9. Điều khoản về trách nhiệm lập hồ sơ chứng từ cho lô hàng xuất nhập khẩu 6 2.10. Điều khoản về thanh toán 6 2.11. Điều khoản về bảo hành 7 2.12. Điều khoản về khiếu nại 7 2.13. Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng 7 2.14. Điều khoản về trọng tài 7 Phần 2. Hợp đồng ký giữa công ty Điện Đà Nẵng với công ty L&C của Mỹ 9 1.1. Thông báo chấp nhận bởi bên mua 9 1.2. Các điều khoản chủ yếu 9 1.3. Điều khoản đặc biệt 10 1.4. Giá và phạm vi cung cấp 10 1.5.Các điều kiện thanh toán 10 1.6. Điều kiện giao hàng 10 1.7. Những đặc điểm kỹ thuật 11 1.8. Bảng liệt kê và đồ hoạ 11 Phần 3. Những vấn đề cần củng cố 12 1. Những khúc mắc còn gặp phải và hướng giải quyết 12 2. ý kiến bản thân 13 kết luận 14

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0143.doc
Tài liệu liên quan