1. Giới thiệu
2. Quá trình sản xuất và phát thải
2.1. Mô tả quá trình
2.2. Các nguồn phát thải và công nghệ kiểm soát.
2.2.1 Sự phát thải vào môi trường không khí:
2.2.2 Sự phát thải vào môi trường nước
2.2.3 Sự phát thải vào môi trường đất
3. Kĩ thuật đánh giá sự phát thải (EETs)
3.1 Phép đo trực tiếp
3.1.1 Dữ liệu mẫu
3.1.2 Hệ thống dữ liệu kiểm tra phát thải liên tục (CEMS)
3.2 Cân bằng khối lượng
3.3 Tính toán kỹ thuật
3.3.1 Phân tích nhiên liệu
3.4 Các nhân tố phát thải
3.4.1 Công nghiệp- những nhân tố phát thải lớn
3.4.2 Kiểm tra dự đoán phát thải (PEM)
4. Kỹ thuật đánh giá lượng phát thải: Độ tin cậy và thay đổi
có thể chấp nhận được
4.1 Phép đo trực tiếp
4.2 Cân bằng khối lượng
4.3 Kỹ thuật tính toán
4.4 Nhân tố phát thải
15 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá lượng phát thải cho công nghiệp sản xuất các sản phẩm bơ sữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 3: Nguyễn Thị Hoài
Bùi Sỹ Hoàng
Đặng Văn Huân
Nguyễn Thị quỳnh Hương
Lê Thị Thanh Hường
Đào Minh Kiên
Đặng Thị Loan
Hà Nội, 11- 2007
KIỂM TOÁN CHẤT THẢI QUỐC GIA
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT
ĐÁNH GIÁ LƯỢNG PHÁT THẢI
CHO
CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM BƠ SỮA
Tháng 7/ 1999
MỤC LỤC
1. Giới thiệu
2. Quá trình sản xuất và phát thải
2.1. Mô tả quá trình
2.2. Các nguồn phát thải và công nghệ kiểm soát.
2.2.1 Sự phát thải vào môi trường không khí:
2.2.2 Sự phát thải vào môi trường nước
2.2.3 Sự phát thải vào môi trường đất
3. Kĩ thuật đánh giá sự phát thải (EETs)
3.1 Phép đo trực tiếp
3.1.1 Dữ liệu mẫu
3.1.2 Hệ thống dữ liệu kiểm tra phát thải liên tục (CEMS)
3.2 Cân bằng khối lượng
3.3 Tính toán kỹ thuật
3.3.1 Phân tích nhiên liệu
3.4 Các nhân tố phát thải
3.4.1 Công nghiệp- những nhân tố phát thải lớn
3.4.2 Kiểm tra dự đoán phát thải (PEM)
4. Kỹ thuật đánh giá lượng phát thải: Độ tin cậy và thay đổi
có thể chấp nhận được
4.1 Phép đo trực tiếp
4.2 Cân bằng khối lượng
4.3 Kỹ thuật tính toán
4.4 Nhân tố phát thải
1. Giới thiệu
Mục đích của tất cả hướng dẫn kĩ thuật đánh giá phát thải (EET) trong bài viết này là để kiểm kê các cơ sở sản xuất ở Australia, các điều kiện thuận lợi trong công nghiệp và dịch vụ để báo cáo các chất trong bảng liệt kê phát thải của cơ quan kiểm toán chất thải quốc gia (NPI). Bản hướng dẫn này là tài liệu và bản giói thiệu tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán phát thải trong sản xuất sản phẩm bơ sữa.
Sổ tay tra cứu EET: Quá trình sản xuất sản phẩm bơ sữa .
Sổ tay : Quá trình sản xuất sản phẩm bơ sữa.
Mã tra cứu : 2121 quá trình sản xuất sữa và kem
2122 quá trình sản xuất kem lạnh
2129 sản xuất san rphaamr bơ sữa (không phân loại)
Tất cả các mã trong nhóm mã 212 ANZSIC.
Những mã tra cứu ANZSIC trên được tham khảo từ các hoạt động :
- Quá trình sản xuất kem và sữa: Danh mục này còn gồm có các điều kiện thuận lợi chủ yếu tham gia vào quá trình lọc và làm lạnh các chất lỏng tươi thành sữa hoặc kem, hoặc sản xuất, đóng chai, đóng hộp tiệt trùng sữa. Những chất lỏng có mùi vị hoặc váng sữa, dịch lỏng váng sữa, kem, kem chua để tạo ra bơ sữa hoặc sữa chua.
- Quá trình sản xuất kem lạnh: Danh mục này gồm có các điều kiện thuận lợi tham gia vào quá trình sản xuất kem lạnh hoặc làm đông nước ngọt.
- Quá trình sản xuất bơ sữa : Danh mục này gồm có các điều kiện thuận lợi tham gia vào quá trình sản xuất bơ, phomat cô đặc hoặc làm bay hơi sữa, sữa bột và những sản phẩm thông thường mà không ở trong bảng phân loại.
Sổ tay tra cứu này được soạn thảo bởi NPI đơn vị của Bộ Môi trường và di sản Queensland đại diện cho chính phủ cộng hoà. Sổ tay này được hoàn thiện nhờ sự cộng tác giữa tài liệu môi trường của quốc gia và địa phương, và các ngành công nghiệp chủ chốt.
2. Quá trình sản xuất và phát thải
Phần tiếp theo giới thiệu tóm tắt công nghệ sản xuất sản phẩm bơ sữa và đặc điểm của các nguồn phát thải.
2.1. Mô tả quá trình
Quá trình này được chỉ dẫn trong công nghiệp sản xuất bơ sữa:
- Quá trình sản xuất sữa bao gồm cả sữa tươi.
- Quá trình sản xuất sản phẩm bơ bao gồm có xử lý siêu nhiệt sữa (ultra-heat treatment- UHT), bay hơi sữa, cô đặc sữa, váng sữa, bột prôtêin, sữa bột.
- Quá trình sản xuất phomat..
- Sản xuất kem.
- Sản xuất bơ
- Sản xuất sữa chua.
2.2. Các nguồn phát thải và công nghệ kiểm soát.
Các chất có thể phát thải trong quá trình sản xuất sản phẩm bơ sữa bao gồm :
- Axit H3PO4
- Axit HCl
- Axit H2SO4.
- Axit HNO3.
- Cl2.
Thêm vào đó có thể có cả các chất phát thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu.
2.2.1 Sự phát thải vào môi trường không khí:
Sự phát thải khí có thể được phân loại như sau:
Sự phát thải nhất thời
Có nhiều sự phát thải không thông qua một ống khói và cụm ống khói. Ví dụ của sự phát thải nhất thời gồm có sự bay hơi từ các bể, các thùng hở, hoặc do sự tràn đầy và rò rỉ của thiết bị. Sự làm bay hơi từ những ống khói, những bể chứa và cửa mở của nhà máy cũng như những lỗ thủng của trang thiết bị. Những chỗ rò rỉ ở van hơi và mép cạnh cũng được coi là sự phát thải nhất thời.
Sự phát thải nguồn điểm
Sự phát thải đã được bắt nguồn từ bên trong một ống khói hoặc cụm ống khói và xả thải từ một nguồn điểm vào trong khí quyển.
Sự phát thải chính từ các sản xuất chế tạo công nghiệp cũng tương tự như sự phát thải từ đốt cháy nguyên liệu chất đốt. Những hợp chất là sản phẩm của quá trình đốt cháy nhiên liệu được tóm tắt như sau:
Carbon monoxide (CO)
Sulful dioxide (SO2)
Asen & những hợp chất
Catmi & những hợp chất
Berili & những hợp chất
Những hợp chất Crom (III)
Những hợp chất Crom (IV)
Đồng & những hợp chất
Những hợp chất Florua
Axit hydrochloric (HCl)
Chì & những hợp chất
Khói Magie oxit (MgO)
Thủy ngân & những hợp chất
Niken & những hợp chất
Niken cacbony (NiCO)
Niken sunfur (NiS)
Vật chất dạng hạt (PM10)
Polychlorinated dioxins & furans
Hợp chất hữu cơ thơm đa vòng (PAHs)
Tổng VOCs
Hướng dẫn EET về sự đốt cháy trong nồi hơi có sẵn ở trang chủ NPI và từ tổ chức chính quyền bảo vệ môi trường tại mỗi địa phương. Những thông tin này rất có ích cho việc kiểm kê sự phát thải từ quá trình đốt cháy.
Những công nghệ kiểm soát sự phát thải như máy lắng tĩnh điện học, máy lọc vải túi lọc và máy lọc hơi đốt ẩm thường được lắp đặt nhằm giảm nồng độ phân tử khí từ quá trình đốt trước khi phát thải qua cụm ống khói. Hiệu quả chọn lọc các thiết bị làm giảm phát thải cần được xem xét tính toán tại nơi được lắp đặt thiết bị làm giảm bớt lượng phát thải, và những nơi có các nhân tố phát thải từ các nguồn không được kiểm soát. Bản hướng dẫn áp dụng những chọn lựa hiệu quả để cân bằng các nhân tố phát thải được cung cấp trong những giai đoạn sau.
Cần quan tâm tới kiểm soát phát thải đối với sự phát thải PM10 (hạt vật chất có bán kính khí động lực học tương đương là 10 micrometres hoặc nhỏ hơn 10 µm), trong trường hợp thiếu dữ liệu đo lường hoặc kiến thức về hiệu quả bộ mẫu thiết bị cho dạng hạt, với hiệu quả 90% thì nên sử dụng trong cân bằng nhân tố phát thải để tính toán khối lượng phát thải thực tế. Trường hợp mặc định này chỉ nên sử dụng nếu như không có hiệu quả kiểm soát nào khác có thể thu được giá trị.
2.2.2 Sự phát thải vào môi trường nước
Sự phát thải của các chất có thể được phân loại dựa vào môi trường nhận:
Vùng nước mặt (hồ, sông, đập và cửa sông)
Nước vùng ven biển hoặc nước biển
Nước mưa từng vùng
Một lượng đáng kể chất gây độc cho môi trường được thải ra môi trường nước. Hầu như các hợp chất được nêu trong danh sách kiểm kê NPI tới kênh rạch đã được quy định phải được tính toán thích hợp hoặc không gây hại tới môi trường, không vượt quá tiêu chuản đánh giá và quan trắc. Những dữ liệu tương tự hiện nay còn có thể được sử dụng để tính toán sự phát thải hàng năm.
Nếu không có sẵn những dữ liệu quan trắc nước thải, những phát thải tới môi trường nước có thể được tính toán dựa trên một cân bằng vật chất hoặc sử dụng những nhân tố phát thải.
Danh sách liệt kê các chất thải được thải ra cống rãnh không yêu cầu phải báo cáo trong NPI. Tuy nhiên, những sự rò rỉ và những phát thải khác (bao gồm cả bụi ) từ một kho cất giữ chất thải thì có thể báo cáo. (Xem ở phần 3 trong hướng dẫn NPI)
Đối với công nghiệp sản xuất các sản phẩm bơ sữa thì phát thải chủ yếu vào cống rãnh. Sự phát thải tới môi trường nước cần được báo cáo nếu nhánh phát thải trực tiếp tối dòng suối hoặc vùng nước lớn.
Nitơ và phốtpho là thành phần chính được xắp xếp trong NPI của nước thải, do đó cần phải được báo cáo nếu nước thải xả vào vùng nước lớn.
2.2.3 Sự phát thải vào môi trường đất
Những hợp chất phát thải vào trong đất bao gồm chất thải rắn, hồ ximăng, ximăng, cặn bùn, do tràn và rò rỉ từ nguồn chứa và phân phối chất lỏng và có thể chứa nhiều hợp chất trong danh sách đã liệt kê. Những nguồn phát thải này có thể phân loại rõ ràng như sau:
Nguồn chứa chất lỏng và bùn ở bề mặt
Sự rò rỉ và tràn một cách vô ý
Sự dẫn thấm của nước thải
Trong nhiều trường hợp các nhà máy sản xuất sản phẩm bơ sữa, nước thải có thể được xử lý để sử dụng trong tưới tiêu. Sự phát thải của vài hợp chất trong thống kê NPI có chứa trong nước thải cũng phải được báo cáo nếu hàm lượng chất đó vượt quá mức giới hạn.
Theo thống kê cho biết một vài hợp chất trong danh sách NPI có mặt trong các nhánh sông hàng ngày, nó cần phải được báo cáo khi nước thải được dùng cho tưới tiêu, xem như sự phát thải vào đất:
Chlorine(Clo)
Amoniac (được hình thành do sự hợp thành giữa Nitơ và thành phần nước thải)
3.0 Kĩ thuật đánh giá sự phát thải (EETs)
Việc dự đoán về lượng các loại chất phát thải vào không khí, nước và đất nên được báo cáo tại những nơi chuẩn bị phát thải. Bản báo cáo này và những thông tin chi tiết liên quan được tập hợp trong cuốn “Hướng dẫn NPI” (The NPI Guide) ở phần trước của cuốn sổ tay này.
Nói chung, có tất cả 4 kiểu đánh giá phát thải có thể sử dụng một cách hữu hiệu.
- Lấy mẫu hoặc đo đạc trực tiếp tại hiện trường.
- Cân bằng tổng lượng vật chất.
- Phân tích nhiên liệu hoặc dùng các công cụ tính toán khác.
- Các nhân tố phát thải.
Sử dụng EETs (hoặc sử dụng kết hợp EETs) là cách thích hợp nhất để đạt được mục đích. Ví dụ, bạn có thể sử dụng phương pháp cân bằng vật chất là cách tốt nhất để tính cho sự phát thải tức thời từ máy bơm và ống khói, phương pháp đo đạc trực tiếp áp dụng cho sự phát thải của ống khói và ống dẫn khí, và dùng phương pháp xem xét các nhân tố phát thải trong trường hợp ước lượng chất rò rỉ từ các thùng và kho dự trữ.
Nếu bạn sử dụng EETs, số liệu bạn thu thập được sẽ hiển thị trên cơ sở dữ liệu NPI cho là “hợp lý và đáng tin cậy”. Tương tự như vậy, nếu các tài liệu môi trường của bạn thỏa đáng được chấp thuận để sử dụng trong kỹ thuật tính toán phát thải dù không theo các nguyên tắc trong sổ tay này, thì dữ liệu của bạn cũng được cho là có thể “chấp nhận và đáng tin cậy”.
Bạn cũng có thể sử dụng EET mà không cần theo những nguyên tắc được chỉ ra trong tài liệu này. Tuy nhiên, bạn phải tìm được sự chấp thuận của người có thẩm quyền về môi trường có liên quan. Chẳng hạn, công ty của bạn phát thải thêm nhiều yếu tố gây ô nhiễm, bạn có thể áp dụng EET nếu như được sự chấp thuận của người có thẩm quyền về môi trường có liên quan.
Ta cần chú ý rằng: hiện nay phương pháp EETs vẫn còn tiến hành một cách thủ công nên chủ yếu dùng cho việc tính toán các kết quả trung bình của quá trình. Kết quả đánh giá trong trường hợp các quá trình không ổn định thì ít được xem xét trong tài liệu, và đây cũng là mặt hạn chế nói chung của phương pháp EETs. Tuy nhiên, có một điều quan trọng là những thông số phát thải của các hoạt động bên ngoài và/hoặc các sự cố cũng rất cần thiết cho việc đánh giá. Việc phát thải vào đất, nước, không khí trên diện rộng cần được đánh giá và đưa vào trong các quá trình phát thải khi tính toán tổng thải trước khi đưa ra số liệu. Theo số liệu của NPI, việc phát thải trên diện rộng là từ việc sử dụng hay bỏ đi một lượng chất trong suốt quá trình làm sạch hệ thống.
Cách áp dụng cho từng loại chất thải như loại 1 và 1a (trong phương pháp NIP) thì phải tính toán để xác định tới 10 tấn (hay 25 tấn đối với VOCs) là bắt đầu vượt quy định. Nếu như các chất thải bỏ thuộc nhóm 1 và 1a vượt quá quy định thì cần phải xem xét lại toàn bộ quy trình/hệ thống để việc giải quyết thuận lợi hơn, ngay cả khi hoạt động phát thải rất nhỏ hoặc không phát thải.
3.1 Phép đo trực tiếp
Có thể bảo đảm cho các loại phép đo trực tiếp trong báo cáo gửi NPI; Đặc biệt là khi đã từng dùng phép đo này để đáp ứng các nhu cầu khác. Tuy nhiên, NPI sẽ không đòi hỏi phải bảo đảm cho việc đo và lấy mẫu thêm. Những dữ kiện đầy đủ từ mẫu sẽ có thể sử dụng cho báo cáo kết quả gửi NPI, và những dữ kiện này cần thiết cho việc thống kê thông tin trong từng giai đoạn và đại diện cho quá trình vận hành của cả năm.
3.1.1 Dữ liệu mẫu
Báo cáo kiểm tra các cụm mẫu cung cấp các dữ kiện phát thải trong giới hạn theo đơn vị kg/hr hoặc g/m3 (theo tiêu chuẩn khô); Sự phát thải theo từng năm được tính toán từ dữ kiện này; Việc kiểm tra mẫu phục vụ báo cáo gửi NPI phải được thực hiện trong những điều kiện chuẩn của quy trình vận hành hệ thống. Nên hiểu rằng việc kiểm tra bảo đảm trong điều kiện cho phép của từng nơi có thể bắt buộc việc kiểm tra phải ở dưới mức phát thải tối đa, ở những nơi mà sự phát thải có khả năng cao hơn hoạt động trong điều kiện bình thường.
3.1.2 Hệ thống dữ liệu kiểm tra phát thải liên tục (CEMS)
Một hệ thống kiểm tra sự phát thải liên tục ghi lại liên tục sự phát thải theo thời gian, thường bằng việc ghi lại nồng độ chất ô nhiễm.
Nồng độ chất ô nhiễm có thể được hiểu như: tốc độ phát thải vẫn được duy trì bởi sự tăng lên nhiều lần của thể tích khí ga hoặc tốc độ dòng thải của chất ô nhiễm đó.
Trong nhiều trường hợp của CEMS, việc xác định sai số của dụng cụ rất khó khăn và những dữ kiện chưa thu thập được làm cho tập hợp dữ kiện bị sai lệch trong giới hạn dài. Tuy nhiên, ta có thể xác định được xu hướng sự sai lệch từ đặc điểm của từng loại chất ô nhiễm. Điều này thuận lợi cho người điều khiển có thể xác định và duy trì việc kiểm tra hệ thống và lấy các dữ kiện phù hợp.
Chú ý trước khi sử dụng CEMS để đánh giá sự phát thải, nên hoàn thành một biên bản về việc tập hợp số liệu và tính toán kết quả trung bình để đáp ứng yêu cầu của người có thẩm quyền về môi trường liên quancho báo cáo kiểm toán chất thải NPI.
Đánh giá sự phát thải từ đường dẫn nước thải
Nhiều nhà máy sản xuất sản phẩm bơ sữa sử dụng nước thải là nước tưới cho đất nông nghiệp sau khi đã xử lý ở các mức độ khác nhau. Nếu sử dụng nước thải cho mục đích tưới tiêu, thì có thể đánh giá dòng thải vào đất từ nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm trong dòng thải, và thể tích trung bình của nước thải dùng tưới tiêu hàng năm. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với việc đánh giá sự phát thải của clo và amoniac, chất hình thành nhiều trong các dòng nước thải. Cần có sự điều chỉnh để thu hồi amoniac, làm giảm sự phát tán vào không khí.
Cân bằng cơ bản được biểu diễn bằng phương trình sau:
Cân bằng 1:
Ehpy.i = (Ci * V) /1000 )
Trong đó:
Ehpy.i = lượng chất ô nhiễm i thải ra (kg/năm)
Ci = Nồng độ của chất i trong nước thải (mg/L)
V = Thể tích nước thải sử dụng để tưới tiêu trong một năm (m3/năm)
1000 = Hệ số chuyển đổi (1 000 000 mg/ kg)/ (1000L/m3)
Ví dụ 1: Sử dụng dữ liệu mẫu
Ví dụ này chỉ ra lượng Clo trong đất từ nước thải sử dụng cho tưới tiêu có thể được tính toán từ dữ liệu mẫu có sẵn từ sự kiểm tra định lượng.
Mỗi năm có 100 000 m3 nước thải từ hệ thống vận hành sản xuất bơ sữa được sử dụng cho tưới tiêu. Nồng độ Clo trung bình trong nước thải này khoảng 1mg/L.
Từ cân bằng 1
Ekpy.Clo = CClo * V
Sử dụng các số liệu từ quá trình sản xuất bơ sữa trên
Ekpy. Clo = (1mg/L * 100 000 m3 / năm)/ 1 000
= 100kg/năm.
Vậy, từ quá trình sản xuất bơ sữa, mỗi năm có 0.1 tấn Clo được thải vào đất theo con đường tưới tiêu. Dòng thải này được tưới trên một vùng đất rộng 200 hecta.
3.2 Cân bằng khối lượng
Cân bằng khối lượng được xác định bằng lượng chất đi vào và đi ra của toàn bộ quá trình trong điều kiện thuận lợi, hoặc thiết bị tách rời. Lượng thải có thể được tính toán từ sự khác nhau giữa đầu vào và đầu ra của mỗi chất đã liệt kê. Sự tích lũy hay sự giảm các chất trong hệ thống cũng được tính toán trong báo cáo kiểm toán.
3.3 Tính toán kỹ thuật
Một bản kết quả tính toán kỹ thuật là phương thức đánh giá dựa trên các thuộc tính vật lý, hóa học (ví dụ: áp suất bay hơi) của các chất và các mối quan hệ toán học của chúng (ví dụ: định luật khí lý tưởng).
3.3.1 Phân tích nhiên liệu
Phân tích nhiên liệu là một ví dụ về tính toán kỹ thuật và có thể được sử dụng để dự đoán lượng SO2, kim loại và các chất thải khác dựa trên định luật bảo toàn khối lượng, nếu tốc độ nhiên liệu được đo. Thành phần các chất trong nhiên liệu ban đầu có thể được sử dụng để ước đoán thành phần trong dòng thải của chúng. Bao gồm các chất như sulfur có thể bị chuyển hóa thành các chất khác trong xuốt quá trình đốt cháy.
Cân bằng cơ bản trong tính toán dòng thải của phép phân tích nhiên liệu như sau:
Cân bằng 2:
Ekpy.i = Qr * nồng độ chất ô nhiễm trong nhiên liệu * (MWp/ EWt) * OpHrs
Trong đó Ekpy.i = lượng chất ô nhiễm i thải ra, kg/ năm
Qr = nhiên liệu sử dụng, kg/ giờ
MWp = khối lượng phân tử của chất ô nhiễm, kg/ kmol
EWr = khối lượng nguyên tố của chất ô nhiễm trong nhiên liệu, kg/ kmol
OpHrs = thời gian vận hành, giờ/ năm.
Nồng độ chất ô nhiễm trong nhiên liệu được đo là nồng độ khối lượng. Phương pháp này xem như sulfur chuyển hóa hoàn toàn thành SO2. Vì vậy, đốt một kilogram sulfur (EW = 32) thì thải ra 2 kilogram SO2 (MW = 64). Kỹ thuật ước tính dòng thải này được làm rõ ở ví dụ 2.
Ví dụ 2: Sử dụng phân tích nhiên liệu
Ví dụ này chỉ ra cách tính toán lượng SO2 thải ra từ việc đốt than đá dựa trên kết quả phân tích nhiên liệu và thông tin về dòng nhiên liệu từ một quá trình sản xuất sản phẩm bơ sữa trong điều kiện thuận lợi. Điều kiện thuận lợi được thừa nhận là hệ thống vận hành 1500 giờ mỗi năm.
Ekpy.i = có thể được tính toán bằng cân bằng 2
Dòng nhiên liệu = 2000 kg/ giờ
Phần trăm khối lượng sulfur trong nhiên liệu = 0.5
Ekpy.i = Qr * nồng độ chất ô nhiễm trong nhiên liệu * (MWp/ EWt) * OpHrs
= (2000) * (0.5/ 100) * (64/ 32) * 1500
= 20.0 kg/giờ * 1500 giờ/ năm
= 30 000 kg/ năm
3.4 Các nhân tố phát thải
Mỗi nhân tố phát thải là một phương tiện được sử dụng để tính toán lượng thải ra môi trường. Trong báo cáo này đề cập đến số lượng chất thải từ một nguồn thải là những hoạt động thông thường liên quan đến những chất thải đó. Các nhân tố phát thải từ các nguồn ở Mỹ, Châu Âu và Úc luôn luôn được xác định khối lượng chất thải phân phối về đơn vị khối lượng, thể tích, không gian hoạc thời gian của hoạt động phát thải các chất (ví dụ như, khối lượng kilogram của chất thải riêng trên tấn sản phẩm phomat khô).
Các nhân tố phát thải được sử dụng để tính toán lượng thải của nhà máy bởi cân bằng tổng sau:
Cân bằng 3
Ekpy.i = [A * OpHrs] * [1 – (CEi / 100))
Trong đó Ekpy.i = Tốc độ xả thải chất ô nhiễm I, kg/năm
A = Tốc độ hoạt động, t/ giờ
OpHrs = Giờ vận hành, giờ/ năm
EFi = nhân tố phát thải chất ô nhiễm i không kiểm soát, kg/ t
CEi = Toàn bộ năng suất kiểm soát, %
Các nhân tố phát thải suy ra từ các số đo của một quy trình riêng đôi khi có thể được sử dụng để tính toán sự phát thải của các dây chuyền ở vị trí khác. Một nhà máy nên có vài quy trình có cách vận hành và kích cỡ giống nhau, và sự phát thải được tính toán từ một nguồn của quá trình, từ một nhân tố phát thải có thể được suy ra và áp dụng cho các nguồn giống nhau. Như vấn đề đã nói tới đầu tiên, cơ sở sản xuất được yêu cầu phải có sự xét duyệt và xác nhận về hệ số xả thải bởi cơ quan môi trường khu vực hoặc Nhà nước để sử dụng cho tính toán kiểm toán chất thải quốc gia (NPI- National Pollutant Inventory ).
3.4.1 Công nghiệp- những nhân tố phát thải lớn
Các nhân tố phát thải được đề cập sau có thể được sử dụng trợ giúp cho việc tính toán lượng thải PM10 từ nhà máy sản xuất phomat.
Bảng 1: Những nhân tố thải PM10 từ tự nhiên và quá trình sản xuất phomat
Nguồn
Nhân tố xả thải được kiểm soát
Tốc độ phát thải
Phomat khô
1.62
D
Sữa khô
0.78
D
a USEPA AP- 42, Phần 9.6.1, 1997
b Đơn vị là kg PM10 thải trên tấn sản phẩm khô
3.4.2 Kiểm tra dự đoán phát thải (PEM)
Kiểm tra dự đoán phát thải dựa trên sự phát triển của mối tương quan giữa tốc độ phát thải và các thông số của qui trình. PEM tạo điều kiện thuận cho việc phát triển vị trí các nhân tố phát thải riêng, hoặc các nhân tố phát thải phù hợp hơn với qui trình riêng của nó.
Dựa trên các dữ liệu kiểm tra, là các phát thải dự đoán sử dụng nhiều thông số khác nhau, ta có thể xây dựng được mối tương quan toán học.
4. Kỹ thuật đánh giá lượng phát thải: Độ tin cậy và thay đổi có thể chấp nhận được
Phần này khái quát chung về một số sự thiếu chính xác liên quan đến mỗi kỹ thuật. Mặc dù tổ chức kiểm toán chất thải quốc gia không đưa ra một chuẩn kỹ thuật tính toán lượng thải nào nhưng trong phần này cố gắng đánh giá bằng các kỹ thuật hiện hành với độ chính xác có thể tin cậy được.
Một số công nghệ đang được sử dụng để tính toán mức phát thải từ các cơ sở sản xuất bơ sữa. Các kỹ thuật chọn lựa công nghệ dựa trên cơ sở là các số liệu thực nghiệm, các nguồn sẵn có và việc đánh giá phải đảm bảo chính xác. Nhìn chung, các dữ liệu riêng (dữ liệu đại diện cho quá trình vận hành thông thường có tính chính xác hơn dữ liệu công nghiệp trung bình) như các nhân tố phát thải trong phần 3.4.1 của tài liệu này.
4.1 Phép đo trực tiếp
Để việc tính toán lượng khí phát thải từ các cơ sở sản xuất sản phẩm bơ sữa một cách tương đối chính xác cần sử dụng nhiều số liệu về mẫu và đảm bảo điều kiện nơi làm việc tốt. Tuy nhiên, chi phí cho việc lấy mẫu và phân tích mẫu có thể rất cao và đặc biệt phức tạp tạị những điểm phát thải các chất khác nhau trong bảng liệt kê kiểm toán chất thải quốc gia NPI và hầu hết các khí thải đều không bền trong tự nhiên. Số liệu thu được từ một quá trình riêng biệt nào đó có thể không đại diện cho toàn bộ hoạt động sản xuất và có thể chỉ đánh giá được một khía cạnh về mức độ phát thải của cơ sở.
Dữ liệu của mẫu đại diện sử dụng cho báo cáo NPI cần phải được thu thập trong cùng một khoảng thời gian và bao trùm toàn bộ quá trình sản xuất.
Trong trường hợp CEMS, việc hiệu chỉnh các thiết bị có thể khó thực hiện hoặc không thu thập được dữ liệu có thể là tăng thêm kết quả không chính xác. Tuy nhiên, kết quả sẽ bị sai lệch khi cho rằng mỗi mẫu lấy nhanh cho phép dự đoán về tính chất đặc trưng tốt hơn các mẫu phát thải trong thời gian dài. Điều đó phụ thuộc vào trách nhiệm của công nhân vận hành trong việc hiệu chỉnh và bảo trì theo dõi thiết bị và các số liệu mức phát thải tương ứng.
4.2 Cân bằng khối lượng
Sử dụng cân bằng khối lượng để tính toán mức phát thải từ một cơ sở sản xuất sản phẩm bơ sữa là một cách đơn giản để đánh giá lượng phát thải. Tuy nhiên, phương pháp này thích hợp với một số cơ sở sản xuất sản phẩm bơ sữa ở Australia có khả năng theo dõi chính xác toàn bộ nhiên liệu được sử dụng và rác thải phát sinh. Các sai sót liên quan đến việc theo dõi các vật chất riêng hoặc các hoạt động sẵn có khác trong mỗi quá trình vật chất thường dẫn đến độ sai lệch lớn với tổng mức phát thải của cơ sở. Do mức phát thải từ các nhiên liệu riêng thường thấp hơn 2% của tổng lượng đã dùng, nên chỉ sai số là ± 5% trong mỗi bước kiểm toán cũng có thể dẫn đến sai lệch đáng kể kết quả đánh giá lượng phát thải.
4.3 Kỹ thuật tính toán
Lý thuyết và các cân bằng hay các mô hình phức tạp có thể được sử dụng để đánh giá lượng phát thải từ quá trình sản xuất sản phẩm bơ sữa.
Sử dụng cân bằng lượng phát thải để đánh giá mức phát thải từ những cơ sở sản xuất sản phẩm bơ sữa là một quá trình phức tạp và mất nhiều thời gian hơn việc sử dụng các nhân tố phát thải. Các cân bằng lượng phát thải cần phải chi tiết hơn ở đầu vào so với việc sử dụng nhân tố phát thải, nhưng ước tính lượng phát thải dựa trên cơ sỏ là các điều kiện thuận lợi riêng.
4.4 Nhân tố phát thải
Tất cả các nhân tố phát thải đều có mã phân loại phát thải (EFR) tương ứng. Hệ thống phân loại này thuộc về EETs cho tất cả các nganh công nghiệp và các bộ phận và sau đó là cho tất cả các sổ tay công nghệ. Sự phân loại dựa trên cơ sở là hệ thống phân loại của cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (USEPA), và tổ chức môi trường Châu Âu (EEA). Vì vậy, sự phân loại này không trực tiếp liên quan đến ngành công nghiệp Australia. Thông tin về tất cả các nhân tố phát thải đã được trích dẫn được đưa ra ở mục 5.0 của tài liệu này. VIệc phân loại nhân tố phát thải không phải là một phần trong cơ sở dữ liệu của bản báo cáo NPI công bố.
Khi sử dụng nhân tố phát thải, nên hiểu mã EFR tương ứng và sự phân loại đó nhằm mục đích gì. Phân loại A hay B thì mức độ phát thải cao hơn phân loại D hoặc E. Nếu mức độ phát thải càng thấp thì nó càng gần với nhân tố phát thải đã được đưa ra cho một nguồn riêng hoặc loại không đặc trưng cho nguồn. Cứ theo phân loại này thì các tiêu chuẩn chính tác động đến tính biến động của các nhân tố phát thải khiến chúng giữa nguyên mức độ các đặc điểm giống nhau giữa các thiết bị/ quá trình được lựa chọn trong việc dùng các nhân tố với các thiết bị/ quá trình hướng dẫn mà nhân tố được tìm ra.
Hệ thống EFR như sau:
Cao
Mức trung bình
Trung bình
Dưới mức trung bình
Thấp
Không xác định
Tài liệu tham khảo
1. Nhà xuất bản Đại Học Griffith.1996. Xử lí nước thải và nước công nghiệp – sách nghiên cứu tập 2. Brisbane,Queensland
2. Trang chủ kiểm kê chất thải quốc gia:
3. USEPA, tháng 7- 1997. Biên soạn về những nhân tố phát thải chất gây ô nhiễm không khí, tập 1:Điểm dừng và nguồn thải rộng,ấn bản thứ tư, AP – 42.Phần 9.6.1.Tự nhiên và sử lí pho mát.Tổ chức bảo vệ môi trường Mỹ,văn phòng lập kế hoạch chất lượng không khí và những tiêu chuẩn.Điều tra bãi đậu xe hình tam giác,NC,USA.
4.
Những cuốn cẩm nang kĩ thuật đánh giá sự phát thải trước đó dựa vào cuốn sách tham khảo này sẵn có tại trang chủ NPI và từ tổ chức bảo vệ môi trường địa phương của bạn (xem chi tiết ở trướng sác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6738.doc