Đề tài Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN

LỜI NÓI ĐẦU . 1

MỤC LỤC . 2

DANH MỤC CÁC BẢNG. 5

DANH MỤC CÁC HÌNH . 5

CÁC CHỮVIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO . 6

Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀTÀI.7

1.1 TÊN ĐỀTÀI .7

1.2 MỤC TIÊU .7

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .7

1.4 NỘI DUNG .7

1.5 Ý NGHIÃ MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ, XÃ HỘI .7

1.6 ỨNG DỤNG .8

Chương 2 TỔNG QUAN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ

CHẤT NGUY HẠI .9

2.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI ỞVIỆT NAM .9

2.1.1 Nghiên cứu vềpháp luật trong quản lý chất nguy hại . 9

2.1.2 Hiện trạng quản lý chất nguy hại . 9

2.1.3 Bất cập vềnhân lực. 10

2.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀO QUẢN LÝ .11

2.2.1 Đòi hỏi phải kết hợp đồng bộnhiều yếu tố. 11

2.2.2 Ý thức thực hiện pháp luật quản lý chất nguy hại cuảnhân dân còn

kém . 11

2.2.3 Hiểu văn bản luật không thống nhất . 12

2.2.4 Thời gian xửphạt chậm trễ. 13

2.2.5 Thực hiện không triệt để. 13

2.2.6 Tình hình áp dụng pháp luật quản lý chất nguy hại ở Đồng Nai. 14

2.3 ĐÁNH GIÁ VĂN BẢN PHÁP QUY VỀQUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI .14

2.3.1 Phân công, phân cấp trách nhiệm bất cập. 14

2.3.2 Có những kẽhởtrong các văn bản pháp quy . 15

2.3.3 Quy định rời rạc, thiếu cụthể. 15

2.3.4 Các văn bản kém ổn định. 15

2.3.5 Nhận xét chung . 15

2.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI TRÊN THẾGIỚI .16

Chương 3 ĐÁNH GIÁ WEBSITE VỀPHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT

NGUY HẠI .18

3

3.1 CÁC WEBSITE CUẢVIỆT NAM .18

3.1.1 Website vềmôi trường . 18

3.1.2 Website vềchất nguy hại . 19

3.1.3 Website vềpháp luật. 21

3.1.4 Pháp luật môi trường . 25

3.1.5 Pháp luật chất nguy hại. 26

3.1.6 Nhận xét chung . 27

3.2 CÁC WEBSITE CUẢCÁC NƯỚC TIÊN TIẾN .27

3.2.1 Trang web Quản lý Hoá chất của Cộng đồng châu Âu . 27

3.2.2 Các trang web cuảMỹ. 28

3.2.3 Trang web cuảViện Kỹthuật và Đánh giá của Nhật Bản. 29

3.2.4 Trang web Quản lý Hóa chất của BộKinh tế, Thương mại và Công

nghiệp Nhật Bản . 29

3.3 KẾT LUẬN.29

Chương 4 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI THEO PHÁP

LUẬT .31

4.1 PHẠM VI .31

4.1.1 Chất nguy hại . 31

4.1.2 Đối tượng áp dụng . 31

4.2 THỐNG KÊ VĂN BẢN PHÁP QUY .31

4.2.1 Cơsởphương pháp. 32

4.2.2 Thống kê . 32

4.2.3 Phân loại . 34

4.2.4 Văn bản pháp quy cuả Đồng Nai . 36

4.3 HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI .37

4.3.1 Phân cấp quản lý . 37

4.3.2 Khai báo. 39

4.3.3 Thông tin. 40

4.3.4 Phiếu an toàn hóa chất . 41

4.3.5 Cấp phép . 42

4.3.6 Thanh tra . 43

4.3.7 Xửphạt vi phạm . 43

4.4 HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG CHẤT NGUY HẠI.44

4.4.1 Nhận biết. 44

4.4.2 Phân loại . 45

4.4.3 Ghi nhãn. 50

4.4.4 Đóng gói . 51

4.4.5 Lưu trữ. 51

4.4.6 Vận chuyển . 52

4

4.4.7 Sản xuất. 53

4.4.8 Quảng cáo . 533

4.4.9 Kinh doanh. 544

4.4.10 Sửdụng . 55

4.4.11 Xuất nhập khẩu . 555

4.4.12 Thải bỏ. 566

4.4.13 Thu gom. 577

4.4.14 Xửlý, tiêu huỷ. 57

4.4.15 Kết luận. 588

Chương 5 SẢN PHẨM WEBSITE HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY

HẠI THEO PHÁP LUẬT .599

5.1 ĐIẠCHỈTRUY CẬP .599

5.2 NỘI DUNG .59

5.3 CẬP NHẬT THÔNG TIN .611

5.4 THỐNG KÊ VỀWEBSITE.611

Chương 6 KIẾN NGHỊVỀVĂN BẢN PHÁP QUY QUẢN LÝ CHẤT

NGUY HẠI .622

6.1 SƯẢ ĐỔI .622

6.2 BỔSUNG .622

KẾT LUẬN . 633

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 655

PHỤ LỤC . 67

pdf95 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp lý để hướng dẫn thực hiện các hoạt động liên quan đến chất nguy hại theo pháp luật. ƒ Làm cơ sở để đánh giá các văn bản pháp quy, đề xuất nhu cầu chỉnh lý, bổ sung. 4.2.1 Cơ sở phương pháp Dựa vào văn bản luật cơ bản quản lý chất nguy hại là Luật Hoá chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007, đề tài xác định các vấn đề trong hoạt động chất nguy hại được luật điều chỉnh và các cơ quan quản lý có liên quan. Trên cơ sở Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03/06/2008, đề tài xác định các loại văn bản dưới luật có liên quan. Chúng tôi tìm kiếm toàn văn các văn bản pháp quy thông qua Công báo và trang web Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cuả Văn phòng Quốc hội. Ngoài ra, được sự hỗ trợ cuả Công ty TNHH Smartesol, chúng tôi có được đầy đủ toàn văn các văn bản và các tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến quản lý chất nguy hại. Chúng tôi tham khảo toàn văn tất cả các văn bản liên quan để xây dựng quy trình thực hiện các hoạt động chất nguy hại theo pháp luật. Cập nhật thông tin văn bản pháp quy mới thông qua tin thư điện tử cuả các doanh nghiệp về pháp luật. Thống kê văn bản pháp quy bằng phần mềm Microsof Exel 2003. 4.2.2 Thống kê Thống kê đến tháng 11 năm 2009, Việt Nam có 114 văn bản pháp quy liên quan đến quản lý chất nguy hại. Trong đó có 10 luật liên quan gồm : • Luật hóa chất số 06/2007/QH12, ngày 21/11/2007 quy định điều kiện của các hoạt động hóa chất. • Luật bảo vệ môi trường, số 52/2005/QH11, ngày 29/11/2005 quy định về quản lý chất thải nguy hại. • Luật năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12, ngày 03/06/2008, quy định các điều kiện trong hoạt động bức xạ. • Luật hàng hải số 40/2005/QH11, ngày 14/06/2005, quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường thủy 33 • Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ. • Luật hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11, ngày 29/06/2006, quy định việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không. • Luật đường sắt số 35/2005/QH11, ngày 14/06/2005, quy định việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường sắt. • Luật hình sự số 15/1999/QH10, ngày 21/12/1999, quy định việc truy cứu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm trong các hoạt động liên quan đến chất nguy hại. • Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11, ngày 29/11/2005 quy định các điều kiện kinh doanh chất nguy hại. Bảng 4.1 Thống kê văn bản pháp quy quản lý chất nguy hại tại Việt Nam, tháng 11/2009 STT Loại văn bản pháp quy Số lượng văn bản pháp quy liên quan 1 Luật 9 4 Nghị định 20 5 Thông tư 29 6 Thông tư liên tịch 2 7 Quyết định 48 8 Chỉ thị 6 Cộng 114 Văn bản pháp quy đầu tiên có đề cập đến quản lý chất nguy hại là quyết định về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ-TTg ngày có hiệu lực 16/07/1999. Các văn bản mới nhất đề tài cập nhật được là : • Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất số 90/2009/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2009. • Nghị định 104/2009/NĐ-CP quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, ngày ban hành: 09/11/2009, ngày hiệu lực: 31/12/2009. Số liệu thống kê các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã yêu cầu bắt buộc áp dụng trong các văn bản pháp quy trong bảng sau. 34 Bảng 4.2 Thống kê tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật viện dẫn trong văn bản pháp quy quản lý chất nguy hại tại Việt Nam, tháng 11/2009 Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật viện dẫn trong văn bản pháp quy Số lượng Tiêu chuẩn 24 Quy chuẩn kỹ thuật 2 Các dự thảo văn bản pháp quy • Thông tư quản lý chất thải nguy hại • Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật năng lượng nguyên tử. 4.2.3 Phân loại Từ thực tế quản lý chất nguy hại, phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp quy, đề tài xác định các hoạt động liên quan đến chất nguy hại gồm • 7 hoạt động quản lý chất nguy hại ƒ Phân cấp quản lý ƒ Khai báo ƒ Cấp phép ƒ Thông tin ƒ Phiến an toàn hoá chất ƒ Thanh tra ƒ Xử phạt vi phạm • 14 Hoạt động khác liên quan đến chất nguy hại ƒ Nhận biết ƒ Phân loại ƒ Ghi nhãn ƒ Đóng gói ƒ Lưu trữ ƒ Sản xuất ƒ Vận chuyển 35 ƒ Quảng cáo ƒ Kinh doanh ƒ Sử dụng ƒ Xuất nhập khẩu ƒ Thải bỏ ƒ Thu gom ƒ Xử lý, tiêu hủy Thống kê văn bản pháp quy về quản lý chất nguy hại được phân loại theo hoạt động như sau: 36 Bảng 4.3 Thống kê văn bản pháp quy, quy chuẩn, tiêu chuẩn viện dẫn phân loại theo hoạt động chất nguy hại, tháng 11/2009 Hoạt động Văn bản pháp quy Tiêu chuẩn viện dẫn Quy chuẩn kĩ thuật viện dẫn Hoạt động quản lý Phân cấp quản lí 4 0 0 Khai báo 7 0 0 Cấp phép 12 3 1 Thông tin 3 0 0 Phiếu an toàn hoá chất 4 0 0 Thanh tra 7 0 0 Xử phạt vi phạm 11 0 0 Hoạt động khác liên quan đến chất nguy hại Nhận biết 9 2 0 Phân loại 5 2 0 Ghi nhãn 5 2 0 Đóng gói 7 10 0 Lưu trữ 6 3 1 Sản xuất 10 16 1 Vận chuyển 12 5 1 Quảng cáo 2 0 0 Kinh doanh 17 9 0 Sử dụng 4 1 1 Xuất nhập khẩu 7 1 0 Thải bỏ 3 3 3 Thu gom 3 1 0 Xử lý tiêu huỷ 6 2 0 4.2.4 Văn bản pháp quy cuả Đồng Nai Đồng Nai nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều khu công nghiệp nhất trong cả nước. Đồng Nai có sử dụng và phát sinh số lượng lớn chất nguy hại. Năm 2006, khối lượng chất nguy hại ở Đồng Nai khoảng 21.000 tấn, năm 37 2007 là 80.000 tấn, năm 2009 là 108.411 tấn. Tính đến tháng 10/2009, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cấp và điều chỉnh 943 sổ đăng ký quản lý chủ nguồn thải CTNH đối với 747 chủ nguồn thải CTNH. Đồng Nai đã đi đầu trong cả nước về quản lý chất nguy hại. Văn bản pháp quy về quản lý chất nguy hại cuả Đồng Nai • Quyết định số: 2582/2001/QĐ.CT-UBT của chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định an toàn về thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đây là văn bản đầu tiên cuả tỉnh về quản lý chất nguy hại. • Quyết định số 9902/QĐ-UBND ngày 06/12/2006 của Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh Đồng Nai Về việc giao nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất độc hại; sản phẩm có hóa chất độc hại và kiểm tra đủ điều kiện kinh doanh hóa chất độc hại của doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 6/12/2006. • Quyết định số 37/2007/QĐ-UBND ngày 06/06/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định quản lý sản xuất, kinh doanh, cung ứng và xử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bản tỉnh Đồng Nai Ban hành kèm theo quyết định số 50/2006/QĐ-UBND ngày 08/06/2006 của UBND tỉnh ĐN có hiệu lực từ ngày 25/06/2007 4.3 HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI 4.3.1 Phân cấp quản lý Về môi trường, cơ quan cấp cao nhất về quản lý môi trường ở Việt Nam là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khác với lĩnh vực môi trường, chất nguy hại được sử dụng phổ biến trong các ngành sản xuất kinh doanh, nên có 11 Bộ tham gia quản lý. 4.3.1.1 Đối với quản lý hoá chất Chương IX, luật hoá chất, số 06/2007/QH12, quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hoá chất gồm các cơ quan có liên quan gồm ƒ Bộ Công thương ƒ Bộ Tài nguyên Môi trường ƒ Bộ Khoa học Công nghệ 38 ƒ Bộ Giao thông Vận tải ƒ Bộ Y tế ƒ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ƒ Bộ Quốc phòng ƒ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ƒ Bộ Giáo dục và Đào tạo 4.3.1.2 Đối với quản lý chất thải nguy hại Theo quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành trong quyết định số 155/1999/QĐ-TTg quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về chất thải nguy hại gồm các cơ quan có liên quan sau: ƒ Bộ Tài nguyên Môi trường ƒ Bộ Xây dựng ƒ Bộ Y tế ƒ Bộ Công thương ƒ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 4.3.1.3 Phân cấp quản lý theo nhóm hoá chất Bộ Công thương Quản lý hóa chất sử dụng trong công nghiệp, hóa chất là tiền chất sử dụng trong công nghiệp và hóa chất thuộc Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học; quản lý hóa chất sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng; (Luật hoá chất. 2007) ƒ Danh mục hóa chất cấm. ƒ Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện. ƒ Danh mục hóa chất hạn chế sử dụng. ƒ Danh mục hoá chất, sản phẩm hóa chất được phép sử dụng. Bộ Tài nguyên Môi trường ƒ Hóa chất độc tồn dư, hóa chất độc tồn dư của chiến tranh, hóa chất độc không rõ nguồn gốc và hóa chất độc bị tịch thu. (Luật hoá chất. 2007) ƒ Chất thải nguy hại (Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg) 39 Bộ Khoa học Công nghệ ƒ Hóa chất ít nguy hiểm; ƒ Chất phóng xạ; ƒ Hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học Bộ Y tế ƒ Quản lý hóa chất sử dụng trong ngành dược phẩm cho người, hóa chất sử dụng trong chất diệt khuẩn, diệt côn trùng trong gia dụng và y tế, thực phẩm. (Luật hoá chất. 2007) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ƒ Quản lý hóa chất sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, thú y, bảo vệ thực vật, bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản và thực phẩm; (Luật hoá chất. 2007) Bộ Quốc phòng ƒ Hóa chất trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. (Luật hoá chất. 2007) Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ƒ Hóa chất trong các cơ sở dạy nghề. (Luật hoá chất. 2007) Bộ Giáo dục và Đào tạo ƒ Hóa chất trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. (Luật hoá chất. 2007) 4.3.2 Khai báo 4.3.2.1 Nguyên tắc Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động các tổ chức cá nhân có hoạt động nhập khẩu, sản xuất chất nguy hại, chất thải nguy hại phải khai báo với các cơ quan quản lý chuyên môn như Bộ/Sở Công thương, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ / Sở Tài nguyên và Môi trường về các vấn đề sau : ƒ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu chất nguy hại. ƒ Tên, số lượng và nguồn gốc xuất xứ chất nguy hại . 4.3.2.2 Thống kê Văn bản pháp quy liên quan : 7 40 Số lượng tiêu chuẩn : 0 Số lượng quy chuẩn :0 Số lượng biểu mẫu : 3 Những đối tượng liên quan : tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất chất nguy hại Cơ quan liên quan : Bộ / Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cục an toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ / Sở Tài nguyên và Môi trường 4.3.3 Thông tin 4.3.3.1 Nguyên tắc Nhằm đảm bảo sự an toàn trong quá trình hoạt động Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm cung cấp các thông tin về chất nguy hại để phục vụ cứu chữa, điều trị khi xảy ra sự cố đồng thời khi phát hiện dấu hiệu đặc tính nguy hiểm mới tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến chất nguy hại có trách nhiệm kịp thời báo cáo Bộ Công thương và thông báo cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu chất đó biết. Các nội dung hướng dẫn gồm : ƒ Trách nhiệm cung cấp thông tin về các tính chất nguy hại của các chất đối với cơ quan quản lý. ƒ Trách nhiệm cung cấp thông tin về các đặc tính nguy hiểm mới. ƒ Nghĩa vụ cung cấp thông tin về chất nguy hại theo yêu cầu của các cơ quan quản lý đối các tổ chức cá nhân có hoạt động liên quan đến chất nguy hại. ƒ Trách nhiệm bảo mật thông tin. 4.3.3.2 Thống kê Số lượng văn bản pháp quy : 3 ƒ Chương VII, luật Hoá chất, số 06/2007/QH12 : quy định về việc cung cấp thông tin hóa chất ƒ Luật năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ƒ Chương VI nghị định 108/2008/NĐ-CP : quy định thông tin hóa chất. Số lượng tiêu chuẩn : 0 Số lượng quy chuẩn : 0 Số lượng mẫu đơn : 0 41 Các đối tượng liên quan : các tổ chức cá nhân sản xuất, nhập khẩu chất nguy hại. Cơ quan liên quan : Bộ công thương, Bộ tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 4.3.4 Phiếu an toàn hóa chất 4.3.4.1 Nguyên tắc Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm, hỗn hợp chất có hàm lượng chất nguy hiểm trên mức quy định trước khi đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường phải lập phiếu an toàn hóa chất. Phiếu an toàn hóa chất phải có đầy đủ các nội dung sau: Nhận dạng hóa chất; nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất; thông tin về thành phần các chất; đặc tính lý, hóa của hóa chất; mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất; thông tin về độc tính; thông tin về sinh thái; biện pháp sơ cứu về y tế; biện pháp xử lý khi có hoả hoạn; biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố; yêu cầu về cất giữ; tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân; yêu cầu trong việc thải bỏ; yêu cầu trong vận chuyển; quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật phải tuân thủ và các thông tin cần thiết khác. 4.3.4.2 Thống kê Số lượng văn bản pháp quy : 4 ƒ Điều 29 của Luật hóa chất số 06/2007/QH12: quy định phiếu an toàn hóa chất. ƒ Điều 17 nghị định 108/2008/NĐ-CP: quy định ngưỡng hàm lượng phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất. ƒ Điều 8 của nghị định số 68/2005/NĐ-CP: quy định yêu cầu phiếu an toàn hóa chất. ƒ Phần D thông tư số 12/2006/TT-BCN: quy định yêu cầu phiếu an toàn hóa chất. Số lượng tiêu chuẩn : 0 Số lượng quy chuẩn : 0 Số lượng biểu mẫu : 1 Đối tượng liên quan : Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm, hỗn hợp chất có hàm lượng chất nguy hiểm trên mức quy định 42 Cơ quan liên quan : Bộ Công thương. 4.3.5 Cấp phép 4.3.5.1 Nguyên tắc Các cơ quan quản lý trên cơ sở quyền hạn đã được pháp luật cho phép tổ chức thẩm định và cấp phép cho các tổ chức cá nhân có các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển, xuất nhập khẩu, xử lý tiêu hủy chất nguy hại. Nội dung hướng dẫn gồm : ƒ Thủ tục cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất. ƒ Thủ tục cấp phép sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật . ƒ Thủ tục cấp phép sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp. ƒ Thủ tục cấp phép sản xuất, kinh doanh chất phóng xạ. ƒ Thủ tục cấp phép kinh doanh chất thải nguy hại. ƒ Thủ tục cấp phép sử dụng hóa chất. ƒ Thủ tục cấp phép sử dụng chất phóng xạ. ƒ Thủ tục cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. ƒ Thủ tục cấp phép vận chuyển hóa chất. ƒ Thủ tục cấp phép vận chuyển chất phóng xạ. ƒ Thủ tục cấp phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp. ƒ Thủ tục cấp phép vận chuyển chất thải nguy hại. ƒ Thủ tục cấp phép xuất nhập khẩu hóa chất. ƒ Thủ tục cấp phép xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp. ƒ Thủ tục cấp phép xuất nhập khẩu chất phóng xạ. ƒ Thủ tục cấp phép xử lý tiêu hủy chất nguy hại. ƒ Thủ tục khai báo hóa chất 4.3.5.2 Thống kê Văn bản liên quan : 12 Số lượng tiêu chuẩn : 0 Số lượng quy chuẩn :1 Số lượng biểu mẫu : 39 43 Đối tượng liên quan : tổ chức cá nhân có các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển, xuất nhập khẩu, xử lý tiêu hủy chất nguy hại. Cơ quan liên quan: Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. 4.3.6 Thanh tra 4.3.6.1 Nguyên tắc Bộ công thương, Bộ khoa học công nghệ và các cơ quan ngang bộ liên quan, ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động có liên quan đến chất nguy hại. 4.3.6.2 Thống kê Số lượng văn bản : 7 Số lượng tiêu chuẩn : 0 Số lượng quy chuẩn : 0 Số lưỡng biểu mẫu : 0 Đối tượng liên quan: các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất nguy hại. Cơ quan liên quan: Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường, ủy ban nhân dân các cấp. 4.3.7 Xử phạt vi phạm 4.3.7.1 Nguyên tắc Nguyên tắc khi xử phạt vi phạm là phải xác định hành vi vi phạm để áp dụng mức xử phạt đúng pháp luật và chỉ xử phạt khi có chứng cớ rõ ràng. Xử phạt vi phạm các hoạt động liên quan đến chất nguy hại phải đảm bảo : ƒ Nguyên tắc xử phạt: đúng thẩm quyền, đúng đối tượng, đúng mức độ, kịp thời triệt để, đúng thủ tục. ƒ Đúng hình thức và mức phạt. Đề tài hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt hình sự. 44 4.3.7.2 Thống kê Số lượng văn bản pháp quy : 10 Số lượng tiêu chuẩn :0 Số lượng quy chuẩn :0 Số lượng mẫu đơn :0 Đối tượng liên quan: các tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm trong các hoạt động liên quan đến chất nguy hại. Cơ quan quản lý liên quan: thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công thương, cảnh sát môi trường, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, ủy ban nhân dân các cấp, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan, cơ quan quản lý thị trường, tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao. 4.4 HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG CHẤT NGUY HẠI Đề tài xây dựng quy trình gồm các bước thực hiện cụ thể cho từng hoạt động chất nguy hại gồm các nội dung: ƒ Thống kê, trích dẫn các văn bản pháp quy. ƒ Xây dựng quy trình thực hiện: các bước, thủ tục, biểu mẫu… ƒ Thời gian thực hiện. 4.4.1 Nhận biết 4.4.1.1 Nguyên tắc Hiện nay chưa có văn bản pháp quy nào trình bày cụ thể phương pháp nhận biết chất nguy hại. Do dó, đề tài xây dựng quy trình dựa trên các thông tin trong văn bản pháp quy về khái niệm và phân loại chất nguy hại. Nhận biết chất nguy hại dựa trên nguyên tắc xác định đặc tính nguy hại của sản phẩm. Quy trình thực hiện gồm các bước sau: ƒ Lập danh mục các chất có trong sản phẩm. ƒ Tra cứu và so sánh với danh mục các chất nguy hại pháp luật quy định. ƒ Kiểm nghiệm đặc tính nguy hại. 4.4.1.2 Thống kê Văn bản pháp quy liên quan: 09 văn bản 45 Số lượng tiêu chuẩn: 2 Số lượng quy chuẩn: 0 Số lượng biểu mẫu:0 Những đối tượng liên quan: Người sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng, xử lý, tiêu hủy CNH. Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4.4.2 Phân loại 4.4.2.1 Đối với chất nguy hại Các chất nguy hại được phân thành 9 loại theo tính chất nguy hiểm quy định tại Nghị định 29/2005/NĐ-CP, nghị định 13/2003/NĐ-CP, nghị định 106/2006/NĐ-CP. Loại 1 ƒ Nhóm 1.1: Các chất nổ. ƒ Nhóm 1.2: Các chất và vật liệu nổ công nghiệp. Loại 2: ƒ Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy. ƒ Nhóm 2.3: Khí ga độc hại. Loại 3: Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy. Loại 4: Các chất rắn dễ cháy ƒ Nhóm 4.1: Các chất đặc dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy 46 ƒ Nhóm 4.2: Các chất dễ tự bốc cháy ƒ Nhóm 4.3: Các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy. Loại 5: Các chất oxy hoá ƒ Nhóm 5.1: Các chất ôxy hoá. ƒ Nhóm 5.2: Các hợp chất ô xít hữu cơ. Loại 6: Các chất độc hại và lây nhiễm ƒ Nhóm 6.1: Các chất độc hại ƒ Nhóm 6.2: Các chất lây nhiễm Loại 7: Các chất phóng xạ Loại 8: Các chất ăn mòn. Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác 47 4.4.2.2 Đối với chất thải nguy hại Chất thải nguy hại được phân loại theo hai tiêu chí là theo các tính chất nguy hại và theo nguồn thải. 4.4.2.2.1 Theo các tính chất nguy hại chính Chất thải nguy hại được phân loại dựa theo tính nguy hại gây ra cho sức khoẻ con người và môi trường theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg cuả Thủ tướng Chính phủ ngày 16/7/1999, về việc ban hành Quy chế quản lý chất nguy hại. Loại 1. Chất thải dễ bắt lửa, dễ cháy ƒ Nhóm 1.1: chất thải lỏng dễ cháy. ƒ Nhóm 1.2: chất thải rắn dễ cháy ƒ Nhóm 1.3: chất thải có thể dễ cháy- dễ nổ. ƒ Nhóm 1.4: chất thải tạo ra khí dễ cháy. Loại 2: Chất thải gây ăn mòn ƒ Nhóm 2.1: chất thải có tính axit. ƒ Nhóm 2.2: chất thải có tính kiềm.. Loại 3: Chất thải dễ nổ. Loại 4: Chất thải dễ bị oxy hoá ƒ Nhóm 4.1: chất thải chứa các tác nhân oxy hoá vô cơ. ƒ Nhóm 4.2: chất thải chứa peroxyt hữu cơ. 48 Loại 5: Chất thải gây độc cho người, sinh vật. ƒ Nhóm 5.1: chất thải gây độc cấp tính. ƒ Nhóm 5.2: chất thải gây độc chậm hoặc mãn tính. ƒ Nhóm 5.3: chất thải sinh ra khí độc. Loại 6: Chất thải độc hại cho hệ sinh thái. Loại 7: Chất thải gây nhiễm bệnh. 4.4.2.2.2 Phân loại theo nguồn thải Theo danh mục chất thải nguy hại ban hành theo quyết định số 23/2006/QĐ- BTNMT, chất thải nguy hại phân thành 19 loại theo nguồn thải như sau : ƒ Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than . ƒ Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ . ƒ Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ. ƒ Chất thải từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác . ƒ Chất thải từ ngành luyện kim . ƒ Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh . ƒ Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác . ƒ Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in. ƒ Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy. ƒ Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm. ƒ Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm). ƒ Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp . ƒ Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này). 49 ƒ Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. ƒ Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải . ƒ Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác . ƒ Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant). ƒ Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ . ƒ Các loại chất thải khác . 4.4.2.3 Thống kê Số lượng văn bản pháp quy: 05 văn bản ƒ Điều 23 nghị định 109/2006/NĐ-CP : quy định việc phân loại hàng nguy hiểm. ƒ Điều 5 nghị định 13/2003/NĐ-CP : quy định việc phân loại hàng nguy hiểm. ƒ Điều 4 nghị định 29/2005/NĐ-CP : quy định việc phân loại hàng nguy hiểm. ƒ Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT : ban hành danh mục chất thải nguy hại ƒ Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại. Số lượng tiêu chuẩn : 2 Số lượng quy chuẩn :0 Số lượng mẫu đơn :0 Đối tượng liên quan: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, vận chuyển sử dụng, xuất nhập khẩu chất nguy hại. Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường. 50 4.4.3 Ghi nhãn 4.4.3.1 Nguyên tắc Ghi nhãn chất nguy hại theo phân loại các tính chất nguy hiểm chính. Ở mỗi tính chất có một biểu trưng nguy hiểm riêng. Nhãn chất nguy hại gồm các nội dung định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần hoặc thành phần định lượng, thông tin, cảnh báo an toàn, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. Các dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa cuả chất nguy hại gồm biểu tượng màu đen đặt trong hình tam giác đều (cho chất thải nguy hại), hình chữ nhật nghiêng 45 độ (chất nguy hại), chữ màu đen để cảnh báo mối nguy hiểm có thể xảy ra. 4.4.3.2 Thống kê Số lượng văn bản pháp quy: 05 ƒ Điều 12, nghị định 89/2006/NĐ-CP của chính phủ : yêu cầu ghi nhãn hàng hoá. ƒ Mục Đ, thông tư 12/2006/TT-BCN của bộ công nghiệp về hướng dẫn thi hành nghị định 68/2005/NĐ-CP : quy định các thông tin nhãn hàng hoá nguy hiểm . ƒ Mục 1, phụ lục số 3 nghị định 13/2003/NĐ-CP : quy định biểu tượng hàng hóa nguy hiểm. ƒ Phụ lục 3 nghị định số 29/2005/NĐ-CP : quy định biểu tượng hàng nguy hiểm. ƒ Thông tư số 14/2003/TT-BKHCN : yêu cầu ghi nhãn chất phóng xạ. Số lượng tiêu chuẩn: 2 Số lượng quy chuẩn:0 Đối tượng liên quan: doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng, xuất nhập khẩu chất nguy hại. Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ. 51 4.4.4 Đóng gói 4.4.4.1 Nguyên tắc Đóng gói chất nguy hại dựa vào các đặc tính nguy hại và tính chất của từng chất. Mỗi loại chất thì có cách thức đóng gói khác nhau. Quá trình đóng gói cần đảm bảo các yêu cầu sau : ƒ Lựa chọn bao bì phù hợp. ƒ Bảo đảm an toàn trong quá trình bao gói. 4.4.4.2 Thống kê Số lượng văn bản pháp quy : 07 Số lượng tiêu chuẩn :10 Số lượng quy chuẩn :0 số lượng biểu mẫu : 0 Đối tượng liên quan : các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, vận chuyển sử dụng, xuất nhập khẩu chất nguy hại. Cơ quan quản lý liên quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ 4.4.5 Lưu trữ 4.4.5.1 Nguyên tắc Lưu trữ chất nguy hại thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho hàng hóa, người và môi trường. Quá trình lưu trữ cần đảm bảo các điều kiện sau: ƒ Điều kiện về khoảng cách an toàn ƒ Điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật an toàn ƒ Điều kiện về trình độ chuyên môn của người quản lý. 4.4.5.2 Thống kê Số lượng văn bản pháp quy :6 Số lượng tiêu chuẩn : 3 Số lượng quy chuẩn : 1 52 Đối tượng liên quan: các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất nguy hại Cơ quan liên quan: Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ 4.4.6 Vận chuyển 4.4.6.1 Nguyên tắc Vận chuyển chất nguy hại phải đảm bảo an toàn cho hàng hoá, người và phương tiện vận chuyển, môi trường và tuyến đường vận chuyển. Các loại vận chuyển đề cập : ƒ Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Nội dung hướng dẫn gồm ƒ Điều kiện đối với người tham gia vận chuyển. ƒ Điều kiện bốc dỡ, sắp xếp hàng nguy hiểm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBAO_CAO_NCKH.pdf
  • pdfBAI_BAO_NCKH.pdf