Với chính sách đổi mới tài chính của Nhà nước theo hướng khuyến
khích đầu tư phát triển của mọi thành phần kinh tế và những nỗ lực cải
cách hành chính của chính quyền địa phương nhằm tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho các DN thuộc khu vực tư nhân, tập thể, cá thể và người dân
tham gia vào hoạt động đầu tư phát triển SXKD, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y
tế Những năm qua, VĐT của khu vực này ngày càng tăng, SXKD của
các cơ sở ngày càng mở rộng và phát triển. Cơ sở hạ tầng đường xá, điện
nước, trường học ngày càng được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng
lên. Cụ thể, năm 2001 tổng VĐT phát triển khu vực kinh tế dân doanh đạt
550 tỷ đồng, năm 2005 đạt 700 tỷ đồng. Vốn đầu tư của các DNTN năm
2001 đạt 20 tỷ đồng, năm 2005 đạt 100 tỷ đồng (sau 5 năm tăng lên 5 lần).
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1905 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Huy động và sử dụng nguồn lực tài chính tài trợ cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006-2015 và 2020 theo hướng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øi chính dầu khí hoạt động. (2) Chủ trương thực hiện chiến
lược khách hàng nhằm khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức
kinh tế đến dân cư, từ khách hàng trong nước và khách hàng nước ngoài, từ
đó, tận dụng những dòng chảy vốn từ tiền gửi thanh toán đến các khoản
tiết kiệm, từ tiền gửi nội tệ đến ngoại tệ. Bên cạnh đó, các NHTM trên địa
bàn tỉnh đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn với kỳ hạn, lãi suất tiền
gửi linh hoạt kèm theo các chương trình tiết kiệm dự thưởng như “Tiết
kiệm trúng ô tô, trúng vàng”; “Sinh nhật vàng”; “tiết kiệm rút dần”… để
thu hút khách hàng. Do đó, nguồn vốn huy động tăng qua các năm (Bảng
2.5), tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt
15,46%/năm (năm 2001, huy động vốn đạt 7.290 tỷ đồng, năm 2005 đạt
12.953 tỷ đồng). Tỷ lệ huy động vốn so với GDP năm 2001 đạt 59,79%;
thấp nhất là năm 2003 đạt 29,97% và tăng lên đến năm 2005 là 34,39%; tỷ
lệ vốn huy động so với GDP trung bình 5 năm đạt 35,42%. Như vậy, hoạt
động của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh có hiệu quả hơn, đã thu hút
ngày càng nhiều nguồn tiết kiệm từ các chủ thể kinh tế và nhân dân vào
ngân hàng. Năm 2006, tổng vốn huy động ước đạt 15.661 tỷ đồng, tăng
20,91% so với 2005, tỷ lệ vốn huy động so với GDP ước đạt 35,62%.
Trang 38
Bảng 2.5 : Tình hình huy động vốn qua hệ thống các NHTM
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Ư 2006
- GDP (trừ dầu khí) giá
hiện hành (tỷ đồng)
12.193 17.316 22.540 29.336 37.670 43.969
- Huy động vốn (tỷ đồng) 7.290 5.648 6.755,41 9.518,12 12.953 15.661
- Tỷ lệ vốn huy động/GDP(%) 59,79 32,62 29,97 34,45 34,39 35,62
- Tốc độ tăng trưởng Huy
động vốn (%)
- (22,52) 19,61 40,90 36,09 20,91
- Dư nợ cho vay nền Kinh
tế (tỷ đồng)
3.005,88 4.043,19 4.942,97 5.960,19 7.165,4 8.953
- Tốc độ tăng tín dụng (%) - 34,51 22,25 20,58 20,22 24,94
- Dư nợ so với GDP (%) 24,65 23,35 21,93 20,30 19,02 20,36
* Cơ cấu nguồn vốn huy
động
Hình thức giá trị
- Đồng Việt Nam 1.922 2.692 3.278,91 4.257,60 5.697 5.865
- Ngoại tệ 5.368 2.957 3.476,50 5.260,52 7.256 9.796
Hình thức tiền gửi
- Tiền gửi thanh toán của
các tổ chức kinh tế
5.746 3.845 4.579,52 7.093,91 9.031 10.771
- Tiền gửi dân cư 1.238 1.432 1.829,31 2.182,52 3.599 4.400
- Kỳ phiếu, trái phiếu 306 371 346,59 241,69 323 490
Nguồn : Niên giám thống kê BR-VT 2005 và báo cáo thường niên của NHNN tỉnh BR-VT
Hoạt động tài trợ, giai đoạn 2001-2005, dư nợ cho vay nền kinh tế
luôn tăng lên năm 2005 tổng dư nợ tăng 2,38 lần so với năm 2001; năm
2006 tăng 24,94% so với năm 2005. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tín
dụng những năm qua là khá cao (trung bình 2001-2006 khoảng 22,4%),
điều đó thể hiện khả năng tài trợ của hệ thống NHTM trên địa bàn cho
hoạt động đầu tư phát triển SXKD của các chủ thể kinh tế ngày càng tăng
lên. Tỷ trọng cho vay nền kinh tế giai đoạn 2001-2006 đạt khoảng 20% so
với GDP.
(ii) Huy động vốn của các công ty bảo hiểm trên địa bàn tỉnh BR-VT,
hoạt động bảo hiểm những năm qua có những bước tiến đáng kể. Trên địa
bàn tỉnh hiện có 3 chi nhánh công ty bảo hiểm nhân thọ, 2 công ty thuộc
Bảo Việt (1 công ty bảo hiểm nhân thọ và 1 công ty bảo hiểm phi nhân
Trang 39
thọ). Doanh thu phí bảo hiểm từ năm 2003 đến 2006 ngày càng tăng. Tuy
nhiên, tỷ lệ doanh thu so với GDP còn khá thấp (khoảng 1%). (bảng 2.6)
Bảng 2.6 : Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm so với GDP
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006
- Doanh thu phí bảo hiểm (tỷ
đồng)
- - 217 272 395 486
- Tỷ lệ doanh thu phí bảo
hiểm/GDP (%)
- - 0,96 0,93 1,05 1,11
Nguồn : Tác giả tổng hợp từ báo cáo các chi nhánh Công ty bảo hiểm (tại Cục Thống
Kê).
Thứ tư, huy động nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh những năm
qua khá hiệu quả, đặc biệt là từ năm 2001 đến nay, số dự án, số vốn
đăng ký của các dự án đầu tư, chất lượng dự án ngày càng tăng ; tỷ lệ
đóng góp vào tăng trưởng GDP trên địa bàn có xu hướng tăng; đóng
góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu (trừ dầu khí); đóng góp vào
NSNN ngày càng tăng và ổn định, góp phần quan trọng ổn định nguồn
thu cho NSNN :
Từ tháng 12/1988 đến 1995 số dự án FDI tăng rất chậm, vốn đăng ký
đạt rất thấp. Tính đến cuối năm 1995, tổng số dự án chỉ đạt 12 dự án với số
vốn đăng ký chỉ đạt 150 triệu USD. Từ 1996 đến nay số dự án FDI tăng
lên mạnh mẽ cả về số lượng và giá trị vốn đăng ký cũng như thực hiện
nguồn vốn đầu tư này. Giai đoạn 2001-2005 mỗi năm có trung bình 16 dự
án được cấp chứng nhận đầu tư với vốn đầu tư bình quân 1 dự án là 24,18
triệu USD. Tính đến 31/12/2006, trên địa bàn tỉnh có 140 dự án FDI còn
hiệu lực với tổng vốn đăng ký 4.604,92 triệu USD, ước thực hiện 1.276,96
triệu USD và hiện đang đứng thứ năm trong cả nước về thu hút vốn FDI.
Trong đó, riêng năm 2005 tỉnh đã thu hút được 15 dự án mới với tổng số
vốn đăng ký là 740 triệu USD và là địa phương lớn thứ hai (sau Hà Nội)
về thu hút FDI. (Bảng 2.7)
Năm 2006, tỉnh đã thu hút được 27 dự án với tổng số vốn đăng ký lên
đến 2.231 triệu USD (số dự án và số vốn cao nhất kể từ năm 1988), đáng
kể nhất là Dự án sản xuất thép POSCO (Hàn quốc) với vốn đăng ký 1.128
Trang 40
triệu USD, đưa Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành địa phương thu hút vốn FDI
lớn nhất nước trong năm 2006.
Bảng 2.7 : Đầu tư nước ngoài FDI theo địa phương 1988-2006
(tính tới ngày 18/12/2006)
STT Địa phương Số dự án Tổng VĐT
(triệu USD)
Vốn P.định
(triệu USD)
Vốn ĐT
thực hiện
Tỷ lệ(%)ä
thực hiện
1 TP HCM 2.057 14.148,54 6.326,32 6.369,88 45,02
2 Hà Nội 757 10.123,77 4.259,02 3.526,30 34,83
3 Đồng Nai 780 9.063,71 3.645,64 4.092,31 45,15
4 Bình Dương 1.256 6.038,29 2.634,97 2.029,30 33,61
5 BR–VT 140 4.604,92 1.881,80 1.270,69 27,59
6 Hải Phòng 218 2.190,16 930,19 1.247,99 56,98
… …
Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế Hoạch Đầu Tư
Từ năm 1999 UBND tỉnh đã ban hành quyết định 4734/1999/QĐ-UB
về công bố chính sách ưu đãi đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh BR-VT. Đồng
thời thực hiện nhiều bước đi quan trọng như : Cụ thể hoá các văn bản của
Chính phủ về ưu đãi đầu tư, ban hành những quy định ưu đãi đối với các
DN đầu tư trong các KCN trên địa bàn tỉnh; đặc biệt chú trọng phát triển
các KCN, hoàn thiện cơ sở hạ tầng ngoài các KCN … tạo điều kiện thuận
lợi thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh
cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà, làm tăng chi phí giao dịch của
các nhà đầu tư. Từ đó đến nay, số dự án FDI vào tỉnh ngày càng tăng lên,
thu hút được những dự án có quy mô lớn phù hợp với định hướng phát triển
và thế mạnh của tỉnh, chất lượng dự án cũng ngày càng tăng. Điều đó thể
hiện, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (VA) (giá cố định 1994) khu vực
FDI ngày càng tăng (năm 2001 tốc độ tăng trưởng đạt 3,68%, năm 2004
đạt 17,65%, năm 2005 đạt 9,62%, bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt
9,35%/năm) và ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
KTXH của tỉnh và dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Mức
đóng cho GDP của khu vực FDI ngày càng tăng, nếu tính cả dầu và khí đốt
thì trong giai đoạn 2001-2005 (5 năm) khu vực FDI đóng góp tới 73,33%
GDP, Năm 2006 đóng góp 80,9% (Bảng 2.8).
Khu vực FDI (trừ dầu và khí đốt) đóng vai trò ngày càng tăng, tỷ lệ
đóng góp vào GDP tăng liên tục qua các năm, năm 2001, tỷ lệ đóng góp
Trang 41
vào GDP chỉ ở mức 7,04% thì đến 2005 tỷ lệ này là 26,44%. Đóng góp vào
NSNN của khu vực này cũng ngày càng tăng, sau 5 năm đóng góp vào
NSNN của khu vực này tăng 2,92 lần (năm 2001 đạt 779,36 tỷ đồng, năm
2005 đạt 2.272,6 tỷ đồng). Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của khu vực này so
với xuất khẩu của địa phương (trừ dầu khí) ngày càng tăng (năm 2001 chỉ
đạt 7,85%, nhưng đến năm 2005 tỷ lệ này đạt đến 40,8%, ước 2006 là
54,57%), điều này cũng thể hiện vai trò hướng xuất khẩu của khu vực này
ngày càng quan trọng.
Bảng 2.8 : Dự án đầu tư FDI và những đóng góp vào GDP và NSNN
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2001 - 2006
2001 2002 2003 2004 2005 Ư 2006
* Số lượng dự án 8 16 20 19 15 27
* Vốn đăng ký (Triệu
USD)
842 44 217 43 740 2.231
* Vốn thực hiện(triệu
USD)
438 716 625 274 164 424
* % đóng góp vào GDP
- GDP có dầu và khí đốt 75,36 68,08 72,87 71,55 76,39 80,90
- GDP trừ dầu và khí đốt 7,04 10,43 17,21 18,35 26,44 25,69
* Xuất khẩu (trừ dầu)
triệu USD
- 10,89 25,06 44,35 127,49 281,24
- % xuất khẩu địa
phương
- 7,85 13,52 18,72 40,80 54,57
* Đóng góp vào ngân
sách
- Trừ dầu và khí đốt (tỷ
đồng)
779,36 870,29 1.479,49 1.527,50 2.272,06 3.544
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh BR-VT năm 2005 và tác giả tự tổng hợp từ các
báo cáo XNK các năm 2002 đến 2006 – Cục Thống kê
Thứ năm, nguồn vốn ODA trên địa bàn từ năm 2001 đến nay tỉnh đã
xúc tiến vận động thu hút vào dự án như dự án cấp nước Hồ Đá Đen số
vốn khoảng 30 triệu USD; dự án Xử lý thoát nước thành phố Vũng Tàu 20
triệu USD; Dự án cải tạo và phát triển lưới điện Vũng Tàu 286 tỷ đồng; dự
án phát triển đường giao thông nông thôn 700 ngàn USD. Nhìn chung trong
giai đoạn này khả năng thu hút vốn ODA khá khiêm tốn, và tiến độ triển
khai chậm, hầu hết trong giai đoạn lập thiết kế, chưa có những tác động rõ
nét đến phát triển KTXH tỉnh.
Trang 42
2.2.2.2- Những hạn chế :
Thứ nhất, thu NSNN trên địa bàn còn thiếu tính bền vững, thu NSNN
mà địa phương được thụ hưởng chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng ngày
càng giảm, tỉnh gặp khó khăn trong chủ động cân đối ngân sách và chi cho
đầu tư phát triển. Thu NSNN trên địa bàn tăng cao nhưng thu NSNN địa
phương được thụ hưởng lại có xu hướng giảm. Nếu năm 2001 thu NSNN
địa phương đạt 3.159,68 tỷ đồng thì đến năm 2005 thu NSNN địa phương
chỉ đạt 2.888,4 tỷ đồng. Do đó, việc chủ động cân đối chi tiêu, đặc biệt chi
cho đầu tư phát triển sẽ rất khó khăn. Hơn nữa, để chủ động có nguồn vốn
bổ sung cho nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở một số địa phương
như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng … được hưởng quy chế tài chính
riêng, được thành lập các quỹ đầu tư (như quỹ đầu tư phát triển đô thị ở TP
Hồ Chí Minh), được phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, trái
phiếu công trình, trái phiếu hạ tầng, được ban hành quy định hỗ trợ lãi suất
đối với các dự án cơ sở hạ tầng … thì tỉnh BR-VT vẫn chưa được hưởng quy
chế này.
Thứ hai, sự phát triển hệ thống trung gian tài chính và sự tham gia thị
trường chứng khoán của các DN trên địa bàn còn rất hạn chế, đặc biệt là
các DN thuộc khu vực tư nhân. (i) Hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh ngày
càng mở rộng, sản phẩm ngày càng đa dạng cung cấp cho khách hàng,
nhưng tỷ lệ huy động vốn so với GDP tương đối thấp, giai đoạn 2001-2005
tỷ lệ huy động trung bình so với GDP chỉ đạt 35,42% (thấp hơn nhiều so
với trung bình cả nước là 52%) và có xu hướng giảm (năm 2001, đạt
59,79%; năm 2005 chỉ đạt 34,39%; năm 2006 ước đạt 35,62%). Doanh thu
phí bảo hiểm có xu hướng tăng, nhưng tỷ trọng so với GDP còn rất thấp
(khoảng 1%, trung bình cả nước 2%). Hoạt động tài trợ vốn cho hoạt động
SXKD của nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng còn rất hạn chế về
tỷ lệ cho vay nền kinh tế so với GDP, giai đoạn 2001-2005 tỷ lệ đạt khá
thấp (20%) và có xu hướng giảm dần (nếu năm 2001 tỷ lệ này đạt 24,65%
thì đến năm 2005 chỉ đạt 19,02%, năm 2006 cũng chỉ đạt 20,36%). (ii) Thị
trường tài chính chưa phát triển và khai thác có hiệu quả. Thị trường chứng
khoán trong thời gian qua phát triển nhanh, bùng phát, đầu năm 2006 chỉ
Trang 43
số VN-index chỉ đạt 305,8 điểm, tổng giá trị thị trường đạt 0,5 tỷ USD, tỷ
lệ vốn hoá của thị trường đạt dưới 1% GDP, thì đến cuối năm 2006, chỉ số
này vượt ngưỡng 1000 điểm và tỷ lệ vốn hoá trên thị trường đã đạt đến
22,7%GDP (giá trị đạt 13,8 tỷ USD), số DN niêm yết đến 200 DN. Nhưng
thời gian qua hầu hết các DN trên địa bàn tỉnh chưa tiếp cận được kênh
huy động vốn đầy tiềm năng của thị trường này. Tiến trình cổ phần hoá
các DNNN thuộc địa phương diễn ra chậm, bộ máy quản lý và đội ngũ
nhân viên còn hạn chế về trình độ, thiếu năng động…, do đó hoạt động
kinh doanh chưa hiệu quả. Vì vậy, việc tiếp cận, niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, thị trường giao dịch
không chính thức cổ phiếu của các DNNN vừa cổ phần hoá diễn ra khá
phức tạp, việc mua đi bán lại lòng vòng, đầy rủi ro khiến cho một lượng
vốn không nhỏ kéo vào vòng xoay lãng phí, không thực sự đến được với
nhu cầu đầu tư phát triển của DN.
Thứ ba, nguồn vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm (i) đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đã được quan tâm khai thác có hiệu quả, tuy nhiên cơ
cấu còn nặng về công nghiệp, hướng về phát triển dịch vụ phù hợp với thế
mạnh của tỉnh chưa được khai thác tốt (tính đến năm 2006, có đến 91/140
dự án công nghiệp, với 3.590 triệu USD/4.605 triệu USD). Đây là lý do
khiến cơ cấu khu vực dịch vụ giảm sút, và cũng là mâu thuẫn trong sự lựa
chọn phát triển, có thể sẽ có những tác động ngăn cản sự phát triển bền
vững; (ii)-nguồn ODA là nguồn đầy tiềm năng phục vụ cho phát triển cơ
sở hạ tầng, giáo dục, y tế, xử lý môi trường … nhưng hầu như chưa được
khai thác đáng kể; (iii) nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) chưa
được quan tâm nghiên cứu thu hút dòng vốn này, mặc dù đây là nguồn vốn
đầy triển vọng, nhất là trong bối cảnh hội nhập WTO, tự do hoá thị trường
tài chính.
2.2.2.3- Một số nguyên nhân :
Thứ nhất : Nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh chủ yếu dựa vào dầu
khí (nguồn tài nguyên không tái tạo được) mặc dù rất quan trọng nhưng trữ
lượng không phải vô hạn nên tính bền vững chưa cao, hơn nữa toàn bộ
nguồn thu này tỉnh không được điều tiết thụ hưởng nên khó chủ động trong
Trang 44
tạo nguồn vốn lớn từ NSNN phục vụ cho đầu tư phát triển. Đồng thời, tỉnh
chưa có cơ chế để có thể phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương để
huy động nguồn vốn bổ sung cho chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và một
số chi tiêu quan trọng khác, như chi giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, y tế, vấn đề bảo vệ, xử lý môi trường …
Thứ hai : Sản phẩm huy động vốn của hệ thống NHTM vẫn chưa thu
hút sự quan tâm mạnh mẽ của các khách hàng, đặc biệt là khu vực tư nhân
và hộ dân cư. Nguồn tiền tiết kiệm từ khu vực hộ dân cư rất lớn, đầy tiềm
năng nhưng chưa được các kênh khai thác hết để tài trợ cho hoạt động đầu
tư phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, riêng các hộ thân nhân
kiều bào sống trên địa bàn tỉnh cũng lên đến 10 ngàn hộ, hàng năm các hộ
này nhận được lượng kiều hối lên đến 15 triệu USD (tương đương với 240
tỷ đồng).6 Ước tính, số tiền tích luỹ của dân mà các kênh tài chính chưa
khai thác được hết vào khoảng hơn 1.000 tỷ đồng.
Sản phẩm tín dụng trên địa bàn tỉnh so với các thành phố lớn trong cả
nước, vẫn còn mang nhiều tính truyền thống. Chưa phổ biến các dịch vụ
mới như ngân hàng điện tử e-banking, phone-banking, dịch vụ tư vấn, uỷ
thác, mua bán nợ, bao thanh toán, cho vay kinh doanh chứng khoán, cho
vay kinh doanh bán lẻ, cho vay trên tài sản, quản trị tài chính, các công cụ
mua bán ngoại tệ kỳ hạn, giao sau, quyền chọn, đặc biệt là những công cụ
phòng ngừa rủi ro tín dụng hiện đại như bảo hiểm tín dụng, mua bán nợ …
Hơn nữa, việc tiếp cận nguồn tín dụng từ các NHTM của các DN khu vực
tư nhân còn nhiều khó khăn, do tài sản của các DN này nhỏ, khả năng thế
chấp hạn chế nhất là tài sản là quyền sử dụng đất, các giây chuyền máy
móc, các hợp đồng kinh tế… Trong khi, tỉnh BR-VT đã có chủ trương thành
lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DN thuộc khu vực tư nhân này (vốn ban
đầu khoảng 30 tỷ), giúp các DN này có thể tiếp cận dễ hơn với các nguồn
tín dụng, nhưng vẫn chưa thể thành lập do chưa cân đối được ngân sách.
Thứ ba : Cơ cấu nguồn vốn FDI chưa cân đối, hiện đang nghiêng
mạnh về phía công nghiệp, trong khi dịch vụ vốn là thế mạnh của tỉnh lại
6 Theo số liệu của cuộc khảo sát kiều bào do Sở Ngoại vụ và Cục thống kế tỉnh BR-VT tổ chức năm
2005
Trang 45
thu hút đầu tư không đáng kể, đặc biệt là ngành dịch vụ có giá trị gia tăng
cao như dịch vụ cảng, những dịch vụ cao cấp như dịch vụ đầu tư tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin … Trong các quy hoạch phát
triển KTXH tỉnh trong giai đoạn 2001-2010 và 2011-2020 đã được Chính
phủ phê duyệt vẫn chưa đặt ra mục tiêu phát triển ngành tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm … như là sự kết hợp hữu cơ với phát triển hệ thống cảng
biển, trung chuyển hàng hoá hiện đại (thực tiễn cho thấy những nơi phát
triển cảng biển hiện đại thường gắn với trung tâm tài chính phát triển.
Thượng hải, Hồng kông, Singapore … là những minh chứng). Sự quan tâm
đối với nguồn vốn ODA và FPI chưa đúng mức.
2.3- THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY :
2.3.1- Đánh giá chung :
Trong những năm qua, tỉnh BR–VT luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện
thuận lợi thu hút mọi nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển trên địa bàn.
Nhờ đó, quy mô VĐT phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh liên tục tăng.
Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng VĐT phát triển khá thất thường và phụ thuộc
nhiều vào khả năng thực hiện vốn FDI.7
Tỷ trọng VĐT phát triển so với GDP (trừ dầu) giai đoạn 2001-2005
đạt khá cao (46,84%) và ngày càng tăng, năm 2001 tỷ lệ đạt 18,65%, năm
2002 : 77,16%, 2003 : 61,2%, năm 2005 : 34,28%. Năm 2006, VĐT phát
triển đạt thấp hơn so với năm 2005, ước đạt 12.890 tỷ đồng, so với GDP
(trừ dầu) đạt 38,2%. Nhìn chung, VĐT từ các nguồn NSNN trung ương, địa
phương đều tăng; vốn tự có của DNNN tăng khá nhưng quy mô còn chưa
tương xứng; vốn dân doanh tăng chậm; ấn tượng nhất là vốn FDI. (Bảng
2.9)
7 Năm 2002 tăng 66,64% so với 2001 là vì vốn FDI thực hiện năm 2002 đạt rất cao và lên tới 716 triệu
USD (8.160 tỷ đồng); năm 2003 tốc độ chỉ đạt 3,25% so với năm 2002, vốn FDI thực hiện giảm 91 triệu
USD
Trang 46
Bảng 2.9 : Chỉ tiêu VĐT phát triển trên địa bàn tỉnh
Tỷ lệ VĐT phát triển so với GDP (trừ dầu khí)
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2005 2001-
2005
Ước
2006
* VĐT phát triển (tỷ đồng) 2.275 13.493 13.795 13.113 55.764 12.890
Trong đó : - Vốn NSNN TW 383 3.190 2.649 2.745 12.099 2.424
- Vốn NSNN địa phương 708 941 992 1.726 6.151 2.048
- Vốn tự có của DNNN 13 42 210 250 755 270
- Vốn dân doanh 550 611 650 700 3.193 1.235
- Vốn FDI 451 8.274 8.811 6.438 31.241 6.372
* Tốc độ tăng trưởng (%) - 66,64 3,25 0,20 - -
* Tỷ lệ VĐT phát triển so
với /GDP (%)
18,66 77,92 61,20 34,28 46,58 38,20
* ICOR - 3,1 2,2 2,0 2,0 3,0
Nguồn : Tác giả tự tổng hợp từ niên giám thống kêBR-VT năm 2005. Báo cáo năm 2006.
Có thể nhận thấy hiệu quả đầu tư trên địa bàn khá cao, và ngày càng
tăng, hệ số ICOR khá thấp và có xu hướng giảm.
2.3.2- Khu vực kinh tế Nhà nước
(i)- Đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, những năm qua với nguồn thu
NSNN luôn tăng, khá ổn định, cùng với sự hỗ trợ từ ngân sách TW,8 những
cơ chế tài chính thông thoáng trong việc khai thác quỹ đất, đặc biệt là dự
án đổi đất lấy công trình, chính sách chi tiêu hợp lý, đặc biệt chi đầu tư
phát triển ngày càng tăng về quy mô cũng như tỷ trọng trong tổng chi
NSNN. Nhờ đó, đến nay tỉnh đã có hệ thống cơ sở hạ tầng khá, hệ thống
giao thông, hệ thống cảng, thông tin liên lạc, các khu công nghiệp … dần
được hoàn chỉnh. Hiện nay tỉnh đã triển khai xây dựng được 7 khu công
nghiệp với diện tích 3.151,26 ha, trong đó đất công nghiệp là 2.012 ha gắn
với cơ sở hạ tầng tương đối tốt là những điều kiện thuận lợi thu hút các nhà
đầu tư trong nước và quốc tế đầu tư SXKD trên địa bàn. Ngoài ra, còn 2
KCN đang trong giai đoạn chuẩn bị, giải phóng mặt bằng là KCN Mỹ
Xuân B I Đại Dương; KCN Mỹ Xuân B I Tiến Hùng (Phụ lục 1). Bên cạnh
đó, hệ thống giao thông đô thị cũng như nông thôn đã được cải thiện đáng
8 Chi đầu tư phát triển từ NSNN TW năm 2001: 383,4 tỷ đồng, 2002 lên 3.490 tỷ đồng và giữ ở mức cao
cho đến năm 2005 đạt 2.863 tỷ đồng, tổng 5 năm đạt 12.432,5 tỷ đồng chiếm tới 67,79% tổng chi đầu tư
phát triển từ NSNN.
Trang 47
kể, hệ thống điện, trường, bệnh viện … ngày càng mở rộng, góp phần cải
thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là khu vực nông thôn, góp phần giải
quyết các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo.
(ii)- Đầu tư của các DNNN : Giai đoạn từ 2001 đến nay, hoạt động đầu
tư của các DNNN trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng lên. Tổng tài sản của
các DNNN tính đến cuối năm 2006 ước đạt 37.820 tỷ đồng, tăng gần 3 lần
so với năm 2002. Trong đó, đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới công nghệ
tăng lên khá mạnh. Điều này khiến cho hiệu quả đầu tư của khu vực Nhà
nước tăng lên. Mức trang bị tài sản cố định cho một lao động ngày càng
tăng, nếu năm 2002 chỉ tiêu này chỉ đạt 254 triệu đồng/1 người, năm 2006
ước đạt đến 497 triệu đồng/1 người (Hình : 2.2). Có thể thấy rằng đây là
mức trang bị khá cao so với trung bình cả nước9. Đây là nhân tố góp phần
làm tăng hiệu quả VĐT của khu vực kinh tế Nhà nước. Đầu tư có hiệu quả
của các DNNN trên địa bàn thúc đẩy SXKD của các DNNN phát triển và
kinh doanh có hiệu quả hơn, lợi nhuận ngày càng tăng, tích luỹ từ nội tại
DN cũng được cải thiện, điều đó làm cho nguồn VĐT phát triển từ vốn tự
có của DN ngày càng tăng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và NSNN,
góp phần quan trọng giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người lao
động.
2.3.3- Khu vực kinh tế dân doanh :
Với chính sách đổi mới tài chính của Nhà nước theo hướng khuyến
khích đầu tư phát triển của mọi thành phần kinh tế và những nỗ lực cải
cách hành chính của chính quyền địa phương nhằm tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho các DN thuộc khu vực tư nhân, tập thể, cá thể và người dân
tham gia vào hoạt động đầu tư phát triển SXKD, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y
tế … Những năm qua, VĐT của khu vực này ngày càng tăng, SXKD của
các cơ sở ngày càng mở rộng và phát triển. Cơ sở hạ tầng đường xá, điện
nước, trường học … ngày càng được cải thiện, đời sống nhân dân đươ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 467661.pdf