LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I:VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ – BỘ QUỐC PHÒNG. 3
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƯ. 3
1-Khái niệm và đặc trưng của vốn đầu tư 3
1.1 Khái niệm vốn đầu tư 3
1.2 Đặc trưng của vốn đầu tư trong kinh tế thị trường 5
2. Phân loại vốn đầu tư 6
2.1 Dựa vào nguồn hình thành: 6
2.2 Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn : 7
2.3 Dựa vào phạm vi huy động vốn. 8
II. VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ 8
1.Vai trò của vốn đầu tư với nền kinh tế quốc dân 8
1.1 Vốn đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu 9
1.2 Vốn đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế 10
1.3 Vốn đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước 10
1.4 Vốn đầu tư với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 10
1.5 Vốn đầu tư có tác dụng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. 11
2. Vai trò của vốn đầu tư với hoạt động của doanh nghiệp 11
III. VỐN ĐẦU TƯ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐTPTN VÀ ĐT- BQP 13
1. Vốn đầu tư đối với sự phát triển của công ty ĐTPTN và ĐT - BQP. 14
2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến vấn đề huy động và sử dụng vốn đầu tư ở công ty ĐTPTN và ĐT. 15
2.1 Các yếu tố bên ngoài công ty 15
3. Nguồn vốn đầu tư của công ty ĐTPTN và ĐT-BQP 20
3.1 Ngân sách Bộ quốc phòng cấp. 21
3.2 Ngân sách địa phương cấp 21
3.3 Nguồn vốn tự có 21
3.4 Nguồn vốn vay 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ - 23
BỘ QUỐC PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001-2004 23
I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2001-2004 23
1. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính tại Công ty 23
2. Tình hình thực hiện các hoạt động đầu tư chính của Công ty. 24
3. Đánh giá chung về hoạt động của Công ty 26
3.1. Những kết quả đạt được 26
3.2. Những tồn tại chủ yếu 29
II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ - BỘ QUỐC PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2004. 30
1. Về huy động vốn 30
1.1. Nhu cầu về vốn của Công ty 30
1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Công ty 31
1.3 Đánh giá chung về tình hình huy động vốn giai đoạn2001-2004 . 39
III. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2001 - 2004 42
1.1. Chỉ tiêu suất sinh lời của vốn cố định 44
1.2 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định 45
2. Tình hình sử dụng tài sản lưu động (phân theo nguồn vốn và kết quả sử dụng vốn). 46
2.1. Chỉ tiêu hiệu quả sủ dụng vốn lưu động (H1) 48
2.2. Chỉ tiêu mức sinh lời của vốn lưu động ( H2 ). 49
3. Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn 50
3.1 Kết quả đạt được 50
3.2 Tồn tại 51
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG & SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2001-2004. 51
1. Những kết quả đạt được 51
1.1 Đối với vấn đề huy động vốn 51
1.2 Đối với vấn đề sử dụng vốn 52
1.3 Các kết quả chung đạt được 52
2. Những tồn tại 53
2.1 Chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn 53
2.2. Sử dụng vốn chưa hơp lý 53
2.3. Công tác quản lý sử dụng vốn của Công ty 54
2.4. Tổ chức thực hiện dự án 54
2.5. Công tác thanh quyết toán công trình 55
2.6. Tình trạng giải ngân vốn đầu tư còn chậm. 55
3. Nguyên nhân 56
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HUY ĐỘNG VÀ SỬ VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2010. 58
I.ĐỊNH HƯỚNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2010. 58
1. Phương hướng phát triển của Công ty đến năm 2010. 59
2.Phương hướng huy động và sử dụng vốn tại công ty 59
2.1 Quan điểm huy động và sử dụng vốn của công ty 59
2.2 Phương hướng huy động và sử dụng 60
II. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ VỐN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY ĐTPTN VÀ ĐT- BQP. 61
1. Các giải pháp vĩ mô 61
1.1. Vấn đề huy động vốn 61
1.2 Vấn đề sử dụng vốn đầu tư. 62
2. Giải pháp vi mô 67
2.1 Huy động động vốn 67
2.2 Sử dụng vốn đầu tư 70
2.2 Hoàn thiện công tác trong quá trình thực hiện dự án đầu tư: 71
3. Giải pháp về nguồn nhân lực 73
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
78 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Huy động và sử dụng vốn đầu tư tại công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị - Bộ Quốc Phòng - Thưc trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn sẽ được thể hiện qua bảng số 3:
Bảng 3 : Nhu cầu về vốn lưu động và vốn cố định của Công ty .
ĐV : Triệu đồng
Năm
Nhu vầu VLĐ
Tốcđộ tăng(%)
Nhu cầu VCĐ
Tốcđộ tăng(%)
2001
12.667,04
_
3.112
_
2002
37.273,48
194,3
3.074
- 1,2
2003
208.275,4
458,8
3.258
5,9
2004
458.815,09
120,3
2.159
- 33,7
Nguồn : Nguồn PhòngKh-TH
Qua bảng trên ta thấy nhu cầu về vốn lưu động của Công ty không ngừng tăng qua các năm, tốc độ tăng về vốn lưu động lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu và tốc độ tăng của vốn cố định. Tốc độ tăng nhu cầu vốn lưu động năm sau đều cao gấp trên 100% so với năm trước, điều này là do từ năm 2001 dự án Mỹ Đình và Cổ Nhuế đi vào hoạt động và các năm tiếp theo nhu cầu về vốn rất lớn để đáp ứng kịp, đủ với tiến độ công trình khi nó đang vào giai đoạn thi công. Nhu cầu và tốc độ tăng vốn cố định thì ngược lại, qua ba năm tổng nhu cầu chỉ có 8.491 triệu đồng với tốc độ tăng âm hoặc rất chậm. Nguyên nhân của tình trạng này một phần cơ sở, thiết bị làm việc đã được đầu tư nhiều trong thời gian trước, một phần Công ty đang tập trung vốn cho đầu tư nên tạm thời có thể hạn chế phát sinh nhu cầu về vốn cố định.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trong thời gian qua Công ty đã tiến hành nhiều hoạt động tìm kiếm và huy động vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau nhằm phục vụ cho quá trình đầu tư của mình.
1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Công ty
Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư thời gian qua Công ty đã huy động từ các nguồn chủ yếu đó là: Ngân sách Quốc Phòng và thành phố, vốn khấu hao cơ bản, vốn tín dụng thương mại và khách hàng, vốn tự có (bảng4).
Bảng 4: Cơ cấu các nguồn huy động cho hoạt động đầu tư tại Công ty Đầu Tư Phát Triển Nhà và Đô Thị - Bộ Quốc Phòng.
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
Số tiền(Tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền(Tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền(Tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền(Tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
Tổng nguồn vốn thực hiện
12.667
100,0
37.273
100,0
208.275,14
100,0
458.815,09
100,0
Vốn NS BQP và TP
2.047
16,16
7.259
19,47
63.602
30,53
106.478
23,2
Vốn KH CB
259,035
2,05
240,476
0,65
117,719
0,06
257,098
0,056
Vốn TDTM và khách hàng
10.246
80.88
29.574
79,34
144.341
69,3
351.780
76,67
Vốn tự có
115
0,91
200
0,54
214,697
0,11
300
0,074
Nguồn: Phòng KH- TH
Qua bảng số liệu 4 ta rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, tỷ trọng các nguồn huy động tại Công ty có sự chênh lệch rất lớn. Mặc dù có biến động qua các năm nhưng nguồn vốn tín dụng thương mại và khách hàng vẫn chiếm một tỷ trọng chi phối trong tổng cơ cấu nguồn vốn tại Công ty với tỷ lệ năm cao nhất đạt 80,88%. Tiếp sau đó là vốn ngân sách vốn tự có và vốn trích khấu hao để lại tái đầu tư chiếm một tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Để lý giải điều này ta có thể tìm hiểu đôi chút về dặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty, vì điều này có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu nguồn vốn. Vốn ngân sách BQP cấp nhằm phục vụ cho các hoạt động đầu tư cải tạo nhà làm việc, bổ sung trang thiết bị làm việc, đầu tư cải tạo sửa chữa các khu tập thể quân đội hoặc các công trình trong quân đội, Ngân sách Thành phố để đóng góp xây dựng các khu chung cư cho đối tượng tái định cư, đường nối quốc lộ 32 với khu đô thị mới Mỹ Đình I. Do vậy hai nguồn vốn này chỉ mang tính bổ sung hỗ trợ cho các hoạt động công ích chứ không phải là nguồn chính tại Công ty. Tài sản cố định chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản tại Công ty dẫn đến khấu hao trích hàng năm và đưa trở lại vốn đầu tư không nhiều nếu không coi là quá ít. Những tài sản cố định có giá trị chủ yếu như ô tô, máy vi tính, trụ sở làm việc lại có thời gian khấu hao lâu dẫn đến mức khấu hao thu về mỗi năm không đáng kể. Ngay từ khi thành lập thì mục tiêu chính mà trên giao cho Công ty không phải là kinh doanh vì vậy những năm vừa qua các hoạt động phi lợi nhuận mà Công ty tiến hành là khá nhiều đây chính là lý do tại sao lợi nhuận để lại có ít như vậy. Ngay cả một số khu nhà mà Công ty đầu tư xây dựng để bán cũng phải ưu tiên trước hết cho sỹ quan quân đội với mức giá do BQP và thành phố Hà Nội chi phối. Vậy có thể kết luận rằng vốn TDTM và khách hàng ứng trước là hai nguồn vốn chính yếu tại Công ty thời gian qua với tỷ trọng luôn duy trì ở mức 70 - 90%. Vốn cho công tác đầu tư Công ty huy động bằng cách vay NH và thương lượng với khách hàng ứng trước, vốn vay bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn nhưng ngắn hạn là chủ yếu.
Thứ hai, xét sự biến động của các nguồn vốn qua một số năm cho thấy
Nguồn vốn TDTM và khách hàng có xu hướng giảm từ 80,88% năm 2001 xuống còn 79,34% năm 2002 và chỉ còn 69,3% năm 2003 năm 2004 khi tiến độ dự án Mỹ Đình I sắp đi vào giai đoạn hoàn thành làm tăng lượng vốn từ phía khách hàng ứng trước dẫn tới tỷ trọng đã lên tới mức 76,67%. Nếu đứng dưới góc độ mức độ an toàn về tài chính thì xu thế này có vẻ khả quan, nhưng trên thực tế nó bắt nguồn từ những khó khăn trong thủ tục vay vốn. Một số đòi hỏi về thế chấp cũng như các điều kiện bảo lãnh khác mà ngân sách yêu cầu nhưng Công ty chưa đáp ứng được nên lượng vốn vay còn hạn chế.
Vốn ngân sách BQP và thành phố tăng cả về số tuyệt đối và tương đối, từ mức chỉ có 2.047 triệu đồng năm 2001 và đến năm 2004 đã là 106.478 triệu. Có mức tăng cao như vậy do có sự tăng ở phần vốn cho vay ưu đãi của NS BQP cho các công trình đầu tư trọng điểm tại Công ty và phần giúp đỡ của ngân sách thành phố. Điều này có tính hai mặt của vấn đề, phần nào Công ty vẫn chịu phụ thuộc nhiều vào ngân sách BQP làm giảm tính linh hoạt và thích ứng cao với thị trường vốn, phần khác thì đây cũng là nguồn vốn có nhiều ưu thế Công ty cần tích cực khai thác tối đa.
Nguồn vốn khấu hao cơ bản và tự có đều có hướng giảm liên tục từ năm 2001 - 2004, đây là dấu hiệu không tốt cho sự lành mạnh trong vấn đề tài chính tại Công ty. Nếu trong thời gian tới xu thế này còn diễn ra thì Công ty cần phải xem xét lại. Có thể do tỷ lệ lợi nhuận để lại còn thấp so với yêu cầu đặt ra, có thể do tình hình kinh doanh chưa khả quan.
Trên đây là những nhận xét tổng quan nhất về thực trạng cơ cấu các nguồn vốn trong thời gian,sau đây là chi tiết từng nguồn và sự biến động của chúng
1.2.1 Vốn vay tín dụng thương mại và khách hàng
Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn và là nguồn chủ yếu để Công ty thực hiện đầu tư cùng với sự cắt giảm vốn cấp phát từ N/S BQP là sự gia tăng của nguồn vốn tín dụng từ ngân sách của BQP.
Trong một vài năm gần đây tỷ trọng của vốn vay tín dụng thương mại và khách hàng mặc dù giảm nhẹ nhưng số tuyệt đối thì không ngừng tăng lên, từ khoảng 10 tỷ năm 2001 lên đến khoảng 351 tỷ năm 2004. Điều này được giải thích như sau:
Ta biết thị trường vốn tại Việt Nam trong thời gian qua ngày càng sôi động các ngân hàng cũng ngày càng đa dạng hơn các loại hình hoạt động của mình. Các quy định ràng buộc về thế chấp hay bảo lãnh cũng ngày càng được nới lỏng hơn. Đây cũng là một thuận lợi cho Công ty trong giai đoạn tới. Công ty trực thuộc Tổng Công ty Thành An và BQP. Vì vậy trong một số trường hợp thì Công ty được bảo lãnh vay ngân hàng với điều khoản linh hoạt hơn thông thường. Một số năm qua tình hình kinh doanh của Công ty có nhiều tiến triển tốt đã gây được uy tín với ngân hàng ví dụ như ngân hàngThương Mại Cổ Phần Quân Đội. Hơn nữa do kết quả đầu tư là các công trình hạ tầng kỹ thuật và đặc biệt là các khu chung cư, nhu cầu về loại hàng hóa này là rất lớn và không ngừng tăng lên qua các năm vì vậy khách hàng sẵn sàng ứng trước tiền để cho Công ty đầu tư tận dụng được nguồn vốn rất tiềm năng này. Công ty đã khai thác rất lớn lượng vốn từ phía khách hàng để phục vụ cho quá trình đầu tư của mình. Tuy nhiên, để huy động được nguồn vốn này là cả một nghệ thuật, đòi hỏi Công ty phải nắm bắt được khả năng sẵn sàng chi trả cũng như ứng trước của khách hàng. Để phát huy động được lợi thế của nguồn vốn này Công ty đã chia tổng số tiền phải chi trả của khách hàng ra làm nhiều đợt phù hợp với khả năng tài chính của họ.
Một vấn đề cần lưu ý đối với nguồn này đó là vì vốn dài hạn nên khi vay xong một đợt vốn thì cần làm ngay những thủ tục cần thiết để vay tiếp đợt vốn khác nhằm đảm bảo vòng quay đều đặn của vốn đầu tư. Đđiều này đòi hỏi sự linh hoạt của bộ phận chuyên trách. Công ty cần phối hợp với các ngân hàng để hoàn thiện chính sách mua nhà trả góp cho sỹ quan quân đội cũng như người dân có nhu cầu.
1.2.2 Vốn ngân sách cấp
Đây chính là ngân sách từ Bộ Quốc Phòng, nguồn vốn này rất quan trọng đối với Công ty. Đặc biệt khi Công ty lại là một doanh nghiệp công ích trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Nó có vai trò hỗ trợ những dự án lớn, thu hồi vốn chậm hay khả năng sinh lợi thấp như các dự án xây dựng cơ bản nhằm tăng năng lực sản xuất và xây dựng nhà chung cư cho quân nhân Quốc Phòng. Nguồn vốn ngân sách nhà nước do Thành Phố Hà Nội quản lý là nguồn vốn NS Trung ương cân đối cho thành phố và thành phố lại giao lại một phần cho Công ty để đầu tư các dự án xây dựng cơ bản theo quy hoạch của Thành Phố. Hàng năm căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của Công ty trong thời gian tới mà BQP và TP sẽ có kế hoạch cấp, hỗ trợ ngân sách phù hợp. Tuy nhiên, nhu cầu đầu tư thì lớn nhưng nguồn vốn ngân sách chỉ có hạn bởi vậy các phòng chức năng tại Công ty cần phối hợp với Bộ Quốc Phòng có nhiệm vụ hướng dẫn, triển khai, tổng hợp cân đối kế hoạch đầu tư, phải cố gắng lựa chọn danh mục dự án đầu tư hợp lý. Đó phải là các dự án đầu tư trọng điểm, ưu tiên cho lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu bức thiết trong quá trình phát triển của Bộ và của Thành Phố.
Qua bảng số liệu 4 ta thấy tỷ trọng của vốn ngân sách trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty tăng từ 16,16% năm 2001 lên đến 30,53% năm 2003. Sở dĩ có sự gia tăng này là do thời gian qua NS dành cho đầu tư cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật để chuyển giao ra thành phố Hà Nội quản lý ( Nguồn vốn từ 61/CP ); sửa chữa cải tạo nhà ở đã xuống cấp nghiêm trọng và xây dựng mới các khu nhà ở tăng lên.
Trước đây thời kỳ bao cấp ngân sách được cấp phát trực tiếp hàng năm làm mất tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường vốn từ Bộ Quốc Phòng không còn đóng vai trò quyết định mà chỉ có tính chất hỗ trợ phát triển. Trong vốn ngân sách Bộ Quốc Phòng lại bao gồm: phần không hoàn lại và phần tín dụng cho vay ưu đãi. Mặc dù tỷ trọng có xu hướng giảm nhưng xét theo số tuyệt đối vẫn không ngừng tăng lên qua các năm chủ yếu chỉ tăng phần vốn cho vay ưu đãi ( vốn 61/CP ) để đầu tư vào các dự án lớn mà điển hình là khu đô thị mới Mỹ Đình I và khu nhà ở mới Cổ Nhuế. Xét trong thời gian tới thì tỷ trọng của ngân sách BQP ngày càng giảm vì phù hợp với xu thế chung của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là giảm cấp phát trực tiếp mà tăng cường khả năng tự tìm kiếm các cơ hội kinh doanh của các đơn vị này. Tức Công ty càng phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường tài chính.
Vốn NS BQP cấp cho công ty theo phương thức: công ty thu được tiền từ các hoạt động kinh doanh nhà hay bán nhà thuộc sở hữu của Bộ theo NĐ 61/ CP, Công ty sẽ nộp lên Bộ và giữ lại cho mình một phần và phần đó chính là NS để lại cho công ty. Qua đây, ta thấy hạn chế của nguồn vốn nay như sau:
Thứ nhất, với quy mô quỹ nhà hiện có thuộc diện bán, tốc độ bán nhà là chậm. Về phía chủ quan cơ quan nhà đất và công ty chưa thực sự tích cực còn chậm trễ trong việc triển khai chủ trương bán nhà thuộc sở hữu của Bộ.
Thứ hai, cơ chế chính sách với các quy định được cụ thể hoá của nhà nước vẫn còn nhiều bất cập. Trong đó, lưu ý chính sách mua nhà ở đối với người có công, xử lý các trường hợp nhà cho thuê đã bán trao tay sang chủ khác, định giá nhà đối với nhà đã cải tạo hoặc xuống cấp quá mức, phương thức thanh toán và tạo nguồn tài chính thanh toán tiền mua nhà chưa cụ thể và chưa phù hợp với thực tiễn. Điều này làm giảm nguồn thu cho ngân sách BQP và ngân sách Công ty .
Thứ ba, phạm vi đối tượng được mua nhà còn quy định máy móc, diện nhà ở thuộc sở hữu Nhà Nước cần đẩy nhanh tốc độ bán chưa được mở rộng.
Thứ tư, về cấp giấy chứng nhận về nhà đất: Do tồn tại nhiều năm trước đây việc quản lý của Bộ về nhà ở, đất ở bị buông lỏng dẫn đến tình trạng nhiều đất ở không có hồ sơ gốc quản lý. Do thủ tục pháp lý còn chậm trễ, cộng với thuế chuyển quyền sử dụng đất cao nên tình trạng mua bán nhà đất “ chui " không thuế đôi khi còn diễn ra làm giảm một phần đáng kể nguồn thu.
1.2.3 Nguồn vốn tự có
Như đã trình bày ở chương I vai trò của nguồn vốn tự bổ sung là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty ĐT PTN và ĐT - BQP nói riêng. Nó giúp cho Công ty chủ động hơn trong hoạt động đầu tư của mình và có thể đối phó với tình hình bất lợi xảy ra. Ta có thể đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của công ty thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 5: khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của nguồn vốn tự có
Đơn vị: Nghìn đồng
Năm
Nhu cầu vốn
Vốn tự có
Tỷ lệ đáp ứng(%)
2001
12.667.035
115.000
0,91
2002
37.273.476
200.000
0,54
2003
208.275.140
214.697
0,11
2004
458.815.090
300.000
0,07
Nguồn: Xử lý số liệu của Phòng KH-TH
Mặc dù về số tuyệt đối tăng nhưng số tương đối liên tiếp giảm nhẹ qua các năm. Điều này chứng tỏ có vấn đề bất ổn trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty, nguồn vốn nhằm phục vụ giải ngân theo tiến độ các dự án còn phụ thuộc rất nhiều vào bên ngoài. Đây cũng chính là lý do ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình. Theo tỷ lệ chuẩn thì vốn tự có phải đáp ứng khoảng 50% tổng nhu cầu về vốn thì mới đảm bảo sự ổn định của sản xuất kinh doanh, tránh rủi ro tài chính cũng như rủi ro kinh doanh.
Nếu xét theo tỷ suất sinh lời của vốn tự có(ROE)
ROE = Lãi ròng / vốn tự có
Thì tỷ trọng vốn tự có càng thấp, ROE càng cao. Tức vốn chiếm dụng và vay ngoài càng cao thì suất sinh lời của một đồng vốn tự có càng cao, càng khiến cho công cuộc đầu tư trở nên hấp dẫn.
Nếu xét theo tỷ số về cơ cấu vốn
Khả năng tự chủ về tài chính = Vốn tự có/ tổng vốn
Bảng 6: Tỷ số khả năng tự chủ về tài chính qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2001
2002
2003
2004
1.Vốn tự có
115
200
214,697
300
2.Tổng vốn
12.667,035
37.273,476
208.275,14
458.815,09
3.tỷ số(1/2)
0,009
0,0054
0,001
0,00065
Nguồn: Xử lý từ nguồn số liệu Công ty
Số tuyệt đối tăng nhưng tăng không đáng kể, số tương đối giảm dần.Tỷ số này càng thấp càng có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán, qua bảng, tỷ số của Công ty giảm đều qua các năm. Điều này đặt ra vấn đề Công ty phải xem xét lại cơ cấu nguồn huy động và có những giải pháp kịp thời để tăng tỷ trọng của vốn tự có.
1.2.4. Nguồn vốn khấu hao cơ bản
Cùng với lợi nhuận để lại, nguồn vốn khấu hao cơ bản đã góp một phần đáng kể vào việc bổ sung nguồn vốn nhằm phục vụ cho công tác tái đầu tư lại Công ty. Nhưng Công ty cần xem lại chế độ tính khấu hao của mình, nên áp dụng hình thức khấu hao nhanh để có thể quay vòng nhanh nguồn vốn thực hiện tái đầu tư chiều sâu và mở rộng.
Giai đoạn 2001 - 2004 tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng cơ cấu vốn có xu hướng giảm dần từ 2,05% năm 2001 xuống 0,05% năm 2004 có thể lý giải điều này theo hai nguyên nhân chính: Thứ nhất các nguồn vốn khác tăng lên khi nguồn này lại giảm xuống hoặc không thay đổi.Tthứ hai do một số tài sản đã hết thời hạn tính khấu hao mà chưa được đầu tư lại. Nếu tốc độ này ngày càng có xu hướng giảm xuống sẽ ảnh hưởng đến quy mô tích lũy và tái đầu tư của doanh nghiệp.
1.3 Đánh giá chung về tình hình huy động vốn giai đoạn2001-2004 .
1.3.1 Kết quả đã đạt được
Xét theo hình thức biểu hiện của vốn ta có:
Thứ nhất, về khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động được thể hiện trong bảng số 7.
Bảng 7: Khả năng đáp ứng nhu cầu VLĐ tại công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Nhu cầu về VLĐ
VLĐ hiện có
Chênh lệch
2001
12.667,035
2421,035
10.246
2002
37.273,476
7.699,476
29.574
2003
208.275,14
63.934,4
144.341
2004
458.815,09
1.070.035,09
351.780
Nguồn: Phòng KH-TH
Qua trên ta nhận thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của Công ty là thấp. Để có thể cung ứng đủ nhu cầu về vốn lưu động phục vụ tốt cho quá trình đầu tư Công ty phải làm tốt công tác huy động tạo nguồn. Trong thời gian qua để bù đắp thiếu hụt Công ty thường vay NHTM, nếu số vay ngày càng nhiều khiến dư nợ tăng làm ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Trong quá trình vay phải cân đối được các nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn đầu tư vào các giai đoạn của dự án hợp lý . Tránh vay ngắn hạn lại đầu tư dài hạn và ngược lại làm cho suất sinh lời của đồng vốn không cao và dễ mắc vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Có đáp ứng đủ nhu cầu về vốn lưu động thì chất lượng cũng như tiến độ của các dự án mới được đảm bảo. Xét trong một số trường hợp khi mà dự án đầu tư đòi hỏi một số lượng vốn quá lớn thì công ty có thể linh động liên kết với các chủ đầu tư khác, tránh trường hợp không kham nổi nhưng cố làm gây ảnh hưởng tới uy tín của công ty. Hoặc một cách khác đó là công ty có thể thành lập một bộ phận chuyên bán nguyên vật liệu cho chủ thầu, khi công ty chưa giải ngân kịp vốn thì bộ phận này có thể bán cho nợ dài hạn hơn thông thường cho các chủ thầu.
Thứ hai, về khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cố định
Các tài sản thuộc loại này chủ yếu được hình thành sau quá trình đầu tư tăng năng lực sản xuất; đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm các thết bị văn phòng. Mức thiếu hụt thấp hơn so với vốn lưu động, chêch lệch giữa nhu cầu và thực tế không qua lớn , khả năng đáp ứng xét về tỷ lệ cao hơn vốn lưu động nhưng số tuyệt đối thì thấp hơn nhiều.
Bảng 8: Khả năng đáp ứng nhu cầu VCĐ tại công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Nhu cầu VCĐ
VCĐ hiện có
Chênh lệch
2001
3.112
1.209
38,85
2002
3.074
1.309,5
42,598
2003
3.258
1.996
61,27
2004
2159
71,588
33,2
Nguồn: Phòng KH-TH
Qua bảng trên ta thấy tình hình thực hiện các kế hoạch về đầu tư tăng tài sản cố định đạt rất thấp. Ví dụ, năm 2004 chỉ đạt 3,32%, Sở dĩ có điều này ta phải xét đến ảnh hưởng của cơ cấu nguồn vốn đầu tư nhằm tăng tài sản cố định tại công ty thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 9: Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn phục vụ cho quá trình đầu tư giai đoạn 2001 - 2004 .
ĐV: Triệu đồng
Năm
Nguồn
2001
2002
2003
2004
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Vốn N/S
1.500
720
298
508
1.720
0
1.494
0
Tự huy động
1.612
498
2.776
801,5
1.538
1.996
665
71,588
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty
Kế hoạch nguồn vốn huy động đầu tư cho tăng tài sản cố định còn phụ thuộc rất nhiều vào ngân sách. Nhưng thực tế được cấp lại nhỏ hơn nhiều như năm 2001 48% , năm 2003 và 2004 là 0%. Nguồn vốn tự huy động cho đầu tư còn hạn chế , chỉ tiêu thực hiện kế hoạch còn thấp như:
Năm 2001 : 30,33%
Năm 2002 : 28,87%
Năm 2004: 10,77%
Riêng chỉ có năm 2003 huy động vượt chỉ tiêu đề ra và đạt 129,78% do vốn vay ngân hàng tăng.
Qua sự phân tích trên ta thấy rằng Công ty cần chủ động hơn đối với việc huy động vốn cho các hoạt động đầu tư của mình. Không nên trông chờ quá nhiều vào nguồn cung ứng từ phía ngân sách Bộ Quốc Phòng. Và trên thực tế nguồn NS này ngày càng giảm và bằng không tại năm 2003, 2004.
Nói chung giai đoạn 2001- 2004 đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của Công ty trong việc huy động có hiệu quả các nguồn vốn phục vụ cho công tác đầu tư các dự án mà Công ty là chủ đầu tư, cũng như một số dự án mà Công ty thi công như sửa chữa và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các công trình trong và ngoài quân đội. Các hình thức huy động cũng linh hoạt hơn không còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách cấp phát như trước (nếu có chỉ là nguồn vốn vay từ NĐ 61/CP).
1.3.2 Tồn tại và nguyên nhân
Tuy nhiên cơ cấu giữa các nguồn là không hợp lý, điều này gây khó khăn cho Công ty trong quá trình hoạt động. Phải nâng cao tỷ trọng của vốn tự có, nâng dần tỷ trọng của quỹ khấu hao cơ bản. Phải tính cơ cấu giữa vốn vay ngắn hạn và dài hạn phù hợp để không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty.
Nguyên nhân của những tồn tại trên bao gồm cả chủ quan và khách quan. Khách quan do thị trường vốn còn nhiều phức tạp, các quy định cho vay vốn còn khó khăn, mặt khác do một số dự án đầu tư được phê duyệt có thời gian không trùng với thời gian dự tính của công ty vì vậy khó khăn cho việc lập kế hoạch huy động vốn. Về phía chủ quan do vẫn còn mang tính phụ thuộc vào sự bao cấp của BQP nên đôi khi công ty chưa tích cực tìm và khai thác các nguồn vốn đầu tư bên ngoài.
Huy động vốn vay đã rất phức tạp nhưng để nguồn vốn đó mang lại hiệu quả cao nhất thì vấn đề mấu chốt lại nằm ở khâu quản lý và sử dụng vốn. Sử dụng vốn vào loại hình kinh doanh nào? với tỷ trọng là bao nhiêu? lấy từ nguồn huy động nào? và hiệu suất sử dụng ra sao đó là những câu hỏi mà ban quản trị tài chính tại Công ty đặt ra và phải tìm cách trả lời. Để hiểu thêm về tình hình sử dụng vốn tại Công ty qua đó cho chúng ta một cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng sử dụng vốn thông qua một số chỉ tiêu cơ bản, ta đi sâu vào nghiên cứu ở phần dưới đây:
III. Thực trạng sử dụng vốn của Công ty giai đoạn 2001 - 2004
Là một Công ty chuyên về kinh doanh nhà, đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, đặc điểm này chi phối rất lớn đến tình hình sử dụng vốn theo kết cấu nguồn huy động và theo kết cấu lĩnh vực các danh mục dự án đầu tư của Công ty. Theo kết cấu lĩnh vực danh mục dự án đầu tư chúng ta sẽ tập trung vào đánh giá sử dụng vốn đầu tư vào đầu tư tài sản cố định và xây dựng cơ bản. Theo kết cấu nguồn huy động ta phải đánh giá được nguồn nào được sử dụng cho lĩnh vực nào. Tại công ty, nguồn NS BQP chủ yếu được dùng vào đầu tư xây dựng văn phòng, sửa chữa nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các khu nhà ở thuộc quân đội, vốn tự có cũng trích một phần vào mua sắm trang thiết bị. Còn lại các khoản vốn vay TDTM hay khách hàng ứng trước và vay NS BQP theo NĐ/ 61 được tập trung toàn bộ vào đầu tư các công trĩnh xây dựng cơ bản.
Sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định
Sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định bao gồm mua thiết bị và xây dựng cơ bản khối văn phòng làm việc. Đánh giá thực trạng đầu tư vào tài sản cố định phải xem xét kết quả đầu tư và phân bổ các nguồn vốn khác nhau cho lĩnh vực đầu tư này.
Bảng 9: Thực trạng sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định tại Công ty
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Nội dung đầu tư
Tổng vốn đầu tư
Vốn ngân sách
Vốn tự huy động
Mua thiết bị
Xây dựng cơ bản
2001
(I)
1.109,5
508
601,5
1.109,5
_
(II)
200
_
200
_
200
2002
(I)
1.209,3
600
609,3
1.209,3
_
(II)
117
_
117
_
117
2003
(I)
500
_
500
500
_
(II)
1.496
_
1.496
330
1.166
2004
(I)
0
_
_
_
_
(II)
71,588
_
71,588
37,688
33,9
(I): Đầu tư tăng năng lực sản xuất
(II): Đầu tư xây dựng cơ bản
Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp
Trong giai đoạn 2001 - 2004 tổng vốn đầu tư cho mua sắm thiết bị khoảng 3.tỷ đồng cho xây dựng cơ bản là 1,5 tỷ đồng với tỷ lệ % tương ứng là 67,75% và 32,25% .
Những tài sản cố định như: Nhà làm việc, thiết bị văn Phòng (máy tính, máy in, ), kết nối mạng, ô tô không trực tiếp tham gia sản xuất nhưng lại gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất . Cơ sở vật chất tốt tạo điều kiện cho các hoạt động được diễn ra một cách thuận lợi, thông tin nhanh nhạy, sắc bén, giúp cho quá trình điều hành và quản lý đạt hiệu quả cao nhất. Tức những tài sản cố định này cũng góp phần mang lại doanh thu vì vậy để có thể nhận xét về hiệu quả quá trình sử dụng tài sản cố định.
Trong cơ cấu các nguồn vốn huy động cho đầu tư vào tài sản cố định thì không có phần của vốn khách hàng và NS TP mà chỉ có NS BQP và vốn công ty tự bỏ ra. Ngoài ra ta còn nhận thấy rằng vốn NS BQP cũng có xu hướng giảm dần. Thời gian qua sử dụng vốn cho đầu tư vào lĩnh vực này nói chung đều đạt kết quả cao, ngày càng giảm được tình trạng thất thoát vốn trong đầu tư. Vốn nhìn chung được sử dụng đúng mục đích hầu như không còn tình trạng chắp vá lấy chỗ này bù chỗ kia. Để có thể kết luận một cách cụ thể hơn về kết quả sử dụng vốn ta dùng hai chỉ tiêu: Chỉ tiêu suất sinh lời của vốn cố định, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định.
1.1. Chỉ tiêu suất sinh lời của vốn cố định
H1= Lợi nhuận sau thuế / Vốn cố định bình quân
Bảng 10: Hiệu suất sinh lời của tài sản cố đinh qua một số năm .
ĐV: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm
(1)
Giá trị tài sản cố định
(2)
Lợi nhuận sau thuế
H1
(2)/(1)
2001
1.247.960
172.000
0,138
2002
1.374.568
198.452
0,144
2003
1.674.848
280.000
0,167
2004
2.630.636
1.000.000
0,38
Nguồn: Phòng KH-TH
Qua bảng trên ta thấy giá trị tài sản cố định được đầu tư ngày càng tăng theo thời gian và đi cùng với nó là chỉ tiêu lợi nhuận ngày càng tăng .
Chỉ tiêu doanh lợi hay hiệu suất sinh lời của vốn cố định tăng liên tiếp từ 0,138 năm 2001 lên 0,38 năm 2004. Tức là năm 2001 với một đồng đầu tư vào tài sản cố định thì chỉ thu được 0,138 đồng doanh thu nhưng năm 2004 con số này là 0,38 . Sở dĩ năm 2004 có bước nhảy vọt như vậy là có doanh thu từ hoạt động bán nhà tại khu đô thị mới Mỹ Đình I.
Để chỉ tiêu này ngày càng cao, một mặt Công ty phải đẩy nhanh hơn nữa việc đổi mới trang thiết bị, ngày càng hiện đại hóa hệ thống quản lý.Mặt khác phải xúc tiến đẩy nhanh hoạt động đầu tư với cả đồng thời hai lĩnh vực xây dựng cải tạo các công trình trong và ngoài quân đội góp phần mở rộng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3059.doc