MỤC LỤC
I. LỜI NÓI ĐẦU 1
II. NỘI DUNG 2
1. Lý luận chung về huy động vốn 2
1.1. Khái niệm vốn 2
1.2. Phân loại vốn 2
1.3. Vai trò của nguồn vốn đối với doanh nghiệp 3
1.4. Các kênh huy động vốn quan trọng của doanh nghiệp 4
1.5. Các yếu tố ảnh huởng tới việc huy động vốn của doanh nghiệp 15
2. Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam 16
2.1. Thực trạng vốn chủ sở hữu 16
2.2. Thực trang huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu 17
2.3. Thực trang huy động vốn từ việc vay ngân hàng 18
2.4. Thực trạng huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu 19
3. Những thành tựu đã đạt được 20
4. Những hạn chế trong việc huy động vốn và nguyên nhân 21
5. Một số giải pháp về việc huy động vốn của doanh nghiệp 25
5.1. Các biện pháp của nhà nước nhằm nâng cao khả năng huy động
vốn của doanh nghiệp 25
5.2. Giải pháp đối với các ngân hàng thương mại 26
5.3. Giải pháp đối với doanh nghiệp 27
III. KẾT LUẬN 28
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
27 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 43 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...
+BỔ sung thêm vốn luu động.
+Phục vụ các dự án.
*Các hình thức tín dụng ngân hàng.
Doanh nghiệp vay ngân hàng để đầu tu vào tài sản cố định và phục vụ cho dự án có thể vay theo hình thức cầm cố, thế chấp tài sản, thông qua bên thứ ba để bảo lãnh cho mình hoặc vay duới hình thức trả góp.
+ Đối với những doanh nghiệp lớn thì doanh nghiệp có thể dùng uy tín của mình với ngân hàng ( nhu thanh toán đúng hạn, khách hàng thân quen) để vay tín chấp
+ĐỐĨ với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi mà tài sản để thế chấp , cầm cố chỉ có thể vay ngân hàng một luợng vốn nhỏ không đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ có thể nhờ uy tín của bên thứ 3 bảo lãnh , tham gia vào quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đặc điểm của nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
-Điều kiện vay vốn: bất kỳ doanh nghiệp nào muốn vay vốn ngân hàng cần phải có một số điều kiện sau:
+ Mục đích sử dụng vốn phải hợp pháp.
+ Có dự án đầu tu, phuơng án suet kinh doanh, dịch vụ khả thi có hiệu
quả.
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
Thủ tục vay vốn: Để đuợc vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ vay vốn bao gồm:
+ Giấy đề nghị vay vốn.
+ Giấy phép kinh doanh.
+ Dự án, phuơng thức sản xuất kinh doanh, kế hoạch trả nợ.
+ Hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố.
+ Hồ sơ tài liệu khác theo yêu cầu của ngân hàng.
-Lãi suất vay: Doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp sẽ phải trả một mức lãi suất phụ thuộc vào kỳ hạn của khoản vay ( Lãi suất của các khoản vay có kỳ hạn càng cao thì càng cao), phụ thuộc vào doanh nghiệp có phải đối tuợng uu đãi hay không.
+ Lãi suất doanh nghiệp phải trả thuờng là lãi suất cố định, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải trả cho ngân hàng lãi định kỳ ngay cả khi doanh nghiệp làm ăn không có lãi.
Thời hạn vay: Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng duới hình thức ngắn hạn trung hạn và dài hạn.
-Quy mô nguồn vốn vay : doanh nghiệp huy động vốn ngân hàng với quy mô phụ thuộc vào mục đích sử dụng vốn. Tuy nhiên quy mô này có thể bị hạn chế do quy định hạn mức tín dụng của ngân hàng cho doanh nghiệp, do kỳ hạn của nguồn vốn, do giá trị của tài sản thế chấp, do tính hiệu quả và khả thi của dự án... trong trường hợp này doanh nghiệp có thể xin sự đồng tài trợ của nhiều ngân hàng.
Quản lý và giám sát: doing nghiệp vay vốn ngân hàng sẽ phải chịu sự giám sát của ngân hàng dưới hai phương diện
+ Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn có đúng với mục đích ghi trong hợp đồng hay không.
+ Doanh nghiệp có trả gốc và lãi đúng hạn hay không.
Rủi ro và áp lực thanh toán: định kỳ doanh nghiệp sẽ phải trả lãi cho ngân hàng ngay cả khi doanh nghiệp làm ăn không có lãi, nếu không doanh nghiệp sẽ phải chịu lãi suất phạt của ngân hàng. Đến hạn trả gốc, nếu doanh nghiệp mất khả năng chi trả thì tài sản đảm bảo của doanh nghiệp sẽ vị phát mãi hoặc bên thứ ba đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp khi vay sẽ phải chịu trách nhiệm trả hộ cho doanh nghiệp. Điều này gây ra ảnh hưởng rất xấu về uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng.
Tiết kiệm thuế: Lãi suất vay được tính là chi phí cảu doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản thuế TNDN.
* Ưu nhược điểm của việc vay vốn ngân hàng.
-Ưu điểm:
+ Các doanh nghiệp sẽ tập trung được nguồn vốn lớn cùng một lúc do có thể có tài sản thế chấp lớn, có uy tín với ngân hàng...
+ Mức độ rủi ro thấp hơn các doanh nghiệp nhỏ: đến kỳ thanh toán mà doanh nghiệp không trả được nợ sẽ được ngân hàng gia hạn, các doanh nghiệp nhà nước sẽ được trả hộ.
-Nhược điểm:
+ Bị động trong quá trình vay vì số lượng vay phụ thuộc vào quyết định từ phía ngân hàng.
+ Doanh nghiệp phải chịu sự giám sát của ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn vay.
Phát hành trải phiếu.
Trái phiếu là chứng chỉ bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích đòi nợ hợp pháp của nguời sở hữu trái phiếu đối với tài sản của tổ chức phát hành.
*Phân loại trái phiếu: Một doanh nghiệp có thể phát hành các loại trái phiếu sau:
Trái phiếu có lãi suất cố định: là loại trái phiếu mà doanh nghiệp phải trả một mức lãi suất cố định đuợc quy định ngay từ thời điểm phát hành trái phiếu.
Trái phiếu có lãi suất thay đổi: là loại trái phiếu mà doanh nghiệp phải trả mức lãi suất thả nổi theo lãi suất thị truờng hoặc theo điều chỉnh của doanh nghiệp. Trái phiếu này đuợc phát hành trong điều kiện mức lạm phát khá cao và mức lãi suất thị truờng không ổn định. Tuy nhiên , trái phiếu này có một vài nhuợc điểm:
+ Doanh nghiệp không thể biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu, điều này gây khó khăn lớn cho việc lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
+ Việc quản lý trái phiểu đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn do doanh nghiệp phải thông báo các lần điều chỉnh lãi suất.
Trái phiếu có thể thu hồi: là loại trái phiếu mà doanh nghiệp có thể thu hồi sớm hơn thời hạn. Loại trái phiếu này có những uu điểm sau:
+ Có thể đuợc sử dụng nhu một cách điều chỉnh luợng vốn khi sử dụng. Khi không cần thiết, doanh nghiệp có thể mua lại các trái phiếu để làm giảm luợng vốn vay.
+ doanh nghiệp có thể thay nguồn tài chính do phát hành loại trái phiếu này bằng nguồn tài chính khác thông qua việc mua lại các trái phiếu đó.
Trái phiếu có thể chuyển đổi: là loại trái phiếu cho phép các trái chủ đuợc chuyển đổi sang một số luợng cổ phiếu thuờng xác định ở một giá xác định và trong một khoảng thời gian xác định.
Đối với loại trái phiếu này chỉ có công ty cổ phần mới đuợc phép phát hành, cho phép công ty huy động vốn là vay nợ nhung khi chuyển đổi trái phiếu thì nợ chuyển sang vốn điều lệ của công ty giúp cho công ty có thể tái cấu trúc để giảm nợ. Việc phát hành trái phiếu này có một số uu điểm là chi phí sử dụng vốn thấp do trái phiếu chuyển đổi thuờng có lãi suất thấp hơn so với các loại trái phiếu thông thuờng có cùng độ rủi ro nhung không có khản năng chuyển đổi, việc phát hành lại tuơng đối dễ dàng. Tuy nhiên việc phát hành trái phiếu chuyển đổi có nhuợc điểm là doanh nghiệp khó kiểm soát đuợc cấu trúc vốn khi đến thời hạn chuyển đổi do quyền lựa chọn thuộc về trái chủ.
* Đặc điểm của việc huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu.
Điều kiện phát hành : ở Việt Nam, điều kiện phát hành trái phiếu đuợc quy diịnh trong điều 8 nghị định 144/2003/NĐ-CP doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu cần phải có các điều kiện sau:
+ Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nuớc có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam.
+ Hoạt động kinh doanh của năm lion truớc năm đăng ký phát hành trái phiếu phải có lãi.
+ Có phuơng án khả thi về việc sủ dụng và trả nợ vốn thu đuợc từ việc phát hành trái phiếu.
+ Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.
Thủ tục phát hành: doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu và nộp cho ủy ban Chứng khoán nhà nuớc.
Quy mô phát hành: doanh nghiệp chỉ được phát hành một sô trái phiếu nhất định dưới sự cho phép của ủy ban chứng khoán nhà nước.
Thời hạn và lãi suất cho vay: Lãi suất trái phiếu thường thấp hơn lãi suất cho vay ngân hàng và lợi tức cổ phiếu thường.
+ Trái phiếu có thời gian đáo hạn xác định. Khi đáo hạn, doanh nghiệp phải trả đủ cho trái chủ cả gốc và lãi trái phiếu.
Quản lý và giám sát: Doanh nghiệp không chịu sự quản lý và giám sát của trái chủ nhưng chịu sự giám sát của ủy ban chứng khoán nhà nước. Trái chủ không có quyền tham gia vào các quyết định và biểu quyết những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp.
Tiết kiệm thuế: Lãi trái phiếu được hoạch toán vào chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp để xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn của doanh nghiệp.
Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp đó là trạng thái của nền kinh tế. Các yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần phân tích là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, mức lãi suet và tỷ lệ lạm phát hợp lý sẽ tạo ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng quy mô sản suất kinh doanh qua đó thúc đẩy hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp.
Vấn đề thứ hai đó chính là ngành nghề kinh doanh hay lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp.Dựa vào đặc trưng cơ bản của mình mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình kênh huy động vốn phù hợp.
Quy mô và cơ cấu tổ chức , trình độ khoa hoc kỹ thuật và trình độ quản lý của doanh nghiệp cũng là những yếu tố cần xem xét khi tiến hành hoạt động huy động vốn vì đây là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp.
Ngoài ra, một sô các yêu tô khác thuộc phạm vi môi truờng kinh doanh nhu chính sách thuế, tâm lý nguời dân, tâm lý của chủ doanh nghiệp ... cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp.
Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thực trạng vốn chủ sở hữu.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong đó có khoảng 96% số doanh nghiệp nuớc ta có quy mô vừa và nhỏ. Trong đó xét về vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp có số vốn duới 1 tỷ đồng chiếm khoảng 41,80%, doanh nghiệp có vốn từ 1 đến 5 tỷ đổng chiếm khoảng 37,03%, sô doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ đồng chỉ chiếm khoảng 8,15%. Theo số liệu năm 2007 có khoang 73 % doanh nghiệp có vốn duới 10 tỷ đồng, số doanh nghiệp có số vốn từ 50 đến 200 tỷ đồng chiếm 8,5%.
Tổng quan về tình hình doanh nghiệp năm 2008
Loại hình
Số lượng doanh nghiệp
Vốn (triệu đồng)
Doanh nghiệp tu nhân
17,534
14,464,794
Công ty cổ phần
11,402
389,601,969
Công ty TNHH
68,085
235,624,947
Công ty TNHH một thành viên
7,007
42,923,797
Công ty hợp danh
9
8,400
Hợp tác xã/ Liên hiệp HTX
51
165,660
Đơn vị trục thuộc DN NQD
31,788
352,653
Doanh nghiệp nhà nuớc
3,439
81,746,040
Chi nhánh HTX/Liên hiệp HTX
13
0
Văn phòng ĐD HTX/ Liên hiệp HTX
3
0
Tổng
139,331
764,888,259
Thực trang huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu.
Đây là kênh huy động vốn đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp cổ phần nào. Trong điều kiện Việt Nam, thị truờng chứng khoán Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, tuy nhiên chua ổn định, nên việc thu hút vốn từ việc phát hành cổ phiếu mới là rất cần thiết và hoàn toàn có khả năng thực hiện đuợc song cũng cần then trọng, chú ý đề phòng những rủi ro của thị trường này.
Quy mô niêm yết của thị trường hiện tại
Toàn thị trường
Cổ phiếu
Chứng chỉ quỹ
Trái phiếu
SỐ chứng chỉ niêm yết (1 CK)
243,00
171,00
4,00
68,00
Tỷ trọng (%)
100,00
70,37
1,65
27,98
Khối lượng niêm yết (ngàn CK)
5.909.076,76
5.507.474,34
252.055,53
149.546,80
Tỷ trọng (%)
100,00
93,20
4,27
2,53
Giá trị niêm yết (triệu đồng)
72.668.328,23
55.074.743,43
2.520.555,30
15.073.029,50
Tỷ trọng (%)
100,00
75,79
3,47
20,74
Tình hình tăng giảm chứng khoán
(Từ ngày 20/12/2007 đến ngay 20/12/2008)
Toàn thị trường
Cổ phiếu
Chứng chỉ quỹ
Trái phiếu
Niêm yết mới ( 1000 Ck)
1.369.068,50
1.283.262,50
80.646,00
5.160,00
Niêm yết bổ sung
446.684,11
446.684,11
0,00
0,00
Niêm yết hủy
526.966,44
0,00
0,00
526.966,44
Niêm yết lại
0,00
0,00
0,00
0,00
Trong 6 tháng đầu năm 2008 chi số VN- Index đã giảm hơn 56,6% so với thời điểm cuối năm 2007, khối luợng giao dịch qua khớp lệnh bình quân mỗi tháng đạt trên 137 triệu đơn vị.
Giao dịch chứng khoán
Tại sàn chứng khoán TP.HCM ( HoSTC): diễn biến mua bán của các nhà đầu tu ngoại trong 6 tháng qua rất cao, tuy nhiên chủ yếu là xu thế mua vào. Luợng mua vào trong 6 tháng đầu năm 2008 vẫn gấp đôi luợng bán ra.
Tại sàn chứng khoán Hà Nội ( HaSTC): trong 6 tháng đầu năm 2008 cũng với xu huớng sụt giảm nhu VN-Index chỉ số HaSTC - Index cũng đã giảm tới 65% so với cuối năm 2007. Khối luợng giao dịch bình quân mỗi tháng đạt 66 triệu đơn vị, tuơng đuơng giá trị giao dịch đạt 3.360 tỷ đồng. Nhà đầu tu ngoại giao dịch mua bán tại sàn Hà Nội cũng khá sôi động, trong 6 tháng đầu năm 2008 họ mua vào 11.940.110 cổ phiếu và chỉ bán ra 7.185.900 cổ phiếu.
Chỉ số chứng khoán giảm liên tục, giá cổ phiếu xuống thấp, hàng loạt nhà đầu tu thua lỗ, hụt vốn gây tâm lý chán nản cho các nhà đầu tu trong đó TTCK lại không thu hút đuợc nhà đầu tu mới điều này đang gây những tác động xấu đến việc huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu mới của các doanh nghiệp cổ phiền.
Thực trang huy động vốn từ việc vay ngân hàng.
Hiện nay, các ngân hàng vẫn là hình thức huy động chủ yếu các doanh nghiệp nuớc ta. Tổ chức tín dụng nhà nuớc hoạt động chủ yếu vẫn là huy động và cho vay với các hình thức tín dụng truyền thống, chiếm khoảng 80% thị phần cũng nhu tài sản của toàn hệ thống ngân hàng.
Hoạt động ngân hàng trong năm 2007 có nhiều khởi sắc, tuy nhiên tốc độ tăng tín dụng trong năm 2007 cũng đạt ở mức cao. Tổng nguồn vốn huy động đuợc tính đến 31/12/2007 tăng khoảng 36,5% so với cuối năm 2006, tổng du nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2007 tăng khoảng 34%. Tổng du nợ tín dụng cả hệ thống ngân hàng đã tăng với mức độ cao, các ngân hàng đã tong bước nâng cao chất lượng thẩm định, rà soát các dự án xin đầu tư, các nhu cầu vay vốn thuộc mọi thành phần kinh tế để các quyết định cho vay, kiên quyết tránh các hiện tượng nới lỏng các điều kiện vay vốn để cạnh tranh thị phần.
Trong điều kiện nền kinh tế đang hội nhập kéo theo sự cạnh tranh gay gắt, hoạt động tín dụng ngân hàng nổi lên như một mắt xích trọng yếu trong hoạt động của nền kinh tế hiện đại, có một vai trò cực kỳ quan trọng với vị trí là trung gian tài chính của nền kinh tế. Thông qua việc cung ứng nguồn vốn tín dụng ngân hàng có tác động rất lớn tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Một thực trạng đang diễn ra đó là các ngân hàng chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp nhà nước, chiếm gần 80% dư nợ cho vay, trong khi đó khối doanh nghiệp tư nhân lại không được quan tâm đúng mức. Tình hình này đã và đang được các ngân hàng cải thiện trong khoảng thời gian gần đây.
Thực trạng huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu.
Năm 2008, nhu cầu phát hành và nắm giữ trái phiếu tại Việt Nam là rất lớn. Đây là một tín hiệu khả quan đối với hoạt động huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu.
Bên cạnh thị trường cổ phiếu vốn sôi động nhưng thăng trầm thì thị trường trái phiếu đang chiếm được sự quan tâm không nhỏ của các giới đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức.Thông kê cho thấy, nhiều phiên giao dịch trong tháng 3/2008 tại sàn Hà Nội, nhà đầu tư giao dịch gần 1 triệu đơn vị mỗi phiên, còn tại sàn TP.HCM số lượng trái phiếu được giao dịch trên sàn lên tới 5 triệu đơn vị mỗi phiên. Một số phiên đấu thầu trái phiếu gần đây , các nhà đầu tư tham dự và đăng ký rất đông.
Lợi thế lớn nhất của trái phiếu là lãi suất ổn định, giá cả ít biến động. Mặc dù giá trái phiếu dao động không đáng kể, nhưng đối với các nhà đầu tư
tổ chức nắm giữ khối lượng lớn thì lợi nhuận thu về do chênh lệch giá cũng không hề nhỏ.
Theo ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF), giao dịch trái phiếu của các nhà đầu tư tăng 55% trong năm 2007. Năm 2008, thị trường trái phiếu được nhìn nhận sẽ có sự tăng trưởng mạnh. Nếu như năm 2007, chính phủ phát hành trên 50.00- tỷ đồng trái phiếu trái phiếu chính phủ thì năm nay con số này ít nhất cũng đạt quy mô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_huy_dong_von_cua_cac_doanh_nghiep_viet_nam.doc