LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG INHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN Ở CÔNG TY 2
1.1. khái niệm 2
1.1.1. Đặc điểm của vốn 2
1.1.2. vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh củacông ty 3
1.1.3. Phân loại nguồn vốn 5
1.2.1.1. Căn cứ vào thời gian luân chuyển 6
1.2.1.2. Trên góc độ quyền sở hữu đối với các khoản vốn 6
1.2.2. Nội dung của việc huy động vốn ở công ty 7
1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn 17
1.2.3.1. Nhân tố chủ quan 17
1.2.3.2. Nhân tố khách quan 23
CHƯƠNG II 28
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN Ở CÔNG TY 28
2.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 28
2.1.1.Cơ cấu tổ chức quản lý 29
2.1.2. Nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty 30
2.2.Đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 32
2.2.1. Đặc điểm hoạt động của Công ty 32
2.2.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm 2001,2002,2003 34
2.3.Thực trạng huy động vốn tại Công ty cổ phần phát triển thương mại và du lịch quốc tế Ngôi sao 39
2.3.1. Huy động vốn chủ sở hữu 39
2.3.2. Vay vốn từ ngân hàng 40
2.3.3. Sử dụng tín dụng thương mại 40
2.4. Đánh giá tình hình huy động vốn của Công ty cổ phần phát triển thương mại và du lich quốc tế Ngôi sao 41
2.4.1. Những kết quả đạt được 41
2.4.1.1. Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh 41
NĂM 2002 42
2.4.1.2. Huy động được những nguồn vốn có chi phí thấp và linh hoạt 44
2.5. Hạn chế và nguyên nhân 47
2.5.1. Công ty chưa đa dạng hoá các hình thức huy động 47
2.5.2. Do mất cân đối về cơ cấu vốn 48
2.5.3. Do môi trường kinh tế 49
2.5.5. Môi trường pháp lý 50
CHƯƠNG III 52
KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY 52
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty 52
3.1.1. Phương hướng hoạt động của Công ty 52
3.1.2. Nhiệm vụ cụ thể năm 2005 53
3.2. Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại Công ty của công ty cổ phần phát triển thương mại và du lich quốc tế Ngôi sao 54
3.2.1. Tăng vay vốn ngân hàng thông qua việc sử dụng linh hoạt các hình thức tín dụng 54
3.2.2. Phát hành trái phiếu công ty 55
3.2.3.Nhà nước thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp 56
3.2.4. Sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu qủa 57
3.2.5. Các ngân hàng tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ 58
3.2.6. Giải pháp về tổ chức cán bộ, công tác điều hành 59
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc huy động vốn và sử dụng vốn ở công ty 59
3.3.1. Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn thông qua tín dụng ngân hàng 59
3.3.2. Nhà nước đảm bảo các khoản tín dung cho công ty 61
3.3.3. Nhà nước thực hiện cấp vốn bổ sung cho các công ty 61
3.3.4. Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá 62
3.3.5. Cần nhanh chóng phát triển thị trường tài chính 63
3.3.6. Nhà nước có các biện pháp nghiên cứu thị trường để tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp 65
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
73 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài huy động vốn ở công ty cổ phần phát triển thương mại và du lịch ngôi sao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện, các tổ chức trung gian tài chính không những chưa thể đảm nhận đầy đủ trách nhiệm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn mà hoạt động tài trợ ngắn hạn cũng không phát huy hết hiệu quả của nó.
ở nước ta hiện nay, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh dẫn vốn chính trong nền kinh tế. Thị trường chứng khoán đã được hình thành nhưng vẫn chưa phát huy được vai trò của nó, đó là tạo ra đầy đủ nhất các hình thức đầu tư, thúc đẩy và mở rộng những chu chuyển vốn trung và dài hạn, tạo nhiều cơ hội để vốn nhàn rỗi trong dân chúng tham gia vào đầu tư phát triển sản xuất. Vì thế, khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp còn rất hạn chế, đặc biệt là khả năng huy động vốn để tài trợ cho các dự án có quy mô lớn và thời gian thu hồi vốn chậm. Do vậy, việc các doanh nghiệp muốn phát huy khẩ năng hoạt động của mình là rất khó khăn, nhiều tốn kém cho các doanh nghiệp trong việc quay vòng vốn, mặc dù vậy các doanh nghiệp cũng phải tự mình nỗ lực để đạt được kết quả tốt nhất trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay. Đây là một yếu tố bất lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Chương II
Phân tích thực trạng huy động vốn ở công ty
2.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần phát triển thương mại và du lịch Quốc tế Ngôi Sao tiền thân là Công ty Đầu tư Thương mại và Du Lịch Thắng Lợi có chi nhánh tại TAIL Thành phố Hồ Chí Minh. Là một công ty kinh doanh thương mại hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản và có con dấu riêng, chịu sự quản lý của UBND phường Đội Cấn. Chức năng nhiệm vụ chính của công ty là kinh doanh và hoạt động thên các lĩnh vực thương mại và du lịch.
Căn cứ vào luật doanh nghiệp số 13/ 1999/QH10 được nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999 và các văn bản thi hành Luật Doanh Nghiệp.Thực hiện quyết định đó, ngày 15/8/1999 công ty đã ra đời và lấy tên là:
công ty cổ phần phát triển thương mại và du lịch quốc tế ngôi sao
- Tên giao dịch: star international commerce and tourist development joint stock company
-Tên viết tắt: startour jsc
-Trụ sở tại: 162B-Đội Cấn-Phường Đội Cấn-Quận Ba Đình-Hà Nội.
- Điện thoại: (04) 04 722 829
- Fax: (04) 04 7 222 383
Là một công ty cổ phần được phép hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và nhằm đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất cho các cổ đông. Qua 6 năm hoạt động, công ty không ngừng lớn mạnh với một đội ngũ nhân viên có năng lực và được trang bị phương tiện hiện đại, hiện tại công ty là một trong những công ty cổ phần có uy tín tại Hà Nội và có một thị trường rộng lớn ở khắp Bắc-Trung_Nam. Công ty cổ phần phát triển thương mại và du lich quốc tế Ngội Sao kinh doanh những nghành nghề sau:
Lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế.
Xúc tiến thương mại, khảo sát thị trường trong nước và quốc tế.
Tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế.
Dịch vụ kho vận ( Bao gồm cả đại lý giao nhận hàng hoá trong nước và quốc tế)
Khai thuê hải quan.
Dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác.
Kinh doanh khách sạn nhà hàng.
Đại lý chuyển phát nhanh hàng hoá và bưu phẩm trong nước và quốc tế.
2.1.1.Cơ cấu tổ chức quản lý
Về tổ chức bộ máy làm việc của Công ty có thể nói là khá gọn nhẹ. Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo chế độ một thủ trưởng do giám đốc đứng đầu quản lý, điêù hành trực tiếp toàn diện từ các phòng ban đến các bộ phận khác trong công ty. Công ty hoạt đông trên 3 lĩnh vực chính, đó là:
+ Du lịch
+ Taxi
+ Chuyển phát nhanh(NDN)
Trong 3 mảng kinh doanh trên thì mảng du lịch và taxi được ưu chuộng nhất, do đó mà hàng năm lợi nhuận của công ty tănng lên là nhờ hai loại hình này.
Sơ đồ: Bộ máy tổ chức Công ty
2.1.2. Nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty
Ban giám đốc : Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc
Giám đốc(Chủ tich Hội Đồng quản trị): là người chỉ huy tối cao, là người có quyền quyết định chủ trương, biện pháp trong lĩnh vực kinh doanh, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, có quyền bổ nhiễm, miễm nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong Công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc.
Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc quản lý, điều hành, giải quyết công việc trong pham vi nhiệm vụ, quyền hạn được giám đốc phân công hoặc uỷ quyền.
Chức năng của các phòng ban như sau:
Phòng marketing:Tại Công ty cổ phần phát triển thương mại và du lịch quốc tế Ngôi Sao, công tác Marketing rất được chú trọng, bởi theo ông chủ tịch Hội đồng quản trị thì “Mareting là hoạt động quyết định đến thành công trong kinh doanh, Marketing là bộ phận bắt nguồn cho mọi sáng tạo trọng công việc”.
Chính vì vậy, Phòng Marketng của Công ty được giao đầy đủ các nhiệm vụ chức năng của hoạt động Marketing.
-Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để giới thiệu dịch vụ mà Công ty mình đang kinh doanh.
- Thực hiện triển khai các hoạt động kinh doanh.
- Phát triển và đánh giá thị trường.
- Ngiên cứu và dự báo xu hướng biến động của thi trường.
- Xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển kinh doanh.
Phòng Tổ chức-Hành chính: Quản lý nhân sự, cán bộ công nhân viên trong nhà máy, giải quyết những chính sách, chế độ cho công nhân viên trong Công ty, Lưư trữ hồ sơ, công văn, quản lý các văn bản, quản lý các con dấu,cấp phát vật tư, văn phòng phẩm cho Công ty. Có nhiệm vụ về hành chính tổng hợp, đối ngoại.
Phòng Kế toán.Thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc về tài chính và được đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc để thực hiện các chế độ chính sách về quản lý tài chính, đảm nhiệm trọng trách về hạch toán kế toán, đảm bảo về vốn cho hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Xây dựng các kế hoạch tài chính, kiểm tra giám sát mọi hoạt động kinh doanh trong tương lai.
2.2.Đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
2.2.1. Đặc điểm hoạt động của Công ty
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng quan hệ hợp tác giữa các nước, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, ngày càng phát triển. Đại bộ phận các doanh nghiệp, các công ty hiện nay, dù là trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến giao dịch ngoại thương. Tuy nhiên, không như buôn bán trong nước, buôn bán giữa các doanh nghiệp thuộc các nước khác nhau có nhiều điểm phức tạp hơn do việc giao dịch chỉ được thực hiện trên cơ sở lựa chọn trên một thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ mạnh, hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới các quốc gia khác nhau, phải tuân theo những thông lệ quốc tế cũng như pháp luật của bản thân mỗi quốc gia.
Là một doanh nghiệp thương mại hoạt động trên lĩnh vực thương mại và du lịch công ty cổ phần phát triển Thương mại và du lich Quốc tế Ngôi Sao cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố trên và do đó hoạt động của Công ty có những đặc điểm sau:
Việc kinh doanh kinh doanh du lịch quốc tế giữa hai quốc gia khác nhau với luật pháp kinh doanh, chính sách, cơ chế vận hành và đặc biệt là đồng tiền sử dụng khác nhau. Trong khi giao dịch, hai bên sẽ áp dụng những điều luật trong thương mại quốc tế làm nền tảng giao dịch nhưng vẫn phải tuân thủ theo pháp luật của nước mình.
Xét về thời gian, kinh doanh dịch vụ thương mại nói chung thời gian
không dài như kinh doanh các nghành nghề khác, nhưng nó rất cần có các mối quan hệ làm ăn lâu dài và bền vững như các nghành nghề đó.
Điều kiện khách quan, phương tiện phục vụ khách hàng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình kinh doanh, làm kéo dài thời gian tồn tại của hợp đồng du lịch cũng như các hợp đồng về chuyển phát nhanh.
Việc thanh toán của công ty thường chỉ thông qua một số ngân hàng có chức năng thanh toán với nước ngoài như Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Vietindebank), để đảm bảo an toàn trong kinh doanh cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, do giữa các nước có sự khác nhau ngôn ngữ cũng như đồng tiền giao dịch khác nhau nên công ty phải thông qua Ngân hàng để đảm bảo sự an toàn cho công ty cũng như cho khách hàng.
Ngoài ra, kinh doanh mảng du lich cần phải tìm hiểu thi trường để xem người dân ưa sử dụng loại dịch vụ nào nhất, kết quả sử dụng dịch vụ đó ra sao có đạt hiệu quả như mong muốn hay không…
Do những đặc điểm cơ bản nói trên, hoạt động kinh doanh của nhiều công ty nói chung cũng như công ty cổ phần phát triển thương mại và du lich quốc tế Ngôi sao nói riêng đang gặp không ít những khó khăn và thử thách.Để đạt được kết quả cao trong kinh doanh, giành được ưu thế cạnh tranh trên thị trường cả trong và ngoài nước đòi hỏi phải có sự năng động trong quản lý, sự đầu tư đúng mức vào nhân tố con người và hệ thống cung ứng cung ứng các dịch vụ phải hoàn hảo. Tất cả những điều này gắn với một vấn đề hết sức quan trọng: đó là việc kết hợp một cách nhịp nhàng uyển chuyển các giải pháp hỗ trợ về mặt tài chính hay nói một cách khác là khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty trong mọi tình huống phức tạp của thị trường. Do đó, huy động vốn là vấn đề hết sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty, công ty có lớn mạnh và phát triển tốt hay không là nhờ rất nhiều vào việc huy động vốn cảu công ty,để làm được điều này công ty cần rất nhiều thời gian để khẳng định mình trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Trong vài năm trở lại đay thì việc huy động vốn của công ty đã khả quan hơn rất nhiều.
2.2.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm 2001,2002,2003
Bảng1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Đơn vị: TriệuVNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Doanh thu
11.520.340.000
15.240.260.000
18.630.450.000
2. LNST
52.543.750
82.600.360
112.733.380
3. Nộp ngân sách
220.830.400
306.605.000
320.520.300
(Nguồn: Từ báo cáo KQKD của công ty cổ phần phát triển thương mại và du lịch quốc tế Ngôi Sao năm 2001, 2002, 2003.)
Những năm đầu thực hiện việc chuyển đổi cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, Công ty gặp không ít khó khăn: khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật, về nguồn vốn, về đội ngũ cán bộ công nhân viên co kinh nghiệm làm việc. Vì vậy trong những năm đó công ty vẫn chưa đạt được nhừng gì mà ban lãnh đạo công ty đã đề ra.
Trong một số năm trở lại đây, do những biến động phức tạp của thị trường, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các đơn vị kinh doanh cả trong và ngoài nước, hoạt động kinh doanh của Công ty cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhờ sự năng động trong quản lý của ban lãnh đạo và nỗ lực phấn đấu của các cán bộ công nhân viên, Công ty đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, phản ánh qua những số liệu cụ thể sau:
Về tình hình hoạt động kinh doanh nói chung:
Theo như bảng 1 ta thấy, trong ba năm qua (2002,2003,2004) tình hình kinh doanh của Công ty tương đối tốt. Tổng doanh thu của công ty tăng từ 11.520.340.000 tỷ VNĐ năm 2002 đến 15.240.260.000 tỷ VNĐ năm 2003, tức doanh thu của công ty tăng so với năm 2002 là 3.719.920.000 tỷ VNĐ. đến năm 2004 thì doanh thu của công lên tới 18.630.450.000 tỷ VNĐ. Điều này thể hiện xu hướng hoạt động của công ty ngày càng phát triển và lớn mạnh theo sự phát triển của nền kinh tế thi trường. Trong những năm mới thành lập doanh thu của công ty đạt được rất thấp, việc kết quả thấp này là do môi trường kinh doanh lúc đó chưa phát triển, đặc biệt là nhu cầu và đời sống của người dân còn thấp nên rất ít người sử dụng dịch vụ này. Bên cạnh đó có thể là do Nhà nước chưa khuyến khích loại hình dịch vụ này nên việc mở rộng lại càng khó khăn hơn.
Trong năm 2002 lợi nhuận sau thuế của công ty đạt thấp, chỉ đạt được 52.543.750 triệu đồng, việc tăng thấp này là do trong năm nay có dịch bệnh SAR nên việc đi du lịch của phần lớn người dân đã bị hạn chế rất nhiều, nhưng đến năm 2003,2004 thì dịch bệnh này đã lắng xuống rất nhiều, hơn nữa công ty đã có nhiều biện pháp mở rộng thị tường nen việc lợi nhuận của công ty trong hai năm 2003,2004 tăng là điều tất nhiên, và lợi nhuận của công ty năm 2004 tăng lên 112.733.380triêụ đồng, tương ứng tăng so với năm 2002 là 60.190.630 triệu đồng.
Trong những năm 2001 doanh thu của công ty chỉ đạt 94.15% so với năm 2000 tương đương với 8.230.546.000 tỷ đồng.Song sang đến năm 2002 tổng doanh thu của Công ty đã tăng lên 11.520.340.000 tỷ đồng, đạt 15.67% so với năm 2000. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận của Công ty lại thay đổi theo chiều hướng khác. Năm 2004, có thể nói là năm mà công ty làm ăn phát đạt nhất, năm có tổng doanh thu lớn nhất 18.630.450.000 tỷ đồng. Có được điều nàylà do sự nỗ lực của các thành viên trong công ty, bên cạnh đó cũng không thể không nhắc đến sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã có những chính sánh ưư tiên hợp lý cho công ty được mở rộng hoạt động cũng như mở rộng giao lưu với bạn bè khắp thế giới, do đó mà lượng khách sang Việt Nam để đi du lịch ngày càng lớn, đặc biệt từ khi thủ đô Hà Nội được công nhận là thành phố vì hoà bình, là điểm đến an toàn cho khách du lịch trong và ngoài nước. Điều này có thể được giải thích khi ta nhìn vào mức nộp ngân sách Nhà nước trong ba năm của Công ty. Như chúng ta thấy, năm 2002 là năm Công ty có mức nộp Ngân sách thấp nhất,đó là 220.830.400 triệu đồng, bằng 12.02% so với năm 2003 và 68.89% so với năm 2004. Như vậy, có thể năm 2002, do tình hình thị trườngcòn gặp nhiều khó khăn. Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi cho Công ty như miễn giảm thuế cho các tua du lịch hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp. Song cũng có thể một phần do Công ty thay đổi cung cách làm ăn, giảm những chi phí không cần thiết, đặc biệt là do sự biến động của tỷ giá theo hướng có lợi nên hiệu quả kinh doanh của công ty đã tốt hơn.
Về tình hình tài chính của Công ty
Nghiên cứu bảng cân đối kế toán sơ lược của Công ty trong ba năm 2002,2003,2004 ta có thể đánh giá một cách khái quát về tình hình tài chính của Công ty như sau:
Tổng tài sản có của Công ty thấp nhất vào năm 2002 với số tiền là 12.578.630.000 tỷ đồng và cao nhất vào năm 2004 với số tiền là 19.780.240.000 tỷ đồng.
Điều này hoàn toàn phù hợp với tổng doanh thu của các năm, do đó mà việc công ty mở rộng thi trường để phát triển thêm lĩnh vực du lịch là hoàn toàn đúng đắn. Xét chiều hướng phát triển theo thời gian thì năm 2002 tổng tài sản của Công ty tăng so với năm 2003, bằng 79.58%. Đến năm 2004, tổng tài sản của Công ty lại tăng lên đáng kể, vượt hơn 7.201.610.000 tỷ đồng so với năm 2002, tương ứng tăng là 63.59% so với năm 2002. Điều này nói lên rằng công ty đã từng bước phát triển và đã có chỗ đứng trong nền kinh tế thị trường đầy biến động như hiện nay.
Nguồn vốn của Công ty cũng có những thay đổi tương đối rõ nét, đặc biệt là các tua du lich đi nước ngoài làm doanh thu của công ty tăng lên một cách đáng kể, đặc biệt là trong 2 năm 2003, 2004, vì trong hai năm này công ty đã nhận được rất nhiều hợp động đi tham quan nước ngoài, đặc biệt là các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… Năm 2002 tổng nguồn vốn của Công ty là 8.000.000.000 tỷ đồng. Đến năm 2003 tổng nguồn vốn của Công ty tăng lên đáng kể, tăng lên so với năm 2002 là 8.142500.000 tỷ đồng tương ứnh là 98,25% có được điều này là do công ty đã được nhiều người biết đến, từ đó họ đến công ty để cùng góp cổ phần để mở rông thêm lịch vực hoạt đông cho công ty. Tuy nhiên, Công ty lại khôi phục được hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ du lịch của mình vào năm 2000 với hướng phát triển cao hơn trước rất nhiều, đó là với nguồn vốn tăng thêm 19.25% so với năm 2002 tương đương 3.283.450.000 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ quy mô tài sản và nguồn vốn của Công ty có chiều hướng tăng lên, đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh và đạt mục tiêu tăng trưởng, phát triển cho công ty.
Về hiệu quả hoạt động hoạt động kinh doanh của công ty
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong ba năm vừa qua chúng ta sẽ xem xét các chỉ tiêu sau:
Doanh lợi của công ty trong những năm này cũng tăng lên đáng kể, năm 2004 được coi là năm công ty làm ăn phát đạt nhất và có nhiều mói quan hệ với bạn hàng nhất, donh lợi của năm 2004 đã đạt tới 60.51% cao nhất từ trứơc đến nay. Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong một trăm đồng doanh thu và được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho doanh thu tiêu thụ. Sau đay là bảng khái quát về kết quả doanh thu từ việc kinh doanh du lịch của công ty trong 3 năm 2002,2003,2004:
Bảng 2. Doanh thu từ việc kinh doanh du lịch
Đơn vị:Triệu VNĐ.
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. LNST
52.543.750
82.600.360
112.733.380
2.Doanh thu
11.520.340.000
15.240.260.000
18.630.450.000
3. Doanh lợi(%)
45.61%
54.18%
60.51%
(Nguồn: Công ty cổ phần phát triển thương mại và du lịch quốc tế
Ngôi Sao)
Theo bảng 2 ta thấy doanh lợi của Công ty tăng đều trong các năm. Năm 2002 là 45.61% tức là cứ 100 triệu doanh thu thì có 0.4561 triệu tiền lãi. Năm 2003 con số này là 54.18% tương đương với 0.4518 triệu tiền lãi được tăng thêm trong 100 triệu doanh thu.Song đến năm 2004, doanh lợi của công ty lại không tăng lên không đáng kể, có thể nói doanh lợi của công ty trong năm này đã chững lại song vẫn cao hơn so với năm 2002 rất nhiều nhung lại chậm so với năm 2003. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này có thể là do trong năm 2004, khi Công ty chuyển hướng hạot động trên lĩnh vực chuyển phát nhanh(NDN) nên việc chi phí cho lĩnh vực này lớn nhưng kết quả đạt được lại không cao vì nhiều người chuă biết đến loại hình dịch vụ này của công ty.
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư được tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản có của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư.
Bảng 3. Tỷ lệ hoàn vốn của công ty
Đơn vị: TriệuVNĐ.
Các chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh
02/03
03/04
(1 1. Lợi nhuận sau thuế
5 52.543.750
82.600.360
112.733.380
63.61%
80.4%
(2 2. Tổng tài sản có
1 12.578.630
15.806.500
19.780.240
79.58%
79.91%
(3 3. Doanh lợi vốn(%)
41.77%
52.25%
56.99%
79.94%
91.68%
(3) = (1)/(2)
(Nguồn: Công ty cổ phần phát triển thương mại và du lich quốc tế
Ngôi Sao)
Theo bảng 3 ta thấy doanh lợi vốn của Công ty cũng thay đổi tương tự như doanh lợi tiêu thụ sản phẩm. Năm 2004 là năm có doanh lợi vốn cao nhất là 56.99% tức là cứ một đồng tài sản thì cho 0.5699 đồng lợi nhuận, tăng 91.68% so với năm 2002. Năm 2003, như đã nói ở trên, đó là việc ngăn ngừa dịch bệnh SAR đã được thông qua và có hiệu quả nên trong năm 2003 doanh lợi của công ty đã tăng lên nhiều hơn so với năm 2002, tăng tương ứng là 79.94% so với năm 2002. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng có nhièu cơ hội để khẳng định mình trên thi trường trong nước cũng như vuơn ra khu vực. nh. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đòi hỏi Công ty cần năng động hơn nữa trong việc khai khác các loại hình dịch vụ mới, tìm kiếm các thị trường mới để tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả cho hoạt động dịch vụ của công ty mình.
Như vậy, thông qua việc phân tích một khái quát về tỷ lệ vốn của công ty cổ phần phát triển thương mại và du lich quốc tế Ngôi Sao, chúng ta có thể thấy rằng tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm là tương đốióonr định và có phần phát triển cao hơn so với các năm trước đây. Mặc dù vậy vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa thật hoàn chỉnh mà Công ty cần phải xem xét và tìm phương án giải quyết, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn.
2.3.Thực trạng huy động vốn tại Công ty cổ phần phát triển thương mại và du lịch quốc tế Ngôi sao
2.3.1. Huy động vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là thành phần không thể thiếu trong toàn bộ nguồn vốn của một công ty. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn tài trợ. Cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, Công ty cổ phần phát triển thương mại và du lich quốc tế Ngôi Sao hoạt động với nguồn vốn chủ sở hữu tương đối nhỏ, chỉ chiếm khoảng 14% so với tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là sau một thời gian dài thành lập và hoạt động, vốn chủ sở hữu của Công ty luôn được bảo toàn và phát triển. Chỉ xét trong ba năm 2002,2003,2004, mặc dù tình hình thị trường có nhiều biến động, song ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty được giữ khá ổn định, chỉ dao động trong khoảng 12 tỷ đồng đến gần 15 tỷ đồng. Năm 2004, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng nhiều nhất khoảng 15.997.892.000 tỷ đồng. Có được diều này là do công ty đã huy động được nhiều nguồn vốn từ các cá nhân có nhu cầu góp vốn vào công ty để phục vụ cho việc kinh doanh du lịch cũng nhu nhiều lĩnh vực khác của công ty. Điều này thể hiện hiệu quả kinh doanh của Công ty tương đối tốt, Công ty làm ăn có lãi. Chính phần lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh đã bổ sung và làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu bởi vì trong những năm gần đây, công ty không còn được cấp vốn Ngân sách như trước nữa. Công ty cũng chưa thực hiện cổ phần hoá nên chưa thể bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu.
2.3.2. Vay vốn từ ngân hàng
Với nguồn vốn chủ sở hữu tương đối nhỏ so với nhu cầu vốn lưu động như đã nói ở trên (chỉ chiếm khoảng23% tổng nguồn vốn), vay vốn ngân hàng được coi như một giải pháp hữu hiệu để đảm bảo nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Đay là khoản vay nhăm đáp ứng nhu cầu chi trả của công ty khi vốn chủ sở hữu của công ty không đủ để chi trả cho việc kinh doanh của mình.Là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lich, Công ty đã sử dựng một cách triệt để các hình thức tài trợ cho hoạt động du lịch tại các ngân hàng ngoại thương Việt Nam hiện nay, trong đó chủ yếu là các hình thức vay vốn như vay NHTM, vay các tổ chức tín dụng,… . Thêm vào đó, hình thức vay vốn này giúp Công ty giảm một phần chi phí so với hình thức vay trực tiếp bằng ngoại tệ hoặc bằng tiền VNĐ(tiền mặt), vì khi vay bằng ngoại tệ thì việc đổi sang ngoại tệ để thanh toán cho khách hàng là rất khó khăn và phức tạp. Do vậy, để hạn chế sự phức tạp đó mà công ty chỉ sử dụng biện pháp là vay bằng VNĐ.
2.3.3. Sử dụng tín dụng thương mại
Hình thức tín dụng thương mại, bao gồm các khoản phải trả người bán và người mua ứng trước, các khoản phải thu khách hàng và người bán ứng trước, thể hiện khả năng chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng vốn của một doanh nghiệp.
Cũng giống như các doanh nghiệp khác trên thị trường, trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần phát triển thương mại và du lich quốc tế Ngôi Sao đã khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại một cách có hiệu quả thông qua quan hệ mua bán chịu dịch vụ, mua bán chậm hay trả góp, và do nhận thức được tính tiện lợi và linh hoạt cũng như khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh lâu bền với các bạn hàng của hình thức tín dụng này, Công ty đã tận dụng một cách triệt để và ngày càng nâng cao tỷ trọng của nguồn này trong tổng nguồn tài trợ.
Chúng ta có thể thấy một cách rõ hơn thông qua phân tích tình hình nợ ngắn hạn và các khoản phải thu của Công ty trong ba năm qua (Bảng 4) như sau:
Năm 2002, con số chiếm dụng vốn của Công ty là 1.246.300.00 tỷ đồng, trong đó phải trả người bán và người mua chiếm 53.25%; còn lại là các khoản phải trả khác. Sang năm 2003, con số này tăng lên rất nhiều bằng 92.36% so với năm 2002 tương đương với 2.760.250.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, sự gia tăng này chủ yếu là do khách hàng sử dụng loại hình dịch vụ của công ty ngày càng nhiều và công ty ký hợp đồng với nhiều cơ quan đẻ thực hiện các tua du lịch của công ty,các khoản phải trả khác của công ty cũng giảm đi đáng kể, từ 2.653.450.000 tỷ đồng xuống còn 1.250.780.000 tỷ đồng, do đó tỷ trọng phải trả người bán và người mua ứng trước trong tổng số vốn chiếm dụng tăng lên tới 87.54%. Năm 2003, tỷ trọng này tiếp tục tăng, chiếm 80.45% do sự tăng lên tiếp tục của các khoản phải trả người bán và người mua ứng trước. Điều này thể hiện khả năng chiếm dụng vốn của Công ty ngày một tăng, chứng tỏ Công ty làm ăn ngày càng có uy tín, được khách hàng tín nhiệm nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
2.4. Đánh giá tình hình huy động vốn của Công ty cổ phần phát triển thương mại và du lich quốc tế Ngôi sao
2.4.1. Những kết quả đạt được
2.4.1.1. Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Một doanh nghiệp muốn tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì vấn đề đầu tiên cần giải quyết là phải đảm bảo được nhu cầu vốn cho hoạt động của mình. Để làm được điều đó, trước hết Công ty cần xác định được lượng vốn mình cần là bao nhiêu. Trên cơ sở đó mới tiến hành các biện pháp tìm nguồn tài trợ đủ cho nhu cầu đó.
Một trong những tiêu thức thường được sử dụng để phản ánh nhu cầu vốn của doanh nghiệp là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Chỉ tiêu này cho biết lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động. Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp dương, tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu nhiều hơn nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp huy động được từ bên ngoài, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng nguồn vốn của bản thân để tài trợ cho phần chênh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36781.doc