LỜI NÓI ĐẦU 01
CHƯƠNG I – HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP-
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1. Tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp
1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp
1.1.2. Tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm vốn
1.1.2.2. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp
1.2. Các nguồn vốn của DN và phương thức huy động
1.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
1.2.1.1. Vốn góp ban đầu
1.2.1.2. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia
1.2.1.3. Phát hành cổ phiếu
1.2.2. Nợ và các phương thức huy động nợ của DN
1.2.2.1. Nguồn vốn TDNH và TDTM
1.2.2.2. Phát hành trái phiếu công ty
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của DN
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
1.3.1.1. Nhu cầu và mục tiêu tài chính của DN
1.3.1.2. Cơ cấu vốn và chi phí vốn
1.3.1.3. Tình trạng tài chính của doanh nghiệp
1.3.1.4. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.3.2. Các nhân tố khách quan
1.3.2.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước
1.3.2.2. Sự phát triển của hệ thống NHTM
1.3.2.3. Sự phát triển của thị trường tài chính
1.3.2.4. Khả năng tiết kiệm trong dân cư
CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI CÔNG TY XNK XI MĂNG
2.1. Khái quát về Công ty XNK xi măng
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
2.1.3. Đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của
Công ty trong những năm gần đây
2.1.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
2.1.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
trong những năm gần đây
2.2. Thực trạng huy động vốn tại Công ty XNK xi măng
2.2.1. Vốn chủ sở hữu
2.2.2. Vốn vay ngân hàng
2.2.3. Nguồn vốn tín dụng thương mại
2.3. Đánh giá tình hình huy động vốn tại Công ty
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
2.3.1.2. Huy động được những nguồn vốn có
chi phí thấp và linh hoạt
2.3.1.3. Tỷ lệ bị chiếm dụng vốn ngày càng giảm
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
2.3.2.2. Nguyên nhân
CHƯƠNG III- GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI CÔNG TY XNK XI MĂNG
3.1. Nhu cầu vốn của Công ty XNK xi măng trong thời gian tới
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty
3.1.1.1. Mục tiêu hoạt động của Công ty
trong những năm sắp tới
3.1.1.2. Phương hướng hoạt động của Công ty
3.1.1.3. Nhiệm vụ cụ thể năm 2003
3.1.2. Nhu cầu vốn của Công ty trong thời gian tới
3.2. Một số giải pháp tăng cường huy động vốn ở Công ty
3.2.1. Tăng vay vốn ngân hàng thông qua việc
sử dụng linh hoạt các hình thức tín dụng XNK
3.2.2. Phát hành trái phiếu Công ty
3.2.3. Cổ phần hoá doanh nghiệp
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Với Nhà nước
3.3.2. Với Tổng công ty
3.3.3. Với các ngân hàng
KẾT LUẬN
83 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Huy động vốn tại Công ty xuất nhập khẩu xi măng, trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác tổ chức kế toán làm trọng tâm, thường xuyên tổ chức phân tích hoạt động kinh tế để rút ra các bài học kinh nghiệm, biện pháp hoạt động kinh doanh nhằm khai thác, phát huy tiềm năng sẵn có, giảm chi phí lưu thông.
Với chức năng hoạt động trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, thông qua các nghiệp vụ nhập khẩu xi măng trực tiếp, Công ty đã xây dựng được mối quan hệ bạn hàng với gần 100 Công ty nước ngoài, trong đó có nhiều bạn hàng được xây dựng thành mối quan hệ hợp tác lâu dài, phần lớn là những nhà cung cấp thiết bị, dịch vụ kỹ thuật thiết bị toàn bộ như: Polysius (Đức), FLSmith (Đan Mạch), FCB (Pháp)… Các nhà sản xuất thiết bị chuyên dùng cho khai thác vận chuyển nguyên liệu như Volvo (Thuỵ Điển), Sumitomo (Nhật), CICA (Anh)… Các nhà cung cấp thiết bị điện như Siemens (Đức), ABB (Thuỵ Sĩ)… Cung cấp thiết bị chuyên dùng Radex, Didier… Các công ty tài chính, ngân hàng quốc tế lớn như Nishowai (Nhật), Societe (Pháp).
Thông qua việc thực hiện chức năng XNK cho các công trình, đội ngũ cán bộ của Công ty đã trưởng thành nhanh chóng trong các mặt nghiệp vụ, tham gia lập hồ sơ mời thầu, xét chọn thầu quốc tế, tổ chức nhập khẩu những hợp đồng lớn về thiết bị đồng bộ… Phân tích đánh giá thảo luận và thực hiện hợp đồng tín dụng quốc tế với các Công ty tài chính, ngân hàng lớn trên thế giới.
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Công ty đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể:
-Công ty bảo toàn, phát triển vốn và tài sản, bổ sung tích luỹ thêm cho vốn hoạt động trên 20 tỷ đồng.
-Nộp ngân sách 220 tỷ đồng.
-Lợi nhuận tổng cộng trong hơn 10 năm qua đạt trên 90 tỷ
-Tổng kim ngạch XNK trong 10 năm đạt trên 500 triệu USD. Việc làm và thu nhập của cán bộ công nhân viên luôn ở thế ổn định, từ năm 1995 đến nay thu nhập bình quân luôn đạt 1,2 tr đ/người/tháng.
w Chức năng và nhiệm vụ
Công ty XNK xi măng có các ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau: Nhập khẩu xi măng, clinker, tấm lợp và thiết bị phụ tùng vật tư cho ngành sản xuất xi măng.
Theo quyết định của Bộ xây dựng, Công ty có 7 nhiệm vụ và quyền hạn chính như sau:
-Thực hiện chức năng kinh tế đối ngoại của Tổng công ty xi măng.
-Nghiên cứu, điều tra, tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch XNK hàng năm và dài hạn nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu thụ của đơn vị trong Tổng Công ty xi măng.
-Tìm hiểu xu hướng phát triển ngành xi măng của các nước trên thế giới, khả năng hợp tác đầu tư với nước ngoài, khả năng nhập khẩu vật tư, phụ tùng, thiết bị lẻ chuyên ngành và khả năng xuất nhập khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới.
-Thu thập và phổ biến thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường giá cả thên thế giới cho các đơn vị thành viên trong Tổng công ty để tiếp cận với thị trường thế giới.
-Chịu trách nhiệm quản lý tập trung quĩ ngoại tệ của toàn Tổng công ty để thanh toán và sử dụng có hiệu quả theo kế hoạch đã được cấp trên phê duyệt. Tuân thủ đúng các chế độ chính sách về quản lý kinh tế tài chính, XNK và các quy chế giao dịch đối ngoại của Bộ, Nhà nước quy định.
Công ty được vay vốn tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng Việt Nam và nước ngoài, được phép huy động vốn của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo hướng dẫn chung của Nhà nước để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, phát triển ngành trên nguyên tắc tự chịu trách nhiệm, trang trải vốn vay.
-Thực hiện các cam kết trong hợp tác quốc tế thông qua hợp đồng thương mại. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước.
-Công ty thực hiện các nghiệp vụ kinh tế đối ngoại và kinh doanh XNK trực tiếp các mặt hàng đã được Bộ Ngoại thương nay là Bộ Thương mại thoả thuận tại công văn số 1387/HĐBT-TCCB ngày 12/5/1988.
Được trực tiếp quan hệ với tổ chức kinh tế và thương nhân nước ngoài để ký kết các hợp đồng kinh tế, tiến hành các hợp đồng mua bán, hợp tác đầu tư. Được cử cán bộ tham gia hội thảo, hội chợ. Được trao đổi thông tin kinh tế kỹ thuật của các ngành công nghiệp xi măng theo các quy định hiện hành của Bộ, Nhà nước và Luật quốc tế.
w Mặt hàng kinh doanh
Là Công ty xuất nhập khẩu nhưng hoạt động kinh doanh chủ yếu là nhập khẩu
Vật tư như: giấy Kraft, hạt nhựa PP để sản xuất vỏ bao xi măng, gạch chịu lửa, vữa chịu lửa để xây lò sản xuất xi măng, thạch cao để pha cùng phụ gia và clinker thành xi măng, sợi amiang để sản xuất tấm lợp.
Thiết bị, phụ tùng như: các loại thiết bị lẻ chuyên dùng trong dây chuyền sản xuất xi măng, các loại xe máy mỏ chuyên dùng như ủi, xúc, xe trọng tải lớn (R32)… và các loại phụ tùng thay thế trong dây chuyền sản xuất.
Thiết bị toàn bộ cho cả một nhà máy mới công suất 1,2 đến 1,4 tr tấn/năm, chủ yếu phục vụ cho việc đầu tư và phát triển ngành xi măng hoặc một phần thiết bị toàn bộ để cải tạo môi trường hoặc nâng cấp công suất của các Công ty xi măng.
w Thị trường kinh doanh
Xuất phát từ những mặt hàng kinh doanh trên, ta thấy Công ty XNK xi măng là Công ty chuyên ngành hoạt động XNK xi măng trên qui mô lớn, tập trung chuyên môn hoá phục vụ cho toàn ngành xi măng về công tác đầu tư phát triển ngành với doanh số kim ngạch XNK lớn. Vì vậy, có thể nói địa bàn hoạt động của Công ty trải dài trên phạm vi cả nước.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Công ty xuất nhập khẩu xi măng tuy mới thành lập được trên 10 năm nhưng các qui chế về tổ chức quản lý, điều hành kinh doanh về mọi mặt đều được quán triệt xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ được giao theo chế độ quản lý và pháp luật hiện hành. Căn cứ vào:
+ Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công tác xuất nhập khẩu xi măng;
+ Phương án tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty;
+ Các yêu cầu quản lý của Nhà nước;
cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, bao gồm: Ban giám đốc (một Giám đốc và hai Phó giám đốc), 4 phòng ban nghiệp vụ, 2 chi nhánh (1 tại Hải Phòng, 1 tại thành phố Hồ Chí Minh) chuyên làm nhiệm vụ giao nhận hàng. Đặc điểm cơ bản của cơ cấu này là mối quan hệ giữa các thành viên trong công ty được thực hiện theo một đường thẳng. Người thừa hành chỉ nhận và thi hành mệnh lệnh của người phụ trách cấp trên trực tiếp. Người phụ trách chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của những người dưới quyền mình.
Ưu điểm của mô hình này là nó tăng cường trách nhiệm cá nhân, tránh được tình trạng người thừa hành phải thi hành những chỉ thị khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau của người phụ trách.
Tuy nhiên, kiểu cơ cấu này có nhược điểm: Mỗi thủ trưởng phải có kiến thức toàn diện, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Mặt khác, nó không tận dụng và phát huy năng lực của các chuyên gia có trình độ cao về từng chức năng quản trị.
Cơ cấu quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ban giám đốc
Phòng Tổng
hợp
Phòng Kế toán tài
chính
Phòng Vật tư
xi măng
Phòng Thiết bị phụ tùng
Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh TP HCM
Sơ đồ 1: Cơ cấu quản lý của Công ty
Chức năng của từng phòng ban:
Giám đốc Công ty là người được Tổng giám đốc Tổng công ty xi măng Việt Nam uỷ nhiệm quyền điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty và phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tổng Công ty và chủ tịch hội đồng quản trị về việc quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn, về kết quả kinh doanh của Công ty. Ngoài việc phụ trách chung các mặt Giám đốc trực tiếp phụ trách lĩnh vực tổ chức cán bộ, tài chính kế toán và đầu tư phát triển ngành.
Hai phó giám đốc: một người phụ trách lĩnh vực nhập khẩu, thiết bị lẻ, phụ tùng thay thế cho các Công ty và công tác nội chính; một người phụ trách nhập khẩu vật tư và xuất khẩu xi măng.
Phòng Tổng hợp: giúp việc ban giám đốc về các mặt kế hoạch kinh doanh, tổ chức hành chính, lao động tiền lương, hợp đồng nội với các công ty xi măng.
Phòng Vật tư xi măng: giúp việc ban giám đốc về các mặt nhập khẩu giấy Kraft, hạt nhựa PP, gạch chịu lửa, thạch cao… clinker và xi măng (khi Tổng công ty giao nhiệm vụ nhập khẩu xi măng, clinker để cân đối cung cầu, bình ổn giá cả thị trường).
Phòng thiết bị phụ tùng: giúp việc ban giám đốc về các mặt nhập khẩu phụ tùng thay thế, thiết bị lẻ cho các Công ty xi măng, nhập khẩu các dây chuyền, thiết bị toàn bộ để xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng dây chuyền sản xuất hiện đại, phục vụ mục tiêu đầu tư, phát triển ngành xi măng.
Phòng kế toán tài chính: giúp việc ban giám đốc về các mặt quản lý, sử dụng vốn kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế, tổ chức hạch toán đảm bảo chính xác, kịp thời mọi hoạt động kinh tế phát sinh, đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính theo đúng chế độ Nhà nước quy định.
2.1.3. Đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
2.1.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
Trong điều kiện hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng quan hệ hợp tác giữa các nước, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, ngày càng phát triển. Đại bộ phận các doanh nghiệp, công ty hiện nay, dù là trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến giao dịch ngoại thương. Tuy nhiên, không như buôn bán trong nước, buôn bán giữa các doanh nghiệp thuộc các nước khác nhau có nhiều điểm phức tạp hơn do việc giao dịch chỉ được thực hiện trên cơ sở lựa chọn trên một thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm một tỷ trọng lớn, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ mạnh, hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới các quốc gia khác nhau, phải tuân theo những thông lệ quốc tế cũng như pháp luật của bản thân mỗi quốc gia…
Là một doanh nghiệp thương mại hoạt động trên lĩnh vực ngoại thương, Công ty Xuất nhập khẩu xi măng (thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam) tất nhiên cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố trên.
Như trên đã phân tích, tuy là một Công ty XNK nhưng hoạt động kinh doanh chủ yếu của VINACIMEX là nhập khẩu. Và một đặc điểm nổi bật của Công ty là thực hiện nhập khẩu hàng hoá dựa trên nhu cầu của các Công ty trong ngành dưới hai hình thức là uỷ thác và trực tiếp.
ỉ Hoạt động nhập khẩu uỷ thác là hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty XNK xi măng. Mỗi thương vụ Nhập khẩu đều được tiến hành có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng thiết bị và phòng kế toán hoặc giữa phòng kế toán và phòng vật tư. Sở dĩ có sự phân chia như vậy vì Công ty thực hiện nhập khẩu hầu hết các mặt hàng phục vụ các công ty trong ngành. Nếu là nhâp khẩu thiết bị phục vụ sản xuất xi măng như: dây chuyền sản xuất, phụ tùng thay thế, xi tải… thì việc lập ra hợp đồng thuộc phòng thiết bị. Nếu là nhập khẩu vật tư như: gạch chịu lửa, vữa chịu lửa, clinker… thì việc lập hợp đồng chịu trách nhiệm của phòng vật tư.
Là một Công ty chuyên thực hiện việc nhập khẩu các thiết bị vật tư đặc thù của ngành nên ngay từ đầu năm bao giờ Công ty cũng sẽ ký kết hợp đồng nội (HĐ uỷ thác) với các đơn vị thành viên (các đơn vị trong ngành uỷ thác nhập khẩu cho Công ty) nhập khẩu những mặt hàng cần thiết. Ngay sau khi ký xong hợp đồng nội, Công ty XNK xi măng sẽ bắt tay tiến hành việc nhập khẩu cho các đơn vị trong ngành trong suốt cả năm.
Theo phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (mở L/C- phương thức chủ yếu áp dụng tại Công ty), khi phòng Thiết bị hoặc phòng Vật tư xi măng lập bộ chứng từ xin mở L/C phải chuyển cho phòng Kế toán để giao dịch với ngân hàng (tiến hành mua ngoại tệ). Việc giao dịch với ngân hàng thông thường Công ty phải ký quỹ từ 10%, 20%- 50% trị giá lô hàng.
Khi nhận được thông báo hàng về đến cảng, sân bay… cán bộ của Công ty tại các chi nhánh Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh (nếu tại cảng 2 thành phố này) sẽ là người trực tiếp ra nhận hàng và mang bộ chứng từ hợp lệ hoặc tờ bảo lãnh (nếu bộ chứng từ chưa về) ra cảng, sân bay… để làm thủ tục hải quan cần thiết. Lúc này, chứng từ làm căn cứ nhận hàng là tờ khai hải quan, thông báo thuế Nhâp khẩu, thuế VAT hàng nhập khẩu.
Mọi thủ tục về thuế, tờ khai hải quan liên quan đến nhập khẩu sẽ do Công ty trực tiếp thanh toán. Sau khi hàng đã được bên giao uỷ thác tiếp nhận, căn cứ vào biên bản giao nhận hàng, Công ty phát hành hoá đơn tiền hàng và hợp đồng chi phí chi hộ cho đơn vị giao uỷ thác. Đơn vị giao uỷ thác phải có nghĩa vụ trả tiền cho Công ty đồng thời phải trả thêm một khoản tiền ngoài trị giá tiền hàng gọi là hoa hồng ủy thác.
Để đảm bảo quyền lợi của Công ty trong quá trình nhập khẩu uỷ thác thông thường bên giao uỷ thác phải ứng trước tiền hàng cho lô hàng nhập (thường là đúng bằng khoản ký quỹ của Công ty để mở L/C) và các chứng từ liên quan sẽ được trao trả khi họ thanh toán đủ tiền hàng.
ỉ Nhập khẩu trực tiếp
Khác với các công ty xuất nhập khẩu khác, Công ty XNK xi măng chuyên nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất trong ngành. Vì vậy, đầu năm Công ty luôn nắm bắt được nhu cầu về vật tư, thiết bị cần thiết của các đơn vị thành viên. Tuy nhiên, những đơn vị có nhu cầu nhập khẩu đôi khi cũng có nhiều sự lựa chọn (có nhiều công ty XNK khác có thể cung cấp cho họ mặt hàng họ cần). Khi đó, công ty này sẽ mở một đợt thầu để tìm ra một nhà thầu thích hợp nhất.
Ta nhận thấy thực chất việc nhập khẩu trực tiếp của Công ty cũng là dựa vào nhu cầu của các đơn vị trong ngành. Công ty chỉ bắt đầu nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp khi trúng thầu và biết chắc mình có lãi. Ngay khi trúng thầu Công ty sẽ ký ngay hợp đồng với đơn vị cần nhập khẩu và bắt đầu xúc tiến thực hiện hợp đồng này. Trình tự của việc nhập khẩu trực tiếp của Công ty diễn ra như sau:
(1) Khi biết được công ty bạn cần nhập khẩu vật tư, thiết bị nào đó trong năm, Công ty sẽ mở một đợt thầu với các nhà cung cấp nước ngoài rồi chọn một nhà cung cấp thích hợp. Nhà cung cấp này sẽ gửi cho Công ty XNK một hợp đồng bao gồm các điều khoản và chi tiết từng mặt hàng Công ty cần.
(2) Nhận được bản hợp đồng này, phòng nghiệp vụ và kế toán sẽ lên phương án giá các mặt hàng đó gồm chọn gói các chi phí cả bằng nội tệ và ngoại tệ. Sau đó in thành một bảng giá hoàn chỉnh chuyển cho phòng nghiệp vụ đi bỏ thầu. Nếu đơn vị bạn thấy giá của Công ty phải chăng và hàng hoá đạt chất lượng sẽ ký hợp đồng mua lô hàng này. Khi đó Công ty tiến hành nhập khẩu.
(3)Phòng nghiệp vụ làm hợp đồng mở L/C chuyển cho phòng kế toán để giao dịch với ngân hàng. Tuy nhiên, nếu giữa Công ty và nhà cung cấp đã có quá trình hợp tác lâu dài thì thường sử dụng phương pháp thanh toán TT (Telegraphic Tranfer) mà không cần mở L/C.
(4)Khi nhận được thông báo hàng về đến cảng, sân bay, cán bộ tại các chi nhánh trực tiếp ra nhận hàng và làm các thủ tục hải quan cần thiết. Sau đó sẽ giao thẳng cho khách hàng ngay tại cảng hay chuyển đến tận kho của khách.
(5)Khi giao thẳng cho khách (có biên bản giao nhận), Công ty lập hoá đơn VAT bao gồm 3 liên: liên đỏ giao cho khách hàng, liên xanh để luân chuyển, liên đen lưu lại trên hoá đơn.
(6)Sau khi nhận được thông báo thuế, phụ thu của cơ quan thuế, Công ty phải xác định số tiền thuế nhập khẩu, thuế VAT hàng nhập khẩu và có nghĩa vụ phải thanh toán. Thời hạn thanh toán của các thông báo này là 30 ngày. Nếu quá thời hạn quy định mà Công ty không nộp thuế, phụ thu sẽ bị phạt chậm nộp bằng 1% số thuế, phụ thu chậm nộp.
Căn cứ vào thông báo thuế, kế toán viết “uỷ nhiệm chi” để nhờ ngân hàng thanh toán thuế.
Sau khi ngân hàng trả tiền thuế hộ, căn cứ vào “uỷ nhiệm chi”, Công ty sẽ nhận được sổ phụ thu ngân hàng (giấy báo nợ) và biên lai thuế nhập khẩu, thuế VAT hàng nhập khẩu, đồng thời kết thúc nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp.
Có thể nói VINACIMEX mang những đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh XNK và với những đặc trưng riêng có, Công ty đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức, và để đạt được kết quả cao trong kinh doanh, giành được ưu thế cạnh tranh trên thị trường cả trong và ngoài nước đòi hỏi phải có sự năng động trong quản lý, sự đầu tư đúng mức vào nhân tố con người và hệ thống cung ứng sản phẩm hoàn hảo. Tất cả những điều này gắn với một vấn đề hết sức quan trọng: đó là việc kết hợp một cách nhịp nhàng uyển chuyển các giải pháp phù trợ về tài chính, hay nói một cách khác là khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong mọi tình huống phức tạp của thị trường. Do đó, huy động vốn là vấn đề hết sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty.
2.1.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
ôTình hình hoạt động kinh doanh nói chung
Theo bảng 1 ta thấy, trong ba năm qua tình hình kinh doanh của Công ty tương đối tốt. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2001 và năm 2002 đều tăng so với năm 2000. Điều này thể hiện xu hướng hoạt động của Công ty với những dấu hiệu khả quan. Mặc dù năm 2002 kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty thấp hơn năm 2001. Nguyên nhân có thể là do trong năm 2002 Công ty không thực hiện được kế hoạch xuất khẩu 3000 tấn xi măng. Việc này có nhiều lý do thuộc về môi trường kinh doanh. Tình hình xi măng ở Việt Nam vẫn luôn trong tình trạng cung lớn hơn cầu. Vì thế nên chưa có sự quan tâm tạo dựng cơ chế chính sách, cơ sở vật chất cho xuất khẩu xi măng. Thêm vào đó, xi măng của ta cũng gặp sự cạnh tranh gay gắt của xi măng Thái Lan tại thị trường Lào…
Khả năng vươn lên thích ứng với thị trường của Công ty không chỉ được thể hiện ở những con số. Với chức năng hoạt động trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại thông qua các nhiệm vụ xuất nhập khẩu trực tiếp, Công ty đã xây dựng được mối quan hệ bạn hàng với gần 100 công ty nước ngoài, trong đó có nhiều bạn hàng được xây dựng thành mối quan hệ hợp tác lâu dài, phần lớn là những nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ kỹ thuật cho các dây chuyền thiết bị toàn bộ như: FLSmidth (Đan Mạch), Polysius (CHLB Đức), Technip CLE, FCB (CH Pháp)… Các nhà sản xuất thiết bị chuyên dùng cho khai thác, vận chuyển nguyên liệu như: Volvo, Atlat Copco (Thuỵ Điển), Komatsu, Sumitomo (Nhật Bản), CICA (Anh). Các nhà cung cấp thiết bị điện Siemens (Đức), ABB (Thuỵ Sĩ), cung cấp vật tư chuyên dùng như Refratechnik, Radex, Didier, các Công ty tài chính và ngân hàng quốc tế lớn như Marubeni, Nisho Iwai (Nhật Bản), Societ General (Pháp),…
Bên cạnh các nhà cung cấp chính, Công ty đã tìm tòi phát hiện xây dựng quan hệ với các nhà sản xuất cung cấp thiết bị phụ tùng chuyên dùng với mục tiêu quan hệ trực tiếp mua bán phụ tùng thiết bị, vật tư từ các nhà sản xuất, nhằm đảm bảo chất lượng vật tư phụ tùng đúng chất lượng, đúng nguồn gốc xuất xứ và giảm các chi phí dịch vụ trung gian.
Thông qua việc xây dựng mối quan hệ bạn hàng truyền thống trên tinh thần hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, Công ty Xuất nhập khẩu xi măng đã giành được sự tín nhiệm tin tưởng của các bạn hàng nước ngoài. Khi có nhu cầu đột xuất về phụ tùng thay thế, chuyên gia kỹ thuật sang giải quyết khẩn để duy trì, ổn định sản xuất, các khách hàng đều đáp ứng với tiến độ nhanh nhất.
Qua các nguồn thông tin khoa học kỹ thuật, Công ty đã giới thiệu và cung cấp cho các đơn vị trong ngành nhiều loại thiết bị mới có hiệu quả sử dụng cao, nâng cao độ an toàn ổn định trong sản xuất như máy bắn mìn Nobel (Thuỵ Điển), thiết bị làm vệ sinh Silo (của Standard Industry), thiết bị kiểm tra vết nứt, mối hàn bằng siêu âm, thiết bị gia công đầu nối ống cao áp…
Doanh thu của Công ty năm sau luôn cao hơn năm trước. Từ 74.373.872.822 đồng năm 2000 lên 78.235.232.626 đồng năm 2001 và tăng đột biến vào năm 2002 (244.011.867.307 đồng), trong đó riêng doanh thu từ bán Clinker nhập khẩu là 126.058.982.000 đồng (chiếm hơn 50%).
Tuy nhiên tổng lợi nhuận năm 2001 và năm 2002 đều thấp hơn năm 2000. Điều này xuất phát từ nguyên nhân của doanh thu tăng qua các năm là do nhu cầu thiết bị, vật tư của các công ty trong ngành xi măng trong nước tăng đòi hỏi Công ty xuất nhập khẩu xi măng phải nhập khẩu nhiều lên, vì thế mà đồng thời với doanh thu tăng là chi phí mua hàng nhập khẩu tăng, thậm chí còn tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu, khiến cho tổng lợi nhuận giảm.
ôTình hình tài chính
Nghiên cứu bảng cân đối kế toán sơ lược của Công ty trong ba năm ta có thể đánh gía một cách khái quát về tình hình tài chính của Công ty như sau:
Tổng tài sản của Công ty cao nhất vào năm 2000 với số tiền 132.763.120.592 đồng và thấp nhất vào năm 2001 với số tiền 105.034.934.974 đồng.
Điều này hoàn toàn phù hợp với quy mô tổng lợi nhuận của các năm. Xét chiều hướng phát triển theo thời gian thì năm 2001 tổng tài sản của Công ty giảm so với năm 2000, chỉ bằng 79,11 % , song đến năm 2002 tổng tài sản của Công ty lại tăng lên đáng kể, đạt 117.559.409.675 đồng, bằng 111,92% so với năm 2001.
Nguồn vốn của Công ty cũng có những thay đổi tương tự. Điều này chứng tỏ quy mô tài sản và nguồn vốn của Công ty có chiều hướng tăng lên, đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh và đạt mục tiêu tăng trưởng, phát triển.
ôHiệu quả sản xuất kinh doanh
Để đánh gía hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong ba năm vừa qua chúng ta sẽ xem xét các chỉ tiêu sau:
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong 100 đồng doanh thu và được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho doanh thu tiêu thụ.
Theo bảng 2 ta thấy doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của Công ty giảm đều qua các năm. Năm 2000 là 4,80% tức là cứ 100 đồng doanh thu thì có 4,08 đồng tiền lãi. Năm 2001 con số này là 3,71 % (chỉ bằng 77,29% năm 2000) tức là cứ 100 đồng doanh thu thì có 3,71 đồng tiền lãi. Đến năm 2002 thì doanh lợi tiêu thụ sản phẩm chỉ còn 1,26% (chỉ bằng 77,29% năm 2001) tức là cứ 100 đồng doanh thu thì chỉ có 1,26 đồng tiền lãi. Quan sát bảng 2 ta có thể thấy nguyên nhân. Đối với năm 2001 trong khi lợi nhuận sau thuế đã giảm chỉ còn bằng 85,67% so với năm 2000 thì doanh thu tiêu thụ lại tăng tới 105,19% so với năm 2000. Còn đối với năm 2002, mặc dù lợi nhuận sau thuế có tăng chút ít bằng 100,43% năm 2001 nhưng doanh thu tiêu thụ lại tăng mạnh ở mức cao nhất từ trước đến nay, bằng tới 311,89% năm 2001.
Doanh lợi vốn (hay còn gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư) được tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản có của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Doanh lợi vốn của Công ty năm 2000 là 2,69% tức là cứ 100 đồng tài sản thì có 2,69 đồng lợi nhuận. Năm 2001 là năm có doanh lợi vốn cao nhất, 2,91%, tức là cứ 100 đồng tài sản thì có 2,91 đồng lợi nhuận. Điều này là do mức giảm lợi nhuận sau thuế của Công ty năm này thấp hơn mức giảm tổng tài sản có. Còn năm 2002 doanh lợi vốn của Công ty đạt thấp nhất (2,63%) lại là do tổng tài sản có tăng nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế.
Tình hình trên đòi hỏi Công ty cần năng động hơn nữa trong việc khai thác các nguồn hàng mới, tìm kiếm các thị trường mới để tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Như vậy, thông qua phân tích một cách sơ lược các chỉ tiêu cơ bản, chúng ta có thể thấy rằng tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm là tương đối tốt. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại một vài vấn đề còn chưa thật hoàn chỉnh mà Công ty cần phải xem xét và tìm phương án giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo.
Bảng 1. Tình hình hoạt động kinh doanh nói chung
STT
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Kim ngạch XNK (USD)
11.652.370
59.190.154,86
23.581.395,98
2
Doanh thu (VNĐ)
74.373.872.822
78.235.232.626
244.011.867.307
3
Tổng tài sản (VNĐ)
132.763.120.592
105.034.934.974
117.559.409.675
4
Tổng lợi nhuận (VNĐ)
4.960.998.353
3.875.213.975
4.402.296.223
Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
So sánh (%)
01/00
02/01
(1) Lợi nhuận sau thuế (Đ)
3.571.878.880
3.059.872.248
3.073.086.855
85,67
100,43
(2) Doanh thu tiêu thụ (Đ)
74.373.872.822
78.235.232.626
244.011.867.307
105,19
311,89
(3) Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = (1)/(2) (%)
4,80
3,71
1,26
77,29
33,96
Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 3. Doanh lợi vốn
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
So sánh (%)
01/00
02/01
(1) Lợi nhuận sau thuế (đồng)
3.571.878.880
3.059.872.248
3.073.086.855
85,67
100,43
(2) Tổng tài sản Có (đồng)
132.763.120.592
105.034.934.974
117.559.409.675
79,11
111,92
(3) Doanh lợi vốn = (1)/(2) (%)
2,69
2,91
2,63
108,18
90,38
Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 4. Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
NVCSH
Gồm:
57.260.893.960
43,13
59.340.368.349
56,49
60.758.940.452
51,68
1. NV NSNN cấp
45.315.490.537
34,13
45.315.490.537
43,14
45.315.490.537
38,55
2. NV tự bổ sung
11.945.403.423
9
14.024.877.812
13,35
15.443.449.915
13,13
Tổng cộng NV
132.763.120.592
100
105.034.934.974
100
117.559.409.675
100
Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 5. Tình hình nguồn vốn tín dụng thương mại
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng(%)
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng(%)
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng(%)
NV TDTM
Gồm:
46.040.230.924
34,68
32.317.620.458
30,77
38.548.073.268
32,79
(1) Phải trả người bán
18.665.640.202
14,06
10.671.528.395
10,16
9.344.402.518
7,95
(2) Người mua ứng trước
27.374.590.722
20,62
21.646.092.063
20,61
29.203.670.750
24,84
Tổng cộng nguồn vốn
132.763.120.592
100
105.034.934.974
100
117.559.409.675
100
Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 8. Ngân quỹ của Công ty
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0148.doc