- Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đang đứng trước một áp lực lớn trong đào tạo kiến thức chuyên môn và quản lý kinh tế - quản trị kinh doanh đạt trình độ khu vực và thế giới, sau khi Việt Nam gia nhập WTO;
- Mặc dù có những bước phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây nhưng trường vẫn phần nào chưa đáp ứng kịp nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đặc biệt là các tỉnh, thành phía Nam;
- Các trường đại học, các viện, các trung tâm nghiên cứu trong nước và quốc tế mới được thành lập và sẽ được thành lập trong thời gian tới là thách thức cạnh tranh lớn của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
- Xu hướng toàn cầu hóa đòi hỏi trường phải đa dạng hóa loại hình và nâng cao chất lượng đào tạo để có thể hòa nhập trong cộng đồng thế giới. Sản phẩm đào tạo của trường phải được công nhận ở nước khác. Đây là thách thức rất lớn của trường, đòi hỏi phải làm thế nào để hiện đại hóa công tác giáo dục đại học;
- Trường phải tự chủ toàn diện, do đó trường sẽ gặp khó khăn về đảm bảo tài chính trong quá trình phát triển trường;
- Với nền kinh tế thị trường đang phát triển, việc cán bộ công chức chuyển sang làm việc cho các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp với mức thu nhập cao hơn cũng là một vấn đề đáng quan ngại của trường trong hiện tại và tương lai.
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2497 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch chiến lược phát triển trường đại học kinh tế Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y và có dây), 15 phòng lắp đặt máy lạnh sử dụng cho các lớp sau đại học, hội thảo. Hệ thống điều khiển, kiểm tra quản lý các phòng học như âm thanh, điện, quạt... mỗi cơ sở (kể cả cơ sở thuê ngoài) đều thiết lập 01 phòng máy âm thanh có chức năng theo dõi, điều chỉnh âm thanh từng phòng học; theo dõi việc chấp hành thời gian và ghi âm bài giảng của giảng viên mà không cần phải đến từng phòng học để kiểm tra… Các phương tiện nghe nhìn được trang bị tương đối đầy đủ cho các phòng học. Trường có 07 phòng học tin học với 424 máy, công suất 848 sinh viên cho 1 ca học, 03 phòng thực hành ngoại ngữ với hệ thống LAB chuyên dùng theo tiêu chuẩn EU đủ khả năng thực hành cho cả các lớp chuyên ngữ. Trường bố trí hai cơ sở cho Thư viện, đáp ứng cơ bản điều kiện phòng máy lạnh, máy vi tính, sách báo tài liệu…cho nhân viên thư viện làm việc và người đọc (Bảng 23). Ngoài ra ở một số khoa có thư viện chuyên ngành riêng như Khoa Kinh tế phát triển, Khoa Thương mại - Du lịch, Khoa Quản trị kinh doanh…
Hệ thống mạng máy vi tính của trường hiện nay được kết nối từ cơ sở A đến các cơ sở B, C, D, E, H đảm bảo việc trao đổi thông tin, dữ liệu trong mạng intranet của trường. Do hiện nay nhu cầu trao đổi dữ liệu ở các cơ sở của trường chưa nhiều nên hệ thống đường truyền hiện hữu vẫn đảm bảo được cho tất cả các máy làm việc của trường (khoảng 400 máy) online cùng lúc.
Trong thời gian tới, việc sử dụng hệ thống phần mềm quản lý, việc luân chuyển trao đổi thông tin sẽ nhiều hơn nên cần phải mở rộng băng thông, nâng tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn cho hệ thống và thiết bị mạng.
4.6. Về nguồn lực tài chính và hoạt động tài chính
Từ năm 2001-2006, kinh phí hoạt động của trường được hình thành từ hai nguồn: ngân sách Nhà nước cấp và từ các hoạt động sự nghiệp (Bảng 24). Nguồn kinh phí đào tạo cấp từ ngân sách chiếm khoảng 22% trong tổng nguồn thu của trường. Nguồn kinh phí từ các hoạt động sự nghiệp chiếm khoảng 78% tổng nguồn thu, nguồn thu này tăng dần qua các năm do trường cố gắng quản lý tập trung mọi nguồn thu về một đầu mối, trong đó, nguồn thu từ học phí chiếm tỷ trọng chủ yếu (khoảng 70%), tuy nhiên nguồn thu từ học phí bị giới hạn do quy định về mức thu học phí và quy mô đào tạo, nguồn thu từ các hoạt động lao động sản xuất, NCKH chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Trường đã quản lý tốt các nguồn quỹ, đảm bảo chi kịp thời, đúng chế độ không để xảy ra tiêu cực, mất mát. Các khoản thu đều vượt kế hoạch, các khoản chi đảm bảo chấp hành theo Luật Ngân sách, theo dự toán được Bộ Giáo dục và Đào tạo xét duyệt và theo sự kiểm soát của Kho bạc. Công tác chi tuân thủ đúng quy định về tài chính của Nhà nước và những mục tiêu tài chính do hội nghị cán bộ, công chức đề ra.
5. Phân tích mạnh, yếu, cơ hội và thách thức
5.1. Điểm mạnh
- Lịch sử truyền thống 30 năm xây dựng và phát triển của trường đã tạo dựng được uy tín và vị thế trong xã hội;
- Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm gắn bó với trường. Đội ngũ giảng viên có học vị cao, tâm huyết với nghề dạy học, nhiều người có kinh nghiệm trong thực tiễn, có uy tín khoa học, nhiều giảng viên là một trong những người đầu ngành ở Việt Nam. Đội ngũ cán bộ trẻ tích cực, năng động, ham học hỏi và thường xuyên được nâng cao trình độ;
- Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là trường công lập có giá trị văn bằng cao. Văn bằng, chứng chỉ của trường được xã hội kiểm nghiệm và thừa nhận. Thương hiệu Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã được khẳng định trong xã hội;
- Đã xây dựng và thực hiện có hiệu quả những biện phápiêu, năng nổ g dạy trẻ, về đổi mới đào tạo và quản lý đào tạo. Hệ thống chương trình đào tạo cho tất cả các ngành, các hệ, các bậc được thực hiện đồng bộ;
- Mối liên hệ của trường với các tổ chức, doanh nghiệp được thiết lập, đã đem lại chất lượng và hiệu quả, đồng thời giúp cho trường nhanh chóng nắm bắt được những yêu cầu của thực tế nhằm hoàn chỉnh chương trình đào tạo;
- Công tác NCKH của trường phát triển mạnh trong thời gian qua. Hoạt động HTQT đa dạng và phong phú đã đáp ứng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ;
- Đội ngũ của trường có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ khá cao (trên 60%).
5.2. Điểm yếu
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện giảng dạy, học tập của trường chưa đáp ứng và chưa theo kịp với sự phát triển của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Thiếu phòng làm việc cho giảng viên, chưa có nhiều phòng học đa phương tiện và chuyên dùng. Số m2/sinh viên còn thấp so với quy định chung;
- Chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, chưa có nhiều mô hình mô phỏng để gắn lý luận với thực tiễn. Số lượng các môn học để người học tự chọn còn ít; một số môn còn thiếu tài liệu, giáo trình;
- Cơ cấu đào tạo theo chuyên ngành còn bất cập, có sự trùng lặp trong đào tạo một số chuyên ngành, một số chuyên ngành tỷ lệ giảng viên trên sinh viên còn cao;
- NCKH và tư vấn phát triển chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của trường. Còn quá ít việc trao đổi cán bộ khoa học với các nước tiên tiến. Đóng góp từ NCKH và tư vấn vào nguồn thu của trường chưa cao;
- Hệ thống quản lý hành chính mặc dù có cải tiến nhưng vẫn còn phải tiếp tục để đáp ứng tốt yêu cầu của sự phát triển trường trong những năm tới;
- Công tác phân tích, dự báo về nhu cầu xã hội và địa phương chưa cao.
5.3. Cơ hội
- Trường được sự ủng hộ của lãnh đạo Bộ, thành phố và các địa phương, được xã hội tín nhiệm trong hoạt động đào tạo và NCKH;
- Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế sau khi đất nước hội nhập nền kinh tế thế giới, những chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển giáo dục đại học… tạo ra nhiều cơ hội tốt cho trường phát triển;
- Trường đóng trên địa bàn dân cư lớn và kinh tế năng động bậc nhất đất nước, do đó nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học chuyên ngành kinh tế - quản trị kinh doanh còn rất lớn;
- Chính phủ và Bộ có sự phân cấp quản lý theo hướng nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học trọng điểm quốc gia;
- Quá trình thực hiện tốt công tác hợp tác quốc tế từ trước đến nay, đã tạo được uy tín của trường đối với các cơ quan, tổ chức, viện, trường trên thế giới. Kết quả này có ý nghĩa rất lớn cho việc mở rộng quan hệ quốc tế sau này;
- Cơ sở vật chất của trường chắc chắn sẽ được tăng cường và trang bị hiện đại trong thời gian sắp tới;
- Trường có nhiều cựu sinh viên hiện đang giữ chức vụ cao trong các cơ quan quản lý nhà nước, nhiều cựu sinh viên là những doanh nhân thành đạt; luôn sẵn sàng hỗ trợ trường phát triển.
5.4. Thách thức
- Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đang đứng trước một áp lực lớn trong đào tạo kiến thức chuyên môn và quản lý kinh tế - quản trị kinh doanh đạt trình độ khu vực và thế giới, sau khi Việt Nam gia nhập WTO;
- Mặc dù có những bước phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây nhưng trường vẫn phần nào chưa đáp ứng kịp nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đặc biệt là các tỉnh, thành phía Nam;
- Các trường đại học, các viện, các trung tâm nghiên cứu trong nước và quốc tế mới được thành lập và sẽ được thành lập trong thời gian tới là thách thức cạnh tranh lớn của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
- Xu hướng toàn cầu hóa đòi hỏi trường phải đa dạng hóa loại hình và nâng cao chất lượng đào tạo để có thể hòa nhập trong cộng đồng thế giới. Sản phẩm đào tạo của trường phải được công nhận ở nước khác. Đây là thách thức rất lớn của trường, đòi hỏi phải làm thế nào để hiện đại hóa công tác giáo dục đại học;
- Trường phải tự chủ toàn diện, do đó trường sẽ gặp khó khăn về đảm bảo tài chính trong quá trình phát triển trường;
- Với nền kinh tế thị trường đang phát triển, việc cán bộ công chức chuyển sang làm việc cho các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp với mức thu nhập cao hơn cũng là một vấn đề đáng quan ngại của trường trong hiện tại và tương lai.
6. Phân tích các vấn đề chiến lược phát triển trường
Với sứ mạng cung cấp cho người học các chương trình đào tạo chất lượng cao về khoa học kinh tế - quản trị kinh doanh; đồng thời chuyển giao những kết quả NCKH vào thực tiễn, trong giai đoạn 2006-2020, trường cần tập trung các vấn đề chiến lược sau đây:
- Trước tiên, trường tiếp tục mọi nguồn lực để cải tiến nội dung giáo trình, tài liệu tham khảo, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, tạo điều kiện cho sinh viên có thể áp dụng phương pháp học chủ động, mang lại kết quả cao trong hoạt động đào tạo. Mở rộng các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài, đạt tới chất lượng cao với chi phí phù hợp. Chú trọng chất lượng đào tạo hệ đại học chính quy và sau đại học. Áp dụng và dần hoàn thiện học chế tín chỉ cho tất cả các bậc, hệ đào tạo theo lộ trình thích hợp;
- Tăng cường công tác NCKH, gắn NCKH với phục vụ đào tạo và dịch vụ xã hội. Tăng dần tỷ trọng nguồn thu từ các hoạt động NCKH, sản xuất và dịch vụ;
- Tăng cường năng lực của đội ngũ giảng dạy và quản lý, phục vụ với chuyên môn cao, đạo đức tốt, gắn bó với trường. Thường xuyên tăng cường chất lượng đội ngũ qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tham quan, liên kết đào tạo...;
- Có điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động giảng dạy, học tập, NCKH, phát huy cao nhất năng lực của đội ngũ, chú trọng đặc biệt đến hệ thống quản lý theo tín chỉ, vận hành bộ máy hoạt động chung của toàn trường với yêu cầu ngày càng cao;
- Đẩy mạnh HTQT phục vụ cho đào tạo, NCKH và phát triển đội ngũ.
Trong các vấn đề nêu trên, lĩnh vực đào tạo và NCKH cần đặt ưu tiên hàng đầu, để tương xứng với tầm vóc của một trường đại học trọng điểm quốc gia và để đảm bảo năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
Dĩ nhiên, trong thực hiện một số vấn đề chiến lược của trường trên một số lĩnh vực cụ thể, có thể nảy sinh nhiều vấn đề phải giải quyết như:
- Chuyển sang học chế tín chỉ, thì việc quản lý sinh viên, điều hành công tác giảng dạy sẽ phải tăng cường và đổi mới. Cách quản lý cũ với nhiều đơn vị quản lý đào tạo trong trường sẽ phải điều chỉnh cho phù hợp trong giai đoạn 2011-2020;
- Khi tiếp cận và tăng cường các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài, một bộ phận rất lớn trong đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý, phục vụ sẽ có điều kiện tham gia, học tập phương pháp giảng mới, tiếp cận cách xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao. Tuy nhiên, sẽ có một bộ phận ngại thay đổi, không theo kịp sự hội nhập, cần có chính sách hỗ trợ kịp thời của trường.
ÿ
Phần III
MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP
1. Mục tiêu chiến lược
1.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung là xây dựng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trở thành trường đại học có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo, NCKH và tư vấn khoa học kinh tế - quản trị kinh doanh ở Việt Nam và khu vực châu Á; xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý có chuyên môn cao, có năng lực NCKH; đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ mọi hoạt động của trường; các chương trình đào tạo bắt kịp trình độ giáo dục đại học trong khu vực và tiếp cận xu thế phát triển giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao và thích ứng hội nhập toàn cầu.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo cho người học được học tập kiến thức chuyên môn hiện đại; được ứng dụng khoa học - công nghệ cao; được rèn luyện kỹ năng và trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
- Phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lý, đặc biệt tăng dần quy mô và chất lượng đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Tích cực sử dụng công nghệ thông tin - truyền thông và áp dụng các công cụ dạy học hiện đại trong quá trình dạy và học;
- Phát triển nhiều chương trình đào tạo theo chương trình tiên tiến của các trường đại học tiên tiến trên thế giới; kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo tiến tới kiểm định chất lượng trường theo tiêu chuẩn kiểm định quốc tế;
- Thực hiện triệt để phương pháp giảng dạy tích cực với phương châm “dạy cách học, phát huy tính chủ động của người học”. Từng bước hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy và quốc tế hóa chương trình đào tạo;
- Đẩy mạnh NCKH, gắn kết NCKH với đào tạo và phục vụ xã hội. Tăng cường nguồn thu từ các hoạt động khoa học, sản xuất và dịch vụ;
- Tăng cường HTQT để hỗ trợ hoạt động đào tạo, chuyển giao khoa học - công nghệ, khai thác tối đa các lợi ích từ HTQT để phục vụ xã hội;
- Thực hiện kiểm định chất lượng trường đại học và các giải pháp cụ thể để bảo đảm chất lượng đào tạo của trường;
- Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến;
- Tin học hóa công tác quản lý hành chính, đáp ứng yêu cầu chính quy, hiện đại, tiết kiệm kinh phí và lao động;
- Xúc tiến nhanh các dự án xây dựng trường theo chuẩn một trường đại học ngang tầm với các trường đại học trong khu vực và thế giới.
2. Chiến lược phát triển đào tạo
2.1. Mục tiêu phát triển đào tạo
Chất lượng đào tạo cao, thể hiện rõ giá trị của trường là mục tiêu chung trong chiến lược phát triển đào tạo của trường suốt giai đoạn 2006-2020.
2.2. Chỉ tiêu phát triển đào tạo
§ Loại hình, cấp đào tạo
Trường duy trì các cấp đào tạo đại học, cao học, nghiên cứu sinh, trong đó có loại hình đạo tạo chính quy và không chính quy. Trong giai đoạn 2006-2010, tồn tại hai loại hình đào tạo đại học chính quy và không chính quy; tiến tới giai đoạn 2010-2015 chỉ một chuẩn, một loại văn bằng cho bậc đào tạo đại học.
§ Quy mô đào tạo
Chủ trương của trường là giữ vững quy mô đào tạo đại học chính quy ở mức ổn định như hiện nay. Chú trọng tăng cường đào tạo trình độ sau đại học với chất lượng cao, đồng thời trường cũng đáp ứng yêu cầu đào tạo của hệ không chính quy, văn bằng 2 và hoàn chỉnh đại học với chỉ tiêu tuyển sinh và quy mô đào tạo thích hợp (Bảng 25).
§ Cơ cấu ngành, nội dung, chương trình đào tạo
Bên cạnh các ngành, chuyên ngành kinh tế, trường triển khai và hoàn thiện chương trình đào tạo các ngành khác như: Luật, tiếng Anh thương mại; từng bước đa dạng hóa ngành đào tạo trong trường. Các chuyên ngành mới được mở theo đúng quy định của trường, đảm bảo chương trình, nội dung đào tạo theo chương trình khung của Bộ ban hành, có tiếp cận chương trình của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới.
2.3. Giải pháp thực hiện
- Định kỳ rà soát, đổi mới chương trình đào tạo, nội dung giảng dạy trên cơ sở ý kiến đóng góp của giảng viên, của sinh viên và của đại diện cựu sinh viên, đặc biệt là các nhà tuyển dụng;
- Thường xuyên đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập. Đầu tư và sử dụng có hiệu quả cao cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và NCKH, trong đó chú trọng việc sử dụng các trang thiết bị phục vụ, hệ thống thông tin-thư viện, phòng thực hành các mô hình kinh tế ảo, các trung tâm máy tính của trường;
- Nghiên cứu, đưa vào áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài. Thực hiện thí điểm và nhân rộng đào tạo theo học chế tín chỉ, đổi mới cách quản lý, điều hành dạy và học;
- Tăng cường năng lực của đội ngũ giảng dạy, quản lý, phục vụ công tác đào tạo thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thích hợp, đảm bảo đội ngũ cán bộ nhà trường tiếp cận nhanh, thực hiện tốt yêu cầu đổi mới công tác phát triển đào tạo;
- Xây dựng quy định tuyển sinh, nội dung chương trình đào tạo, đánh giá, xét tốt nghiệp hệ đại học không chính quy theo mặt bằng đại học chính quy, tiến tới giai đoạn 2010-2015 thống nhất một loại văn bằng tốt nghiệp;
- Xây dựng chương trình đào tạo sau đại học theo hướng hội nhập và nâng cao chất lượng, tiến tới có đủ tài liệu tham khảo cho bậc đào tạo sau đại học. Mục tiêu đến năm 2008 có tất cả sách tham khảo của các môn học cao học. Hướng tới chương trình đào tạo chuyên ngành sâu cho bậc cao học;
- Nâng cao chất lượng trong tuyển chọn nghiên cứu sinh, phân cấp mạnh cho các khoa chuyên ngành trong đào tạo tiến sĩ;
- Tiếp tục triển khai các chương trình đã liên kết và tích cực tìm kiếm các đối tác có thế mạnh về đào tạo đại học và sau đại học trên thế giới và khu vực để liên kết.
3. Chiến lược phát triển hoạt động khoa học và công nghệ
3.1. Mục tiêu phát triển hoạt động khoa học và công nghệ
- Nâng cao năng lực giảng dạy cho giảng viên;
- Phát triển mối quan hệ giữa trường và các tổ chức kinh tế - xã hội cũng như các trường đại học khác trong và ngoài nước thông qua hoạt động hợp tác nghiên cứu;
- Chuyển giao các kết quả NCKH cho các tổ chức, doanh nghiệp;
- Góp phần đổi mới chương trình đào tạo dựa trên những kết quả NCKH trong và ngoài nước;
- Nâng cao năng lực quản lý của trường;
- Thu hút các nguồn lực xã hội cho công tác NCKH và đóng góp vào ngân sách của trường (Bảng 26).
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động khoa học và công nghệ
- Phát triển năng lực nghiên cứu cho cán bộ - giảng viên;
- Tổ chức các hình thức hoạt động khoa học - công nghệ đa dạng nhằm thúc đẩy công tác NCKH như: hội nghị, hội thảo chuyên môn; đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo do các bộ, ban ngành và các tổ chức khác chủ trì;
- Xây dựng từng bước công tác quan hệ đối tác chiến lược trong hoạt động khoa học và công nghệ với các tổ chức kinh tế - xã hội trong nước nhằm tư vấn, chuyển giao kết quả NCKH;
- Gắn kết hoạt động khoa học và công nghệ với hoạt động đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học;
- Cải tiến chất lượng công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ;
- Xây dựng các chương trình tư vấn doanh nghiệp, các chương trình nghiên cứu triển khai và cho thuê chuyên gia tư vấn khoa học - công nghệ.
4. Chiến lược phát triển hợp tác quốc tế
4.1. Mục tiêu phát triển hợp tác quốc tế
Mục tiêu của hoạt động HTQT trong thời gian tới của trường là tiếp tục duy trì, phát triển các mối quan hệ hợp tác đã có; mở rộng hợp tác với các trường, các tổ chức trong và ngoài nước; đa dạng hóa loại hình và đa phương hóa đối tác, để phát huy hơn nữa HTQT với tinh thần hỗ trợ công tác đào tạo và NCKH, qua đó NCKH và đào tạo sẽ tạo lại điều kiện cho HTQT phát triển (Bảng 27).
4.2. Giải pháp phát triển hợp tác quốc tế
- Tăng cường ký kết và triển khai thực hiện các văn bản hợp tác với các trường đại học, các tổ chức quốc tế, nâng cao chất lượng HTQT ở tất cả các khâu, các mặt nhằm tranh thủ sự hỗ trợ tối đa của các tổ chức, cơ quan nước ngoài để phát triển sự nghiệp đào tạo và NCKH của trường;
- Chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao cho hoạt động HTQT để thực hiện HTQT trong điều kiện hợp tác đôi bên cùng có lợi vì phát triển trong điều kiện đa phương hóa HTQT hiện nay;
- Tích cực tạo nguồn tài chính để có khả năng mở rộng công tác cho HTQT, một mặt sẽ trích một phần kinh phí tương xứng cho HTQT từ quỹ chi tiêu nội bộ, mặt khác cần chủ động tìm và tạo nguồn hỗ trợ cho HTQT từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các nhà hảo tâm trong và ngoài nước;
- Tăng cường cử giảng viên, cán bộ quản lý ra nước ngoài học tập, giảng dạy và nghiên cứu; đồng thời mở rộng việc nhận chuyên gia các nước đến trường để giảng dạy và nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ của trường có cơ hội tiếp cận và hòa nhập trình độ khoa học kỹ thuật của khu vực và thế giới. Khai thác triệt để các quan hệ HTQT nhằm mở rộng hình thức "du học tại chỗ" cho sinh viên và cán bộ, giảng viên;
- Xây dựng một số chương trình đào tạo quốc tế giảng dạy bằng ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quốc tế, có thể liên thông được với các trường đại học khác trong khu vực nhằm cung cấp cho sinh viên tại chỗ có nhu cầu cũng như sinh viên quốc tế. Qua đó, kết nối hệ thống đào tạo của trường với các hệ thống đào tạo trong khu vực và trên thế giới.
5. Chiến lược nâng cao chất lượng
5.1. Mục tiêu chiến lược nâng cao chất lượng
Chiến lược nâng cao chất lượng trong giai đoạn 2006-2020 được xác định là chiến lược trọng tâm của trường, nhằm khẳng định và giữ vững vị thế Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học kinh tế hàng đầu Việt Nam. Chiến lược nâng cao chất lượng được thực hiện đồng bộ từ các đơn vị cấp khoa, phòng, ban, trung tâm, viện nghiên cứu... gắn kết chặt chẽ với hoạt động đào tạo, công tác NCKH và HTQT của trường.
5.2. Các chỉ tiêu thực hiện
- Quản lý và năng lực quản lý: Ðổi mới tư duy quản lý, linh họat, chủ động và sáng tạo, tạo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống quản lý trong trường. Coi trọng hiệu quả quản lý, đề cao nguyên tắc tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Cải cách cơ chế quản lý hành chính theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả.
- Chất lượng đào tạo là trung tâm, đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đảm bảo sức cạnh tranh với các cơ sở đào tạo cùng lĩnh vực trong nước, xác định các hướng đào tạo mũi nhọn, tập trung nguồn lực để giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng để làm nên thương hiệu của trường. Coi trọng hiệu quả của các hoạt động đào tạo, NCKH phát triển công nghệ và phát triển dịch vụ;
- Phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý: Làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, có giải pháp tích cực để đào tạo cán bộ trẻ đảm trách tốt công tác giảng dạy, và NCKH. Ðào tạo, bồi dưỡng các cán bộ khoa học đầu đàn. Làm tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý các cấp;
- Phát triển chương trình và thương hiệu: Tiếp tục tăng cường nâng cao chất lượng dạy và học, tiến đến thực hiện các dịch vụ đo lường, đánh giá các hoạt động trong toàn trường theo chuẩn quốc gia và quốc tế;
- Phân khúc thị trường và sức cạnh tranh: Giữ vững những thế mạnh truyền thống của trường đã được khẳng định và được thị trường chấp nhận. Chủ động trong cạnh tranh với các lĩnh vực mới trên cơ sở lấy chất lượng đào tạo làm thước đo, chủ động mở rộng thị trường đào tạo ra ngoài khu vực và quốc tế (trước hết là các nước trong khu vực, các nước có mối quan hệ truyền thống với trường).
5.3. Giải pháp thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng
- Xây dựng thể chế và chính sách: Bám sát các nghị quyết, luật, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ để cụ thể hóa thành các văn bản hướng dẫn thực hiện phù hợp với điều kiện đặc thù của trường. Xây dựng hệ thống những chính sách chiến lược cho những lĩnh vực ưu tiên của trường theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân đi kèm với các chế tài trong khuôn khổ pháp luật;
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của trường cần theo hướng tinh giản, gọn nhẹ và hiệu quả. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị trong trường theo chuẩn ISO 9001-2000;
- Kiểm định chất lượng: Tiến hành kiểm định chất lượng ở các cấp khác nhau đồng thời từng bước đăng ký kiểm định chất lượng theo chuẩn của các nước trong khu vực (AUQNA - Asean University Quality Network Assurance);
- Phát triển đội ngũ giảng viên và nhân sự quản lý: Đối với đội ngũ cán bộ giảng dạy phải tăng cường công tác đào tạo để có cán bộ trình độ cao nhằm hình thành các hướng mũi nhọn trong đào tạo và NCKH - phát triển công nghệ. Đối với cán bộ quản lý phải tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong điều hành các hoạt động của trường;
- Phát triển chương trình và học liệu: Phát triển chương trình đào tạo trên cơ sở chương trình khung của Bộ, phù hợp với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ bảo đảm mềm dẻo, linh hoạt và gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Phát triển các loại học liệu, nhất là các học liệu điện tử, có đủ tài liệu, giáo trình cho người học, mở rộng cổng thông tin của trường với các cơ sở đào tạo đại học trên thế giới;
- Đổi mới phương pháp đào tạo: Chú trọng các phương pháp dạy học tích cực theo 3 tiêu chí: tăng cường tính chủ động của người học, trang bị cách học, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Đa dạng hóa các loại hình kiểm tra, đánh giá theo hướng đảm bảo tính chính xác, khách quan, tiếp cận với phương thức kiểm tra, đánh giá của các nước, tạo điều kiện cho sinh viên khi học tập, trao đổi với nước ngoài;
- Xây dựng cơ sở vật chất, thông tin, thư viện: Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang bị các phòng chuyên dùng đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hướng tăng cường thực hành. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, mạng nội bộ và nâng cấp website của trường;
- Quảng bá và xây dựng thương hiệu của trường: Lấy chất lượng đào tạo và nghiên cứu làm cơ sở để quảng bá thương hiệu của trường. Có biện pháp huy động toàn thể cán bộ, công chức, sinh viên hướng tới mục tiêu chung của trường, đạt kết quả cao trong các lĩnh vực công tác làm cơ sở cho việc giới thiệu và quảng bá trường. Sử dụng các phương tiện truyền thông một cách thích hợp;
- Gắn kết chặt chẽ với cộng đồng và các đối tác: Duy trì mối liên hệ với các đối tác truyền thống, giữ vững, ổn định và mở rộng thị trường trên cơ sở tôn trọng lợi ích cùng có lợi của trường với các đối tác;
- Hợp tác quốc tế: Chủ động mở rộng HTQT, trước hết là với các nước trong khu vực ASEAN, từng bước mở rộng quan hệ quốc tế với các nước phát triển ở châu Âu và thế giới. Hợp tác quốc tế nhằm góp phần đào tạo đội ngũ, mở rộng liên kết đào tạo với nước ngoài và góp phần tăng nguồn thu tài chính cho trường.
6. Chiến lược
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế hoạch chiến lược phát triển trường đại học kinh tế hồ chí minh giai đoạn 2006-2020.doc