Đề tài Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam ở thời kỳ 2001 - 2005

MỞ ĐẦU : Trang

PHẦN THỨ NHẤT: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ HOẠCH

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 2

I. Giới thiệu chung về chuyển dịch cơ cấu

 ngành kinh tế .2

 1. Một vài khái niệm cơ bản

 2. Một số lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế . 5

 3. Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối 6

II. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam . 7

 1. Vai trò và nhiệm vụ của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu

 ngành nông nghiệp .7

 2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp .8

 3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam 18

PHẦN THỨ HAI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2001-2003 21

I. Đặc điểm tự nhiên 21

 1. Vị trí địa lý .21

 2. Khí hậu .21

 3. Tài nguyên đất,nước,khoáng sản 21

 4. Nguồn lợi thuỷ sản .22

 5. Dân số và nguồn lực 22.

 

doc52 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam ở thời kỳ 2001 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mua,hậu quả là chi phí bỏ ra nhiều nhưng kết quả thu được không tương xứng. Cơ cấu chăn nuôi và trồng trọt cũng có những bất gợp lý, nguyên nhân là do phương thức chăn nuôi tự cấp tự túc, quy mô nhỏ theo từng hộ gia đình phân tán, kỹ thuật lạc hậucòn rất nặng nề.Chăn nuôi quy mô lớn đã hình thành nhưng còn ít và chưa dều. Đến nay cả nước mới có 1762 trang trại chăn nuôi, chiếm 2,9% số lượng trang trại cả nước 3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành NN Việt Nam Chuyển dịch cơ cấu NN nông thôn là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới NN và kinh tế nông thôn xét trên 3 nghĩa: Thứ nhất, nó là kếtquả của quá trình tháo gỡ thểv chế cũ, giải quyết các tiềm năng nguồn lực cho phát triển của mọi thành phần, lực lượng mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Thứ hai, là động lực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo ra một trạng thái phân công lao động mới, là tiền đề cho CNH và phát triển kinh tế thị trường ở khu vực này.Thứ ba, là con đường cơ bản để tạo thêm việc làm ở nông thôn ngoài lĩnh vực NN, giúp người nông dân thoất rakhỏi sự ràng buộc của thể chế cũ gắn chặt với nghề nông, với ruộng đất, thu nhập thấp, đời sống khó khăn, từng bước vươn lên làm giầu bằng ngành nghề, dịch vụ phi NN. Làm NN, nhất là trồng trọt ở một nước đất chật người đông, 70% dân số sống ở nông thôn thì đủ ăn đã là khó, cho nên muốn làm giàu phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Trong ngành NN cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi vẫn giữ tỷ lệ 78%/18%, đặc biệt từ 1990-2002 đã có thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, trong khi giá trị tuyệt đối mỗi ngành đều tăng Bảng: cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi trong giá trị sản xuất NN 1990-2002 đơn vị % 1990 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Toàn ngành 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Trồng trọt 79,3 78,1 77,9 77,9 79,7 79,2 78,2 77,8 77,7 Chăn nuôi 17,9 18,9 19,3 19,4 17,8 18,5 19,3 19,5 19,7 Trong ngành trông trọt cơ cấu cây trồng cũng có sự chuyển biến theo hướng đa dạng hoá cây trông ,xoá dần tính độc canh cây lương thực có hạt từ 71,6%(1990) xuống còn 65,9%(2001), tổng diện tích các loại cây trồng, cây CN từ 7,3% tăng lên 11,9%, cây ăn quả từ 2,4% lên 4,73% trong thời gian tương ứng. Trong ngành chăn nuôi có sự thay đổi trong cơ cấu đàn gia súc lấy thịt, sữa, giảm gia súc cày kéo.Phương thức nuôi lợn “hướng nạc” đang chi phối và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu đàn lợn cũng như các dịch vụ cung ứng giống, thức ăn, thú y. Về lâm nghiệp, giao đất giao rừng được tiến hành rộng rãi tới người dân, công tác bảo vệ,khoanh nuôi và tái sinh rừng tốt hơn, diện tích trồng rừng tăng lên, kết hợp trồng rừng với trồng cây CN, làm vườn và chăn nuôi, góp phần tạo ra sự bền vững về sinh thái và xã hội để phát triển rừng Bảng: cơ cấu giá trị sản xuất của lâm nghiệp đơn vị % 1991 1992 1993 1994 1995 Lâm nghiệp 100 100 100 100 100 1.Trồng và nuôi rừng 2.Khai thác lâm sản 3.Lâm nghiệp khác Nguồn tổng cục thống kê Mặt khác, chủ trương chuyển một phần lao động làm NN sang trồng rừng , chăm sóc bảo vệ và tái tạo vốn rừng tự nhiên, biến tiềm năng đất rừng, vốn rừng thành của cải vật chất. Trong ngư nghiệp, vị trí ngành thuỷ sản đã được khẳng định rõ nét và đang có xu hướng phát triển ổn định trên cả 2 lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Từ đánh bắt ven bờ nay đã bước đầu vươn ra đánh bắt xa bờ với trang thiết bị lớn hơn và hiện đại hơn. trong chế biến từ chỗ chỉ có 24 nhà máy nhỏ bé với công nghệ lạc hậu, nay đã có gần 300 nhà máy chế biến xuất khẩu được trang bị thiết bị và công nghệ tiên tiến. Mục tiêu đạt tổng sản lượng 2,55 triệu tấn vào năm 2005(trong đó sản lượng nuôi trồng chiếm 50%), kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD. Phần thứ hai: đánh giá thực trạng tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam 2001-2003 và xu hướng chuyển dịch 2004-2005 I. đặc điểm tự nhiên 1. Vị trí địa lý: Bao gồm đất đai(330.363 km2 hay 33 triệu ha) trên 2000 km bờ biển, dọc dài theo bờ biển Việt Nam có những cảng biển sâu rất tốt như Dung Quất, Chân Mây, Cam Ranh, Vũng Tàu nằm trên đường giao lưu quốc tế, Trung Quốc, LB Nga, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan xuống Singapo Đông Nam á, ấn Độ, Cận Đông, Âu Châu và Phi châu. Cơ cáu địa lý kinh tế cho thấy Việt Nam có khả năng biến thành một cường quốc thương mại, CN. Nhờ có các cảng sâu vên biển rất tốt nằm trên trung tâm đường giao lưu Đông Nam á. 2. Khí hậu và nguồn nước: Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới( miền nam, miền trung) và á nhiệt đới(miền bắc) và được hai con sông tưới là sông Hồng và sông Cửu Long , nên có nguồn nước ngọt rất dồi dào 3. Cơ cấu nông khoáng sản Việt Nam có 14 triệu ha đất núi và đồi trọc có khả năng biến thành đất rừng và cây ăn trái , cây CN cao sản.Thềm lục địa chứa nhiều túi khí thiên nhiên và dầu hoả quý, ước chung khoảng vàI ba tỷ tấn .Đây là nguồn tài nguyên khoáng sản quý nhất của Việt Nam. Các loại tài nguyên khác cũng khá nhiều, như than trắng từ các con sông và thác nước, sông đà 6258MW, song đồng nai 2500MW, sông se san 1458MW, than đá vùng Quảng Ninh có 3,5 tỷ tấn, bôxit trữ lượng lớn ở cao nguyên 12 tỷ tấn, đất hiếm dự trữ đến 17,4% dự trữ thế giới, nguồn nhiệt dưới đất dồi dào do nhiều vùng ởViệt Nam trước đây là vùng núi lửa. Các tài nguyên khác như apatit, titan, mangan, thiếc, đồng, trì, kẽm,vàng, ura-nium, đá quí, trữ lượng tạm đủ nhưng không nhiều. 4. Nguồn lợi thuỷ sản: Đất nước ta với trên 2000 km bờ biển nên có nguồn lực thuỷ sản rất dồi dào, đặc biệt dọc theo bờ biển là những cảng biển rất lớn nên thuận lợi cho các ngư dânvà tầu biển đánh bắt với quy mô lớn. Mặt khác Việt Nam có một hệ thống kênh mương dày đặc nên rất thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sảnnước ngọt như tôm, cua, cá 5. Dân số và nguồn lực: Việt Nam hiện có 76 triệu dân và đến năm 2020có khả năng có 100 triệu dân. như vậy Việt Nam là một nước đông dân số, nên có nguồn lực dồi dào, giá nhân công rẻ,thuận lợi cho phát triển những ngành sản xuất cần nhiều lao động như ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Mặt khác, Việt Nam được đánh giá là có khả năng tiếp thu nhanh KH-KT, lao động cần cù và thông minh. Vì vậy lao động Việt Nam không những dồi dào về số lượng mà còn có chất lượng cao. II. thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam thời kỳ trước kế hoạch 2001-2005 Cơ cấu sản xuất nông,lâm nghiệp và thuỷ sản chuyển dịch chậm và không đều. Nhược điểm này trước hết và chủ yếu thể hiện rõ nét ở cơ cấu sản xuất trong nội bộ khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản mở rộng và trong từng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo nghĩa hẹp. Biểu: Cơ cấu GDP khu vực nông,lâm nghiệp và thuỷ sản 1996-2000 (giá thực tế) đơn vịtính 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng GDP Tỷ đồng 75.510 80.826 93.073 101.723 108.356 Tỷ lệ % 100 100 100 100 100 GDP NN Tỷ đồng 61.048 65.883 76.170 83.335 87.537 Tỷ lệ % 80,8 81,5 81,7 81,9 80,8 GDP LN Tỷ đồng 4.695 4.813 5.304 5.737 5.913 Tỷ lệ % 6,2 5,4 5,7 5,6 5,5 GDP TS Tỷ đồng 4.771 10.130 11.598 12.651 16.906 Tỷ lệ % 13,0 12,6 12,6 12,5 13,7 Trong 6 năm thực hiện nghị quyết đại hội VIII của Đảng về đẩy mạnh CNH-HĐH NN nông thôn, trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh té khu vực này theo hướng tiến bộ, nhưng đến nay kết quả đạt được còn rất hạn chế. Tỷ trọng NN trông GDP của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp vẫn giao động ở mức tử 80,5% đến 81% và có xu hướng tăng dần. Tỷ trong lâm nghiệp giảm dần từ 6,2% năm 1996 còn 5,3% năm 2001, chi cho tiềm năng rừng và đất rừng là rất lớn.Tỷ trọng ngành thuỷ sản tuy có tăng dần nhưng xu hương chưa ổn định,tính vững chắc chưa cao:Năm 1996=13%,năm1998=12,6%, năm1999=12,5%, năm 2000=13,7%. Sự bất cập về cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm, ngư nghiệp không chỉ thể hiện ở chỉ tiêu cơ cấu GDP mà còn ở các chỉ tiêu kinh tế khác. Tỷ trọng hộ lâm nghiệp rất bé, chỉ chiếm 0,2% và không thay đổi trong 7 năm qua. Tỷ trọng hộ thuỷ sản tuy có tăng dần ngưng với tốc độ chậm. Cơ cấu tổng thu của hộ cũng mang tính thuần nông. Tỷ trọng hộ có thu nhập từ NN 79,9%, từ lâm nghiệp 4,8% và từ thuỷ sảnchiếm 15,3%. Cơ cấu giữa các tiểu ngành, giữa các ngành sản phẩm NN còn nhiều bất cập và chuyển dịch quá châm so với yêu cầu và khả năng. Trồng trọt và chăn nuôi là 2 ngành sản xuất chính của NN theo nghĩa hẹp. Bước vào thời kỳ CNH-HĐH, yêu càu chuyển dịch cơ cấu giữa 2 ngành này là tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt với điều kiện giá trị tuyệt đối mỗi ngành đều tăng dần qua các năm với tốc độ khác nhau. Mục tiêu là tạo ra một cơ cấu hợp lý, cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, đưa chăn nuôi nên ngành sản xuất chính. Cơ cấu sản xuất ngành NN 1995-2000 (giá thực tế) Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi dịch vụ 1995 100 78,11 18,91 2,98 1996 100 77,91 19,25 2,84 1997 100 77,86 19,41 2,73 1998 100 79,71 17,81 2,48 1999 100 79,2 18,5 2,3 2000 100 78,19 19,33 2,48 Nhưng cơ cấu sản NN hiện trạng có khoảng cách khá xa và chưa có dấu hiệu thu hẹp. Chăn nuôi vẫn còn là một ngành phụ, tỷ trọng đạt mứcdưới 20% liên tục 6 năm từ 1995-2000. Sự bất cập giũa chăn nuôi và trồng trọt trong cơ cấu sản xuất NN đã kéo dài nhiều năm và là một nhược điểm lổntng phát triển NN nước ta. Lâm nghiệp dù có nhiều tiềm năng về rừng và đất rừng nhưng vị trí của ngành này trong cơ cấu sản xuất trong toàn khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vừa yếu lại không ổn định ngay cẩ ở những vùng có nhiều diện tích rừng và vốn rừng. Một trong những nội dung chuyển đổi cơ cấu sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là chuyển một phần lao động làm NN sang trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ và tái tạo vốn rừng tự nhiên. Song kết quả thực hiện còn thấp. Tốc độ tăng trưởng của sản xuất lâm nghiệp từ 1995-2000 vừa thấp vừa không ổn định và theo xu hướng giảm dần: 1995:6,2%; 1996: 1,7%; 1997: -3,3%; 1998: -3,5%; 1999:6,9%; 2000: 0,5%. Trong nhiều năm liền, sản xuất lâm mghiệp không hoàn thành kế hoạch trồng rừng, tu bổ và tái tạo rừng tự nhiên. Giá trị sản xuất lâm mghiệp giảm cả về số lượng và tỷ trọng là xu hướng phổ biến. Thuỷ sản là ngành có lợi thế cả về yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm, lai được nhà nước quan tâm đầu tư bằng nhiều chương trình dự án( đánh bắt xa bờ, nuôI trồng thuỷ sản và xuất khẩu thuỷ sản) nên trong những năm đổi mới đã có bước phát triển và tăng với nhịp độ cao nhất trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản. Tuy nhiên sự bất cập trong ngành này cũng còn bộc lộ khá rõ nét cả về quy mô, tốc độ, cơ cấu sản xuất và tính bền vững của nó. Trong 5 năm gần đây(1996-2000) gia trị sản xuất toàn ngàh tăng 66%, sản lượng thuỷ sản tăng 43%, nhưng tỷ trọng ngành này trong GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ tăng1,6%, bình quân mỗi năm tăng 0,32% là quá chậm. Nguyên nhâm của sự bất cập này có nhiều: nguyền thuỷ sản, hải sản ven bờ giảm, nên hoạt động đánh bắt chủ yếu là các ngư trường xa, chi phí đầu vào tăng nhanh nhưng nẵnguất và giá cả không tăng tương ứng. Trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, xu hướng mở rộng diện tích nuôi tôm, thu hẹp diện tích nuôi cá, nên cơ cấu sản lượng thuỷ sản nuoi tôm tăng nhanh từ 11,7%( 1996) nên 21,1%( năm 2000), còn tỷ trọng sản lượng cá giảm từ 60,5% xuống 59,7% trong thoèi gian tương ứng. Việc mở rộng diện tích nuôI tôm vùng ven biển các tỉnh phía nam do chuyển một phần đất lúa năng xuất thấp sang nuôi tôm là hợp lý, song sự bất cập là ở chỗ: chuyển tụe phát không theo quy hoạch, thiếu sự chuẩn bị đồng bộ và các yếu tố cần thiết như đồng ruộng, giống,kỹ thuật, bảo vệ, tổ chức thu muahậu quả là chi phí bỏ ra nhiều nhưng kếtquả thu được không tương xứng. Trong khi yêu cầu của người của người tiêu dùng hàng thuỷ sản ngày càng cao, cuộc cạnh tranh trên thương trường xuất khẩu thuỷ sản càng gay gắt thì người sản xuất thuỷ sản trong nước vẫn chậm đổi mới phương thức nuôi trồng tôm cá. Tình hình này dẫ và đang dẫn đến hậu quả cung cầu về mặt hàng thuỷ sản không gặp nhau, quy mô và tốc độ phát triển sản xuất thuỷ sản không ổn định và không vững chắc, năm tăng, năm giảm III. kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp việt nam thời kỳ 2001-2005 Xu hướng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam và cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung Cơ cấu ngành kinh tế là biểu hiện quan trọng nhất và đặc trưng nhất của cơ cấukinh tế. Chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và vai trò của từng ngành trong phát triển kinh tế- xã hội, cũng như vào điều kiện thực tế để phát triển chúng. Cơ cấu ngành kinh tế có thể xét thấy trên nhiều góc độ. Với việc xem xét các yếu tố đầu vào là cơ cấu lao động, cơ cấu kỹ thuật. Thông thường cơ cấu đầu ra tính theo giá trị sản xuất được sử dụng để phản ánh cơ cấu ngành. Sự chuyển dịch cơ cấu này mang tính quy luật, đó là khi thu nhập đầu người tăng lên thì tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm sẽ giảm xuống, còn tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên. Khi đạt đến trình độ nhất định, tỷ trọng của dịch vụ sẽ tăng nhanh hơn tỷ trọng của công nghiệp. Trong những năm đổi mới, đặc biệt từ năm 1990 trở đi, đã hình thành xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tương đối rõ theo hướng giảm tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP, tăng đồng thời tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ. Xu thế này là phù hợp với quy luật phát trỉên kinh tế của các nước trên thế giới khi bước vào thời kỳ CNH-HĐH, theo đó, cùng với thu nhập tính trên đầu người tăng lên thì phần chi cho lương thực thực phẩm sẽ giảm đi. Điều đó cũng có nghĩa là dù ở điểm xuất phát thấp nhưng cơ cấu kinh tế ngành của nước ta đã và đang được chuyển dịch đúng hướng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng này vừa là kết quả tất yếu của sự tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển tiếp theo. b. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp việt nam Trong những năm đổi mới vừa qua, nông nghiệp tiếp tục phát triển và tăng trưởng với nhịp độ 4,9%/ năm, sản xuất lương thực tăng trưởng ổn định góp phần giải quyết vững chắc vấn đề lương thực và an toàn lương thực quốc gia. Cung với lương thực, nông nghiệp đã từng bước đa canh hoá và đa dạng hoá, tăng tích luỹ nội bộ ngành, góp phần tăng tưởng kinh tế nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông thôn được khắc phục, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế thị trường công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển tạo thêm việc làm ở khu vực nông thôn thu hút một phần lao động dư thừa. Tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân nông thôn, chủ yếu là nông dân. Thực tế 17 năm đổi mới vừa qua đã chứng minh tác dụng tích cực của chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN nông thôn Việt Nam với tăng thu nhập cải thiện đời sống nông dân và xây dựng nông thôn mới ngày càng văn minh hiện đại. Việc chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất NN và kinh tế nông thôn xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế về khí hậu, đất đai, lao động của từng vùng, từng địa phương . ứng dụng nhanh khoa học- công nghệ vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến , gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ. Trong ngành nông nghiệp: Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi trong nhiều thập kỷ qua vẫn giữ tỷ lệ 78%/ 18%, song trong những năm đổi mới, đặc biệt từ năm 1990 đến năm 2002 đã có thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng chăn nuôi, trong khi giá trị tuyệt đối mỗi ngành đều tăng. Trong ngành trồng trọt, cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển biến theo huêóng đa dạng hoá cây trồng, xoá dần tính độc canh cây lương thực, nhất là lúa để tăng hiệu quả sử dụng đất. Tích cực khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những nơi còn đất hoang hoá chưa được sử dụng, phân bố lại lao động dân cư, giảm nhẹ tác động của thiên tai đối với sản xuất. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, tăng năng suất và tăng nhanh lúa đặc sản, chất lượng cao. Sản lượng lương thực có hạt năm 2005 dự kiến 37 triệu tấn, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Tập chung phát triển các cây công nghiệp chủ lực có khả năng cạnh tranh như cao su, caphê, chè, điềuNgoài ra cần đặc biệt chú trọng phát triển các loại rau quả và các sản phẩm đặc trưng khác. Trong ngành chăn nuôi đã có sự thay đổi trong cơ cấu đàn gia súc và gia cầm theo hướng tăng số lượng và tỷ trọng gia súc nuôi lấy thịt, sữa, giảm gia súc cày kéo. Riêng đàn lợn có xu hướng chung là tăng trọng lượng xuất chuồng đi đôi với tăng tỷ lệ nạc trong đàn lợn thịt để tăng giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất khẩu. Dự kiến năm 2005, sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 2,5 triệu tấn. Hướng chính là tổ chức lại sản xuất, khuyến khích phát triển hộ hoặc nông trại chăn nuôi quy mô lớn, đầu tư cải tạo đàn giống, tăng cường công tác thú y, chế biến thức ăn chăn nuôi, phát triển đàn bò thịt, sữa và các cơ sở chế biến thịt, sữa, tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Cơ cấu sản xuất ngành thuỷ sản chuyển từ đánh bắt sang nuôI trồng: Tỷ trọng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng năm 2001 là 70,8/ 29,2 so với 81,8/ 19,2 năm 1990. Trong nuôi trồng tỷ trọng tôm/ cá năm 2001 là 21/ 79 so với 19,7/ 79,3 năm 1990. Nguyên nhân phát triển của ngành thuỷ sản là do đầu tư phát triển mạnh ngành nuôi, trồng thuỷ sản, xây dựng vùng nuôi trồng tập trung, gắn với phát triển công nghiệp chế biến chất lượng cao, đẩy mạnh nuôi tôm xuất khẩu theo phương thức tiến bộ, bảo vệ môi trường. Xây dựng đồng bộ công nghiệp khai thác cả về đội tàu, cảng, biển cá, đóng và sửa chữa tàu thuyền, dệt lưới , dịch vụ hậu cần, an toàn trên biển. Phấn đấu đạt sản lượng thuỷ sản 2005 vào khoảng 2,4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu thuỷ sản khoảng 2,5 tỷ USD. Phát triển sản xuất lâm nghiệp phải được chú trọng. Tiếp tục việc giao đất khoán rừng, khoán quản lý bảo vệ11 triệu ha rừng, làm giàu rừng 555 ngàn ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ xung 800 ngàn ha; trồng rừng nguyên liệu chủ lực1,6 triệu ha. Phát triển chế biến các loại sản phẩm đồ gỗ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đưa kim ngạch xuất khẩu chế biến lâm sản lên 600 triệu USD năm 2005. Chuẩn bị và triển khai chương trình sản xuất giấy với sự tham gia của cá nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mặt khác tăng nhanh diện tích trồng rừng mới, kết hợp với khoanh nuôI, bảo vệ tái sinh rừng. Trông mới 1,3 triệu ha rừng tập chung, nâng độ che phủ rừng lên khoảng 38-39% vào năm 2005, hoàn thành cơ bản công tác định canh định cư và ổn định đời sống nhân dân vùng núi. Như vậy giá trị sản xuất nong, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4,8%/ năm. Đến năm 2005, ngành nông nghiệp chiếm khoảng75-76%giá trị sản xuất toàn ngành, lâm nghiệp khoảng5-6%, thuỷ sản khoảng19-20%. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành từ 1990-2002 đơn vị tính % 1990 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Nông nghiệp 84,1 80,6 80,6 81,5 81,5 80,2 77,4 76,9 Lâm nghiệp 7,6 5,3 5,1 4,6 4,6 4,5 4,5 4,3 Thuỷ sản 8,3 14,1 14,3 13,9 13,9 15,3 18,1 18,8 Xu hướng nông nghiệp tăng trưởng bình quân khoảng 4,7%/ năm về giá trị sản xuất, nhưng tỷ trọng của nó giảm dần trong cơ cấu toàn ngành là xu hướng tích cực. Ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng cao hơn, nhưng tỷ trọng thấp nên chưa tạo ra bước ngoặt về chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của ngành so với tổng giá trị sản xuất của nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Song việc đưa tỷ trọng thuỷ sản từ 10,9% năm 1990 lên 17,5% năm 2001 thể hiện sự tiến bộ rất đáng ghi nhận của ngành này trong 12 năm vừa qua. 2. Tình hình thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2003 Hiện nay cơ cấu trong nhóm hộ nông nghiệp- lâm nghiệp- thuỷ sản cũng đã có sự thay đổi theo hướng tỷ lệ hộ thuỷ sản, hộ lâm nghiệp tăng lên và tỷvtrọng hộ nông nghiệp giảm đi. Nếu như năm 1994 hộ thuỷ sản chiếm 2,3% trong nhóm hộ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và chiếm 1,9% so với tổng số hộ nông thôn, thì năm 2001 các tỷ lệ tương ứng là 3,5% và 2,8%. Về nông nghiệp, năm 2001 thực hiện chủ chương chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, diện tích gieo trồng lúa đã giảm 243 ngàn ha, chủ yếu là vụ hè thu và vụ mùa chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây khác, sản lượng lúa ước giảm 1,1 triệu tấn so với năm 2000. Mặt khác diện tích trồng ngô tăng 20 ngàn ha, sản lượng tăng 100 ngàn tấn, diện tích sắn tăng 5% để đáp ứng nhu cầu cao hơn về tinh bột sắn. Trong 5 năm qua, ngành chăn nuôi đã tăng trưởng với tốc độ bình quân6,3%/ năm, trong đó số lượng gia cầm tăng 6,7%/ năm, lợn tăng 4,4%/ năm. Năm 2001đàn gia súc gia cầm tiếp tục tăng khá. Về lâm nghiệp: đã có những chuyển biến quan trọng trong tổ chức phát triển lâm nghiệp nên rừng tự nhiên được bảo vệ tốt hơn, tốc độ che phủ của rừng từ 28% năm1995 lên 33% năm 2000. Lâm nghiệp đã có chuyển biến theo hướng xã hội hoá, chuyển từ khai thác là chính sang bảo vệ rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng kinh tế. Năm 2001, trồng rừng tập trung ước đạt215 ngàn ha, khai thác gỗ đạt650 ngàn m3, trong đó 350 ngàn m2 từ rừng trồng. Về thuỷ sản: Ngành thuỷ sản phát triển nhanh với nhịp độ 8,4%/ năm(1996-2000). Năm 2000, ước tăng 10,9%, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng làm tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ngành thuỷ sản đã chuyển mạnh từ khai thác tự nhiên là chủ yếu sang nâng cao tỷ trọng của nuôi trồng. Từ đánh bắt ven bờ nay đã bắt đầu vươn ra đánh bắt xa bờ với trang thiết bị lớn hơn và hiện đại hơn. Ngoài những thành tựu kể trên năm 2001 chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vẫn còn những tồn tại: Một là, tồn tại lớn nhất là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chưa dựa trên cơ sở gắn kết giữa quy hoạch với chính sách thực hiện quy hoạch nên vẫn còn yếu tố tự phát, có nguy cơ kém bền vững. Một số cây trồng như caphê, diện tích trồng gấp 1,5 lần sovới diện tích quy hoạch ( 517 ngàn ha/ 350 ngàn ha), 860 ha đất ruộng muối chuyển sang làm ruộng nuôi tôm trong khi nước ta đang thiếu muối Cuối cùg là sự chuyển dịch còn mang nặng về số lượng, chưa chú trọng mặt chất lượng, hiệu quả và khả năng cạng tranh kém, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, trở thành mối lo thường xuyên của người sản xuất. Lý do của những yếu kém kể trên là: Về khách quan: quá trìng chuyển dịch cơ cấu được thực hiện trong hoàn cảnh và xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, nông nghiệp vừa phải lo sản xuất hàng hoá, vừa lo giải quyết cácvấn đề xã hội, nhiều hộ nông dân vẫn chủ yếu tự cung tự cấp. Mặt khác chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp phụ thuộc vào chu kỳ sinh học của cây trồng, vật nuôi mới đem lại kết quả. Về chủ quan: sản xuất chưa gắn với chế biến và thị trường, doanh nghiệp và hợp tác xã chưa làm chức năng đỡ đầu cho nông dân, nhất là trong việc tiêu thụ sản phẩm, nên nông dân không yên tâm chuyển sâng nuôi trồng cay con mới. Khoa học và công nghệ còn yếu kém, chưa thực sự gắn bó với sản xuất. Mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, cơ sở còn yếu kém. Công tác quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập. Tổng sản pham trong nước 9 thángđầu năm 2002 tăng 7%, trong đó khu vực nông, lâm, thuỷ sản tăng 3,4%, đóng góp vào tăng trưởng trên là 0,8%. Như vậy mục tiêu phấn đấu năm 2002 đạt tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp 4,2%, trong đó nông nghiệp 2,3%, lâm nghiệp 14,9%, thuỷ sản 12,4% là chưa đạt được. Trong sản xuất nông nghiệp năm 2002 có sự chuyển đổi lớn về cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng vậ nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Về trồng trọt, diện tích gieo trồng lúa giảm do chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và gieo trồng cây công nghiệp, cây ăn quả chỉ còn7485,4 nghìn ha, giảm 7,3 nghìn ha so với năm 2001. Như vậy sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đã vượt chỉ tiêu đặt ra là 34,5 triệu tấn. Đây là một điều rất tốt trong sản xuất nông nghiệp. Còn về các loại cây công nghiệp thì nhờ tăng diện tích gieo trồng và đẩy mạnh thâm canh nên sản lượng cây công nghiệp đã tăng tương đối cao so với năm 2001. Bông tăng 10,7%, đỗ tương tăng 15,9%, lạc tăng 9,3%, mía tăng 14,8%, cao su tăng6%, hồ tiêu tăng 15,1%, riêng caphê do năng suất giảm nên sản lượng chỉ đạt 688,7 nghìn tấn, giảm 151,9 nghìn tấn( giảm 19,1%) so với năm2001. Về chăn nuôi. Do nhu cầu thực phẩm tăng nhanh, các chương trình phát triển nuôi bò lai Sind và bò sữa dược triển khai tốt đã thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, tính đến 1/1/2002 đàn trâu có 2814,4 nghìn con , tăng6,6 nghìn con so với 1/10/2001. Tương tự đàn bò 4063 nghìn con,tăng 164 nghìn con, đàn lợn 23170 nghìn con, tăngcon 13690 nghìn con, đàn gia cầm 233,3 triệu con, tăng 15,2 triệu con. Sản xuất lâm nghiệp tăng chậm, giá trị sản xuất chỉ tăng 0,2%, khai thác gỗ tăng 10,3%, diện tích trồng rừng giảm nhẹ so với cùng kỳ, tình trạng vi phạm lâm luật và cháy rừng tái diễn, thiệt hại trên 15 ngàn ha rừng. Sản xuất thuỷ sản phát triển toàn diện cả bắt cá và nuôi trồng, tốc độ tăng sản lượng khá, nuôi tôm tăng 21,9%, nuôi cá tăng 6%. Trình độ nuôi trồng và đáng bắt thuỷ sản của ngư dân có tiến bộ khá . Trong 6 tháng đầu năm 2003, nền kinh tế diễn biến trong điều kiện khó khăn: hạn hán ở các tỉnh Tây Nguyên, chiến tranh Irac cùng với dich viêm đường hô hấp cấp (sars) đã có những tác đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV167.doc
Tài liệu liên quan