MỞ ĐẦU 1
PHẦN I Kế hoạch huy động vốn đầu tư và vai trũ của nú trong hệ thống kế hoạch hoỏ phỏt Triển. 2
I. Khái niệm và nhiệm vụ kế hoạch huy động vốn đầu tư. 2
1, Khái niệm kế hoạch vốn đầu tư. 2
2, Khái niệm vốn đầu tư. 2
3, Nhiệm vụ của kế hoạch huy động vốn đầu tư. 2
3.1. Xác định yêu cầu về nhu cầu khối lượng vốn đầu tư XH cần có kỳ kế hoạch. 2
3.2. Xác định cơ cấu nhu cầu vốn đầu tư theo ngành theo vùng cơ cấu. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong thời gian tới. 2
3.3. Xác định nguồn đảm bảo vốn đầu tư cú thể trong kỳ kế hoạch. 3
II.Nội dung kế hoạch vốn đầu tư. 4
1. Xây dựng nội dung nhu cầu khối lượng vốn đầu tư xó hội. 4
2. Cân đối nhu cầu với các nguồn bảo đảm vốn đầu tư xó hội. 7
III, Vai trũ của vốn trong phỏt triển kinh tế xó hội 9
1. Biện phỏp cõn đối vĩ mô 9
3. Vốn đầu tư với chuyển dịch cơ cấu. 11
4. Vốn đầu tư với kế hoạch hoá phát triển xó hội. 12
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ TèNH HèNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ THỜI KỲ 1996-2000. 13
I.Nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 1996-2000. 13
2. Nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 1996-2000. 14
II. Thực trạng 17
1. thực hiện tổng nhu cầu vốn. 17
2. Thực trạng huy động vốn đầu tư trong nước. 17
3. Thực trạng huy động vốn đầu tư nước ngoài. 19
PHẦN III: KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN THỜI KỲ 2001-2005 VÀ GIẢI PHÁP 23
I.Tổng huy động vốn đầu tư. 23
1.Tổng nhu cầu vốn. 23
2.Kế hoạch huy động vốn. 25
2.2. Huy động và sử dụng vốn qua hệ thống ngân hàng. 25
2.3. Huy động vốn trong nước để phát triển cùng khả năng hợp tác vốn đầu tư nước ngoài góp phần thiết lập quỹ đầu tư. 27
2.4 Huy động vốn đầu tư cho phát triển. 28
2.5 Huy động vốn cho tăng trưởng. 29
II.Giải pháp huy động vốn. 29
1.Giải pháp huy động vốn từ nguồn vốn trong nước. 29
2, Biện pháp huy động vốn đầu tư nước ngoài. 32
III. KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
39 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch huy động vốn đầu tư và giải pháp huy động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu tấn, trong đó xuất khẩu 3,5 triệu tấn...
Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp(kể cả tiểu, thủ công nghiệp) tăng nhanh, năm 2000 ước tính đạt 9,6 tỷ USD, gấp hơn 3 lần 1995 chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Cơ cấu các ngành công nghiệp đã có chuyển dịch đáng kể, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn, một số khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ cao hiện đại. Đến năm 2000, công nghiệp khai thác chiếm khoảng 15% tổng giá trị sản xuất toàn ngành, công nghiệp chế tái chiếm khoảng79%, công nghiệp điện, gas, nước, chiếm khoảng 6%.
b, Ngành nông nghiệp .
Gía trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 5% so với mục tiêu đề ra 4,5- 5%.
Cơ cấu mùa vụ đã chuyển dịch theo hướng tăng diện tích lúa đông xuân và lúa hè thu có năng suất cao, ổn định. Các loại giống lúa mới đã được sử dụng trên 87% diện tích gieo trồng. Sản lượng lương thực tăng bình quân mỗi năm trên 1,3 triệu tấn, lương thực bình quân đầu người đã tăng từ 370 kg năm 1995 lên 435 kg năm 2000. Nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến bước đầu đước hình thành, sản phẩm nông nghiệp đa dạng hơn. So với năm 1995, diện tích một số cây công nghiệp tăng khá: cà phê gấp hơn 2 lần, cao su tăng 43%, mía tăng 33%, bông tăng 30%. .. Gía trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị đất nông nghiệp tăng từ 13,5 triệu đồng/ha năm1995 lên 17,5 triệu đồng/ha năm 2000.
Chăn nuôi tiếp tục phát triển, sản lượng thịt hơi các loại năm 2000 ước tính lên 1,7 triệu tấn, bằng 1,3 lần so với năm1995.
Nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản phát triển khá. Sản lượng thuỷ sản năm 2000 đạt 1,9 triệu tấn so với mục tiêu kế hoạch 1,6-1,7 triệu tấn.Công tác trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng có tiến bộ, trong 5 năm đã trồng 1,12 triệu ha rừng tập trung, bảo vệ 9,3 triệu ha rừng hiện có, khoanh tái sinh 700 nghìn ha, độ che phủ tăng từ 28,2% năm 1995 lên 33% năm 2000.
Điểm nổi bật trong nông nghiệp là tạo được 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo (đứng thứ 2 thế giơí), cà phê( đứng thứ 3 thế giới) và hàng thuỷ sản chiếm 25% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản năm 2000 đạt 4 tỷ USD gấp 1, 6 lần năm 1995, bình quân hàng năm chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
C, Ngành dịch vụ.
Gía trị các ngành dịch vụ tăng 6,4%/ năm.
Thương mại phát triển khá,bảo đảm lưu chuyển, cung ứng vật tư hàng hoá trong cả nước và trên từng vùng. Thương mại quốc doanh được sắp xếp lại theo hướng bán buôn, tham gia kinh doanh bán lẻ đối với một số mặt hàng thiết yếu, mạng lưới trao đổi hàng hoá với nông thôn, miền núi bước đầu được cải tổ trở lại. Tổng mức hàng hoá bán lẻ tăng bình quân 6,2% năm.
Du lịch phát triển đa dạng, phong phú, chất lượng dịch vụ được nâng lên. Tổng doanh thu du lịch tăng trên 4,5%.
Dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứngđược nhu cầu giao lưu hàng hoá và đi lại của nhân dân. Tốc độ tăng lưu chuyển hàng hoá khoảng 17%/ năm, và lưu chuyển hành khách 5,7%/năm. Dịch vụ bưu chính viễn thông có bứoc phát triển và hiện đại hoá nhanh. Gía trị dịch vụ vận tải , bưu chính viễn thông tăng bình quân hàng năm 9,8%.
Các dịch vụ tài chính, kiểm toán, ngân hàng, bảo hiểm được mở rộng. Thị trường dịch vụ bảo hiểm đã được hình thành với sự tham gia của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, dịch vụ tài chính ngân hàng đã có nhiều đổi mới quan trọng, tăng bình quân hàng năm 7,8%.
Các loại dịch vụ khác như tư vấn pháp luật, khoa học và công nghệ... bắt đầu phát triển
2. Nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 1996-2000.
Tổng nhu cầu: 41-42 tỷ
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số vốn
79.367
96.870
97.336
103.900
124.000
Vốn Nhà nước
35.894
46.570
52.536
64.000
74.200
Vốn ngoại quốc doanh
20.773
20.000
20.500
21.000
29.000
Vốn đầu tư trực tiếp
22.700
30.300
24.300
18.900
20.800
Như vậy, tổng số vốn đầu tư đã tăng qua các năm, từ năm 1998 đã chậm lại, năm 2000 bắt đầu tăng khá. Điều đó chứng tỏ ngoài yếu tố chính sách quản lý thì sự tăng lên của vốn đầu tư là yếu tố quyêts định tốc độ tăng trưởng kinh tế đến lượt nó lại có ý nghĩa gia tăng vốn đầu tư xét trên cả 2 mặt : tăng trưởng cao- tiền đề để gia tăng đầu tư và tăng trưởng kinh tế cao hơn sẽ có sức thu hút vốn đầu tư.
b, Cơ cấu theo nguồn lao động.
1996
1997
1998
1999
2000
Cơ cấu lao động
100
100
100
100
100
Vốn Nhà nước
45,2
48,1
54
61,6
59,8
Vốn ngoài quốc doanh
26,2
20,6
21,5
20,2
23,4
Vốn đầu tư trực tiếp
28,6
31,3
24,9
18,2
16,8
Về vốn đầu tư Nhà nước:
Đóng góp lớn nhất vào tổng đầu tư xã hội cũng như sự tăng lên của tổng vốn là nguồn vốn Nhà nước. Đây là nguồn vốn đã chiếm trên dưới 60% trong vài năm nay, đã góp phần quan trọng vào việc hình thành nên các công trình trọng điểm của đất nước, có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư vào những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không muốn làm hoặc không làm được và có tác dụng như một nguồn vốn mới để thu hút các nguồn vốn khác. Hơn thế nữa, đây cũng là nguồn vốn mà Nhà nước có thể trực tiếp điều hành theo kế hoạch để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tăng 14,2% và chiếm 23,8% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội cao nhất trong các nguồn vốn. Nguồn vốn tín dụng năm nay có 2 sự chuyển đổi quan trọng, một mặt về cơ chế đã chuyển đổi từ chỗ chỉ định theo kế hoạch sang cơ chế tín dụng, mặt khác là triển khai chậm trong những tháng đầu năm nhưng cuối tháng cũng khá hơn, nên cả năm vẫn tăng trưởng khoảng 11,6% và chiếm 17% tổng vốn đầu tư phát triển xã hội.
*Về nguồn vốn ở khu vực tư nhân.
Hiện nay Việt nam có khoảng 15 triệu hộ gia đình với thu nhập bình quân 1500-2000USD/hộ/năm. Nhiều hộ gia đình là những đơn vị kinh tế năng động trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ.
Chúng ta có trên 3 vạn doanh nghiệp ngoài Nhà nước và khoảng 1,5 triệu hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp. Vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường nhỏ, từ 10.000USD đến 100.000USD , số doanh nghiệp có vốn trên 1triệu USD rất ít.Vốn của hộ kinh doanh cá thể từ vài ngàn USD đến trên dưới 50.000USD.Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh cá thể có vốn lớn chủ yếu tập trung ở các thành phố. Tuy nhiên, muốn phát triển mạnh hơn nữa cả về số lượng và nhất là chất lượng thì môi trường kinh doanh cần được nâng lên một trình độ cao hơn nữam, tạo niềm tin vững chắc và tinh thần phấn khởi của các nhà doanh nghiệp.
Có gần 3 triệu Việt Kiều tập trung ở Mỹ, Canađa, Pháp, và Đông Âu với mọi lợi thế chủ yếu là chất xám, song tiềm lực tài chính ở mức trung bình. Gần đây, nhờ nhiều chính sách mới nên một số Việt Kiều đầu tư về nước đã tăng lên, đóng góp nhiều kinh nghiệm và tạo lập các mối quan hệ thị trường mới cho sản xuất và kinh doanh trong nước.
Giai đoạn 1996- 2000 , tỷ lệ tiết kiệm của dân cư khoảng 15%GDP, song chỉ có khoảng ẵ số đó được huy động cho đầu tư.
*Nguồn vốn của DNNN :17,8%,
Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước được hình thành từ vốn khấu hao cơ bản và lợi tức sau thuế. Nguồn vốn này trước những năm 1994 đến nay thường thấp, và giảm. Nhưng từ năm 1997 tăng 47,6%, năm 1995 tăng 6%, năm 1996 tăng 74,2%, năm 1997 tăng 131,7%. Tỷ trọng của vốn đầu tư tự có trong tổng vốn đầu tư, xã hội nhìn chung là tăng, từ 3,9% năm 1996 lên tới7,7% năm 1997 và còn tăng trong các năm sau.
Song nhìn chung tỷ trọng vẫn còn nhỏ, chứng tỏ việc đánh gí tài sản cố định chưa đúng, khấu hao chưa hết và hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp
*Nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Theo số liệu tổng hợp của Bộ kế hoạch đầu tư, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký năm 2000 đạt 2398 triệu USD , tăng hơn 200 triệu USD so với năm 1999. Trong đó, mới cấp 344 dự án với tổng số vốn đăng ký 1973 tỷ USD, tăng 11% về số dự án và 26% về vốn đầu tư. Đặc biệt, đầu tư Nhà nước vào các khu công nghiệp, khu chế xuất tăng mạnh(69%về số dự án và 77% về vốn đăng ký)
Mặt khác, đầu tư nước ngoài trong năm qua đã có sự thay đổi đáng kể về chất, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất vật chất( chiếm gần 95% tổng số vốn đăng ký ). Cụ thể là:
Lĩnh vực công nghiệp- xây dựng có 269 dự án được cấp giấy phép đầu tư (tăng gần 20% ) với tổng số vốn đăng ký 1795 triệu USD( chiếm 91%).
Lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp có 36 dự án với vốn đăng ký 122 triệu USD.
Năm 2000 có 2228 triệu USD vốn đầu tư đăng ký được giải ngân, chủ yếu tăng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp( tăng 13,4%), sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp(tăng 54,1%). Đáng chú ý là hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có nhiều chuyển biến tích cực, với tổng doanh thu thực hiện 6500 triệu USD (tăng 35%), kim ngạch xuất khẩu 3320 triệu USD(tăng 28%). Tốc độ tăng trưởng của khu vực đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao 18,6%, riêng ở các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp , khu chế xuất chiếm 51% về doanh thu (3300 triệu USD) và 61,7% về kim ngạch xuất khẩu(2050 triệu USD) của khu vực này.
Qua số liệu trên ta thấy sự phục hồi của đầu tư Nhà nước là dấu hiệu đáng khích lệ và là một phần hệ quả từ các tác động tích cực của các giải pháp thu hút đầu tư mà Chính phủ đã thực thi trong những năm gần đây
II. Thực trạng
thực hiện tổng nhu cầu vốn.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư 40 tỷ / 41-42 tỷ đạt 95% kế hoạch khối lượng VĐT. Tính đến 31-12-2000 đã có 3020 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 44,3 tỷ USD, có 2620 dự án con hiệu lực với vốn đăng ký trên 36,5 tỷ USD. Vốn thực hiện 17,6 tỷ USD chiếm gần 45% tổng số vốn đăng ký.
Thực trạng huy động vốn đầu tư trong nước.
Đóng góp lớn nhất vào tổng đầu tư toàn xã hội cũng như sự tăng lên của tổng vốn là nguồn vốn Nhà nước. Đây là nguồn vốn đã chiếm trên 60% trong vài năm nay, đã đóng góp phần quan trọng vào việc hình thành nên các công trình trọng điểm của đất nước, có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nguồn vốn NSNN tăng 14,2% và chiếm 23,8% tổng nguồn vốn đẩu tư phát triển XH cao nhất trong các nguồn vốn. Nguồn vốn tín dụng năm nay có hai sự chuyển đổi quan trọng, một mặt về cơ chế đã chuyển đổi chỉ định theo kế hoạch sang cơ chế tín dụng: Mặt khác triển khai chậm trong những tháng đầu năm nhưng cuối năm đã khá hơn nên cả năm đã tăng khoảng 11,6% và chiếm 17% tổng VĐT phát triển XH. Nằm trong hai nguồn vốn trên là nguồn vốn ODA được đưa vào nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn tín dụng được cam kết và được giải ngân tăng khá qua các năm. Vậy nguồn vốn ODA đã giải ngân năm 2000 tăng 25% so với năm 1999.
Nguồn vốn tự có của các DNNN chiếm 17,9% tổng VĐT phát triển
toàn XH và tăng 17,4% so với năm 1999. Đạt được kết quả trên có một phần do khấu hao được đẩy nhanh hơn và lợi nhuận sau thuế có khá hơn.
Nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, nhưng lại có tốc độ tăng cao nhất
trong các nguồn vốn là nguồn VĐT ngoài quốc doanh nguồn vốn này năm 2000 tăng tới 38% và chiếm 23,4% tổng số VĐt toàn XH. Đạt được tốc độ cao như trên là do thực hiện luật DN cùng các biện pháp kiên quyết để đưa luật DN vào cuộc sống, một bước quan trọng trong quá trình tháo gỡ cái rào cản về thủ tục hành chính.
Tỷ lệ VĐT phát triển so với GDP đạt 27,9% tuy chưa bằng tỷ lệ trong
các năm từ 1993-1997 nhưng đã cao hơn tỷ lệ của các năm 1998-1999, tỷ lệ này là một tiền đề quan trọng để tăng trường GDP cao dần lên trong những năm tới.
Riêng nguồn vốn đẩu tư từ NSNN, ước thực hiện trong 5 năm 1996 - 2000 khoảng 100 nghìn tỷ đồng, đã tập trung hơn cho lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH, trong đó đầu tư trong lĩnh vực Nông nghiệp khoảng 22,5% cho Công nghiệp 9,5%, cho giao thông vận tải và bưu chính viễn thông 29,8%. Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, Y tế, văn hoá, thể dục thể thao 18,7%, cho các ngành khác 19,5%. Nhờ tăng đầu tư, số công trình được đưa vào sử dụng và năng lực của hầu hết các ngành tăng nhiều, kết cấu hạ tầng có bước phát triển khá, đáp ứng yêu cầu trước mắt và tạo được những năng lực gối đầu cho thời kỳ sau năm 2000.
Trong 5 năm đã xây dựng mới 1200 km, nâng cấp 3790 km đường
quốc lộ, sửa chữa phần lớn các cầu yếu trên các tuyến trục giao thông, làm mới 11,5 km cầu sửa chữa và nâng cấp 200 km đường sắt, khôi phụ 8 cầu với tổng chiều dài là 2,6 km nâng tổng năng lực thông qua hệ thống cảng biển lên 45 triệu tấn/năm, nâng cấp các sân bay quốc tế... nâng tổng năng lực thông qua hệ thống sân bay lên 6,5 triệu hành khách/năm. hệ thống bưu chính viễn thông có bước phát triển khá, được hiện đại hoá về cơ bản. Tất cả các tỉnh và huyện được trang bị tổng đài điện tử, được nối với nhau qua các tuyến cáp quang và viba số. Mật độ số điện thoại là trên 4 máy/100 dân, các thành phố như Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng 20 máy/100 dân, trên 85% số xã trong toàn quốc đã có điện thoại, trên 82% số xã có báo đến trong ngày, 61,5% số xã có điểm bưu điện, văn hoá xã. Mạng viễn thông quốc tế và CNVT có bước phát triển nhanh, hiện đại hơn.
Hệ thống thuỷ lợi được nâng cấp và phát triển trên các vùng đặc biệt là
ĐBSH và ĐBSCL. Diện tích được tưới nước và tạo nguồn nước tăng thêm 82 vạn Ha, tiêu úng tăng 43,4 vạn ha, góp phần nâng cao năng suất cây trồng tăng diện tích tạo điều kiện và khả năng hạn chế, phòng tránh thiên tai, ổn đinh sản xuất lâu dài.
Kết cấu hạ tầng ở nhiều thành phố, đô thị nông thôn được đầu tư cải
tạo nâng cấp. Đến năm 2000 đạt mục tiêu 100% số huyện và 80% số xã, phường trên toàn quốc có điện cơ sở vật chất của các ngành GD và ĐT, khoa học và công nghệ, y tế, văn hoá, du lịch, thể dục thể thao và các nghành khác đều được tăng đáng kể.
Thực trạng huy động vốn đầu tư nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục gia tăng, đóng góp tích cực vào
phát triển KTXH. Trong 5 năm 1996-2000 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa vào thực hiện đạt khoảng 10 tỷ USD gấp 1,5 lần so với 5 năm trước. Tổng VĐT trực tiếp nước ngoài cấp mới và bổ sung đạt 24,6 tỷ USD tăng so với thời kỳ trước 34%.
Cơ cấu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng phù hợp với
yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta, tỷ lệ vốn FDI thu hút vào lĩnh vực sản xuất vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế tăng từ 62% năm 1995 lên 85% năm 2000.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước liên minh Châu Âu EU, ASEAN có chiều hướng tăng so với 5 năm trước (tỷ lệ vốn đăng ký của D.A từ EU bình quân chiếm 23,2% thời kỳ 91-95, tăng lên 25,8% thời kỳ 96-2000; tỷ lệ vốn đăng ký của D.A từ các nước ASEAN tăng tương ứng từ 17,3% lên 29,8%. Riêng các nước thuộc EU, Mỹ, Nhật chiếm 44% tổng số vốn đầu tư đăng ký tại Việt nam.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra 34% giá trị sản xuất toàn ngành CN, khoảng 23% kim ngạch Xuất khẩu (chưa kể dầu khí) và đóng góp trên 12% GDP của cả nước. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút trên 35 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp làm việc trong các ngành XD, TM, dịch vụ liên quan, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản lý và mở rộng thị trường.
Ngoài ra, các DNVN cũng đã từng bước mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đến nay đã có trên 40 dự án đầu tư vào 12 nước và vùng lãnh thổ, chủ yếu trong ngành XD, chế biến thực phẩm. Tuy quy mô còn nhỏ, nhưng qua hoạt động đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp Việt nam có điều kiện nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh được xuất khẩu hàng hoá dịch vụ và lao động ra nước ngoài.
Vấn đề hỗ trợ phát triển chính thức ODA tiếp tục tăng, góp phần quan trọng phát triển cơ cấu hạ tầng.
Hàng năm nguồn vốn ODA cam kết tăng đáng kể, việc giải ngân ngày càng được cải thiện. Tính chung cho 5 năm, nguồn vốn ODA đưa vào thực hiện khoảng 6,1 tỷ USD, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế như điện, giao thông thuỷ lợi, cấp thoát nước, phát triển y tế giáo dục và đào tạo, tăng cường năng lực và thể chế trong các lĩnh vực cải cách hành chính, luật pháp, quản lý kinh tế, hỗ trợ một số lĩnh vực sản xuất như chế biến thuỷ sản, nông sản... nhiều DA đầu tư bằng vốn ODA đã được đưa vào sử dụng góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
III. Kết luận.
Hiệu quả đầu tư năm 2000 tăng mạnh. Nguồn vốn huy động tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm sớm đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Số dự án hoàn thành nhiều hơn năm trước, chỉ riêng nhóm A và nhóm B đã hoàn thành gần 180 dự án, trong đó có những dự án quan trọng như một số công trình về điện (2 tổ máy thuỷ điện sông Hinh, hai tổ máy thuỷ điện Yaly, 3 tổ máy Tourbine khí nhà máy điện Phú Mỹ 1...) Quốc lộ 1, cầu Mỹ Thuận, các sân bay Cần Thơ, Đà nẵng, các cảng ở Quảng Ninh, Hải Phòng...
Trung tâm tập huấn thể dục thể thao quốc gia 1, kiên cố hoá kênh mương, bê tông hoá mặt đường nông thôn một số cơ sở hạ tầng các vụng nghèo, xã nghèo đã được triển khai tốt.
Các công trình đầu tư đã góp phần tiêu thụ sản phẩm, kích cầu, tiêu dùng, góp phần giảm bớt sự ứ đọng vốn, ứ đọng sản phẩm hàng hoá từ năm trước, thời kỳ kinh doanh trước chuyển sang hoặc do sản xuất năm nay tạo thành
Tuy đạt được sự chuyển biến tích cực, nhưng tỷ lệ huy động vốn cho phát triển còn đang rất thấp so với nhu cầu đầu tư phát triển. Tiềm năng về vốn chỉ tính riêng khu vực ngoài quốc doanh theo tính toán thì phần tích luỹ từ các hộ khoảng gần 500 nghìn tỷ, nhưng đến năm 2000 mới huy động được khoảng 29 nghìn tỷ đồng( đó là chưa kể các khoản tích luỹ từ năm trước hiện đang nằm dưới dạng vàng, đôla); nguồn vốn ODA được giải ngân cuãng mới đạt trên49,3% số cam kết và trên 60% số vốn đã ký kết, tổng số vốn FDI thực hiện so với số còn hiệu lực cũng đạt gần 48%, hơn nữa mấy năm nay tăng thấp (năm 1997 đạt 3032 triệu USD, năm 1998 đạt 2198 triệu USD, năm 2000 đạt 2000 triệu USD). Tình trạng đầu tư phân tán, dàn đều vẫn chưa khắc phục được nhiều. Việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư ở cả bộ, ngành, và địa phương chậm, chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng dự án thấp; việc phê duyệt dự án, đấu thầu, xét thầu chậm; việc đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc, kéo dài; tín dụng đầu tư hiệu quả không cao.
Đó cũng là những vấn đề cần được khắc phục trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2001.
Để đạt được mục tiêu GDP tăng trưởng g=7,5%, một mặt phải tăng lượng vốn đầu tư phát triển xã hội, một mặt phải nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
Lượng vốn đầu tư phải đạt 30%, tức là tăng 20,4% so với năm 2000, vốn tín dụng tăng 17,9%, vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước tăng 23,3% vốn ngoài quốc doanh tăng 25,7% và thực hiện vốn FDI tăng 25,9%
Phần III: kế hoạch huy động vốn thời kỳ 2001-2005 và giải pháp
I.Tổng huy động vốn đầu tư.
1.Tổng nhu cầu vốn.
a.Căn cứ.
Mục tiêu tổng quát của chiến lược từ năm 2001-2010 là đẩy mạnh CNH-HĐH tập trung xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao, cần thiết để trang bị lại kỹ thuật, công nghệ tiến hoá cho các ngành công nghiệp nông nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Chất lượng đời sống văn hoá, vật chất của nhân dân được nâng cao lên một cách đáng kể. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được định hình về cơ bản. Nguồn lực con người. Năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường. Vị thế trong quan hệ quốc tế được nâng cao.
a.1. Đưa GDP năm 2010 ít nhất lên gấp đôi năm 2000. Phát triển được một bước quan trọng tiềm lực kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế. ặn định kinh tế vĩ mô, cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh và trong dự trữ ngoại tệ, kiểm soát nội chi ngân sách, lạm phát, nợ nược ngoài, tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt 30%GDP. Xuất khẩu tăng gấp 2 lần nhịp độ tăng GDP. Tỷ trọng GDP của nông nghiệp chiếm 16-17%, công nghiệp 40-41%, dịch vụ 42-43%. Tỷ lệ lao động của nông nghiệp khoảng 50%, tỷ lệ dân cư đô thị hoá khoảng 32-33%.
a.2. Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển của con người(HĐI) của nước ta trong so sánh quốc tế. Xoá đói về cơ bản không có hộ nghèo. Giải quyết cơ bản vấn đề việc làm ở cả đô thị và nông thôn. Nâng tỷ lệ người lao động đào tạo nghề nên khoảng 40%. Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường, hoàn thành phổ cập trung học trong nước . Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống 15-20%, chất lượng đời sống văn hoá, tinh thần được nâng lên rõ rệt trong một xã hội an toàn lành mạnh.
a.3. Năng lực nội sinh về khoa học công nghệ đủ sức ủng hộ các công nghệ hiện đại, tiếp cận được trình độ thế giới và tự phát triển trên một số lĩnh vực, nhất là công nghệ thông tin công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Phát triển mạnh công nghệ phần mền phục vụ tốt yêu cầu trong nước và trở thành lĩnh vực xuất khẩu quan trọng.
a.4. Kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninhvà có một bước đi trươc. Hệ thống đường bộ đảm bảo lưu thông an toàn, thông xsuốt quanh năm. Mạng lưới giao thồn nông thôn được mở rộng và năng cấp. Hệ thống đê xung yếu được củng cố vững chắc, phần lớn là hệ thống thuỷ lợi nội đồng được kiên cố hoá. Hỗu hết các xã có điện sử dụng, có điện thoại và các dịch vụ bưu chính viễn thông cơ bản. Bảo đảm về cơ bản cho trường lớp học phổ thông cho học sinh học cả ngày ở trường. Có đủ giường bệnh cho bệnh nhân.
a.5. Vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước được tăng cường, doanh nghiệp Nhà nước được đổi mới, phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chi phối lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế Nhà nước đều phát triển mạnh. Thể chể kinh tế thị trường định hướng XHCH định hình về cơ bản thông suốt, có hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển và cạnh tranh theo luật.
b. Nhu cầu.
Dựa vào căn cứ trên ta thấy tổng vốn đấu tư cho thời kỳ kế hoạch 2001-2001 khoảng 59-61 tỷ USD chiếm 31-32% nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
g= 7,2%
k= 4,5
Nhu cầu vốn đầu tư theo nguồn vốn
Vốn từ ngân sách Nhà nước
: 20-21%
Vốn tín dụng
:17-18%
Doanh nghiệp Nhà nước
:19-20%
Tư nhân
24-25%
FDI
16-17%
Nhu cầu theo ngành
Nhà nước
:13%
Công nghiệp
:44%
Khoa học công nghệ
:8%
Giao thông vận tải
15%
Công cộng
20%
2.Kế hoạch huy động vốn.
2.1 Huy động vốn trung hạn và dài hạn trong điều kiện hiện nay kế hoạch 5 năm 2001-2005 là bước rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược 2001-2010.
Mục tiêu là: Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Khi đề cặp đến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế, cần phải cân nhắc đến nhu cầu sử dụng các nguồn lực đối với quá trình tăng trưởng của từng ngành. Đối với các quốc gia đang phát triển mà thiếu vốn, thiếu công nghệ thì vai trò của vốn càng trở nên quan trọng, các quốc gia ngày càng phải thu hút nhiều vốn đầu tư và sử dụng có hiệu quả. Nhu cầu về vốn đầu tư và tăng trưởng phát triển kinh tế quốc gia phụ thuộc rất lớn vào năng suất nguồn vốn, năng suất của vốn trong các ngành khác nhau, vì vậy nhu cầu của vốn gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư trong nền kinh tế. Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế từ 6,7-7,2%, lạm phát di trì ở mức 4-5%, Bộ tài chính ước tính nhu cầu đầu tư cho toàn xã hội giai đoạn này vào khoảng 55-57tỷ USD.
Trong đó nguồn vốn trong nước sẽ chiếm khoảng 64-70% tổnh số vốn đầu tư trong xã hội. Vì vậy cần phải có một kế hoạch huy động vốn nhằm đạt mục tiêu đề ra. Huy động vốn từ ngân sách Nhà nước từ các quỹ đầu tư phát triển,từ các doanh nghiệp, từ nhân dân.
2.2. Huy động và sử dụng vốn qua hệ thống ngân hàng.
Tạo dựng và phát triển thị trường vốn nước ta là quá trình có tính quy luật của nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, vừa nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về vốn cho CNH-HĐH. Văn kiện đại hội biểu toàn quốc lần thứ VIII cửa Đảng chỉ rõ: “ Phát triển thị trường vốn thu hút tiền gửi trung hạn và dài hạn của Ngân hàng và công ty tài chính để cho vay và đầu tư phát triển. Mở rộng việc phát hành trái phiếu.
Vốn
Vốn
Vốn
Vốn
Hệ thống ngân hàng
(Tài chính gián tiếp)
Nhà nước người vay
(người chi tiêu)
1. Các doanh nghiệp
2. Chính phủ
3. HGĐ
4. Người nước ngoài
Nhà nước người cho vay
(gửi tiết kiệm)
Các HGĐ
Các doanh nghiệp
Chính phủ
Người nước ngoài
Thị trường chứng khoán
(Tài chính trực tiếp
thị trường vốn
Sau 10 năm đổi mới nền kinh tế nước ta phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Một số nhân tố cơ bản của thị trường vốn đã xuất hiện nhưng còn ở trình độ sơ khai và thiếu đồng bộ, các quan hệ thị trường chưa phát triển nên hạn chế rất lớn đối với mức độ huy động vốn.
- Một là: Vừa phát triển tài chính trực tiếp vừa phát triển tài chính gián tiếp.
ở nước ta, hiện nay vốn giao lưu chủ yếu qua hệ thống ngân hàng, vì chưa có thị trường chứng khoán nên rất hạn chế năng lực huy động vốn và tốc độ chu chuyển vốn.
- Hai là: Vừa phát triển các hình thức tín dụng chính thức vừa phát triển các hình thức tín dụng phi chính thức. Trên thị trường vốn ngoài sự có mặt của các định chế tài chính chính thức như: Ngân hàng, công ty tài chính, thị trường chứng khoán, quỹ tín dụng nhân dân với các hình thức huy động vốn chính thức còn tồn tại các hình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0207.doc