Đề tài Kế hoạch lao động – việc làm thời kỳ 2006 – 2010 và các giải pháp thực hiện

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM 2

I. Lao động - việc làm trong nền kinh tế Việt Nam 2

1 Lao động 2

2. Việc làm 2

II. Kế hoạch hoá lực lượng lao động - việc làm 3

1. Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa 3

2. Nội dung kế hoạch lao động việc làm 4

2.1. Đánh giá các yếu tố tác động đến tình hình lao động - việc làm kỳ kế hoạch 4

2.2. Định hướng và mục tiêu 5

2.3. Chỉ tiêu và các phương pháp tiếp cận 5

2.4. Các chính sách vĩ mô điều tiết sự lưu chuyển sức lao động 9

PHẦN II: KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM 2006 – 2010 VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRONG HAI NĂM 2006, 2007 11

I. Kế hoạch lao động - việc làm 2006 – 2010 11

1.Phân tích thực hiện kế hoạch 2001 – 2005 11

1.2. Thực hiện kế hoạch 2001 – 2005 12

2. Kế hoạch lao động – việc làm giai đoạn 2006 – 2010 16

2.1. Các nhân tố tác động đến kế hoạch lao động việc làm 2006 – 2010 16

2. 2. Định hướng và mục tiêu? 18

2.3. Chỉ tiêu 18

2.4. Các chính sách 18

II. Tình hình thực hiện kế hoạch lao đông - việc làm năm 2006, 2007 19

1. Tình hình thực hiện năm 2006 19

1.1. Kế hoạch lao động - việc làm 2006 19

1.2. Thực trạng 19

2. Tình hình thực hiện năm 2007 25

2.1. Kế hoạch lao động – việc làm năm 2007 25

3. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lao động – việc làm hiện qua hai năm 2006, 2007: 26

3.1. Những điểm đạt được 26

3.2. Hạn chế 27

Phần III: GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN CHO 3 NĂM 2008 - 2010 29

I. Giải pháp về chính sách, cơ chế 29

1. Chính sách: 29

2. Cơ chế: 29

II. Giải pháp về tổ chức, thực hiện 30

1. Về cầu lao động 30

2. Về cung lao động 33

3. Về quan hệ cung cầu trên thị trường lao động 35

KẾT LUẬN 37

Danh mục tài liệu 38

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2100 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch lao động – việc làm thời kỳ 2006 – 2010 và các giải pháp thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm theo ngành kinh tế: cùng với sự đổi mới của đất nước, 5 năm qua cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đã có những biến đổi quan trọng: Lao động trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã tăng lên, lao động trong nông nghiệp giảm xuống. Bảng cơ cấu của lao động có việc làm theo ngành kinh tế Ngành 2001 2002 2004 2005 Nông, lâm, ngư 67.2 60.67 57.89 56.79 Công nghiệp, xây dựng 12.6 15.13 17.35 17.88 Dịch vụ 20.2 24.2 24.75 25.33 Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm tra lao động - việc làm 1/7 các năm 2002 - 2005 Qua bảng ta thấy lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm là 67,2% năm 2001 xuống còn 56,79% năm 2005 đạt mục tiêu của kế hoạch đề ra (56-57%) Lao động công nghiệp, xây dựng đã tăng từ 12,6 % năm 2001 lên 17,88% năm 2005, không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là 22-23% Lao động dịch vụ đã tăng từ 20,2% năm 2001 lên 24,75% năm 2005, vượt chỉ tiêu do kế hoạch đề ra (22-23%) Cơ cấu lao động việc làm chia theo loại hình kinh tế: Bảng cơ cấu lao động có việc làm chia theo loại hình kinh tế Đơn vị % Loại hình kinh tế 2002 2004 2005 Kinh tế nhà nước 10,21 10,26 10.16 Kinh tế ngoài nhà nước 88,67 88.22 88.26 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1,12 1.52 1.58 Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm tra lao động - việc làm 1/7 các năm 2002 – 2005 Qua bảng ta thấy kinh tế nhà nước chiếm 10,21% tăng lên 10,26 % năm 2004 sau đó giảm xuống 10,16 % năm 2005. Kinh tế ngoài nhà nước năm 2002 chiếm 88,67% giảm xuống 88,22% năm 2004, sau đó tăng lên 88,26% năm 2005. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,12% năm 2002, tăng lên 1,525 năm 2004 và 1,58 % năm 2005. 2.1.5. Chất lượng gắn kết cung cầu của thị trường lao động ngày càng tiến bộ, nhưng vẫn còn một số bất cập Chất lượng gắn kết của quan hệ cung cầu lao động thể hiện ở số người có việc làm, thất nghiệp, tiền lương, tiền công và năng suất lao động. Có thể thầy được tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và sử dụng thời gian lao động ở nông thôn qua bảng sau: Bảng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và sử dụng thời gian lao động ở nông thôn Đơn vị % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở thành thị 6.42 6.28 6.01 5.78 5.6 503 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn 74.2 74.3 75.4 77.7 79.1 80.7 nguồn: Niên giám thống kê 2004 : báo cáo kế hoạch điều tra lao động - việc làm 1/7/2005. Qua bảng ta thấy tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở thành thị đã giảm từ 6,42% năm 2000 xuống còn 6,28% năm 2001 và đến năm 2005 chỉ còn 5,3% đạt mục tiêu kế hoach đề ra là 5,4%. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 74,16 % năm 2000 lên 74,26% năm 2001 và 80.7% năm 2005 đạt mục tiêu kế hoạch là 80%. Trong thời gian 2002 – 2005, năng suất lao động xã hội của Việt Nam đã tăng 6,7%/năm. Đó là một tốc độ tăng khá cao. Tuy nhiên, về quy mô theo bộ kế hoạch và đầu tư năm 2005 mới đạt 19.62 triệu động một lao động / năm. Nếu tính GDP bằng USD chia cho số lượng lao động theo tỷ giá hối đoái thực tế của Việt Nam năm 2005 thì mới đạt 123,4 USD thấp xa so với nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc (2152.3 USD): Philippines (2419.2 USD) Indonexia ( 2483.1 USD ): Thái Lan ( 4541.1 USD ) … 2. Kế hoạch lao động – việc làm giai đoạn 2006 – 2010 2.1. Các nhân tố tác động đến kế hoạch lao động việc làm 2006 – 2010 2.1.1. Cung cầu lao động trên thị trượng hiện nay * Cung lao động Năm 2005 lực lượng lao động là 44385.032ngàn người trong đó nam chiếm khoảng 51%, nữ chiếm khoảng 49%. Trong giai đoạn 2001- 2005 bình quân mỗi năm lực lượng lao động tăng 1026 ngàn người một năm. mức tăng lao động khá cao tạo sức ép trên thị trường lao động đối với cầu lao động, thể hiện ở tỷ lệ thất nghiệp của năm 2005 là 5,3%. Lao động ở nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn năm 2005 là 75,05% lực lượng lao động cả nước; trong khi lực lượng lao động ở thành thị chiếm 24.95% Cung lao động thể hiện ở các yếu tố như: trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, năm 1996 số lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học là 26.4% trong tổng lực lượng lao động đến năm 2005 giảm xuống còn 17%. Trong lực lượng lao động, số lao động qua đào tạo liên tục tăng trong nhiều năm, năm 1996 là 10,4%, năm 2004 là 22.3%.Tuy nhiên chất lượnglao động ở nước ta còn một số yếu điểm như: tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, thiếu công nhân kĩ thuật lành nghề và tay nghề cao, chưa có tác phong công nghiệp, cơ cấu cấp trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động qua đào tạo còn bất hợp lí. * Cầu lao động Trong giai đoạn 2001 – 2005 cầu lao động tăng khá cao tốc độ tăng bình quân là 2.4% năm. cầu lao động tăng khá cao là do có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, và sự chuyển dịch tích cực của cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tăng tỷ trọng kinh tế khu vực dịch vụ và công nghiệp. Một nguyên nhân quan trọng nữa ảnh hưởng đến việc tạo mở việc làm nhanh trong thời kì này là tỷ lệ vốn đầu tư trong GDP liên tục tăng từ 14.2% năm 1985 lên 33% năm 2004. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng có tác động tích cực đến tạo mở việc làm, thu hút lao động. 2.1.2. Xu hướng phát triển thị trường lao động đến năm 2010 * Xu hướng cung lao động Trong các năm 2006 – 2010 quy mô lao động tiếp tục tăng. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2005 là 51,58 triệu người, chiếm 63.7% dân số, trong đó thành thị 14.96 triệu người, nông thôn 36,62 triệu người. Theo dự báo dân số đến năm 2010 dân số trong độ tuổi lao động là 56.82 triệu người, chiếm 64.4% dân số, mức tăng khoảng 1,05 triệu người / năm. Năm 2005 lực lượng lao động là 44,6 triệu người và đến năm 2010 là 50.5 triệu người. Tốc độ tăng lực lượng lao động giai đoạn 2006 – 2010 khoang 2,65% năm.Đồng thời, dưới tác động của chính sách giáo dục và đào tạo và với việc tham gia sâu rộng hơn vào thị trường lao động nước ngoài thông qua xuất khẩu lao động, chất lượng lao động tiếp tục được cải thiện. Trong lực lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 40% vào năm 2010, trong đó đào tạo nghề là 26,6% * Xu hướng cầu lao động Theo phương án phát triển kinh tế với tốc độ tăng GDP bình quân trên 8% năm, đầu tư toàn xã hội bình quân 35% GDP/ năm., năng suất lao động xã hội tăng bình quân 5%/năm thì tổng cầu lao động năm 2010 là 49.1 triệu lao động ( thành thị là 29,4%). Cầu lao động trên thị trường lao động ( lao động làm công ăn lương ) năm 2010 là 19,6 triệu người. Cầu lao động cho xuất khẩu lao động có xu hướng tăng dần, thời kì 2006 – 2010 bình quân xuất khẩu lao động đạt 80 – 100 nghìn người/ năm, trong đó trên 50% là lao động có nghề. Xu hướng tiền công, tiền lương trên thị trượng lao động: theo dự báo của cơ quan chức năng thì đến năm 2010 tiền lương tối thiểu khoảng 600-700 nghìn đồng, tiền lương bình quân trả cho người lao động trong các doanh nghiệp tăng gấp 2 – 2,5 lần so với năm 2005. Định hướng và mục tiêu kế hoạch lao động việc làm 2006 – 2010. Ưu tiên dành vốn đầu tư của nhà nước và huy động vốn xã hội để giải quyết việc làm. Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn lao động. tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông lâm và thuỷ sản, tăng lao động trong công nghiệp – xây dựng và tăng lao động trong dịch vụ. 2. 2. Định hướng và mục tiêu? Ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn xã hội để giải quyết việc làm. Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn lao động. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản xuống còn 50 % vào năm 2010, tăng lao động trong công nghiệp và xây dựng lên ít nhất 23 – 24 % và tăng lao động dịch vụ - thương mại lên ít nhất 26 – 27 % 2.3. Chỉ tiêu - Lao động đuợc giải quyết việc làm: 8 triệu người - Tỷ lệ lao động nữ trong tổng số việc làm mới: 50% - Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị: <5% - Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 40% - Tỷ lệ lao động trong công nghiệp trong tổng số lao động: 23 – 24% - Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp trong tổng số lao động: 50% - Tỷ lệ lao động trong dịch vụ trong tổng lao số lao động: 26 – 27% 2.4. Các chính sách - Thực hiện các chính sách khuyến khích đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo việc làm mới; chú trọng khuyến khích phát triển ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều lao động. Thực hiện tốt chương trình khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển làng nghề và kinh tế trang trại - Tập trung nguồn vốn của quỹ cho vay giải quyết việc làm đối với các dự án thu hút nhiều lao động ; sắp xếp và đổi mới và thống nhất trong phạm vi cả nước. Tiếp tục cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội; có cơ chế, chính sách về nhà ở và phúc lợi xã hội để cải thiện đời sống người lao động trong các khu vực công nghiệp, nhất là lao động di cư đến khu công nghiệp tập trung; các trung tâm giới thiệu việc làm, tạo điều kiện phát triển thị trường lao động theo đúng quy hoạch. Đẩy mạnh phong trào thanh niên lập nghiệp; đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn và nông dân ở nơi chuyển đất nông nghiệp sang sản xuất nông nghiệp và dịch vụ. Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố lao động giữa các vùng, hỗ trợ cho người lao động nhập cư được tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Có chính sách bảo đảm dịch vụ y tế và giáo dục cho trẻ em nhập cư. II. Tình hình thực hiện kế hoạch lao đông - việc làm năm 2006, 2007 1. Tình hình thực hiện năm 2006 1.1. Kế hoạch lao động - việc làm 2006 - Lao động đuợc giải quyết việc làm: 1.6 triệu người - Lao động xuất khẩu: 7 vạn người - Tỷ lệ lao động trong công nghiệp trong tổng số lao động: 19% - Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp trong tổng số lao động: 55% - Tỷ lệ lao động trong dịch vụ trong tổng lao số lao động: 26% 1.2. Thực trạng * Cung lao động Năm 2006 lực lượng lao động cả nước là 45.5 triệu người, tăng 2.6% so với năm 2005. Lao động Nam chiếm 51.4% lực lượng lao động và có xu thế tăng nhanh hơn so với số lượng nữ (2.6% so với 1.6%). Lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 12 triệu người tăng 9.1% và chiếm 26.4% lực lượng lao động cả nước. Lực lượng lao động khu vực nông thôn tăng chậm hơn khu vực thành thị (1.8%); năm 2006 có 33.5 triệu người. Mức tăng thấp hơn của lực lượng lao động nông thôn làm cho tỷ lệ này trong lực lượng lao động cả nước giảm từ 74.3% năm 2005 xuống 73.6% vào năm 2006. Tuy nhiên, vẫn còn trên ba phần tư lực lượng lao động sống ở khu vực nông thôn tạo nên việc làm cho lao động ở khuvực này vẫn là vấn đề bức xúc - Mặc dù số lượng lực lượng lao động của cả nước tăng lên, song tỷ lệ tham gia lực lượng lao động có xu hướng giảm từ 71.1% năm 2005 xuống 69.8% năm 2006. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn mức cao so với các nước khác trong khu vực. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở nông thôn là 71.5% cao hơn khu vực thành thị là 6.1%. - Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của Nam và nữ tăng từ nhóm tuổi 15 – 19 đến nhóm tuổi 35 – 39 , và sau đó xu hướng giảm dần ở các nhóm tuổi tiếp theo. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của Nam đạt mức độ cao nhất là 98.8% ở nhóm tuổi 30 – 34, và của nữ là 92.6% ở nhóm tuổi 25 – 29. Có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của cả Nam và nữ từ 35.6% lên 78.8% năm 2006. Trong nhóm tuổi lao động chính là 25 – 49, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của Nam duy trì ở mức cao, từ 89% đến 92.6%. Với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao như vậy, sẽ khó có cơ hội gia tăng thêm tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong những nhóm lao động này. Trong khi đó, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nhóm tuổi trên 60 giảm xuống đáng kể, từ 79.3% trong nhóm tuổi 55 – 59 xuống còn 16.7% trong nhóm tuổi trên 65 đối với Nam, và 58.4% xuống còn 10% đối với nữ * Cầu lao động - Năm 2006 số lao động có việc làm trong cả nước là 44.6 triệu người, tăng 2.7%. Tốc độ tăng số lao động có việc làm tương ứng với tốc độ tăng của lực lượng lao động . So với năm 2005, số lao động có việc làm tăng với tốc độ 3.2%, cao hơn tốc độ tăng việc làm của nữ 1 điểm phần trăm. Tốc độ tăng lao động có việc làm ở thành thị (5%) cao hơn tôc độ tăng lao động có việc làm ở khu vực nông thôn (2%) - Theo ngành kinh tế , lao động vẫn tiếp tục chuyển dịch từ nông lâm nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từ các ngành có năng suất thấp sang năng suất cao hơn. Điều đó cũng phản ánh xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong quá trình chuyển đổi cơ câu kinh tế của nước ta. Tỷ trọng lao động trong nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp giảm nhẹ từ 57.2% năm 2005 xuống 55,7% năm 2006. Lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng tăng từ 18.3% lên 19.1%, còn tỷ trong lao động trong các ngành dịch vụ cũng tăng nhưng thấp hơn, từ 24.5% lên 25.2% tổng lực lượng lao động. - Theo thành phân kinh tế, mặc dù số lượng lao động có việc làm ở khu vực Nhà nước tăng lên song tỷ trọng giảm đi do tác động của những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần của Chính phủ. Năm 2006, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực Nhà nước là 9.9%, giảm 0.3 điểm phần trăm so với năm 2005. Lao động làm việc trong khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng rất lớn (88.1%); trong khi lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy có gia tăng cả về số lượng và tỷ lệ song vẫn còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn (2%) - Phần lớn việc làm ở nước ta được tạo ra trong khu vực hộ gia đình và trong khu vực phi chính thức, đó cũng là lý do tai sao lao động tự làm việc chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các hình thức vị thế công việc khác ở Việt Nam. Năm 2006 làm việc cho bản thân chiếm 41% lao động có iệc làm cả nước. Lao động làm công tăng đáng kể, từ 11.1 triệu người năm 2005 lên 11.9 triệu năm 2006. Tỷ trọng của nhóm này tăng tương ứng từ 25.7% lên 26.8% do sự gia tăng của các ngành công nghiệp và dịch vụ . Cung và cầu đối với những người lam công tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, do đó lao động làm việc gia đình không hưởng công chỉ chiếm 11.6% tổng số lao động có việc làm ; trong khi tỷ lệ này cao gấp ba lần (38.2%) ởkhu vực nông thôn * Thất nghiệp - Tình trạng thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị không được cải thiện so với năm 2005. Tỷ lệ thất nghiệp cả nước là 5.3%, tăng chút ít so với năm 2005 (5.1%) Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động khu vưc thành thị theo vùng kinh tế năm 2005 và 2006 (%) 2005 2006 Toàn quốc 5.13 5.32 Đồng bằng sông Hồng 5.64 5.54 Đông Bắc 5.06 5.54 Tây Bắc 4.9 4.72 Bắc Trung Bộ 4.98 5.24 Duyên hải Nam Trung Bộ 5.51 5.44 Tây Nguyên 4.23 3.16 Đông Nam Bộ 5.61 5.47 Đồng bằng sông Cửu Long 4.87 5.63 Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội Bảng trên cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động khu vực thành thị và của 8 vùng kinh tế năm 2005 và 2006. Có 5 vùng tỷ lệ thất nghiệp giảm, đó là Đồng bằng sông Hồng (giảm 0.1 điểm phần trăm), Tây Bắc (giảm 0.18 điểm phần trăm), Duyên hải Nam Trung Bộ (giảm 0.07 điểm phần trăm), Tây Nguyên (giảm 1.07 điểm phần trăm), và Đông Nam Bộ (giảm 1.04 điểm phần trăm), và ba vùng tỷ lệ thất nghiệp tăng là Đông Bắc (tăng 0.1 điểm phần trăm), Bắc Trung Bộ (tăng 0.26 điểm phần trăm), Đồng băng sông Cửu Long (tăng 0.76 điểm phần trăm). Ở khu vực thành thị, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động độ tuổi trên 24 (chỉ có 3.8%). Đáng chú ý là tỷ lệ thất nghiệp năm 2006 của các nhóm lao động trên và dưới 24 tuổi đều tăng, song tỷ lệ thất nghiệpcủa nhóm dưới 24 tuổi tăng nhanh hơn. Thất nghiệp trong số những người chưa được đào tạo nghề là rất cao so với thất nghiệp trong số những người được tiếp cận tốt hơn tới giáo dục và đào tạo nghề. Vì vậy, nâng cao giáo dục và đào tạo cho những người bước vào thị trường lao động và những người thất nghiệp sẽ giảm thất nghiệp và giúp họ tự thích nghi với nền kinh tế thị truờng * Trình độ giáo dục và đào tạo của lực lượng lao động Một chỉ tiêu quan trọng của chất lượng lao động là trình độ giáo dục và đào tạo của lực lượng lao động. Số lượng lực lượng lao động không đi học và giáo dục trước tiểu học giữ ở mức 7.5 triệu. Nhưng tỉ lệ của hai nhóm này giảm từ 17.2 % năm 2005 xuống 16.8% tổng số lao động có việc làm năm 2006. Điều đáng chú ý là nữ chiếm đa số trong số lực lượng lao động không đi học và có trình độ giáo dục trước tiểu học. Tỉ lệ lao động có trình độ học vấn thấp ở khu vực nông thôn cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ này ở khu vực thành thị. Năm 2006, cứ 100 lao động có việc làm ở khu vực thành thị có hơn 1 người không đi học và nông thôn là gần 5 người. Bảng 2: Số lượng lao động có việc làm theo trình độ học vấn và giới tính năm 2006 (triệu người) Tổng số việc làm Không đi học Trước giáo dục tiểu học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng, ĐH và sau ĐH Cả nước 44.6 1.8 5.7 13.3 14.7 4.8 1.9 2.6 Nam 23.0 0.7 2.7 6.8 7.7 2.8 1.0 1.4 Nữ 21.6 1.1 3.0 6.5 7.0 2.0 0.9 1.2 Nguồn: Bộ lao động, thương binh và xã hội Năm 2006, trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động trong cả nước tiếp tục được nâng cao. Tỉ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo là 32,0% tăng 6.6 % so với năm 2005. Trong đó, tỷ lệ lực lượng lao động khu vực thành thị đã qua đào tạo là 58.15 và khu vực nông thôn là 23.3%. Sự gia tăng tỷ lệ này chủ yếu là do tăng số lượng công nhân kỹ thuật không bằng. Tuy nhiên, lao động không có kỹ năng nghề chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số việc làm ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Trình độ giáo dục và đào tạo của lực lượng lao động là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh cuả một nền kinh tế và sử dụng hiệu quả các tiến bộ công nghệ tiên tiến. Nó cũng phản ánh khẳ năng làm việc của người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu và sự cạnh tranh ngày càng lớn trong thị trường lao động. Điều này cho thấy cần có sự quan tâm đầu tư đúng mức cho giáo dục và đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo cả giới và theo khu vực * Tiền lương và thu nhập của người lao động - Thời gian gần đây, hàng loạt cuộc đình công xãy ra tại Việt Nam, chủ yếu trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lý do khiến công nhân đình công là đòi đước tăng lương tối thiểu do mức lương đó chưa đủ cho chi phí sinh hoạt cho công nhân, chưa nói đến tích luỹ hay gửi về cho gia đình. Chính vì thế, từ 1/2/2006 Chính phủ quy định mức tiền lương áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu vùng theo 3 mức: 710000 đồng/tháng – 790000 đồng/tháng – 870000 đồng/tháng (theo nghị định 03/2006/NĐ-CP) Đối với doanh nghiệp trong nước, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2006/NĐ-CP điều chỉnh mức lương tối thiểu chung được áp dụng từ 1/10/2006. Mức lương tối thiểu mới 450000 đồng/tháng đảm bảo bù đủ trượt giá của năm 2006, cải thiện ít nhiều đời sống người làm công ăn lương, và nâng dần mức lương tối thiểu sát với tiền công thực tế trên thị trường và từng bước thực hiện lộ trình thống nhất mức lương tối thiểu trong các loại hình doanh nghiệp. Như vậy người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được tăng 28.6% (từ 100000 đến 130000 đồng/tháng) Tuy nhiên, mức lương tối thiểu không thống nhất giữa các khu vực tạo ra mâu thuẫn trong nền kinh tế, phản ánh sự thiếu linh hoạt trong chuyển dịch lao động cũng như khác biệt về kỹ năng trên thị trường lao động. Đồng thời mức lương tối thiểu chung vẫn thấp hơn mức lương tối thiểu thực trả trên thị trường lao động, chưa phản ánh sự chênh lệch về giá cả sinh hoạt, chi tiêu, mức sống dân cư giữa các vùng. Do vậy mục tiêu và định hướng tiếp theo là nâng dần mức tiền lương tối thiểu phù hợp với mức lương và tiền công trên thị trường, xây dựng mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp phù hợp với quan hệ cung - cầu lao động; xây dựng Luật Tiền lương tối thiểu. Việc nâng mức tiền lương tối thiểu sẽ cải thiện điều kiện kinh tế của những công nhân có tiền lương thấp, song cũng làm tăng cách biệt về tiền lương giữa những lao động có trình độ tay nghề thấp so với lao động có tay nghề cao hơn trong khu vực thuộc phạm vi điều chỉnh của tiền lương tối thiểu và những khu vực khác. Nâng tiền lương tối thiểu vẫn chưa tạo nên động lực mạnh mẽ để tăng năng suất lao động, đào tạo và thu hút các loại lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật mà nên kinh tế đang cần. Thêm vào đó, phần lớn những công việc mới ở Việt Nam hiện nay được tạo ra trong khu vực phi chính thức, nơi mà việc áp dụng những quy định về tiền lương tối thiểu còn yếu. Tền lương tối thiểu tăng lên trong bối cảnh khu vực thành thị nhỏ bé với phần lớn lao động ở khu vực chính thức, còn khu vực nông thôn thì rộng lớn nhưng chủ yếu lại là khu vực phi chính thức chỉ đẩy người lao động từ nông thôn tới các thành phố để tìm kiếm việc làm. Bởi vậy, cách hiệu quả nhất để nâng cao mức sống của người lao động là nâng cao mức sống của người lao động là tăng cầu lao động thông qua việc phát triển nông thôn, sửa đổi chính sách khuyến khích thông qua tiền lương để người lao động làm việc tận tâm hơn, để tạo động cơ nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động chứ không chỉ tăng tiền lương tối thiểu. Vấn đề cải cách tiền lương và lương tối thiểu cần đặt trong tổng thể cải cách chính sách kinh tế - xã hội, thực hiện phân phối công bằng hơn, tạo động lực tăng năng suất lao động, hiệu quả công tác, tăng trưởng kinh tế, thay đổi phương thức quản lý của Nhà nước về lao động tiền lương phù hợp với nền kinh tế thị trường. Cho đến nay, tiền lương vẫn chưa phản ánh được chất lượng và số lượng lao động bỏ ra. Tiền lương Nhà nước trả chỉ chiếm một phần ba tổng thu nhập, thu nhập từ các nguồn khác vẫn chiếm tới hai phần ba. Tăng lương về cơ bản vẫn chưa do chính sách tiền lương đem lại mà do tăng thu nhập ngoài lương, nhờ kinh tế tăng trưởng. Cải cách tiền lương, do đó, phải bắt đầu bằng việc cải cách lao động xã hội, xoá dần thu nhập ngoài lương, đưa tiền lương chính thức tiến ngang bằng thu nhập hiện nay. Chỉ khi tiền lương trở thành nguồn chính cuar thu nhập thì cải cách tiền lương mới có ý nghĩa thật sự, tác động tích cực đến thu nhập, tiêu dùng, đời sống và sản xuất toàn xã hội. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đang đặt chính sách tiền lương Việt Nam trước yêu cầu bắt buộc phải cải cách nhằm bảo đảm tính cạnh tranh của thị trường lao động, đồng thời bảo vệ được quyền lợi của người lao động trong hoàn cảnh mới. Khi bước vào sân chơi lớn WTO, chính doanh nghiệp sẽ biến áp lực tăng lương trở thành động lực để nâng cao sức cạnh tranh. * Hội nhập và chuyển dịch lao động - Trong nước: Trên thị trường lao động, có sự dịch chuyển lớn về lao động ở làm việc nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, giữa các địa phương và doanh nghiệp.cơ cấu lao động trong các ngành năm 2006: khu vực nông nghiệp 55.7% giảm 1.5% so với năm 2005, khu vực công nghiệp 19.1% tăng 0.8% so với năm 2005, khu vực dịch vụ 25.2% tăng 0.7%. Kết quả này chưa đạt được kế hoạch mà Quốc hội đề ra. Tỷ trọng lao động công nghiệp đạt cao hơn so với KH chút ít (0.1%), tỷ trọng lao động nông nghiệp cao hơn so với KH 0.7%, tyy trọng lao động trong dịch vụ thấp hơn so với KH 0.8%. - Trên tầm quốc tế: việc di chuyển lao động thường xuyên qua biên giới tăng mạnh, tăng cường cơ hội xuất khẩu lao động của Việt Nam. Năm 2006 xuất khẩu lao động khoảng trên 75000 người tăng hơn 5000 người so với năm 2005 (70000 người). Số lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc ngày càng nhiều - Thị trường xuất khẩu lao động được mở rộng, hiện có khoảng 400 ngàn lao động Việt Nam đang làm việc trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tỷ lệ lao động được đào tạo, giáo dục những kiến thức cần thiết, bổ túc tay nghề trước khi đi lao động ở nước ngoài, đa số có việc làm và thu nhập khá. 2. Tình hình thực hiện năm 2007 2.1. Kế hoạch lao động – việc làm năm 2007 - Số lao động được giải quyết việc làm: 1.6 triệu người - Số lao động xuất khẩu: 8 vạn người 2.2. Thực hiện 9 tháng đầu năm 2007, cả nước đã giải quyết việc làm cho 1,18 triệu người, bằng 74% kế hoạch năm; XKLĐ đạt 6,2 vạn người, bằng 77,5% kế hoạch năm. Thị trường lao động tiếp tục phát triển, đã mở rộng thí điểm Sàn giao dịch việc làm tại Trung tâm giới thiệu việc làm. Hình thức Sàn giao dịch việc làm đang phát huy tác dụng tích cực so với hình thức Hội chợ việc làm vì chi phí tổ chức hoạt động giảm đáng kể trong khi tần xuất hoạt động tăng lên. Ngoài ra, đã đầu tư nâng cao năng lực cán bộ, cơ sở vật chất cho hàng chục Trung tâm giới thiệu việc làm tại 30 tỉnh và thành phố. Nhiều hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm khác cũng đã được triển khai khá mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao như xây dựng nhiều mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng; khôi phục và phát triển các làng nghề. 3. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lao động – việc làm hiện qua hai năm 2006, 2007: 3.1. Những điểm đạt được - Trong hai năm qua,nước ta có nguồn lao động dồi dào. Năm 2006, lực lượng lao động cả nước là 45.277 ngàn người tăng gần 2% so với năm 2005. Lao động Việt Nam là lao động trẻ: nhóm tuổi 15 – 34 chiếm tỷ trọng lớn nhất (45.46%), nhóm tuổi 35 – 54 chiếm 46.36%, nhóm tuổi trên 55 chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (8.18%). Điều này cho thấy nguồn nhân lực về số lượng của nước ta là rất lớn. - Dù tỷ lệ tham gia lực lượng lao động có xu hướng giảm 71.1% năm 2005 xuống 69.8% năm 2006,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc01.doc
Tài liệu liên quan