MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 8
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 8
1.1.1 Khái niệm về lực lượng lao động 8
1.1.2 Khái niệm việc làm 10
1.1.3 Kế hoạch hóa Lao động - Việc làm 12
1.2 KẾ HOẠCH HÓA LAO ĐỘNG -VIỆC LÀM : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP . 14
1.2.1 Xác định nhu cầu lao động 14
1.2.2 Xác định khả năng cung cấp lực lượng lao động xã hội và nhiệm vụ giải quyết việc làm kỳ kế hoạch 17
1.2.3 Chỉ tiêu cân đối cung cầu lao động 18
1.2.4 Quy trình xây dựng kế hoạch 19
1.3 VAI TRÒ CỦA KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 19
1.3.1 Kế hoạch việc làm là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 19
1.3.2 Kế hoạch việc làm và kế hoạch tăng trưởng kinh tế 20
1.3.3 Kế hoạch việc làm và kế hoạch vốn đầu tư 20
1.4 KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 21
1.4.1 Giải pháp giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình 21
1.4.1.1 Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 21
1.4.1.2 Giải quyết việc làm cho lao động khu vực thị xã, thị trấn 22
1.4.1.3 Giải quyết việc làm cho các doanh nghiệp 22
1.4.1.4 Sắp xếp lại mạng lưới hệ thống dạy nghề, mở rộng và đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật(CNKT) để đáp ứng yêu cầu tự tạo việc làm và tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá 23
1.4.2 Giải pháp giải quyết việc làm ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc 23
1.4.1.1 Phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại để tạo việc làm 23
1.4.1.2 Khôi phục ngành nghề truyền thống 25
1.4.1.3 Giải pháp di dân nông thôn 25
1.4.1.4 Các giải pháp khác 26
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Đà Nẵng 26
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY 28
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÀ NẴNG 28
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 28
2.1.1.1. Vị trí địa lý 28
2.1.1.2. Dân cư 28
2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế 30
2.1.2.1 Công nghiệp 31
2.1.2.2 Dịch vụ 32
2.1.2.3 Nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp 33
2.1.3 Thực trạng phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội 34
2.1.3.1. Giáo dục và đào tạo 34
2.1.3.2. Về Y tế 34
2.1.3.3. Các hoạt động thể dục, thể thao 35
2.1.3.4. Lĩnh vực văn hóa thông tin 35
2.1.3.5. Về lao động - thương binh - xã hội 36
2.1.4 Hoạt động khoa học công nghệ 37
2.2 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 37
2.2.3.1. Tình hình đội ngũ giáo viên đào tạo nghề 43
2.2.3.2. Về chương trình, nội dung đào tạo 45
2.2.3.3. Trang thiết bị cơ sở hạ tầng 45
2.2.3.4. Một số tồn tại trong công tác dạy nghề 47
2.3 THỰC TRẠNG CÂN ĐỐI CUNG CẦU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.48
2.3.1 Tình hình thất nghiệp từ 2000 đến nay.48
2.3.2 Thực trạng đội ngũ lao động thất nghiệp.49
2.4 TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. 50
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 54
2.4.1. Những mặt mạnh 54
2.4.2. Hạn chế và tồn tại 55
2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại trên 57
CHƯƠNG 3 : KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2010 59
3.1 DỰ BÁO NHU CẦU LAO ĐỘNG VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2010 59
3.1.1 Dự báo nhịp tăng dân số tự nhiên 59
3.1.2 Dự báo nguồn nhân lực Đà nẵng 2009- 2010 59
3.1.3 Dự báo nhu cầu lao động 61
3.2 MỤC TIÊU KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TP. ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2010 62
3.2.1. Mục tiêu phát triển các ngành kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến 2010 62
3.2.1.1. Phát triển mạnh sản xuất CN theo hướng CNH – HĐH 62
3.2.1.2. Phát triển dịch vụ theo hướng tiếp cận các loại hình dịch vụ 63
3.2.1.3. Phát triển ngành nông nghiệp 64
3.2.1.4. Mục tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội chủ yếu 64
3.2.2. Mục tiêu lao động – việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 65
3.3 CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2010 67
3.3.1. Một số chỉ tiêu năm 2009 67
3.3.2. Các chỉ tiêu năm 2010 68
3.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2010 69
3.4.1. Về nâng cao chất lượng đào tạo nghề 69
3.4.1.1. Đối với các cơ quản lý nhà nước 69
3.4.1.2. Đối với các cơ sở đào tạo 73
3.4.1.3. Đối với đơn vị sử dụng lao động 79
3.4.2. Giải quyết việc làm sau đào tạo nghề 80
3.4.2.1. Phát triển kinh tế để tạo việc làm 80
3.4.2.2. Cho vay vốn để hỗ trợ việc làm 82
3.4.2.3. Xuất khẩu lao động 82
3.4.3. Các giải pháp thu hút đội ngũ trí thức 83
3.4.4. Giải pháp phát triển làng nghề 84
KẾT LUẬN 86
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2608 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch Lao động – Việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
687.030
105.865
2007
806.744
699.834
106.910
( Nguồn : Niên giám thống kê Đà Nẵng 1997 - 2007 ) (ĐVT : người)
Do tốc độ đô thị hóa nhanh nên tỷ lệ tăng dân số cao và mật độ dân số cũng tăng theo, từ 535 người/km²/1997 lên 631 người/km²/2006 (mật độ dân số toàn miền Trung đạt 203 người/km² và cả nước là 256 người/km²). Dân số phân bố không đồng đều giữa các quận, huyện; quận tập trung đông dân cư gồm quận Hải Châu, Sơn Trà và quận Thanh Khê. Các quận huyện ngoại thành do điều kiện địa hình, vị trí địa lý không thuận lợi nên dân cư khá thưa thớt, năm 2006 mật độ dân số 2 quận huyện ngoại thành chỉ đạt 150 người/km². Điều này dẫn đến lực lượng lao động bị phân bố không đồng đều giữa các quận huyện, gây khó khăn cho công tác giải quyết việc làm và đào tạo nguồn nhân lực. Dân số khu vực nội thành năm 2007 là 699.834 người chiếm 86,7% tổng dân số toàn thành phố, tăng bình quân 3,5%/năm thời kì 2001 – 2005, đến năm 2007 mức tăng so với năm 2006 là 2,9%.
Thực trạng đào tạo lao động trên địa bàn Thành phố
Tình hình đội ngũ giáo viên đào tạo nghề
Tổng số cán bộ công nhân viên và giáo viên trên địa bàn thành phố hiện có 1.209 người. Tỉ lệ giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên tăng từ 65% lên 84,1%. 83% tổng số giáo viên dạy nghề không qua đào tạo tại các trường sư phạm kỹ thuật, mà chủ yếu là tốt nghiệp tại các trường đại học chuyên ngành khác, trong số này, số đã có chứng chỉ sư phạm bậc I chiếm 24,7%, sư phạm bậc II và chứng chỉ sư phạm dạy nghề 75,3%. Giáo viên dạy nghề không những thiếu mà còn chưa đạt chuẩn theo quy định của chính phủ. Yêu cầu hiện nay của bộ là 15 học sinh/giáo viên. Song trên thực tế cho đến thời điểm hiện nay con số này là 19,5% học sinh/giáo viên.
Như vậy thiếu giáo viên dạy nghề trên địa bàn dẫn đến hệ quả tất yếu là ảnh hưởng chất lượng đào tạo. Việc đào tạo giáo viên dạy nghề ở các nước là đào tạo sư phạm trước và chuyên môn nghiệp vụ sau, còn Việt Nam thì ngược lại.
Qua điều tra khảo sát giáo viên năm 2003 có trên 84% giáo viên yêu gắn bó với nghề nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả đào tạo nghề chưa cao, vì thiết bị giảng dạy cũ và thiếu đồng bộ. Vì vậy, đa số giáo viên trực tiếp đứng lớp yêu cầu đổi mới, cập nhật hóa trang thiết bị giảng dạy phù hợp. Mặt khác, đời sống gia đình giáo viên được biên chế tại các trung tâm dạy nghề không có tiền phụ cấp phần trăm đứng lớp.
Qua khảo sát viên dạy nghề trên địa bàn, đa số được hỏi đều thống nhất cần phải thay đổi về thiết bị dạy nghề và cập nhật hóa ngành nghề đào tạo cho phù hợp.Vì vậy, giáo viên mong muốn được tham gia học tập, nâng cao trình độ có đủ kiến thức giảng dạy với ngành nghề đang đào tạo và với xu thế thay đổi công nghệ của các nhà máy, xí nghiệp đang dần chuyển đổi quy trình sản xuất theo hướng hiện đại hóa. Để thỏa mãn được yêu cầu này giáo viên dạy nghề không thể tự mình tìm kiếm tri thức mới ở nghề đang giảng dạy. Đây là đặc thù của giáo viên dạy nghề khác biệt với một số giáo viên trung học phổ thông hay trung học chuyên nghiệp là sự gắn kết chặt chẽ với công nghệ, thiết bị giảng dạy.
Cán bộ quản lý đào tạo nghề ở địa phương vừa thiếu, vừa yếu ở các cơ sở dạy nghề dân lập, tư thục. Vì vậy, tình trạng chuyển đổi cán bộ quản lý thường phát sinh gây khó khăn trong công tác đào tạo nghề như. Ví dụ điển hình : ở trường dạy nghề tư thục Cao Thắng và trường Công kỹ nghệ dân lập Đà Nẵng, trường dạy nghề dân lập Đông Dương...
Các trường trung ương đảm bảo về đội ngũ quản lý các cơ sở dạy nghề.
Nguồn đào tạo giáo viên dạy nghề phần lớn là các trường kỹ thuật không qua sư phạm, một tỉ lệ nhỏ qua trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chủ yếu ở bộ môn kỹ thuật nữ công ( trường Kinh tế Kỹ thuật Đà Nẵng ).
Đối với nhân viên kỹ thuật bảo hành sửa chữa máy móc, thiết bị dạy nghề hiện nay toàn thiếu.
Đối với lực lượng lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật còn nhiều vấn đề bất cập. Lao động chưa qua đào tạo giảm từ 78,47% năm 1997 xuống còn 51,23% năm 2007 tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 21,53% năm 1997 lên 49,77% năm 2007. Bình quân giai đoạn 1997- 2007, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng 7,5%, giai đoạn 2001 – 2007, tăng nhanh hơn – tăng 10,86%.
Về chương trình, nội dung đào tạo
Chưa được các cấp quản lý ban hành kịp thời và cập nhật hóa dẫn đến khó khăn cho các cơ sở dạy nghề địa phương mới được thành lập.
Chương trình đào tạo nghề dài hạn một số trường vẫn sử dụng chương trình đào tạo cũ của Bộ Giáo dục – Đào tạo trước đây, một số chương trình biên soạn mới được các trường dạy nghề trọng điểm quốc gia như trường Kỹ thuật – Kinh tế Đà Nẵng có chỉnh sửa biên soạn lại phát huy tác dụng tốt, nhưng đa số các trường vẫn chưa được đổi mới và lý do cơ bản khi đổi mới chương trình đào tạo nghề phải phù hợp với trang thiết bị dạy nghề hiện đại để theo kịp với công nghệ sản xuất mới của các nhà máy xí nghiệp. Đặc biệt, sách giáo khoa, sách tham khảo cho đào tạo nghề thiếu và không phổ biến dẫn đến tình trạng học sinh muốn trau dồi, thu thập thêm để bổ sung kiến thức nghề nghiệp đang học thì tìm kiếm không được mà đa số là tài liệu cũ. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên khi học sinh học nghề thường đến tìm giáo viên dạy nghề để tìm hiểu thêm. (qua số liệu khảo sát 79,35% học sinh hỏi thêm ở giáo viên)
Trang thiết bị cơ sở hạ tầng
Tính đến năm 2006, thành phố có 50 cơ sở dạy nghề, trong đó, trung ương quản lý 17 đơn vị và địa phương quản lý 33 đơn vị, nhưng thực chất chỉ có 44 cơ sở dạy nghề có hoạt động, 6 cơ sở còn lại vì thiếu trang thiết bị, một số trang thiết bị dạy nghề thì quá cũ, lạc hậu; đội ngũ giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý công tác dạy nghề thiếu nên không thể chiêu sinh đào tạo.
Tổng diện tích 335.432 m², trong đó các cơ sở do Trung ương quản lý 277.815 m², tỷ lệ 82,82%. Các cơ sở địa phương quản lý 57.617 m², tỷ lệ 17,18%. Quy mô đào tạo 13.427 học sinh.
Giai đoạn 201-2006, các cơ sở dạy nghề địa phương được đầu tư 1,9 triệu USD và 55,21 tỉ đồng từ các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo...,trong đó các cơ sở ngoài công lập đầu tư 28,41 tỉ đồng. Số vốn này tuy chưa đáp ứng được yêu cầu nhưng đã tạo nên sự cải thiện đáng kể về cơ sở vật chất cho hoạt động dạy nghề trên địa bàn.
Diện tích phòng học, thiết bị của các cơ sở dạy nghề trung ương
Tổng số các trường, các trung tâm và cơ sở dạy nghề của Trung ương trên địa bàn thành phố là 17 đơn vị.
Diện tích các cơ sở dạy nghề trên 277.815 m² trong đó sở hữu và thuê của nhà nước 255.236 m².
Tổng số phòng học nghề và thực hành 263 phòng, trong đó phòng học thực hành là 113 phòng và phòng học nghề là 150 phòng.
Tổng giá trị thiết bị có 64.471 triệu đồng, trong đó thiết bị dạy nghề 48.945 triệu đồng, tỷ lệ 75,92%.
Hiện có 11 trường ĐH, CĐ, THCN có tham gia dạy nghề. Diện tích các trường trên 259.015 m² trong đó diện tích sở hữu 255.236 m². Tổng số phòng học nghề và thực hành 245 phòng, trong đó phòng thực hành là 108 phòng và học nghề là 137 phòng.
Tổng giá trị thiết bị dạy nghề 63.217 triệu đồng, trong đó thiết bị dạy nghề 47.595 triệu đồng, tỷ lệ 75,29%.
Các trung tâm tham gia đào tạo nghề : có 5 trung tâm, diện tích trên 42.800 m² trong đó diện tích sở hữu 42.000 m²
Tổng số phòng học nghề 18 phòng, trong đó phòng học nghề 13 phòng và 5 phòng thực hành. Tổng giá trị thiết bị 1,750 tỷ đồng trong đó thiết bị dạy nghề 1,350 tỷ đồng.
Diện tích phòng học, thiết bị của các cơ sở dạy nghề địa phương
Diện tích các trường 57.617 m² trong đó diện tích thuộc sở hữu 48.584 m². Tổng số phòng học nghề và thực hành 200 phòng, trong đó phòng học thực hành 68 phòng và phòng học nghề 132 phòng.
Tổng giá trị thiết bị 45.025 triệu đồng, trong đó thiết bị dạy nghề 36.401 triệu đồng, tỷ lệ 80,85%.
Tổng số phòng học nghề thực hành 88 phòng, trong đó có 27 phòng học thực hành và 61 phòng học nghề.
Diện tích các trường 28.820 m², trường ngoài công lập 20.000 m² chiếm 69,4%.
Tổng giá trị thiết bị 37.200 triệu đồng, trong đó trường công lập 32.000 triệu đồng, tỷ lệ 86,2%, các trường ngoài công lập 5.200 triệu đồng, tỷ lệ 13,97%.
Một số tồn tại trong công tác dạy nghề
Đa số học sinh và phụ huynh chọn trường nghề và trung tâm dạy nghề là bất đắc dĩ, vẫn không coi trọng người thợ, chỉ chú trọng đến hệ cao đẳng, đại học, thậm chí vào trường nghề để tránh nghĩa vụ quân sự, chờ thời cơ thi lại đại học.
Các danh mục nghề nghiệp vẫn chưa được cập nhật thông tin đầy đủ nên đa số học sinh ít có cơ hội lựa chọn con đường nghề nghiệp để học tập, hơn nữa, các nơi đào tạo vẫn tiến hành dạy những nghề đã đầu tư sẵn, chưa mạnh dạn phát huy những nghề mới, như tự động hóa, cơ điện tử, kỹ thuật hàng hải, công nghệ sinh học, da giày...
Việc tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp lại không rõ ràng, dứt khoát và không rơi đúng thời điểm học sinh ra trường, khiến cho một bộ phận học sinh học nghề lúng túng dẫn đến tâm trạng hoang mang lo sợ thiếu việc làm.
Thiếu chính sách khuyến khích về “thi thợ giỏi, bàn tay vàng”. Công nhận người thợ vàng trong khen thưởng, có lương bổng đủ nhu cầu đời sống, khích lệ học sinh phổ thông tích cực đến học với các cơ sở dạy nghề.
THỰC TRẠNG CÂN ĐỐI CUNG CẦU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Tình hình thất nghiệp từ 2000 đến nay
Năm 2000, số lượng lao động trên thành phố Đà Nẵng là 330.827 người với cơ cấu theo các ngành kinh tế thủy sản nông lâm, công nghiệp và dịch vụ là 30,21; 31,83; 37,96; theo sau đó là tỉ lệ thất nghiệp 5,95%. Tuy nhiên tỉ lệ thất nghiệp này đã giảm xuống theo các năm khi nguồn lao động tăng lên được giải quyết việc làm khá hiệu quả bởi các chính sách cảu thành phố. Đến năm 2003, lực lượng lao động tăng lên đến 355.820 người, nhưng tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn 5,17%. Cho đến năm 2008, tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống với tỉ lệ rất khả quan 4,9%, với số lượng thất nghiệp là 15.530 người. Tỉ lệ giảm thất nghiệp vẫn là chưa tốt bởi vì khi so sánh với số lượng thất nghiệp năm 2000 là 19.188 người. Như vậy từ năm 2000 đến năm 2008 số lượng lao động thất nghiệp giảm đi là 3.658 người, con số này chưa nói lên được nhiều.
Thực trạng đội ngũ lao động thất nghiệp
Cơ cấu thất nghiệp
Bảng 12 : Cơ cấu thất nghiệp từ 2003-2007
2003
2004
2005
2006
2007
Dân số
757.270
771.828
790.191
798.937
806.744
Nguồn lao động
438.962
451.663
487.096
518.507
525.440
Lực lượng lao động
355.820
370.978
386.487
393.277
399.550
- Lao động có việc làm
337.424
351.836
367.761
368.208
379.730
- Học sinh, sinh viên
72.000
73.800
81.264
87.021
88.880
- Đối tượng thất nghiệp
11.142
6.885
13.445
38.209
36.970
Tỷ lệ thất nghiệp(%)
5,17
5,16
5,05
5,06
5,02
(Nguồn : Niên giám thống kê 2007)
Ta có thể thấy lực lượng lao động tăng lên hàng năm rất đều đặn, và cơ cấu đội ngũ thất nghiệp và đội ngũ không tham gia lao động cũng tăng lên theo. Nhưng tỉ lệ này đang có chiều hướng giảm đi, năm 2003 tỉ lệ thất nghiệp là 5,17% nhưng năm 2007 là 5,02%, và đến năm 2008 đã là 4,9%.
Nguyên nhân của thất nghiệp
Do lượng dân di cư từ nông thôn ra thành phố càng ngày càng cao, khiến việc giải quyết vấn đề việc làm cho những lao động gặp nhiều khó khăn.
Vấn đề kế hoạch hóa dân số chưa phát huy được hiệu quả, dẫn đến tỉ lệ sinh cao. Một phần là do nhận thức của người dân.
Một bộ phận người lao động trong độ tuổi lao động không có ý thức tham gia lao động.
Các chính sách để hỗ trợ việc làm cho người lao động chưa được quan tâm đúng mức.
TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Vấn đề việc làm được giải quyết theo chiều hướng ngày càng tốt hơn. Nến kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao đã tác động tích cực đến vấn đề giải quyết việc làm. Sự phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhất là trong những năm gần đây, đã thu hút nhiều lao động và có xu hướng tăng cao. Khu vực kinh tế nhà nước giải quyết việc làm tăng ít, chủ yếu tuyển dụng thay thế lao động dôi dư do chủ trương sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Trong giai đoạn 1997-2008, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 275.459 người, số lao động được giải quyết việc làm bình quân tăng là 8,05%/ năm. Riêng số lao động được giải quyết việc làm trong 4 năm 2005-2008 (giai đoạn thực hiện Đề án “Có việc làm” của Thành phố) tăng cao, bình quân trên 3 vạn lao động/năm. Như vậy, ngoài nguyên nhân khách quan tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra nhiều việc làm mới thì các chính sách, giải pháp hỗ trợ trực tiếp trong Đề án “Có việc làm” đã tác động tích cực trong vấn đề giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã tăng từ 21,56% năm 1997 lên 48,77% năm 2007.
Lực lượng lao động đa số trẻ, lao động có độ tuổi >35 chiếm 41,08% (năm 2007); phân bổ chủ yếu ở khu vực đô thị, chiếm 87,62%, khu vực nông thôn chiếm 12,3 %.Trong các chỉ số về lao động, tốc độ tăng trưởng của lao động nữ luôn cao. Nữ trong lực lượng lao động tăng từ 48,4% năm 1997 lên 49,18% năm 2007. Các ngành công nghiệp may mặc, chế biến, gia công lắp ráp phát triển đã thu hút một lượng lớn lao động nữ.
Lao động có việc làm chuyển dịch theo hướng tăng mạnh lao động làm việc trong các ngành dịch vụ, giảm dần lao động trong ngành nông nghiệp. Giai đoạn 1997 – 2007, tốc độ giảm bình quân lao động ngành nông lâm, thủy sản là 4,02%, tốc độ tăng bình quân lao động ngành dịch vụ là 9,62%, tốc độ tăng bình quân ngành công nghiệp và xây dựng là 6,24%. Chuyển dịch lao động như vậy là phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Từ năm 2000 đến năm 2008 đã giải quyết việc làm cho 17.229 lao động. Mức tăng việc làm cho mỗi năm là đều đặn, kéo theo đó là số lượng lao động qua đào tạo cũng tăng nhanh, đến cuối năm 2007 đã là 48,77%.
Bảng 13 : Giải quyết việc làm của thành phố Đà Nẵng
(Đơn vị tính: người, % )
Năm
Giải quyết việc làm
LĐ qua đào tạo
2000
16.771
23,53
2001
18.500
31,01
2002
19.800
34,38
2003
22.120
37,28
2004
24.136
39,65
2005
30.543
47,11
2006
32.101
46,55
2007
33.185
48,77
2008
34.000
-
(Nguồn : Thông tin KH : PTKTXH Đà Nẵng tháng 1-2009)
Bảng 14 : Lao động và việc làm TP. ĐN giai đoạn 2000-2008( ĐVT : người)
Năm
Lực lượng lao động
Lao động có việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp
(%)
2000
322.493
303.305
5,95
2001
338.500
319.750
5,54
2002
348.997
330.675
5,25
2003
355.820
337.424
5,17
2004
370.978
351.836
5,16
2005
386.487
367.761
5,05
2006
387.277
368.208
5,06
2007
399.550
379.730
5,02
2008
407.680
392.150
4,90
(Nguồn : tập san phát triển kinh tế xã hội thành phố ĐN tháng 1 năm 2009)
Từ năm 2001 đến năm 2006, số lao động được giải quyết việc làm tăng từ 18.500 người lên 32.101 người. Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho trên 24.500 lao động. Riêng năm 2006, có hơn 365.000 người được thu hút vào làm việc trong các ngành, tăng 45.000 người so với năm 2001; hơn 32.000 lao động được giải quyết việc làm; tỉ lệ thất nghiệp còn 5,06%. Đến năm 2008 lao động có việc làm đã tăng lên 392.150 người đóng góp vào lực lượng lao động là 407.680 người. Điều này đã kéo tỉ lệ thất nghiệp năm 2008 xuống còn 4,9% (năm 2000 tỉ lệ thất nghiệp là gần 6%).
Chương trình ”3 có” ở Đà Nẵng nhằm mục tiêu tạo cho người dân thành phố có việc làm- có nhà ở- có nếp sống văn minh đô thị. Một trong 3 thứ cần phải có là có việc làm, thuộc chức năng nhiệm vụ của ngành Lao động- Thương binh và Xã hội, do đó thực hiện Quyết định số 33/QĐ- UBND ngày 11/04/2006 của UBND thành phố ban hành Đề án tổ chức Chợ việc làm định kì trên địa bàn, sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã thành lập ban tổ chức và triển khai tổ chức. Phiên giao dịch đầu tiên vào đầu tháng 5 năm 2006.
Hoạt động chợ việc làm định kỳ trên địa bàn đã có tác động tích cực, trực tiếp góp phần thực hiện chương trình 3 có của thành phố trong thời gian qua. Chợ việc làm đã tổ chức được 16 phiên giao dịch, trong đó có 4 phiên tổ chức thêm điểm mở rộng, gồm 1 phiên tại quận Liên Chiểu, 1 phiên tại khu vực Cẩm Lệ- Hòa Vang và 2 phiên tại trường Đại học Duy Tân vào tháng 7/2006 và tháng 7/2007. Qua 16 phiên giao dịch có 1.767 lượt đơn vị tham gia đăng kí tuyển dụng, trong đó trên 23% đơn vị tham gia trực tuyến tuyển chọn, phỏng vấn và trên 35.000 lượt người tham gia các phiên giao dịch. Đến năm 2008, sau khi kết thúc phiên giao dịch Chợ việc làm lần thứ 4 diễn ra trong hai ngày 5 và 6-8 với hơn 5.450 lượt người tham gia, đã có 1.423 lao động qua sơ tuyển đạt yêu cầu của các nhà tuyển dụng - tin từ Trung tâm giới thiệu việc làm (Sở LĐ-TB-XH). Mặc dù vậy, nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông của các doanh nghiệp vẫn chưa được đáp ứng, chỉ tuyển được 700 lao động so với nhu cầu là 2.320, số lao động có trình độ trung cấp tiếp cận với Chợ việc làm nhiều hơn so với trước.
Tổng lượt nhu cầu tuyển dụng đăng ký qua các phiên giao dịch là 35.106 lao động. Trong đó, tổng lượt nhu cầu tuyển lao động chưa qua đào tạo vào làm việc trong các ngành may mặc, chế biến thủy, bán hàng, làm công việc phổ thông... chiếm tỉ lệ gần 70%. Các phiên giao dịch đã chắp nối, giới thiệu cho các tuyển dụng 14.719 lao động, trong đó lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng 5.016, lao động có trình độ trung cấp 4.105, lao động là công nhân kỹ thuật 1.420, lao động chưa qua đào tạo 4.178.
Các doanh nghiệp đã tiếp nhận sơ tuyển, phỏng vấn và đạt kết quả 8.132 lao động, trong đó lao động có trình độ đại học- cao đẳng chiếm 31%, lao động có trình độ trung cấp chiếm 22,4%, lao động là công nhân kỹ thuật chiếm 9.9%, lao động chưa qua đào tạo 36,7%.
Nhìn chung chợ việc làm định kỳ nhằm hỗ trợ người lao động về thông tin tuyển dụng, điều kiện tham gia dự tuyển, các thông tin liên quan hỗ trợ người lao động trên đường tìm việc và hỗ trợ kết nối chỗ việc làm trống, kịp thời đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện gặp gỡ tập trung, tiếp xúc thỏa thuận trên cơ sở bình đẳng. Thời gian qua, Ban tổ chức vừa tổ chức thực hiện kinh nghiệm bổ sung hoàn thiện dần, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu các đối tượng sử dụng dịch vụ Chợ việc làm.
Lao động tham gia dự tuyển qua các phiên giao dịch nhờ thường xuyên tiếp cận được thông tin hỗ trợ trên đường tìm việc nên tỉ lệ đạt yêu cầu nhà tuyển dụng có xu hướng tăng dần. Bình quân chung đạt 55,25%, trong đó lao động có trình độ đại học – cao đẳng là 50,47%, lao động có trình độ trung cấp 44,3%, lao động là công nhân kỹ thuật 56,26%, lao động chưa qua đào tạo 71,5%. Việc làm được giải quyết phân theo các thành phần kinh tế, chương trình đã được đáp ứng một phần khá lớn qua các năm. Từ năm 2000 là 16.771 lao động, qua 7 năm con số này đã là 33.185 lao động. Trong đó, khu vực dân doanh có lượng lao động tăng nhanh nhất, từ 3.654 lao động năm 2000 tăng lên 14.910 lao động năm 2007, bên cạnh đó số lượng lao động xuất khẩu lại giảm rất nhanh. Ta có bảng thống kê sau :
Bảng 15 : Lao động được giải quyết việc làm ở Đà Nẵng, phân theo thành phần kinh tế, chương trình, 2000 – 2007(đơn vị : lao động)
Tổng cộng
CHIA RA
Khu vực Nhà nước
Khu vực dân doanh
Khu vực FDI
Chương trình, dự án
Xuất khẩu LĐ
2000
16.771
5.073
3.654
3.267
4.293
484
2001
18.500
6.919
4.497
3.462
3.361
492
2002
19.800
5.968
6.183
4.388
2.965
296
2003
22.120
5.975
6.750
6.620
2.605
358
2004
24.136
4.585
8.078
7.428
4.045
210
2005
30.543
2.036
10.901
6.214
11.258
134
2006
32.101
4.225
14.350
6.499
6.774
253
2007
33.185
4.263
14.910
8.194
6.873
20
TC
197.156
39.044
69.323
46.072
42.174
2.247
(Nguồn : Niên giám thống kê 1997-2007)
Về tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp ở Đà Nẵng giai đoạn 2001-2007 có giảm nhưng không đáng kể. Năm 2001, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 5,54%, đến năm 2005 giảm xuống cong 5,05% ( cả nước 5,31% ), năm 2007 là 5,02%. Trong số thất nghiệp năm 2007, có đến 59,31% là lao động chưa qua đào tạo, tuổi đời trẻ, nam thất nghiệp nhiều hơn nữ; thành thị thất nghiệp nhiều hơn nông thôn.
Năm 2007, tỷ lệ thất nghiệp của lao động qua học nghề là 9,75%, cao đẳng , đại học là 14,74%, trung cấp là 16,66%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động qua học nghề thấp hơn so với các loại lao động khác. Lao động qua học nghề dễ có cơ hội tìm được việc làm hơn so với số sinh viên tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Những mặt mạnh
Nhận thức của xã hội về dạy nghề gắn với phát triển kinh tế , giải quyết việc làm ngày càng được nâng lên và được các ngành, các cấp quan tâm hơn. Cùng với việc ban hành chính sách thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, thành phố đã ban hành và tổ chức thực hiện các đề án, chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề, giải quyết việc làm, chấp chỉnh kịp thời các hành vi sai phạm.
Hoạt động giới thiệu việc làm ngày càng phát huy hiệu quả, nhất là từ khi tổ chức Chợ việc làm định kỳ hàng tháng đã góp phần tích cực trong kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ người lao động nhanh chóng tìm việc làm và hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động.
Hoạt động dạy nghề đã có những chuyển biến tích cực, số lượng cơ sở dạy nghề và vốn đầu tư cho dạy nghề tăng đáng kể, phòng học, nhà xưởng được cải thiện. Phát triển nhiều hình thức dạy nghề đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Chất lượng dạy nghề từng bước được nâng lên, góp phần tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.
Hầu hết các cơ sở dạy nghề đều có sự quan tâm đầu tư phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao đẳng trở lên chiếm tỉ lệ ngày càng cao, đặc biệt số giáo viên dạy nghề có trình độ sau đại học trong những năm gần đây tăng nhanh.
Về số lượng : nguồn lao động dồi dào chiếm tỉ lệ từ 57,6% dân số năm 1997 và tăng lên 65,9% năm 2006 (chủ yếu là do di dân. Từ năm 1997 đến năm 2006, lực lượng lao động tăng bình quân 3,3%/năm, năm 2006 là 387.277 người. Trong đó lao động đã qua đào tạo tăng từ 64.487 người năm 2977 lên 177.090 người. Hiện nay nguồn lao động trẻ có độ tuổi < 35 chiếm tỷ lệ 41,08% (năm 2007) là mặt mạnh có thể phát huy nếu được quan tâm đào tạo và sử dụng tốt.
Về trình độ học vấn : lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có trình độ cấp 2 tăng từ 25,1% năm 2001 lên 29,1% năm 2006, cấp 3 tăng từ 34,4% năm 2001 lên 41,4% năm 2006.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật : tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế chưa qua đào tạo giảm từ 71,2% năm 2001 xuống còn 53,9%, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật tăng dần từ 28,8 năm 2001 lên 46,1%. Người lao động thành phố có truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, cần cù, chịu khó.
Hạn chế và tồn tại
Mặc dù số người học nghề và số người được giải quyết việc làm ngày càng tăng, nhưng tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động, kể cả lao động có tay nghề và lao động phổ thông vẫn khá nghiêm trọng. Nguyên nhân do quy mô dân số thành phố nhỏ, thiếu lực lượng lao động, hoạt động dạy nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, hoạt động dạy nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, trong khi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn là rất lớn và đa dạng.
Công nhân kỹ thuật được đào tạo đang làm việc trong nền kinh tế chiếm tỉ lệ 21,8% trong tổng số lao động đang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21782.doc