Đề tài Kế hoạch phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006 - 2010

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

NỘI DUNG KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH 3

I. Khái niệm, bản chất và đặc trưng của du lịch 3

1. Khái niệm 3

2. Bản chất của du lịch 4

2.1. Từ góc độ nhu cầu của khách du lịch 4

2.2. Từ góc độ sản phẩm du lịch 5

2.3. Từ góc độ tìm kiếm thị trường 5

3. Các loại hình du lịch 6

3.1. Theo nhu cầu của khách du lịch 6

3.2. Theo phạm vi lãnh thổ. 7

3.3. Theo hình thức tổ chức 7

4. Các đặc trưng của du lịch 8

4.1. Đa ngành 8

4.2. Tính cộng đồng và đa thành phần 9

4.3. Đa mục tiêu 9

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch 9

5.1. Sự phát triển du lịch phụ thuộc vào nhận thức của xã hội, của các ngành trong nền kinh tế về vai trò, ý nghĩa và vị trí của ngành du lịch. 9

5.2. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế 10

5.3. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch 11

5.4. Điều kiện sống 12

II. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An 12

1.Vai trò của du lịch đối với đời sống xã hội 12

2. Vai trò của du lịch đối với kinh tế 13

3. Vai trò của du lịch đối với giữ gìn văn hoá 14

4. Vai trò của du lịch đối với môi trường 15

III. Nội dung kế hoạch phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006-2010 16

1. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch 5 năm trong phát triển du lịch Nghệ An 16

2. Nội dung kế hoạch phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006-2010 17

2.1. Quan điểm phát triển 17

2.2. Phương hướng phát triển 17

2.3. Mục tiêu phát triển 17

2.4. Các chỉ tiêu phát triển 17

2.5. Mạng lưới du lịch Nghệ An 18

2.6. Các giải pháp thực hiện 19

CHƯƠNG II: 21

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỆ AN THỜI KỲ 2001-2005 21

I. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nghệ an 21

1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch Nghệ An 21

1.1. Điều kiện tự nhiên và kết cấu hạ tầng 21

1.2. Tài nguyên du lịch Nghệ An. 22

2. Mạng lưới du lịch trên lãnh thổ tỉnh Nghệ An. 25

2.1. Hình thành các tuyến du lịch theo các loại hình: 26

2.2. Hình thành các tour du lịch chính như: 26

2.3. Các tuyến du lịch liên tỉnh: 27

2.4. Du lịch quốc tế 28

3. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch Nghệ An 28

II. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2001-2004 29

1. Đánh giá chung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2001-2004: 29

1.1. Công tác quy hoạch phát triển du lịch 29

1.2. Công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật: 30

1.3. Công tác đào tạo nguồn nhân lực 31

1.4. Công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch 32

1.5. Công tác quản lý Nhà nước các hoạt động du lịch trên địa bàn: 33

2. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch cơ bản thời kỳ 2001-2004: 34

2.1. Tổng số lượt khách: 34

2.2. Số ngày lưu trú bình quân 1 khách: 35

2.3. Chỉ tiêu doanh thu: 36

2.4. Chỉ tiêu giá trị sản xuất: 39

2.5. Chỉ tiêu giá trị tăng thêm: 40

2.6. Chỉ tiêu nộp ngân sách. 40

3. Đánh giá kết quả hoạt động các loại hình kinh doanh du lịch: 40

3.1. Kinh doanh cơ sở lưu trú: 40

3.2. Kinh doanh lữ hành 42

3.3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch 43

4. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 44

4.1. Những tồn tại yếu kém 44

4.2. Nguyên nhân 45

III. Định hướng phát triển du lịch Nghệ An năm 2005 47

1. Chỉ tiêu khách du lịch 48

1.1. Tổng số lượt khách 48

1.2. Số ngày lưu trú bình quân 1 khách 48

2. Chỉ tiêu doanh thu 48

3. Chỉ tiêu giá trị sản xuất 48

4. Chỉ tiêu giá trị tăng thêm 48

5. Chỉ tiêu nộp ngân sách 49

6. Chỉ tiêu khách sạn 49

7. Chỉ tiêu nguồn nhân lực 49

CHƯƠNG III 51

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỆ AN THỜI KỲ 2006-2010 51

I. Quan điểm, phương hướng phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006-2010. 51

1. Quan điểm phát triển 51

2. Phương hướng phát triển 52

II. nội dung kế hoạch phát triển du lịch Nghệ an thời kỳ 2006-2010 52

1. Mục tiêu phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006-2010 53

2. Nhiệm vụ phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006-2010 54

2.1. Phát triển các tuyến du lịch trọng điểm của Nghệ An thời kỳ 2002-2010, gắn phát triển du lịch văn hoá với các lễ hội truyền thống 54

2.2. Các chỉ tiêu kế hoạch phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006-2010. 56

3. Danh mục các dự án đầu tư phát triển du lịch Nghệ An trong thời kỳ 2005-2010 62

III. Một số giải pháp phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006-2010: 62

1. Giải pháp về công tác quy hoạch: 62

2. Giải pháp về đầu tư: 66

2.1. Đầu tư xây dựng các khu du lịch: 66

2.2. Đầu tư phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí: 67

2.3. Đầu tư bảo vệ tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển các lễ hội truyền thống, có sức thu hút khách du lịch: 67

2.4. Đầu tư phát triển phương tiện vận tải khách du lịch chất lượng cao: 68

2.5. Đầu tư phát triển hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch: 68

2.6. Đầu tư cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch của đội ngũ cán bộ và lao động trong ngành du lịch: 68

2.7. Tăng cường đầu tư cho công tác tuyên truyền quảng cáo, xúc tiến du lịch. 68

3. Giải pháp về cơ chế chính sách: 68

3.1. Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư: 68

3.2. Cơ chế chính sách về thị trường: 69

4. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực: 69

5. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo và xúc tiến phát triển du lịch: 70

6. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ du lịch và hiệu quả kinh doanh du lịch 71

7. Giải pháp về công tác quản lý Nhà nước: 74

IV. Một số kiến nghị đối với nhà nước và tỉnh Nghệ An: 75

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

MỤC LỤC 80

 

doc82 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hởi sắc cho du lịch Nghệ An phát triển. 1.3. Công tác đào tạo nguồn nhân lực Nghị quyết 12 NQ/TƯ đã chỉ rõ nhiệm vụ: “Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước và đội ngũ những người kinh doanh du lịch thuộc các thành phần kinh tế về nghiệp vụ, ngoại ngữ, phong cách giao tiếp và tinh thần phục vụ”. Những năm vừa qua cùng với sự phát triển ngành du lịch, đội ngũ lao động trong ngành được tăng nhanh, năm 2000 toàn ngành có 2.500 lao động, đến năm 2004 đã tăng lên 3.658 người, chưa kể hàng ngàn lao động thời vụ được sử dụng trong mùa cao điểm, chất lượng lao động ngày càng được tăng cường, 9% lao động có trình độ đại học, cao đẳng, 52% lao động đựơc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, trình độ ngoại ngữ bước đầu đã có tiến bộ, gần 10% lao động trực tiếp có bằng ngoại ngữ từ trình độ A trở lên. Để đáp ứng tốc độ gia tăng về lực lượng lao động, nâng cao chất lượng phục vụ, những năm vừa qua ngành du lịch đã đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ quản lý và công nhân lao động, kết quả từ năm 2001 đến 2004 đã có 130 lượt cán bộ được đào tạo bồi dưỡng về quản lý du lịch, quản lý khách sạn, nhà hàng, trên 300 công nhân lao động đựơc gửi đi đào tạo nghiệp vụ du lịch ở các trường du lịch Trung ương, gần 360 lao động được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn- bar, hướng dẫn du lịch, kỹ thuật nấu ăn. 1.4. Công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch Để đạt được mục tiêu thu hút khách du lịch ngày càng đông đến với Nghệ An, công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch trong những năm qua được tăng cường đẩy mạnh và đạt được một số kết quả bước đầu: tham gia có hiệu quả các hội chợ, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế, tham gia các hội thi do Tổng cục Du lịch tổ chức, qua đó giới thiệu du lịch Nghệ An với thị trường du lịch trong và ngoài nước. Năm 2001-2003 đã in ấn phát hành 3.000 cuốn sách “Hướng dẫn du lịch Nghệ An”, hơn 10.000 tờ gấp giới thiệu tiềm năng du lịch Nghệ An, chưa kể hàng vạn tờ gấp quảng cáo của các khách sạn, trung tâm lữ hành trên địa bàn, lắp đặt biển tấm lớn quảng cáo du lịch tại các đầu mối giao thông các khu du lịch, hoàn chỉnh hệ thống biển chỉ dẫn vào các khu, điểm du lịch trên các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 46. Đặc biệt năm 2003 trang website du lịch Nghệ An theo đường truyền Tổng cục Du lịch được chính thức khai trương góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền quảng bá du lịch làm cho hình ảnh Nghệ An ngày càng có ấn tượng sâu sắc đối với du khách và nhân dân cả nước. Mặt khác ngành thường xuyên phối hợp với các báo, đài Trung ương, địa phương để kịp thời phản ánh, đưa tin các hoạt động và sự kiện du lịch của địa phương, duy trì bản tin nội bộ ngành định kỳ với chất lượng đổi mới. Trước yêu cầu của hoạt động tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch, ngày 29/4/2004 UBND tỉnh đã có quyết định thành lập Trung tâm xúc tiến Du lịch trực thuộc Sở Du lịch nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch trong thời gian tới, trước mắt kịp thời tổ chức tốt “Năm Du lịch Nghệ An 2005”. Trong một thời gian hoạt động rất ngắn, Trung tâm đã in ấn, phát hành 25.000 tờ gấp với 6 thứ tiếng: Việt, Anh, Trung, Nhật, Pháp và Thái Lan để tuyên truyền quảng bá về “Năm Du lịch Nghệ An 2005”; 9.000 tấm bản đồ Nghệ An bỏ túi phục vụ du khách; phát hành 2.000 cuốn sách hướng dẫn du lịch với chất lượng cao; Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ in ấn phát hành 50.000 tờ gấp văn minh du lịch; chuẩn bị 300 băng rôn, cờ phướn phục vụ công tác quảng cáo Năm Du lịch Nghệ An 2005; phối hợp với Đài Truyền hình Trung ương và địa phương xây dựng phim và phóng sự giới thiệu du lịch Nghệ An với du khách trong và ngoài nước. Tổ chức họp báo trong nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; họp báo quốc tế tại Côn Minh- Vân Nam (Trung Quốc) và Udon Thani (Thái Lan) để tuyên truyền quảng bá “Năm Du lịch Nghệ An 2005”. Song song với công tác tuyên truyền quảng bá, ngành đã tích cực triển khai thiết lập các mối quan hệ hợp tác phát triển với các trung tâm du lịch lớn trong nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh… và mở rộng quan hệ hợp tác với 7 tỉnh 3 nước: Việt Nam- Lào- Thái Lan có sử dụng đường 8, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và trung tâm lữ hành khai thác nguồn khách đến với Nghệ An. Hoạt động xúc tiến đầu tư bước đầu được quan tâm, đến nay đã có trên 10 dự án về du lịch đang được các nhà đầu tư nghiên cứu khảo sát, trong đó một số dự án đã được triển khai thực hiện. 1.5. Công tác quản lý Nhà nước các hoạt động du lịch trên địa bàn: Đồng thời với việc chăm lo xây dựng chiến lược phát triển du lịch. Công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động du lịch trên địa bàn được tăng cường thường xuyên, tạo môi trường phát triển du lịch lành mạnh, an toàn và bền vững. Ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 3 chỉ thị và 2 quyết định về quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn về bảo vệ môi trường và an ninh trật tự tại các điểm tham quan, du lịch. Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định 39/CP của Chính phủ về cơ sở lưu trú; Nghị định 27/CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, phối hợp với Cục Thống kê tổ chức tập huấn nghiệp vụ thống kê du lịch, cùng với các ngành, các địa phương có khu, điểm du lịch tiến hành nhiều đợt kiểm tra chấn chỉnh tình hình trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, du lịch, xử lý các vi phạm về điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần đưa hoạt động du lịch đi vào nền nếp, tuân thủ pháp luật, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Chăm lo củng cố, kiện toàn bộ máy cơ quan Sở, nâng cao chất lượng tham mưu, chỉ đạo của cơ quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ 2. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch cơ bản thời kỳ 2001-2004: 2.1. Tổng số lượt khách: Hằng năm tổng số lượt khách toàn ngành đón được tăng lên đáng kể. Cơ cấu khách du lịch có nhiều biến động, lượng khách du lịch quốc tế thời kỳ 2001-2004 tăng cầm chừng do ảnh hưởng dịch bệnh SARS năm 2003, dịch cúm gia cầm năm 2004. Năm 2003 lượng khách tụt xuống do ảnh hưởng dịch SARS. Thực hiện năm 2004 dấu hiệu khách quốc tế có khả năng tăng trở lại do Nhà nước ta ban hành quy chế được đón khách Trung Quốc vào tham quan du lịch Việt Nam bằng thẻ du lịch. Tuy khách quốc tế có nhiều biến động nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2004 vẫn đạt mức 18%/năm. Cụ thể: Biểu 1: Tổng số lượt khách Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng số lượt khách Lượt khách 583.363 634.689 762.145 1.046.265 Tổng số lượt khách trong nước Lượt khách 566.049 613.874 746377 1.021.259 Tổng số lượt khách quốc tế Lượt khách 17.314 20.815 15.768 25.006 Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An Ngoài ra hàng năm tại các Khu di tích Kim Liên, bãi biển Cửa Lò, bãi biển Quỳnh Phương, Diễn Thành có hàng ngàn lượt khách đến tham quan, tắm biển không thông qua các cơ sở lưu trú do ngành du lịch quản lý. Nguồn khách truyền thống đến với du lịch Nghệ An chủ yếu là khách các tỉnh phía Bắc và phía Nam đi với mục đích tắm biển, tham quan quê Bác theo phương thức tự tổ chức là chính, những năm gần đây khách đi theo tour ngày càng tăng lên do hoạt động của các trung tâm lữ hành được tăng cường và hiệu quả hơn, tỷ trọng dòng khách này chiếm đến 40-50% tổng số lượt khách du lịch nội địa. Nguồn khách du lịch quốc tế đến với Nghệ An chủ yếu là khách Lào, Thái Lan và các nước trong khu vực chiếm tỷ trọng 50-60% tổng số lượt khách quốc tế. 2.2. Số ngày lưu trú bình quân 1 khách: Chỉ tiêu số ngày lưu trú bình quân 1 khách trong thời kỳ 2001-2004 được tăng lên nhưng không đáng kể: Biểu 2: Số ngày lưu trú bình quân 1 khách Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số ngày lưu trú bình quân 1 khách (ngày/khách) 1,78 1,81 1,81 1,8 Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An Thực tế cho thấy số ngày lưu trú bình quân của khách ở các khu du lịch biển vào mùa du lịch được kéo dài hơn so với trung tâm du lịch thành phố Vinh. Tuy nhiên sản phẩm du lịch ở Nghệ An còn đơn điệu, chưa hấp dẫn, đặc biệt là sản phẩm du lịch sinh thái là loại hình có khả năng thu hút khách đến nghiên cứu, học tập dài ngày lại chưa được phát triển, đó là một hạn chế đối với thời gian lưu lại và mức độ chi tiêu của khách, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ngành. 2.3. Chỉ tiêu doanh thu: Tổng doanh thu của ngành được cơ cấu bởi doanh thu dịch vụ du lịch và doanh thu hàng hoá thương mại. Xuất phát từ thực tế trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiện nay đang tồn tại một bộ phận kinh doanh mua bán, đại lý hàng hoá nói chung và hàng hoá lưu niệm nói riêng. Trong những năm qua xu hướng kinh doanh hàng hoá thương mại của các doanh nghiệp giảm dần, chỉ giữ lại phần kinh doanh hàng hoá lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm của các du khách đồng thời tập trung mở rộng kinh doanh các loại hình dịch vụ du lịch đưa tỷ trọng doanh thu dịch vụ du lịch ngày càng tăng trong tổng doanh thu toàn ngành. Đây là hướng đi đúng, kinh doanh càng đi vào chuyên môn hoá. Cụ thể: Biểu 3: Cơ cấu tổng doanh thu Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng doanh thu Tỷ đồng 144,1 172,0 191,8 268 Trong đó: - Doanh thu dịch vụ du lịch Tỷ đồng 113,9 131,8 155,2 230,2 - Tỷ trọng doanh thu dịch vụ du lịch % 79 76,6 81 85,9 - Doanh thu hàng hoá thương mại Tỷ đồng 30,1 40,2 36,6 37,8 - Tỷ trọng doanh thu hàng hoá thương mại % 21 23,4 19 14,1 Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An Với lợi thế là điểm dừng tương đối hợp lý trên tuyến du lịch xuyên Việt, loại hình kinh doanh cơ sở lưu trú ở Nghệ An phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng, đồng thời kéo theo sự phát triển các loại hình kinh doanh như: ăn uống, lữ hành, vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ du lịch khác. kết quả doanh thu của các loại hình kinh doanh du lịch thể hiện: Biểu 4: Tổng doanh thu theo loại hình kinh doanh Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Doanh thu buồng ngủ Tỷ đồng 46,8 53,7 63,1 91,8 Doanh thu ăn uống Tỷ đồng 51,5 57,2 66,1 99 Doanh thu lữ hành Tỷ đồng 2,1 4,6 4,8 6,7 Doanh thu vận chuyển hành khách Tỷ đồng 4,0 4,2 5,1 7,2 Doanh thu dịch vụ du lịch khác Tỷ đồng 9,6 12,2 16,0 20,3 Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An Qua kết quả doanh thu theo loại hình kinh doanh du lịch ta thấy tỷ trọng doanh thu ăn, ngủ chiếm khoảng 83-87%; doanh thu lữ hành, vận chuyển và các dịch vụ khác chiếm tỷ trọng khoảng 13-17% trong doanh thu dịch vụ du lịch. Xu hướng doanh thu lữ hành, doanh thu các dịch vụ khác ngày càng tăng lên. 2.3.1. Doanh thu dịch vụ du lịch: Đây là chỉ tiêu kế hoạch chính để đánh giá mức độ phát triển của ngành trong thời kỳ từ 2001-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt mức 26,5%/năm, đồng thời chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh thu toàn ngành. Thời kỳ 2001-2004 các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh lưu trú tăng khá nhanh, kết quả doanh thu dịch vụ du lịch theo các thành phàn kinh tế thu được: Biểu 5: Doanh thu dịch vụ du lịch theo thành phần kinh tế Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Các doanh nghiệp Trung ương quản lý Tỷ đồng 12,5 14,5 15,5 17,7 Các doanh nghiệp địa phương quản lý Tỷ đồng 51,5 56,7 66,7 73,5 Các doanh nghiệp khác Tỷ đồng 49,9 60,6 72,9 138,8 Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An Du lịch Nghệ An phát triển đang tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, một số điểm du lịch mới được hình thành như ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu bước đầu đi vào khai thác nên từ năm 2000-2002, hoạt động kinh doanh du lịch mới hình thành doanh thu không đáng kể, kết quả doanh thu dịch vụ du lịch thể hiện theo các khu vực: Biểu 6: Doanh thu dịch vụ du lịch theo khu vực Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Khu vực thành phố Vinh Tỷ đồng 62,7 72,5 85,4 119,7 Khu vực thị xã Cửa Lò Tỷ đồng 51,3 59,3 66,7 105,9 Khu vực các huyện khác Tỷ đồng - - 3,1 4,6 Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An 2.3.2. Doanh thu hàng hoá thương mại: Doanh thu hàng hóa thương mại có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do xu hướng các doanh nghiệp chỉ tập trung kinh doanh một số hàng hóa lưu niệm, giảm dần kinh doanh hàng hoá thương mại. Biểu 7: Doanh thu hàng hoá thương mại Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Doanh thu hàng hoá thương mại Tỷ đồng 30,1 40,2 36,6 37,8 1. Chia theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp trung ương quản lý Tỷ đồng 0,5 1 0,6 0,6 Doanh nghiệp địa phương quản lý Tỷ đồng 18,5 8,7 7,2 7,4 Các doanh nghiệp khác Tỷ đồng 11,1 30,5 28,9 29,8 2. Chia theo khu vực Thành phố Vinh Tỷ đồng 16,6 22,1 20,2 19,7 Thị xã Cửa Lò Tỷ đồng 13,5 18,1 15,8 17,4 Các huyện khác Tỷ đồng 0,7 0,7 Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An 2.4. Chỉ tiêu giá trị sản xuất: Biểu 8: Giá trị sản xuất Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Giá trị sản xuất thực tế (tỷ đồng) 113,2 118,7 139,3 206 Giá trị sản xuất theo giá cố định 1994 (tỷ đồng) 84,4 91,9 104,4 154,9 Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An Giá trị sản xuất trong những năm qua tăng lên đáng kể. Năm 2004 tăng gấp 1,82 lần (theo giá thực tế) và tăng gấp 1,84 lần (theo giá cố định) so với năm 2001. 2.5. Chỉ tiêu giá trị tăng thêm: Biểu 9: Giá trị tăng thêm Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Giá trị tăng thêm theo giá thực tế (tỷ đồng) 68,7 80,6 95,1 140,1 Giá trị tăng thêm theo giá cố định 1994 (tỷ đồng) 54,2 62,5 71,5 105,3 Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An Cũng như giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm cũng tăng mạnh vào năm 2004, đạt 105,3 tỷ đồng, đưa tốc độ tăng trưởng năm 2003-2004 đạt 47%. 2.6. Chỉ tiêu nộp ngân sách. Đóng góp ngân sách từ các hoạt động kinh doanh du lịch thời kì 2001-2004 có nhiều chuyển biến. Cụ thể: Biểu 10: Đóng góp ngân sách từ năm 2001-2004 Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Đóng góp ngân sách (tỷ đồng) 8,5 9,5 11,5 20,4 Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An 3. Đánh giá kết quả hoạt động các loại hình kinh doanh du lịch: 3.1. Kinh doanh cơ sở lưu trú: Thời kỳ 2001-2004 các cơ sở lưu trú du lịch tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư lớn, đặc biệt là khối kinh tế tư nhân. Biểu 11: Tổng số phòng nghỉ thời kỳ 2001-2004 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng số phòng nghỉ Phòng 2.650 3.115 4.689 5.707 Số phòng nghỉ đủ tiêu chuẩn quốc tế Phòng 495 667 816 850 Tổng số giường Giường 5.840 6.876 9.855 11.986 Số giường đủ tiêu chuẩn quốc tế Giường 995 1.283 1.617 1.653 Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An Số lượng cơ sở lưu trú tăng lên, đồng thời chất lượng cũng được chú trọng, các chủ doanh nghiệp đã ý thức được việc xây dựng cơ sở lưu trú để kinh doanh, ngoài các tiện nghi phục vụ ăn, ngủ còn phải gắn liền với mở rộng các hoạt động dịch vụ, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Kết quả năm 2000 trên địa bàn toàn tỉnh mới chỉ có 07 khách sạn được xếp hạng sao, đến năm 2004 đã có 17 khách sạn được xếp hạng từ 1-3 sao trên tổng số khách sạn, hiện tại trên địa bàn tỉnh chưa có khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao. Dự kiến năm 2005 ở thị xã Cửa Lò sẽ có khách sạn 4 sao do các tổ chức kinh doanh ngoài tỉnh đầu tư xây dựng. Thời gian qua các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú tăng nhanh, đặc biệt là trên địa bàn thị xã Cửa Lò: Biểu 12: Cơ cấu phòng nghỉ trong các cơ sở lưu trú Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng số phòng nghỉ Phòng 2.650 3.115 4.689 5.707 Chia theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp Trung ương quản lý Phòng 630 718 699 869 Doanh nghiệp địa phương quản lý Phòng 1.120 1.142 1.136 1.075 Các doanh nghiệp khác Phòng 900 1.255 2.854 3.763 Chia theo khu vực Thành phố Vinh Phòng 1.070 1.100 1.290 1.363 Thị xã Cửa Lò Phòng 1.580 1.975 3.239 3.941 Các huyện khác Phòng - 40 160 398 Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An Kết quả kinh doanh cơ sở lưu trú bao gồm doanh thu phòng ngủ, doanh thu phục vụ ăn uống và một phần doanh thu các dịch vụ khác. Doanh thu lưu trú chiếm tỷ trọng từ 85-90% trong doanh thu dịch vụ du lịch, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2005 tăng 25,8%/năm. Biểu 13: Kết quả kinh doanh cơ sở lưu trú Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Doanh thu buồng ngủ Tỷ đồng 46,8 53,7 63,1 91,8 Doanh thu ăn uống Tỷ đồng 51,5 57,2 66,1 99 Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An Mặc dù kinh doanh cơ sở lưu trú trong thời gian qua đạt tốc độ tăng trưởng khá, song hầu hết các cơ sở lưu trú mới được xây dựng có quy mô nhỏ chủ yếu từ 10-25 phòng nghỉ, chất lượng chưa đồng bộ, các dịch vụ còn hạn chế, thiếu khuôn viên cây xanh do diện tích đất hẹp phần lớn tập trung cho xây nhà. Đa số các cơ sở lưu trú ở khu vực Vinh do được cải tạo từ nhà làm việc nên xuống cấp nhanh, trang thiết bị lạc hậu không đáp ứng yêu cầu phục vụ khách. Kinh doanh cơ sở lưu trú ở thị xã Cửa Lò còn mang tính chất thời vụ, trung bình một năm chỉ hoạt động được 70-100 ngày nên hiệu quả thấp. 3.2. Kinh doanh lữ hành Được xác định là lĩnh vực quan trọng trong hoạt động của ngành du lịch, thời kỳ 2001-2004 hoạt động lữ hành nói chung đã có bước tiến bộ nhất định, góp phần giữ vững và ổn định thị trường khách, kết nối các tour du lịch của Nghệ An với các trung tâm du lịch cả nước, từng bước tạo lập, mở rộng, khai thác thị trường khách du lịch các nước trong khu vực: Thái Lan, Lào, Đài Loan, Trung Quốc… Đặc biệt là tuyến du lịch đường bộ từ Đông – Bắc Thái Lan qua Lào đến Nghệ An và ngược lại theo đường 8. Số lượng các đơn vị tham gia hoạt động lữ hành ngày càng tăng lên. Tính đến năm 2004 trên địa bàn tỉnh đã có 07 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó: Lữ hành quốc tế có 2 trung tâm và 2 chi nhánh. Lữ hành nội địa có 2 trung tâm và 1 chi nhánh Năm 2001 lượng khách du lịch do các trung tâm lữ hành đưa đón đạt 3.981 lượt, năm 2004 đạt 11.160 lượt. Doanh thu lữ hành đã có bước tăng trưởng đáng kể đưa tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2005 tăng 45%/năm. Cụ thể: Biểu 14: Doanh thu lữ hành Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Doanh thu lữ hành Tỷ đồng 2,1 4,6 4,8 6,7 . Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An Nhìn chung kinh doanh lữ hành thời gian qua tăng trưởng khá nhanh, nhưng so với một số tỉnh bạn có du lịch phát triển thì hoạt động lữ hành của du lịch Nghệ An đang còn nhiều hạn chế, các chương trình du lịch còn nghèo nàn, thiếu điểm du lịch hấp dẫn, giá cả còn bất hợp lý, chất lượng phục vụ chưa cao. Do thiếu phương tiện vận chuyển khách theo chương trình nên rất bị động, chất lượng phương tiện kém, hiệu quả kinh doanh thấp. Đội ngũ hướng dẫn viên tuy có được đào tạo về trình độ ngoại ngữ và nghiệp vụ hướng dẫn, nhưng việc tổ chức các chương trình du lịch trọn gói còn rất hạn chế, chất lượng chưa cao, nghiệp vụ hướng dẫn thực tế yếu. 3.3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch Trong điều kiện kinh doanh lữ hành của du lịch Nghệ An còn yếu, lượng khách du lịch đi theo tour trọn gói chưa nhiều, phần lớn khách du lịch nội địa lại đi bằng hệ thống đường sắt, hoặc đi theo tour do các công ty lữ hành các tỉnh tổ chức đến du lịch Nghệ An, kinh doanh vận chuyển khách du lịch ở Nghệ An chưa được tập trung đầu tư phát triển. Phần lớn các phương tiện đang hoạt động là của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển hành khách kết hợp thực hiện hợp đồng theo chuyến với các trung tâm lữ hành. Trong những năm qua do nhu cầu đi lại tăng nên số lượng phương tiện tham gia vận chuyển khách du lịch tăng lên đáng kể. Năm 2000 toàn tỉnh có 125 đầu xe với 700 ghế, đến năm 2004 đã có trên 200 đầu xe với trên 1000 ghế, tăng gấp 2 lần so với năm 2000. Riêng các trung tâm và chi nhánh lữ hành trong tỉnh có 02 xe 35 chỗ, 06 xe 15 chỗ và 05 xe 04 chỗ phục vụ vận chuyển khách. Trên địa bàn có 06 đội xe taxi với trên 100 đầu xe thường xuyên hoạt động, có 05 tàu vận chuyển khách phục vụ du lịch trên sông, biển. Một số khách sạn có trang bị phương tiện để chủ động đưa đón khách. Nhìn chung chất lượng các phương tiện vận chuyển khách du lịch còn kém. Thể hiện: Biểu 15: Doanh thu vận chuyển hành khách Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Doanh thu vận chuyển hành khách Tỷ đồng 4,0 4,2 5,1 7,2 . Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An 4. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 4.1. Những tồn tại yếu kém Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động kinh doanh du lịch thời kỳ 2001-2004 vẫn còn bộc lộ một số mặt tồn tại yếu kém sau: - Khách du lịch: Trong những năm qua, du lịch đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu của tỉnh nhưng chưa tương xứng với tiềm năng tài nguyên du lịch của tỉnh. So với cả nước, lượng khách du lịch quốc tế đến Nghệ An còn chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ chỉ 3-4% trong tổng số lượng khách và thời gian lưu trú còn thấp. Nhìn chung, trong số khách du lịch quốc tế thì tỷ trọng lớn nhất là khách Châu á, chưa thu hút được lượng khách đến từ Châu Âu, Châu Mỹ. - Doanh thu từ du lịch: Hiệu quả kinh doanh du lịch thấp, một số doanh nghiệp du lịch kinh doanh còn thua lỗ, hoạt động kinh doanh lữ hành còn yếu, thị trường du lịch chưa được mở rộng, đặc biệt là thị trường khách quốc tế, chưa tạo được sự gắn kết giữa hoạt động du lịch với các lễ hội truyền thống, làng nghề; kinh doanh du lịch biển còn mang tính mùa vụ, công suất sử dụng buồng chỉ đạt 25-35% đối với các khách sạn tại Cửa Lò và 55-60% đối với cả tỉnh. - Sản phẩm du lịch: Các khu, điểm du lịch chưa được đầu tư dứt điểm và không đồng bộ giữa phát triển hạ tầng và phát triển cơ sở lưu trú nên sản phẩm du lịch còn ít, khả năng cạnh tranh thấp, chưa tạo được các sản phẩm làm hàng lưu niệm cho khách du lịch. Hoạt động các dịch vụ du lịch còn nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng phục vụ đã có bước đổi mới nhưng đa số còn ở trình độ thấp so với mặt bằng chung của cả nước. - Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch còn lạc hậu, đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lao động trong ngành trình độ nghiệp vụ chuyên môn đang còn nhiều bất cập chưa theo kịp với yêu cầu phát triển. Cơ sở vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm và các dịch vụ khác nói chung còn rất nghèo nàn, chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của du khách do đó không giữ được khách ở lưu lại dài ngày. Tình trạng chèo kéo, đeo bám khách đã giảm nhiều nhưng vẫn còn xẩy ra ở một số nơi. - Đầu tư trong du lịch: Thiếu các cơ chế chính sách để khai thác và huy động nguồn lực xã hội tập trung đầu tư phát triển du lịch, môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy bước đầu đã có sự đầu tư của một số các đơn vị trong và ngoài ngành song các dự án này chỉ tập trung vào những điểm có khả năng thu hồi vốn nhanh mà chưa có sự đầu tư đồng bộ. - Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch còn hạn chế, đặc biệt là tuyên truyền quảng bá, thu hút khách du lịch quốc tế. - Nguồn lao động du lịch: Công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chưa theo kịp yêu cầu phát triển trong khi đó kinh phí đầu tư cho đào tạo lao động du lịch còn thấp dẫn đến thiếu đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi, các chuyên gia đầu ngành và công nhân kỹ thuật lành nghề trong lĩnh vực du lịch. 4.2. Nguyên nhân + Nguyên nhân khách quan: Thứ nhất: Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Do đó, hoạt động kinh doanh du lịch ở Nghệ An chịu ảnh hưởng rất lớn về khí hậu, thời tiết, làm cho kinh doanh du lịch có tính thời vụ rất cao. Thứ hai: Du lịch là một ngành có xuất phát điểm quá thấp, là ngành kinh tế non trẻ, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế trong khi đó khả năng đầu tư lớn còn hạn chế, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhỏ, yếu, hiệu quả chưa cao cho nên yêu cầu phải đầu tư rất lớn thì mới phát triển được. Thứ ba: Thời kỳ 2001-2005 tình hình chính trị, kinh tế- xã hội trên thế giới có nhiều biến động nổi lên là dịch bệnh SARS năm 2003, dịch cúm gia cầm năm 2004, các cuộc khủng bố diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là trận sóng thần ở Thái Lan- một đất nước giàu tiềm năng về du lịch đã ảnh hưởng đến tâm lý tham quan du lịch của nhiều du khách dẫn đến ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh du lịch Nghệ An. Thứ tư: Nghệ An là một tỉnh nghèo, nền kinh tế phát triển chậm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và chưa phù hợp theo hướng tăng nhanh kinh tế dịch vụ. + Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất: Du lịch là ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, nhưng sự chỉ đạo phối hợp liên ngành còn chưa đồng bộ, chặt chẽ, chưa tạo thành một dây chuyền liên hoàn hỗ trợ cho hoạt động du lịch, nên có nhiều khó khăn trong điều hành và phối hợp hoạt động. Sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp chưa tương xứng với nhu cầu phát triển du lịch. Hệ thống quản lý Nhà nước về du lịch từ tỉnh đến huyện, thành, thị chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra cho ngành. Thứ hai: Đội ngũ cán bộ làm công tá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36798.doc
Tài liệu liên quan