Lời mở đầu 1
Chương một: Sự cần thiết xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển ngành thuỷ sản 3
I/ Vai trò của ngành thuỷ sản đối với phát triển kinh tế - xã hội. 3
1. Đặc điểm của ngành thuỷ sản: 3
2. Vai trò của ngành thuỷ sản đối với phát triển kinh tế xã hội. 4
2.1. Phát triển ngành thuỷ sản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 5
2.2. Vai trò của ngành thuỷ sản đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta. 7
2.3. Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc tạo công ăn việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo. 8
2.4. Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc cung cấp dinh dưỡng. 8
II/ Sự cần thiết xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển ngành thuỷ sản 9
1. Vai trò của kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội. 9
2. ý nghĩa của kế hoạch 5 phát triển ngành thuỷ sản. 12
3. Những đặc điểm cần chú ý khi xây dựng kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản. 13
III/ Tiềm năng phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá: 15
1. Điều kiện tự nhiên: 15
2. Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản: 15
2.1. Nguồn lợi hải sản: 15
2.2. Tiềm năng nuôi trồng thủy sản: 16
3. Tình hình kinh tế xã hội: 16
3.1. Dân cư vùng biển: 16
3.2. Dân trí: 17
3.3. Cơ sở hạ tầng ngành thủy sản: 17
4. Thuận tiện và khó khăn của những điều kiện trên với sự phát triển của ngành:
4.1. Thuận lợi của những điều kiện trên với sự phát triển của ngành:
4.2. Khó khăn của những điều kiện trên với sự phát triển ngành
Chương hai: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 ngành thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá 18
I/ Đóng góp của ngành Thuỷ sản đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá: 18
1. Về tốc độ tăng trưởng: 18
2. Về chuyên dịch cơ cấu: 21
3. Đóng góp của ngành với nền kinh tế chung của tỉnh: 22
II/ Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000 ngành thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá. 24
1. Quá trình phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá: 24
2. Đánh giá thực hiện kế hoạch 1996 - 2000 ngành thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá: 25
2.1. Thực trạng khai thác hải sản tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001- 2005: 25
2.2. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trong kế hoạch 1996 - 2000: 27
2.3. Tình hình chế biến thuỷ sản thời kỳ 1996 - 2000 tỉnh thanh hoá. 31
2.4. Công tác thị trường và tiêu thụ sản phẩm 33
3. Các yếu tố tác động đến thực hiện kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản Thanh Hoá. 36
3.1. Vốn đầu tư : 36
3.3. Lao động và công tác đào tạo lao động cho ngành Thuỷ sản : 41
3.4. Thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển ngành thuỷ sản. 43
4. Đánh giá chung về thực hiện kế hoạch phát triển của ngành Thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 1996 - 2000: 4
Chương Ba: Xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá thời kỳ 2001- 2005 46
I/ Những căn cứ để xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển ngành thủy sản Thanh Hoá. 46
1. Những cơ hội và thách thức cho phát triển ngành thuỷ sản Thanh hoá thời kỳ 2001- 2005. 46
1.1. Những cơ hội cho phát triển thuỷ sản Thanh hoá: 46
1.2. Những thách thức đối với phát triển thuỷ sản Thanh hoá. 48
2. Những thuận lợi và khó khăn đối với ngành thuỷ sản Thanh hoá. 49
2.1. Những thuận lợi cho phát triển thuỷ sản thanh hoá: 49
2.2. Những khó khăn cho phát triển thuỷ sản Thanh hoá 49
3. Các chủ trương, chính sách làm cơ sở xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá. 50
II. Kế hoạch 5 năm phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001-2005. 51
1. Những định hướng cho việc xây dựng kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá thời kỳ 2001-2005. 51
1.1. Quan điểm phát triển ngành thuỷ sản ở Việt Nam. 51
1.2. Phương hướng phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá thời kỳ 2001-2005. 51
2. Kế hoạch khai thác hải sản thời kỳ 201- 2005. 53
2.1. Dự kiến phát triển khai thác đến năm 2005. 53
2.2. Các biện pháp để đạt mục tiêu kế hoạch. 55
3. Kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 2001- 2005: 56
3.1. Nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ. 56
3.2. Nuôi nước ngọt. 57
4. Kế hoạch phát triển chế biến sản phẩm thuỷ sản: 57
4.1. Chế biến nội địa : 58
4.2. Chế biến xuất khẩu : 59
5. Kế hoạch tiêu thụ và mở rộng thị trường. 59
5.1. Dự báo thị trường thuỷ sản thời kỳ 2001 - 2005 : 59
5.2. Các biện pháp nhằm tiêu thụ và mở rộng thị trường thuỷ sản ở Thanh Hoá. 61
6. Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển thuỷ sản: 61
III/ Các giải pháp thực hiện kế hoạch phát ngành thuỷ sản thanh hoá 62
1. Giải pháp huy động vốn cho phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá thời kỳ 2001-2005. 62
2. Giải pháp đổi mới công nghệ. 63
3. Giải pháp đào tạo lao động cho phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá. 64
4. Giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển ngành thuỷ sản. 65
5. Giải pháp cơ cấu lại và phát triển các lĩnh vực sản xuất nghề cá: 66
6. Giải pháp liên kết giữa sản xuất và chế biến. 67
7. Bố trí xắp xếp lại hệ thống các đơn vị trong ngành theo hướng tinh giản đủ khả năng công tác và phát huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. 67
IV/ Một số kiến nghị nhằm thực hiện kế hoạch phát triển thuỷ sản thanh hoá: 68
Kết luận 70
Tài liệu tham khảo 71
76 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mưa lớn nên mức độ rủi ro rất lớn cùng với sự thiếu quy hoạch đồng bộ trong việc xây dựng hệ thống kênh mương. Do đó không chủ động trong việc nuôi trồng và đang còn phụ thuộc vào thiên nhiên dẫn đến làm giảm sản lượng, thậm chí mất trắng
Biểu 10 : Một số chỉ tiêu chủ yếu về NTTS
Chỉ tiêu
Đơn vị
1996
1997
1998
1999
2000
1. Diện tích
- Ao, đầm lợ
- Đầm, phà, vịnh
Tổng DT nước lợ chia ra
- DT có khả năng nuôi tôm
- DT nuôi cá
- DT nuôi đặc sản
- DT nuôi rau câu
2. Sản lượng nuôi trồng
- Tôm nguyên liệu
ha
-
-
-
-
-
-
tấn
-
6.800
5.800
1.000
4.000
500
200
1.100
4.000
150
7.000
6.000
1.000
4.000
500
200
1.100
4.800
280
7.080
6.080
1.000
5.000
200
200
680
4.800
400
7.120
6.120
1.000
5.000
200
200
720
5.000
400
7.800
6.500
1.300
5.500
200
200
600
6.000
500
Nguồn:Sở thuỷ sản Thanh Hoá
Để đáp ứng nhu cầu nuôi trồng thủy sản thì Thanh Hóa cũng có sự đầu tư vào phát triển sản xuất và cung ứng giống đặc biệt là giống tôm. Hiện tại có 3 trại sản xuất tôm giống.
+ Trại Hải Bình - Tĩnh Gia công suất 3 triệu con/năm.
+ Trại Sầm Sơn công suất 3 triệu con/năm
+ Trại Hoằng Thanh - Hoằng Hóa công suất 10 triệu con/năm
Tổng công suất toàn ngành là 16 triệu con/năm. Đối tượng cho đẻ là tôm sú, tôm he, gần đây là tôm càng xanh đang được sự quan tâm thu hút của thị trường, kể cả thị trường các tỉnh phía bắc.
Tuy nhiên khả năng sản xuất giống tại chỗ chỉ đạt 20 - 30% nhu cầu giống, số còn lại ngành phải tổ chức chỉ đạo đi mua từ tỉnh ngoài về thuần hóa để bán cho nhân dân. Hình thức nuôi nâng dần từ quảng canh, quảng canh cải tiến lên bán thâm canh và thâm canh (đang ở dạng mô hình). Năng suất đạt từ 150kg lên 500 kg/ha/vụ, cá biệt có hộ đạt 700 - 800 kg/ha/vụ.
Cùng với phong trào nuôi tôm sú, nhân dân đang phát triển mạnh nuôi các đặc sản như cua biển, sá song, cá mực, nổi trội hơn là rau câu và ngao.
- Rau câu đạt 800 - 1000 tấn/năm.
- Nuôi ngao đạt từ 1.500 - 2000 tấn/năm, sản lượng bình quâ 10 tấn/ha.
2.2.2. Nuôi thuỷ sản nước ngọt :
Tiếp tục được giữ vững những mô hình nuôi thích hợp : Nuôi cá lồng, nuôi cá ruộng trũng, tận dụng các ao hồ và nuôi các loại đặc sản kết hợp VAC. Các đối tượng nuôi trồng chủ yếu vẫn là phục vụ nhu cầu nội địa, cải thiện dinh dưỡng các bữa ăn như cá chép, trắm, trôi, mè, rô phi ... các giống có giá trị hàng hóa cao phục vụ cho xuất khẩu và thị trường nội địa cao cấp như cá rô phi đơn tính, cá chép lai 3 máu, cá qủa, cá chim trắng, lươn, ếch, ba ba ... sản lượng chưa nhiều.
Các trại sản xuất giống trong ngành đã và đang triển khai đầu tư nâng cấp để thực hiện chức năng giữ gen và thuần chủng đàn cá giống gốc, tạo giống mới cung cấp cho nhu cầu của nhân dân. Khuyến khích nghề nuôi nước ngọt lên các vùng trung du và miền núi, trên nguyên tắc bảo về môi trường sinh thái, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong những năm gần đây Nhà nước đã đầu tư bằng chương trình nuôi trồng thuỷ sản, cải tiến nhiều hình thức nuôi đặc biệt là kết hợp với kinh tế VAC. Do đó sản lượng và năng suất cá ngày càng tăng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và phục vụ cho xuất khẩu.
Biểu 11 : Một số chỉ tiêu nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
Chỉ tiêu
Đơn vị
1996
1997
1998
1999
2000
1. Năng suất
2. Sản lượng
3. Diện tích
T/ha
Tấn
Ha
0.69
5.500
8.500
0.69
5.900
8.500
0.71
6.000
8.500
0.76
6.500
8.500
0.82
7.000
8.500
Nguồn: Sở thuỷ sản Thanh Hoá
Tóm lại chương trình nuôi trồng thuỷ sản thời gian qua đã phát triển cả 3 vùng : Nước ngọt, mặn, lợ với tốc độ khá nhanh cả về diện tích và sản lượng. Đã đóng góp một phần vào chuyển đổi cơ cấu ngành, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho các vùng nông thôn và địa phương có nghề cá trong tỉnh. Nhưng còn có sự hạn chế trong công tác quy hoạch đồng bộ cho phát triển lâu dài ngành nuôi trồng thuỷ sản.
2.2.3. Công tác khuyến ngư, công tác quản lý chất lượng giống và các dịch vụ như thuốc phòng trị bệnh, thức ăn công nghiệp cho tôm cá ... cũng được các ngành quan tâm chỉ đạo, bộ phận chức năng thực hiện nhiệm vụ trên thời gian qua hoạt động có chất lượng và hiệu qủa.
Trung tâm khuyến ngư đã làm tốt nhiệm vụ chuyển giao công nghệ nuôi trồng thuỷ sản xuống đến dân trên cả 3 vùng nước . Đã xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao công nghệ cho người dân nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh.
2.3. Tình hình chế biến thuỷ sản thời kỳ 1996 - 2000 tỉnh thanh hoá.
a-Thực trạng chế biến xuất khẩu :
Toàn ngành có 3 cơ sở chế biến xuất khẩu (Công ty XKTS Thanh Hóa, Xí nghiệp Đông Lạnh Hoằng Trường. Công ty TĐSXK Tĩnh Gia) về cơ sở vật chất kỹ thuật đã xuống cấp, thiết bị công nghệ lạc hậu, vốn hoạt động thíêu. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dạng sản phẩm thô, sản phẩm thông thường truyền thống là hải sản đông lạnh BLOCK giá trị thấp, SXKD thua lỗ, kéo dài nhiều năm. Sản lượng hàng năm đạt 700 - 800 tấn tương ứng bình quân đạt 2,7 triệu USD/năm ( giá trị XK chính ngạch ). Từ năm 1999 được sự quan tâm của tỉnh ở 2 cơ sở chế biến ( Công ty XNK thủy sản và XN Đông lạnh Hoằng Trường ) đã từng bước nâng cấp nhà xưởng, đổi mới thiết bị công nghệ bằng sự cố gắng nỗ lực cao của cán bộ công nhân viên chức tình hình sản xuất kinh doanh được cải thiện và phát triển. Làm ăn bước đầu có lãi, việc làm và thu nhập của người lao động ngày càng tăng ( đặc biệt công ty XNK Thủy sản ). Kết quả sản xuất đạt và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch năm, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 1999 đạt 3,358 triệu USD, năm 2000 đạt 5 triệu USD ( kế hoạch giao 1,3 triệu USD ). Trong chế biến xuất khẩu thì xuất tiểu ngạch đang chiếm tỷ trọng lớn 70 - 75% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Các đơn vị chế biến xuất khẩu ở Thanh Hoá chủ yếu là xuất khẩu ủy thác, cơ sở vật chất thiết bị nhà xưởng chưa đủ yêu cầu cần được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường lớn giá trị cao.
b-Thực trạng chế biến nội địa :
Có xu thế phát triển ổn định, đáp ứng nhanh hơn nhu cầu của xã hội và thị trường tiêu thụ. Sản phẩm chính là nước mắm, mắm chươm, hải sản khô, cá tươi sống, và ướp đá các loại. Phần lớn các sản phẩm này được chế biến thủ công truyền thống ở các làng nghề ven biển nên chất lượng và giá trị không cao, các cơ sở chế biến nhỏ lẻ, phân tán nên hiệu quả chế biến thấp. Chính vì thế mà từ năm 1998 ngành thủy sản đã tập trung chỉ đạo chế biến hải sản theo hướng phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, gắn đánh bắt với dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm. Đến nay đã có 6 hợp tác xã và tổ hợp chế biến thủy sản được đầu tư bằng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước ( gần 1 tỷ đồng ) và nhiều cơ sở tư nhân, ngày càng tạo ra thế chủ động, kinh doanh đa dạng, tăng hiệu quả và giá trị của hàng hoá thủy sản. Nhờ có sự đầu tư chú trọng phát triển chế biến thuỷ sản mà sản lượng hải sản chế biến ngày càng tăng, nâng cao giá trị hàng thủy sản tạo thêm ngoại tệ cho đất nước. Mặt khác chế biến hải sản góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân đặc biệt là nhân dân vùng biển cụ thể giai đoạn 1996 - 2000 thu hút 8350 lao động cho chế biến hải sản.
Ngoài ra còn phát triển các cơ sở chế biến thức ăn cho nuôi trồng thủy sản : chế biến thức ăn nuôi tôm.
Biểu 12 : Một số chỉ tiêu chế biến hải sản
Chỉ tiêu
ĐVT
1996
1997
1998
1999
2000
I. Sản phẩm chế biến
1. Chế biến hàng xuất khẩu
- Tôm đông lạnh
- Cá đông lạnh
- Mực đông lạnh
- Cá đá
- Hải sản đông lạnh khác
- Tôm khô
tấn
-
-
-
-
-
-
302
61
100
2800
200
370
54
66
3500
580
245
50
70
4000
80
80
300
50
150
4200
50
9,5
450
70
260
5000
100
15
- Mực khô
- Cá khô các loại
- Hải sản khô khác
2. Chế biến nội địa
- Nước mắm
- Mắm các loại
- Khô các loại
- Bột cá
II. Năng lực chế biến
1. Cơ sở chế biến thức ăn tôm
- Sản lượng
2. Cơ sở chế biến đông lạnh
3. Cơ sở chế biến nước mắm
- Tổng công suất
4. Số cơ sở sản xuất nước mắm
Tổng công xuất
tấn
-
-
1000l
tấn
-
-
cơ sở
tấn
cơ sở
cơ sở
1000l
cơ sở
tấn/năm
600
80
220
750
1800
1200
2
4
3
18
9000
40
65.000
600
88
225
7500
3500
930
2
4
4
20
9500
45
81.000
570
50
200
7500
4000
1500
4
10
4
24
10500
45
81000
550
100
200
8000
4000
1500
4
10
4
25
10500
47
84.600
600
150
200
8500
4500
1800
1
4
10
4
25
11000
50
90000
Nguồn: Sở thuỷ sản Thanh Hoá
2.4. Công tác thị trường và tiêu thụ sản phẩm
2.4.1. Thị trường thủy sản thế giới :
Do ảnh hưởng của hiện tượng Elninô và Lanina sau khi tăng nhẹ 1,8% vào năm 1997, tổng sản lượng thủy sản thế giới đã giảm liên tiếp trong 2 năm 1998 - 1999. Năm 1999 sản lượng đánh bắt thủy sản đạt 93 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 31 triệu tấn.
Trong khi sản lượng đánh bắt giảm sút liên tục thì khu vực nuôi trồng có những bước tăng trường khá 7% năm trong 10 năm qua. Những nước đứng đầu về sản lượng đánh bắt thủy sản là Trung Quốc, Peru, Nhật bản, ChiLê, Mỹ, Nga, Inđônêxia, ấn Độ, Thái Lan, Nauy, Aixelen, Hàn Quốc chiếm hơn 50% tổng sản lượng thế giới Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản Trung Quốc chiếm hơn 70% tổng sản lượng nhưng chỉ 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó Nhật Bản chỉ chiếm 3,7% tổng sản lượng thế giới nhưng đạt gần 10% tổng kim ngạch trao đổi thủy sản nuôi trồng nhờ những sản phẩm có giá trị cao như ngọc trai, cá ngừ ...
Thị trường trao đổi thủy sản rất rộng lớn bao gồm 195 nước xuất khẩu và 180 nước nhập khẩu thủy sản. Trong đó nhiều quốc gia vừa xuất khẩu, vừa nhập khẩu thủy sản như Mỹ, Pháp, Anh ... Năm 1999 lĩnh vực xuất khẩu thủy sản thế giới đạt hơn 50 tỷ USD, giảm 2,8% so với 51,4 tỷ năm 1997.
Hiện nay Thái Lan là nhà xuất khẩu thủy sản lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu hơn 4 tỷ USD. Tương đương 8% tổng kim ngạch thế giới sau đó là Mỹ, NaUy, Trung Quốc, Peru, Đài Loan, Canađa, ChiLê, Inđônêxia, Nga, Hàn Quốc ... Quốc gia nhập khẩu lớn nhất là Nhật Bản, chiếm 30% tổng kim ngạch buôn bán quốc tế, vượt xa mức 11,1% thị phần của nước đứng thứ 2 là Mỹ. Năm 1999 nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản, Hồng Kông, Singapor ... giảm sút nhưng đã được bù đắp phần nào bởi nhu cầu tăng mạnh ở thị trường Mỹ. Các nước nhập khẩu thủy sản lớn của thế gới chính sau Nhật, Mỹ lần lượt là Pháp, Italia, Đức, Anh, Hồng Kông, Hà Lan ...
2.4.2. Thị trường tiêu thụ thủy sản Thanh Hoá
a. Cơ cấu thị trường xuất khẩu :
Các sản phẩm xuất khẩu của thủy sản Thanh Hoá phần lớn tiêu thụ thông qua các xí nghiệp chế biến ở Trung ương. Do đó thị trường xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Thanh Hoá có đặc điểm phát triển chung với thị trường tiêu thụ ở Việt Nam và cơ cấu thị trường xuất khẩu của Thanh Hoá cũng tương ứng với thị trường xuất khẩu thủy sản của cả nước. Trong đó Nhật Bản là thị trường lớn nhất thế giới, là thị trường số một của ngành thủy sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản trong 10 tháng đầu năm 2000 đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 1999, đưa thị phần xuất khẩu thủy sản sang Nhật chiếm 45% tổng kim ngạch.
Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Châu á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan cũng tăng nhanh và chiếm gần 21% thị phần xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu đứng thứ 3 là Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng trong 3 năm qua và chiếm 14% tổng kim ngạch vào năm 1999. Trong những tháng đầu năm 2000 xuất khẩu thuỷ sản Việt nam vào EU đã giảm khoảng 8% giá trị so với cùng kỳ năm 1999 và chỉ chiếm gần 6% tổng kim ngạch, tuy nhiên với việc được nhận trong danh sách một trong các nước xuất khẩu thuỷ sản sang EU, buôn bán thuỷ sản Việt Nam sang thị trường này sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong thời gian tới.
Biểu: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2000
b. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu:
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Thanh Hoá là các sản phẩm đông lạnh như Tôm đông lạnh, hải sản đông lạnh khác, phần lớn được chế biến bằng công nghệ lạc hậu nên giá trị sản phẩm chưa cao, chủ yếu bằng công nghệ BLOCK. Trong đó Tôm đông lạnh chiếm 51,8%, mực đông lạnh chiếm 40,2%, ngoài ra còn có sản phẩm đông lạnh khác. Bên cạnh sản phẩm đông lạnh còn có các sản phẩm khô như Tôm, mực, cá, hải sản khô. Sản lượng hải sản xuất khẩu 1000 - 1200tấn/năm trong đó 500-600 tấn tôm. Tuy nhiên phần lớn các sản phẩm xuất khẩu đều không xuất được trực tiếp mà xuất khẩu thông qua các Công ty chế biến ở TW. Giá trị xuất khẩu hàng năm đạt 11 - 15 triệu USD trong đó xuất tiểu ngạch 8-10 triệu USD, xuất chính ngạch 3-5 triệu USD, còn lại là tiêu thụ trong thị trường nội địa.
3. Các yếu tố tác động đến thực hiện kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản Thanh Hoá.
3.1. Vốn đầu tư :
Vốn đầu tư là một yếu tố rất quan trọng trong phát triển ngành Thuỷ sản : Trong những năm gần đây được sự quan tâm chú trọng đầu tư của Nhà nước và của ngành Thuỷ sản, thuỷ sản Thanh Hoá đã tăng đầu tư vào khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Tổng mức đầu năm 1995 là 15.000 triệu đồng, năm 1996 là 30950 triệu đồng, năm 1998 là 70.000 triệu đồng, năm 1999 là 71.972 triệu đồng, năm 2000 là 75.000 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1996 - 2000 là 8% , tốc độ tăng trưởng bình quân so với thời kỳ 1991 - 1995 tăng 152%. Điều này cho thấy thời kỳ 1996 - 2000 ngành Thuỷ sản Thanh Hoá đã có sự đầu tư khá mạnh chủ yếu thông qua 3 chương trình lớn: chương trình khai thác hải sản xa bờ, chương trình nuôi trồng thuỷ sản và chương trình phát triển thuỷ sản xuất khẩu.
Biểu 14: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngành thuỷ sản Thanh Hoá thời kỳ 1996-2000.
ĐV: triệu đồng
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
%vốn ĐTXDCB
Vốn đầu tư XDCB
30.950
43.906
70.000
71.972
75.000
100%
1. Vốn ngân sách tập trung
-
3906
11.000
21.372
25.000
21
- Vốn trong nước
-
3906
11.000
21.372
25.000
21
- Vốn nước ngoài
-
-
-
-
-
2.Vốn vay tín dụng Nhà nước
19.100
31.500
47.000
44.600
40.000
62,4
3. Các khoản vốn khác
11.850
8.500
12.000
5.000
10.000
16,6
- Vốn khấu hao
- Góp vốn liên doanh
- Vốn tự có doanh nghiệp
- Vốn các TP KT ngoài QD
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá
Qua biểu ta thấy có sự bất cập trong cơ cấu đầu tư đó là vốn ngân sách Nhà nước đầu tư giai đoạn 1996 - 2000 là 61.278 triệu đồng chiếm 21% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và hoàn toàn là vốn trong nước không có vốn đầu tư nước ngoài điều này cho thấy khả năng bao cấp của Nhà nước còn cao đặc biệt là cho các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ. Do đó thời gian tới cần giảm tỷ lệ vốn ngân sách Nhà nước, thực hiện cổ phẩn doanh nghiệp Nhà nước để đảm bảo tính tự chủ, năng động của doanh nghiệp.
Vốn tín dụng trong giai đoạn 1996 - 2000 đạt 182.200 triệu đồng chiếm 62,2% tổng vốn đầu tư, đây là nguồn vốn thể hiện khả năng phát triển của ngành. Nguồn vốn tín dụng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn do trong giai đoạn 1996 - 2000 Nhà nước có quyết định thực hiện 3 chương trình lớn đặc biệt là chương trình khai thác hải sản xa bờ và chương trình nuôi trồng thuỷ sản. Các chương trình này phần lớn được đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi thông qua quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cụ thể như chương trình đánh bắt hải sản xa bờ được thực hiện ở Thanh Hoá. Trong giai đoạn 1996 - 1999 tổng vốn đầu tư là 132.798 triệu đồng trong đó vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư chiếm 76,8% (102.106 triệu đồng) còn lại là vốn vay của ngân hàng công thương Việt Nam (9600 triệu đồng) và nguồn vốn tự có của dân 21.038 triệu đồng. Tuy nhiên nguồn vốn tín dụng này không tăng lên mà có xu hướng giảm đi qua các năm : năm 1996 là 19.100 triệu đồng, năm 1997 là 31.500 triệu đồng, 1998 là 47.000 triệu đồng, năm 1999 là 44.600 triệu đồng và năm 2000 là 40.000 triệu đồng. Như vậy nguồn vốn này tăng lên vào các năm 1996, 1997 đến năm 1998 lả năm bắt đầu thực hiện chương trình thuỷ sản nên nguồn vốn tín dụng đạt cao nhất 47.000 triệu đồng, nhưng nó lại có xu hướng giảm vào năm 1999 - 2000. Điều này cho thấy hiệu quả chưa cao của các chương trình dẫn đến khả năng hấp thụ vốn còn chưa hấp dẫn đối với người dân.
Mặc dù có sự ưu đãi từ nguồn vốn đầu tư hỗ trợ nhưng khả năng đối ứng bằng nguồn vốn tự có của dân lại quá thấp, các nguồn vốn khác như khấu hao, vốn tự có doanh nghiệp, vốn liên doanh, vốn FDT, ODA ... các nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất ít hoặc không có ,đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài. Tất cả nói lên rằng khả năng tích luỹ của người dân kém, đặc biệt cả doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, lợi nhuận thấp hoặc thua lỗ, máy móc thiết bị lạc hậu, do đó khả năng thu hút vốn liên doanh, đầu tư với nước ngoài rất thấp.
Tóm lại: Trong những năm gần đây nhờ chính sách đầu tư của Nhà nước mà Thanh Hoá đã được hỗ trợ nhiều vốn đặc biệt là từ quỹ hỗ trợ phát triển. Do đó sự đầu tư lớn mà sản lượng khai thác và nuôi trồng tăng lên rõ rệt, kể cả giá trị sản phẩm chế biến. Tuy nhiên do cơ sở kỹ thuật, máy móc thiết bị lạc hậu nên năng suất và giá trị sản phảm chưa cao, do đó khả năng tích luỹ của doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn thấp.
3.2. Năng lực sản xuất và cơ sở vật chất của ngành Thuỷ sản Thanh Hoá:
Biểu 15: Năng lực sản xuất ngành Thuỷ sản Thanh Hoá.
Chỉ tiêu
ĐV
1996
1997
1998
1999
2000
I. Năng lực sản xuất
1. Phương tiên đánh bắt
Tổng số tàu thuyền
Chiếc
3.500
3.387
4.357
4.024
4050
- Số lượng thuyền máy
Chiếc
2.840
2.887
3.889
3.608
3640
- Tổng công suất
CV
33.160
38.200
47.000
50.000
54000
- Số lượng thuyền thủ công
Chiếc
660
500
468
416
4100
2. Phân loại tàu thuyền máy
Chiếc
2840
2.887
3.889
3.608
3640
- Dưới 20CV
Chiếc
2641
2.671
3.271
2.883
2790
- Từ 29-45CV
Chiếc
191
216
540
580
600
- Từ46 - 90CV
Chiếc
4
12
20
54
70
- Từ 90 - 150CV
Chiếc
4
4
10
15
40
- Từ 150 trở lên
Chiếc
-
14
48
126
134
II. Tổng số lồng, bè, máng
cái
5.900
5.900
6.000
6.000
6.200
III. Hệ thống trạm trại giống
1. Số trại sản xuất giống tôm
Trại
2
2
3
3
4
2. Sản lượng sản xuất
Tr.con
20
30
40
45
54
- Tôm bột
Tr.con
6
6
12,5
94
14
- Tôm giống
Tr.con
14
24
27,5
39
40
3. Số trại sản xuất cá giống
Trại
30
32
34
36
36
IV. Năng lực đóng sửa tàu thuyền
1. Số cơ sở đóng, sửa tàu
Cơ sở
8
10
10
12
12
- Đóng mới
CV/năm
2.300
3.000
3.000
3.500
4.000
- Sửa chữa
CV/năm
2.750
3.000
3.000
3.500
3.500
V. Năng lực chế biến
2. Cơ sở chế biến đông lạnh
cơ sở
3
3
3
3
3
3. Cơ sở chế biến bột cá
cơ sở
-
2
2
2
2
4. Cơ sở chế biến mắm
cơ sở
6
8
10
12
12
5. Cơ sở chế biến sản xuất nước đá
cơ sở
20
25
27
30
38
Tổng công suất
Tấn/năm
25.000
32.000
39.000
45.000
6.000
Nguồn: Sở thủy sản Thanh Hoá
Qua biểu ta thấy năng lực sản xuất của ngành càng tăng biểu hiện ở tổng số tàu thuyền và công xuất tàu thuyền tăng lên đặc biệt là từ năm 1998 khi bắt đầu chương trình khai thác hải sản xa bờ cụ thể số lượng tàu thuyền máy tăng từ 2.840 chiếc (1996) lên 3.600 chiếc (2000) và số lượng tàu tuyền thủ công giảm dần đảm bảo an toàn cho người đi biển. Đặc biệt là tàu có công xuất lớn từ 150CV trở lên tăng rõ rệt, từ chỗ không có chiếc nào năm 1996 tăng lên 140 chiếc vào năm 2000. Tuy nhiên loại tàu có công xuất nhỏ hơn 20CV còn chiếm tỷ trọng lớn 76,6% (2.790 chiếc) năm 2000. Điều đó gây trở ngại cho khai thác hải sản xa bờ. Một vấn đề gây trở ngại làm ảnh hưởng đến hiệu quả đánh bắt là phần lớn các tàu thuyền đánh cá đều là của các cá thể dẫn đến mạnh ai người ấy làm không có sự liên kết, hợp tác trong khai thác nguồn lợi biển nên năng suất không cao. Trong thời kỳ 1996-2000 phương tiện đánh bắt chủ yếu là của các cá thể, bình quân thời kỳ 1996-2000 chiếm 98%, phương tiện khai thác còn lại thuộc sở hữu của tập thể và các công ty tư nhân, công ty TNHH. Đây là một điều bất lợi cho ngành khai thác hải sản trong điều kiện nguồn lợi hải sản gần bờ ngày càng hạn chế. Nhưng việc khai thác xa bờ cần có nguồn vốn lớn, lao động lành nghề, có sự hiệp đồng, hỗ trợ từ khâu đánh bắt đến vận chuyển, bảo quản và chế biến. Do đó trong thời gian tới cần khuyến khích thành lập các hợp tác xã nghề cá hoạt động theo cơ chế thị trường.
Về năng lực chế biến của ngành: hầu hết các cơ sở chế biến có thiết bị công nghệ lạc hậu, đối với chế biến xuất khẩu chủ yếu bằng công nghệ BLOCK đã lạc hậu so với thế giới sử dụng công nghệ đông rời. Một số cơ sở chế biến có đầu tư đổi mới nhưng thiếu đồng bộ, chưa hợp lý, không đáp ứng được nhu cầu về thức ăn cho nuôi trồng và chế biến để xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài. Do đó mà năng xuất và giá trị sản phẩm giảm đáng kể, tàu thuyền khi về bến không có nơi neo đậu để lên xuống, hàng hoá gặp đâu bán đó, làm muối, làm mắm, thiếu cơ sở bảo quản chế biến do đó làm giảm giá trị sản phẩm đi rất nhiều. Hơn nữa việc cung cấp dầu, chủ yếu phẩm cho tàu đi khai thác gặp khó khăn, thông tin liên lạc không đảm bảo thường xuyên xảy ra tai nạn khi có gió bão, thất thoát sản phẩm sau thu hoạch lớn, chiếm khoảng 25 - 30% thu nhập của người dân, hạ tầng cơ sở yếu kém là 1 trong những yếu tố hạn chế việc phát triển tàu có công xuất lớn đề đánh bắt xa bờ.
Gần đây Nhà nước đã có sự quan tâm đặc biệt cho đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá xa bờ nhằm nâng cao năng lực nghề cá. Cụ thể được đầu tư như sau:
- Xây dựng bến cá, cảng cá Lạch Hới đến nay đã hoàn thành giai đoạn 1 và đang phát huy hiệu quả. (Phục vụ gần 50 tàu thuyền trong vùng).
- Nâng cấp xí nghiệp thuyền Tân Châu, số vốn 1,5 tỷ đồng (xây dựng hệ thống triền đà hiện đại).
- Xây dựng cảng cá Lạch Bạng - Đảo Mê, vốn đầu tư ngân sách 19 tỷ đồng phấn đấu hoàn thành để năm 2000 đưa vào sử dụng.
- Cải tạo nâng cấp, đổi mới thiết bị công nghệ 2 cơ sở chế biến xuất khẩu đó là Công ty xuất nhập khẩu Thuỷ sản đầu tư 1,5 tỷ đồng; Xí nghiệp đông lạnh Hoằng Trường vốn đầu tư 6,7 tỷ đồng đã đưa vào sử dụng năm 2000.
- Xây dựng xưởng chế biến thức ăn công nghiệp (cho nuôi thuỷ sản) công xuất 500kg/ngày, vốn đầu tư 960 triệu đồng khánh thành và hoạt động tháng 4/2000.
- Cải tạo trại giống cá ngọt Đông Sơn, vốn đầu tư 1,3 tỷ đồng. về trại giống tôm: Ngoài 2 trại Hải Bình, Sầm Sơn, trại giống Hoàng Thanh với thiết bị công nghệ hiện đại, công xuất đạt 10 triệu con/năm vốn đầu tư 3,4 tỷ đồng (vốn ngân sách tỉnh 2,3 đồng, phía Thái Lan 1,1 tỷ đồng).
- Đã phát triển hàng chục cơ sở thu mua chế biến, dịch vụ hậu cần công xuất 500-600 tấn/năm phục vụ tàu thuyền khai thác tại các địa phương.
- Chương trình 773 được triển khai trên 7 huyện thị có vùng triều từ năm 1993 đến nay vốn đầu tư là 19 tỷ đồng, năm 2000 là 3,6 tỷ đồng triển khai thực hiện.
- Dự án xây dựng cảng cá Lạch Hới (Giai đoạn II) đã được phê duyệt, vốn đầu tư 42.860 triệu đồng (Nguồn vốn vay ADB).
- Ngoài ra các dự án đang chuẩn bị đầu tư chờ phê duyệt như : Cảng cá Lạch trường, bến cá Lạch Ghép, khu neo đậu trú bão cho tầu thuyền ở Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Sầm Sơn, nuôi tôm công nghiệp ở Hoằng Hoá.
Tuy nhiên dự án triển khai chậm, chất lượng khảo sát thiết kế chưa cao, công trình còn nhiều hạng mục phát sinh, nhìn chung các chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm như chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư, đấu thầu quá trình thi công tiến độ kéo dài, tổ chức quản lý chỉ đạo còn nhiều bất cập, một số công trình chất lượng và hiệu quả đầu tư còn hạn chế .
3.3. Lao động và công tác đào tạo lao động cho ngành Thuỷ sản :
Biểu 16: Cơ cấu lao động ngành Thuỷ sản Thanh Hoá 1996-2000
Đơn vị: người
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số lao động
35.800
38.350
38.242
39.500
41.500
- Lao động đánh bắt
24.500
27.600
26.904
27.000
28.000
- Lao động chế biến
1.800
2.350
1.000
1.500
1.700
- Lao động đóng sửa tàu
900
1.100
2.000
2.000
2.000
- Lao động nuôi trồng
4.300
5.500
5.300
5.500
5.500
- Lao động dịch vụ TS
1.500
1.800
538
500
1.300
Thu hút lao động nghề cá
2.400
2.500
2.500
2.500
2.500
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá
3.3.1. Điều kiện lao động và trình độ lao động trong ngành Thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá:
Cũng như nhiều nơi trên thế giới, tại Việt Nam lao động trong ngành Thuỷ sản thuộc lao động đặc biệt nặng nhọc trong những điều kiện thiếu vệ sinh, nhiều rủi ro và nguy hiểm, bởi lẽ quá trình sản xuất nghề cá luôn gắn chặt với nước, với môi trường có hàm lượng muối cao, đối tượng sinh vật mau ươn thối và phải chịu ảnh hưởng trực tiếp, nhiều khi rất khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên.
Điều kiện vệ sinh và an toàn lao động không đảm bảo, đặc biệt việc cung cấp duy trì các phương tiện cứu sinh, các phương tiện thông báo và lực lượng cứu hộ để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân khi gặp bão tố rất thiếu thốn. Phân bố lao động nghề cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố : nguồn lợi thuỷ sản, vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên và tính cách con người mỗi miền ... Miền Trung mặc dù tài nguyên không mấy thuận lợi nhưng tỷ lệ lao động đánh cá chiếm lớn nhất cụ thể Thanh Hoá tỷ lệ lao động các loại chiếm 69.5% tổng lao động trong ngành Thuỷ sản.
Trong nghề nuôi trồng Thuỷ sản ở Thanh Hoá, lao động nuôi trông chiếm 13,7% sau lao động khai thác. Tuy nhiên phần lớn lao động có tay nghề, chưa qua đào tạo do đó năng xuất không cao. Hơn nữa lại làm việc trong điều kiện phải ngâm mình trong nước hoặc tiếp xúc liên tục với nước, phần lớn là nước bẩn và hầu như không có phương tiện bảo hộ lao động. Do vậy các bệnh nghề nghiệp nhất là bệnh phụ khoa trong lực lượng lao động rất phổ biến.
Trong nghề khai thác cá biển lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao nhất 69,5% nhưng cũng chủ yếu là lao động chân tay dựa vào k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6669.doc