Đề tài Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005 và những giải pháp thực hiện

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Chương I: Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2

I. Kế hoạch nguồn nhân lực trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội 2

1. Một số khái niệm có liên quan. 2

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến NNL. 3

3. Cơ cấu nguồn nhân lực. 4

4. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực. 5

5. KHH phát triển NNL trong hệ thống KHH PTKT-XH. 5

II. Mối quan hệ giữa KH NNL với các Kế Hoạch khác. 6

1. Nguồn nhân lực với kế hoạch tăng trưởng kinh tế. 6

2. Kế hoạch nguồn nhân lực với kế hoạch giải quyết việc làm. 7

3. KHH nguồn nhân lực đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 8

III.Nội dung của kế hoạch hoá nguồn nhân lực và các yêu cầu cần đặt ra. 9

1. Nội dung. 9

2. Yêu cầu dặt ra khi xây dựng KH nguồn nhân lực. 10

 

Chương II 11

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của việt nam trong thời gian qua 11

I. Đặc trưng chủ yếu của nguồn nhân lực nước ta. 11

1. Quy mô nguồn nhân lực. 11

2. Trình độ học vấn và tay nghề. 11

3. Cân đối nguồn nhân lực còn bất hợp lý. 12

4. Đội ngũ cán bộ quản lý. 14

II. Những mục tiêu đã đặt ra cho KHPTNNL ở nước ta giai đoạn (1996-2000). 14

1. Hạn chế tốc độ tăng dân số và nguồn nhân lực. 14

2. Mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo. 15

3. Mục tiêu giải quyết việc làm cho nguồn nhân lực. 16

4. Mục tiêu về mặt xã hội. 16

III. Thực tế quá trình thực hiện KHPTNNL ở Việt nam (1996-2000). 16

1. Triển khai công tác Dân số và kế hoạch hoá gia đình. 16

2. Quá trình đầu tư và đổi mới công tác giáo dục đào tạo. 17

3. Thực hiện giải quyết việc làm và sử dụng nguồn nhân lực trong thời gian qua. 18

IV. Đánh giá tình hình thực hiện KHNNL (1996-2000). 18

1. Những mặt tích cực đạt được trong phát triển nguồn nhân lực giai đoạn (1996-2000). 18

2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân. 20

 

Chương III 24

Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở nước ta giai đoạn 2001-2005 và những giải pháp thực hiện. 24

I. Cơ sở khoa học cho việc xây dựng KHNNL (2001-2005). 24

1. Xây dựng KH dựa trên những đánh giá về nguồn nhân lực. 24

2. Từ thực trạng đặt ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết trong phát triển nguồn nhân lực. 24

3. Áp lực từ vấn đề đào tạo nghề giải quyết việc làm cho người lao động. 25

4. Từ thách thức của xu thế hội nhập. 25

5. Mục tiêu CL,QH PTKT-XH đặt ra. 26

II- Phương hướng phát triển nguồn nhân lực và những mục tiêu đạt trong giai đoạn 2001-2005. 27

1. Phát triển nguồn nhân lực trên hai phương diện. 27

2. Tiếp tục đổi mới nâng cao công tác đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. 28

3. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH. 28

4. Kết hợp giải quyết việc làm và sử dụng nguồn nhân lực. 29

5. Bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật cho nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn. 30

III-Một số chính sách và giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong giai đoạn 2001-2005. 30

1. Tiếp tục thực hiện công tác vận động dân số và kế hoạch hoá gia đình. 30

2. Ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo. 31

3. Phát triển các chương trình giáo dục bồi dưỡngchuyên môn kỹ thuật cho lao động nông thôn và miền núi. 32

4. Chính sách phát triển việc làm và điều kiện làm việc cho người lao động. 33

5. Thực hiện các chương trình bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng. 34

 

Kết luận 35

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005 và những giải pháp thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thức không phù hợp với cơ chế mới (tỷ lệ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc là khoảng 20-25%). Theo điều tra mẫu về đánh giá năng lực công việc đa số ý kiến nhận xét cán bộ quản lý mới chỉ đáp ứng được 50-80% yêu cầu công việc. Dù rằng, hầu hết cán bộ được đề bạt từ những cán bộ chuyên môn giỏi, nhưng có rất ít người trong đó được đào tạo chính quy và đi học thêm kiến thức về khoa học quản lý, quản trị kinh doanh. Những vấn đề trên cho thấy thực trạng về số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động quản lý kinh tế ở nước ta còn yếu kém. Lao động quản lý là một loại hình lao động phức tạp-mà đối tượng quản lý của nó lại là con người. Việc quản lý và sử dụng con người hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. II. Những mục tiêu đã đặt ra cho KHPTNNL ở nước ta giai đoạn (1996-2000). Nhiệm vụ tổng quát đã đề ra cho KH 5năm (96-2000) là:“Chuẩn bị các tiền đề cho bước phát triển cao hơn sau năm 2000, chủ yếu là phát triển nguồn nhân lực,khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng và hoàn thiện cơ chế”. Trong đó mục tiêu cụ thể cho phương hướng phát triển nguồn nhân lực đựoc đặt ra như sau: 1. Hạn chế tốc độ tăng dân số và nguồn nhân lực. Trước tình hình gia tăng dân số qúa nhanh ở nước ta, đã gây ra những áp lực đối với sự phát triển nền kinh tế. Sự tăng nhanh dân số đã làm tăng quy mô của nguồn nhân lực làm gia tăng áp lực về giải quyết việc làm cho người lao động, tăng tỷ lệ lao động thất nghiệp lên và làm giải thu nhập GDP/đầu người, gây ô nhiễm môi trường sống.v.v..Trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực 5 năm (96-2000) đã đưa ra một trong những mục nhằm phát triển nguồn nhân lực đó là: Giảm nhịp độ tăng dân số vào năm 2000 xuống còn dưới 1,8%/năm, để đến năm 2000 duy trì quy mô dân số dưới 78triệu người, trong đó LLLĐ là khoảng 39 triệu người. Với mục tiêu đặt ra ở trên kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và kế hoạch tăng trưởng 96-2000 mong muốn giảm áp lực về dân số và việc làm, tăng thu nhập cho người lao động đưa GDP/đầu người tăng gấp đôi so với năm 90, nâng cao tích luỹ nội bộ của nền kinh tế tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển cao hơn của thời kỳ sau. 2. Mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo. Sự phát triển nguồn nhân lực ở nước ta về mặt chất lượng luôn được coi trọng. Nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch nguồn nhân lực là xây dựng những con người và thế hệ gắn với nhu cầu phát triển của khoahọc công nghệ cũng như nền kinh tế tri thức. Nghị quyết TƯ2 Khoá 8 đề ra các nhiệm vụ chấn chỉnh sắp xếp và củng cố hệ thống giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển quy mô đào tạo, chuẩn bị tiền đề cho chiến lược phát triển chung đến 2020 và mục tiêu phát triển từ 1996 đến 2000 cho sự nghiệp giáo dục đào tạo. 2.1. Thực hiện giáo dục toàn diện. Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện ở các bậc học ngành học và trên các mặt đạo đức, trí tuệ, thể lực và chính trị tư tưởng. Cụ thể là, thực hiện thanh toán nạn mù chữ cơ bản phổ cập tiểu học trên cả nước, phổ cập trung học cơ sở ở các thành phố lớn theo chương trình quy định. Đến năm 2000 tính chung cả nước có khoảng 60% trẻ em từ 11-15 tuổi được đi học phổ thông cơ sở. Mở rộng và nâng cao chất lượng giảng dạy, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp dạy nghề, tin học, ngoại ngữ cho học sinh phổ thông. Nâng cao năng lực tự học và thực hành cho học sinh. Đối với người lớn, thanh toán nạn mù chữ cho ngưòi lớn từ 15-35 tuổi. Giảm tỷ lệ mù chữ ở các độ tuổi khác nhau đặc biệt là đối với các lao động ở vùng sâu vùng xađể tất cả các tỉnh đạt tiêu chuẩn quốc gia về tiêu chuẩn xoá mù chữ và phổ cập tiểu học trước khi bước sang thế kỷ 21. 2.2. Tăng quy mô và chất lượng đào tạo và chuyên môn. Bằng mọi hình thức thực hiện chuyển nhanh về giáo dục đào tạo nghề chuyên môncho đội ngũ lao động, nâng cao năng lực hiệu quả nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ. Kế hoạch đào tạo phải theo sát chương trình kinh tế- xã hội của từng vùng, phục vụ cho sự chuyển đổi của cơ cấu lao động cho CNH-HĐH. Mở rộng các hình thức học tập thường xuyên, đặc biệt là hình thức học từ xa. Quan tâm đào tạo và đào tạo lại các cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ… Về quy mô đào tạo, tăng cường đầu tư củng cố và phát triển các trường dạy nghề, xây dựng một số trường điểm. Đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề cho các hoạt động sản xuất của các khu công nghiệp, khu chế xuất và tính đến xuất khẩu lao động. Nâng cao quy mô giáo dục ĐH và CĐ lên 1,5% so với năm 95 (đây thực sự là mục tiêu đặt ra chưa theo sát với nhu cầu thực tế của thị trường lao động nước ta về đối tượng đào tạo này). Phấn đấu tăng quy mô học nghề bằng mọi hình thức để đến năm 2000 đạt mục tiêu có khoảng 22-25% lao động được đào tạo, có thể cung cấp nhu cầu lao động kỹ thuật cho đất nước trong thời kỳ đổi mới. 3. Mục tiêu giải quyết việc làm cho nguồn nhân lực. Thực hiện mở rộng phát triển sản xuất ổn định nền kinh tế đến năm 2000. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với giải quyết các vấn đề bức xúc về xã hội- đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Tiếp tục đổi mới và đa dạng hoá các loại hình kinh tế từ thấp đến cao thuộc mọi thành phần kinh tế để thúc đẩy phát triển kinh tế nâng cao nhu cầu việc làm. Mục tiêu đến năm 2000 giải quyết việc làm cho 6,57 triệu lao động, ước tính mỗi năm giải quyết cho trên 1,3 triệu người. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn dưới 5%. Tăng thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn lên 75%. Điều chỉnh chính sách tiền lương và giải quyết những bất hợp lý trong chế độ tiền lương. Từng bước hình thành quỹ bảo trợ thất nghiệp ở thành thị, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn phát triển sản xuất giảm thời gian nông nhàn tăng thu nhập. 4. Mục tiêu về mặt xã hội. Có thể nói mục tiêu về mặt xã hội là một biểu hiện của sự phát triển tổng hợp của nguồn nhân lực. Trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho 5 năm 96-2000 đề ra mục tiêu phát triển về mặt xã hội của nguồn nhân lực nước ta là: Kết hợp với các chương trình quốc gia về phát triển nguồn nhân lực, kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá xã hội, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về những vấn đề xã hội, đẩy lùi bất công, tiêu cực và các tệ nạn xã hội. Cùng với mục tiêu nâng cao chất lượng về mặt giáo dục đào tạo, mục tiêu về giải quyết việc làm, phát triển toàn diện về các mặt hoạt động văn hoá tinh thần, thể dục thể thao, y tế, dân số và các mặt xã hội khác. Về mặt xã hội thực hiện chăm lo đến đời sống tinh thần và sức khỏe cho người đân. Cụ thể là các chỉ tiêu về: giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống dưới 30% vào năm 2000, cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn và dân nghèo thành thị, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần và thể lực của dân tộc,đưa tuổi thọ bình quân của người dân lên, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và hội nhập vào cộng đồng quốc tế. III. Thực tế quá trình thực hiện KHPTNNL ở Việt nam (1996-2000). 1. Triển khai công tác Dân số và kế hoạch hoá gia đình. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã nỗ lực trong việc xây dựng chính sách đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình và dân số. Về phía nhà nước đã đẩy mạnh triển khai tăng cường phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dân số, gây dựng và mở rộng mạng lưới các điểm dịch vụ về dân số kết hợp với các cơ sở trạm y tế địa phương trên các tuyến tỉnh huyện trong cả nước để bảo vệ chăm sóc sức khoả cộng đồng. Về phía người dân đã ý thức cao hơn về vấn đề dân số, phần lớn người dân đã tự giác thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Đối với các tỉnh miền Bắc phong trào dân số được người dân ý thức cao hơn (trừ một số tỉnh và huyện miền núi), người dân đã áp dụng các biện pháp tránh thai, giảm mức sinh, nhất là các cặp vợ chồng ở lứa tuổi 25-35, mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con, tỷ lệ này chiếm tới trên 70% số cặp vợ chồng trong lứa tuổi. Trên đây là những mặt tích cực mà Đảng và toàn dân ta đã thực hiện được trong 5 năm qua nhằm hạn chế sự gia tăng dân số và nguồn nhân lực, giảm áp lực về mặt xã hội của dân số gây ra. 2. Quá trình đầu tư và đổi mới công tác giáo dục đào tạo. Quá trình thực hiện kế hoạch 96-2000 về công tác giáo dục và đào tạo trong những năm qua, được triển khai thực hiện trên các mặt sau: Đối với việc đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo trong thời gian qua, thì nhà nước ta đã tăng cường huy động ngân sách, đây là nguồn lực giữ vai trò chủ yếu. Tổng nguồn lực cho giáo dục đào tạo đã được ưu tiên sử dụng tập trung cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và đào tạo cán bộ cho các ngành trọng điểm như các ngành phát triển công nghệ cao-nghiên cứu ứng dụng, các ngành về quản lý nhà nước về kinh tế… Trong những năm qua, bình quân mỗi năm chi ngân sách cho giáo dục cuả nhà nước là từ 13-14% tổng chi ngân sách. Ngoài ra còn huy động được các nguồn lực ngoài ngân sách. Về mặt xây dựng đội ngũ giáo viên, có thể nói giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục đào tạo và được xã hôị tôn vinh. Do đó nhà nước đã ban hành chính sách nâng cấp các trường sư phạm và thực hiện chính sách không thu học phí,chế độ học bổng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên ngành sư phạm, vì vậy đã thu hút được nhiều học sinh giỏi vào ngành sư phạm trong những năm qua. Ngoài ra, còn có các chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên, đào tạo được đội ngũ giáo viên trẻ kế cận cho các trường ĐH. Quá trình thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo trong những năm qua. Ngành giáo dục đã đổi mới các chương trình đào tạo, bỏ đi một số nội dung đào tạo không thiết thực bảo đảm kiến thức cơ bản cập nhật với tiến bộ của khoa học cônh nghệ. Đã thực hiện đổi mới trong phương pháp giáo dục đào tạo ở một số trường ĐH,CĐ, các trường THCN,CNKT, khắc phục lối truyền thụ một chiều như trước đây, nâng cao thời gian tự học cho sinh viên, thực hiện chính sách tuần học 5 buổi cho sinh viên ĐH từ năm 2000. Về đổi mới công tác quản lý giáo dục, đã tăng cường dự báo và kế hoạch hoá sự phát triển của giáo dục đào tạo, đưa giáo dục vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước và từng địa phương. Tuy nhiên, việc quy hoạch tổng thể về đào tạo nguồn nhân lực về mặt cơ cấu cấu trúc đào tạo trong thời gian qua còn chưa đượcthiết thực. Thực hiện sử lý các tiêu cực trong ngành giáo dục, từ năm 97 trở đi gần như dứt điểm tình trạng tiêu cực trong thi, tuyển sinh, cũng như bảo vệ luận án, cơ cấp bằng…Đảm bảo một trình độ chất lượng đào tạo tương xứng với bằng cấp. Ngoài ra, công tác giáo dục đào tạo còn được tăng cươ sự lãnh đạo của Đảng để gắn mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo từ 1996-2000 và các năm tiếp theo để bảo đảm đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới. 3. Thực hiện giải quyết việc làm và sử dụng nguồn nhân lực trong thời gian qua. Trong thời gian qua, cùng với thực hiện kết hợp với phát triển giáo dục đào tạo, chúng ta đã triển khai được chương trình quốc gia về giải quyết việc làm cho người lao động. Mỗi năm thu hút thêm khoảng 1,2 triệu lao động, giảm tỷ lệ lao động không có việc làm trong tổng LLLĐ. Việc tổ chức thực hiện và kiểm tra thi hành Luật lao động cũng đã có hiệu quả, bên cạnh đó nhà nước ta đã có những cải tiến về chế độ tiền lương cho người lao động, nâng mức lương tối thiểu lên từ 180-210 ngàn đồng/người /tháng. Từ 1996 đến nay cũng đã đẩy mạnh sản xuất trong nước, khuyến khích tạo thêm việc làm cho người lao động. Ban hành Luật doanh nghiệp (tháng 12/99) đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân. Qua đó, tạo ra sự phát triển về sản xuất, tăng trưởng kinh tế nói chung và tạo thêm việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các chương trình quốc gia về việc làm vẫn còn một số điểm chưa đạt như mong muốn đề ra. Ngoài việc phát triển nguồn nhân lực trên các mặt đã nói ở trên, từ năm 1996 đến nay, nhà nước ta cũng đã quan tâm phát triển triển nguồn nhân lực về mặt xã hội khác nữa, như thực hiện các chương trrình quốc gia về dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, chăm sóc bảo vệ sức khỏe cộng đồngv.v.. và đã đạt những thành tựu nhất định vào việc phát triển nguồn nhân lực cũng như sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong những năm qua. IV. Đánh giá tình hình thực hiện KHNNL (1996-2000). 1. Những mặt tích cực đạt được trong phát triển nguồn nhân lực giai đoạn (1996-2000). 1.1. Tốc độ gia tăng dân số trong thời gian qua đã giảm. Qua 5 năm thực hiện công tác vận động dân số kế hoạch hoá gia đình đã đạt được những kết quả đáng kể. Tốc độ gia tăng dân số hàng năm giảm dần. Cụ thể, tỷ lệ sinh bình quân mỗi năm giảm 0,78 %o (mục tiêu năm 96 đề ra là 0,6 %0) tỷ lệ tăng dân số giảm từ 1,7 %/ năm vào năm 95 xuống còn 1,4 % vào năm 2000, như vậy là vượt mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Các cơ sở vật chất phục vụ công tác và kế hoạch hoá gia đình được tăng cường đáng kể. Bình quân mỗi huyện có hai trung tâm liên xã làm dịch kế hoạch hoá gia đình (tính trên cả nước), bảo đảm 100% tuyến tỉnh huyện và 70% tuyến xã có trang thiết bị phù hợp. Với các tiến bộ trên, năm 1999 Việt Nam được LHQ tặng giải thưởng về cônng tác dân số là một trong những nước ĐPT đạt kết quả trong công tác dân số vượt bậc ngoài dự kiến. Với xu hướng này trong những năm tới Việt Nam sẽ giảm tỷ lệ sinh xuống còn dưới 1%. 1.2. Chỉ số HDI của Việt Nam tăng lên tronng những năm qua. Cùng với công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, hàng năm nước ta cũng tạo được phong trào toàn xã hội chăm sóc giáo dục bảo vệ trẻ em cũng như công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ. Thực hiện được các mục tiêu quốc gia về trẻ em, xây dựng các điểm vui chơi (51% quận huyện có điểm văn hoá). Thực hiện chăm sóc được 70% trẻ em mồ côi. Trong công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, đã đưa chỉ số sức khoẻ cộng đồng của nước ta được nâng lên. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 38 % năm 95 xuống còn 33% vào năm 2000. Tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi. Cơ bản thanh toán được các như bệnh bại liệt, uốn ván trẻ sơ sinh, thiếu Vitamin A vào năm 2000. Các bệnh về sốt rét, biếu cổ giảm gần 60% so với năm 1995. Từ những kết quả trên và những thành tựu đạt trong phát triển kinh tế xã hội theo Báo cáo phát triển con người năm 2000 của UNDP đánh giá trình độ phát triển con người của các quốc gia thì chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt thứ hạng 108 / 174 nước tham gia xếp hạng (với chỉ số HDI là 0,671). Với các chỉ tiêu tuổi thọ bình quân đạt 67,8 năm, tỷ lệ biết chữ của người lớn là xấp xỉ 93%, tỷ lệ huy động các cấp của trẻ em từ 6- 23 tuổi là 63%, chỉ số kiến thức đạt 0,83. GDP / đầu người tính theo sức mua tương đương đạt gần 1.700 USD. Như vậy so với năm 92 tăng 13 bậc và vượt 24 bậc trong thứ tự xếp hạng về GDP bình quân đầu người. 1.3. Trình độ giáo dục và đào tạo được nâng cao. Theo đánh giá trong ĐH Đảng 9 về sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta trong thời kỳ 1996- 2000 là có sự phát triển mới về cả quy mô lẫn chất lượng cũng như hình thức đào tạo. Các bậc ngành học đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nhân dân. Đến năm 2000 nước ta đã có 100% tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Số người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp 1 ngày càng giảm trong tổng dân số và lực lượng lao động (tỷ lệ này là 26,67 % năm 96 và 20,19 % năm 2000). Số lao động tôt nghiệp cấp 3 tăng nhanh, năm 96 tỷ lệ này là 13,47% trong tổng LLLĐ đến năm 2000 tăng lên 17,23 % (theo trung tâm thông tin – thống kê LĐ và XH). Bên cạnh đó,việc đào tạo nghề cho lao động từ sơ cấp trở lên cũng tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm trong tổng LLLĐ là 11,81 % năm 96 đến năm 2000 tăng lên 15,21 % (trong đó tăng nhanh nhất là trình độ CĐvà ĐH trở lên 16, 86 % / 1 năm), tiếp đến là tốc độ tăng lao động đã qua đào tạo CNKT 7,58 %/ 1năm. Tỷ lệ lao động THCN cũng tăng lên tương tự. Có thể nói trong 5 năm qua chất lượng và số lượng của giáo dục và đào tạo trên tất cả các vùng của cả nước đều diễn ra theo xu hướng tích cực - đó là kết quả đạt được không nhỏ trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực ở nước ta. 1.4. Cơ cấu theo ngành của nguồn nhân lực có sự biến chuyển tích cực. Cùng với việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng CNH-HĐH thì trong 5 năm thực hiện nghị quyết ĐH 8 cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên có xu hướng giảm trong ngành nông nghiệp (bao gồm cả nông – lâm – ngư nghiệp), và tăng lên trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể, theo số liệu thống kê điều tra mẫu quốc gia về lao động và việc làm – 1/7/1996 và 1/7/2000 thì tỷ lệ lao động việc làm thường xuyên trong ngành nông nghiệp giảm từ 69,8% (1996) xuống còn 62,56% (2000); 6tỷ lệ này tăng lên trong ngành công nghiệp là từ 10,55% lên 13,15% và trong ngành dịch vụ là 19,65% lên 24,29%. Đây là những bước chuyển dịch cơ bản trong cơ cấu lao động theo ngành, thể hiện sự biến chuyển tích cực về cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu nguồn nhân lực trong thời gian qua. 2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân. 2.1. Sự mất cân đối lớn trên các mặt trong cơ cấu LLLĐ. Trong thời gian qua mặc dù có sự biến chuyển tích cực về chất lượng đào tạo và cơ cấu lao động, xong so với yêu cầu của đất nước về nguồn nhân lực đặc biệt là đối với LLLĐ đã qua đào tạo thì hiện nay sự phát triển của nguồn nhân lực nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Trong đó đáng chú ý nhất là: Sự phân bố LLLĐ đã qua đào tạo từ sơ cấp, học nghề trở lên cũng như từ CNKT có bằng trở lên chủ yếu tập trung ở các khu vực thành thị, đô thị trọng điểm. Hầu hết lao động đã qua đào tạo tập trung ở các thành phố lớn đặc biệt là các cán bộ có trình độ ĐH và trên ĐH (như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 15-20%; trong khi tỷ lệ này ở các tỉnh như Lai châu, các tỉnh Tây nguyên và các tỉnh miền Tây nam Bộ tỷ lệ này chưa đến 1%). Một số nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là các tỉnh vùng sâu vùng xa, miền núi điều kiện về đào tạo và làm việc cũng như nhu cầu về LĐKT chưa cao. Do đó phần lớn LĐKT (nổi bật là các cán bộ ĐH và CĐ) sau khi được đào tạo thường bám trụ lại các thành phố để có điều kiện làm việc tốt hơn. Một nguyên nhân nữa là do nhà nước chưa có chính sách hoặc còn yếu, để khuyến khích, vận động, tạo điều kiện cho LĐKT có trình độ làm việc tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Sự phân bố còn chưa hợp lý trong đội ngũ lao động đã qua đào tạo giữa các ngành kinh tế. Phần lớn LĐKT tập trung vào các ngành CN-XD và DV. Điều này dẫn đến sự khác nhau tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong tổng số lao động làm việc tại các ngành kinh tế (ngành CN 27,7%;DV 21,8%;NN chỉ có 3,85%). Ngành NN số lượng lao động đã qua đào tạo đã ít xong số cán bộ KHKT nông nghiệp lại có tới 89,3% làm ở cơ quan TƯ; 8,9% làm ở cấp tỉnh; 1,8% cấp huyện và ở cấp xã gần như không có. Nguyên nhân của sự phân bố không cân đối LĐKT giữa các ngành kinh tế cũng tương tự như của các vùng: Vì giữa các ngành kinh tế có mối quan hệ mật thiết với các vùng kinh tế. Ngành CN và DV thường tập trung ở các vùng đô thị, trong khi NN lại thường là ở các tỉnh nông thôn và miền núi. Sự mất cân đối thứ hai là mất cân đối trong cấu trúc đào tạo nguồn nhân lực. Thực sự đây là vấn đề vốn đã bất hợp lý nay càng bất hợp lý hơn. Tuy rằng chất lượng và quy mô đào tạo trong những năm qua được nâng cao, xong trong cơ cấu đào tạo còn nhiều điều không ổn. Điều đó gây ra tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” ở hầu hết các ngành kinh tế. Cấu trúc đào tạo năm 96 là 1-1,7-2,4 (tức là cứ 1 càn bộ ĐH,CĐ thì có 1,7 cán bộ THCN và 2,4 CNKT) năm 2000 cấu trúc này là 1-1,2-1,7 (trong khi mục tiêu nghị quyết ĐH8 đến năm 2000 cấu trúc đào tạo là 1-4-10). Tình trạng mất cân đối trên có thể được giải thích do nhà nước chưa quản lý được cũng như chưa có các chính sách biện pháp để gắn đào tạo lao động với nhu cầu sử dụng lao động, để từ đó có thể đưa ra kế hoạch,định hướng về số lượng lao động từng loại trình độ, chuyên môn cần đào tạo để phục vụ cho nhu cầu lao động của nền kinh tế. Mặt khác, thực tế còn cho thấy do tâm lý của bộ phận lớn cha mẹ cũng như học sinh một số năm trước đây và ngay cả bây giờ (đặc biệt là ở Miền Bắc) chỉ coi trọng việc đi học ĐH,CĐ. Nhiều học sinh ở nông thôn thi ĐH không đỗ mà điều này là không thể tránh khỏi, khi lượng thí sinh dự thi ngày một đông sẽ chấp nhận ở nhà làm nông nghiệp (học sinh nào có điều kiện hơn thì tiếp tục ôn thi để năm sau thi vào ĐH), chứ không dự thi vào các trường THCN hay các trường CNKT. Điều đó dẫn đến tình trạng một số trường đào tạo nghề lượng học sinh vào học rất ít thiếu chỉ tiêu đào tạo. Đó cũng là nguyên nhân của việc thiếu trầm trọng LĐKT có tay nghề cho nền KTQD. 2.2. Trình độ đào tạo còn thấp so với yêu cầu CNH-HĐH đất nước. Nứoc ta vốn đã thiếu LĐKT xong trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật lại chưa đáp ứng được yêu cầu công việc trong thời kỳ CNH-HĐH của đất nước. Điều đó thể hiện qua thực tế, năng suất lao động của chúng ta còn thấp, tay nghề đào tạo còn chưa vững. Nhiều lao động sau khi được đào tạo, dự tuyển vào các đơn vị sản xuất liên doanh với nước ngoài vẫn chưa đủ điều kiện xét tuyển. Một mặt nữa cho thấy, đó là khối lượng học sinh đào tạo ngắn hạn lại nhiều hơn là lượng học sinh đào tạo chính quy dài hạn (năm 1999 có 900 nghìn học sinh học nghề các loại thì chỉ có 130 nghìn học sinh học chính quy dài hạn). Trình độ của hầu hết các học sinh đào tạo ngắn hạn là chưa được vững vàng trong chuyên môn, công việc, hàng năm cần có sự bồi dưỡng và đào tạo lại. Có rất nhiều lý do khiến cho chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của nước ta chưa đạt như mong muốn để có thể đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế là vì: Thứ nhất, do điều kiện kinh tế nước ta còn nghèo, việc thiếu cơ sở vật chất, kỹ thuật –chậm dược cải thiện chưa xứng với nhu cầu học hỏi của sinh viên. Đặc biệt, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, điều kiện học tập thực hành cho sinh viên thiếu nghiêm trọng. Thứ hai, các nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy cũng như nhiều hình thức đào tạo của nước ta còn nhiều bất cập, lạc hậu. Điều kiện cải tiến, đổi mới các mặt trên còn chưa có, trừ một số trường lớn có uy tín do TƯ quản lý. Do đó, chất lượng sinh viên tốt nghiệp còn thấp so với yêu cầu của đất nước và so với các nước trong khu vực và thế giới, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. 2.3. Sử dụng nguồn nhân lực chưa hợp lý. Trong quản lý và sử dụng lao động, chúng ta còn có những điểm hạn chế do đó chưa phát huy được hiệu qủa sử dụng lao động, hạn chế sự năng động, sáng tạo của nguồn nhân lực. Việc sử dụng lao động chưa hợp lý thể hiện qua các mặt sau: Thứ nhất, như đã nói ở trên ngoài sự phân bố lao động ở nước ta còn có sự khác biệt lớn giữa các ngành và các vùng thì tỷ lệ thời gian lao động sử dụng còn thấp. Điều đó gây ra lãng phí thời gian lao động, (đặc biệt là ở các vùng nông thôn ở nước ta, tính đến nay tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới đạt khoảng 70%). Thứ hai, trong sử dụng lao động, thì chế độ tiền công, tiền lương còn chưa thoả đáng làm mất đi động lực kinh tế của người lao động. Chế độ tiền công tiền lương của nước ta còn thấp, còn mang nặng tính bình quân (một phần cũng là do nền kinh tế còn kém phát triển và năng suất,chất lượng lao động chưa cao) vì vậy chưa thực sự khuyến khích nâng cao trình độ,phát huy hết năng lực cũng như tâm trí cho công việc.Mặt khác, với chế độ tiền công, tiền lương như vậyđã không thu hút được những lao động giỏi, những người trí thức có trình độ cao vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị sản xuất trong nước gây ra hiện tượng chảy máu chất xám ra nước ngoài rồi kéo theo các tệ nạn tham nhũng, hối lộ… Một trong những hạn chế nữa là việc sử dụng lao động trí thức có trình độ PTS trở lên hầu hết tập trung ở các trường ĐH, các cơ quan TƯ và hai thành phố lớn là Hà nội và Tp.HCM. Số lượng cán bộ khoa học –kỹ thuật lại chủ yếu tập trung trong các cơ quan hành chính sự nghiệp chiếm 63,7%,trong đó riêng ngành giáo dục ciếm 43%, còn các ngành sản xuất kinh doanh chỉ cố 32,7%(chỉ tiêu này ở các nước như Thái Lan là 58,2%; Hàn Quốc là 48%;Nhật 64,4%).Là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở nông thôn, xong có tới 89,3% số cán bộ KH-KT có chuyên môn thuộc lĩnh vực này lại làm việc ở các cơ quan TƯ.Điều đó thể hiện sự yếu kém trong viêc quản ký và sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta. 2.4. Thiếu việc làm cho LLLĐ. Tính đến năm 2000 tổng LLLĐ ở nước ta là trên 38,5 triệu người. Hàng năm có thêm khoảng 1,2 triệu người tham gia vào LLLĐ. Trong 5 năm qua nhờ những giải pháp tích cực của nhà nước, cộng đồng nên bình quân mỗi năm ta cũng giải quyết việc làm cho được hơn 1 triệu lao động. Tuy nhiên, đó mới chỉ xấp xỉ gần bằng so với số lượng người hàng năm bước vào tuổi lao động. Do đó vẫn còn một bộ phận lao động nữa chưa có việc làm. Hiện nay tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm của người lao động đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều ngành nhiều cấp và bản thân người lao động. Qua những tìm hiểu về thị trường lao động thị lý do gây ra tình trạng trên trong nhiều năm qua và giai doạn 96-2000chủ yếu là: Do dân số nước ta đông, tốc độ tăng dân số cũng như nguồn nhân lực cao dẫn đến cung lao động vượt quá cầu đã gâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35169.doc
Tài liệu liên quan