Thị trường gạo nội địa hầu như do các đại lí, doanh nghiệp tư nhân qui mô nhỏ chi phối, kể cả gạo thường và gạo cao cấp, còn các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo thì chưa mặn mà lắm với thị trường nội địa, do các doanh nghiệp ngại triển khai kênh phân phối và không ít doanh nghiệp quan niệm gạo ngon chỉ để xuất khẩu.
Thực tế cho thấy, gạo nội địa vẫn thiếu cả tên gọi và thương hiệu. Vì vậy các loại gạo ngoại xuất hiện tràn ngập lấn áp cả gạo nội, đặc biệt là gạo Thái. Bên cạnh đó, một số loại gạo có xuất xứ trong nước được các chủ cửa hàng (sạp) gạo dán mác gạo ngoại và bán với giá cao. Bà Nguyễn Thị Phụng, bán gạo tại Trung tâm Thương mại Cái Khế, thành phố Cần Thơ, cho biết: "Hầu hết các loại gạo có tên gọi gắn theo tên nước ngoài đều có xuất xứ trong nước. Các tên gọi này do những người bán gạo tự đặt. Hiện nay, gạo bán trên thị trường nội địa chất lượng, chủng loại và xuất xứ rất lộn xộn. Dù đã ít nhiều có kinh nghiệm trong nghề, nhưng nhiều lúc tôi cũng mua lầm gạo chất lượng thấp với giá cao, về bán ra không được giá phải chịu lỗ" . Tuy nhiên cũng có một số người thích dùng các loại gạo ngoại vì ưu điểm của các loại gạo này là ghi rõ xuất xứ, thành phần trên bao bì và có quanh năm chứ không như gạo Việt Nam có loại chỉ có 1 vụ/năm
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4029 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch phát triển thị trường gạo của công ty Angimex tại thành phố Long Xuyên giai đoạn 2008-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời gian nghiên cứu có hạn, hơn nữa đây chỉ là một cuộc khảo sát nhỏ nhằm giúp công ty thăm dò ý kiến của các chủ cửa hàng (sạp) gạo về nhu cầu kinh doanh gạo đóng gói sẵn, có thương hiệu,… nên tôi tiến hành lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng kết hợp phương pháp thuận tiện. Với tổng thể 50 cửa hàng (sạp) gạo, tôi lấy mẫu là 30 cửa hàng (sạp) gạo có qui mô khác nhau.
Sở dĩ chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo qui mô là để biết được những phản ứng khác nhau của các chủ cửa hàng (sạp) gạo có qui mô khác nhau về việc kinh doanh gạo đóng gói sẵn, lợi nhuận mong muốn và một số thông tin khác.
Lập bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn trực tiếp, kết quả thu được sẽ có độ tin cậy cao hơn việc phát bảng câu hỏi rồi thu lại. Bởi vì các chủ cửa hàng gạo bận buôn bán suốt ngày sẽ không có thời gian đọc bảng câu hỏi hoặc bỏ quên, hoặc nếu trả lời thì chỉ trả lời cho có chứ thông tin không chính xác. Bên cạnh đó, việc phỏng vấn trực tiếp có thể đọc được tín hiệu không bằng lời nói, thu thập được dữ liệu phong phú.
4.3 Thang đo
Thang đo là một công cụ có chức năng tách biệt các cá thể theo các biến mà nghiên cứu đang quan tâm. Thang đo có thể phân nhóm các cá thể hoặc phân biết từng cá thể theo nhiều mức độ khác nhau.
Đối với nghiên cứu này tôi sử dụng thang đo biểu danh là chính, các câu hỏi có nhiều lựa chọn.
Ví dụ:
Câu 7: Hiện nay, các Anh/chị có muốn kinh doanh các loại gạo đóng gói sẵn, có thương hiệu?
1. Có 2. Không 3. Sẽ suy nghĩ lại
Câu 8: Nếu công ty hợp tác trang trí lại cửa hàng và gửi gạo bán tại cửa hàng thì ý kiến của các Anh/chị như thế nào?
1. Đồng ý. 1. Không đồng ý. 3. Sẽ suy nghĩ lại.
Bảng câu hỏi được chia làm 2 phần: phần giới thiệu và phần trả lời câu hỏi gồm 10 câu hỏi, có cả dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Bảng 4.3 Tóm tắt nội dung của bảng câu hỏi
Thứ tự
Nội dung
Phần giới thiệu
- Tên đề tài, người thực hiện và mục đích của việc thu thập thông tin.
Phần trả lời câu hỏi
Câu 1
- Thông tin cá nhân
Câu 2
- Các loại gạo đang bán
Câu 3
- Lợi nhuận mong muốn
Câu 4
- Hình thức vận chuyển
Câu 5
- Hình thức thanh toán
Câu 6
- Các loại gạo đóng gói đã bán
Câu 7
- Nhu cầu kinh doanh gạo đóng gói
Câu 8
- Ý kiến về việc hợp tác trang trí cửa hàng
Câu 9
- Ý kiến về việc thõa thuận treo áp phích
Câu 10
- Mức phí mong muốn nếu trả lời đồng ý ở câu 9
4.4 Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu sơ cấp: bảng câu hỏi phỏng vấn sau khi thu về được làm sạch, mã hóa và nhập liệu để phân tích bằng Excel
Số liệu thứ cấp: phân tích, so sánh số liệu thứ cấp được thu thập từ công ty và các phương tiện truyền thông và các nghiên cứu trước đây.
Sử dụng kỹ thuật phân tích SWOT để thấy được điểm mạnh, điểm yếu , cơ hội, nguy cơ của công ty. Từ đó, đề ra những chiến lược thích hợp.
Bảng 4.4 Ma trận SWOT / TOWS TS Lưu Thanh Đức Hải. 2007. Quản trị tiếp thị. Trang 70. Cần Thơ. NXB Giáo dục
Điểm mạnh
(Strengths)
Điểm yếu
(Weaknesses)
Cơ hội
(Opportunities)
Chiến lược S-O:
Tận dụng các cơ hội để phát huy tối đa các điểm mạnh
Chiến lược W-O:
Khắc phục các điểm yếu bằng cách phát huy tối đa các điểm mạnh
Nguy cơ
(Threats)
Chiến lược S-T:
Tìm cách phát huy các điểm mạnh để làm giảm các mối đe dọa bên ngoài
Chiến lược W-T:
Xây dựng kế hoạch phòng thủ nhằm chốt lại các rủi ro.
4.5 Tiến độ thực hiện
Thời gian thực tập là 16 tuần, trình tự thực hiện các bước nghiên cứu được tiến hành như sau:
Bảng 4.5 Tiến độ thực hiện
Công việc
Thời gian (tuần thứ)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
1. Phác thảo ý tưởng
2. Viết đề cương sơ bộ
3. Chỉnh sửa đề cương sơ bộ
4. Hoàn thành đề cương sơ bộ
5. Viết đề cương chi tiết
6. Chỉnh sửa đề cương chi tiết
7. Hoàn thành đề cương chi tiết
8. Thu thập số liệu sơ cấp
9. Thu thập số liệu thứ cấp
10. Tiến hành phân tích
11. Viết bản nháp
12. Chỉnh sửa bản nháp
13 .Hoàn thành bản chính
Tóm lại: Phương pháp nghiên cứu là các bước phải thực hiện để đạt được mục tiêu nghiên cứu: cách thức tiến hành thu thập số liệu, xử lý số liệu. Các số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu bao gồm nhóm số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp các chủ cửa hàng (sạp) gạo, sau đó dùng phần mềm Excel để phân tích số liệu. Ngoài ra còn sử dụng kỹ thuật phân tích SWOT đề thấy được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ từ đó đề ra các kế hoạch marketing phù hợp.
Để biết rõ hơn về thị trường gạo nội địa nói chung và thị trường gạo thành phố Long Xuyên nói riêng, cần phải phân tích thị trường thông qua số liệu từ kết quả nghiên cứu thị trường. Trong chương 5 sẽ trình bày chi tiết về các nội dung này.
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
Trong chương này sẽ trình bày tổng quan về thị trường gạo nội địa hiện nay, tìm hiểu về thị trường gạo ở thành phố Long Xuyên, từ đó đánh giá các khả năng tham gia thị trường gạo nội địa của công ty Angimex. Phân tích hai đối thủ cạnh tranh là Công ty TNHH Minh Cát Tấn và Công ty Lương thực Tiền Giang. Đồng thời tiến hành phân khúc thị trường gạo và lưa chọn thị trường mục tiêu, qua đó giúp công ty có thể định hướng kế hoạch marketing để đáp ứng thị trường mục tiêu.
5.1 Tổng quan về thị trường gạo nội địa:
Gạo là mặt hàng lương thực thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, trong mỗi bữa ăn của người Việt không thể thiếu gạo. Dân số Việt nam khoảng 84 triệu người, sản lượng gạo tiêu thụ tối đa trong một năm là 210kg/người/năm * 85.000.000 = 17.640.000 tấn.
Bảng 5.1 Sản lượng gạo tiêu thụ cả năm ở khu vực thành thị
ĐVT: tấn
STT
Tỉnh/Thành phố/Khu vực
Số lượng
I
Cả nước
4,707,990
II
Miền Bắc và Miền Trung
1,693,728
III
Miền Nam
3,014,262
IV
Đồng bằng sông Cửu Long
748,933
1
An Giang
129,378
2
Cần Thơ
119,675
3
Kiên Giang
83,630
4
Tiền Giang
53,238
5
Đồng Tháp
52,520
6
Cà Mau
51,495
7
Sóc Trăng
49,267
8
Long An
49,103
9
Bạc Liêu
42,659
10
Vĩnh Long
33,122
11
Trà Vinh
31,211
12
Bến Tre
27,728
13
Hậu Giang
25,907
( Nguồn: Công ty Angimex )
Nhiều năm qua, Việt Nam luôn nằm trong số những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, sản lượng xuất khẩu năm 2007 là 4,5 triệu tấn đạt kim ngạch 1,4 tỷ USD. Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu cao nhưng vì chất lượng gạo còn thấp và chưa có thương hiệu nên giá trị thu về xuất khẩu gạo còn thấp. Trong khi các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lương thực tập trung khai thác thị trường nước ngoài thì thị trường trong nước vẫn đang bỏ ngỏ. Qua bảng 5.1 ta thấy nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân ở khu vực thành thị tương đối cao, đây là thị trường có thể phát triển với các sản phẩm gạo chất lượng cao vì mức sống ở thành thị ngày càng được nâng lên nên người tiêu dùng gạo sẽ quan tâm đến yếu tố chất lượng hơn.
Thị trường gạo nội địa hầu như do các đại lí, doanh nghiệp tư nhân qui mô nhỏ chi phối, kể cả gạo thường và gạo cao cấp, còn các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo thì chưa mặn mà lắm với thị trường nội địa, do các doanh nghiệp ngại triển khai kênh phân phối và không ít doanh nghiệp quan niệm gạo ngon chỉ để xuất khẩu.
Thực tế cho thấy, gạo nội địa vẫn thiếu cả tên gọi và thương hiệu. Vì vậy các loại gạo ngoại xuất hiện tràn ngập lấn áp cả gạo nội, đặc biệt là gạo Thái. Bên cạnh đó, một số loại gạo có xuất xứ trong nước được các chủ cửa hàng (sạp) gạo dán mác gạo ngoại và bán với giá cao. Bà Nguyễn Thị Phụng, bán gạo tại Trung tâm Thương mại Cái Khế, thành phố Cần Thơ, cho biết: "Hầu hết các loại gạo có tên gọi gắn theo tên nước ngoài đều có xuất xứ trong nước. Các tên gọi này do những người bán gạo tự đặt. Hiện nay, gạo bán trên thị trường nội địa chất lượng, chủng loại và xuất xứ rất lộn xộn. Dù đã ít nhiều có kinh nghiệm trong nghề, nhưng nhiều lúc tôi cũng mua lầm gạo chất lượng thấp với giá cao, về bán ra không được giá phải chịu lỗ" ương truong/2006/02/38905CBC/
. Tuy nhiên cũng có một số người thích dùng các loại gạo ngoại vì ưu điểm của các loại gạo này là ghi rõ xuất xứ, thành phần trên bao bì và có quanh năm chứ không như gạo Việt Nam có loại chỉ có 1 vụ/năm.
Nước ta có nhiều loại gạo đặc sản chất lượng tương đối cao như: Nàng Thơm chợ Đào (Long An), gạo Nàng Nhen (An Giang)… nhưng khi đến tay người tiêu dùng thường đã bị pha trộn, không còn giữ được độ thuần nhất. Hiện nay, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu gạo, nhưng nhìn chung, các thương hiệu này vẫn còn ít và thiếu chuyên nghiệp, chỉ một số ít là xây dựng thương hiệu một cách bài bản như: gạo Kim Kê của công ty Minh Cát Tấn, gạo Hồng Hạc, Chín Rồng Vàng của công ty lương thực Tiền Giang. Xu hướng tiêu dùng gạo của người dân là thích mua các loại gạo đóng gói sẵn, có nhãn hiệu rõ ràng và đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe khi dùng, vì vậy yếu tố thương hiệu và yếu tố “sạch” của gạo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi tiêu dùng gạo.
Tóm lại, thị trường gạo nội địa có tiềm năng rất lớn, đặc biệt là các loại gạo đóng gói sẵn, có thương hiệu đồng thời hướng đến việc bào vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.Từ đó cho thấy việc đầu tư xây dựng thương hiệu gạo, nâng cao chất lượng gạo của các doanh nghiệp kinh doanh gạo ở Việt Nam là rất cần thiết, làm được điều đó gạo. Việt Nam mới phát huy được sức cạnh tranh với các loại gạo ngoại, tiến tới việc phát triển thị trường nội địa vững chắc làm bàn đạp cho việc xuất khẩu nông sản.
5.2 Thị trường gạo Thành phố Long Xuyên:
5.2.1 Vài nét về Thành phố Long Xuyên
Thành phố Long Xuyên có diện tích khoảng 130km2, với dân số hơn 350.000 người , là đô thị cấp 3 trực thuộc tỉnh An Giang. Trong những năm vừa qua các hoạt động kinh tế-xã hội ở Long Xuyên liên tục phát triển, đặc biệt là sự ra đời của siêu thị Coop-Mart vào đầu năm 2007, trung tâm mua sắm lớn nhất Thành phố Long Xuyên.
Thành phố Long Xuyên có 10.687 ha diện tích tự nhiên, gồm 10 đơn vị hành chính cơ sở là các phường: Mỹ Long, Mỹ Bình, Mỹ Xuyên, Mỹ Phước, Bình Đức và các xã: Mỹ Hòa, Mỹ Thới, Mỹ Thạnh, Mỹ Khánh và Mỹ Hòa Hưng.
Địa giới hành chính thành phố Long Xuyên: Đông giáp huyện Chợ Mới và huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp); Tây giáp huyện Thoại Sơn; Nam giáp huyện Thốt Nốt (tỉnh Cần Thơ); Bắc giáp huyện Châu Thành.
Về hoạt động thương mại, Long Xuyên đứng đầu cả nước về hai ngành hàng: mua bán lúa gạo và công nghiệp chế biến thủy sản. Đặc biệt là ngàng hàng lúa gạo, bởi vì An Giang là tỉnh có sản lượng gạo cao nhất nước, vụ Đông Xuân 2008 toàn tỉnh đạt năng suất gần 1.631.303 tấn Tổng hợp từ báo An Giang
.
5.2.2 Hành vi tiêu dùng gạo của người dân Thành phố Long Xuyên
Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh, muốn phát triển thị trường thì trước tiên phải tìm hiểu xem khách hàng ở thị trường đó cần gì, hành vi tiêu dùng như thế nào, có như vậy doanh nghiệp mới có kế hoạch mang tính khả thi cao, triển khai có hiệu quả. Theo quan điểm marketing thì “bán những gì khách hàng cần chứ không bán những gì doanh nghiệp có”. Đối với công ty Angimex cũng vậy, việc tìm hiểu hành vi tiêu dùng gạo của người dân Thành phố Long Xuyên giúp công ty biết rõ hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó có những kế hoạch cụ thể để đáp ứng các nhu cầu đó nhằm đạt được mục tiêu phát triển thị trường gạo Thành phố Long Xuyên vững chắc. Sau đây là phần tóm tắt hành vi tiêu dùng gạo của người dân Thành phố Long Xuyên được tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây và kết quả nghiên cứu thị trường từ bộ phận marketing của công ty.
Các loại gạo đang dùng
Hiện nay trên địa bàn Thành phố Long Xuyên có hơn 14 tên gạo truyền thống được bán tại các cửa hàng (sạp) gạo như: Jasmin, Sóc Thái, Thần Nông, Thơm Lài,… và có mức giá từ 7.500 – 11.000đ/kg. Các loại gạo này được bày bán đại trà ở các chợ, một số loại đã được người bán pha trộn theo thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên chính điều này lại làm cho chất lượng gạo không ổn định, mua hai loại gạo có tên gọi giống nhau ở hai cửa hàng (sạp) khác nhau thì chất lượng khác nhau, gây khó khăn cho người tiêu dùng.
Ngoài ra ở siêu thị Coop – Mart có bán sản phẩm gạo đóng gói sẵn, có nhãn hiệu của các công ty như: gạo Kim Kê của công ty Minh Cát Tấn, gạo Nàng Thơm Chợ Đào, Tài Nguyên, Thiên Nga của Công ty lương thực Tiền Giang, gạo Đài Loan của Công ty lương thực sông Hậu,…có giá cao hơn gạo bán ở chợ khoảng 500 – 1000đ/kg. Đặc biệt có các loại gạo cao cấp có giá đến 18.000 đồng/kg.
Biểu đồ 5.2 Sở thích và tỷ lệ các loại gạo đang được người tiêu dùng sử dụng
Nơi mua gạo
Vì nằm trong vựa lúa của cả nước nên nguồn cung ứng gạo ở Thành phố Long Xuyên rất dồi dào, đa dạng về chất lượng cũng như giá cả. Gạo được tiêu thụ qua các kênh sau: cửa hàng gạo, siêu thị, sạp gạo ở chợ.
Theo kết quả khảo sát của Huỳnh Thị Kim Nhị (2006) và Nguyễn Lê Quốc Thạnh (2007)- sinh viên trường Đại học An Giang thì nơi mua gạo của người tiêu dùng ở Thành phố Long Xuyên được thể hiện ở biểu đồ 5.2.1. Dựa vào đó ta có thể thấy nơi mua gạo của người dân có sự chuyển dịch đáng kể, nếu như năm 2006 tỷ lệ mua gạo ở siêu thị chỉ có 3% thì năm 2007 tỷ lệ này tăng lên 15% cho thấy gạo đóng gói, có thương hiệu ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, tỷ lệ người mua gạo ở các sạp ngoài chợ vẫn cao, sở dĩ người tiêu dùng thích mua gạo ở chợ vì được trực tiếp lựa chọn gạo và có thể đổi lại nếu dùng thử không vừa ý, hơn nữa được giao hàng tận nhà. Ngược lại, số lượng khách hàng mua gạo ở siêu thị ít vì không được giao tận nhà và không được đổi lại nếu dùng thử không vừa ý.
Biểu đồ 5.2 Nơi mua gạo của người dân Thành phố Long Xuyên.
Năm 2006 Năm 2007
Mức độ nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng
Đa số người tiêu dùng mua gạo bày bán đại trà ở chợ và việc lựa chọn gạo là theo thói quen hoặc kinh nghiệm chứ không tìm hiểu rõ xuất xứ, thành phần của gạo.Nên mức độ nhận biết thương hiệu gạo của người tiêu dùng không cao, có đến 12% người tiêu dùng không biết tên loại gạo mình đang dùng. Từ ngày có Siêu thị Co-op Mart thì các loại gạo đóng gói được bày bán nhiều hơn, gạo của các công ty lớn như: công ty lương thực Tiền Giang, công ty lương thực Sông Hậu, công ty TNHH Minh Cát Tấn cũng dần quen thuộc với người tiêu dùng. Cụ thể mưc độ nhận biết các thương hiệu trên như sau:.
Biểu đồ 5.4 Mức độ nhận biết thương hiệu gạo của người tiêu dùng
Số lượng mua
Số lượng gạo dùng trung bình/hộ/tháng là 30 kg trong đó hộ dùng nhiều nhất lên đến 80kg tháng, ít nhất là 10 kg/tháng. Số lượng mỗi lần mua không nhiều, dao động từ 10kg – 50 kg/lần. Trong đó số hộ mua 10 kg/lần chiếm tỷ lệ 35%, tiếp theo là 20 kg chiếm 20%, 30 kg – 50 kg/lần chiếm 12%. Xu hướng lựa chọn gạo của người tiêu dùng là các loại gạo có mùi thơm và cho cơm dẻo.
Đa số người dân sống ở Thành phố Long Xuyên là cán bộ - công nhân viên. Cuộc sống ngày càng bận rộn nên thường xuyên thay thế bữa ăn gia đình bằng bữa ăn ở ngoài. Bên cạnh đó xu hướng giảm khẩu phần gạo trong bữa ăn, tăng các loại rau quả cũng phổ biến. Vì vậy số lượng gạo mỗi lần mua ít và họ chỉ mua khi gạo còn ăn đủ trong một đến hai ngày.
Mức độ ảnh hưởng của giá đối với người tiêu dùng
Bên cạnh chất lượng sản phẩm thì giá cả là yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi mua cùa khách hàng. Hiện nay thế giới đang rơi vào tình trạng khủng hoảng lương thực do lượng cung không đủ cầu, giá gạo xuất khẩu liên tục tăng kéo theo giá gạo nội địa cũng tăng trong thời gian qua.. Ở Thành phố Long Xuyên giá các loại gạo cũng tăng từ 500- 1000đ/kg so với thời điểm đầu năm 2008. Với mức giá từ 7.000đ – 10.000 đ/kg thì khoảng 63% người tiêu dùng cho rằng hợp lý, có thể chấp nhận được. Còn mức giá trên 10.000đ/kg tỷ lệ người tiêu dùng chấp nhận ít hơn, chỉ có 25%.
Biểu đồ 5.5 Mức độ ảnh hưởng của giá đối với người tiêu dùng
Mối quan tâm, lo ngại của người tiêu dùng về gạo
Hiện nay, việc ngộ độc thực phẩm xảy ra phổ biến nên người tiêu dùng đã bắt đầu chú ý đến yếu tố “sạch” của gạo, có sự lo ngại về việc dư lượng thuốc trừ sâu trong gạo. Mặc dù người tiêu dùng chưa thấy được những tác hại của gạo nhưng gạo được dùng hàng ngày nên nếu trong gạo có dư các hóa chất nông nghiệp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mối quan tâm, lo ngại của người tiêu dùng về gạo có dư lượng thuốc trừ sâu đến 68%, chứng tỏ người tiêu dùng có nhu cầu dùng gạo sạch rất cao.
Bỉểu đồ 5.6 Mối quan tâm, lo ngại của người tiêu dùng về gạo
Tóm lại, người tiêu dùng gạo ở Thành phố Long Xuyên ngày càng chú ý hơn đến yếu tố an toàn khi dùng gạo, đặc biệt là những người có thu nhập khá trở lên, vấn đề giá cả không còn là yếu tố quan trọng khi quyết định mua. Hiện nay, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu về việc ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng và đặc biệt là phải bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng trở thành nhu cầu tất yếu của mọi người dân. Vì vậy, dự án gạo chất lượng cao, sạch an toàn của công ty Angimex là rất phù hợp và hứa hẹn nhiều tiềm năng to lớn.
5.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Việc phân tích đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công ty. Nhờ thế công ty công ty mới biết được những điểm mình có ưu thế cạnh tranh hay bất lợi trong cạnh tranh. Biết được những mặt mạnh, mặt yếu, chiến lược của đối thủ để công ty có những bước đi thích hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và ứng xử tốt trước những phản ứng của đối thủ..
Hiện nay, ở Thành phố Long Xuyên có nhiều sản phẩm gạo đóng gói của các công ty khác nhau, các sản phẩm này đang dần quen thuộc với người tiêu dùng. Vì vậy khi tham gia vào thị trường này, Angimex phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Do thời gian nghiên cứu có hạn và các hạn chế trong việc thu thập dữ liệu thứ cấp của các đối thủ nên chỉ chọn 2 đối thủ chính của công ty để phân tích, đó là: Công ty TNHH Minh Cát Tấn và Công ty Lương thực Tiền Giang.
5.3.1 Công ty TNHH Minh Cát Tấn
Địa chỉ: 04 Đoàn Thị Điểm, Phường 1, Quận. Phú Nhuận
ĐT: (84-8) 9.956.183 Fax: (84-8) 9.996.188
Email: info@kimke.com
Website: www.kimke.com hoặc www.minhcat.com
Đây là công ty kinh doanh gạo đóng gói của Thành phố Hồ Chí Minh và là một trong số ít công ty chú trọng xây dựng thương hiệu gạo nội địa. Tham gia thị trường từ năm 2003, đến nay thương hiệu gạo Kim Kê của công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, sản lượng tiêu thụ nội địa khoàng 150 tấn/tháng, chiếm 30% thị phần ở các siêu thị.
Nhận thức đúng được tầm quan trọng của thương hiệu nên ngay từ khi mới thành lập, Minh Cát Tấn đã lập ra bộ phận marketing vững vàng, đặc biệt chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường để tìm ra nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra sản phẩm phù hợp. Thị trường kinh doanh chính của công ty là các thành phố lớn như: thành phố Hố Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,…lượng khách hàng của công ty đã ổn định và ngày càng được mở rộng.
Sản phẩm:
Sản phẩm của công ty rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và được chứng nhận “vì sức khỏe cộng đồng” do gạo không dư lượng thuốc trừ sâu. Sản phẩm được đóng gói 5kg, 10kg, 20kg.
Bảng 5.7 Các sản phẩm tiêu biểu của công ty
Tên gạo
Đơn giá (đ/kg)
Mềm xốp
12,500
Dẻo thơm
13,000
Đặc biệt
14,000
V.I..P
19,000
.
Hình 5.1 Một số hình ảnh về sản phẩm gạo của công ty
Khách hàng mục tiêu: tập trung vào công chức, người có thu nhập khá trở lên
Slogan: “Bữa cơm ngon cho gia đình hạnh phúc”
Điểm mạnh:
Do chú ý xây dựng thương hiệu một cách bài bản và chất lượng gạo ổn định nên thương hiệu gạo Kim Kê đã dần chinh phục được người tiêu dùng.
Có hệ thống phân phối rộng gồm: các siêu thị và cửa hàng riêng ( giao hàng tận nhà)
Tổ chức bán hàng chuyên nghiệp, người mua có thể đặt hàng trên website của công ty và nhân viên sẽ giao tận nhà.
Gạo đã đạt chứng nhận ISO 9001:2000 về qui trình sản xuất và chất lượng.
Có nhà hàng chuyên về cơm tấm và các món ăn chế biến từ gạo độc đáo taị thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đời của chuỗi nhà hàng này là bước khẳng định uy tín, đẳng cấp trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và ẩm thực, góp phần đưa thương hiệu gạo của công ty ngày càng tiến xa.
Điểm yếu:
Bao bì đẹp, màu vàng sáng gây chú ý nhưng người tiêu dùng không thấy được gạo bên trong.
Vùng nguyên liệu ở xa, gây khó khăn trong việc thực hiện đồng nhất từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu sản xuất ra thành phẩm.
Định hướng phát triển:
Tiếp tục khẳng định uy tín của thương hiệu bằng cách: cải tiến và đảm bảo chất lượng sản phẩm, thực hiện đúng những cam kết về chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh việc tiêu thụ trong nước, Minh Cát Tấn cũng đang hướng đến việc xuất khẩu gạo ra nước ngoài.
Công ty Minh Cát Tấn đã đi đúng hướng khi tập trung xây dựng thương hiệu gạo trên thị trường nội địa trong khi chưa có doanh nghiệp nào thực sự chú trọng xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam. Định hướng xuất khẩu gạo có thương hiệu của công ty ra nước ngoài cũng góp phần nâng cao vị thế của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Có thể nói đây là đối thủ mạnh của Angimex khi tham gia vào thị trường nội địa.
5.3.2 Công ty lương thực Tiền Giang
Tên giao dịch: Tigifood
Trụ sở chính: 256 khu phố 2, phường 10, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang
Điện thoại: (84.73) 855.683
Fax: (84.83) 855.789
Email: tgfood@hcm.vnn.vn
Website: tigifood.com
Tigifood là một trong các công ty xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam, với lượng xuất khẩu trung bình hàng năm là 300.000-400.000 tấn gạo các loại cho hầu hết các thị trường tiêu thụ trên thế giới. Trong những năm gần đây công ty đã quan tâm hơn đến việc kinh doanh gạo ở thị trường trong nước, một số sản phẩm của công ty đã được khách hàng đánh giá cao.
Phương châm kinh doanh: “Chất lượng là tuyệt đối”
Sản phẩm
Sản phẩm của công ty trên thị trường nội địa có rất nhiều nhãn hiệu với mức giá từ 7.500-11.900đ/kg, ở siêu thị Co-op Mart tại Thành phố Long Xuyên cũng có bán một số sản phẩm của công ty như: gạo Tài Nguyên, gạo Chín Rồng Vàng, gạo Hồng Hạc, gạo Nàng Thơm Chợ Đào, gạo Thiên Nga…
Hình 5.2 Sản phẩm gạo của công ty lương thực Tiền Giang
Khách hàng: phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, chưa tập trung chủ yếu vào đối tượng nào.
Kênh phân phối: phân phối chủ yếu qua hệ thống siêu thị
Thị trường: TP.HCM, An Giang, Cần Thơ và một số tỉnh miền Tây
Điểm mạnh:
Công ty có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại với công suất lớn, đội ngũ kỹ thuật thành thạo và nhà xưởng thiết kế đúng tiêu chuẩn, luôn đảm bảo thực hiện sản xuất, chế biến và bảo quản đúng yêu cầu của khách hàng.
Là doanh nghiệp lớn, đã tạo được uy tín trong lĩnh vực kinh doanh gạo.
Có nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định. Bao tiêu vùng nguyên liệu rất lớn, khoảng 15.000 ha.
Sản phẩm gạo Chín rồng Vàng và gạo Hồng Hạc của công ty được khách hàng đánh giá cao.
Điểm yếu:
Hiện tại công ty chưa có chương trình quảng bá hay xây dựng thương hiệu nào hấp dẫn đối với người tiêu dùng, không có dịch vụ gì đặc biệt kèm theo sản phẩm.
Gạo có quá nhiều nhãn hiệu, phục vụ khách hàng đại trà, không tập trung vào một đối tượng khách hàng nhất định.
Sản lượng gạo tiêu thụ nội địa thấp.
Bao bì nhiều loại, thiết kế khác nhau nên khi nhìn vào khách hàng khó có thể phân biệt sản phẩm của công ty với các công ty khác.
Định hướng phát triển:
Mục tiêu và định hướng đến năm 2010 là nâng cao tỷ trọng gạo chất lượng cao, chiếm 30% tổng sản lượng bán ra (khoảng 500.000 tấn /năm).
Công ty có kế hoạch đầu tư 4 dây chuyền chế biến gạo đồng bộ theo hướng hiện đại, chuyên sản xuất, chế biến gạo chất lượng cao.
Tiếp tục mở rộng thị trường gạo nội địa.
Công ty lương thực Tiền Giang là doanh nghiệp lớn, có uy tín, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường gạo nội như: có nguồn nguyên liệu dồi dào, có thể phát triển sản phẩm đa dạng về chất lượng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có tiềm lực tài chính, dây chuyền công nghệ hiện đại. Nếu công ty tập trung đầu tư, xây dựng và quảng bá thương hiệu tốt thì năng lực cạnh tranh sẽ rất cao.
Nhìn chung, công ty TNHH Minh Cát Tấn và công ty Lương Thực Tiền Giang đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng trong quá trình kinh doanh gạo nội địa. Sau khi phân tích hai đối thủ cạnh tranh Angimex có thể rút ra những kinh nghiệm cho mình trong tiến trình xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường gạo nội địa. Angimex cần tập trung xây dựng thương hiệu một cách bài bản, chuyên nghiệp, xác định thị trường mục tiêu và kế hoạch phát triển lâu dài.
5.4 Phân tích các cơ hội tham gia thị trường
Angimex đã có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, thị trường xuất khẩu của công ty không ngừng được mở rộng ở các nước thuộc Châu Á, Châu Phi kể cả thị trường khó tính như Châu Âu. Công ty nhiều năm liền được bình chọn là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của Việt Nam. Tuy nhiên gạo của công ty xuất khẩu đều ở dạng thô, chứ chưa có thương hiệu. Vì vậy việc công ty có kế hoạch từng bước chinh phục thị trường nội địa bằng các loại gạo chất lượng cao đóng gói sẵn, có thương hiệu cũng vì mục tiêu lâu dài hơn là có thể xuất khẩu các loại gạo này ra nước ngoài nhằm nâng cao giá trị gạo xuất khẩu.
Mặc dù thị trường gạo nội địa là thị trường đầy tiềm năng cho các loại gạo chất lượng cao, có khả năng khai thác nhưng để chen chân vào thì Angimex cần phải có sự chuẩn bị về nội lực cũng như tranh thủ những tác động tích cực của các ngoại lực.
Dựa vào những nguồn lực hiện có và các cơ hội kinh doanh thì khả năng xâm nhập thị trường gạo thành phố Long Xuyên như thế nào? Đi sâu vào phân tích phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế hoạch phát triển thị trường gạo của công ty Angimex tại TP Long Xuyên giai đoạn 2008-2012.doc