LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG 2
I- Khái niệm về đầu tư, kế hoạch khối lượng vốn đầu tư và vốn đầu tư 2
1- Khái niệm về đầu tư 2
2- Khái niệm kế hoạch vốn đầu tư 2
3- Khái niệm vốn đầu tư 2
II- Vai trò, nhiệm vụ của kế hoạch huy động vốn đầu tư trong nước đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 3
1- Nhiệm vụ của kế hoạch huy động vốn đầu tư trong nước 3
1.1. Xác định nhu cầu khối lượng vốn đầu tư xã hội cần có kỳ kế hoạch 3
1.2. Xác định tỷ lệ cơ cấu vốn đầu tư 3
1.3. Xác định nguồn đảm bảo vốn đầu tư có thể trong kỳ kế hoạch 4
a- Đối với nguồn vốn trong nước 4
b- Vốn nước ngoài 4
2- Vai trò của vốn đầu tư trong nước 5
2.1. Vai trò của vốn trong nước đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5
2.2. Các nguồn hình thành vốn đầu tư trong nước 6
a) Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước 7
b) Nguồn vốn dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội 7
c) Nguồn vốn tín dụng ngân hàng 8
d) nguồn vốn tự có của doanh nghiệp 8
2.3. Ý nghĩa của vấn đề huy động vốn trong nước 9
III- Kinh nghiệm của một số nước về việc huy động vốn đầu tư trong nước 10
1- Kinh nghiệm của Trung Quốc 10
2- Khuyến khích đầu tư ở Malaysia 10
CHƯƠNG II: NỘI DUNG KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 12
I- Nội dung kế hoạch vốn đầu tư 12
1- Xây dựng nhu cầu khối lượng vốn đầu tư xã hội 12
a- Tổng nhu cầu khối lượng vốn đầu tư 12
b- Xác định khả năng tiết kiệm của nền kinh tế kỳ kế hoạch 13
c- Phân chia tổng nhu cầu vốn đầu tư theo ngành và địa phương 14
2- Cân đối nhu cầu với các nguồn đảm bảo vốn đầu tư xã hội 17
II- Tình hình huy động vốn đầu tư trong nước 18
1- Tình hình huy động vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước 18
2- Vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển kinh tế 20
3. Nguồn vốn trong dân cho đầu tư phát triển. 21
a- Nguồn hình thành. 21
b- Hướng sử dụng và hình thức tồn tại 22
4- Tình hình huy động vốn đầu tư qua nguồn vốn tự có của doanh nghiệp 24
III- Kết luận 25
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 27
I- Tổng nhu cầu huy động vốn đầu tư 27
1- Tổng nhu cầu vốn đầu tư 27
a- Căn cứ 27
b- Nhu cầu 27
2- Kế hoạch huy động vốn trong nước 28
a- Huy động vốn trung hạn và dài hạn trong điều kiện hiện nay 28
37 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch và giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng
d) nguồn vốn tự có của doanh nghiệp
Nguồn vốn này được hình thành từ sự góp vốn của chủ doanh nghiệp để
thành lập và duy trì hoạt động của Công ty. Nguồn vốn này được chia thành 2 phần: Một phần dùng làm quỹ dự trữ, phần còn lại được đưa vào sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận của doanh nghiệp được chia thành 3 1uỹ chính như sau:
+ Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh
+ Quỹ dự trữ dự phòng
+ Quỹ phúc lợi khen thưởng
Nguồn bổ sung vào vốn của doanh nghiệp được lấy từ quỹ phát triển sản xuất kinh doanh. Mặt khác doanh nghiệp cũng có thể đầu tư làm tăng vốn bằng quỹ kkhấu hao cơ bản hoặc có thể dùng khoản tiền để chi trả cho cổ đông, khách hàng.
2.3. ý nghĩa của vấn đề huy động vốn trong nước
Kinh nghiệm trong nước và quốc tế đã chỉ ra rằng các nguồn vốn từ bên ngoài là rất quan trọng nhất là ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển nguồn vốn tích luỹ trong nước còn thấp như ở nước ta. nhưng nguồn vốn trong nước đóng vai trò chủ đãouats phát từ quan điểm phát huy nội lực đảm bảo sự bền vững
Ngoài việc tập trung nguồn vốn bằng tiền mặt chúng ta còn phải khai thác hữu hiệu các nguồn lực tự nhiên như: Vị trí địa lý, khí hậu, đất đa rừng biển, tài nguyên thiên nhien…. đặc biệt là biết khai thác nguồn lực xã hội như nguồn lao động dồi dào có trình độ cao, giá rẻ so với các nước trong khu vực
Chính những điều đó chứng tỏ rằng vứi những nguồn lực kinh tế của đất nước hiện nay chúng ta hoàn toàn có khả năng và điều kiện huy động tập trung được nguồn vốn trong nước nhằm góp phần đóng vai trò quyết định để tiến hành công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên tiềm năng thì còn nhiều nhưng chúng ta có những giải pháp huy động và tập trung nguồn vốn như thế nào để tung đồng vốn vào dòng chu chuyển của nền kinh tế có hiệu quả nhất
III- Kinh nghiệm của một số nước về việc huy động vốn đầu tư trong nước
1- Kinh nghiệm của Trung Quốc
Khu vực tư nhân, bao gồm hệ cá thể và doanh nghiệp tư nhân có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Trước năm 1985, sản lượng công nghiệp của khu vực tư nhân chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng sản lượng công nghiệp mặc dù lao động trong khu vực này đã chiếm khoảng 2% tổng lao động phi nông nghiệp năm 1981. Trong giai đoạn 1991 - 1997 vốn đầu tư của khu vực tư nhân chiếm khoảng 15 - 17% nhưng việc vay vốn lại gặp nhiều khó khăn, lượng vốn vay chỉ chiếm khoảng 0,87% tổng dư nợ của các ngân hàng
Từ những năm 90, Trung Quốc đã tiến hành quá trình tư nhân hoá, giai đoạn 95 - 98 tư nhân hoá với tốc độ rất nhanh và tất nhiên đã nhanh chóng nhận được những chỉ trích mạnh mẽ không chỉ từ phía những người có khuynh hướng ta mà còn từ phía các nhà khoa học. Bên cạnh đó Trung Quốc còn thực hiện việc mở cửa thị trường cho doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là mở cửa khu vực tài chính vì lý do:
Thứ nhất, đó và vấn đề đối xử bình đẳng giữa các loại hình sở hữu
Thứ hai, Trung Quốc cần nhiều ngân hàng nhỏ cung cấp vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà phần lớn trong số đó là doanh nghiệp tư nhân
Thứ ba, các ngân hàng tư ngân không chịu sự can thiệp của Chính phủ về các chính sách cho vay như ngân hàng quốc doanh
2- Khuyến khích đầu tư ở Malaysia
Kể từ khi chấm dứt chủ nghĩa thực dân đến nay đường lối phát triển kinh
tế nói chung và chính sách phát triển công nghiệp nói riêng ở Malaysia đã thay đổi 3 lần:
- Giai đoạn 1957 - 1970 Malaysia chủ trương chuyển từ chính sách mậu dịch tự do nhập khẩu hàng phế phẩm, sang bảo hộ kinh tế dân tộc ở mức vừa phải, đa dạng hoá sản xuất, khuyến khích sản xuất thay thế nhập khẩu
- Giai đoạn 1970 - 1980, Malaysia chuyển sang công nghiệp hoá hướng về xuấtkhẩu - trong đó chú trọng các ngành công nghiệp nhẹ. Biện pháp cơ bản đó là tiếp tục thu hút mạnh vốn nước ngoài và kích thích hoạt động của tư bản trong nước
- Từ 1980 đến nay Malaysia chủ trương công nghiệp hoá dựa vào nguồn tài nguyên trong nước và chú trọng phát triển công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn và kỹ thuật cao, tiếp tục khuyến khích đầu tư vào xuất khẩu. Đạo luật thúc đẩy đầu tư được ban hành năm 1986 thay thế cho luật khuyến khích đầu tư năm 1968.
Các biện pháp khuyến khích của Malaysia khá đa dạng và phong phú. Đó là miễn giảm các loại thuế khấu trừ khỏi căn cứ trính thuế các chi phí đầu tư. Khấu hao nhanh, tái đầu tư… được tính gấp đôi các chi phí liên quan đến bảo hiểm vốn, đào tạo tay nghề và kiến thức quản lý, chuyển giao đổi mới công nghệ.
Chương II: Nội dung kế hoạch vốn đầu tư
Tình hình huy động vốn đầu tư trong nước
giai đoạn 2001 - 2005
I- Nội dung kế hoạch vốn đầu tư
1- Xây dựng nhu cầu khối lượng vốn đầu tư xã hội
a- Tổng nhu cầu khối lượng vốn đầu tư
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia vốn đầu tư là một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhu cầu vốn đầu tư với quá trình tăng trưởng kinh tế có thể tính toán theo mô hình Hassod - Domas, phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ tiết kiện đầu tư và hệ só ICOR của nền kinh tế
S
g =
K
Trong đó: g: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của tổng sản phẩm quốc dân
S: Tỷ lệ tích luỹ
K: Hệ số gia tăng vốn sản lượng
Công thức trên thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế (g) là một đại lượng tỷ lệ thuận với tỷ lệ tích luỹ trong GDP (s) và tỷ lệ nghịch với hệ số ICOR (k). nếu gọi K là hệ số gia tăng vốn sản lượng đầu ra thì hệ số này được xác định bằng công thức:
K
=
DK
DY
=>
DY
=
1
K
x DK
Trong đó: DK: Mức vốn sản xuất gia tăng
Như vậy: Hệ số ICOR sẽ phụ thuộc vào năng suất vốn, phụ thuộc vào tốc độ trang bị vốn trên lao động và sự gia tăng năng suất lao động trong nền kinh tế. Nếu năng suất lao động tăng nhanh hơn so với tốc độ trang bị vốn thì hệ số ICOR sẽ không tăng mà giữ ở mức độ thấp
Dựa vào mô hình Harrod - Domar và mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 là 7,5, ước tính nhu cầu vốn đầu tư nguồn trong nước khoảng 70% thì nguồn nước ngoài khoảng 30%,
b) Xác định khả năng tiết kiệm của nền kinh tế kỳ kế hoạch
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế lỳ k + 1
YK+1 = Y=k + DYKH
YKH = YK +
1
K
(IK - s. KK)
Gkh =
SK
K
- s. Kk
SK = K (gkh + s.K)
Trong đó:
Yk và YK+1: Thu nhập kế hoạch của nền kinh tế năm K và năm K + 1
KK: Tổng vốn sản xuất năm kế hoạch
s: Hệ số khấu hao
K: Hệ số ICOR
IK: Nhu cầu tiết kiệm kỳ gốc của kế hoạch (k+1)
Từ công thức trên ta thấy, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2001 - 2005 là 7,5%/năm GDP được tạo ra trong 5 năm vào khoảng 2650 - 2660 nghìn tỷ đồng, thì tổng quỹ tiêu dùng dự báo tăng khoảng 5,5%/năm, tỷ lệ tích luỹ nội địa khoảng 28 - 30% GDP. Trong đó từ khu vực ngân sách khoảng 6% GDP, từ khu vực dân cư doanh nghiệp khoảng 22 - 24% GDP
c) Phân chia tổng nhu cầu vốn đầu tư theo ngành và địa phương
Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội sẽ được định hướng đầu tư vào một số ngành và lĩnh vực chủ yếu như sau:
- Tiếp tục tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nâng tỷ lệ đầu tư lên đạt khoảng 13% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
- Đầu tư vào các ngành công nghiệp nhất là các ngành mũi nhọn, để tăng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh một số sản phẩm hàng hoá, dự kiếm tỷ trọng chiếm khoảng 44% đầu tư toàn xã hội
- Đầu tư cho lĩnh vực giai thông vận tải, bưu điện khoảng 15% vốn đầu tư toàn xã hội
- Đầu tư vào các ngành khoa học và công nghệ giáo dục và đào tạo y tế, văn hoá xã hội khoảng 8% vốn đầu tư toàn xã hội
- Đầu tư vào các ngành khai thác như công nghiệp, cấp thoát nước khoảng 20%
Nhà nước có thể trực tiếp và chủ động bố trí theo cơ cấu chiến lược bình quân hằng năm vào khoảng 35 - 39%. Tổng vốn 65 - 70% trong tổng nguồn vốn để tập trung đầu tư cho một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế vào khoảng 30 - 35% kết cấu hạ tầng xã hội
Bảng 2: Vốn đầu tư phát triển 5 năm 2001 - 2005 theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng (giá năm 2000)
Ngành kinh tế
2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
840
145,6
163,3
170,3
176,8
189
1. Công nghiệp, xây dựng
369,6
62,6
71
74,9
78,5
82,4
2. Nông nghiệp, thuỷ lợi lâm nghiệp, thuỷ sản
109,2
17,9
20,7
22,1
23,3
25
3- Giao thông, bưu điện
126
22,3
24,5
25,5
26,3
27,3
4- Nhà ở, công cộng cấp nước dịch vụ
95,4
15,7
18,8
19,4
20
20,5
5- Khoa học công nghệ, môi trường
7,8
1,1
1,3
1,4
1,4
1,6
7- Y tế, xã hội
26,8
5,8
5,4
5,4
5,5
5,7
8- Văn hoá thông tin, thể thao
14
2,3
2,7
2,9
3
3,1
9- Quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng
26,6
4,7
5,1
5,3
5,6
5,9
10- Các ngành khác
23,8
5,8
5,7
5
4,6
3,8
Nguồn: Bộ kế hoạch & đầu tư
Như vậy cơ cấu đầu tư đã được điều chỉnh theo hướng đẩy mạnh hơn việc phát triển kinh tế bền vững, chú trọng huy động mạnh mẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển mạnh mẽ sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế
Đối với các vùng kinh tế mục tiêu đặt ra là tất cả các vùng trong cả nước phải được phát triển cân đối, hài hoà, phát huy được lợi thế so sánh hỗ trợ lẫn nhau nhằm thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong từng vùng lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế -xã hội
Bảng 3: Vốn đầu tư phát triển 5 năm 2001 - 2005 phân theo vùng kinh tế
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng (giá năm 2000)
Vùng kinh tế
2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
840
145,6
163,3
170,3
176,8
184
1- Vùng núi phía Bắc
68,9
11,6
13,1
14
14,9
15,5
2- Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
205,8
35,2
39,8
41,7
43,6
45,4
3. Vùng Bắc Trung Bộ
67,2
11,2
12,9
13,5
14,4
15,3
4- Vùng Duyên Hải Miền Trung
104,2
17,2
19,9
21,3
22,3
23,6
5- Vùng Tây Nguyên
43,7
7,1
8,2
8,9
9,5
10
6- Vùng Đông Nam Bộ
222,5
41,6
44,7
45,1
45,1
46
7- Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
127,7
21,7
24,7
25,9
27,1
28,2
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội dự kiến thu hút vào các tỉnh miền núi phía Bắc khoảng 8,2 đầu tư toàn xã hội, các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng khoảng 24,5% các tnhr vùng Bắc Trung Bộ khoảng 8%, các tỉnh Duyên Hải Miền Trung khoảng 12,4%, các tỉnh Tây Nguyên khoảng 5,2%, các tỉnh Đông Nam Bộ khoảng 26,5%, các tỉnh Tây Nam Bộ khoảng 15,2%. Như vậy hướng điều chỉnh chung là tăng vốn đầu tư vào các vùng còn khó khăn đồng thời giảm tương đối nguồn vốn đầu tư trong các vùng kinh tế Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Hồng
2- Câu đối nhu cầu với các nguồn đảm bảo vốn đầu tư xã hội
Mục tiêu của Việt Nam kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 là đảm bảo tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm 7,5%, nhu cầu đầu tư toàn xã hội khoảng 55 - 57 tỷ USD, nguồn vốn trong nước khoảng 70%, được tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, mở rộng, đầu tư chiều sâu, duy tu bảo dưỡng các công trình thuộc hạ tầng kinh tế
- Đầu tư xây dựng mới và duy trì bảo dưỡng các công trình thuộc hạ tầng xã hội
- Đầu tư thực hiện "Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo"…
Nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm:
Id = Ig + Ie + Ih
Trong đó: Id: Tổng vốn đầu tư trong nước
Iy: Vốn từ khu vực Nhà nước
Ie: Vốn từ các doanh nghiệp
Ih: Vốn từ các hộ gia đình
Nếu chỉ tính riêng nguồn ngân sách và vốn tín dụng Nhà nước thì dự kiến sẽ đầu tư là 387,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 43% tổng vốn đầu tư phát triển. Nếu theo phân loại hợp hơn thì với tổng số 387,7 nghìn tỷ đồng, có khoản vốn từ nguồn hỗ trợ chính thức ODA là 137,2 nghìn tỷ đồng chiếm 35% tổng vốn đầu tư công cộng và như vậy vốn do tích luỹ của ngân sách thuộc nguồn vốn trong nước chỉ cho đầu tư mới và duy tu bảo dưỡng chiếm 65%.
Bảng 4: Nguồn vốn chương trình đầu tư công cộng năm 2001 - 2005
Đơn vị: nghìn tỷ đồng (giá năm 2000)
2001 - 2005
Tổng số
550
Trong đó: Vốn trong nước
412,8
1- Vốn ngân sách Nhà nước
216,5
Trong đó: Vốn trong nước
142,5
2-Vốn chi thường xuyên duy tu bảo dưỡng công trình công cộng từ ngân sách Nhà nước
51,8
3- Vốn tín dụng Nhà nước
119,4
Trong đó: Vốn trong nước
71,2
4- Vốn của các doanh nghiệp Nhà nước
162,3
Trong đó: Vốn trong nước
147,3
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Tổng nguồn vốn thuộc chương trình đầu tư công nghiệp trong 5 năm vào khoảng 550 nghìn tỷ, gấp gần 1,7 lần do với 5 năm trước, chiếm trên 62% tổng vốn đầu tư phát triển. Nếu chỉ kể vốn trực tiếp của ngân sách và tín dụng thì chiếm 43% tổng vốn đầu tư phát triển.
II- Tình hình huy động vốn đầu tư trong nước
1- Tình hình huy động vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước
Tổng số vốn đầu tư được huy động đưa vào nền kinh tế trong 5 năm 2001
- 2005 (tính theo giá năm 2000) đạt khoảng 976 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 118,2% dự kiến kế hoạch 5 năm và gấp 1,76 lần so với 5 năm 1996 - 2000 cụ thể là:
Chỉ tiêu
Tổng vốn
(nghìn tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
Tổng đầu tư xã hội
976
100
Trong đó:
(1) Vốn đầu tư thuộc khu vực Nhà nước
528
54,1
- Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước
219,9
22,5
- Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước
130,2
13,3
- Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước
178,2
18,3
(2) Vốn đầu tư của khu vực tư nhân và dân cư
259,3
26,6
(3) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
161,9
16,6
(4) Nguồn khác
26,4
2,7
Nguồn: Bộ kế hoạch & đầu tư
Nguồn vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước, bao gồm cả vốn tích luỹ của nguồn thu trong nước của ngân sách và vốn ODA viện trợ không hoàn lại hoặc vốn vay đưa vào ngân sách. Tổng cộng vốn từ ngân sách trong 5 năm khoảng 219,9 nghìn tỷ đồng chiếm 22,5% vốn đầu tư xã hội
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chỉ đầu tư mới rất hạn chế cho doanh nghiệp Nhà nước và không đầu tư các cơ sở sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp này.
Nguồn vốn ngân sách đóng vai trò hết sức quan trọng trong chương trình đầu tư phát triển và chương trình đầu tư công cộng; tác động nhiều chiều đến việc thu hút các nguồn vốn khác.
Trong năm 2005 kế hoạch chi đầu tư phát triển tăng 11,5% so với thực hiện năm 2004, tưng ứng với 50.000 tỷ đồng. Trong số gần 45.000 tỷ đồng vốn đầu tư qua qua ngân sách năm 2004 thì có khoảng 20.000 tỷ đồng tín phiếu đấu thầu thông qua hệ thống tổ chức tín dụng mà nguồn gốc là vay dân; Năm 2005, ước tính nguồn vốn huy động bằng các loại tín phiếu, trái phiếu, công trái sẽ vào khoảng trên 35.000 đỷ đồng. Vấn đề đặt ra là để thực hiện có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư phân tán, chống thất thoát, lãng phí, tham ô, tiêu cực trong thực hiện vốn đầu tư Nhà nước.
2- Vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển kinh tế
Đối với nguồn vốn tín dụng Nhà nước: Bao gồm cả vốn tích luỹ của nguồn thu trong nước thuộc ngân sách và vốn ODA vay để cho vay lại. Tổng cộng vón tín dụng Nhà nước trong 5 năm dự kiến trên 130,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,3% tổng đầu tư xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam còn yếu kém và hiệu quả và sức cạnh tranh như hiện nay các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế còn chưa đủ sức đầu tư đổi mới công nghệ hoặc xây dựng các cơ sở sản xuất mới với công nghệ theo hướng hiện đại thì việc hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp bằng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước là rất cần thiết.
Bảng 5: Dự kiến vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng (giá năm 20000
2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số vốn tín dụng
119,4
20,7
22,8
23,9
25,4
26,6
1- Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
116
20,4
22,4
23,1
24,5
25,6
2- Các doanh nghiệp hoạt động công ích
3,4
0,3
0,4
0,8
0,9
1
Tất cả các thành phần kinh tế đều có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, nếu có những dự án đầu tư có hiệu quả, được thông qua thẩm định của các cơ quan chức năng
Trong năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 được đánh giá là có sự cạnh tranh thực sự sôi động trên thị trường tiền tệcủa hệ thống các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng để huy động vốn trong xã hội đầu tư cho nền kinh tế. Đó là đa dạng hoá các hình thức huy động, các sản phầm huy động, cơ chế khuyến mại, công tác tiếp thị... Song, tốc độ huy động chỉ đạt khoảng 23%, dư nợ cho vay tăng gần 27% so với năm 2004
Nhìn chung trong hệ thống các ngân hàng thương mại, do tình hình cân đối vốn khẩn trương và để kiểm soát chất lượng tín dụng nêu các chi nhánh tập trung cho các hộ làm kinh tế trang trại, hộ nuôi trồng Thuỷ sản, chăn nuôi vay.
3. Nguồn vốn trong dân cho đầu tư phát triển.
a. Nguồn hình thành.
Vốn trong dân chính là lượng giá trị mới do lao động của con người sáng tạo ra được tích luỹ lại nó bao gồm:
Thứ nhất, tiền tích luỹ và tiết kiệm của dân. Tiết kiệm của dân cứ phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình. Thu nhập của hộ gia đình bao gồm thu nhập có thể sử dụng ( DI) và các khoản thu nhập khác.
Thứ hai, Nguồn tiền di chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam, nguồn này hình thành do các luồng tiền sau:
Những người lao động hợp tác nước ngoài mang về: Việt Kiều gửi về cho thân nhân trong nước. Các hộ chuyên gia, lưu học sinh và cộng đồng người Việt Nam ở các nước trên thế giới, gửi và mang tiền về nước.
b. Hướng sử dụng và hình thức tồn tại
Nguồn tích luỹ vàtiết kiệm của dân được sử dụng theo nhiều hướng lựa chọn theo hướng nào là phụ thuộc vào các yếu tố. Khả năng về nghề nghiệp, trình độ quản lý kinh doanh, hoàn cảnh gia đình, chính sách của Nhà nước, sự ổn định của đồng tiền ….. Những năm gần đây vốn trong dân được sử dụng theo hướng chủ yếu sau:
Một là, đầu tư cho sản xuất kinh doanh như thành lập doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, hộ nông dân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, người làm nghề thủ công, dịch vụ….. Nếu mọi người dân đều đầu tư có hiệu quả thì đây là hướng đầu tư tích cực nhất .
Điều đó được thể hiện qua mức sản lượng hàng hoá và GDP tăng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong những năm gần đây.
Hai là, một số người có vốn lớn dùng để kinh doanh bất động sản, khi họ đã qua được nhà và đất thì số vốn đó tồn tại dưới dạng tài sản khi họ đã mua được nhà và đất. Còn khi chủ mua nó có thể tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, giấy bạc ngân hàng hoặc số dư tiết kiệm tại ngân hàng.
Ba là, gửi tiền vào ngân hàng hoặc cho vay để lấy lãi mục đích của hướng đầu tư này là để lấy lãi mục đích của hướng đầu tư này là để lấy lãi . Tiền tiết kiệm thường để gửi vào Ngân hàng Thương Mại, kho bạc Nhà nước, quỹ tín dụng nhân dân …. Họ gửi tiền vào đâu là tuỳ thuộc vào độ tin cậy và tổ chức tín dụng, mức lãi xuất của ngân hàng đề ra.
Bốn là, tiền tích luỹ để xây nhà ở, mua sắm tài sản tiêu dùng có giá trị lớn, đầu tư cho con cái học hành. Tích luỹ để sử dụng theo hướng này tồn tại bằng hiện vật.
Năm là, tích luỹ tiền dưới dạng để giành chưa có mục đích. Sử dụng . Hướng này thường có ở những người có ý đồ chỉ cất giữ của cái hoặc chưa xác được hướng sử dụng có lợi nhất.
Số tiền tích luỹ chủ yếu là vàng, USD và một số tài có giá trị cao như mua nhà đất, xe….
Trong năm gần đây, ngành ngân hàng nói riêng và các cơ quan tài chính nói chung đã nhiều lần cải tiến hình thức và nội dung huy động nguồn vốn này. Việc huy động nguồn vốn trong dân đã tăng lên đáng kể tuy nhiên chủ yếu là lượng tiền tiết kiệm gửi vào các ngân hàng mà chưa có nhiều dự án trực tiếp đầu tư. Trong 6 tháng đầu năm 2005, ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam thường xuyên tổ chức các chiến dịch huy động vốn với quy mô lớn như: Huy động tiết kiệm dự thưởng đợt II/2005 với tổngtrị giá giải thưởng lên tới 5,5 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 6/2005 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam đạt 6.585 tỷ đòng, chỉ tăng có 2% so với cuối năm 2005. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam huy động được khoảng 124.000 tỷ đồng.
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, dự báo rằng khả năng huy động vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2001 - 2005 của khu vực dân cư và tư nhân là 188,8 nghìn tỷ đồng (giá năm 2000)
Năm 2005 có khoảng trên 45 nghìn doanh nghiệp tư nhân mới thành lập với tổng số vốn trên 110 nghìn tỷ đồng
4- Tình hình huy động vốn đầu tư qua nguồn vốn tự có của doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp dự tồn tại và phát triển phụ thuộc vào hoạt động tài chính của doanh nghiệp hay với cách khác, sự sống còn của doanh nghiệp phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh và việc huy động vốn cho tăng trường và phát triển doanh nghiệp. Nhờ có chính sách đổi mới và hoàn thiện luật doanh nghiệp luật hợp tác xã… trong những năm qua số lượng các doanh nghiệp tham gia đăng ký thành lập không ngừng tăng lên, từ năm 2001 đến năm 2004 đã có khoảng 106 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký, 198,2 nghìn tỷ đồng tăng 44,1% về vốn đăng ký
Tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp dân doanh, trong nước liên tục tăng và vượt cao hơn vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước
Bảng 6: Số doanh nghiệp đang hoạt động
2000
2001
2002
Tổng số
42.288
51.680
62.908
1- Khu vực Nhà nước
5759
5355
5364
2- Khu vực ngoài quốc doanh
35.004
43.319
55.236
- Hợp tác xã
3.237
3696
4104
- Doanh nghiệp tư nhân
20.548
22.777
24.794
- Công ty TNHH
10.458
16.291
23.486
- Công ty cổ phần
757
1595
2829
3- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
1525
2011
2308
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam
Số doanh nghiệp trực tiếp đang hoạt động tăng 22% năm, tăng chủ yếu ở khu vực ngoài quốc doanh 25,6% năm trong đó tăng nhanh nhất là Công ty cổ phần 93,3% Công ty TNHH 49,9%.
Nhìn chung lượng vốn đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư cho mở rộng phát triển sản xuất ngày càng tăng
Bảng 7: Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước qua các năm
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
TH 2001
TH 2002
TH 2003
TH 2004
ước TH 46,7
18,5
29,2
33,5
40,4
46,7
Nguồn: Dự thảo kế hoạch 5 năm 2006 - 2010
Nguồn vốn này được huy động từ khâu cơ bản để lại, lợi nhuận sau thuế và các khoản đầu tư khác của doanh nghiệp Nhà nước đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh
Xét theo ngành kinh tế, các doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực dịch vụ 56,9% riêng thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng 43,9%, tiếp đến là khu vực công nghiệp - xây dựng 37,7%. Nhưng tăng nhanh nhất là doanh nghiệp ngành xây dựng tăng 40,1%/năm
Nhìn chung, các doanh nghiệp đã đóng góp rất lớn vào tỷ trọng GDP. Năm 2001, doanh nghiệp Nhà nước đóng góp 30,6%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh góp 8,8%
III- Kết luận
Bước vào kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 bên cạnh những thuận lợi nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn vốn có của nền kinh tế có trình độ thấp
Về thành tựu: Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khả năng cao, cơ cấu
kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Huy động được nguồn lực nhất là nguồn lực trong dân tăng nhanh
Bên cạnh đó, còn những hạn chế như Nghị quyết của Đảng còn chậm và chưa đồng bộ chưa tạo được môi trường sản xuất kinh doanh ổn định. Giữa các thành phần kinh tế nhất là giữa kinh tế Nhà nước với các thành phần kinh tế khác để khuyến khích và khai thác nguồn lực phát triển. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, Nhà nước chưa thật sự tạo cú huých mạnh để kéo theo các thành phần phát triển
Chính vì vậy, trong những năm tới Đảng và Nhà nước đẩy đầu tư và thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư có hiệu quả.
Chương III
Định hướng và giải pháp khai thác huy động vốn
đầu tư trong nước giai đoạn 2006 - 2010
I- Tổng nhu cầu huy động vốn đầu tư
1- Tổng nhu cầu vốn đầu tư
a- Căn cứ
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc kần thứ IX chỉ rõ mục tiêu của chiến lược 10 năm 2001 - 2010 là: "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đai hoá..."
Mục tiêu cụ thể của chiến lược là đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000 ổn định kinh tế vĩ mô cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh và tăng dự trữ ngoại tệ, bội chi ngân sách, lạm phát, nợ nước ngoài được kiểm soát trong giới hạn an toàn và tác động tích cực đến tăng trưởng.
Để đạt được các mục tiêu của chiến lược, tích luỹ nội bộ ít nhất nhất phải đạt trên 30%.
Để đạt được mục tiêu trên việc phát huy cao độ nguồn vốn trong nước đồng thời tranh thủ các nguồn vốn bên ngoài và sử dụng chúng có hiệu quả các nguồn vốn, cầu đề xuất và thực hiện các giải pháp hết sức cụ thể và đồng bộ.
b) Nhu cầu
Để thực hiện mục tiêu trên và đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,5 - 8%, tỷ lệ đầu tư trên GDP trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 phải tăng so với trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 phải tăng so với 5 năm 2001 - 2005, từ 35% lên 37 - 38%. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 theo giá năm 2005 đạt khoảng 1850 - 1960 nghìn tỷ đồng, tương đương với 117 - 124 tỷ USD, tăng khoảng 8%/năm, đảm bảo được tốc độ tăng trưởng kinh tế đề ra.
Trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước dự kiến đạt khoảng 410 nghìn tỷ đồng, chiếm 22% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội; đầu tư từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước dự kiến đạt khoảng 166 - 176 nghìn tỷ đồng, chiếm 9% đầu tư từ nguồn vốn của các doanh nghiệp Nhà nước dự kiến đạt khoảng 336 - 356 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 18,2%, đầu tư từ nguồn đạt 568 - 607 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 30,7 - 31%, đầu từ từ nguồn vốn trực tiếp nước ngoài dự kiến đạt 253 - 278 nghìn tỷ đồng tương đương khoảng 16 - 17,5 tỷ USD
Chiếm khoảng 13,7% - 14,2%; đầu tư bằng các nguồn vốn khác dự kiến đạt 118 - 128 nghìn tỷ đồng chiếm khoảng 13,7% - 14,2%; đầu tư bằng các nguồn vốn khác dự kiến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0286.doc