Đề tài Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty dược phẩm Trung Ương II chi nhánh Hà Nội

Trong quá trình bán hàng, doanh nghiệp thực hiện chiết khấu bán hàng cho khách hàng trong một số trường hợp đặc biệt như các chương trình khuyến mại, hoặc khuyến khích khách hàng có doanh số mua lớn. Việc thực hiện chiết khấu cho khách hàng sẽ làm giảm doanh thu của doanh nghiệp, tuy nhiên nó đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hoá và ngày càng có nhiều khách hàng.

Trường hợp chiết khấu khi khách hàng có doanh số mua một lần lớn đến mức thoả mãn những điều kiện được chiết khấu thì việc chiết khấu sẽ được thực hiện ngay trên hoá đơn bán hàng của lô hàng đó. Khi đó số tiền chiết khấu sẽ không được hạch toán trên tài khoản 521 mà giảm trừ luôn trên tài khoản 511 của hoá đơn đó. Đối với một số khách hàng thường xuyên, chiết khấu bán hàng lại được thực hiện trên tổng doanh số mua, tức khi tổng doanh số mua của khách hàng đó đạt đến một số lượng nhất định thì sẽ được hưởng chiết khấu. Số tiền chiết khấu sẽ được thực hiện ở hoá đơn của lần mua cuối cùng và được giảm trừ trên tài khoản 511. Như vậy ở chi nhánh công ty thì việc hạch toán chiết khấu bán hàng luôn được thực hiện trên hoá đơn và giảm trừ luôn trên tài khoản 511 mà không được hạch toán trên tài khoản 521. Do đó ở chi nhánh công ty không mở sổ tài khoản 521

 

doc64 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty dược phẩm Trung Ương II chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ tổ chức lưu thông hàng hoá, vận chuyển và bảo quản, tồn trữ hàng hoá. Tuy vậy tỉ lệ này chưa phải là tuyệt đối, điều này có sự ảnh hưởng rõ rệt của vấn để cạnh tranh trên thị trường. Đến vài năm gần đây công ty bắt đầu mở rộng thị trường ra các nước lân cận, trước hết là thị trường Lào, và một vài nước khác. Đây là một bước đột phá tìm thị trường mới và thể hiện tính năng động của lãnh đạo công ty, dự kiến năm tới xuất khẩu sẽ ngày một tăng. Với nhiều sự cố gắng của lãnh đạo công ty cũng như cán bộ nhân viên trong công ty, hiện nay hệ thống phân phối của công ty đã tương đối hoàn chỉnh và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, hàng hoá được phân phối đến tay khách hàng nhanh chóng hơn, đúng số lượng, đúng chủng loại, giảm thiểu được nhầm lẫn. Tình trạng nợ đọng đã giảm, do bộ phận giao hàng trực tiếp thu tiền bán hàng hoặc thu tiền của khách nợ. Mặt khác hàng hoá được bảo quản tốt, kiểm soát chặt chẽ, không bị mất mát. Đây là tín hiệu vui đối với công ty vì đây là yếu tố giúp cho công ty thực hiện tốt hơn các yêu cầu căn bản của hoạt động quản lý doanh nghiệp, hoạt động Marketing dược. Đó là thuốc được cung cấp đúng loại, đúng lúc, đúng chỗ một cách kịp thời với chất lượng đảm bảo. Không những vậy mà nó còn giúp công ty thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình. 2.1.2. Chế độ chính sách áp dụng trong quá trình bán hàng. Hàng hoá của công ty tuy có khối lượng không lớn nhưng tầm quan trọng lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người nên công tác quản lý hàng hoá phải hết sức chặt chẽ để đảm bảo chất lượng hàng hoá. Để thích nghi với nền kinh tế thị trường, giữ chữ tín với khách hàng công ty không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ và công tác bán hàng chú trọng đến một số mặt hàng sau Về vận chuyển: thì khách hàng đến mua hàng tại công ty có thể tự vận chuyển hoặc công ty có phương tiện nếu khách hàng yêu cầu. Chi phí vận chuyển sẽ được trừ vào công nợ của khách hàng còn nều khách hàng tự vận chuyển thì chi phí vận chuyển tính vào chi phí bán hàng Về giá bán: việc xác định giá bán là một trong những nhân tố quan trọng, nó phải được tính toán dựa trên cơ sở giá thành thực tế mua vào và dựa trên sự biến động giá cả thị trường. Khi có quyết định tăng hoặc giảm giá bán. Khi có quyết định tăng hoặc giảm bất kỳ một mặt hàng nào phải có sự chỉ đạo của ban giám đốc và phòng kinh doanh thông báo cho khách hàng. Tuỳ vào thời điểm khác nhau công ty sẽ đưa ra các giá bán khác nhau để bán được hàng sao cho công ty vừa bù đắp được chi phí vừa kinh doanh có lãi. Đối với những khách hàng mua với số lượng lớn, thường xuyên thì có giảm giá theo tỷ lệ phần trăm thích hợp Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: công ty lựa chọn tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Theo phương pháp này Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Do đặc điểm của phương pháp tính thuế này mà khi mua hàng công ty sẽ yêu cầu người bán xuất hoá đơn GTGT ghi rõ số thuế giá trị gia tăng của hàng mua vào. Cuối tháng kế toán lập bảng kê 03/ GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào. Căn cứ vào bảng kê 03/ GTGT để xác định chỉ tiêu tổng số thuế GTGT được khấu trừ trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT. Cùng với chỉ tiêu thuế tổng số thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ bán ra và các chỉ tiêu điều chỉnh trên bảng khai để xác định số thuế GTGT phải nộp nhà nước Phương pháp xác định giá vốn của hàng hoá tiêu thụ tại công ty: có rất nhiều phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho tiêu thụ, trên thực tế việc lựa chọn phương pháp tính giá nào phải căn cứ vào đặc điểm của từng doanh nghiệp về số lượng, danh điểm số lần nhập nhập xuất từng loại hàng tồn kho, điều kiện kho tàng của doanh nghiệp. Dựa trên nguyên lý đó, công ty lựa chọn phương pháp giá bình quân để tính giá vốn hàng tiêu thụ. Theo phương pháp này căn cứ vào giá của hàng hoá đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán xác định giá bình quân của mỗi loại hàng hoá nhất định. Căn cứ vào lượng hàng hoá xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá vốn thực tế của hàng xuất kho. Giá vốn hàng hoá Giá bình quân của một Số lượng hàng hoá tiêu thụ = đơn vị hàng hoá x xuất bán Ví dụ: Ngày 1/11/2007 tại kho viên của công ty còn tồn 6.200.000 viên VitaminC với đơn giá đơn vị là 10 đồng/ viên. Phiếu nhập kho số 439 ngày 12/11/2007 nhập vào kho VitaminC 0,1g số lượng 9.922.000 viên, đơn giá 10,63 đồng/viên Phiếu nhập kho số 502 ngày 25/11/2007 nhập vào kho VitaminC 0,1g số lượng 300.000 viên với giá 9,84 đồng/viên Ngày 30/9/2007, hoá đơn GTGT số 20582 về việc xuất bán 12.300.000 viên VitaminC 0,1g cho công ty dược phẩm y tế Thanh Hoá với đơn giá bán là 11 đồng/viên Ta xác định giá vốn hàng hoá tiêu thụ như sau: 6.200.000 x 10 + 9.920.000 x 10.63 + 300.000 x 9.84 6.200.000 + 9.920.000 + 300.000 10,38 đồng/viên Giá bình quân 1 viên VitaminC = = Số lượng xuất kho là 12.300.000 viên, giá vốn hàng tiêu thụ là: Giá vốn hàng xuất kho = 12.300.000 x 10,38 = 127.674.000 đồng 2.1.3. Phương thức bán hàng. Công ty Dược Phẩm TW2 - Chi nhánh Hà Nội có chức năng chính là lưu thông hàng bán vì vậy nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá là nghiệp vụ chủ yếu đem lại lợi nhuận cho công ty nên công ty rất coi trọng việc tiêu thụ hàng hoá đến tận tay người tiêu dùng với chi phí thấp nhất và lợi nhuận cao nhất. Nguồn hàng chi nhánh khai thác phần lớn được nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới để cung cấp cho khách hàng. Khách hàng của chi nhánh là các nhà thuốc, công ty TNHH, công ty cổ phần, các bệnh viện…trong nước. Hiện nay chi nhánh công ty tiến hành bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp mà chủ yếu là bán buôn và bán lẻ, có thể thu được tiền ngay hoặc được người mua chấp nhận thanh toán. Theo phương thức bán hàng này, công tác bán hàng ở chi nhánh công ty được thực hiện dưới các hình thức sau: - Bán hàng qua kho theo hợp đồng kinh tế đã thoã thuận giữa chi nhánh và khách hàng: bằng cách giao trực tiếp hoặc vận chuyển hàng đến tận nơi cho khách hàng. - Bán hàng trực tiếp giao thẳng không qua kho: theo hình thức này, hàng được chuyển về công ty rồi mới giao bán lại cho người mua. Công ty vẫn làm thủ tục kiểm nghiệm nhưng không nhập kho, chi phí vận chuyển công ty chịu. - Về bán lẻ thì công ty xuất hàng đến cửa hàng của chi nhánh công ty. Hàng hoá chủ yếu là bán lẻ phục vụ trực tiếp người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay chi nhánh công ty có cửa hàng thuốc đặt ở C9 Giảng Võ. 2.2. Kế toán bán hàng ở chi nhánh. 2.2.1. Kế toán DT bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu 2.2.1.1. Kế toán DT bán hàng. µ Trường hợp công ty bán hàng trực tiếp cho khách tại kho Công ty: Theo hình thức này, bên mua cử đại diện đến kho của Công ty để nhận hàng sau khi đã làm đầy đủ các thủ tục ở phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và phòng kế toán. Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hóa được xác định là tiêu thụ. Với phương thức tiêu thụ như trên, việc quản lý tại các phòng ban được phân công một cách rõ ràng, không chồng chéo, cụ thể: Tại phòng kinh doanh: Khi có khách đến mua hàng, phòng kinh doanh sẽ tiến hành một số thủ tục cần thiết: Xác định số hàng hóa tồn kho tại thời điểm mua hàng cho mỗi loại hàng hóa xem có khả năng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng không, đồng thời xác định mức dư nợ tối đa của khách (nếu là khách hàng áp dụng phương thức trả chậm). Nếu Công ty có khả năng đáp ứng đủ số hàng mà khách yêu cầu và khách mua hàng với tổng số tiền và số dư nợ còn lại nhỏ hơn mức dư nợ tối đa thì nhân viên phòng kinh doanh xuất nhập khẩu phụ trách khách hàng đó sẽ lập hóa đơn GTGT cho khách hàng, sau đó khách hàng (người mua) đem hóa đơn GTGT xuống kho để lĩnh hàng. Tại kho hàng hóa: Thủ kho xuất hàng theo số lượng trên hóa đơn GTGT do phòng kinh doanh lập Phòng kế toán: Sau khi nhận được hóa đơn GTGT, kế toán tiến hành cập nhật số liệu vào máy. Ví dụ: Hoá đơn GTGT ngày 20 tháng 03 năm 2007 CHI NHÁNH CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2 Trụ sở chính: 60B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 8586059 – 5585110 Fax: 8584368 Mã số thuế: 03.004.83319-008-1 HÓA ĐƠN ( GTGT Mẫu số 01: GTKT- 3LL-01 Liên 3: (Nội bộ) Ký hiệu: AA/2007T Ngày 20 tháng 3 năm 2007 Số: 002922 Họ tên người mua hàng: Chị Hạnh 131 Đơn vị: Bệnh viện đa khoa Việt Tiệp 5111 Địa chỉ: Số tài khoản: Hình thức thanh toán: TM – CK Mã số thuế: Stt Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 DOPEGYT 0,25 g H100 Viên 200 550 110.000 2 METHYLPRENEISOLONE 40g H10 Lô 300 25000 7.500.000 3 NEOSTIGMIN 0,6MG 1ML H10 Ống 100 5000 500.000 4 TEANUS ANTITOXIN 15001ML H10 Ống 100 15000 1.500.000 5 KALDTUM 600MG L50 Cặp 200 750 150.000 6 GLUCOSE 5% 500ML K25 Chai 125 6638 829.750 Cộng tiền hàng: 10.589.750 VNĐ Thuế xuất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.058.975 VNĐ Tổng tiền thanh toán: 11.648.725 VNĐ Số tiền viết bằng chữ: mười một triệu sáu trăm bốn tám nghìn bảy trăm hai năm nghìn đồng Người mua hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ,tên) Biểu 2.1: Hoá đơn giá trị gia tăng - Phương pháp hạch toán: Khi khách hàng chấp nhận thanh toán tức là đã được ghi nhận doanh thu, kế toán nhập vào máy tính theo bút toán xác định doanh thu tiêu thụ Nợ TK 1311: 11.468.725 Có TK 5111: 10.589.750 Có TK 3331: 1.058.975 µ Trường hợp bán hàng trực tiếp giao thẳng không qua kho: Công ty sau khi mua hàng sẽ giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho của người mua. Sau khi giao, nhận hàng, đại diện bên mua ký nhận số lượng và giá trị hàng. Khi bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng đó được xác nhận là tiêu thụ. Phương thức này cũng tương tự như phương thức bán hàng trực tiệp tại kho của công ty, song có điểm khác là hàng hoá khi mua không được nhập vào kho mà giao luôn cho người bán. Thủ tục chứng từ trong trường hợp này là hợp đồng vận chuyển được ký giữa người mua và người bán, phiếu nhập kho để làm căn cứ ghi thẻ kho. Sau khi xác định hàng đã tiêu thụ, kế toán cũng lập hoá đơn GTGT giao cho khách hàng như trong trường hợp bán trực tiếp tại kho. Giá bán bao gồm cả chi phí vận chuyển. Phương pháp hạch toán Tương tự như trường hợp bán hàng trực tiếp tại kho. Trong trường hợp này tuy hàng hoá không về nhập kho nhưng doanh nghiệp vẫn ghi bút toán nhập kho hàng hoá để có cơ sở ghi vào thẻ kho. Do đó vẫn có bút toán ghi tăng hàng hoá. Ví dụ: Ngày 11/07/2007, doanh nghiệp có nhập của công ty TNHH Dược Phẩm Ba Đình 100 hộp SALONSIP H/10 với giá 117.540 đồng/ hộp, cùng ngày công ty ký hợp đồng bán hàng vận chuyển thẳng với Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội với giá bán cả phí vận chuyển là 121.500 đồng/ hộp. Thuế suất GTGT là 10%. Khi nhận được hoá đơn GTGT của người bán có chữ ký hợp lệ hợp pháp, mặc dù hàng hoá không được nhập vào kho nhưng thủ kho vẫn lập phiếu nhập kho Công Ty Dược Phẩm TW 2 Chi nhánh Hà Nội PHIẾU NHẬP KHO Mã số: 03004833190081 Nhập của: Cty TNHH được phẩm Ba Đình- NT Mã số thuế: 0100531195 Theo số CT: 043282 11/07/2007 N: 1561 Nhập vào kho: C : 331 Diễn giải: Nhập nguồn khác STT Mã Kho Tên quy cách vật tư, sản phẩm Đơnvị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 1S212 HN5 SALONSIP H/10 Hộp 100 117.540 11.754.000 Cộng tiền chưa thuế: 11.754.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.175.400 Tiền thanh toán: 12.929.400 Số tiền viết bằng chữ: Mười hai triệu chín trăm hai chín nghìn bốn trăm đồng chẵn. Người mua hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ,tên) Biểu 2.2: Phiếu nhập kho CHI NHÁNH CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2 Trụ sở chính: 60B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 8586059 – 5585110 Fax: 8584368 Mã số thuế: 03.004.83319-008-1 HÓA ĐƠN ( GTGT) Mẫu số 01: GTKT- 3LL-01 Liên 3: (Nội bộ) Ký hiệu: AA/2007T Ngày 11 tháng 07 năm 2007 Số: 002922 Họ tên người mua hàng: Anh Thành 131 Đơnvị: Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội 5111 Địa chỉ: Số tài khoản: Hình thức thanh toán: TM – CK Mã số thuế: Stt Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Salonsip H/10 Hộp 100 121.500 12.150.000 Cộng tiền hàng: 12.150.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.215.000 Tổng tiền thanh toán: 13.365.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười ba triệu ba trăm sáu năm nghìn đồng chẵn.. Người mua hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ,tên) Biểu 2.3: Hoá đơn giá trị gia tăng Phương pháp hạch toán: Kế toán ghi bút toán nhập kho theo giá thực nhập Nợ TK 156: 11.754.000 Nợ TK 1331: 1.175.400 Có TK 331: 12.929.400 Khi hàng hoá xác định là tiêu thụ kế toán ghi tăng bút toán làm tăng doanh thu Nợ TK 131: 13.365.000 Có TK 5111: 12.150.000 Có TK 3331: 1.215.000 µ Khi bán lẻ hàng hoá qua cửa hàng của chi nhánh công ty: Công ty có cửa hàng trực tiếp bán lẻ hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Khi có khách đến mua hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào giá trị của số hàng khách sẽ mua: Nếu khách mua hàng với giá trị đủ lớn theo quy định của Công ty thì sẽ được viết hóa đơn GTGT, hoặc những khách hàng nào yêu cầu phải có hóa đơn khi mua hàng thì nhân viên bán hàng cũng sẽ viết hóa đơn GTGT đưa cho họ. Nếu khách mua hàng với giá trị nhỏ thì nhân viên bán hàng chỉ ghi vào Sổ theo dõi bán hàng (hoặc Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ) và không lập hóa đơn. Tại các hiệu thuốc, nhân viên bán hàng bán theo đúng giá công ty đưa và khách mua hàng có thể áp dụng hình thức thanh toán trả ngay hoặc ghi nợ. Cuối ngày cửa hàng này phải gửi bảng kê cho bộ phận kế toán để làm căn cứ tính doanh thu và thuế GTGT. Hàng hoá khi được mua sẽ được nhập kho công ty mà không được vận chuyển hàng đến các cửa hàng. Khi chuyển hàng thủ kho lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Đơn giá xuất là đơn giá bán nhưng kế toán chưa hạch toán doanh thu. CHI NHÁNH CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2 Trụ sở chính: 60B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 8586059- 5585110 Fax: 8584368 Mã số thuế: 03004833190081 Số tài khoản: 710A.00050. Ngân Hàng Công Thương Thanh Xuân, Hà Nội PHIẾU XUẤT KHO Ký hiệu: AA?2003T KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ Số: 004189 Liên 1: Lưu Ngày 10 tháng 11 năm 2007 Căn cứ lệnh điều động số 153 ngày 08 tháng 11 năm 2007 của trưởng phòng kinh doanh về việc điều vận hàng hoá Phương tiện vận chuyển: Ô tô công ty Xuất tại kho: Kho ống Nhập tại kho: Cửa hàng Giảng Võ Người vận chuyển: Nguyễn Văn Thọ STT Tên hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 1 VitaminC 0.5 g Ống 20.000 252 5.040.000 2 Sunfagunidin 0,5 g Viên 300.000 45 13.500.000 3 Dầu cá Lọ 60.000 2.059 123.540.000 Cộng 137.045.040 Viết bằng chữ: Một trăm ba bảy triệu không trăm bốn năm nghìn không trăm bốn mươi đồng Người lập phiếu Thủ kho Người vận chuyển Thủ kho nhập (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Biểu 2.4: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ BẢNG KÊ BÁN LẺ HÀNG HOÁ DỊCH VỤ Ngày 25 tháng 11 năm 2007 Tên cơ sở kinh doanh: Chi nhánh công ty Dược phẩm TW 2 Địa chỉ: 60B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội Họ tên người bán hàng: Nguyễn Thu Hằng Địa chỉ nơi bán hàng: Cửa hàng C9 Giảng Võ Hà Nội STT Tên hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 1 VitaminC 0.5 g Ống 10.000 252 2.520.000 2 Sunfagunidin 0,5 g Viên 150.000 45 6.750.000 3 Dầu cá Lọ 20.000 2.059 41.180.000 Cộng 50.450.000 Viết bằng chữ:Năm mươi triệu bốn trăm năm mươi nghìn đồng chẵn. Người bán (Ký, ghi rõ họ, tên) Biểu 2.5: Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ Cuối ngày cửa hàng nộp hóa đơn bán hàng, bảng kê bán lẻ hàng hóa- dịch vụ, phiếu thu tiền mặt, giấy nhận nợ về phòng kế toán của Công ty, kế toán sẽ tiến hành kiểm tra, phân loại và nhập liệu vào máy theo định khoản như đối với trường hợp xuất bán trực tiếp Cuối tháng, các hiệu thuốc nộp báo cáo kiểm kê lên phòng kế toán. Báo cáo kiểm kê được nhân viên bán hàng tại các hiệu thuốc lập theo từng tháng phản ánh số dư đầu kỳ, nhập – xuất – tồn trong kỳ của các hiệu thuốc theo đơn giá công ty đưa. Tất cả các trường hợp xuất bán hàng hóa trong tháng đều được kế toán nhập liệu vào máy để ghi nhận doanh thu bán hàng hóa. Cuối tháng máy tự động kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng hóa sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh. Để có thể xem các sổ sách kế toán, từ “Menu chính”, vào “Chi tiết phát sinh tài khoản” hoặc “Tổng hợp theo tài khoản”, sau đó đánh số hiệu tài khoản cần xem sổ sách và nhấn “Enter”. Công Ty Dược Phẩm TW 2 TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 511 Chi nhánh Hà Nội Tháng 12 năm 2007 TK ĐỐI ỨNG GHI NỢ 511 GHI CÓ 511 Dư đầu kỳ + 1111H 56.272.724 + 11210X 53.100.000 + 131 23.444.850.552 + 413 - 6.283.681 + 531 25.335.928 + 911 23.522.603.667 Cộng P. S. T. K 23.547.939.595 23.547.939.595 Tổng cộng 23.547.939.595 23.547.939.595 Dư cuối kỳ Biểu 2.6: Tổng hợp tài khoản 511 2.2.1.2. Kế toán chiết khấu bán hàng. Trong quá trình bán hàng, doanh nghiệp thực hiện chiết khấu bán hàng cho khách hàng trong một số trường hợp đặc biệt như các chương trình khuyến mại, hoặc khuyến khích khách hàng có doanh số mua lớn. Việc thực hiện chiết khấu cho khách hàng sẽ làm giảm doanh thu của doanh nghiệp, tuy nhiên nó đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hoá và ngày càng có nhiều khách hàng. Trường hợp chiết khấu khi khách hàng có doanh số mua một lần lớn đến mức thoả mãn những điều kiện được chiết khấu thì việc chiết khấu sẽ được thực hiện ngay trên hoá đơn bán hàng của lô hàng đó. Khi đó số tiền chiết khấu sẽ không được hạch toán trên tài khoản 521 mà giảm trừ luôn trên tài khoản 511 của hoá đơn đó. Đối với một số khách hàng thường xuyên, chiết khấu bán hàng lại được thực hiện trên tổng doanh số mua, tức khi tổng doanh số mua của khách hàng đó đạt đến một số lượng nhất định thì sẽ được hưởng chiết khấu. Số tiền chiết khấu sẽ được thực hiện ở hoá đơn của lần mua cuối cùng và được giảm trừ trên tài khoản 511. Như vậy ở chi nhánh công ty thì việc hạch toán chiết khấu bán hàng luôn được thực hiện trên hoá đơn và giảm trừ luôn trên tài khoản 511 mà không được hạch toán trên tài khoản 521. Do đó ở chi nhánh công ty không mở sổ tài khoản 521 Ví dụ: ngày 15/11/2007, doanh nghiệp xuất bán 1000 chai Aminoserin, thuế GTGT 10% cho công ty dược vật tư y tế Thanh Hoá. Công ty đã thanh toán toàn bộ bằng tiền hàng và được hưởng chiết khấu thương mại là 1%. Căn cứ vào hợp đồng mua hàng và những quy định về chiết khấu, kế toán lập hoá đơn GTGT. CHI NHÁNH CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2 Trụ sở chính: 60B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 8586059 – 5585110 Fax: 8584368 Mã số thuế: 03.004.83319-008-1 HÓA ĐƠN ( GTGT) Mẫu số 01: GTKT- 3LL-01 Liên 3: (Nội bộ) Ký hiệu: AA/2007T Ngày 20 tháng 3 năm 2007 Số: 002922 Họ tên người mua hàng: Chị Hồng 131 Đơn vị: CT dược vật tư y tế 5111 Địa chỉ: Số tài khoản: Hình thức thanh toán: TM – CK Mã số thuế: Stt Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Aminoserin Chai 1000 46000 46.000.000 Chiết khấu thương mại 460.000 Cộng tiền hàng: 45.540.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 4.554.000 Tổng tiền thanh toán: 50.094.000 Số tiền viết bằng chữ: Năm mươi triệu không trăm chín tư nghìn đồng chẵn.. Người mua hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ,tên) Biểu 2.7: Hoá đơn giá trị gia tăng Kế toán hạch toán như sau: Đơn vị: đồng - Phản ánh phần doanh thu được hưởng: Nợ TK 131: 50.600.000 Có TK 511: 46.000.000 Có TK 3331: 4.600.000 - Phản ánh chiết khấu thương mại cho khách hàng: Nợ TK 511: 460.000 Nợ TK 3331: 46.000 Có TK 131: 506.000 2.2.1.3. Kế toán hàng bán bị trả lại. Trong quá trình bán hàng, khi phát sinh trường hợp hàng đã tiêu thụ bị người mua trả lại (một phần hay toàn bộ) do hàng không đúng quy cách, phẩm chất hoặc do vi phạm các cam kết theo hợp đồng. Khi đó bên mua phải lập biên bản trả lại hàng và ghi rõ hàng bán bị trả lại do không đúng quy cách kèm theo bản phô tô liên 2 của hoá đơn đã nhận trước đó. Sau đó thì bên bán sẽ lập phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại. Doanh số hàng bán bị trả lại sẽ làm giảm doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Ví dụ: Ngày 11/12/2007, khách hàng là công ty dược Đô Thành xuất trả lại chi nhánh công ty dược phẩm TW 2 toàn bộ lô hàng đã mua ngày 09/12/2007 (hoá đơn GTGT số 25430, số lượng 100 lọ Fresof 1% 50 ml, đơn giá chưa thuế là 127345 đồng/lọ, thuế GTGT 10%) kèm theo bản sao hoá đơn GTGT mà công ty đã xuất ngày 09/12/2007. Công ty đã đồng ý và kế toán lập phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại. Công Ty Dược Phẩm TW 2 Chi nhánh Hà Nội PHIẾU NHẬP KHO Mã số: 03004833190081 HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI Nhập của: CN Công ty Dược Đô Thành Mã số thuế: 0301160832001 Theo số CT: 25430 11/12/2007 Nhập vào kho: Diễn giải: Nhập hoàn trả STT Mã Kho Tên quy cách vật tư, sản phẩm Đơnvị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 1M414 K02 Fresof 1% 50 ml Lọ 100 127.345 12.734.500 Tổng tiền hàng: 12.734.500 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.372.450 Tổng tiền hàng: 14.106.950 Thành tiền: mười bốn triệu một trăm không sáu nghìn chín trăm năm mươi đồng T/L thủ trưởng Thủ kho Người lập phiếu (Ký ghi rõ họ,tên) (Ký ghi rõ họ,tên) (Ký ghi rõ họ,tên) Biểu 2.8: Phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại Kế toán hạch toán như sau: Đơn vị: đồng - Bút toán ghi giảm doanh thu: Nợ TK 531: 12.734.500 Nợ TK 3331: 1.372.450 Có TK 131: 14.106.950 - Cuối kỳ máy tự động kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại Nợ TK 511: 12.734.500 Có TK 531: 12.734.500 Căn cứ vào hoá đơn trả lại hàng và phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại, kế toán nhập vào máy tính và khi cần thiết thì in ra sổ. Công Ty Dược Phẩm TW 2 TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 531 Chi nhánh Hà Nội Tháng 12 năm 2007 TK ĐỐI ỨNG GHI NỢ 531 GHI CÓ 531 Dư đầu kỳ + 131 25.335.928 + 5111 25.335.928 Cộng P. S. T. K 25.335.928 25.335.928 Tổng cộng 25.335.928 25.335.928 Dư cuối kỳ Biểu 2.9: Tổng hợp tài khoản 531 Đối với nghiệp vụ giảm giá hàng bán thì trường hợp này công ty không phát sinh do đó việc hạch toán trên tài khoản 532( giảm giá hàng bán) là không có. 2.2.2. Kế toán quá trình thanh toán với khách hàng. Trong vấn đề tiêu thụ hàng hóa, việc theo dõi các khoản phải thu của khách hàng là hết sức quan trọng đối với Công ty. Do số lượng khách hàng thanh toán trả chậm nhiều nên mỗi khách hàng đều được cấp một mã số riêng biệt để thuận tiện cho việc kiểm tra theo dõi. Việc theo dõi các khoản phải thu của khách hàng được kế toán thanh toán mở Sổ chi tiết TK 131 riêng cho từng đơn vị khách hàng. Trong kỳ, Công ty có bán chịu cho Công ty CP Dược VTYT Hải Dương mặt hàng AMINOPLASMAL 10% 250ML và AMINOPLASMAL 5% 500ML. Khi nhập nghiệp vụ bán hàng chịu cho Công ty CP Dược VTYT Hải Dương vào máy, chương trình sẽ tự động xử lý và chuyển số liệu vào các Sổ tổng hợp và chi tiết TK 1311. Kế toán sẽ theo dõi tình hình công nợ của Công ty cổ phần Dược VTYT Hải Dương trên sổ: Sổ chi tiết TK 131 (Biểu 2.10) và Sổ tổng hợp TK131 (Biểu 2.11). Với các khách hàng đã chấp nhận thanh toán mà chưa chuyển trả tiền thì kế toán cũng theo dõi tình hình công nợ trên Sổ chi tiết TK131 cho từng khách hàng như đối với Công ty CP Dược VTYT Hải Dương. Đến cuối kỳ đối chiếu số liệu giữa Sổ chi tiết TK 131- HDương với số liệu trên Sổ tổng hợp TK 131- HDương sao cho đảm bảo khớp đúng. ¬ Khi khách hàng mua hàng hóa mà thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc đến khi thời hạn thanh toán (nếu khách mua chịu) theo thỏa thuận trong hợp đồng, khách hàng đến trả tiền hàng đã mua chịu cho Công ty, kế toán sẽ lập phiếu thu đưa cho khách hàng (người nộp tiền), sau đó người nộp tiền cầm phiếu thu đến nộp tiền cho thủ quỹ và ký nhận vào phiếu thu. Cụ thể: Ngày 16/10/2005 Công ty CP Dược Bắc Kạn thanh toán nợ tiền hàng kỳ trước cho công ty, số tiền là: 7.875.000 đồng. Kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy theo định khoản: Nợ TK 1111: 7.875.000 Có TK 131- CT BCạn 7.875.000 Trường hợp, nếu khách hàng thanh toán tiền hàng cho Công ty bằng chuyển khoản thì kế toán ngân hàng căn cứ vào Giấy báo có của ngân hàng gửi đến để nhập liệu vào máy theo định khoản: Nợ TK 1121 Có TK 131- chi tiết khách hàng Công Ty Dược Phẩm TW 2 Chi nhánh Hà Nội SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 131 Đối tượng: Phải thu của C/ty CP Dược VTYT Hải Dương Mã: X024 Tháng 12 năm 2007 (đơn vị: đồng) Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Phát sinh trong kỳ S N Nợ Có Dư đầu kỳ 546.737.941 102087 3/12 Bán BENORAMIN H500 5111 8.767.500 13A 3/12 Công ty thanh toán 1121 314.953.541 102106 14/12 Bán ALVESIN 250ML K10 5111 15.563.000 102130 23/12 Bán AMINOPLASMAL 5111 2.172.975 Cộng phát sinh 26.503.475 314.953.541 Dư cuối kỳ 258.287.875 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.10. Sổ chi tiết tài khoản 131 SỔ TỔNG HỢP CÔNG NỢ TK 131 Tháng 12 năm 2007 Mã Tên khách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty dược phẩm Trung Ương II- chi nhánh Hà Nội.DOC
Tài liệu liên quan