Phần thứ nhất 4
Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất 4
A - Những vấn đề chung về công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. 4
I. Công tác bán hàng. 4
1. Khái niệm thành phẩm và bán hàng. 4
a. Khái niệm thành phẩm 4
2. Đặc điểm 5
3. Vai trò của công tác bán hàng trong các doanh nghiệp sản xuất. 5
a. Hạch toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên 6
Giá thực tế thành phẩm Giá hạch toán thành phẩm Hệ số giá 7
Hệ số giá Giá thực tế thành phẩm tồn kho đầu kỳ và nhập kho trong kỳ 7
b. Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên ở các doanh nghiệp tính thuế GTGT bằng phương pháp khấu trừ. 8
Phương thức tiêu thụ chuyển hàng theo hợp đồng. 9
Phương thức tiêu thụ qua đại lý. 9
d. Hạch toán thành phẩm và tiêu thụ ở các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. 11
5. Phương thức thanh toán. 11
II. Công tác xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp 12
1. Khái niệm, vai trò của công tác xác định kết quả sản xuất kinh doanh 12
b. Vai trò của công tác xác định kết quả kinh doanh. 13
2. Xác định kết quả kinh doanh. 13
b. Doanh thu bán hàng thuần. 13
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm 14
Giá thực tế Giá thực tế bình Số lượng 16
d. Chi chí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 17
Giá thực tế của thành = Số lượng thành phẩm x Đơn giá bình 17
e. Kết quả bán hàng. 18
Lợi nhuận thuần từ = Lợi nhuận - Chi phí - chi phí 18
hoạt động SXKD gộp bán hàng QLDN 18
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán 18
Hạch toán các khoản dự phòng. 19
Số dự phòng phải thu = Tổng doanh thu x Tỷ lệ phải thu khó 19
g. Hạch toán thuế giá trị gia tăng phải nộp 20
Giá chưa có Giá thanh toán 21
55 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 898 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty cổ phần Ngọc Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TGT Giá trị gia tăng của Thuế suất thuế GTGT
= hàng hoá, dịch vụ x của hàng hoá,dịch
Phải nộp chịu thuế bán ra vụ tương ứng
Căn cứ tính thuế ở đây là phần giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và được xác định theo công thức:
Giá trị gia tăng của Giá thanh toán Giá thanh toán của
hàng hoá, dịch vụ = của dịch vụ,hàng - hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế GTGT hoá bán ra mua vào tương ứng
Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng sử dụng hoá đơn bán hàng do Bộ Tài chính phát hành. Khi lập hoá đơn bán hàng, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố; giá bán các khoản phụ thu, phí ngoài giá bán (nếu có) và tổng giá đã thanh toán (đã có thuế GTGT). Như vậy giá bán hàng hoá, dịch vụ ghi trên hoá đơn là giá thực thanh toánđã có thuế GTGT.
B - Kế toán bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh
I-Tổng quan về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường là nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với phương châm: “Mạnh thì sống, yếu thì chết”. Đứng trước thách thức về sự tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tích cực, năng động nhạy bén.Không ngừng nâng cao chất lượng quản lý kinh doanh.
Hạch toán kế toán có một vị trí quan trọng trong việc phản ánh và cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ yêu cầu quản lý tài chính và quản trị doanh nghiệp. Với hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán được sử dụng như một công cụ sắc bén có hiệu lực nhất để phản ánh khách quan và giám đốc toàn diện mọi hoạt động của đơn vị.
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là một trong những nội dung chủ yếu của kế toán doanh nghiệp sản xuất. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh được thực hiện đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp cũng như sự đóng góp của từng bộ phận.
II. Chứng từ kế toán.
Vận dụng chế độ chứng từ theo quy định của chế độ kế toán trong doanh nghiệp (ban hành theo quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/95 của Bộ Tài chính) và căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, kế toán tiêu thụ sử dụng các chứng từ sau:
- Phiếu xuất kho: nhằm theo dõi chặt chẽ vật tư, thành phẩm xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong đơn vị làm căn cứ tính chi phí sản xuất, tính giá thành phẩm và kiểm tra sử dụng vật tư.
- Thẻ kho: Theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn của thành phẩm trong kho
- Hoá đơn bán hàng theo mẫu “Hoá đơn GTGT “
- Biên bản kiểm kê hàng hoá nhằm xác định số lượng chất lượng và giá trị vật tư, thành phẩm tại kho vào thời điểm kiểm kê.
- Phiếu thu tiền bán hàng mẫu số 01 – TT
- Bảng kê nộp séc.
- Giấy báo có, báo nợ của ngân hàng và một số chứng từ khác.
III. Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán.
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh sử dụng các tài khoản sau:
- TK 155 - Thành phẩm
Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến độngcủa các loại thành phẩm của doanh nghiệp; là căn cứ để xác định trị giá vốn của thành phẩm bán ra
- TK 157 - Hàng gửi bán.
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hàng hoá, sản phẩm đã gửi hoặc chuyển đến cho khách hàng. Hàng hoá, sản phẩm nhờ bán đại lý ký gửi; trị giá dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.
Tài khoản này sử dụng cho tất cả các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi lĩnh vực.
- TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng.
Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế GTGT (đối với mặt hàng chịu thuế) phải nộp hoặc đã nộp trong kỳ kinh doanh.
- TK 511 - Doanh thu bán hàng.
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ kinh doanh.
TK 511 – Doanh thu bán hàng có 3 tài khoản cấp 2:
TK 5111 - Doanh thu bán hàng hoá.
Tk 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm.
TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ.
- Tk 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ.
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ (giữa các đơn vị trực thuộc cùng một công ty, tổng công ty)
TK 512 - Doanh thu tiêu thụ nội bộ có 3 tài khoản cấp 2:
TK 5121 - Doanh thu bán hàng hoá.
TK 5122 - Doanh thu bán sản phẩm.
TK 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ.
- TK 521 - Chiết khấu bán hàng.
TK này dùng để phản ánh toàn bộ số tiền giảm trừ cho người mua hàng do người mua hàng đã thanh toán số tiền mua hàng (sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ) trước thời hạn thanh đã thoả thuận(ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết thanh toán việc mua hàng), hoặc vì một lý do ưu đãi khác.
TK 521 - Chiết khấu bán hàng có 3 tài khoản cấp 2.
TK 5211 - Chiết khấu hàng hoá.
TK 5212 - Chiết khấu thành phẩm.
TK 5213 - Chiết khấu dịch vụ.
- TK 531 - Hàng bán bị trả lại.
TK này dùng để phản ánh trị giá của số thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao -vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân vi phạm cam kết; vi phạm hợp đồng kinh tế; hàng bị mất; kém phẩm chất; không đúng chủng loại, quy cách.
- TK 532 - Giảm giá hàng bán.
TK này dùng để phản ánh các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu của hàng bán trong kỳ hạch toán.
- TK 632 - Giá vốn hàng bán.
TK này dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ.
-TK 641 - Chi phí bán hàng.
TK này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán hàng, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ bao gồm các chi bảo quản, đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm hàng hoá
TK này được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí.
- TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp.
TK này dược mở chi tiết theo từng nội dung chi phí.
- TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
TK này dùng để xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiẹp trong kỳ hạch toán. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, hoạt động bất thường.
- TK 421 - Lãi chưa phân phối.
TK này dùng để phản ánh kết quả (lãi, lỗ) kinh doanh và tình hình phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh còn sử dụng một số tài khoản khác như: TK 111, TK 112, TK 131
Tuỳ theo từng phương pháp hạch toán Hàng tồn kho được áp dụng tại các doanh nghiệp khác nhau như: phương pháp kiểm kê định kỳ hoặc kê khai thường xuyên có ảnh hưởng đến phương pháp kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh mà các tài khoản hàng tồn kho được sử dụng khác nhau.
Tại các doanh nghiệp kế toán Hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ các tài khoản này được dùng để kết chuyển trị giá thành phẩm, hàng hoá, hàng gửi bán còn tồn lúc đầu kỳ và cuối kỳ vào các tài khoản có liên quan như TK 631, TK 632.
Dưới đây là sơ đồ kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh theo 2 phương pháp:
IV. Sổ kế toán.
Thực hiện ghi chép vào sổ kế toán là công việc có khối lượng lớn và phải làm thường xuyên. Do vậy chúng ta cần phải tổ chức một cách khoa học và hợp lý hệ thống sổ kế toán có như vậy mới tạo điều kiện nâng cao năng suất của cán bộ kế toán, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế theo yêu cầu của đơn vị hoặc lập báo cáo gửi lên cấp trên. Hiện nay, các hình thức sổ được áp dụng thống nhất theo chế độ kế toán và được tiến hành như sau:
Sổ kế toán tổng hợp gồm các hình thức sau:
Hình thức Nhật ký chung
Hình thức Nhật ký sổ cái
Hình thức Chứng từ ghi sổ
Hình thức Nhật ký – Chứng từ
Hiện nay hình thức Nhật ký – Chứng từ và Nhật ký chung thường được áp dụng nhiều ở các doanh nghiệp.
1. Hình thức Nhật ký - Chứng từ.
Đặc điểm của hình thức này là kết hợp ghi sổ theo thứ tự thời gian và ghi sổ theo hệ thống kết hợp giưã kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu thực tế phục vụ cho việc lập báo cáo.
Ưu điểm: Theo hình thức này giúp giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán, công việc dàn đều trong tháng.
Nhược điểm: Mẫu sổ phức tạp, không thuận lợi cho việc tin học hoa công tác kế toán.
Theo hình thức Nhật ký – Chứng từ, Kế toán thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh sử dụng các Nhật ký – Chứng từ số 8, Sổ Cái các tài khoản 511, 512, 521, 531, 532,., Bảng kê số 8, bảng kê số 10, Bảng kê số 11 và một số sổ chi tiết tiêu thụ, Sổ chi tiết thuế GTGT, Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng
2. Hình thức Nhật ký chung.
Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào một sổ Nhật ký gọi là sổ Nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào sổ Nhật ký chung lấy số liệu ghi vào Sổ Cái. Ngoài ra để thuận tiện cho việc ghi chép vào Nhật ký chung có thể mở thêm Nhật ký phụ cho các tài khoản chủ yếu, có nhiều nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức Nhật ký chung có ưu điểm là mẫu sổ dễ ghi chép, dễ đối chiếu, kiểm tra, thuận lợi cho việc phân công chuyên môn hoá cán bộ kế toán, thuận lợi cho điện toán kế toán tuy vậy công việc đối chiếu lại bị dồn vào cuối tháng .
Theo hình thức này, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh sử dụng các loại sổ sau:..
*Sổ tổng hợp:
- Sổ Cái tài khoản: 131, 155, 157, 511. 512, 632, ,641,642,421, 911
-Sổ Nhật ký bán hàng.
-Sổ Nhật ký chung.
-Sổ Nhật ký quỹ.
* Sổ chi tiết :
- Sổ chi tiết tài khoản 511, 512, 131, 641, 642,.
- Sổ theo dõi thuế GTGT.
- Sổ theo dõi thuế GTGT được hoàn lại.
- Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm.
V. Báo cáo kế toán.
Để giám sát chặt chẽ tình hình tài sản, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế tài chính và công tác kế hoạch hoá cần phải có báo cáo kế toán.
Báo kế toán là phương thức tổng hợp số liệu theo chỉ tiêu kế toán tài chính, phản ánh một cách toàn diện tình hình hoạt động của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán. Trong phạm vi hoạt động bán hàng, xác định kết quả kinh doanh Báo cáo kế toán gồm báo cáo quản trị(Phục vụ cho công tác quản lý trong doanh nghiệp) và Báo cáo tài chính( nộp cho các cơ quan cấp trên):
* Báo cáo quản trị gồm:
- Báo cáo sản lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ.
- Báo cáo doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
- Báo cáo chi phí lưu thông.
- Báo cáo tình hình thanh toán .
- Báo cáo doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
- Báo cáo tông hợp tiêu thụ.
Báo cáo tài chính: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh phải lập “ Báo cáo kết quả kinh doanh mẫu số B02- DN”
Phần thứ hai
Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Ngọc Anh
A - Khái quát chung về công ty cổ phần ngọc anh
Tên đơn vị : Công ty cổ phần Ngọc Anh
Tên giao dịch: Công ty cổ phần Ngọc Anh
Trụ Sở : Số 2 Chương Dương Độ - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
(Ngoài đê sông Hồng)
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Ngọc Anh.
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty được hình thành từ những năm sau giải phóng Thủ đô (năm 1956). Công ty đã trải qua nhiều thăng trầm, tách ra nhập vào nhiều lần. Địa bàn sản xuất của Công ty trước đây rộng khoảng 5ha; Hầu hết là nhà xưởng cấp 4 được xây dựng từ năm 1956 - 1960, nhà mái tôn, mái ngói kết cấu tường bao khung gỗ. Cùng với thời gian và do nước lũ hàng năm nhà xưởng đã xuống cấp, Công ty phải thường xuyên sửa chữa và gia cố để đảm bảo cho sản xuất của Công ty.
Cơ sở vật chất kỹ thuật: máy móc cũ và lạc hậu, hiệu quả thấp. Hiện nay hầu hết các thiết bị đã khấu hao hết. Công ty đã đánh giá lại nhưng chỉ thích ứng với sản xuất hàng loạt, số lượng nhiều (phù hợp với thời kỳ bao cấp). Thiết bị lại cồng kềnh, khó di chuyển nên không thích ứng với điều kiện sản xuất hiện nay.
Năm 1992, UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 3162/QĐ-UB thành lập Công ty cổ phần Ngọc Anh. Công ty chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, tự trang trải chi phí và có doanh lợi dưới sự quản lý của Nhà nước.
Trong điều kiện thị hiếu tiêu dùng của nhân dân ngày càng cao về mặt chất lượng, hình thức cũng như mặt lượng các sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo về kỹ thuật cũng như mỹ thuật. Công ty đã không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất cho ra đời hàng loạt sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ngày càng cao.
Hiện nay nhu cầu tiêu dùng của thị trường rất lớn song Công ty mới chỉ đáp ứng được một phần. Sản phẩm của Công ty ngày càng phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, lãnh đạo Công ty đã quyết định cải tiến và đầu tư thêm một số thiết bị máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để có sức cạnh tranh trên thị trường và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước
2. Tình hình hoạt động sản xuất và nhiệm vụ chính của công ty Gỗ
Hà Nội.
Công ty cổ phần Ngọc Anh là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và chịu sự quản lý của Sở Công nghiệp Hà Nội.Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty hiện nay là những sản phẩm có kết cấu hoàn toàn bằng gỗ hoặc chiếm tỷ trọng lớn là gỗ gồm những mặt hàng chủ yếu như: Bàn ghế, tủ, giường, ốp tường, ốp trần, phào, vách ngăn và các trang trí nội thất khác như cầu thang, tủ bếp...
Công ty thực hiện hoạt động SXKD theo luật định, không ngừng nâng cao hiệu quả, đáp ứng ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá về đồ mộc dân dựng, đồ mộc trạm khảm, thủ công mỹ nghệ, đồ mộc bọc cao cấp, các công trình nội thất và cót ép các loại, phục vụ mọi đối tượng khách hàng.
Công ty cổ phần Ngọc Anh có nhiệm vụ sản xuất gia công đồ gỗ dân dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, cụ thể là:
- Công ty chủ động đề ra phương hướng hoạt động hàng năm và kế hoạch phát triển nhiều năm, coi đó là mục tiêu lâu dài trong định hướng hoạt động của Công ty.
- Trên cơ sở kế hoạch SXKD hàng năm Công ty xác định phương án sản phẩm mặt hàng, lựa chọn công nghệ thiết bị và thực hiện áp dụng cơ cấu tổ chức sản xuất phù hợp, nhằm thực hiện tốt kế hoạch mục tiêu đề ra mang lại hiệu quả thiết thực.
- Chủ động xây dựng chương trình nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa vào thực hiện trong hoạt động SXKD. Lập chương trình đầu tư xây dựng, nâng cấp các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ SXKD và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ động mở rộng mọi hình thức liên kết kinh tế với cá nhân, tập thể trong các thành phần kinh tế khác (kể cả liên doanh hợp tác với nước ngoài khi cấp trên cho phép).
- Chủ động sắp xếp bộ máy quản lý bố trí cán bộ, ban hành các nội quy, quy chế thích hợp, đầy đủ phục vụ công tác chỉ huy điều hành SXKD của Công ty.
- Chọn các hình thức trả lương, thực hiện rộng rãi lương khoán, lương sản phẩm trên cơ sở xây dựng định mức đơn giá hợp lý phù hợp các chính sách tiền lương hiện hành của Nhà nước. Thực hiện các hình thức thưởng trong Công ty trên cơ sở quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, làm đòn bẩy trong việc tăng năng suất lao động tại Công ty.
- Chủ động lựa chọn, rà soát, bổ xung lao động theo yêu cầu thực tế. Xây dựng đội ngũ lao động có kiến thức nghề nghiệp có tác phong công nghiệp và ý thức chấp hành cao.
- Trong điều kiện hiện nay, để đạt được thành công trước hết Công ty phải quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đúng chế độ, đạt hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn, chấp hành chế độ pháp luật, chính sách của Nhà nước. Kết quả hoạt động của một số năm gần đây được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1998
1999
2000
Tổng doanh thu
Triệu đồng
3.829,17
4.073,58
4.543,87
Doanh thu thuần
Triệu đồng
3.706,64
3.922,25
4.423,99
Giá vốn hàng bán
Triệu đồng
1.924,15
2.087,71
2.266,58
Chi phí quản lý DN
Triệu đồng
322,12
343,85
392,07
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động KD
Triệu đồng
1.460,37
1.490,69
1.765,34
Thu nhập bình
quân người/ tháng
Nghìn đồng
650
730
800
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Sản phẩm chính của Công ty là các mặt hàng được làm từ gỗ như: bàn ghế, giường tủ, ốp tường, ốp trần, phào, vách ngăn và các trang trí nội thất khác như cầu thang, tủ bếp.Chính vì vậy mà quy trình công nghệ để sản xuất ra sản phẩm gồm các bước sau:
- Từ gỗ rừng tự nhiên qua khâu cưa, xẻ, pha, cắt thành hộp ván với qui cách kích thước hợp lý cho từng loại sản phẩm.
- Tiến hành xử lý thuỷ phần nước trong gỗ theo tỷ lệ nhất định bằng 2 phương pháp:
+ Hong phơi tự nhiên.
+ Đưa vào lò sấy gỗ với nhiệt độ nhất định để đạt từ 12 - 14% thuỷ phần.
- Sau khi sấy khô được sơ chế thành các chi tiết sản phẩm trên các thiết bị máy theo dây chuyền.
- Sau khi được các sản phẩm sơ chế thì chuyển sang bộ phận mộc tay tinh chế và lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm.
- Khâu cuối cùng là làm đẹp sản phẩm bằng phương pháp thủ công là đánh véc ni hay sơn mài...
Đối với sản phẩm kết hợp với fooc, nhựa đã được thực hiện từ khâu mộc tay, lắp ráp cho đến khâu hoàn thiện sản phẩm (Kèm sơ đồ công nghệ).
Qui trình công nghệ sản xuất hàng mộc
Phân xưởng xẻ
(Xẻ ra ván)
Gỗ mua vào
Kiểm tra chất
lượng KCS
Phân xưởng mộc
máy làm chi tiết
sản phẩm
Sản phẩm
nhập kho
Bộ phận đánh
véc ni
Các loại gỗ foóc
và gỗ dán
Phân xưởng mộc
tay làm chi tiết
sản phẩm
II. tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Hiện nay Công ty có 02 phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng xẻ và phân xưởng mộc:
- Phân xưởng xẻ: Từ gỗ cây xẻ thành => Thành khí, gỗ ván
(Phân xưởng có 02 tổ sản xuất)
- Phân xưởng mộc (Có 03 tổ sản xuất)
+ Tổ mộc máy.
+ Tổ mộc tay.
+ Tổ véc ni.
Ngoài ra, Công ty có một số phân xưởng phụ, dịch vụ, gia công cho bên ngoài. Phân xưởng cơ điện phục vụ cho các phân xưởng sản xuất chính.
III. tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, trực thuộc Sở công nghiệp, Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo cấp:
Giám đốc Công ty: Chỉ đạo chung, chỉ đạo trực tiếp các phòng chức năng, phân xưởng và các chuyên viên giúp việc cho giám đốc đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm giúp giám đốc chỉ đạo một số khâu trong sản xuất, điều động lao động. Tham mưu giúp giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm và đôn đốc thực hiện kế hoạch.
Các phòng ban chức năng gồm có:
+ Phòng Tổ chức - Hành chính và Bảo vệ: là phòng nghiệp vụ tổng hợp, tham mưu giúp giám đốc quản lý các lĩnh vực công tác, tổ chức nhân sự hành chính quản trị, bảo vệ nội bộ công tác y tế và các mặt an toàn xã hội tại Công ty.
+ Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Vật tư: là phòng nghiệp vụ tổng hợp có chức năng tham mưu giúp Giám đốc trong công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch SXKD từng quý, từng năm và nhiều năm. Nghiên cứu áp dụng công nghệ mới, kỹ thuật thiết bị tiên tiến, thiết kế tạo dáng sản phẩm để đưa vào sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Giúp giám đốc xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu chính phụ.
+ Phòng Kế toán tài chính.
Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý SXKD của Công ty:
giám đốc
phòng kt-tc
phòng kh-kt vật tư
phó giám đốc
phòng tc-hc bảo vệ
ngành dịch vụ
phân xưởng cơ điện
phân xưởng mộc
phân xưởng xẻ
IV. Tổ chức Bộ máy kế toán
1. Bộ máy kế toán và hình thức tổ chức kế toán của Công ty
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý nói trên, phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện trọn vẹn ở phòng Kế toán tài chính của Công ty.
Phòng Kế toán tài chính của Công ty là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và thực hiện giúp Giám đốc về lĩnh vực thống kê kế toán tài chính, đồng thời có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch và chấp hành các chính sách, quy tắc chế độ kế toán thống kê.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ và cũng để phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, Phòng Kế toán tài chính được biên chế 7 người (2 nam, 5 nữ) và được tổ chức theo các phần hành kế toán như sau:
Kế toán trưởng đồng thời là kế toán tổng hợp chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán tài chính, hạch toán kinh tế. Tổng hợp số liệu kế toán toàn Công ty, lập báo cáo hàng tháng.
Kế toán vật tư kiêm thủ quỹ: Thực hiện theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu tại kho, hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Cuối tháng tổng hợp số liệu, lập Báo cáo vật liệu tồn kho. Khi có yêu cầu, bộ phận kế toán nguyên vật liệu và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê kho vật tư, đối chiếu với sổ sách kế toán. Ngoài ra chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Công ty. Hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu và phiếu chi để xuất hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu chi. Cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ của kế toán tiền mặt.
Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng kiêm Kế toán tiền lương: Viết phiếu thu, phiếu chi, phát hành séc, uỷ nhiệm chi,hàng tháng lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho Ngân hàng có quan hệ giao dịch. Cuối tháng lập NKCT số 1, số 2, số 4; Bảng kê số 1, số 2. Hàng tháng căn cứ vào sản lượng và đơn giá lương của các Phân xưởng, hệ số lương gián tiếp để tính ra quỹ lương gián tiếp. Cuối tháng lập Bảng thanh toán lương, Bảng phân bổ số 1 và Bảng tập hợp chi phí.
Kế toán công nợ: Có trách nhiệm theo dõi các khoản nợ phải thu phải trả trong Công ty và giữa Công ty với khách hàng. Ghi sổ chi tiết cho từng đối tượng, cuối tháng lập NKCT số 5, số 10 và Bảng kê số 11.
Kế toán tài sản cố định và nguồn vốn: Có nhiệm vụ phân loại và tính khấu hao TSCĐ hiện có của Công ty, cuối tháng lập Bảng phân bổ số 3, NKCT số 9.
Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành: Lập Báo cáo nguyên vật liệu, căn cứ vào Bảng phân bổ số 1, Bảng tổng hợp chi phí để ghi vào Bảng kê số 4 tính giá thành theo phương pháp giản đơn.
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm ghi sổ chi tiết thành phẩm đến cuối tháng lập Bảng kê số 8, Bảng kê số 11 và ghi Sổ cái các tài khoản có liên quan.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được khái quát qua sơ đồ sau:
Kế toán trưởng kiêm Kế toán tổng hợp
Kế toán
vật tư kiêm
thủ quĩ
K kế toán
Tm & tgnh
Va kiêm kế
Toán tiền
Lương
Kế
toán
công
nợ
Kế toán TSCĐ
kiêm Kế toán nguồn vốn
Kế toán
Chi phí
Và tính
Giá
Thành
Kế toán
thành phẩm
và tiêu thụ
2. Hệ thống chứng từ đang áp dụng tại Công ty
Lao động tiền lương gồm có: Bảng chấm công; Bảng thanh toán tiền lương; Phiếu nghỉ hưởng BHXH; Bảng thanh toán BHXH; Bảng thanh toán tiền thưởng; Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành; Phiếu báo làm thêm giờ.
Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; Thẻ kho; Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
Bán hàng: Hoá đơn bán hàng, Hoá đơn cước vận chuyển, Hoá đơn dịch vụ; Hoá đơn tiền điện; Hoá đơn tiền nước..
.tiền tệ: Phiếu thu; Phiếu chi; Giấy đề nghị tạm ứng; Giấy thanh toán tiền tạm ứng; Biên lai thu tiền; Bảng kiểm kê quỹ (Mẫu số 07a & 07b-TT)...
Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ; Thẻ TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ; Biên bản đánh giá lại TSCĐ...
3. Hình thức sổ kế toán và trình tự ghi sổ:
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký Chứng từ với hệ thống sổ sách tương đối phù hợp với công tác kế toán tại Công ty, đảm bảo công việc kế toán được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Các loại sổ kế toán hiện nay Công ty đang sử dụng:
+ Hạch toán vốn bằng tiền:
Bảng kê số 1: Ghi Nợ TK 111 ‘Tiền mặt”
Bảng kê số 2: Ghi Nợ TK 112 ‘Tiền gửi ngân hàng”
NKCT số 1: Ghi Có TK 111 ‘Tiền mặt”
NKCT số 2: Ghi Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”
NKCT số 3: Ghi Có TK 113 “Tiền đang chuyển”
NKCT số 4: Ghi Có TK 311, 341, 342
+ Hạch toán thanh toán với người cung cấp và mua hàng
NKCT số 5: Ghi Có TK 331 “Phải trả cho người bán”
NKCT số 6: Ghi Có TK 151 “Hàng mua đang trên đường đi”
+ Hạch toán chi phí sản xuất, kinh doanh
Bảng kê số 3: Bảng tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ.
Bảng kê số 4: Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng (TK 154, 631, 621, 627).
Bảng kê số 5: Bảng kê tập hợp chi phí bán hàng (TK 641), chi phí quản lý doanh nghiệp (TK642) và chi phí đầu tư XDCB (241).
Bảng kê số 6: Bảng kê chi phí trả trước (TK142), chi phí phải trả (TK 335).
NKCT số 7: Ghi Có các TK 142, 152, 153, 154, 214, 241, 334, 335, 338, 611, 622, 627, 631.
+ Hạch toán hàng hoá, thành phẩm, doanh thu và kết quả, thanh toán với khách hàng:
Bảng kê số 8: Bảng kê nhập, xuất, tồn kho thành phẩm (TK 155),
hàng hoá (TK 156).
Bảng kê số 9: Bảng tính giá thực tế thành phẩm, hàng hoá
Bảng kê số 10: Bảng kê hàng gửi đi bán (TK 157)
Bảng kê số 11: Bảng kê thanh toán với người mua (TK 131)
NKCT số 8: Ghi Có TK 155, 156, 157, 159, 131, 511, 512, 521, 531, 532, 632, 641, 642, 711, 721, 811, 821, 911.
+ Hạch toán các nghiệp vụ khác:
NKCT số 9: Ghi Có các TK 211, 212, 213
NKCT số 10: Ghi Có các TK 121, 128, 129, 136, 138, 139, 141, 144, 161, 2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT327.doc