Lời mở đầu 1
Chương I: Lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 3
1 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3
1.1 Chi phí sản xuất 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 3
1.2 Giá thành sản phẩm 6
1.2.1 Khái niệm 6
1.2.2 Phân loại giá thành sản xuất 7
1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9
2. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm sản xuất trong doanh nghiệp 10
2.1 Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 10
2.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 10
2.1.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 10
2.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 12
2.2.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 12
2.2.2 Phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm 13
3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 15
3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 15
3.1.1 Chứng từ 15
3.1.2 Tài khoản sử dụng 15
3.1.3 Trình tự kế toán16
3.2 Kế toán Chi phí nhân công trực tiếp17
3.2.1 Chứng từ sử dụng17
3.2.2 Tài khoản sử dụng17
3.2.3 Trình tự kế toán 17
3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 18
3.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng 18
3.3.2 Tài khoản sử dụng 18
3.3.3 Trình tự kế toán 19
3.4 Kế toán sản xuất phụ 21
3.4.1 Trường hợp 1: Giữa các phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ không
có sự phục vụ lẫn nhau 21
3.4.2 Trường hợp 2: Giữa các phân xưởng , bộ phận sản xuất phụ có
sự phục vụ lẫn nhau 22
3.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 22
3.5.1 Trường hợp đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên 22
3.5.2 Trường hợp đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm
kê định kì 23
4 Các loại sổ kế toán được sử dụng 24
4.1 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức” Nhật kí – chứng từ” 24
4.2 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức”Nhật kí chung” 24
4.3 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức” Nhật ký- sổ cái” 24
4.4 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức” Chứng từ ghi sổ” 24
Chương II Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà 25
1 Đặc điểm về tình hình sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà 25
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 25
1.2 Nhiệm vụ và đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty Cổ Phần
Bánh Kẹo Hải Hà 26
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty 31
1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 31
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý. 33
1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp. 35
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán. 35
1.4.2 Hình thức kế toán 37
1.4.3 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán.38
1.4.4 Tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán ở công ty 38
2 Thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty
Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà 39
2.1 Đối tượng, phương pháp và chứng từ sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà.39.
2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất. 39
2.1.2 Đối tượng và phương pháp hoạch toán chi phí sản xuất. 40
2.1.3 Hạch toán ban đầu: 44
2.2 Kế Toán chi phí sản xuất 47
2.2.1 Tài khoản kế toán sử dụng chủ yếu 47
2.2.2 Trình tự tập hợp chi phí sản xuất của từng khoản mục chi phí 48
2.2.3 Kế toán chi phí nguyên vật liệu 49
2.2.4 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 57
2.2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 57
2.2.6 Tổng hợp chi phí sản xuất 60
2.3 Tính giá thành sản phẩm ở công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà 61
2.3.1 Đối tượng tính giá thành. 61
2.3.2. Phương pháp tính giá thành. 62
2.4 Tình hình tổ chức hệ thống sổ kế toán ở Công Ty Cổ Phần Bánh
Kẹo Hải Hà 62
Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà 65
3.1 Đánh giá chung thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà 65
3.1.1 Ưu điểm 65
3.1.2 Nhược điểm 67
3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà 68
KẾT LUẬN
77 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng: Chứng từ ghi sổ; Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ; Sổ cái( dùng cho hình thức chúng từ ghi sổ); Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phảm, hàng hoá; Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá;....
Chương II
Thực trạng công tác kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
1 Đặc điểm về tình hình sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà
Tên giao dịch: Hai Ha Confectionery-Joint-Stock- Company
Tên viết tắt: HaiHaco
Đăng kí kinh doanh:1062856 do trọng tài kinh tế TP Hà nội cấp
ngày 07/04/1993
Mã số thuế: 01001009 -14
Trụ sở chính: Số 25 Trương Định - Hai Bà Trưng- Thành phố Hà Nội
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, được Bộ thương mại cấp giấy phép xuất - nhập khẩu số 102100 ngày 14/4/1993.
Tiền thân của Công ty là xí nghiệp miến Hoàng Mai, thành lập ngày 25/12/1960, chuyên sản xuất miến từ đậu xanh. Đến năm 1966, xí nghiệp đổi tên thành Nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà.
Năm 1970, nhà máy tiếp nhận phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao sang với công suất là 900 tấn/năm, công ty lấy tên mới là Nhà máy thực phẩm Hải Hà với nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo, nha, giấy tinh bột.
Năm 1981-1985, là thời gian chuyển biến của nhà máy từ giai đoạn thủ công có một phần có giới sang sản xuất có giới hoá một phần thủ công.1987, nhà máy được đổi tên thành nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà
Đến năm 1992, nhà máy được đổi tên thành công ty bánh kẹo Hải Hà, ngoài các sản phẩm chính là kẹo các loại, công ty còn sản xuất bánh quy, bánh kem xốp. Sản phẩm của nhà máy được tiêu thụ rộng rãi trong nước và được xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Nhà máy thực phẩm Việt Trì tỉnh phú Thọ được sát nhập vào nhà máy . Năm 1993, ban lãnh đạo công ty quyết định tách một bộ phận để thành lập công ty liên doanh Hải Hà- Kotobuki với các sản phẩm là kẹo cứng, bánh Snach, bánh tươi, kẹo cao su, bánh Cookies. Ngoài ra, công ty còn liên doanh với hãng mì chính Miwon của Hàn Quỗc. Năm 1995, kết nạp thêm nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định.
Năm 2003, với chủ trương cổ phần hoá của nhà máy , công ty bánh kẹo Hải Hà được cổ phần hoá với tên gọi : Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà. Tháng 1/2004, công ty cổ phần chính thức đi vào hoạt động với 51% vốn nhà nước, 49% cổ phần được bán cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Hiện nay, công ty có 6 xí nghiệp thành viên gồm:
Xí nghiệp kẹo
Xí nghiệp bánh
Xí nghiệp kẹo chew
Xí nghiệp phụ trợ
Xí nghiệp thực phẩm Việt Trì
Xí nghiệp bột dinh dưỡng Nam Định
1.2 Nhiệm vụ và đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà
Nhiệm vụ và đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty
* Hình thức tổ chức sản xuất của công ty được thực hiện theo hình thức hỗn hợp, vừa theo hình thức đối tượng. Việc áp dụng hình thức tổ chức sản xuất hỗn hợp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lên kế hoạch điều động sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị
* Nhiệm vụ chính của công ty.
Sản xuất kinh doanh các loại bánh kẹo để cung cấp cho thị trường.
Xuất khẩu các sản phẩm của công ty và công ty liên doanh, nhập khẩu các thiết bị máy móc dây truyền công nghệ, nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường.
Ngoài ra công ty còn kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chế biến theo đúng ngành nghề đăng ký và mục đích thành lập công ty để không ngừng nâng cao đời sống của công nhân viên và thúc đẩy sự phát triển ngày một lớn mạnh của công ty.
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một trong những công ty có vốn Nhà nước giao nên việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao là mối quan tâm hàng đầu.
Công ty bánh kẹo Hải Hà thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
Công ty thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề.
* Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ của Công ty.
Sau hơn 40 năm công ty bánh kẹo Hải Hà thành lập và phát triển, cùng với sự chuyển biến chung của đất nước thì công ty đã trở thành công ty sản xuất bánh kẹo lớn nhất trong nước với nhiều loại bánh kẹo, mẫu mã đa dạng phong phú và chất lượng không ngừng được nâng cao. Về sản phẩm của công ty được chia làm bốn nhóm chính: Kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo Chew và bánh.
Kẹo cứng: Đây là mặt hàng phổ biến và cũng là mặt hàng truyền thống của công ty như kẹo cứng socôla nhân dứa, nhân cam, nhân dâu, sữa chua...
Kẹo mềm: Bao gồm xốp cam, xốp chuối, xốp chanh, xốp dâu, xốp xoài, xốp cốm, cà phê...
Kẹo Chew: Đây là kẹo mới đưa vào sản xuất vào cuối năm 2002 bao gồm: kẹo Chew dâu, Chew cam, Chew nho...
Đối với sản xuất bánh thì công ty thường dùng tên các loại hoa để đặt tên cho các sản phẩm của mình như: Cẩm chướng, hải đường, thuỷ tiên...
Do bánh kẹo được chế biến từ nguyên liệu dễ bị huỷ như bơ, sữa đường, trứng... nên thời gian bảo quản ngắn thông thường là 90 ngày riêng với kẹo cà phê thì thời gian dài 180 ngày, tỷ lệ hao hụt tương đối lớn, yêu cầu vệ sinh công nghiệp cao. Khác với các sản phẩm thông thường quá trình để hoàn thành sản phẩm bánh kẹo chỉ khoảng từ 3 đến 4 giờ vì vậy không có sản phẩm dở dang.
Sản phẩm bánh kẹo mang tính chất thời vụ. Hàng tiêu thụ chủ yếu vào những tháng cuối năm và đầu năm do có nhiều ngày lễ tết. Vào những tháng mùa hè việc tiêu thụ sản phẩm rất chậm.
Sản phẩm bánh kẹo của Công ty được tiêu thụ chủ yếu ở trong nước và đặc biệt là ở khu vực miền Bắc. Sản phẩm xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, xuất khẩu tiểu ngạch sang một số nước như Trung Quốc, Mông Cổ, Campuchia, Lào và một phần sang Nga... Hiện nay, Công ty đang cố gắng tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu để mở rộng thêm một số thị trường tiêu thụ.
b. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
Công ty được tổ chức sản xuất dựa trên 6 xí nghiệp thành viên:
- Xí nghiệp bánh: chuyên sản xuất các loại bánh quy, bánh kem xốp
- Xí nghiệp kẹo: chuyên sản xuất các loại kẹo như kẹo cứng nhân cà phê Moka, kẹo caramel tròn, kẹo sữa dừa,
- XN kẹo Chew-Toffee: chuyên sản xuất các loại kẹo chew nho đen, kẹo chew taro, kẹo chew nhân bắp, kẹo chew đậu đỏ
XN phụ trợ : chuyên cung cấp điện nước, hơi nước, sửa chữa , trung tu máy móc cho các xí nghiệp trên.
- Nhà máy thực phẩm Việt Trì: chuyên sản xuất kẹo, glucoza, bao bì in và một số vật liệu khác.
- Nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định: chuyên sản xuất bánh kem xốp, bột dinh dưỡng và các loại bánh khác.
Các xí nghiệp trên đều không có tư cách pháp nhân và đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ công ty. Các xí nghiệp đó có thể tổ chức dưới các hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ sự cung cấp vốn của công ty dưới dạng vật tư , tiền lương. Cuối cùng, sản phẩm hoàn thành sẽ nhập vào kho của công ty.
c. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty là quy trình công nghệ khép kín theo kiểu liên tục. Đặc điểm sản xuất tại công ty là không có sản phẩm dở dang, mỗi sản phẩm được hoàn thành sau khi kết thúc dây truyền sản xuất, sản phẩm hang được đem di tái chế ngay trong ca làm việc. Công tác sản xuất sản phẩm trong côgn ty theo hướng cơ giới hoá kết hợp với một phần thủ công. Trên một dây truyền sản xuất có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau,có sự tách biệt về thời gian. Chu tì sản xuất các sản phẩm trong xí nghiệp thường rất ngắn, nhanh nhất là từ 5 đến 10 phút, dài nhất từ 3 đến 4 tiếng, ngay sau khi kết thúc ca máy cũng là khi sản phẩm được hoàn thành.
Một số quy trình sản xuất các loại sản phẩm như sau:
Sơ đồ 1: Quy trính sản xuất bánh kem xốp
Tạo kem
Tạo vỏ bánh
Nướng vỏ bánh
Phết kem
Máy cắt thanh
Bao gói thủ công
Sơ đồ 2: Dây truyền sản xuất kẹo mềm
Hoà đường
Nấu
Làm nguội
Quận kẹo
Máy vuốt
Máy gói
Máy lăn côn
Đống túi to
Chặt miếng
Cán kẹo
Sàng rung
Gói tay
Nấu
Làm nguội
Máy lăn côn
Vuốt kẹo
Tạo nhân
Bơm nhân
Dập hình
Sàng làm lạnh
Máy gói
Đóng túi
Gói tay
Hoà đường
Sơ đồ 3: Dây truyền sản xuất kẹo cứng
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty
1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà là một đơn vị hạch toán độc lập , có tư cách pháp nhân và được phép mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và tại các Ngân Hàng theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được thực hiện theo mô hình đa bộ phận với có cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng (Sơ đồ ), nghĩa là: các công việc hàng ngày của các xí nghiệp trực thuộc thựôc thựôc trách nhiệm quản lý của các cán bộ quản lý xí nghiệp (bộ phận), nhưng các kế hoạch có chính sách dài hạn phải tuân thủ theo kế hoạch và hướng dẫn thực hiện của công ty, có sự phối hợp giữa các xí nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu chung của toàn công ty.
Ban lãnh đạo công ty gồm:
Hội đồng quản trị: 5 người: 3 người đại diện cho vốn nhà nước, 2 người đại diện cho vốn cổ đông.
Ban giám đốc: 3 người
Sơ đồ: Bộ máy tổ chức của công ty
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Kế toán trưởng
Tổng giám đốc
Các phó TGĐ
Các trưởng phòng, ban, đội, tram
Ban kiểm soát
Sơ đồ: Bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty:
Hội đồng quản trị
Phó tổng giám đốc kĩ thuật
Phó tổng giám đốc tài chính
Tổng giám đốc
Phòng kĩ thuật
Phòng KCS
Văn phòng công ty
XN bột dinh dưỡng Nam Định
XN phụ trợ
Chi nhánh Đà nẵng
Chi nhánhTPHCM
XN kẹo chew
XN kẹo
XN
bánh
XN thực phẩm Việt Trì
Phòng kế hoạch thị trường
Phòng vật tư
Phòng tài vụ
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý.
Đứng đầu công ty là Tổng Gám Đốc với nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. TGĐ là người toàn quyền quyết định mọi mặt hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước nhà nước, tập thể người lao động về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Hỗ trợ TGĐ là 2 phó TGĐ , phó TGĐ kĩ thuật là người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật, phó TGĐ tài chính có trách nhiệm quản lý và chỉ đạo phòng kế toán tài chính.
Người trực tiếp quản lý công nhân sản xuất là các Giám đốc xí nghiệp và các quản đốc các phân xưởng, tổ trưởng tổ sản xuất. Bộ phận gián tiếp quản lý sản xuất làm việc tại các phòng ban.
Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ giúp ban lãnh đạo công ty quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu sự quản lý trực tiếp của ban Giám đốc công ty.
-Phòng vật tư: Đảm bảo các yếu tố đầu vào phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm của công ty.
-Phòng kế toán tài chính: có chức năng kiểm soát các hoạt động tài chính của công ty, đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đánh gía kết quả kinh doanh trong thời kì và thực hiện phân phối lợi nhuận, đồng thời cung cấp thông tin cho Tổng Giám Đốc nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh.
-Phòng KSC: có trách nhiệm kiểm tra chất lượng đầu váo và chất lượng sản phẩm đầu ra cho quá trình tiêu thụ.
-Phòng kế hoạch thị trường: có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, chỉ đạo kế hoạch cung ứng vật tư và sản xuất, ký hợp đồng và theo dõi việc thực hiện hợp đồng. Tổ chức hoạt động marketing, thăm dò thị trường, xây dựng các chiến lược tiếp thị quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
-Phòng kĩ thuật: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bánh kẹo nhằm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
- Văn phòng: làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo , định ra đường lối sắp xếp, phân phối lao động một cách hợp lý, xây dựng chế độ lương, thưởng, BHXH,
Các phòng ban chức năng trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
* Hệ thống xí nghiệp thành viên: Công ty có 6 xí nghiệp thành viên:
-Xí nghiệp kẹo Chew: Tiến hành sản xuất các loại kẹo như kẹo Chew dâu, Chew cam, Chew chuối, Chew nho, Chew sôcôla...
-Xí nghiệp kẹo: Tiến hành sản xuất các loại kẹo như kạo xốp cam, kẹo xốp chanh, kẹo xốp chuối, kẹo xốp xoài, kẹo xốp cốm, kẹo xốp me...; kẹo cứng nhân sôcôla, kẹo cứng nhân dứa, kẹo cứng nhân dâu;...
-Xí nghiệp bánh: Tiến hành sản xuất các loại bánh như bánh Craker, bánh kem xốp, bánh buiscuit...
-Xí nghiệp Việt Trì: Tiến hành sản xuất các loại kẹo như kẹo Jelly, kẹo mềm, kẹo dẻo, kẹo gôm, glucô, giấy tinh bột...
-Xí nghiệp Nam Định: Chuyên sản xuất bánh kem xốp...
- Xí nghiệp phụ trợ: Chuyên thực hiện sửa chữa lớn các máy móc thiết bị của công ty. Xí nghiệp này còn có thêm bộ phận xí nghiệp phụ với nhiệm vụ cắt giấy, làm nhân gói kẹo, cắt bía, in hộp...
Các xí nghiệp đóng tại trụ sở chính của Công ty đều hạch toán phụ thuộc,Tổng giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động của các xí nghiệp, đối với xí nghiệp ở Việt Trì và Nam Định hạch toán độc lập tương đối, cụ thể: Công ty bán nguyên vật liệu cho các xí nghiệp và mua lại thành phẩm của các xí nghiệp theo giá ấn định.
Tại các xí nghiệp thành viên đều có các kế toán viên. Hàng quý các kế toán tại các xí nghiệp tiến hành gửi báo cáo lên để công ty tổng hợp. Hệ thống báo cáo nội bộ của công ty bao gồm : báo cáo tình hình sử dụng vật tư.Trên cơ sở báo cáo của các xí nghiệp gửi lên công ty sẽ tiến hành kiểm tra và tổng hợp lại thành báo cáo các chính thức của công ty.
1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp.
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán.
Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng tài vụ của công ty.
Hiện nay, tại phòng tài vụ của công ty có 8 nhân viên
Bộ máy kế toán được thực hiện theo mô hình tập trung. Toàn bộ công việc kế toán của công ty được tập trung ở phòng kế toán tài vụ của Công Ty, bao gồm tất car các công việc xử lý chứng từ, ghi sổ chi tiết, tổng hợp, lập và phân tích báo cáo cho tới việc hướng dẩn kiểm tra, đôn đốc công tác kế toán ở các xí nghiệp thành viên.
Sơ đồ: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
Kế toán tại các xí nghiệp thành viên
Thủ quỹ
Kế toán huy động vốn và thanh toán công nợ
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thàn
Kế toán TM, TGNH, tạm ứng
Kế toán vật tư
Kế toán giá thành và tiền lương
Kế toán TSCĐ-XDCB
Kế toán trưởng
Mỗi kế toán phụ trách một mảng riêng, do đó nhiệm vụ của mỗi người gắn kết với từng phần hành riêng:
+ Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp mỗi công việc của phòng kế toán trong công ty. Kế toán trưởng là người có trách nhiệm bao quát toàn bộ tình hình tài chính của công ty, thông báo cụ thể cho ban lãnh đạo khi cần thiết.
+ Kế toán giá thành và tiền lương: Hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí phát sinh trong kì, tính giá thành của sản phẩm sản xuất trong kì. Mở các sổ chi tiết, tổng hợp để theo dõi chi phí phát sinh cho các đối tượng.
Từ danh sách các bộ của từng phòng ban, xí nghiệp mà phòng lao động tiền lương, lập các bảng chấm công và bảng quyết toán lương của các xí nghiệp gửi lên, kế toán tiền lương xây dựng Bảng thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT,... cho toàn công ty.
+ Kế toán vật tư : Theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn từng loại vật tư, định kì phải đối chiếu về mặt hiện vật với thủ kho, theo dõi chi tiết tình hình công nợ đối với đối tượng cung cấp.
+ Kế toán tiền mặt,TGNH và tạm ứng: Là người chịu trách nhiệm tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp thành phảm của công ty hoàn thành nhập kho, tiêu thụ và tồn kho, xác định doanh thu, kết quả tiêu thụ, theo dõi tình hình bán hàng, công nợ của khách hàng, tính ra số thuế phải nộp trong kì, hướng dẫn và kiểm tra việc hạch toán nghiệp vụ ở kho thành phẩm, thường xuyên đối chiếu, kiểm tra số liệu trên sổ kế toán với số liệu trên sổ kho. Từ đó có thông tin cung cấp cho nhà quản trị đánh giá kết quả sản xuất và tiêu thụ thành phẩm trong kì của công ty.
+ Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý việc xuất tồn quỹ tiền mặt của công ty căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi tiền mặt hàng ngày, tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ quỹ với số liệu trên sổ kế toán tiền mặt để ghi sổ.
+ Kế toán tài sản cố định và xây dựng cơ bản: Theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm của TSCĐ, phản ánh các chi phí và quyết toán công trình đầu tư và xây dựng cơ bản.
+ Kế toán thành phẩm và tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Làm nhiệm vụ hạch toán quá trình tiêu thụ thành phẩm nhằm để xác định kết quả kinh doanh.
+ Kế toán huy động vốn và thanh toán với người bán: Là bộ phận kế toán làm nhiệm vụ huy động các nguồn vốn và chịu trách nhiệm thanh toán với người bán.
Ngoài ra, ở các xí nghiệp thành viên đều có các nhân viên kế toán, thực chất họ là những nhân viên thống kê có nhiệm vụ theo dõi tình hình sản xuất, tình hình lao động vật tư một cách giản đơn dưới sự điều hành của Giám đốc xí nghiệp và sự chỉ đạo chuyên môn của kế toán trưởng của công ty. Kế toán xí nghiệp thành viên có trách nhiệm cung cấp đầy đủ số liệu kinh tế theo định kì và đột xuất cho công ty. Định kì có sự đối chiếu quan hệ hàng ngang với nhau và đối chiếu với từng xí nghiệp theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng.
Còn ở 2 chi nhánh TPHCM và Đà Nẵng có tổ chức kế toán riêng, bộ máy kế toán tổ chức đầy đủ, có kế toán các phần hành, cuối quý, cuối năm lập báo cáo tài chính gửi về phòng kế toán trung tâm( ở Hà Nội) để tổng hợp. Cả 4 báo cáo tài chính theo qyu định hai chi nhánh đều lập và gửi về công ty : Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
Hình thức kế toán
Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức Nhật Ký Chứng Từ. Đặc điểm chủ yếu của hình thức này là các hoạt động kinh tế- tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào NKCT, cuối tháng tổng hợp số liệu từ NKCT để ghi vào sổ Cái tài khoản. Việc áp dụng hình thức này của công ty là hoàn toàn hợp lý vì công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, khối lượng công tác kế toán nhiều và phức tạp. Bên cạnh đó Công ty có đội ngũ kế toán đông đảo, trình độ cao cho phép chuyên môn hoá trong phân công lao động kế toán.
Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà áp dụng hình thức ghi sổ kế toá là hình thức NKCT nên sổ sách kế toán mà công ty sử dụng đều theo hình thức ghi sổ này. Do đó, công ty sử dụng hầu hết các sổ sách của hình thức ghi sổ NKCT, bao gồm: các bảng kê, các NKCT, Sổ Cái theo quy định chung, ngoài ra còn có cac sổ chi tiết trong quá trình hạch toán.
Các quy trình và phương pháp ghi chép các sổ kế toán theo hình thức NKCT tuân theo quy định của Bộ Tài Chính.
Kết cấu mẫu sổ theo hình thức NKCT do Bộ Tài Chính quy định.
Việc mở sổ, ghi chép, quản lý, lưu trữ và bảo quản sổ kế toán tuân theo đúng quy định của Luật kế toán và quyết định số 167/2000 QĐ- BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài Chính.
1.4.3 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán ở công ty
Công tác kiểm tra kế toan ở công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà do Tổng GĐ và phó TGĐ và kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo. Việc kiểm tra kế toán ở công ty được thực hiện thường xuyên trong quá trình thu nhận, xử lý thông tin kế toán và trước khi lập báo cáo tài chính.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán nên công việc kiểm tra kế toán diễn ra thuận lợi, nâng cao công tác quản lý, kiểm soát nội bộ doanh nghiệp. Khi muốn kiểm tra kế toán chỉ cần vào máy, kiểm tra phần nào thì có thể kiểm tra được nhanh chóng. Có bộ phận chuyên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kế toán.
Do có sự kiểm tra kế toán thường xuyên nên công tác kế toán được phối hợp chặt chẽ, tránh được nhiều sai sót trong quá trình hạch toán, nâng cao chất lượng thông tin kế toán.
1.4.4 Tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán ở công ty
* Báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính của công ty được lập tuân thủ theo quy định của Bộ Tài Chính, đó là theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài Chínhvề chế độ báo cáo tài chính va sửa đổi bổ sung theo thông tư số 80/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002, thông tư số 105/2003/TT-BTC, chuẩn mực số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003.
Năm tài chính: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm
Các báo cáo tài chính mà công ty lập hiện nay gồm:
- Bảng cân đối kế toán( Mẫu số B01-DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh( Mẫu số B02-DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ( Mẫu số B03-DN)
- Thuyết minh báo cáo tài chính( Mẫu số B09-DN)
* Báo cáo kế toán quản trị:
Để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế tài chính ở công ty còn các báo cáo kế toán quản trị như:
- Báo cáo chi phí bán hàng
- Báo cáo giá thành sản phẩm
- Báo cáo kết quả tiêu thụ
- Báo cáo chi tiết chi phí sản xuất
- Báo cáo chi tiết công nợ
.....
Công ty cũng đã thực hiện việc phân tích Báo cáo tài chính và Báo cáo kế toán quản trị để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, tìm ra các nguyên nhân, các nhân tố cụ thể( nhân tố khách quan, chủ quan) đã ảnh hưởng đến kết quả đó , tìm biện pháp khắc phục.
Ngoài việc lập báo cáo tài chính như theo quy định của Bộ Tài Chính, công ty còn lập các báo cáo khác, ở các đơn vị thành viên cũng lập một số báo cáo kế toán.
2 Thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà
2.1 Đối tượng, phương pháp và chứng từ sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà
2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất.
Để phục vụ công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty bánh kẹo Hải Hà phân loại chi phí sản xuất theo hai tiêu thức:
* Phân loại theo yếu tố chi phí:
Theo cách phân loại này căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí phát sinh Công ty chia chi phí thành các yếu tố chi phí sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu:
+ Chi phí nguyên vật liệu bao gồm toàn bộ nguyên vật liệu chính như đường, glucô, bột mì, sữa, chất tạo béo..., vật liệu phụ như băng dính trắng,băng dính vàng, hộp in..., phụ tùng thay thế mà Công ty đã sử dụng trong kỳ.
+ Chi phí nhiên liệu đông lực bao gồm toàn bộ chi phí về than, điện... phục vụ quá trình sản xuất.
- Chi phí nhân công bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT,KPCĐ).
- Chi phí khấu hao tài sản cố định bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng của Công ty.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm toàn bộ số tiền mà Công ty đã trả, phải trả cho các nhà cung cấp để phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công ty.
- Chi phí khác bằng tiền bao gồm toàn bộ các chi phí khác bằng tiền ngoài các chi phí đã nêu trên. Việc theo dõi các yếu tố chi phí được thực hiện trên phần II của Nhật ký chứng từ số 7 (Biểu số 17). Phần này có tác dụng để lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố trong bảng thuyết minh Báo cáo tài chính, đồng thời cung cấp cho bộ phận kế hoạch, phòng kinh doanh và phòng kỹ thuật làm tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất cũng như kế hoạch cung cấp vật tư.
* Phân loại theo khoản mục chi phí:
Theo tiêu thức này chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành năm khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.1.2 Đối tượng và phương pháp hoạch toán chi phí sản xuất.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở công ty bánh kẹo Hải Hà được xác định trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản xuất và trình độ yêu cầu của công tác quản lý. Tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, trên cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều sản phảm khác nhau nhưng tại những thời gian nhất định chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm tuỳ theo yêu cầu của sản xuất. Quy trình sản xuất các loại bánh kẹo là một quy trình ngắn, liên tục, khép kín, kết thúc một ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành và không có sản phẩm dở dang. Trước đặc điểm của việc tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ như trên và địa điểm phát sinh chi phí là tại các xí nghiệp nên kế toán Công ty xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là theo từng sản phẩm.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: Do đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là sản phẩm nên phương pháp hạch toán chi phí sản xuất cũng là theo từng sản phẩm.
Cụ thể, công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà, đối vơí từng phần hành kế toán cụ thể sử dụng các loại sổ kế toán chi tiết( để hạch toán chi tiết) và sổ kế toán tổng hợp ( để hạch toán tổng hợp) như sau:
*) Tổ chức kế toán nguyên vật liệu( bộ phận kế toán vật tư và thanh toán với người bán).
- Các sổ kế toán chi tiết:
+ sổ chi tiết nhập vật tư: mở cho từng kho, ghi các loại vật tư nhập vào kho đó( căn cứ vào phiếu nhập kho).
+ Sổ chi tiết xuất vật tư cho tất cả các loại vật tư
+ Sổ chi tiết xuất vật tư cho từng xí nghiệp: Ghi chi phí vật tư cho tưng loại sản phẩm( tương ứng với từng xí nghiệp).
+ Bảng tổng hợp nhập xuất- tồn vật tư: Bảng này sẽ cho ra số liệu tổng hợp về tình hình N-X-T kho của từng loại nguyên vật liệu, mỗi loại NVL sẽ được ghi một dòng. Bảng này được lập cho tất cả các kho của công ty. Bảng này là cơ sở để đối chiếu với sổ cái.
+ Báo cáo vật tư: Do xí nghiệp lập, mở cho từng sản phẩm+ Bảng chi phí NVL: Mở cho từng xí nghiẹp, mỗi xí nghiệp mở cho từng sản phẩm( căn cứ vào phiếu xuất kho, báo cáo vật tư).
+ Sổ chi tiết vật tư cho từng loại sản phẩm của từng xí nghiệp.
+ Sổ chi tiết công nợ( của từng đối tượng): Căn cứ vào hoá đơn GTGT
+ Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 152,153( căn cứ vào sổ chi tiết nhập vật tư, sổ chi tiết xuất vật tư).
- Các sổ kế toán tổng hợp:
+ Bảng kê số 4,5,6
+ NKCT số 5,7
+ NKCT liên quan: NKCT1,2,8,10
Căn cứ để ghi vào bảng kê là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5179.doc