CHẾ TẠO MẠCH TỪ:
- Cắt tôn silic(thép lá kỹ thuật điện) với kích thước theo thiết kế.
- Chế tạo các gông từ, xà ép mạch từ.
- Ghép mạch từ theo bản vẽ.
- Băng đai mạch từ.
- Đo kiểm tra tổn hao không tải.
CHẾ TẠO CÁC BỐI DÂY:
- Băng giấy cách điện dây điện từ (bọc giấy cách điện) – đối với các máy biến áp có dung lượng lớn.
- Chế tạo ống lồng cách điện.
- Chế tạo khuôn quấn dây
- Quấn các bối dây cuộn cao áp, trung áp, hạ áp, cuộn điều chỉnh theo thiết kế).
LẮP RÁP RUỘT MÁY VÀ SẤY:
- Lắp các bối dây vào mạch từ
- Sấy và ép các bối dây( sơ bộ)
- Băng và hàn các đầu dây lên các sứ và bộ điều chỉnh.
- Lắp sứ và bộ điều chỉnh với lắp máy
Kiểm tra các kết cấu và chuyển vào lò sấy cảm ứng rút chân không
30 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2360 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔNG ANH – HÀ NỘI
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH:
Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh được thành lập theo Quyết định số 140/2004/QĐ-BCN ngày 22/11/2004 của Bộ Công nghiệp trên cơ sở từ Nhà máy sửa chữa thiết bị điện Đông Anh năm 1971. Công ty được thanh lập từ Nhà máy chế tạo thiết bị điện và các đơn vị trực thuộc Công ty sản xuất thiết bị điện (nay là chi nhánh). Vốn điều lệ của công ty la 66.000.000.000 đồng, trong đó tỷ lệ cổ phần Nhà nước chiếm 45,2%.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh
Tên giao dịch quốc tế: ELECTRICAL EQUIPMENT MANUFACTURING JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: EEMC
Giấy phép kinh doanh số 0103008085 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp thay đổi lần thứ 1 ngày 12/01/2007
Địa chỉ: Tổ 26 Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Hà Nội
Giám đốc: Ông Trần Văn Quang
Tel: 04.8833779 / 8833781
Fax: (84.4) 8833113/ 8833819
Website : www.eemc.com.vn
Email: info@eemc.com / mail@eemc.com.vn
1) Lịch sử phát triển của Công ty cổ phần chế tạo Thiết bị điện Đông Anh qua các thời kỳ:
Nhà máy chế tạo thiết bị điện được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1971 theo quyết đinh số 88/NCQLKT của Bộ Điện và Than. Ngày 05 tháng 04 năm 1971 sáp nhập thêm phân xưởng Sửa chữa cơ điện và lấy tên là Nhà máy sửa chữa thiết bị điện Đông Anh theo quyết đinh số 101/ QĐ/NCQL-1 của Bộ Điện và Than. Năm 1982, Công ty sửa chữa và chế tạo thiết bị điện được thành lập, Nhà máy là một cơ sở của công ty và thực hiện hạch toán phụ thuộc. Thiết bị ban đầu do Liên Xô(cũ) viện trợ, Nhà máy có tổng diện tich mặt bằng là 11ha, trong đó diện tích nhà xưởng là 4,74 ha.
Tháng 6 năm 1988, Nhà máy tách khỏi cơ quan Công ty, hạch toán độc lập và mang tên là Nhà máy chế tạo Thiết bị điện. Trước nhu cầu của thị trường thiết bị điện, mà chủ yếu các đơn vị thuộc EVN trong công cuộc điện khí hóa, công nghiệp hóa, Nhà máy đã chuyển hướng hoạt động sản xuất kinh doanh từ sửa chữa sang chế tạo các sản phẩm thuộc ngành điên như: máy biến áp, cáp nhôm trần tải điện, cáp thép, cáp chống sét, các loại tủ bảng điện, cầu dao,... Từ năm 1988, các máy biến áp phân phối, máy biến áp trung gian mang tên “Thiết bị điện Đông Anh” đã xuất hiện trên lưới điện còn khá thưa thớt của EVN cùng với các máy khác chủ yếu là của Liên Xô(cũ), Trung Quốc và các nước thuộc khối XHCN.
Từ ngày 01 tháng 06 năm 2005, Nhà máy thiết bị điện chính thức chuyển thành Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh, hoạt đông theo giấy phép kinh doanh số 0103008085 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
2) Một số thành tích mà công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh đã đạt được:
Năm 1995, Công ty cho ra đời sản phẩm máy biến áp lực 25.000kVA-110kV đầu tiên tại Việt Nam (lắp đặt tại trạm Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc). Kể từ đó đến nay, Công ty đã thiết kế, chế tạo được trên 100 máy biến áp 110kV các loại có công suất từ 16.000kVA đến 63.000kVA với chất lượng cao, đang vận hành an toàn và ổn định trên lưới điện toàn quốc.
Tháng 9/2000, Công ty được Tổ chức AFAQ-ASCERT Internationnal cấp chứng chỉ ISO 9002:1994 cho hệ thống quản lý chất lượng đối với 2 sản phẩm là máy biến áp và cáp nhôm trần tải điện. Năm 2002, Công ty được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
Công ty. Cho đến nay, nhiều máy biến áp có cấp điện áp 220 kV-125 MVA đã được xuất xưởng tại công ty. Quý III năm 2005, chiếc máy biến áp 250MVA – 220kV đầu tiên đã được chế Năm 2003, Công ty đã tự thiết kế và chế tạo thành công máy biến áp 125MVA-220kV đầu tiên của nước ta ( lắp dặt tại trạm biến áp 220 kV Trung Dã, Sóc Sơn, Hà Nội), đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trong lịch sử xây dựng và phát triển 33nawm của tạo và thử nghiệm thành công tại công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện đưa vào phục vụ lưới điện quốc gia.
Việc chế tạo được các máy biến áp 110kV, 220kV, các loại cáp nhôm trần tải điện trong nước đã góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống lưới truyền tải , trong các chương trình chống quá tải của EVN: không những đã tiết kiệm được nguồn ngoại tệ đáng kể cho Nhà nước mà còn tạo ra sự chủ động về thiết bị cho Ngành điện khi cần giải quyết các nhiệm vụ đột xuất.
Đặc biệt, cuối năm 2005, Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điên Đông Anh cũng đã vinh dự được Tập toàn điện lực Việt Nam tin tưởng giao nhiệm vụ sửa chữa tổ máy biến áp 500kV của Nhà máy thủy điện IALY. Với nỗ lực vượt bậc của toàn thể CBCNV, đặc biệt là các kỹ sư thiết kế , các công nhân lành nghề, cả 3 máy 500kV 72MVA đã được sửa chữa và đưa vào vận hành thành công từ ngày 09/02/2006 tại Nhà máy thủy điện IALY. Thành tích vượt bậc này của công ty đã giúp Tập đoàn điện lực Việt Nam tiết kiệm hàng chục tỷ đồng, góp phần giữ ổn định việc cung cấp điên cho lưới điện quốc gia.
Công ty đã được trao tặng Huân chương Lao động hạng nhì năm 1984, Huân chương lao động hạng ba năm 1991, hàng trăm cờ thưởng và bằng khen cho các tập thể và cá nhân. Các sản phẩm của Công ty đã đạt 14 HC(huy chương) tại Triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân (trong đó gồm 06 HCV, 06 HCB, 02 HCĐ), 08 HCV cho sản phẩm cáp nhôm trần tải điện tại Triển lãm kỹ thuật toàn quốc, 10 sản phẩm của EEMP đã được tặng Huy chương Hội chợ triển lãm năm 2000, HCV Hội chợ triển lãm Cơ khí- Điện- Điên tử- Luyện kim năm 2002.
Tháng 3/2004, Công ty đã giành được cúp Ngôi sao chất lượng và HCV cho sản phẩm máy biến áp 220kV tại Hội chợ triễn lãm Cơ khí- Điện- Điên tử- Luyện kim do Bộ Công nghiệp tổ chức. Cũng trong năm 2004, thương hiệu EEMP ( của Nhà máy chế tạo thiết bị điện- đơn vị nòng cốt của Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh) đã được Câu lạc bô các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ 95 quốc gia với trên 7000 doanh nghiệp, bình chọn trao giải thưởng “Thương hiệu tốt nhất”- Giải thưởng Thiên niên kỷ mới.
Riêng năm 2008, Công ty đã có 27 sáng kiến, làm lợi hơn 1,6 tỷ đồng, tiết kiệm vật tư nguyên liệu trị giá 4,7 tỷ đồng, trong đó có 2 đề tài khoa học cấp Nhà nước với tổng kinh phí là 7,23 tỷ đồng. Hiện tại, EEMC đang sở hữu phòng thí nghiệm điện cao áp duy nhất ở Việt Nam được cấp chứng nhận Vilas hợp chuẩn quốc gia và khu vực, có tư cách pháp nhân độc lập thí nghiệm trong cả nước.
Với những thành tích đạt được của EEMC, năm 2008 Công ty đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. Ông Phạm Ngọc Cõi- chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty được tặng Huân chương Lao động Hạng Ba, ông Trần Văn Quang - Tổng giám đốc Công ty được nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ.
Ngày 27/3/2009, Công ty CP Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh (EEMC) đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất do Nhà nước trao tặng. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên đã đến dự buổi Lễ đón Huân chương Lao động Hạng Nhất của công ty.
3) Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:
Ngành nghề kinh doanh:
(Giấy đăng ký kinh doanh số 303785 cấp ngày 18/4/1994): Chế tạo thiết bị điện, cáp điện, vật liệu kỹ thuật điện, sửa chữa thiết bị kỹ thuật điện, thiết bị năng lượng chuyên ngành, thiết bị nhiệt, chế tạo, gia công kết cấu, cột điên thép, phụ tùng, phụ kiện, lò máy, mạ kim loại.
Sản phẩm sản xuất và dịch vụ chính:
Máy biến áp điện lực có công suất từ 30kVA ÷ 250.000kVA và điện áp đến 220 kV
Các loại dây dẫn ( cáp nhôm trần lõi thép) như : A, AC, AV, ACKP, dây chống sét: TK, LK
Các loại tủ điều khiển, tủ phân phối điện hạ áp, cầu dao cao áp các loại.
Sửa chữa, bảo dưỡng và đai tu các loại máy biến áp, động cơ, máy phát.
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH:
CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CHÍNH CỦA CÔNG TY:
a) Các sản phẩm chính gồm: Máy biến áp, cáp nhôm, dao cách ly và tủ điện.
Máy biến áp:
Máy biến áp thường được chia làm các loại theo dung lượng và điện áp
Hiện nay, Công ty có 3 loại MBA: máy biến áp phân phối, MBA trung gian và MBA truyền tải.
+ MBA phân phối:(thường có điện áp phía cao áp không lớn hơn 38,5kV, phía hạ áp thường là 0,4kV):
Dải công suất thông dụng (kVA): 30-50-75-100-160-180-250-320-400-560-750-800-1000-1250-1500-1600-1800-2000-2500-3200-4000-5600.
Dải điện áp thông dụng (kV): Dải điện áp thường phụ thuộc vào hệ thống lưới điện nơi lắp đặt MBA. Do lưới điện của Việt Nam đang rất không đồng nhất về cấp điện áp và điều này tạo nên sự đa dạng về cấp điện của MBA: (cacgs ghi ký hiệu thường là: điện áp cuộn cao áp/ điện áp cuộn hạ áp)
Loại có 1 cấp điện áp phía cao áp
Loại có 2 cấp điện áp phía cao áp
6,3/ 0,4kV
10/ 0,4kV
15/ 0,4kV
22/ 0,4kV
35/ 0,4kV
38,5/ 0,4kV
(22)6,3/ 0,4kV
(22)10/ 0,4kV
(22)15/ 0,4kV
22/ 0,4kV
35(22)/ 0,4kV
38,5(22)/ 0,4kV
Ghi chú:
Cấp điện áp phía cao áp thứ 2 có thể là 38,5-35-22-15-10-6kV tùy thuộc lưới điện sử dụng – một số vùng có cả hai đường dây cao áp chạy qua, hoặc trong tương lai sẽ có thay đổi cấp điện áp. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết đang chuyển sang lưới điện 22kV theo quy định của EVN.
+ MBA trung gian (khi cần rẽ nhánh phân áp hoặc khi khoảng cách đường dây xa hay cần sử dụng điện áp trung gian người ta dùng MBA trung gian)
Dải công suất thông dụng (kVA): 750-800-1000-1250-1500-1600-1800-2000-2500-3200-4000-5600-6300-7500-10000-12000-16000.
Dải điện áp thông dụng (kV): Các máy này thường có điện áp phía cao áp không lớn hơn 38,5kV, phía hạ áp có thể là 22kV- 6kV.
+ Các máy biến áp truyền tải: Có công suất 16 MVA – 250 MVA, điện áp phía cao áp 110 kV - 220 kV, phía hạ áp từ 6 kV – 110 kV. Các yêu cầu kỹ thuật chính của MBA như trong Bảng 1 dưới đây
Bảng 1: Các thông số kỹ thuật MBA
STT
Mô tả
ĐVT
Chi tiết
1
Tần số định mức
Hz
50
2
Công suất định mức
kVA
3
Điện áp định mức của các cuộn dây
kV
4
Số pha
Pha
5
Tổ đấu dây
6
Phương pháp điều chỉnh điện áp
Không tải / Có tải
7
Vị trí lắp bộ điều chỉnh
8
Điện áp ngắn mạch
%
9
Dòng điện không tải I0
%
10
Tổn hao không tải P0:
W
11
Tổn hao ngắn mạch Pn
W
12
Độ ồn (ở khoảng cách 3m)
dB
13
Kiểu làm mát
ONAN ( ONAF)
15
Dầu cách điện
16
Độ tăng nhiệt độ của lớp dầu trên cùng
0C
50
17
Độ tăng nhiệt độ của cuộn dây
0C
60
18
Điện áp thử 50Hz, 1phút
kV
19
Điện áp thử xung 1,2/50ms
kV
20
Cấp cách điện
21
Chiều dài đường rò sứ cao áp, sứ hạ áp
mm/kV
22
Vật liệu chế tạo cuộn dây
23
Khả năng chịu quá điện áp 30% Uđm
s
24
Khả năng chịu đựng ngắn mạch
s
25
Màu sơn/ Loại sơn
26
Kích thước toàn bộ: Dài x Rộng x Cao
mm
27
Khối lượng
kg
28
Thiết bị phụ đi kèm
Chất lượng MBA được đánh giá qua các chỉ tiêu bắt buộc trên, đặc biệt là thông số tổn hao không tải, tổn hao ngắn mạch, khả năng chịu quá tải.
Các loại cáp trần tải điện:
+ Cáp nhôm (A)
+ Cáp nhôm lõi thép (AC, ACSR)
+ Cáp chống sét (TK, LK)
Loại cáp lớn nhất Công ty đã chế tạo được có tiết diện 500mm2.
Bảng2: Một số yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với các loại cáp
TT
M« t¶
§VT
1
Kết cấu:
Số sợi nhôm/đường kính mỗi sợi
Số sợi thép/ đường kính mỗi sợi
2
Tiết diện tổng
(mm2)
3
Tiết diện phần nhôm
(mm2)
4
Tiết diện phần thép
(mm2)
5
Đường kính toàn bộ của cáp
(mm)
6
Trọng lượng dây
(kg/m)
7
Lực kéo đứt
(daN)
8
Môđun đàn hồi
(daN/mm2)
9
Hệ số giãn nở
(1/0C)
10
Điện trở suất ở 200C
(W/km)
11
Loại mỡ (Mỡ trung tính, chịu nhiệt)
12
Nhiệt độ nóng chảy
0C
13
Khối lượng mỡ
kg/km
(tùy từng loại cáp các thông số trên có thể có hoặc không)
Dao cách ly
+ Điện áp 35kV, 22kV, 10kV, 6kV
+ Dòng định mức: 200A - 630A
+ Có thể có hoặc không lắp tiếp địa.
Dao cách ly có loại trong nhà và ngoài trời. Có cấu tạo gồm: giá đỡ, lưỡi, cơ cấu truyền chuyển động để đóng ngắt, các sứ và đầu cốt để đấu nối.
Tủ điện hạ áp: Điện áp 400V, dòng điện tải từ 200A-1000A. Trong tủ có lắp các thiết bị đo đếm và bảo vệ.
b) Các dịch vụ chính:
- Sửa chữa, bảo dưỡng và đại tu các loại máy biến áp, động cơ, máy phát điện áp đến 500kV
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT:
Máy biến áp lực 220 kV:
- Năm 2003 xuất xưởng máy biến áp 125MVA- 220KV đầu tiên. Năm 2005 xuất xưởng máy biến áp 250MVA- 220kV đầu tiên. Chế tạo các gam máy biến áp có cấp điện áp và công suất lớn hơn với sản lượng 4-7 máy/năm trong các năm tiếp theo.
Máy biến áp lực 110kV:
Dung lượng: 16 ¸ 63MVA: 30 ¸ 40 máy/năm
Thời gian chế tạo 01 máy: 12 ¸ 16 tuần.
Từ năm 1995 đến nay đã chế tạo hơn 100 máy biến áp 110 kV các loại, đang vận hành an toàn trong hệ thống điện.
Máy biến áp trung gian:
Công suất: 1000¸16.000kVA: 150-200 máy/ năm.
Thời gian chế tạo 01 máy: 4 - 8 tuần.
Máy biến áp phân phối:
Sản lượng trên 2500 máy/năm.
Thời gian chế tạo 01 máy: 2 ¸ 3 tuần.
Phong phú về chủng loại, theo yêu cầu của khách hang, với công suất, cấp điện áp, tổ đấu dây, độ cao lắp đặt... khác nhau.
Các loại cáp nhôm trần tải điện, cáp thép, cáp chống sét các loại có tiết diện tới 800mm2: 2500 tấn/năm
Các loại cầu dao có mức điện áp đến 35kV: 1000 bộ/năm
Các loại tủ điện hạ áp, tủ động lực, tủ điều khiển MBA từ xa, tủ chiếu sang: 500 cái/năm
Đại tu sửa chữa các máy biến áp 110 kV, 220 kV:15¸20 máy/năm
Đại tu sửa chữa các máy biến áp trung gian, phân phối: 200¸500 máy/năm
NĂNG LỰC TÀI CHÍNH:
DOANH THU CỦA CÔNG TY TRONG CÁC NĂM 2006 - 2010
(ĐVT: Triệu đồng)
LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TRONG CÁC NĂM 2006 - 2010
(ĐVT: Triệu đồng)
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH:
ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ:
Công nghệ chế tạo máy biến áp :
Chế tạo mạch từ
Chế tạo bối dây
Chế tạo vỏ máy
Nạp dầu
Kiểm tra Xuất xưởng
Lắp ráp tổng thể
Lắp ráp và sấy ruột máy
Hình 1: Sơ đồ công nghệ chế tạo máy biến áp
CHẾ TẠO VỎ MÁY :
Chế tạo thân thùng máy biến áp từ thép CT3, thép phi từ tính (độ dày từ 3mm trở lên tùy thuộc dung lượng máy)
Chế tạo nắp máy, đáy máy từ thép CT3, théo phi từ tính.
Chế tạo các cánh tản nhiệt bằng phương pháp hàn lăn hoặc dập cánh sóng.
Chế tạo bình dầu phụ, các chi tiết cơ khí, các đường ống dẫn dầu và van.
Hàn tổ hợp, phun cát làm sạch , sơn chống gỉ và thử áp lực đối với vỏ máy.
CHẾ TẠO MẠCH TỪ:
Cắt tôn silic(thép lá kỹ thuật điện) với kích thước theo thiết kế.
Chế tạo các gông từ, xà ép mạch từ.
Ghép mạch từ theo bản vẽ.
Băng đai mạch từ.
Đo kiểm tra tổn hao không tải.
CHẾ TẠO CÁC BỐI DÂY:
Băng giấy cách điện dây điện từ (bọc giấy cách điện) – đối với các máy biến áp có dung lượng lớn.
Chế tạo ống lồng cách điện.
Chế tạo khuôn quấn dây
Quấn các bối dây cuộn cao áp, trung áp, hạ áp, cuộn điều chỉnh theo thiết kế).
LẮP RÁP RUỘT MÁY VÀ SẤY:
Lắp các bối dây vào mạch từ
Sấy và ép các bối dây( sơ bộ)
Băng và hàn các đầu dây lên các sứ và bộ điều chỉnh.
Lắp sứ và bộ điều chỉnh với lắp máy
Kiểm tra các kết cấu và chuyển vào lò sấy cảm ứng rút chân không.
LẮP RÁP TỔNG THỂ
Sau khi sấy xong, tiến hanh siết ép lại các bối dây, mạch từ và các chi tiết.
Lắp hoàn chỉnh ruột máy và lắp máy với thùng máy biến áp, bình dầu phụ, bình hút ẩm, sứ cao áp và cac phụ kiện ( như các rơle, thiết bị đo lường, thiết bị bảo vệ).
NẠP DẦU
Nạp dầu cho máy từ máy lọc dầu chân không.
KIỂM TRA, XUẤT XƯỞNG
Đưa máy vào trạm thí nghiệm để kiểm tra xuất xưởng (đo các thông số theo thiết kế và tiêu chuẩn).
Lắp các nhãn mác, ghi tên và các ký hiệu, chỉ dẫn,...
Nhập kho thành phẩm.
Chuốt
Dây nhôm f 9,5mm
Dây thép mạ kẽm có kích thước theo tiêu chuẩn cho từng loại dây
Dây nhôm có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại dây và đưa vào các suốt chỉ
Lõi có kết cấu theo yêu cầu và bôi mỡ ( nếu có)
Bện
Bện các sợi nhôm& lõi đã bện
Cuốn dây bện vào lô vµo l«
Chế tạo lô gỗ
Đống gói và ghi nhãn
Nhập kho thanh phẩm
b. C«ng nghÖ chÕ t¹o c¸p nh«m trÇn lâi thÐp, c¸p thÐp
Hình 2: Sơ đồ công nghệ chế tạo cáp nhôm trần lõi thép, cáp thép
HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH:
Hình thức tổ chức sản xuất:
Sản xuất kiểu đơn chiếc, loạt nhỏ.
Mức độ chuyên môn hóa: Phân thành các tổ chuyên môn theo các công đoạn chế tạo sản phẩm như sau:
+ Bộ phận chuyên quấn dây: Tổ quấn dây MBA nhỏ, MBA lớn.
+ Bộ phân chuyên cắt ghép mạch từ: Tổ mạch từ
+ Bộ phân chuyên vật liệu cách điện: Tổ vật liệu cách điện
+ Bộ phận chuyên làm vỏ máy: Tổ vỏ
+ Bộ phận chuyên sơn: Tổ sơn
+ Bộ phận lắp ráp: Các tổ lắp ráp 1, 2, 3.
+ Bộ phận tổ sấy và lọc dầu, tổ điều chỉnh,...
Kết cấu sản xuất:
Bộ máy tổ chức sản xuất của Công ty được chia thành 6 xưởng sản xuất.
Xưởng Chế tạo Máy biến áp: Chế tạo các loại máy biến áp có công suất từ 30kVA-125.000kVA, điện áp đến 220kV. Gồm các tổ: Quấn dây, mạch từ, vỏ, cơ, sơn, vật liệu cách điện, lắp ráp, lọc dầu.
Xưởng Sản xuất Cáp điện: Chế tạo cáp nhôm, cáp thép, chế tạo các chi tiết gỗ...Gồm các tổ: Tổ chế tạo cáp, tổ mộc.
Xưởng Sửa chữa thiết bị điên: Sửa chữa máy biến áp, động cơ, máy phát, chế tạo tủ điện...Gồm các tổ: Sửa chữa 1, 2, 3.
Xưởng Cơ khí – Kết cấu thép: Gia công các chi tiết cho máy biến áp như bánh xe, ecu, bu lông, chế tạo cầu dao,...Gồm các tổ: Tổ chi tiết MBA, tổ cầu dao,...
Xưởng Chế tạo khí cụ điện – Tự động hóa: Thiết kế chế tạo các loại tủ điện, tủ điều khiển của các máy biến áp, thiết kế chế tạo cầu dao cách ly các loại.
Xưởng Cơ điện: Có nhiệm vụ đảm bảo nguồn điện, nước; phục vụ vận hành và sửa chữa máy móc, thiết bị;
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH:
Sơ đồ 01: S¬ ®å tæ chøc cña C«ng ty cæ phÇn chÕ t¹o ThiÕt bÞ ®iÖn ®«ng anh
Xưởng cơ điện
Xưởng sản xuất cáp điện
X. chế tạo khí cụ điện tự động hoá
Xưởng Cơ khí
Xưởng chế tạo máy biến áp phân phối
Xưởng chế tạo máy biến áp truyền tải
Ngành dịch vụ
Công ty TNHH MTV thiết kế và chế tạo TBĐ- EEMC
Chi nhánh xí nghiệp cơ điện Đông Anh
Công ty TNHH MTV Thiết bị lưới điện- EEMC
Phòng NCPT
Phòng Dự án
Phòng SXKD
Phòng Vật tư XNK
Phòng
QL CLSP
Phòng Bảo vệ
Phòng kỹ thuật
Phòng TCKT
Phòng TCLĐ- TL
Văn phòng
PGĐ Kỹ thuật công ty
PGĐ XDCB Công ty
PGĐ Kinh doanh công ty
Giám đốc công ty
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Ban thư ký
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN:
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất được Đại hội cổ đông bầu ra có trách nhiệm tập thể trong việc quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. HĐQT có toàn quyền thay mặt Công ty quyết đinhk thành lập, chia tách, sát nhập, giải thể các chi nhánh, đơn vị trực thuộc…; Quyết định cơ cấu tổ chức, biên chế của Công ty phê duyệt phương án tổ chức sản xuất, quyết định sắp xếp lao động…
Ban kiểm soát: Do Đại hội cổ đông bầu ra. Chịu trách nhiệm trước cổ đông của Công ty và pháp luật trong việc kiểm tra giám sát hoạt động điều hành của Giám đốc và bộ máy điều hành của Công ty về chấp hành pháp luật,
Ban thư ký: Do HĐQT chỉ định. Chịu trách nhiệm về công tác chuẩn bị cho các cuộc họp của HĐQT, các biên bản họp, văn bản về quy chế điều lệ hoạt động của Công ty cổ phần…
Giám đốc: Phụ trách chung toàn Công ty. Là đại diện theo pháp luật của Công ty và có quyền hạn cao nhất trong mọi vấn đề liên quan đến các hoạt động của Công ty. Chịu trách nhiệm về quy hoạch-kế hoạch, xuất nhập khẩu, tài chính tiền lương, tổ chức cán bộ , tuyển dụng thay đổi nhân sự, thi đua khen thưởng, kỷ luật, nghỉ chế độ, thanh lý tài sản…
Phó Giám đốc kỹ thuật: Do GĐ Công ty bổ nhiệm. Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được GĐ uỷ quyền để điều hành công việc trong các lĩnh vực: Kỹ thuật sản xuất, khoa học kỹ thuật, sáng kiến, tiết kiệm, nghiên cứu phát triển, đào tạo, nghiêmh thu sản phẩm, thiết bị sản xuất… và chiu trách nhiệm về công việc được uỷ quyền.
Phó Giám đốc kinh doanh: Do Giám đốc Công ty bổ nhiệm. Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được GĐ uỷ quyền để điều hành công việc kinh doanh, tiếp thị, bán hàng, điều độ sản xuất và chịu trách nhiệm về công việc được uỷ quyền.
Phó Giám đốc Xây dựng cơ bản: Do Giám đốc công ty bổ nhiệm. Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được GĐ uỷ quyền để điều hành công việc xây dựng cơ bản, dự án, bảo hộ lao động, dịch vụ, phong trào đoàn thể, y tế, ban dân số… và chịu trách nhiệm về công việc được uỷ quyền.
Phòng Sản xuất kinh doanh: Tham mưu tổng hợp giúp giám đốc các công việc thuộc lĩnh vực kế hoạch, sản xuất-kinh doanh, điều độ sản xuất.
Phòng Tổ chức lao động tiền lương: Tham mưu, đầu mối quản lý thống nhất và thực hiện công tác tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy, cán bộ, lao động và tiền lương, đào tạo, định mức, chế độ-chính sách, thi đua khen thưởng, quản lý, chỉ đạo và thực hiện các mặt thuộc lĩnh vực tổ chức quản lý cán bộ lao động, tiền lương, đào tạo, thi đua, khen thưởng.
Phòng Kỹ thuật: Thiết kế kỹ thuật, lập quy trình công nghệ phục vụ cho chế tạo, lắp đặt các sản phẩm của Công ty. Lập quy trình công nghệ sửa chữa máy biến áp, động cơ, máy phát điện. Giải quyết các công việc liên quan đến an toàn, sáng kiến, đào tạo nâng bậc công nhân kỹ thuật. Tư vấn giúp Giám đốc về cac phương án sản phẩm mới, các dự án đầu tư nâng cấp thiết bị. Tổ chức thực hiện nghiên cứu các đề tài khoa họ kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.
Phòng Vật tư- Xuất nhập khẩu: Đảm bảo nhu cầu về nguyên vật liệu, thiết bị, phụ tùng, công cụ, dụng cụ,…;mua và quản lý vật tư đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu vật tư và giám sát việc sử dụng vật tư đúng quy định.
Phòng Tài chính kế toán: Tham mưu giúp Giám đốc trong việc chỉ đạo công tác kế toán, thống kê, quản lý tài chính và hạch toán, bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Quản lý toàn bộ về tài chính kế toán của Công ty.
Phòng Quản lý chất lượng sản phẩm: Thi hành và hướng dẫn các đơn vị thực hiện Luật pháp Nhà nước, các quy định của cấp trên về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. Kiểm tra chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn và phù hợp với việc thực hiện tiến độ sản xuất.
Phòng Dự án: Tham mưu giúp Giám đốc trong việc chỉ đạo công tác tham gia đấu thầu, quan hệ giao dịch chỉ định thầu các công trình, các dự án phục vụ công tác kinh doanh của Công ty, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Phòng Nghiên cứu phát triển: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới, nghiên cứu ứng dụng các loại vật liệu mới , công nghệ mới vào việc thiết kế và chế tạo các sản phẩm của Công ty.
Văn phòng: Phụ trách công tác pháp chế, hành chính, văn thư, lưu trữ, công tác y tế, sức khoẻ, môi trường, nhà trẻ mẫu giáo, sửa chữa nhỏ các công trình xây dựng, xe đưa đón CBCNV.
Phòng Bảo vệ: Tổ chức thanh tra việc chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và thực hiện kế hoạch, chỉ thị, nghị quyết, mệnh lệnh và những qui định của Công ty. Chỉ đạo quản lý, thống nhất và thực hiện công tác hộ khẩu, thanh tra, bảo vệ, dân quân tự vệ, phòng chống cháy nổ.
Ngành Dịch vụ: Phục vụ bữa ăn giữa ca cho CBCNV, bồi dưỡng độc hại, ca 3, nước uống cho công nhân; phục vụ ăn nghỉ cho khách, phục vụ các hội nghị,…
Ngoài ra, Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh còn có 3 chi nhánh trực thuộc, hạch toán độc lập. Bao gồm:
1) Công ty TNHH MTV Thiết bị lưới Điện - EEMC
- Thương hiệu (Tên giao dịch): VINAELECTRO
- Địa chỉ: 36 Bích Câu - Đồng Đa - Hà Nội
2) Công ty TNHH MTV Thiết kế và chế tạo Thiết Bị Điện - EEMC
- Thương hiệu (Tên giao dịch): EEMC-EDME
- Địa chỉ: Xã Trung Văn - Từ Liêm - Hà Nội.
3) Chi nhánh Xí nghiệp Cơ Điện Đông Anh.
- Thương hiệu (Tên giao dịch): EEMC - Đông Anh
- Địa chỉ: Thị trấn Đông Anh - Đông Anh - Hà Nội.
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH – HÀ NỘI
I. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH – HÀ NỘI:
1) Mô hình tổ chức Bộ máy kế toán tại Công ty:
Xuất phát từ đặc điểm về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý để phù hợp với trình độ quản lý và điều hành của Công ty thì bộ máy kế toán ở Công ty tổ chức theo hình thức tập trung. Các phân xưởng không có bộ phận kế toán tách riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu thập thông tin kiểm tra chứng từ định kỳ gửi về phòng tài vụ tập trung của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc trong việc chỉ đạo công tác kế toán, thống kê, quản lý tài chính và hạch toán, bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Quản lý toàn bộ về tài chính kế toán của Công ty.
Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần chế tạo Thiết bị điện Đông Anh
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội
Kế toán chi phí và tinh giá thành
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Kế toán thành phẩm tiêu thụ và xác định KQKD
Kế toán tài sản cố định
Kế toán mua hàng và thanh toán với người bán
Kế toán thanh toán tiền gửi ngân hàng
Kế toán thanh toán tiền mặt
Thủ quỹ
Nhân viên thống kê phân xưởng
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
Nhiệm vụ cụ thể của phòng Tài chính kế toán:
+/ Kế toán trưởng: là người giúp việc cho giám đốc, tổ chức chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác kế toán và thống kê thông tin kinh tế của Công ty, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát kinh tế tài chính trong Công ty.
+/ Kế toán tổng hợp (kiêm phó phòng): theo dõi tổng hợpvà phân tích số liệu , báo cáo các phần hành bộ phận kế toán cung cấp. Lập bảng cân đối kế toán, theo dõi sổ sách, báo cáo tổng hợp doanh thu, tổng hợp chi phí…
+/ Kế toán thanh toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng : Kiểm tra tính hợp lệ,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh – Hà Nội.doc