Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà

 

Lời nói đầu 1

Chương I. Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3

I. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 3

1. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất 3

1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh 3

1.2. Phân loại chi phí sản xuất 3

2. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm 5

2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 5

2.2. Các loại giá thành sản phẩm 6

3. Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 7

4. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8

II. Nội dung công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất 8

1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 8

2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 9

3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 10

3.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 11

3.2 Kế toán tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 18

III. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong các doanh nghiệp sản xuất 20

1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) 21

2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 21

3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức 22

IV. Kế toán tính giá thành sản phẩm 22

1. Đối tượng tính giá thành 22

2. Các phương pháp tính giá thành 23

2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn 23

2.2. Phương pháp tính giá thành phân bước 23

2.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 26

2.4. Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ 26

2.5 Phương pháp tính giá thành theo hệ số 27

2.6. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ 27

2.7 Phương pháp tính giá thành thành phẩm theo giá thành định mức 28

V. Sổ sách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 29

1. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung 30

2. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - sổ Cái 31

3. Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ 31

4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ 31

Chương II. Tình hình thực tế về tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty vật liệu xây dựng cầu ngà 33

I. Đặc điểm chung của Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà 33

1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà 33

2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà 33

2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 33

2.2. Thị trường tiêu thụ của công ty 36

2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây (2000, 2001, 2002): (Biểu số 01) 38

3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 38

4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà 40

4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty 40

4.2. Đặc điểm về tổ chức vận dụng chế độ kế toán 41

II. Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà. 44

1. Tình hình thực tế về công tác tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà. 44

1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất tại công ty 44

1.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty 45

1.3. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà. 45

2. Tình hình thực tế về công tác tính giá thành ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà 62

2.1. Đối tượng tính giá thành ở Công ty 63

2.2. Kỳ tính giá thành ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà. 63

2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà. 63

Chương III. Một số ý kiến trao đổi nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty vật liệu xây dựng cầu ngà. 66

I. Một vài nhận xét và đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty vật liệu xây dựng cầu ngà. 66

II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà. 68

1. ý kiến thứ nhất: Mở chi tiết TK621 68

2. ý kiến thứ 2: Tính BHXH, BHYT, KPCĐ đúng theo chế độ quy định 68

3. ý kiến thứ 3: Lập bảng phân bổ vật liệu 68

4. ý kiến thứ 4: Tính giá thành đơn vị sản phẩm 70

5.ý kiến thứ 5: Hệ thống sổ sách hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 70

6. ý kiến thứ 6: Tổ chức thực hiện công tác kiểm toán nội bộ 71

Kết luận 73

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ số - Điều kiện áp dụng: áp dụng trong các doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu, kết quả sản xuất đồng thời cùng một lúc thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau. - Đối tượng tập hợp chi phí: là toàn bộ quy trình công nghệ - Đối tượng tính giá thành: là từng loại sản phẩm chính hoàn thành. - Nội dung: Muốn tính giá thành cho từng loại sản phẩm doanh nghiệp căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật và các tiêu chuẩn hợp lý để xác định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số quy đổi ra sản phẩm tiêu chuẩn trong đó lấy loại có hệ số làm sản phẩm tiêu chuẩn. Căn cứ vào sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm để tính ra sản lượng tiêu chuẩn (sản lượng quy đổi). Sản lượng quy Sản lượng sản phẩm Hệ số quy đổi ra sản đổi của sản phẩm = thực tế hoàn thành x phẩm tiêu thụ của thứ i của sản phẩm sản phẩm thứ i Giá thành Tổng giá thành SX của các loại sản phẩm Sản lượng của từng = x quy đổi của loại sản phẩm Tổng sản lượng quy đổi của các loại sản phẩm từng loại SP 2.6. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ - Điều kiện áp dụng: phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp sản xuất mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất nhóm sản phẩm cùng loại với những quy cách, kích cỡ, phẩm cấp khác nhau. - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là: toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm. - Đối tượng tính giá thành: là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. - Nội dung: Để tính được giá thành của từng quy cách trước hết căn cứ vào giá thành kế hoạch (hoặc giá thành định mức) để tính tiêu chuẩn phân bổ giá thành theo sản lượng thực tế, sau đó tính tỷ lệ giá thành của nhóm sản phẩm, trên cơ sở tỷ lệ giá thành và tiêu chuẩn phân bổ của từng quy cách để tính giá thành thực tế của từng quy cách. Tiêu chuẩn phân bổ giá Giá thành kế Sản lượng thực thành của từng quy cách = hoạch đơn vị của x tế của từng (theo khoản mục) từng quy cách quy cách Tỷ lệ giá thành của Giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm nhóm sản phẩm = (theo khoản mục) Tổng tiêu chuẩn phân bổ của cả nhóm sản phẩm 2.7 Phương pháp tính giá thành thành phẩm theo giá thành định mức - Điều kiện áp dụng: phương pháp này được áp dụng cho các doanh nghiệp đã xây dựng được định mức hệ thống kinh tế kỹ thuật khoa học hợp lý cho từng loại sản phẩm, công việc. Việc sản xuất đã đi vào nề nếp và ổn định, trách nhiệm của các bộ phận quản lý và các bộ phận sản xuất tương đối cao. - Nội dung của phương pháp: phương pháp này dựa trên định mức tiêu hao của các yếu tố cho quá trình sản xuất và dự toán chi phí sản xuất, những thay đổi định mức hay dự toán chi phí và thoát ly định mức (chênh lệch giữa thực tế và định mức) để xác định giá thành thực tế của đối tượng tính giá thành cụ thể theo công thức sau: Giá thành Giá thành chênh lệch do chênh lệch do thực tế của = định mức + thay đổi + thoát ly sản phẩm định mức định mức Trong đó: + Giá thành định mức sản phẩm được căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính, tuỳ thuộc vào từng tình hình cụ thể mà giá thành định mức bao gồm giá thành định mức của các bộ phận cấu thành nên sản phẩm hoặc giá thành định mức của nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ, từng phân xưởng tổng cộng lại hoặc cũng có thể tính luôn cho sản phẩm. + Xác định số thay đổi do chênh lệch định mức: vì giá thành định mức tính theo các định mức hiện hành vì vậy khi thay đổi định mức cần phải tính toán lại. Việc thay đổi định mức thường được tiến hành vào đầu tháng nên việc tính toán số chênh lệch do thay đổi định mức chỉ cần thực hiện đối với sản phẩm làm dở đầu kỳ vì chi phí tính cho sản phẩm làm dở đầu kỳ (cuối kỳ trước) là theo định mức cũ. Và số chênh lệch có thể được tính như sau: Chênh lệch do thay đổi định mức = Định mức cũ - Định mức mới + Xác định số chênh loch do thoát ly định mức: chênh loch do thoát ly định mức là số chênh loch do tiết kiệm hoặc vượt chi. Việc xác định số chênh lệch này được xác định theo các phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào từng khoản mục chi phí. Thông số chênh loch do thoát ly định mức đều được xác định như sau: Số chênh lệch do = Chi phí thực tế - Chi phí định mức thoát ly định mức (theo từng khoản mục) (theo từng khoản mục) V. Sổ sách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tuỳ vào đặc đIểm, cơ cấu tổ chức và quy mô sản xuất, yêu cầu của quản lý mà mỗi công ty áp dụng hình thức sổ kế toán khác nhau như hình thức Nhật kí sổ cái, hình thức hạch toán Nhật ký chung, hình thức Chứng từ ghi sổ, và hình thức hạch toán Nhật ký chứng từ. Tuy nhiên để tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần sử dụng các loại chứng từ và sổ sách sau: * Chứng từ Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ (được lập trên cơ sở các phiếu xuất kho) Bảng thanh toán lương, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Phiếu chi Giấy báo Nợ, Hoá đơn bán hàng hay Hoá đơn GTGT… * Tổ chức sổ chi tiết Để xác định được đối tượng hạch toán chi phí trong doanh nghiệp trên cơ sở đó mở tài khoản chi tiết cho các TK621, TK622, TK627, TK 154 (hoặc TK631), kế toán mở sổ chi tiết Chi phí SXKD cho các TK621, TK622, TK627, TK142, TK154 … * Tổ chức sổ tổng hợp Kế toán ghi sổ cái các TK621, TK622, TK627, TK623, TK154 (hoặc TK631) tuỳ theo hình thức hạch toán mà doanh nghiệp vận dụng. Cụ thể doanh nghiệp có thể tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các hình thức ghi sổ sau: 1. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung - Đặc điểm cơ bản: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi chép vào sổ Nhật ký chung hay Nhật ký chung đặc biệt theo trình tự thời gian phát sinh. Hình thức hạch toán Nhật ký chung tách rời việc ghi sổ theo thời gian và theo hệ thống và tách rời hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên hai hệ thống sổ khác nhau. Kế toán phải lập Bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu trước khi lập báo cáo kế toán vì Sổ Cái (tài khoản) được phản ánh ở những trang sổ khác nhau. - Trình tự ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc như hoá đơn, phiếu thu, phiếu chi, bảng thanh toán,… ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ cái Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh, sau đó căn cứ vào sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ Cái các tài khoản phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế toán liên quan như: Sổ chi tiết vật liệu, hàng hoá, Sổ chi phí SXKD các TK621, TK622, TK627, TK154…, Thẻ tính giá thành sản phẩm Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký chung đặc biệt như Nhật ký chi tiền, Nhật ký mua hàng… thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung đặc biệt liên quan. Định kỳ, tuỳ theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ Cái. Cuối tháng, căn cứ vào sổ Nhật ký chung hay Nhật ký chung đặc biệt kế toán ghi vào các sổ Cái các tài khoản liên quan và dựa trên số liệu trong sổ Cái, kế toán lập Bảng Cân đối số phát sinh. 2. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - sổ Cái - Đặc điểm cơ bản: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - sổ Cái. Hình thức hạch toán Nhật ký - sổ Cái tách rời hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết, kế toán không cần lập bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu trước khi lập báo cáo kế toán vì có thể căn cứ vào dòng cộng cuối kì trên Nhật ký - sổ Cái. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán ghi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và kết hợp với ghi theo hệ thống của từng tài khoản liên quan vào cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - sổ Cái, sau đó ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng, phải khoá sổ và tiến hành đối chiếu khớp đúng số liệu giữa sổ Nhật ký - sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) 3. Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc điểm cơ bản của hình thức chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là Chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp gồm có: - Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. - Ghi theo nội dung kế toán trên sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán tổng hợp lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo thứ tự trong sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các lại sổ: Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ; sổ Cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ Đặc điểm cơ bản: Hình thức hạch toán nhật ký chứng từ kết hợp việc ghi sổ theo thời gian và theo hệ thống trên cùng một loại sổ là Nhật ký chứng từ. Phần lớn kết hợp hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết trên Nhật ký chứng từ. Không cần lập bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép ở dòng “Cộng cuối kỳ” của Nhật ký chứng từ Nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chứng từ: - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kế toán phát sinh theo bên Có của các TK kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế theo các tài khoản đối ứng bên Nợ. - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một trình tự ghi chép. - Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ gồm có các loại sổ: Nhật ký chứng từ; Bảng kê; sổ Cái; sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ: Theo hình thức hạch toán Nhật ký chứng từ, chi phí sản xuất theo phân xưởng được tập hợp ở bảng kê số 4 rồi cuối tháng số liệu tổng hợp sẽ được chuyển về Nhật ký chứng từ số 7. Chương II Tình hình thực tế về tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty vật liệu xây dựng cầu ngà I. Đặc điểm chung của Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà 1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà Tên Công ty: Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh quản lý. Công ty được thành lập theo QĐ 989/CT-UB ngày 18/10/1995 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Bắc. Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà là một đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh về vật liệu xây dựng có đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được mở tài khoản tiền gửi và tiền vay tại ngân hàng; được sử dụng con dấu riêng theo qui định của pháp luật. Công ty nằm trên địa bàn xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Công ty bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh từ tháng 8 năm 1996 đến nay. Công suất ban đầu của dây chuyền sản xuất gạch các loại của công ty là 20 triệu viên/ năm. Được sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý cấp trên, quí III năm 2001 công ty đã mạnh dạn đầu tư lắp đặt thêm 1 dây chuyền sản xuất gạch Block với công suất 1,8 triệu viên/năm. Hiện nay công ty đã tạo công ăn việc làm cho gần 300 lao động trong tỉnh. Để thấy rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta xem xét một số vấn đề sau: 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà 2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay và vốn đầu tư (trong đó Tài sản cố định chiếm 83% tổng số vốn) - Vốn đầu tư: 11.5 tỉ - Vốn lưu động cần thiết để sản xuất 20triệu viên gạch/năm: 2.5 tỉ Số vốn hoạt động trên đơn vị chủ yếu vay với lãi suất ưu đãi 1.1%/tháng. Trong điều kiện đó, quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp. Tuy nhiên bằng nội lực của mình và những nỗ lực và phấn đấu của toàn thể công ty tìm biện pháp khắc phục khó khăn đến năm 2000 doanh nghiệp đã bứt khỏi sự khó khăn và sản xuất kinh doanh đã có lợi nhuận. Sơ đồ cơ cấu hệ thống sản xuất của công ty: Công ty Bộ phận sản xuất phụ Bộ phận sản xuất chính T. Cơ điện T.xếp goòng T.phơi đảo Tổ SX Tổ SX Tổ SX * Công tác tổ chức hệ thống cụ thể như sau: Công ty gồm có: Một phân xưởng sản xuất chính và một phân xưởng sản xuất phụ, có các tổ sản xuất. Hầu hết các bộ phận làm việc 2 ca, tuy nhiên có một số bộ phận làm 3 ca, một ngày thay ca nhau làm việc, ngày lễ, ngày nghỉ, chủ nhật thay ca nhau nghỉ luân phiên. * Công ty sản xuất một số loại sản phẩm chính sau: Stt Tên loại sản phẩm Quy cách Độ rỗng (%) I Gạch nung 1 Gạch xây 2 lỗ rỗng 220 x 105 x 160 ³ 30% 2 Gạch xây 3 lỗ rỗng 220 x 70 x 220 ³ 40% 3 Gạch chống nóng 4 lỗ rỗng 220 x 115 x 60 ³ 35 4 Gạch chống nóng 6 lỗ rỗng 220 x 105 x 105 ³ 30% 5 Gạch đặc 220 x 105 x 160 6 Gạch nem tách 200 x 200 x 40 ³ 50% 7 Gạch lá dừa đơn 200 x 200 x 20 8 Gạch lá dừa kép 200 x 200 x 30 9 Gạch mắt na 200 x 200 x 40 II Gạch Block 1 Gạch block hình Sin 220 x 105 x 60 2 Gạch block tay vợt 220 x 105 x 60 * Vật tư chủ yếu để sản xuất gạch: Stt Tên vật tư Đơn vị Định mức/ 1000viên 1 Đất sét tuyển chọn M3 1,4 2 Than cám 5 Tấn 0,150 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất gạch như sau: Bãi chứa nguyên vật liệu Tưới nước ngâm ủ phong hoá tự nhiên Máy cấp liệu thùng Pha than Băng tải số 1 Máy cán răng Băng tải số 2 Máy cán thô Băng tải số 3 Máy cán mịn Băng tải số 4 Máy nhào 2 trục Máy đùn liên hợp có hút chân không Băng tải đưa ra nhà kính Máy cắt tự động xe vận chuyển bánh hơi Nhà phơi chứa gạch mộc Xếp vào xe goòng, xe phà Lò sấy, nung tuy nel Bãi thành phẩm 2.2. Thị trường tiêu thụ của công ty Thị trường chủ yếu của công ty là tỉnh Bắc Ninh - một tỉnh nhỏ mới được tách ra từ tỉnh Hà Bắc cũ năm 1997. Bắc Ninh đang trên đà phát triển lại được đầu tư nhiều nên tốc độ xây dựng của tỉnh nhanh và mạnh. Nhiều công trình được xây dựng nên nhu cầu về vật liệu xây dựng trong đó có gạch là rất lớn. Tuy nhiên trong những năm đầu đi vào hoạt động, việc sản xuất kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn, sản phẩm mới được đưa ra thị trường chưa đủ sức cạnh tranh với các đơn vị cùng ngành có bề dày kinh nghiệm như Nhà máy gạch Bích Sơn, Nhà máy Tân Xuyên, Nhà máy gạch Hồng Thái ... Để cân đối giữa sản xuất với sản lượng là 20triệu viên/ năm và lượng hàng phải tiêu thụ, ban lãnh đạo công ty đã đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để có thể tiêu thụ hết sản lượng đó, không để tồn đọng sản phẩm. Đây là một bài toán khó. Để giải được bài toán này ban lãnh đạo công ty đã đề ra chiến lược kinh doanh như sau: Đa dạng hoá mặt hàng, chủng loại sản phẩm Tạo ra những mẫu mã mới thường xuyên để đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của thị trường Nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Hạ giá thành sản phẩm Tôn chỉ của công ty là luôn giữ chữ tín, luôn luôn quan tâm chú trọng đến khách hàng, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công tác mua hàng, giao dịch với khách hàng niềm nở, hoà nhã; phục vụ khách hàng chu đáo, luôn thực hiện khẩu hiệu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Bằng những chính sách trên, những năm gần đây công ty đã bắt đầu khẳng định vị trí của mình trên thị trường và chiếm một thị phần đáng kể. Không những thế công ty còn nhận thấy Hà Nội là một địa bàn lớn, một thị trường tiềm năng đối với sản phẩm của công ty. Qủa đúng vậy trong năm 2001 thị trường Hà Nội đã tiêu thụ được hàng triệu viên gạch các loại giải quyết hết số tồn đọng của những năm trước còn lại. Như vậy công ty đã khẳng định được hướng đi đúng đắn của mình về khâu tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra công ty cũng đã mạnh dạn mở thị trường ra các tỉnh khác như: Hà Tây, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương,... 2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây (2000, 2001, 2002): (Biểu số 01) Các chỉ tiêu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong những năm gần đây cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ngày càng cao hơn, lợi nhuận cũng lớn hơn. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận từ các chỉ tiêu vẫn còn thấp, tài sản cố định vẫn chiếm phần lớn trong tổng tài sản, nợ phải trả so với tổng nguồn vốn cao do vậy khả năng thanh toán thấp. Các chỉ tiêu cũng cho thấy hoạt động của doanh nghiệp đang khởi sắc và trên đà phát triển mạnh 3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Công ty Cầu Ngà là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập nên bộ máy quản lý của công ty được tổ chức khá hoàn chỉnh để phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh. Sau đây là sơ đồ về bộ máy quản lý tại công ty hiện nay: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty vật liệu xây dựng cầu ngà Giám đốc Phó Giám đốc Sản Xuất Phó Giám đốc Kinh Doanh Phân Xưởng Cơ điện Phòng KT, Công nghệ Dây chuyền Sản xuất PhòngHC Tổng hợp Phòng Tài chính Kế toán Phòng Vật tư Phòng tiêu thụ - Giám đốc: là người tổ chức điều hành lãnh đạo và chỉ đạo toàn công ty đồng thời phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. - Phó giám đốc: có 2 phó giám đốc được uỷ quyền của giám đốc. Một phó giám đốc phụ trách trực tiếp về sản xuất, một phó giám đốc phụ trách trực tiếp kinh doanh - Bộ phận sản xuất bao gồm: + Dây chuyền sản xuất có nhiệm vụ chính là sản xuất ra sản phẩm + Phòng kĩ thuật phụ trách về mặt kĩ thuật, sửa chữa thay thế các máy móc, phụ tùng của dây chuyền sản xuất. + Phân xưởng cơ điện chuyên phụ trách về điện, dầu ... để cung cấp cho bộ phận sản xuất nói riêng và toàn công ty nói chung. - Bộ phận kinh doanh gồm: + Phòng tài chính - Kế toán: theo dõi tình hình tài chính của đơn vị, hạch toán và kiểm tra toàn bộ quá trình SXKD từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ và các khoản thanh toán, công nợ... đồng thời cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho giám đốc về tình hình SXKD của đơn vị. + Phòng tiêu thụ: có nhiệm vụ chính là nghiên cứu thị trường, theo dõi, giám sát, kiểm tra, đề ra các mục tiêu tiêu thụ hàng hoá, đề ra các chính sách bán hàng. + Phòng vật tư: có nhiệm vụ chính là quản lý, cung ứng vật tư thiết bị cho toàn nhà máy. - Phòng hành chính tổng hợp có nhiệm vụ quản lý nhân sự và quản lý chung các thiết bị trong văn phòng như: máy tính, máy fax, điện thoại ... Đây là sơ đồ theo kiểu trực tuyến chỉ huy. Giám đốc tập trung toàn bộ quyền lực dưới quyền điều khiển của mình, kiểu tổ chức này phù hợp với doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ. Ưu điểm của tổ chức này là mọi quyết định đều được thực hiện một cách nhanh chóng, sản xuất kinh doanh linh hoạt, phản ứng kịp thời với những biến động nhanh chóng của thị trường. Nhược điểm: không tập trung được trí tuệ tập thể do vậy việc sản xuất kinh doanh dễ gặp rủi ro vì chủ yếu dưạ vào quyết định chủ quan của người lãnh đạo. 4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà 4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty Căn cứ vào quy mô SXKD và khối lượng nghiệp vụ kế toán của công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung đứng đầu là kế toán trưởng chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc. Mọi công tác kế toán như khâu tập hợp số liệu, ghi sổ, tính toán, lập báo cáo, phân tích báo cáo và kiểm tra công tác kế toán đều tập trung ở phòng kế toán. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán kho vật tư, tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán kho thành phẩm Thủ quỹ Thủ kho - Kế toán trưởng: Là người đại diện của phòng giúp Giám đốc tổ chức bộ máy kế toán, thống kê, quản lý, điều hành hệ thống để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, giải quyết những vướng mắc trong từng khâu nghiệp vụ. Theo dõi, giám sát, đôn đốc, đối chiếu kiểm tra tiến độ và kết quả thực hiện công việc từng khâu, đảm bảo tiến độ hoàn thành kịp thời và chính xác. Phân tích hiệu quả SXKD, lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê hiện hành đúng tiến độ và thời hạn quy định và chịu trách nhiệm trước giám đốc về số liệu và các thông tin kế toán cung cấp. - Kế toán kho vật tư, tổng hợp: Theo dõi tình hình xuất nhập tồn kho vật tư; lập, vào sổ, thẻ chi tiết vật tư hàng ngày để theo dõi kho hàng được chặt chẽ. Phân tích thống kê chi phí của từng loại vật tư, phát sinh cho từng loại sản phẩm. Làm kế toán tổng hợp, tính chi tiết tiền lương, phí SX, phí quản lý ... làm cơ sở tính giá thành sản phẩm và XD mức chi phí. - Kế toán thanh toán: Kiểm tra toàn bộ chứng từ thu chi đảm bảo hợp lý, hợp pháp trước khi lập phiếu thu, chi, uỷ nhiệm chi. Lập báo cáo các tài khoản tiền mặt, tiền gửi và các tài khoản vay. Lên kế hoạch thu chi (vay, trả các món nợ đến hạn và phát sinh...), theo dõi và quản lý vốn. Kế toán tài sản cố định, tính khấu hao TSCĐ; lập bảng kê báo cáo thuế đầu vào, đầu ra. - Kế toán kho thành phẩm, công nợ, tiêu thụ, XDCB dở dang: Chịu trách nhiệm nhận, kiểm tra toàn bộ chứng từ bán hàng ra; kế toán doanh thu và tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá, phân tích chi tiết từng loại hàng tiêu thụ trong tháng. Phản ánh giá bán của từng loại thành phẩm từng tháng, từng thời điểm. Theo dõi các hợp đồng mua, bán của khách hàng để giải quyết đôn đốc công nợ. Lập báo cáo công nợ. Kế toán XDCB dở dang của Công ty tài khoản 241. - Thủ kho: Chịu trách nhiệm về việc nhập, xuất vật liệu vật tư và thành phẩm đúng chủng loại, đủ số lượng đảm bảo chất lượng. Bảo quản kho đúng nguyên tắc. Lập báo cáo xuất nhập tồn hàng tháng và thực hiện công tác kiểm kê thường xuyên. - Thủ quỹ: lập, kê đầy đủ, chính xác các khoản thanh toán với cán bộ công nhân viên và với khách hàng. Có trách nhiệm thanh toán, nộp, lĩnh tiền ở Ngân hàng, kho bạc theo lệnh. Chịu trách nhiệm về việc cất giữ bảo quản sắp xếp tiền. Kiểm kê và lập báo cáo số dư quỹ hàng ngày. 4.2. Đặc điểm về tổ chức vận dụng chế độ kế toán Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 của một năm Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VN đồng Phương pháp hạch toán: Công ty VLXD Cầu Ngà áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên và hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. 4.2.1. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán Đơn vị sử dụng các chứng từ, mẫu biểu do nhà nước ban hành và các chứng từ, mẫu biểu riêng của công ty được sự cho phép của Sở tài chính. Các chứng từ mẫu biểu được đơn vị sử dụng như: Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu nhập kho, Chứng từ ghi sổ, Hoá đơn, Giấy biên nhận, Phiếu xuất kho, Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương ... Căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu của quản lý, công ty áp dụng hình thức sổ kế toán: chứng từ ghi sổ Theo quy định việc lập chứng từ phải lập hàng ngày sau đó vào sổ đăng kí chứng từ rồi vào sổ cái nhưng công ty không lập chứng từ hàng ngày mà lưu chứng từ gốc đến cuối tháng lập chứng từ ghi sổ rồi vào thẳng sổ cái. Công ty đánh số chứng từ ghi sổ theo nội dung kinh tế, ví dụ các chứng từ ghi sổ liên quan đến việc hạch toán vốn bằng tiền sẽ được đánh số đầu tiên sau đó là các chứng từ ghi sổ tổng hợp các số liệu liên quan đến tiêu thụ. Việc lập chứng từ ghi sổ vào cuối tháng làm giảm bớt được khó khăn và thời gian trong công tác hạch toán cũng như cho cán bộ nhân viên phòng kế toán. Tuy nhiên nguyên tắc ghi sổ của công ty không được chặt chẽ lắm. Công ty cần có một quy định cụ thể để đánh số chứng từ ghi sổ theo một hệ thống để việc theo dõi các chứng từ ghi sổ được dễ dàng hơn. Sơ đồ hạch toán Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ Cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Sổ chi tiết Sổ tổng hợp chi tiết Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu 4.2.2. Tổ chức vận dụng chế độ báo cáo tài chính Công ty VLXD Cầu Ngà thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ Quý I Quý II và 6 tháng Quý III và 9 tháng Quí IV và 1 năm Các loại báo cáo gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả HĐSXKD, Thuyết minh báo cáo tài chính và một số báo cáo theo biểu mẫu quy định chung của ngành. Cuối mỗi kỳ công ty lập Báo cáo tài chính để nộp cho Sở tài chính, Sở kế hoạch đầu tư, Cục thuế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và lưu tại phòng kế toán của công ty. II. Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà. 1. Tình hình thực tế về công tác tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà. 1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất tại công ty Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà là một Công ty chuyên sản xuất các loại gạch để phục vụ cho nhu cầu xây dựng. Do đó chi phí sản xuất của công ty là toàn bộ hao phí về lao động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0186.doc
Tài liệu liên quan