Chương I
Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phẩn đầu tư phát triển Nhất Nam.6
I/- Bản chất và Nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.6
1- Chi phí sản xuất.6
2- Giá thành sản phẩm.7
3- Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.8
II/- Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.9
1- Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.9
a. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất.9
b.phương pháp kế toán chi phí sản xuất.9
.2- Đối tượng và phương pháp tính giá thành.10
a. Đối tượng tính giá thành.10
b. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.10
III/- Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên .13
1- Hạch toán chi phí nguyên vật liệu.13
2- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.15
3- Hạch toán chi phí sản xuất chung. 18
4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 21
a.Kế toán tổng hợp chi phi sản xuất.21
b.Kiểm kê và đáng gia sản phẩm dơ dang.24
IV/- Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.25
1.Hạch toán chi phi nguyên vật liệu.25
2.Hạch toán chi phi nhân công trực tiếp.26
3.Hạch toán chi phi sản xuất chung.27
4.Tổng hợp chi phí sản xuất,kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.27
5.Hệ thống sổ sách kế toán theo chứng từ ghi sổ.28
Chương II
Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam.31
I/- Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam.31
1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam.31
2- Chức năng nhiệm vụ của công ty.31
3- Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam. 32
II/- Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam.34
1- Đặc điểm bộ máy kế toán .34
2.Chế độ kế toán áp dụng.36
3- Hình thức kế toán và hệ thống sổ sách kế toán áp dụng tại công ty .36
4.Hệ thống kế toán tài khoản kinh tế.38
5- Hệ thống báo cáo kế toán.40
III/- Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam.41
1- Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.41
a. Đối tượng tập hợp chi phi sản xuất.41
b. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.41
c. Đối tượng tính giá thành sản phẩm.41
2- Công tác kế toán chi phí sản xuất ở công ty cổ phẩn đầu tư phát triển Nhất Nam.42
a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.42
b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.47
c - Kế toán chi phí sản xuất chung.52
d- Kế toán chi phí sản xuất cuối kỳ:.57
3- Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm sản xuất tại cônt ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam.58
a. Đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty.58
b. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở công ty .59
Chương III
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam.79
I/- Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần đầu tưu phát triển Nhất Nam.79
1- ưu điểm.80
2- Nhược điểm.81
II/-Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam.82
Kết luận.85
89 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng hay bộ phận lắp đặt đến người tiêu dùng ngay tại công ty qua bộ phận bán hàng. Ngoài ra công ty còn có thể lắp đặt máy tính tiện dụng theo yêu cầu của khách hàng. Đáp ứng trực tiếp được mọi nhu cầu của khách hàng
Nhiệm vụ:
Công ty có nhiệm vụ sửa chữa, lắp đặt, bảo hành máy tính hư hỏng.
Những đơn đặt hàng lớn công ty có thể cung ứng kịp thời đúng lúc và có hiệu quả hàng hóa cho các đơn vị, cơ quan các tổ chức tập thể và cá nhân trong phạm vi cả nước.
Làm nghĩa vụ đối với Nhà nước thông qua các chỉ tiêu giao nhận nộp ngân sách Nhà nước.
Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả các nguồn vốn nhằm đảm bảo kinh doanh có lãi.
Là tổ chức hoạt động kinh doanh thường xuyên liên tục, tạo công ăn việc làm đảm bảo thu nhập và quyền lợi cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp góp phần ổn định xã hội.
3- Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam.
Công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam tổ chức bộ máy quản lý rất đơn giản, gọn nhẹ. Toàn công ty có tổng số 68 cán bộ, công nhân viên trong đó có trình độ THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học…
Công ty đã ký hợp đồng lao động với tất cả công nhân viên theo đúng luật lao động mà Nhà nước ban hành.
Sơ đồ 2.1
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam
Phòng KD
Tổng Giám đốc
Phó tổng giám đốc phụ trách KD
phó tổng giám đốc phụ trách SX
Phòngkế hoạch vật tư
Bộ phận bán hàng
Phòng kĩ thuật
Bộ phận lắp đặt
Bộ phận sửa chữa
Phòng tàI chính kế toán
Phòng tàI chính tổng hợp
Chức năng của từng bộ phận:
* Tổng giám đốc: Quản lý chung toàn công ty bằng tất cả các phương pháp kinh tế hành chính tổ chức trực tiếp phụ trách công ty về mọi mặt
+ Phó Tổng giám đốc kinh doanh: Trực tiếp phụ trách kinh doanh và lên kế hoạch kinh doanh giúp Tổng giám đốc
+ Phó Tổng giám đốc sản xuất: Giúp TGĐ điều hành sản xuất của công ty trực tiếp quản lý các hoạt động sản xuất của công ty.
- Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ trong lĩnh vực kinh doanh, tìm hiểu nguồn hàng, nghiên cứu và tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước.
- Phòng kế hoạch vật tư: chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch điều động sản xuất và cung ứng vật tư cho sản xuất của công ty.
- Phòng Kỹ thuật: có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, kiểm định đo lượng chất lượng sản phẩm đã hoàn thành.
- Phòng Tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm theo dõi kết quả hoạt động kinh doanh của công ty một cách chính xác thông qua các chứng từ số liệu theo dõi và điều hành kế hoạch tài chính của công ty để thực hiện các chỉ tiêu nghĩa vụ phải nộp với Nhà nước.
- Phòng hành chính tổng hợp: Phụ trách về nhân sự tổ chức đào tạo và tiếp cận cán bộ, tổ chức vạch kế hoạch đào tạo cán bộ kế cận, tổ chức nâng cao trình độ cho nhân viên để phù hợp với quá trình hình thành và phát triển của công ty, quan tâm và có kế hoạch chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên về vật chất lẫn tinh thần.
II/- Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam.
1- Đặc điểm bộ máy kế toán:
Hiện nay bộ máy kế toán của công ty được áp dụng theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, tất cả các công tác kế toán từ việc ghi chi tiết đến tổng hợp lập báo cáo, kiểm tra kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán- tài chính của công ty còn ở các chi nhánh của công ty các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thu thập thông tin, hướng dẫn, kiểm tra chứng từ ban đầu rồi lập bảng kê gửi chứng từ về phòng kế toán tài chính của công ty.
Số đồ 2.2
Bộ máy kế toán của công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam
Kế toán trưởng
Kế toán tscđ
kế toán tập hợp chi phí
Kế toán thanh toán
Thủ quỹ
Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo tất cả các phòng kế toán chịu trách nhiệm phụ trách toàn bộ các khâu trong công việc kế toán và là người trực tiếp điều hành quá trình HĐSXKD của doanh nghiệp.
- Kế toán tập hợp chi phí: Có nhiệm vụ tập hợp tất cả các chi phí xuất dùng trong sản xuất sản phẩm của từng xí nghiệp và toàn phân xưởng.
- Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ quản lý và theo dõi chi tiết TSCĐ bằng tiền, tính và trích khấu hao từng loại TSCĐ để tổng hợp vào chi phí sản xuất sản phẩm của từng phân xưởng.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý chi tiết tình hình tiền mặt của công ty.
2- Chế độ kế toán áp dụng:
- Niên độ kế toán: bắt đầu vào ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Hình thức: kế toán chứng từ ghi sổ
- Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng (VNĐ)
- Phương pháp hạch toán giá trị NVL xuất dùng: theo giá trị xuất kho của NVL
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp trích khấu hao trực tiếp.
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
- Phường pháp tính hàng tồn kho:Theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm: quý và năm báo cáo
3- Hình thức kế toán và hệ thống sổ sách kế toán áp dụng tại công ty là:
Kế toán áp dụng hình thức “chứng từ ghi sổ”
Sơ đồ 2.3
Hình thức hạch toán kế toán theo “Chứng từ ghi sổ”.
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Bảng kê tổng hợp chứng từ
Sổ quỹ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ
Bảng cân đối phát sinh các tàI khoản
Báo cáo tàI chính
Giải thích trình tự ghi sổ:
- Từ chứng từ gốc kế toán vào sổ quỹ, sổ, thẻ chi tiết sau đso vào bảng kê tổng hợp chứng từ gốc có cùng nội dung kinh tế phát sinh để lập chứng từ ghi sổ.
- Từ chứng từ ghi sổ sau khi đã được lập rồi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Sau khi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ cái TK.
- Từ sổ cái Tài khoản kế toán tổng hợp số liệu vào bảng cân đối phát sinh các tài khoản. Cuối kỳ kiểm tra số liệ với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ vào lấy số liệu lập báo cáo tài chính.
Cuối kỳ từ các sổ, thẻ chi tiết, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết. Từ số liệu của bảng tổng hợp chi tiết và bảng cân đối phát sinh lấy số liệu lập báo cáo Tài chính.
4- Hệ thống tài khoản kế toán:
Toàn công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán và các sổ sách kế toán do Nhà nước ban hành bao gồm các tài khoản sau:
Loại 1: Tài sản lưu động:
TK 111: Tiền mặt
TK 112: Tìên gửi ngân hàng
TK 131: Phải thu khách hàng
TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
TK 136: Phải thu nội bộ
TK 141: Tạm ứng
TK 142: Chi phí trả trước
TK 144: Ký cược, ký quỹ ngắn hạn
TK 152: Nguyên vật liệu
TK 153: Công cụ dụng cụ
TK 154: Chi phí sản xuất KD dở dang
TK 155: Thành phẩm
Loại 2: Tài sản cố định
TK 211: Tài sản cố định hữu hình
TK 214: Khấu hao TSCĐ
TK 221: Đầu tư tài chính dài hạn
Loại 3: Nợ phải trả
TK 311: Vay ngắn hạn
TK 331: Phải trả người bán
TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
TK 334: Phải trả Cán bộ công nhân viên
TK 338: Phải trả phải nộp khác
TK 341: Vay dài hạn
Loại 4: Nguồn vốn chủ sở hữu
TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
TK 414: Quỹ đầu tư phát triển
TK 415: Quỹ dự phòng tài chính
TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối
TK 431: Quỹ khen thưởng phúc lợi
Loại 5: Doanh thu
TK 511: Doanh thu bán hàng
TK 512: Doanh thu nội bộ
TK 515: Doanh thu từ hoạt động tài chính
Loại 6: Chi phí sản xuất
TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627: Chi phí sản xuất chung
TK 632: Giá vốn hàng bán
TK 635: Chi phí hoạt động tài chính
TK 642: chi phí quản lý doanh nghiệp.
Loại 7: Thu nhập khác
TK 711: thu nhập khác
Loại 8: chi phí khác
TK 811: Chi phí khác
Loại 9: Xác định kết quả kinh doanh
TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán công ty sử dụng TK 009 Nguồn vốn khấu hao cơ bản.
Các loại sổ kế toán tổng hợp, chi tiết sử dụng tại công ty
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ
- Sổ cái
- Sổ, thẻ chi tiết
- Bảng tổng hợp chi tiết
5- Hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty được lập vào cuối quý, năm.
Báo cáo tài chính của công ty bao gồm các loại báo cáo sau:
- Bảng cân đối phát sinh
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Sau khi lập báo cáo tài chính công ty phải nộp báo cáo cho những cơ quan sau hàng năm.
- Cục thuế Thành phố Hà Nội
- Cục thống kê thành phố Hà Nội
- Bộ kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
Ngoài ra hàng tháng, cần phải nộp báo cáo cho Ngân hàng công thương Hà Nội để phục vụ cho việc lưu chuyển vốn lưu động.
III/- Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam.
1- Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
a. Đối tượng :
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến tập hợp chi phí sản úât và tính giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới tính chính xác của thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tập hợp chi phí sản xuất. Vì vậy xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hựop với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của công ty sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chứuc kế toán chi phí sản xuất, từ việc hạch toán ban đầu đến việc tổ chứuc kế toán tập hợp chi phí sản xuất tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết.
Để phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam tiến hành tổ chức sản xuất theo từng tổ và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.
b. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm.
Phương pháp tập hợp chi phí: Các chi phí phát sinh tại công ty Nhất Nam đều liên quan trực tiếp đến chất lương sản phẩm vì vậy kế toán sử dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm.
Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất.
TK 621: Tập hợp chi phí NVL trực tiếp
TK 622: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
TK 627: Tập hợp chi phí sản xuất
c. Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, sản phẩm mang tính khác nhau về kích cỡ, số liệu, thời gian sản xuất… Nêu đối tượng tính giá thành ở công ty Nhất Nam được xác định là từng loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm. Giá thành của mỗi loại sản phẩm gồm những khoản mục sau:
+ Chi phí NVL trực tiếp
+ Chi phí nhân công
+ Chi phí sử dụng máy sản xuất
+ Chi phí sản xuất chung
2- Công tác kế toán chi phí sản xuất ở công ty cổ phẩn đầu tư phát triển Nhất Nam.
a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty nói riêng cũng như của các đơn vị sản xuất nói chung bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu chính: Các linh kiện chính của máy tính thiết bị điện, chống sét, tự động hóa…
- Chi phí nguyên vật liệu phụ: ốc vít, sơn, đinh…
Là một chi phí trực tiếp nên toàn bộ chi phí NVL được hạch toán trực tiếp vào từng đối tưuợng sử dụng là sản phẩm, thứ hạng sản phẩm theo giá thực tế của từng loại NVL đó.
Theo giá thực tế từng loại vật liệu tùy thuộc vào khối lượng và tính chất của sản phẩm công ty có thể thanh toán cho các tổ sản xuất.
Để đáp ứng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công ty sử dụng TK 621 CPNVLTT. Giá trị vật tư nhập xuất tồn kho được đánh giá theo thực tế. Chi phí NVL phát sinh cho đối tượng nào thì được hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó theo giá thực tế địch danh.
Xuất phát từ đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty nguyên vật liệu nhập về được phân bổ ngay để sản xuất mà chỉ nhập kho một lượng nhỏ để dự trữ khi cần thiết. Do đó NVL mua về sử dụng ngay không qua kho chiếm tỷ lệ cao.
Do công ty thực hiện hình thức khoán sản phẩm cho nên vật liệu dùng trong sản xuất còn thiếu các tổ tự túc mua ngoài. Khi các phân xưởng có nhu cầu về mua sắm sử dụng NVL các phân xưởng phải có giấy xin tạm ứng kèm theo giấy báo giá gửi về công ty. Phòng kế hoạch sẽ căn cứ vào lượng NVL trong dự toán và tiến độ sản xuất sản phẩm để xác định gửi lên phòng Tổng giám đốc và phòng kế toán trưởng ký duyệt cho ứng tiền mua. Các giấy tờ này được chuyển đến phòng kế toán để làm thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng hoặc chuyển tiền qua thủ quỹ để nhận tiền mua vật tư. Kế toán căn cứ vào các chứng từ tạm ứng ghi .
Nợ TK 141
Có TK 111, 112, 331
Trong tháng đội trưởng đội sản xuất căn cứ vào biên bản nghiệm thu tiến độ cùng với các hóa đơn, chứng từ gửi về phòng tài chính, kế toán giá thành kiểm tra xét duyệt rồi chuyển kế toán tổng hợp ghi sổ theo định khoản.
Nợ TK 621 Chi tiết cho từng loại sản phẩm
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331, 141
Cụ thể đối với quy trình sản xuất đồ điện, điện tử và thiết bị tự động hóa của phân xưởng số 2 thi công, khi đó đội sản xuất phân xưởng 2 trực thuộc công ty chịu trách nhiệm về việc tiến độ sản xuất và hạn mức thi công cho quy trình đó.
Việc tập hợp chi phí sản xuất được sử dụng thông qua tài khoản TK 621 (chi phí NVL trực tiếp thuộc đội sản xuất phân xưởng 2).
Do quy trình sản xuất được khoán cho đội sản xuất phân xưởng 2, hàng tháng đội lập kế hoạch cụ thể và thực hiện tạm ứng giá trị số lượng sản phẩm nội bộ về các khoản mục chi phí sản xuát phát sinh thông qua TK 141 tạm ứng. Chi tiết là tạm ứng số lượng sản phẩm thuộc phân xưởng sản xuất số 2. Đội trưởng đội làm bản giải trình tạm ứng cùng giấy đề nghị tạm ứng, bản kế hoạch lập theo tháng trình tổng Giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt.
Công ty cổ phần đầu tư PTNM Công hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
505-C5 Thanh Xuân Bắc Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thanh xuân- HN
Giấy đề nghị tạm ứng
Ngày 01/10/2005
Kính gửi: Tổng giám đốc
Kế toán trưởng công ty cổ phần đầu tư PTNM
Tên tôi là: Nguyễn Văn Hoàng
Địa chỉ: Phân xưởng sản xuất sản phẩm số 2
Đề nghị tạm ứng số tiền Là: 200.000.000đ
(Hai trăm triệu đồng chẵn)
Lý do tạm ứng: Mua vật tư, trả lương công nhân sản xuất
Thời hạn thanh toán:
Tổng GĐ Kế toán trưởng Phụ trách SX Người đề nghị
(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)
Giấy đề nghị tạm ứng sau khi đã được Tổng giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt sẽ được chuyển đến kế toán tiền mặt để viết phiếu chi:
Phiếu chi
Ngày 02/12/2005
số PC: 2510
Nợ TK 111
Có KT-XH 111
Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Văn Hoàng
Địa chỉ: Phân xưởng sản xuất sản phẩm số 2
Lý do chi: Tạm ứng mua vật tư và trả lương công nhân
Số tiền: 200.000.000đ
(Hai trăm triệu đồng chẵn)
Kèm theo…………………chứng từ gốc
Tổng GĐ Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền
(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)
Phiếu chi sẽ được chuyển đến Tổng giám đốc công ty và kế toán trưởng ký duyệt sau đó tới thủ quỹ để xuất tìên chi tạm ứng cho phân xưởng cuối cùng được chuyển tới kế toán tổng hợp cùng giấy đề nghị tạm ứng để tiến hành nhập số liệu.
Nợ TK 141: 200.000.000đ
(tạm ứng số lượng sản phẩm thuộc phân xưởng sản xuất số 2)
Có TK: 111, 112: 200.000.000đ
Sau khi đã xác định được lượng vật tư cần thiết để phục vụ cho sản xuất thì vật tư mua về sẽ chuyển ngay đến phân xưởng sản xuất mà không qua kho, không sử dụng phiếu xuất, nhập kho. Trị giá thực tế vật tư xuất dùng cho sản xuất sản phẩm sẽ báo giá mua NVL (không bao gồm thuế GTGT) chi phí vận chuyển, bốc dỡ.
Cuối tháng đội trưởng đội sản xuất sẽ gửi các hóa đơn mua NVL kèm theo chừng từ vận chuyển cùng bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng do đội trưởng đội sản xuất lập về phòng tài chính công ty (biểu 09- bảng tổng hợp chi phí sản xuất mẫu số 02/CTNN tháng 10 năm 2005)
Hoá đơn
Giá trị gia trăng
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 10 tháng 10 năm 2005
Đơn vị bán hàng: DNTN Tuyết Phương
Địa chỉ: Số 2 Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội
Số Tài khoản: MS: 1600376581
Điện Thoại:
Họ và tên người mua:Trần Minh Tuấn
Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam
Địa chỉ: 505-C5 Thanh xuân Bắc – Thanh Xuân- Hà Nội
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: tiền mặt MS: 01007054691
STT
Tên hàng hóa DV
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1x2
Sơn màu
(5 thùng x 10kg)
Thùng
5
300.000
1.500.000đ
Cộng tiền hàng: 1.500.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 150.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 1.650.000đ
Số tiền viết bằng chữ: Một triệu sáu trăm năm mươi ngàn đồng chẵn
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi họ tên) (Ký, ghi họ tên) (Ký, ghi họ tên và đóngg dấu)
Sau đó kế toán phân loại các chứng từ đó theo các khoản mục chi phí, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chúng. Công ty chỉ xét duyệt những khoản chi phí có đầy đủ chứng từ hợp lý hợp lệ. Sau đó kế toán chuyên quản lập bảng tổng hợp chi phí theo mẫu số 01/CTNN (Biểu 08) trình lên kế toán trưởng và tổng giám đốc công ty ký duyệt.
Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất đã được phê duyệt kế toán nhập liệu theo trình tự “Nhập chứng từ kế toán” đã nêu theo định khoản:
Nợ TK 621: 93.141.301
(Chi phí NVL trực tiếp thuộc phân xưởng sản xuất số 2)
Có TK 3311: 93.141.301
Để tiến hành nhập liệu bút toán thuế, căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất, kế toán tiến hành nhập liệu theo định khoản:”
Nợ TK 1331: 7.682.287
Có TK 3311: 7.682.287
Sau khi nhập liệu kế toán vào sổ nhật ký chung (Biểu 01) sổ cái TK 621 (biểu 02) và các sổ chi tiết TK 621 )chi phí NVL trực tiếp thuộc Phân xưởng sản xuất số 2) (Biểu 05) và các sổ liên quan)
Các phân xưởng sản xuất khác cũng thực hiện theo trình tự tương tự.
b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Lao động là 1 trong 3 yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất là yếu tố quyết định nhất. Chi phí lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra.
Do vậy việc hạch toán một cách chính xác và đầy đủ chi phí nhân công sẽ có ý nghĩa trong việc trả lương chính xác cho người lao động, thực hiện phân bổ tiền lương cho các đối tượng một cách thích hợp góp phần quản lý tốt thời gian lao động và quỹ tiền lương hàng năm của doanh nghiệp từ đó sẽ tạo diều kiện nâng cao việc quản lý lao động và việc sử dụng lao động một cách khoa học có hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện tốt cho tái sản xuất sức lao động.
Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm: tiền phải trả công nhân sản xuất và tiền công thuê lao động thuê ngoài. Để phản ánh khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ké toán sử dụng TK 622 chi phí nhân công trực tiếp và mở tài khoản chi tiết cho từng loại sản phẩm. Chi tiết TK 622 chi phí NCTT của đội sản xuất phân xưởng số 2.
Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất tại công ty gồm hai hình thức. Hình thức trả lương khoán: Tiền lương do phân xưởng chi trả trên cơ sở thoả thuận với người lao động. Nguồn chi trả cho hình thức lương này là: Trích từ quỹ tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất trong phần trực tiếp chi phí của sản phẩm hoàn thành.
Hình thức trả lương theo sản phẩm (lương đóng BHXH). Hưởng theo ngạch, bậc thợ của từng ngành nghề. Nếu không đúng ngành nghề thì được hưởng theo ngạch thợ, bậc thợ của ngành nghề đảm nhiệm.
VD: Anh Nguyễn là bậc thợ chế tạo bậc 3/7 làm việc tại phân xưởng với nhiệm vụ thợ chế tạo thì lương đóng BHXH hưởng theo bậc thợ 3/7 hệ sóo 1,62 của thang lương công nhân trực tiếp sản xuất.
Lương do phân xưởng trả thì căn cứ theo mức khoán sản phẩm tại phân xưởng. Đối với lương công nhân thuê ngoài, hình thức trả lương cho số lao động này theo hai hình thức là lương thời gian và lương sản phẩm.
Hình thức trả lương theo thời gian: Tiền lương phải trả cho bộ phận này là căn cứ vào hợp đồng kinh tế ký kết giữa đội trưởng đội sản xuất và người lao động cùng biên bản nghiệm thu số lưuợng công việc hoàn thành theo công thức.
Tiền lương phải Số mỗi công nhân đơn giá
= x
Cho 1 CN trong tháng Thực hiện trong tháng một công nhân
Đơn giá nhân công được quy định trong hợp đồng lao động . Do số công nhân trong danh sách của công ty không lớn mà nhu cầu về công nhân của công ty lại cao nên công ty sử dụng nhân công thuê ngoài theo hợp đồng thời vụ, do vậy BHXH, BHYT, không trích cho. Công nhân theo tháng mà tính toán hợp lý trong đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh đã giao cho xưởng sản xuất, dựa vào số lượng công việc thực tế phát sinh đội trưởng sẽ bàn bạc và ký hợp đồng khoán việc đối với từng nhóm sản xuất. Đại diện cho nhóm sản xuất sẽ đôn đốc công nhân trong tổ thực hiện những phần công việc được giao đảm bảo đúng tiến độ, kỹ thuật được thể hiện đầy đủ bằng sản phẩm hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang, đây cũng là điều kiện để hai bên thoả thuận thanh toán.
Cuối tháng cán bộ phòng kỹ thuật và đội trưởng phân xưởng tiến hành nghiệm thu số lượng sản phẩm hoàn thành.
Tổng số lương Tổng số lương sản phẩm Đơn giá 1 sản lượng
= x
Khoán thực hiện trong tháng sản phẩm
Căn cứ vào bảng chấm công và chia lương do xưởng gửi lên kế toán xác định đơn giá một công và tiền lương mỗi công nhân được hưởng.
Đối với lao động thuê ngoài căn cứ vào hợp đồng khoán việc và khả năng hoàn thành cũng như giá cả tại thời điểm đã được hai bên thoả thuận ký trong hợp đồng khoán công việc và khả năng hoàn thành cũng như giá cả thời điểm đã được hai bên thoả thuận ký trong hợp đồng khoán công việc.
Quy trình hạch toán lương của công ty như sau:
Đối vưói các hợp đồng khoán gọn căn cứ vào biên bản nghiệm thu số lượng hoàn thành đội trưởng thanh toán tiền cho đại diện nhóm sản xuất khoán, sau đó đội trưởng phân xưởng tổng hợp toàn bộ chứng từ liên quan gửi về phòng kế toán làm thủ tục thanh quyết toán và tính vào chi phí sản xuất. Sau khi có báo cáo thẩm định số lượng hoàn thành của phòng kế hoạch gửi sang kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và tính chính xác của giá thanh toán đồng thời hoàn tất thủ tục tính vào chi phí sản xuất và xác định tiền lương. Lương phải trả cho số lượng hoàn thành của phân xưởng.
Do đặc điểm của công ty là tập hợp chi phí và sản xuất tính giá thành chi tiết cho từng loại sản phẩm nên công ty thực hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 622
Có TK 3384, 3383, 3382
Đối với phân xưởng sản xuất số 2 thực hiện hình thức khoán gọn cho tổ công nhân sản xuất từng loại sản phẩm.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hợp đồng kinh tế nhân công
HĐ số 07 ngày 03/12/2005
Phân xưởng:Sản xuất sản phẩm thiết bị Điện
(Loại sản phẩm: - Thiết bị điện, điện tử
- Thiết bị tự động hóa
- Căn cứ vào các quy định về hợp đồng kinh tế củaNhà nước.
- Căn cứ vào quy chế quản lý của công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam.
Bên giao việc (Bên A): Nguyễn Văn Hoàng
Chức vụ: Đội trưuởng đôi sản xuất phân xưởng số 2- thừa quyền của giám đốc công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam.
Bên nhận việc (Bên B) Vũ Văn Xuân
Đại diện tư cách pháp nhân
Hai bên thoả thuân ký kết hợp đồng kính tế với các điều khoản sau:
Điều 1: Nội dung công việc
Bên B (với tư cách “Người sư dụng lao động”Theo bộ luật lao động đứng ra tổ chức công nhân, điều hành, đảm bảo đời sống đảm bảo các điều kiện làm việc để phục vụ phân xưởng sản xuất sản phẩm số 2.
Điều 2: Đơn giá
Đơn giá thoả thựân sau đây bao gồm: Tiền nhân công tiền công cụ sản xuất, tiền trang bị bảo hộ, trang bị an toàn lao động, BHXH và các loại bảo hiểm trợ cấp các quyền lợi và chế độ khác của người lao động theo quy định của pháp luật.
Các số lượng sản phẩm có đơn giá nhân công theo quyết định số 107/QĐCT của công ty được thoả thuận lấy đơn giá nhân công nhân với các hệ số điều chỉnh.
Đơn giá trên nhân với số lượng thực tế sản xuất bằng số tiền thanh toán trả bên B.
Đơn giá trên phải được thực hiện theo thiết kế, theo dự toán, theo mô hình công việc trong địch mức 124/ĐM của công ty
Điều 3: Trách nhiệm của mỗi bên:
Bên A kiểm tra, chỉ đạo kxy thuật, cung cấp NVL cho phân xưởng đứng tiến độ.
Bên B: Thực hiện phải đúng quy trình của công ty và nhà nước.
Điều 4: Thời gian hoàn thành
Từ ngày 03/10/2005 đến hết ngày 20/12/2005.
Đại diện bên B Đại diện bên A
Sau khi sản phảm được hoàn thành, bên B lập biên bản giao nhận thanh toán giá trị số lượng công việc nhận khoán. Trong biên bản nêu rõ: số lượng sản phẩm hoàn thành.
1- Thiết bị điện, điện tử
CPNC x 2.01 = 6782093
2- Thiết bị tự động hóa:
CPNC x 2,01 = 268142
Cộng: 7.050.235
Sau khi hai bên nhất trí số liệu trên cùng tiến hành làm thủ tục thanh lý hợp đồng.
Kế toán công ty căn cứ vào hợp đồng kinh tế nhân công biên bản giao nhận thanh toán giá trị số lượng công việc nhận khoán và biên bản thanh lý hợp đồng kế toán định khoản
Nợ TK 3342: 7.050.235
Có TK 141: 7.050.235
Sau đó kế toán nhập liệu vào máy định khoản:
Nợ TK 622: 7.050.235 (chi tiết PXSX đội 2)
Có TK 334: 7.050.235
Phần chi phí này bao gồm cả cáckhoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theonhư hợp đồng đã ký kết. Sau đó vào máy sổ nhật ký chung, sổ cái TK 622 (Biểu 03) các sổ chi teíet chi phí nhân công phân xưởng sản xuất số 2 (biểu 06) và các sổ liên quan.
c - Kế toán chi phí sản xuất chung.
Tại công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam chi phí sản xuất chung là toàn bộ chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho sản xuất sản phẩm, chi phí phục vụ quản lý chung ở phân xưởng như: chi phí điện nước, điện thoại, xăng xe, chi phí vật liệu, dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác. Tất cả các chi phí này khi phát sinh sẽ được hạch toán vào TK 627 “chi phí sản xuất chung” theo từng yếu tố cục thể và được tập hợp trực tiếp theo từng loại sản phẩm cụ thể.
Sau đây là trình tự tập hợp chi phí sản xuất chung tại công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhất Nam.
Để tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ kế toán ở phân xư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0621.doc