DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1
I.CHI PHÍ SẢN XUẤT 1
1.Khái niệm chi phí sản xuất 1
2.Phân loại chi phí sản xuất 1
2.1.Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kế toán của chi phí (Yếu tố chi phí) 1
2.2.Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế chi phí Khoản mục chi phí) 2
2.3.Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất 2
II.Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2
III.GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3
1.Khái niệm giá thành sản phẩm 3
2.Phân loại giá thành sản phẩm 3
2.1.Phân loại giá thành theo thời điểm tính và cơ sở số liệu tính giá thành 3
2.2.Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành 4
IV.NHIỆM VỤ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4
V.KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 4
1.Hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 4
2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 5
3.Hạch toán chi phí sản xuất chung 5
4.Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 5
5.Hạch toán giá thành sản xuất 6
VI.CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM ĐANG CHẾ TẠO DỞ DANG CUỐI KỲ 6
1.Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp 6
2.Đánh giá sản phẩm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 6
3.Đánh giá sản phẩm dở theo chi phí định mức 7
4.Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến 7
VII.CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH 7
1.Phương pháp tính giá thành trực tiếp(giản đơn) 7
2.Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 8
3.Phương pháp tính giá thành theo hệ số 8
4.Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ 9
5.Phương pháp tính giá thành phân bước 9
VIII.TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG MÁY VI TÍNH 10
1.Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10
2.Kế toán chi phí trên máy 10
2.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 10
2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 10
2.3.Kế toán sản xuất chung 10
2.4.Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ 11
2.5.Kế toán giá thành sản phẩm 11
CHƯƠNG II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG 12
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG 12
1.Qúa trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần In Hàng không 12
2.Một số chỉ tiêu đánh giá tổng quát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một số năm gần đây 14
3. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần In Hàng không 14
4.Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và bộ máy kế toán của Công ty cổ phần In Hàng không 15
4.1.Tổ chức bộ máy quản lý 15
4.2.Tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất của Công ty 16
4.2.1.Tổ chức sản xuất 16
4.2.2.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 17
4.3.Tổ chức bộ máy và công tác kế toán của Công ty cổ phần In Hàng không 18
4.3.1.Tổ chức bộ máy kế toán 18
4.3.2.Hình thức tổ chức sổ kế toán 19
II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG 20
1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần In Hàng không 20
2.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 21
2.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 21
2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 23
2.3.Kế toán chi phí sản xuất chung 25
2.4.Tổng hợp chi phí sản xuất chung toàn doanh nghiệp 28
3.Đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty cổ phần In Hàng không 29
4.Phương pháp tính giá thành sản phẩm 29
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG 30
I.NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG 30
1.Những ưu điểm 30
2.Những hạn chế 31
II.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG 33
1.Ý kiến thứ nhất: Hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 33
2.Ý kiến thứ hai:Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 34
3.Ý kiến thứba: Hạch toán chi phí sản xuất chung 34
4.Ý kiến thứ tư: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 34
5.Ý kiến thứ năm:Thực hiện tính giá thành theo trang in tiêu chuẩn 35
6.Ý kiến thứ sáu:Trích trước chi phí sửa chữa lớnTSCĐ 36
7.Ý kiến thứ bảy:Về hình thức kế toán 37
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
66 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần In Hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các thủ tục hợp đồng in
Phòng Tài chính – Kế toán
Lập kế hoạch tài chính, chuẩn bị vốn, theo dõi thanh toán. Kiểm soát chi phí, thanh toán lương cho công nhân. Kế toán hạch toán theo pháp lệnh và quy chế quản lý tài chính quy định
Phòng vật tư kinh doanh
Cung ứng NVL đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Quản lý kho NVL ,bán thành phẩm.
Phòng quản lí chất lượng
Duy trì hệ thống chất lượng, kiểm tra, kiểm soát.
Phân xưởng Offset
Tổ chức chế bản in, makets, bình bản, phơi bản chuẩn bị do khách hàng cung cấp.Tổ chức in và đảm bảo thời gian, đạt chất lượng theo phiếu sản xuất và mẫu
Phân xưởng In
Tổ chức in và đảm bảo thời gian, đạt chất lượng theo phiếu sản xuất và mẫu
Phân xưởng Sách
Xén, kẻ giấy theo kích thước quy định, phục vụ cho việc gấp, đóng gói thành phẩm.
Phân xưởng Giấy
Sản xuất và gia công các sản phẩm giấy cung cấp cho ngành Hàng Không và thị trường phía Bắc.
Chi nhánh miền Trung
In lưới, cung cấp và khai thác nguồn khách hàng tại thị trường miền Trung.
Chi nhánh miền Nam
Sản xuất và gia công các sản phẩm giấy cung cấp cho thị trường miền Nam.
4.2.Tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất của Công ty
4.2.1.Tổ chức sản xuất
Là một doanh nghiệp chuyên ngành in có sự kết hợp sản xuất một số sản phẩm, việc sản xuất của Công ty được thực hiện chủ yếu trên những quy định sau:
- In Offset: In tranh ảnh, mỹ thuật, sách báo, tạp chí
- In Plexo: In những vật liệu có tính nhẹ, mỏng như nilon, giấy bó
Với các công việc trên Công ty đã tổ chức các phân xưởng sản xuất sau:
+ Phân xưởng in Offset, chế bản: Có nhiệm vụ chế bản vi tính, bình bản, phơi bản và sửa chữa để tạo ra những bản in màu để thông tin in ra được sắp xếp theo một trình tự nhất định phục vụ cho quy trình in.
+ Phân xưởng Sách
+ Phân xưởng In
+ Phân xưởng Giấy phía Bắc
+ Phân xưởng Giấy chi nhánh phía Nam
4.2.2.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Loại hình sản xuất sản phẩm của Công ty là kiểu chế biến liên tục, sản xuất hàng loạt và theo đơn đặt hàng, quy mô sản xuất thuộc loại vừa, sản phẩm có thể tạo ra trên cùng một quy trình công nghệ, theo cùng một phương pháp song song giữa các loại sổ có những đặc tính khác nhau về thiết kế kích cỡ, yêu cầu cả về mặt kỹ thuật, cả về mặt kinh tế.
Sơ đồ7: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Tài liệu gốc
Lập
market
Tách
màu
Bình bản
Chế bản
In
Gia công
Thành
phẩm
- Lập Maket: Khi nhận các tài liệu gốc trên cơ sở nội dung in, bộ phận lập Maket sẽ tiến hành bố trí các tranh in như tranh ảnh, dòng cột, kiểu chữ, màu sắc, độ đậm nhạt
- Tách màu điện tử: Đối với những bản in nhiều màu sắc(trừ màu đen)như tranh ảnh mỹ thuật, chữ màu phải được đem chụp tách màu điện tử, mỗi màu được chụp ra một bản riêng thành 4 màu chủ yếu: xanh, đỏ, vàng, đen. Việc tách màu điện tử và lập Maket được tiến hành đồng thời, sau đó cả hai được chuyển sang bước bình bản.
- Bình bản: Trên cơ sở các Maket tài liệu và phim màu điện tử, bình bản có nhiệm vụ bố trí tất cả các loại chữ, hình ảnh có cùng một màu vào các tấm can theo từng trang in.
- Chế bản khuôn in: Trên cơ sở các tấm can do bộ phận bình bản chuyển sang,chế bản có nhiệm vụ chế bản vào khuôn in nhôm kẽm, sau đó đem phơi bản và sửa bản in.
- In: Khi nhận được các chế bản khuôn nhôm hoặc kẽm do bộ phận chế bản chuyển sang, lúc này các bộ phận như in Offset, in Lazer tiến hành in hàng loạt theo các chế bản khuôn in đó.
- Hoàn thiện thành phẩm: Khi nhận được các trang in của bộ phận in chuyển sang, bộ phận thành phẩm sẽ tiến hành xén, đóng quyển, kiểm tra thành phẩm và đóng gói, sau đó vận chuyển giao cho khách hàng.
Công ty đã hoàn toàn chủ động trong việc khai thác NVL(tìm các nhà cung ứng), bố trí lao động theo dây chuyền hợp lý, bộ máy quản lý gọn nhẹ, bao quát, kiểm soát công việc chặt chẽ từ marketing, ký hợp đồng, điều hành sản xuất, hoàn thiện sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
4.3.Tổ chức bộ máy và công tác kế toán của Công ty cổ phần In Hàng không
4.3.1.Tổ chức bộ máy kế toán
Để phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, Công ty cổ phần In Hàng không tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung. Toàn bộ thông tin trong công tác kế toán đều được kiểm tra, đánh giá chỉ đạo của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng Kế toán Công ty gồm 6 người với chức năng và nhiệm vụ riêng:
+ Một trưởng phòng Tài chính- Kế toán: Là người bao quát và quyết định mọi việc tài chính kế toán của Công ty, tham mưu giúp việc cho Giám đốc về vấn đề tài chính của Công ty.
+ Một Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi thanh toán các khoản chi phí phát sinh, thanh toán các khoản tiền lương, thưởng và các khoản tài chính phát sinh.
+ Một Kế toán kho NVL: Có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán nguyên vật liệu trong Công ty.
+ Một kế toán tiêu thụ, xuất nhập khẩu: Lập hóa đơn bán hàng, kế toán xuất nhập khẩu, theo dõi các khoản tiền chuyển qua tài khoản công ty và các công việc phát sinh khâu tài chính-ngân hàng.
+ Kế toán thu: Có nhiệm vụ theo dõi và vào sổ các khoản thu phát sinh trong kỳ.
Với chức năng và nhiệm vụ riêng của từng người trong phòng kế toán tất cả các giấy tờ, sổ sách kế toán vào máy vi tính liên quan và được gắn với từng phần hành kế toán.
Trưởng phòng TCKT
Kế toán
thu
Kế toán thanh toán chi
Kế toán
kho nguyên vật liệu
Kế toán tiêu thụ xuất nhập khẩu mua hàng
Sơ đồ 8: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
4.3.2.Hình thức tổ chức sổ kế toán
Đối với việc hạch toán chi tiết NVL,Công ty sử dụng phương pháp thẻ song song, phương pháp này đơn giản, dễ làm, kết hợp với hình thức kế toán là Nhật kí-Sổ cái nên dễ kiểm tra.
Mặt khác, với phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ nên có thể theo dõi liên tục và thường xuyên số dư các tài khoản.Hiện nay,Công ty cổ phần In Hàng không đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số1141TC /QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính.Trên thuyết minh Báo cáo tài chính của Công ty xác nhận hình thức sổ kế toán mà Công ty đang áp dụng là hình thức kế toán Nhật ký-Sổ cái. Tuy nhiên, tại Công ty các công việc kế toán hầu hết đều được tiến hành xử lý trên máy vi tính, Công ty sử dụng phần mềm kế toán MISA–SME Version 7.1. Nên hình thức ghi sổ kế toán này được minh họa theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 9: Hình thức ghi sổ kế toán tại công ty cổ phần In Hàng không
Chứng từ kế toán
Các file dữ liệu trong máy tính
Sổ cái tài khoản
Các sổ kế toán chi tiết
Sổ quỹ tiền mặt
Sổ kho
Các sổ kế toán khác
Các Báo cáo tài chính
Với hình thức ghi sổ này, sau khi thu thập chứng từ kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy. Từ các file dữ liệu trong máy, máy sẽ tự động xử lý đưa ra các sổ kế toán và các Báo cáo tài chính. Các Báo cáo tài chính bao gồm:
- Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Bảng cân đối kế toán.
- Thuyết minh Báo cáo tài chính.
- Báo cáo tài sản.
- Báo cáo thuế.
- Báo cáo nợ phải thu, gồm:
+ Chi tiết theo từng khách hàng.
+ Tổng hợp theo khách hàng.
- Báo cáo nợ phải trả, gồm:
+ Chi tiết theo nhà cung cấp.
+ Tổng hợp theo nhà cung cấp.
II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG
1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần In Hàng không
Tại Công ty cổ phần In Hàng không sản xuất sản phẩm vừa theo chỉ tiêu kế hoạch, vừa theo đơn hàng nên sản phẩm rất đa dạng.Mỗi loại hàng là một đơn hàng nhỏ.Các đơn hàng này có nội dung và khối lượng in luôn thay đổi.Quy trình công nghệ của Công ty là quy trình công nghệ phức tạp, kiểu liên tục, được bố trí ở nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau. Sản phẩm với tính chất đặc thù của ngành in lại được sản xuất ở nhiều công đoạn và từng công đoạn lại được khép kín ở một phân xưởng. Song sản phẩm chỉ được xác định là thành phẩm khi đã qua công đoạn cuối cùng. Sản phẩm dở dang có không đáng kể, thường là của một loại sản phẩm hoặc của một số đơn hàng. Khi sản phẩm hoàn thành giao cho khách hàng(không nhập kho)cũng là lúc kết thúc hợp đồng. Do tính chất phức tạp của quy trình công nghệ in, ở các giai đoạn công nghệ khác nhau đều phát sinh chi phí nhưng do mối quan hệ mật thiết giữa các công đoạn mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định là cho toàn bộ quy trình công nghệ sản phẩm đó.
*Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm chi phí sản xuất nói trên, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là từng hợp đồng(hoặc từng đơn hàng), cụ thể trong tháng 6/2005 Công ty có sản xuất hai đơn hàng như sau:
- Đơn hàng đựng suất ăn trên máy bay thuộc hợp đồng số EN02IHK01/07N.
- Hợp đồng in quyển menu giải trí trên máy bay thuộc hợp đồng số PP02IHK01/21N.
Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng trên.
Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và phù hợp với yêu cầu quản lý của lãnh đạo Công ty, kế toán của Công ty đã phân loại chi phí sản xuất thành ba khoản mục:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
* Đối tượng tính giá thành
Do đặc điểm quy trình công nghệ in là quy trình công nghệ phức tạp, kiểu liên tục, sản phẩm sản xuất ra nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau tùy theo từng đơn đặt hàng và chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng mới được coi là thành phẩm.Vì vậy, Công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng.
2.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Hiện tại Công ty không chi tiết hay mã hóa các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và chưa có màn hình nhập liệu của các tài khoản chi phí sản xuất.
2.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công ty sử dụng tài khoản 621-Tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và được chi tiết cho từng hợp đồng.
Toàn bộ nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất bao gồm cả nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ. Trong đó nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất của Công ty bao gồm:
+ Giấy: Công ty sử dụng trên 50 loại giấy có nhiều khổ và kích thước khác nhau như giấy Tân Mai 70g/m khổ (84x123), giấy cacbon, giấy couches, giấy đề can
+ Các loại màng PE, OPP
+ Bản kẽm có nhiều loại, khổ, cỡ khác nhau như: Kẽm tái sinh(52x40), kẽm Nhật(61x72), bản Kodak, bản kẽm Trung quốc, bản kẽm Ý
+ Chi phí vật liệu phụ gồm: Gôm, băng dính 2 mặt, bột hồ, dây kim tuyến, dầu hỏa, chỉ khâu
Ở Công ty cổ phần In Hàng không, những chi phí về nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định thì kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để phân loại, tập hợp trực tiếp những chi phí đó cho đối tượng liên quan.
Ví dụ như: Chi phí về giấy in và bản kẽm thì căn cứ vào hợp đồng đã ký với khách hàng, cán bộ điều hành sản xuất thuộc phòng kế hoạch sản xuất tính toán xác định được số giấy và số bản kẽm cần xuất ra.Căn cứ vào phiếu sản xuất chuyển tới, Phòng kinh doanh viết phiếu xuất kho:
- Đối với hợp đồng số EN 02IHK01/07N là phiếu sản xuất số: C25/12/05 ngày 16/12/05.(Biểu số 1).
- Đối với hợp đồng số PP 02IHK01/21N là phiếu sản xuất số: A9/12/05 ngày 16/12/05.(Biểu số 2).
Trị giá thực tế vật tư xuất kho được tính vào cuối tháng theo phương pháp bình quân gia quyền và được thực hiện trên máy nên độ chính xác cao.
Giá thực tế Số lượng Giá đơn vị
vật tư xuất = vật tư xuất x bình quân
dùng dùng gia quyền
Trị giá thực Trị giá thực tế
tế tồn đầu + vật tư nhập
Đơn giá
bình quân gia = ––––––––––––––––––––––––––
quyền
Số lượng vật Số lượng vật tư
tư tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ
+ Hợp đồng EN01IHK01/07N : Chi phí về giấy là : 39.780.000đ
Chi phí về bản kẽm là : 320.000đ
+ Hợp đồng PP02IHK01/21N : Chi phí về giấy là : 17.098.000đ
(= 3.150.000 + 13.948.000)
Chi phí về bản kẽm là:1.200.000đ
Đối với những chi phí nguyên vật liệu có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp cho từng hợp đồng được thì Công ty tiến hành phân bổ cho các hợp đồng theo tiêu thức thích hợp.
Hàng tháng phân xưởng in Offset viết phiếu yêu cầu xuất vật tư.(Biểu số 3).
Căn cứ vào phiếu yêu cầu cấp xuất vật tư, Phòng kinh doanh viết phiếu xuất kho.(Biểu số 4).
Cuối tháng căn cứ theo tỷ lệ nguyên vật liệu chính là giấy tham gia vào sản xuất của từng hợp đồng để làm tiêu thức phân bổ cho các vật liệu khác.
Ví dụ: Trong tháng 12/2005 chi phí nguyên liệu giấy của hợp đồng EN02IHK01/07N chiếm 5%, của hợp đồng PP02IHK01/21N chiếm 1,5% trong tổng số tháng. Chi phí về mực in trong cả tháng 6/2005 là: 8.000.000đ.
Nên chi phí về mực in cho hợp đồng EN02IHK01/07N sẽ là:
8.000.000 x 5% = 400.000đ
Chi phí mực in cho hợp đồng PP02IHK01/21N sẽ là:
8.000.000 x 1,5% = 120.000đ
Như vậy,chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp xuất dùng cho từng hợp đồng sẽ là:
Hợp đồng EN02IHK01/07N :
Giấy : 39.780.000đ
Bản kẽm: 320.000đ
Mực in : 400.000đ
––––––––––––––––
Cộng: 40.500.000đ
Hợp đồng PP02IHK01/21N:
Giấy: 17.098.000đ
Bản kẽm:1.200.000đ
Mực in: 120.000đ
–––––––––––––––––
Cộng : 18.418.000đ
Đối với chi phí vật liệu phụ và nhiên liệu như giẻ lau máy, dầu hỏa, băng dính,chỉ khâuxuất dùng vào sản xuất của Công ty thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá thành sản phẩm.Vật liệu phụ của Công ty cũng như nguyên vật liệu chính đều phải mua ngoài, mua đến đâu dùng hết trong tháng đó, dự trữ rất ít, giá thực tế xuất kho cũng tính theo phương pháp bình quân gia quyền, đối với chi phí này Công ty hạch toán theo đợt, cuối tháng ghi vào bảng phân bổ tính cho từng hợp đồng.
Sau khi tính toán được vật liệu xuất dùng thực tế, kế toán tiến hành mở sổ chi tiết TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(Biểu số 5). Đồng thời, tiến hành phân bổ vào các hợp đồng, trình tự tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau:
Nợ TK621: 2.200.000.000đ
(Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 40.500.000đ
Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 18.418.000đ
..)
Có TK152: 2.200.000.000đ
(Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 40.500.000đ
Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 18.418.000đ
..)
Cuối tháng kết chuyển chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp vào giá thành sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK154: 2.200.000.000đ
(Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 40.500.000đ
Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 18.418.000đ
..)
Có TK621: 2.200.000.000đ
(Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 40.500.000đ
Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 18.418.000đ
..)
Mỗi đơn đặt hàng được theo dõi trên một sổ chi tiết.Đồng thời kế toán ghi sổ Nhật ký-Sổ cái cho từng nghiệp vụ phát sinh hàng ngày và cuối tháng căn cứ vào Nhật ký-Sổ cái, kế toán tiến hành phản ánh vào Sổ cái TK621.(Biểu số 6).
2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Ở Công ty cổ phần In Hàng không, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm:
- Tiền lương sản phẩm
- Các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn doanh nghiệp chịu và tính vào chi phí sản xuất.
*Chi phí về tiền lương:
Tiền lương của công nhân sản xuất bao gồm tiền lương sản phẩm, tiền lương thời gian và các khoản phụ cấp(nếu có).Hàng tháng, căn cứ vào sổ ghi sản phẩm của từng công nhân, sau khi đã kiểm tra đối chiếu, quản đốc phân xưởng tập hợp lượng sản phẩm mà từng công nhân thực hiện được trong tháng gửi về Phòng tài chính-kế toán, kế toán tiền lương tính lương sản phẩm theo đơn giá tiền lương Công ty đã phê duyệt.
Tiền lương sp = Khối lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá tiền lương
Đối với tiền lương thời gian, đó là những ngày công nhân ngừng làm việc, chờ việc do máy móc hỏng phải sửa chữa nhỏ hoặc thời gian in thử, ngoài ra những ngày công nhân được điều động đi làm việc khác cũng được hưởng lương thời gian.Tiền lương thời gian được tính toán trên cơ sở theo dõi và xác định thời gian làm việc hưởng lương thời gian của công nhân viên và đơn giá lương thời gian.Công ty đã xây dựng áp dụng đối với từng bậc lương nhưng đối với khoản này Công ty không hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp mà hạch toán cùng với chi phí nhân viên quản lý phân xưởng.Cụ thể:
Tiền lương thời gian= Số ngày công làm việc được hưởng x Đơn giá
lương thời gian lương thời gian
Tiền phụ cấp có tính chất lương là một khoản trong tiền lương chính của công nhân viên, căn cứ vào hệ số phụ cấp đối với từng cấp bậc thợ và quỹ tiền lương sản phẩm của Công ty.
Hệ số chức vụ x Hệ số phân loại x Hệ số bổ sung Ngày công làm
Hệ số phụ cấp = ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– x việc thực tế
Ngày công tháng
Qũy lương sản phẩm
Tiền phụ cấp = ––––––––––––––––––
Tổng hệ số phụ cấp
Đối với công nhân nghỉ phép, Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép.Tiền lương công nhân nghỉ phép căn cứ vào ngày nghỉ thực tế, cụ thể:
Tiền lương cơ bản
Tiền lương nghỉ phép = Số ngày nghỉ phép x ––––––––––––––––
Ngày công chế độ
Xuất dưới dạng tiền lương vào dịp tổng kết 6 tháng và cả năm, căn cứ vào phân loại lao động và ngày công làm việc thực tế để xét thưởng. Khoản thưởng này được trích từ quỹ lương của Công ty.
Như vậy, tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm được xác định như sau:
Tiền lương Tiền Tiền Tiền Lương phụ cấp
Công nhân = lương + lương + lương + & các khoản khác
Sản xuất sản phẩm thời gian phụ cấp (nếu có)
Căn cứ vào số tiền lương phải trả cho công nhân, kế toán lập Bảng thanh toán lương.Căn cứ vào Bảng thanh toán, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
Đối với các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ hiện hành, thực tế Công ty trích 19% tổng tiền lương trong đó: 15% là BHXH, 2% là BHYT, 2% là KPCĐ chi phí sản xuất, phần còn lại là 5% BHXH và 1% BHYT người lao động phải đóng góp và được trừ vào lương hàng tháng của công nhân viên.
Kế toán định khoản chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 622: 380.000.000đ
(Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 16.000.000đ
Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 12.000.000đ
..)
Có TK 334: 380.000.000đ
Và Nợ TK 622: 70.000.000đ
(Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 3.040.000đ
Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 2.280.000đ
..)
Có TK 338:70.000.000đ
Cuối tháng kế toán kết chuyển để tính giá thành:
Nợ TK 154: 450.000.000đ
(Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 19.040.000đ
Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 14.280.000đ
..)
Có TK622: 450.000.000đ
(Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 19.040.000đ
Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 14.280.000đ
..)
Chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi trên sổ chi tiết TK622(Biểu số 7). Sổ chi tiết TK622 được mở chi tiết cho từng hợp đồng. Đồng thời, kế toán theo dõi trên sổ Nhật ký - Sổ cái cuối tháng lấy số liệu vào Sổ cái TK622(Biểu số 8).
2.3.Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung ở Công ty cổ phần In Hàng không gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương nhân viên quản lý, tiền lương thời gian của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Ở Công ty được theo dõi từng loại trên sổ chi tiết TSCĐ được mở đầu từ đầu năm, theo dõi về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại mức khấu hao, nơi sử dụng. Mức khấu hao Công ty áp dụng theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 12/12/2003.Việc tính toán khấu haoTSCĐ được tiến hành hàng tháng, kế toán căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và mức trích khấu hao của từng loại thiết bị máy móc để tính ra mức khấu hao cơ bản phải trích trong tháng của từng phân xưởng. Công việc này không được tính trên hệ thống sổ sách mà được kế toán TSCĐ tính ngoài sổ sau đó tổng hợp số khấu hao cho từng bộ phận được thể hiện trên Bảng khấu haoTSCĐ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm chi phí về tiền thuê ngoài gia công, chi phí thuê ngoài chế bản.
- Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Chi phí sản xuất chung được thể hiện trên Bảng kế số 04 và được phân bổ theo nhiều tiêu thức khác nhau.Tùy theo từng loại chi phí mà có tiêu thức phân bổ cụ thể.
Chi phí tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng và tiền lương thời gian tháng 6/2005.
Chi phí BHXH,BHYT, KPCĐ tính theo tỷ lệ tiền lương là 8.575.000đ. Đối với chi phí này phân bổ cho từng hợp đồng theo tiền lương sản phẩm.
Tổng tiền lương sản phẩm là: 380.000.000đ
Trong đó: Hợp đồng EN02IHK01/07N: 16.000.000đ
Hợp đồng PP02IHK01/21N: 12.000.000đ
74.100.000
Hệ số phân bổ = –––––––––– = 0,195
380.000.000
Phân bổ cho:
Hợp đồng EN02IHK01/07N: 0,19 x 16.000.000 = 3.120.000đ
Hợp đồng PP02IHK01/21N: 0,19 x 12.000.000 = 2.340.000đ
Kế toán định khoản:
Nợ TK627: 74.100.000đ
(Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 3.120.000đ
Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 2.340.000đ
..)
Có TK334: 74.100.000đ
Và Nợ TK627: 8.575.000đ
(Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 118.560đ
Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 88.920đ
..)
Có TK338: 8.575.000đ
Chi phí dịch vụ mua ngoài Công ty bao gồm tiền thuê ngoài gia công, tiền thuê ngoài chế bản
- Đối với chi phí thuê ngoài gia công: Căn cứ vào hợp đồng gia công và hóa đơn giá trị gia tăng do bên gia công phát hành đã ghi rõ nội dung gia công, kế toán hạch toán trực tiếp vào hợp đồng đó.
Ví dụ: Trong tháng 6/2005 có hợp đồng gia công với xưởng sản xuất thương binh 27/7, nội dung gia công là: bế hộp suất ăn nhẹ.Căn cứ vào hóa đơn GTGT của xưởng sản xuất thương binh ngày 27/7 với số tiền là: 5.940.000đ, trong đó thuế GTGT 540.000đ, kế toán ghi:
Nợ TK6277: 5.400.000đ
(Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 5.400.000đ)
Nợ TK1331: 540.000đ
Có TK331: 5.940.000đ
( Chi tiết cho xưởng thương binh 27/7)
- Đối với chi phí thuê ngoài chế bản: Những sản phẩm in cần tách màu điện tử, Công ty phải đi thuê ngoài tách màu điện tử. Đối với khoản chi phí này căn cứ vào hóa đơn GTGT của đối tác kèm theo chi phí thuê ngoài chế bản của hợp đồng nào thì kế toán hạch toán trực tiếp cho hợp đồng đó.
Tháng 6/2005, hóa đơn GTGT số 43.938 của Công ty KaLong về khoản tiền tách màu điện tử và chế bản phim Menu giải trí tháng là: 25.000.000đ, thuế GTGT10%.
Kế toán định khoản:
Nợ TK627: 25.500.000đ
(Chi tiết cho hợp đồng PP02IHK01/21N :25.500.000đ)
Nợ TK133: 2.550.000đ
Có TK331: 28.050.000đ
(Chi tiết cho Công ty KaLong: 28.050.000đ)
- Chi phí khấu haoTSCĐ: Đối với TSCĐ dùng cho sản xuất(máy in, máy xén)thì phân bổ cho từng hợp đồng theo tiêu chuẩn phân bổ là số giờ máy chạy.Đối với TSCĐ dùng cho quản lý phân xưởng thì chi phí khấu hao lại được phân bổ theo tiền lương sản phẩm.
Số giờ máy chạy trong tháng 6/2005 được thống kê như sau:
Chỉ tiêu
Máy in
Máy xén
Hợp đồng PP02IHK01/21N
18
10
Hợp đồng EN02IHK01/07N
27
15
..
Cộng
700
340
Với công suất máy in: 30Kw/h; máy xén:20Kw/h.
Trong tháng 6/2005, kế toán tính ra số khấu hao phải trích trong tháng là:180.000.000đ, trong đó:
+ Máy móc thiết bị dùng cho sản xuất: 130.000.000đ
+ Quản lý phân xưởng : 26.600.000đ
Hệ số phân bổ khấu hao của máy móc thiết bị dùng cho sản xuất là:
H = 130.000.000 : (700+340) = 125.000
Chi phí khấu hao phân bổ cho từng hợp đồng là:
Hợp đồng PP02IHK01/21N: 125.000 x (18+10) = 3.500.000đ
Hợp đồng EN02IHK01/07N : 125.000 x (27+15)=5.250.000đ
Hệ số phân bổ khấu hao của TSCĐ dùng cho quản lý phân xưởng:
H = 26.600.000 : 380.000.000 = 0,07
Chi phí khấu hao phân bổ cho từng hợp đồng là:
Hợp đồng PP02IHK01/21N: 0,07 x 12.000.000 = 840.000đ
Hợp đồng EN02IHK01/07N: 0,07 x 16.000.000 = 1.120.000đ
Kế toán định khoản:
Nợ TK627: 156.600.000 đ
(Hợp đồng PP02IHK01/21N: 840.000+3.500.000=4.340.000đ
Hợp đồng EN02IHK01/07N:1.120.000+5.250.000=6.370.000đ
..................................................................................)
Nợ TK642: 23.400.000đ
Có TK214: 180.000.000đ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài được tính vào chi phí sản xuất chung ở Công ty là khoản chi phí về năng lượng dùng trong sản xuất(chi phí về điện)và các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện thoại, chi phí sữa chữaTSCĐ thuê ngoài.
Chi phí tiền điện bao gồm tiền điện để chạy máy in, máy móc thiết bị khácĐiện do Công ty công trình Hàng không cung cấp. Do Công ty chưa trang bị thiết bị đo điện cho từng bộ phận sử dụng, nên chi phí về điện được hạch toán chung toàn Công ty, sau đó phân bổ vào từng hợp đồng theo tiêu thức số giờ máy chạy cho từng hợp đồng kết hợp với công suất của máy.
Các chi phí khác bằng tiền được phân bổ theo tiền lương sản phẩm.
Trong tháng 6/2005, kế toán tập hợp chi phí khác bằng tiền của Công ty là: 28.000.000đ.
Hệ số phân bổ là: 28.000.000 : 380.000.000 = 0,074
Chi phí khác bằng tiền phân bổ cho các hợp đồng như sau:
Hợp đồng PP02IHK01/21N: 0,074 x 12.000.000 = 888.000đ
Hợp đồng EN02IHK01/07N 0,074 x 16.000.000 = 1.184.000đ
Kế toán định khoản:
Nợ TK627: 28.000.000đ
(Hợp đồng PP02IHK01/21N: 0,074 x 12.000.000 = 888.000đ
Hợp đồng EN02IHK01/07N: 0,074 x 16.000.000 = 1.184.000đ
)
Có TK111: 28.000.000đ
Căn cứ vào NKCT Số 5, sổ kế toán chi tiết TK627, kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung và kết chuyển sang TK154.
Kế toán ghi:
Nợ TK154 : 28.000.000đ
(Hợp đồng PP02IHK01/21N: 33.256.000đ
Hợp đồng EN02IHK01/07N :16.352.560đ
...)
Có TK627: 28.0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5212.doc