Do nhu cầu ngày càng lớn của các công trình xây dựng, Công ty cần tăng năng suất nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng – giá cả - tính thẩm mỹ. Với diện tích nhà cáng kính như hiện nay của nhà máy là chưa đảm bảo, chưa kể nếu Công ty nâng công suất sản xuất ( diện tích trên 5000 m2 chỉ đáp ứng được sản lượng 30 triệu viên/năm). Do đó để đạt được công suất từ 50 triệu viên/năm phải có diện tích trên 8000m2 . Do vậy, Công ty cần nghiên cứu cân đối phần diện tích chung của nhà máy để mở rộng diện tích nhà cáng kính và sân phơi để tăng năng suất, chất lượng tạo hình sản phẩm mộc được ổn định, tiết kiệm chi phí điện năng, hạ giá thành sản phẩm.
74 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vận dụng trong trường hợp cùng trong một quy trình công nghệ sản xuất bên cạnh sản phẩm chính thì còn thu được sản phẩm phụ như các doanh nghiệp sản xuất đường, rượu, bia, mì ăn liền...Khi tính giá thành cho sản phẩm chính thì phải loại trừ chi phí của sản phẩm phụ và sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và thường được đánh giá như là giá kế hoạch hoặc giá bán trừ lợi nhuận định mức nếu có. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm đã hoàn thành. Khi giá trị của sản phẩm phụ nếu được nhập kho thành phẩm hoặc là nguyên vật liệu thì kế toán ghi:
Nợ TK155 (nếu sản phẩm phụ nhập kho thành phẩm)
Nợ TK152 (nếu sản phẩm phụ nhập kho vật liệu)
Có TK154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
1.6.2.5.Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, kế toán phải quy đổi sản phẩm phụ về sản phẩm gốc căn cứ vào hệ số quy đổi rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại. Trình tự tính giá thành được thực hiện như sau:
1. Quy đổi các sản phẩm ra sản phẩm tiêu chuẩn
Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn = S ố lượng sản phẩm sản xuất x Hệ số quy đổi
Tính giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn
Giá thành đơn vị Tổng chi phí sản xuất
=
sản phẩm tiêu chuẩn Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn
3. Tính giá thành thực tế của sản phẩm
Giá thành thực tế = Số lượng sản phẩm x Giá thành đơn vị
sản phẩm tiêu chuẩn của sản phẩm tiêu chuẩn
1.6.2.6.Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng thích hợp đối với doanh nghiệp mà trong cùng quy trình công nghệ có thể sản xuất ra một nhóm sản phẩm cùng loại có quy cách kích cỡ khác nhau như là các doanh nghiệp giầy, may mặc, dệt kim, sản xuất ống nước...Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất và tập hợp theo từng nhóm sản phẩm cùng loại còn đối tượng tính giá thành là nhóm sản phẩm đó, nhóm sản phẩm cùng một quy cách kích cỡ. Trình tự tính giá thành được thực hiện như sau:
1.Xác định tiêu chuẩn phân bổ
Số lượng thực tế x Giá thành đơn vị định mức (kế hoạch)
2.Tính tỷ lệ giá thành
Tổng giá thành thực tế sản xuất sản phẩm
Tỷ lệ chi phí thực =
Tế so với kế hoạch Giá thành kế hoạch sản xuất sản phẩm
3.Tính giá thành của sản phẩm
Giá thành thực tế = Tỷ lệ chi phí trực tiếp x Giá thành đơn vị kế
của sản phẩm i so với kế hoạch hoạch của sản phẩm i
1.6.2.7.Phương pháp tính giá thành định mức
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ổn định, các chi phí sản xuất đã xây dựng thành các định mức hợp lý và đã đi vào nề nếp, trình độ của nhân viên kế toán tương đối vững vàng và hạch toán ban đầu về chi phí sản xuất đã đi vào ổn định. Đặc điểm của phương pháp này, là thực hiện được việc kiểm tra thường xuyên và phát hiện kịp thời những chi phí thoát ly định mức trong quá trình sản xuất theo từng địa điểm phát sinh giúp cho những nhà quản lý đề ra được những biện pháp hữu ích nhằm tiết kiệm chi phí, sử dụng chi phí có hiệu quả. Do đó, trong phương pháp này phải căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật và dự đoán chi phí đã được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm.
Ngoài 7 phương pháp tính giá thành trên thì các doanh nghiệp còn vận dụng phương pháp tính giá thành liên hợp. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà tổ chức sản xuất sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cũng như tính chất của sản phẩm đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều cách khác nhau.
Trên đây là nội dung các phương pháp tính giá thành thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất. Các phương pháp này thể hiện tính
khoa học, hợp lý và bao quát toàn diện đối với các hoạt động sản xuất của nước ta hiện nay. Qua nội dung của mỗi phương pháp cho phép ta khẳng
định lại rằng: mỗi phương pháp tính giá thành chỉ tỏ ra có hiệu quả khi mà các điều kiện vận động của nó được thoả mãn. Do đó, muốn tính giá thành đầy đủ, hợp lý điều quan trọng là mỗi doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể để lựa chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp.
Chương II:
Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty gốm xây dựng đại thanh
2.1.Đặc điểm chung của Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh
Tên doanh nghiệp: Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh
Tên giao dịch:The Dai Thanh Cremic Company
Địa chỉ: Thanh Trì - Hà Nội
Tổng diện tích: 39 mẫu
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Sau giải phóng miền Bắc, trước nhu cầu về vật liệu để phục vụ cho các công trình công nghiệp và dân dụng, ngày 20/3/1959, Xí nghiệp gạch ngói Đại Thanh (nay là Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh) được thành lập trực thuộc Tổng Công ty Vật Liệu Xây Dựng Hà Nội (nay là Tổng Công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng- Bộ Xây Dựng).
Trong giai đoạn đầu, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sản xuất gạch, ngói lợp. Do tổ chức còn nhỏ nên năm đầu tiên chỉ đạt sản lượng 1 triệu viên.
Thời kỳ 1962-1965, các công cụ và thiết bị tiên tiến đã thay thế dần lao động thủ công. Do đó, năng xuất lao động ngày càng tăng, đưa sản lượng lên gần 4 triệu viên/năm.
Thời kỳ 1965-1975, là thời Xí nghiệp phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty thời kỳ này vẫn là sản xuất ngói lợp, gạch men, gạch thí nghiệm. Các nghành sản xuất được sắp xếp có hệ thống theo dây chuyền sản xuất hợp lý. Đội ngũ cán bộ công nhân từng bước được kiện toàn. Tổng số cán bộ công nhân của Công ty lên đến gần 300 người. Xí nghiệp gạch ngói Đại Thanh đã được Bộ quan tâm đầu tư có chiều sâu. Những yếu tố cơ bản đó kết hợp với một điều kiện khác tạo nên sự chuyển biến đồng bộ trong Xí nghiệp. Sản lượng thực hiện đồng bộ trong Xí nghiệp năm sau cao hơn năm trước. Xí nghiệp liên tục 10 năm liền hoàn thành vượt mức kế hoạch của Nhà nước giao mà đỉnh cao là 3,2 triệu viên ngói và 4 triệu viên gạch men năm 1974.
Thời kỳ 1976 – 1979, phương thức sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa được vận dụng, Bộ chủ trương đưa công suất của Xí nghiệp lên 2 triệu viên/năm. Xí nghiệp tiếp tục được đầu tư mới máy móc thiết bị. Năm 1979, để phát huy năng lực sản xuất, Xí nghiệp đã sát nhập với Xí nghiệp Gạch ngói Hữu Hưng và Nhà máy gạch Từ Liêm. Do chưa phù hợp với năng lực quản lý thời kỳ này nên tháng 7/1980, Xí nghiệp Gạch ngói Đại Thanh lại được tách ra theo yêu cầu nhiệm vụ của nó.
Khi đất nước vừa mới thống nhất, chúng ta đang bước vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế thì bọn bành trướng Trung Quốc âm mưu phá hoại. Tình hình sản xuất của Công ty gặp nhiều khó khăn, những thiếu thốn về vật tư, tiền vốn cộng với cơ chế quản lý quan liêu bao cấp đã gây ra sự trì trệ, bị động trong sản xuất kinh doanh. Những yếu tố này vẫn không cản trở Xí nghiệp nâng sản lượng lên 5 triệu viên/năm.
Do nhu cầu và tốc độ phát triển ngày càng cao của Xí nghiệp, năm 1992, Bộ đã quyết định đổi tên Xí nghiệp Gạch ngói Đại Thanh thành Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh.
Kể từ khi chuyển thành Công ty đến nay, song song với việc đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, hợp lý hoá dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm, Công ty đã nhanh chóng chuyển đổi mặt hàng, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời, Công ty cũng tiến hành sắp xếp kiện toàn lại bộ máy quản lý. Những thay đổi đó đã thổi một luồng sinh khí mới vào Công ty. Công ty luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước đề ra. Sản phẩm của Công ty đang được khách hàng ưa chuộng. Sản lượng thực hiện của Công ty đạt hơn 40 triệu viên/năm.
Hiện nay, Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân trực thuộc Tổng Công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng – Bộ xây dựng, được thành lập theo quyết định số 338-QĐ/HĐBT.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất gạch các loại.
Trải qua 42 năm hình thành và phát triển, Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh đã có nhiều thành tựu đáng kể đặc biệt đời sống người lao động được tăng lên, năng suất lao động ngày càng cao, môi trường làm việc cải thiện đáng kể. Không những thế, Công ty luôn tự đổi mới chính mình: áp dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đổi mới trang thiết bị... những năm gần đây kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từng bước được cải thiện, để đánh giá hoạt động của Công ty ta thông qua 3 số liệu năm 2000-2001-2002:
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tổng sản lượng( viên)
30.600.000
35.263.000
45.000.000
Tổng doanh thu( ngàn đồng)
15.997.985
20.477.421
28.156.454
Thu nhập của người lao động(đồng/người/tháng)
624.004
694.204
800.000
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên, ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty 3 năm 2000-2001-2002 tăng tương đối cao: tổng sản lượng, doanh thu, thu nhập của người lao động tăng đều cho thấy sự lỗ lực hết mình của Công ty trong 2 năm qua. Tuy nhiên, để đạt được kết quả trên là nhờ vào sự cố gắng phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên Công ty. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, khi các doanh nghiệp trong nước phải đương đầu với các loại hàng ngoại nhập giá rẻ, chất lượng khá tốt, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Do vậy, chất lượng- giá cả- tính thẩm mỹ là yêu cầu tối thiểu của người tiêu dùng với sản phẩm, cũng là vấn đề cần giải quyết của các nhà sản xuất.
2.1.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ở Công ty
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh là một doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, gồm nhiều công đoạn chế biến nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Nhưng sản phẩm sản xuất có thể chia làm hai giai đoạn chính là chế biến tạo hình và nung. Mỗi giai đoạn đều được bán thành phẩm, bán thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau. Sản phẩm được sản xuất ra liên tục thường xuyên với khối lượng lớn và cơ cấu sản phẩm đa dạng. Nguyên vật liệu chính để làm gạch là đất và than, mỗi loại gạch có mức độ phức tạp riêng về yêu cầu kỹ thuật sản xuất nhưng chúng đều được sản xuất trên cùng một quy trình công nghệ. Có thể mô tả quy trình công nghệ sản phẩm của Công ty như sau:
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Nguyên vật liệu (đất, than)
Nhập kho sản phẩm hoàn thành
Chế biến tạo hình
Kiểm tra sản phẩm
Phơi đảo
Ra lò sản phẩm
Sấy nung trong lò Tuynel
b)Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty
Ban giám đốc
Phòng kế toán tài chính
Phòng tiêu thụ
Bộ phận sản xuất
Phòng kế hoạch và kỹ thuật
Phòng tổ chức hành chính
Phòng dịch vụ đời sống
Tổ ủi đất
Tổ than
Tổ tạo hình bán thành phẩm
2 tổ phơi đất
2 tổ vận chuyển bán thành phẩm
Tổ cơ khí
Tổ bốc xếp thành phẩm
Tổ vệ sinh công nghiệp
2 tổ ra lò sản phẩm
Tổ đốt lò
Tổ xếp lò
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo:
Do đặc điểm sản xuất tập trung và do là đơn vị hạch toán độc lập nên Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng: đứng đầu là giám đốc Công ty và hai phó giám đốc, sau đó đến các phòng ban và dưới phân xưởng là các tổ sản xuất.
-Ban giám đốc Công ty:
Trong ban giám đốc Công ty, Giám đốc là người đứng đầu, có quyền quyết định và chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty, Giám đốc đại diện cho Công ty trước pháp luật, có trách nhiệm tiếp nhận, bảo toàn và phát triển nguồn vốn do Nhà nước cấp, Giám đốc Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh chịu trách nhiệm cá nhân trước Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm Xây Dựng. Giúp việc cho Giám đốc có hai phó Giám đốc:
-Phó giám đốc kinh tế: chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc sản xuất của Công ty.
-Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm về khâu kỹ thuật đối với sản phẩm sản xuất ra.
-Phòng tài chính kế toán
Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế tài chính của tất cả các bộ phận trong Công ty. Ghi chép và thu thập số liệu từ đầu vào đến đầu ra của quá trình sản xuất, trên cơ sở đó lập các báo cáo thông kê tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính với Giám đốc và các cơ quan chức năng liên quan.
Ngoài ra, phòng kế toán còn giúp Giám đốc trong việc phân tích các hoạt động kinh tế, tính toán hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong Công ty phục vụ tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
-Phòng kế hoạch – kỹ thuật
Phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật. Phòng có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, đồng thời quản lý về công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm, thiết kế khuôn mẫu sửa chữa bảo dưỡng máy móc, đầu tư thiết bị và công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất.
-Phòng tổ chức hành chức hành chính
Có nhiệm vụ tổ chức quản lý, sắp xếp lao động trong Công ty, phòng là nơi lưu trữ các văn bản, hồ sơ quan trọng, giải quyết chế độ chính sách giao cho người lao động.
-Phòng tiêu thụ sản phẩm
Có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm do Công ty sản xuất thông qua đại lý tiêu thụ, hợp đồng tiêu thụ và cung ứng hàng hoá tới tay khách hàng.
-Bộ phận sản xuất
Gồm các tổ sản xuất được giao nhiệm vụ nhất định tới tay theo đúng chức năng của mình.
Tổ tạo hình bán thành phẩm: có nhiệm vụ tổ chức chế biến tạo hình gạch mộc theo kế hoạch và giao cho tổ phơi tại sân cáng đúng yêu cầu kỹ thuật, quản lý sử dụng thiết bị máy móc tạo hình.
Tổ phơi đất: nhận gạch mộc từ tổ tạo hình bán thành phẩm, ký xác nhận cho tổ tạo hình làm cơ sở để tính lương; phơi đảo , dồn cáng chọn.
Tổ vận chuyển bán thành phẩm: chuyển gạch mộc kho từ 10 –14% giao cho tổ xếp lò.
Tổ xếp lò: sửa chữa thường xuyên xe goòng đảm bảo tiêu chuẩn mới được xếp goòng; nhận gạch khô từ 10 – 14% xếp goòng theo đúng yêu cầu kỹ thuật, số lượng, có biên bản giao cho tổ đốt lò.
Tổ đốt lò: nghiệm thu goòng đã đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để đưa vào sấy nung, đảm bảo kỹ thuật giao cho tổ ra lò để phân loại xếp kiêu; quản lý bảo dưỡng thường xuyên máy móc thiết bị thuộc hệ lò nung, lò sấy và cả xe goòng.
Tổ ra lò sản phẩm: nhận goòng từ tổ sấy nung giao cho tổ ra lò; phân loại xếp kiêu theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; nghiệm thu bàn giao cho thủ kho, xác định lượng gạch vỡ thực tế có biên bản cho từng xe, từng ngày làm cơ sở giảm trừ cho thủ kho.
Tổ cơ khí: sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị trong toàn nhà máy.
Tổ ủi đất: ủi đất đã được ngâm ủ vào thùng cấp liệu cho tổ tạo hình bán thành phẩm, sản ủi đổ đất gom thu phục vụ cho xe đổ đất.
Tổ bốc xếp thành phẩm: bốc xếp thành phẩm để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Tổ than: có nhiệm vụ nghiền than, đóng than, xe than lên lò; bảo quản than tránh bị ẩm ướt.
Tổ vệ sinh công nghiệp: luôn giữ cho môi trường làm việc trong sạch, trồng cây xanh trong Công ty, giữ cho kho thành phẩm gọn gàng, sạch sẽ.
-Phòng dịch vụ đời sống
Tổ bảo vệ
Nhà ăn
Nhà trẻ
Phòng y tế
Các phòng ban hoạt động độc lập nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau dưới sự điều hành của Giám đốc và phó Giám đốc Công ty.
Tổ chức bộ máy khoa học này luôn phối hợp với nhau để hoàn thành kế hoạch của Công ty nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ chữ tín với khách hàng nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường, giúp Công ty đứng vững và phát triển không ngừng.
2.1.3.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty
2.1.3.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Phòng kế toán thực hiện toán bộ công tác hạch toán kế toán. Ngoài ra dưới phân xưởng có bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, thực hiện chấm công hằng ngày và chuyển số liệu lên phòng kế toán.
Với đội ngũ kế toán trẻ, năng động hầu hết đều tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, phòng kế toán có tất cả 11 người.
Giữa các phần hành kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, so sánh đối chiếu để đảm bảo các thông tin, số liệu được ghi chép chính xác, kịp thời. Mỗi phần hành kế toán đều được sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng và các phần có quan hệ tương hỗ với nhau, được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ: Bộ máy kế toán của Công ty
Nhân viên hạch toán phân xưởng
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán bán hàng
Kế toán ngân hàng
Kế toán tiền lương
Kế toán thành phẩm
Kế toán vật tư kiêm TSCĐ
Thủ quỹ kiêm thủ kho nội
- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ bao quát quản lý toàn bộ công tác kế toán trong Công ty, theo dõi đôn đốc các kế toán viên hoàn thành công việc của mình kịp tiến độ chung. Tổ chức công tác kế toán sao cho hợp lý, chính xác, mang lại hiệu quả cao. Kế toán trưởng ở Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh còn có nhiệm vụ tính giá thành sản phẩm, lập các báo cáo tài chính, các văn bản cần thiết để nộp cho cấp trên.
- Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm tổng hợp toàn bộ các số liệu tính toán, các chỉ tiêu tổng hợp từ các kế toán viên trước kế toán trưởng và hàng ngày ghi vào sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Kế toán thanh toán: có trách nhiệm về các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp và các khoản thanh toán nội bộ.
- Kế toán bán hàng: do đặc điểm của Công ty là nghiệp vụ bán hàng phát sinh liên tục thường xuyên, với mật độ cao chủ yếu với hình thức gửi bán, bán chịu và bán trực tiếp nên có hai nhân viên bán hàng và một người chuyên viết hoá đơn cùng hỗ trợ kế toán thanh toán theo dõi các khoản thanh toán với khách hàng.
-Kế toán vật tư kiêm TSCĐ: nhiệm vụ tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của TSCĐ, vật tư sử dụng cho sản xuất nhằm cung cấp kịp
thời số liệu cho kế toán tổng hợp. Đồng thời theo dõi tình hình, thực trạng của các TSCĐ trong Công ty.
-Thủ quỹ kiêm thủ kho nội: chịu trách nhiệm theo dõi tình hình tăng giảm của tiền mặt trong quỹ, két và có thông báo hàng ngày cho kế toán trưởng và kế toán tổng hợp, và cũng là người chịu trách nhiệm khi xuất vật tư.
-Kế toán ngân hàng: theo dõi tình hình biến động của tiền gửi, tiền vay tại ngân hàng và lập số liệu chi tiết, tổng hợp từng khoản vay, khoản gửi cho kế toán trưởng và kế toán tổng hợp.
-Kế toán thành phẩm: do đặc thù của Công ty sản xuất nhiều loại gạch, nem xây dựng với số lượng lớn nên khi bán sản phẩm được đưa vào lò cũng như khi ra lò, nhập kho phải có sự kiểm tra, thu thập số liệu hàng ngày và phân loại từng sản phẩm. Vậy nên, kế toán thành phẩm có nhiệm vụ ghi chép và phản ánh số liệu bán thành phẩm và thành phẩm cho kế toán tổng hợp hàng ngày.
-Nhân viên phân xưởng: làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhận chứng từ, chấm công...sau đó chuyển số liệu lên phòng kế toán.
2.1.3.2.Hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng
Là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa, bộ máy kế toán chưa được chuyên môn hoá sâu và để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty và yêu cầu quản lý, Công ty sử dụng hình thức sổ Nhật ký chung. Đây là hình thức đơn giản, dễ làm rất thuận lợi cho việc cơ giới hoá trong việc tính toán, sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán. Phần mềm kế toán Công ty sử dụng là Fast Accounting, phần mềm này được sử dụng phổ biến trong toàn thể Tổng Công ty.
Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh theo thứ tự thời gian vào một quyển sổ gọi là Nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào Nhật ký chung kế toán lấy số liệu để ghi vào sổ cái. Mỗi
bút toán phản ánh trong sổ Nhật ký được chuyển vào sổ cái ít nhất cho hai tài khoản có liên quan. Đối với các tài khoản chủ yếu, phát sinh nhiều nghiệp vụ, có thể mở các nhật ký phụ. Cuối tháng hoặc định kỳ cộng
các Nhật ký phụ, lấy số liệu ghi vào Nhật ký chung hoặc vào thẳng Sổ cái. Trình tự ghi sổ của Công ty như sau:
Trình tự ghi sổ kế toán – hình thức Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ, thẻ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Hệ thống sổ sử dụng của Công ty bao gồm:
- Sổ nhật ký chung: Căn cứ để ghi sổ này là các chứng từ kế toán, hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán tổng hợp định khoản và ghi vào sổ này theo trình tự thời gian.
- Sổ cái tài khoản: Số lượng sổ cái bằng với số lượng tài khoản tổng hợp, căn cứ để ghi sổ cái là số liệu trên sổ Nhật ký chung, định kỳ ghi là cuối mỗi tháng.
-Hệ thống sổ chi tiết: thẻ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết tiền vay, sổ chi tiết vốn bằng tiền, các khoản đầu tư, sổ chi tiết giá thành...
Hiện nay, Công ty áp dụng kỳ kế toán theo tháng, niên độ kế toán theo năm dương lịch và không mở sổ Nhật ký đặc biệt.
2.2.Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh.
2.2.1.Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty
Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh là doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ phức tạp, kiểu chế biến liên tục gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Sản phẩm trải qua hai giai đoạn: chế biến tạo hình và nung. Sản phẩm của Công ty là các loại gạch xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống...Nó có độ bền cao,mẫu mã đa dạng, có khả năng cách âm, cách nhiệt...như gạch: R60, gạch đặc, gạch nem, gạch lá dừa... Trong đó, chi phí sản xuất sản phẩm chiếm khoản 70% trong tổng chi phí toàn doanh nghiệp. Đây là khoản chi phí quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được liên tục và nó là một tỷ trọng phù hợp trong doanh nghiệp sản xuất. Khác với các doanh nghiệp sản xuất khác, chi phí nguyên vật liệu chính đáng nhẽ ra phải chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nhưng ở Công ty nó chỉ chiếm khoảng 30%. Chi phí nhân công là một khoản chi phí cần thiết, nó chiếm tỷ trọng tương đối lớn . Doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm cuối cùng và theo thời gian. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp được tập hợp theo từng phân xưởng.
Với cách phân loại chi phí theo công dụng kinh tế thì nội dung chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm của Công ty bao gồm các khoản mục sau:
( 1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
-Chi phí nguyên vật liệu chính:
+Chi phí đất sét
+Chi phí nhiên liệu (than)
+Chi phí về điện năng
-Chi phí vật liệu phụ (dầu, mỡ)
( 2) Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương, các khoản trích theo lương (KPCĐ, BHXH, BHYT)
( 3) Chi phí sản xuất chung
Chi phí nhân viên phân xưởng: tiền lương nhân viên phân xưởng, các khoản trích theo lương.
Chi phí vật liệu phân xưởng: than, đất, dầu...
Chi phí dụng cụ phân xưởng: cuốc, xẻng, xe kéo, khuôn gạch, cà lê, mỏ lết, bảo hộ lao động...
Chi phí khấu hao TSCĐ: máy móc thiết bị, nhà cửa...
Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện dùng cho vận hành máy móc sản xuất được trả theo số tiền do giấy báo trả tiền của Sở điện lực, bảo dưỡng, bảo hành máy móc, vận chuyển nguyên vật liệu về kho...
Chi phí bằng tiền khác: tiếp khách, công tác phí, làm thêm ca, chi phí bồi dưỡng cán bộ đào tạo nâng cao tay nghề, nghiên cứu cải tiến lao động...
2.2.2.Đối tượng kế toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành tại Công ty
-Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty:
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Lựa chọn chính xác đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có tác dụng hạch toán chính xác, kịp thời chi phí sản xuất , phục vụ tốt cho công tác tính giá thành sản phẩm.
Nhận thức rõ điều này, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh rất được coi trọng.
Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh là doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, xuất phát từ đặc điểm về quy trình công nghệ, để đáp ứng được các yêu cầu và trình độ quản lý và để thuận tiện cho công tác hạch toán chi phí sản xuất đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty được xác định là nhóm sản phẩm của từng giai đoạn chế biến, nung.
-Đối tượng và kỳ tính giá thành tại Công ty:
Với đặc điểm sản xuất phức tạp, sản phẩm sản xuất ra thường xuyên với khối lượng lớn, cơ cấu sản phẩm đa dạng, sản phẩm phải trải qua hai giai đoạn chế biến, kết quả sản xuất của giai đoạn trước là đối tượng sản xuất của giai đoạn sau nên đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng tức là từng viên gạch. Đó là đơn vị phù hơp với đặc thù sản xuất của Công ty.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất sản phẩm và điều kiện cụ thể ở Công ty, kỳ tính giá thành được xác định là cuối mỗi tháng.
2.2.3.Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
2.2.3.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đặc điểm nổi bật của chi phí sản xuất ở Công ty là chi phí nguyên vật liệu chính không chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất (khoảng 30%), do chi phí để mua than, đất không lớn so với các khoản chi khác. Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty mua ngoài theo giá thị trường, do vậy mà công tác quản lý và hạch toán vật liệu ở Công ty luôn được quan tâm đúng mức.
-Khi nhập vật tư: phải thành lập ban
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0580.doc