MỤC LỤC
Lời mở đầu
Danh mục viết tắt
CHƯƠNG 1: Giới thiệu về công ty TNHH SX- TM – DV May Huỳnh Gia
1.1. Sơ lược về lịch sử công ty
1.1.1. Khái quát về công ty
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ
1.1.3.1. Chức năng
1.1.3.2. Nhiệm vụ
1.1.4. Quá trình sản xuất
1.1.4.1. Quy trình sản xuất
1.1.4.2. Giải thích quy trình
1.2. Tổ chức bộ máy
1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy
1.2.2. Mối quan hệ giữa các phòng ban
1.3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ máy kế toán
1.3.3. Hình thức kế toán áp dụng
1.3.3.1. Tài khoản sử dụng
1.3.3.2. Hình thức sổ kế toán
CHƯƠNG 2: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1. Một số vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh
2.1.1.2. Khái niệm về giá thành sản phẩm
2.1.2. Phân loại
2.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất
2.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
2.1.3. So sánh chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.1.4. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
2.1.4.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
2.1.4.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng
tính giá thành
2.1.5. Kỳ tính giá thành sản phẩm
2.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
2.2.1.1. Khái niệm
2.2.1.2. Các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
2.2.2. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
CHƯƠNG 3: Thực tế công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty
3.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại đơn vị
3.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
3.1.1.1. Hạch toán chi tiết
a. Khái niệm
b. Nguyên tắc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
3.1.1.2. Hạch toán tổng hợp
3.1.2. hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
3.1.2.1. Hạch toán chi tiết
a. Khái niệm
b. Nguyên tắc hạch toán
c. Mức phân bổ tiền lương
3.1.2.2. Hạch toán tổng hợp
a. Chứng từ sử dụng
b. Tài khoản sử dụng
c. Phương pháp hạch toán
d. Trình tự hạch toán
3.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
3.1.3.1. Hạch toán chi tiết
a. Khái niệm
b. Nội dung của chi phí sản xuất chung
c. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất chung
3.1.3.2. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung
a. Chứng từ sử dụng
b. Tài khoản sử dụng
c. Phương pháp hạch toán
d. Trình tự hạch toán
3.2. Tổng hợp chi phí sản xuất và kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
3.2.1. Khái niệm
3.2.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
3.2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất
3.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
3.3. Kế toán tính giá thành sản phẩm
3.3.1. Khái niệm
3.3.2. Phương pháp tính giá thành
CHƯƠNG 4: Nhận xét và kiến nghị
4.1. Nhận xét
4.2. Kiến nghị
Kết luận:
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
47 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2523 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ may Huỳnh Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó, chi phí cũng được phân loại theo nhiều phương thức khác nhau.
- Tuy nhiên, đối với công ty Huỳnh Gia, để phục vụ cho nhu cầu tính giá thành, công ty đã phân loại chi phí sản xuất theo công cụ kinh tế của chi phí.
- Đặc điểm của cách phân tích này là: căn cứ vào mục đích và công cụ của chi phí có cùng mục đích và công dụng vào cùng một khoản mục chi phí, không phân biệt nội dung kinh tế.
- Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất là những chi phí tham gia trực tiếp và gián tiếp và quá trình chế tạo ra sản phẩm, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất. Chi phí sản xuất theo cách phân loại này gồm các khoản mục chi phí:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí cấu thành nên thực thể của sản phẩm hoặc góp phần tạo nên thực thể của sản phẩm. Bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu chính: vải các loại
Chi phí nguyên vật liệu phụ: thun, chỉ, nhãn...
Năng lượng: điện...
Chi phí phân công trực tiếp: là chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
Bao gồm:
Chi phí về tiền lương
Tiền công
Tiền làm thêm giờ
Phụ cấp
Tiền ăn giữa ca.
Chi phí sản xuất chung: là những chi phí liên quan đến việc tổ chức, quản lý và phục vụ trong phạm vi phân xưởng sản xuất, bộ phận sản xuất.
ð Tác dụng: Việc phân loại này nhằm quản lý sản xuất kinh doanh theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, lập tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất kinh doanh và lập kế hoạch giá thành cho kỳ sau, cung cấp số liệu cho việc lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
2.1.2.2. Phân loại giá thành thành sản phẩm:
Phân loại giá thành giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốt hơn giá thành sản phẩm kế toán đã:
Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời gian để tính giá thành theo giá thành định mức.
Giá thành định mức là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Nó là cơ sở để tính giá hiệu quả của một hoạt động sản xuất kinh doanh, là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo để xác định hiệu quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà công ty đã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Giá thành định mức được thiết lập vào thời điểm trước khi công ty tiến hành sản xuất.
Căn cứ vào phạm vi các chi phí tính nhập vào giá thành, kế toán tính giá thành sản phẩm sản xuất là giá thành được tính toán dựa trên cơ sở các chi phí sản xuất trong phạm vi phân xưởng gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung.
2.1.3. So sánh chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối liên quan mật thiết với nhau, là hai yếu tố cần và có. Trong đó, đối với chi phí sản xuất thì có tính vận động liên tục gắn liền với sự vận động của quá trình sản xuất, còn giá thành sản phẩm thì là thời điểm giới hạn của chi phí sản xuất, gắn liền với kết quả sản xuất.
2.1.4. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
2.1.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau về nội dung kinh tế, công dụng, địa điểm phát sinh. Yêu cầu hạch toán đòi hỏi các chi phí được tập hợp theo đúng các yếu tố khoản mục đã quy định và theo một giới hạn nhất định nhằm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
Vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định phạm vi mà chi phí sản xuất cần được tập hợp vào để phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí và cung cấp số liệu cho việc tính toán giá thành sản phẩm.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong công ty là nơi phát sinh chi phí trong toàn doanh nghiệp hay là đối tượng chịu chi phí như sản phẩm.
Tuy nhiên để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần phải căn cứ vào:
w Tính chất sản xuất
Địa bàn sản xuất
Đặc điểm quy trình công nghệ
Loại hình sản xuất
Tổ chức sản xuất
Đặc điểm sản phẩm
Yêu cầu của công tác tính giá thành sản phẩm
Yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp
Trình độ của kế toán
Từ những đặc điểm trên, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể xác định là từng phân xưởng, từng giai đoạn công nghệ, từng sản phẩm, nhóm sản phẩm hoặc theo đơn đặt hàng.
Trong công tác kế toán, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu về chi phí sản xuất, xây dựng hệ thống sổ chi tiết về chi phí sản xuất, xây dựng quy trình kế toán chi phí sản xuất.
2.1.4.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Đối tượng giá thành sản phẩm là những sản phẩm, bán thành phẩm đã hoàn toàn đòi hỏi phải xác định giá thành và giá thành đơn vị trong một kỳ nhất định. Xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vi giới hạn tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm.
Để xác định đối tượng tính giá thành, doanh nghiệp cần căn cứ vào các đặc điểm sau:
Đặc điểm của giá thành sản phẩm.
Trình độ khả năng, phương tiện xử lý thông tin của người làm công tác kế toán.
Yêu cầu công tác quản lý của doanh nghiệp.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm thường được chọn là sản phẩm đã hoàn thành, chi tiết hoặc bộ phận của sản phẩm.
2.1.4.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành:
Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất giản đơn.
Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tình giá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất tạo ra sản phẩm.
Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, sản xuất theo giai đoạn.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giúp kế toán thiết lập quy trình kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm.
2.1.5. Kỳ tính giá thành sản phẩm:
Kỳ tính giá thành là một khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành.
Một công ty muốn tính được giá thành họ phải xác định kỳ tính giá thành. Việc xác định kỳ tính giá thành phụ thuộc tính chất, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp và yêu cầu hạch toán. Thông thường doanh nghiệp lựa kỳ tính giá thành là tháng, quý, hoặc thời gian kết thúc một đơn đặt hàng, một lô hàng…
Do đó, đôi khi có trường hợp kết thúc một kỳ kế toán nhưng chưa kết thúc kỳ tính giá thành thì chi phí sản xuất vẫn được tổng hợp nhưng không tính giá thành sản phẩm.
2.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
2.2.1.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
2.2.1.1. Khái niệm:
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là hệ thống những cách được sử dụng để tổng hợp và phân tích các chi phí sản xuất theo các khoản mục giá thành và theo đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
.Các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
Tuỳ thuộc vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất lựa chọn mà có các phương pháp sau:
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết, bộ phận sản phẩm.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặc hàng.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo bộ sản xuất.
Dựa trên đối tượng kế toán đã xác định phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo từng bộ phận sản xuất và đến cuối tháng kế toán giá thành sẽ tiến hành phân bổ chi phí sản xuất cho từng mặc hàng.
2.2.2. Trình trự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Để đáp ứng yêu cầu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhanh chóng, kịp thời, chính xác các chi phí chi ra trong quá trình sản xuất phải được tập hợp theo một trình tự hợp lý, khoa học phù hợp với đặc điểm sản xuất sản phẩm của từng doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các phân xưởng, bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp. Quá trình này trong các doanh nghiệp sản xuất thường trải qua các bước chủ yếu sau đây:
Bước 1: tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng.
Bước 2: tính toán và phân bổ lao vụ của các nghành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ.
Bước 3: tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các loại sản phẩm có liên quan.
Bước 4: kiểm tra và đánh giá các loại sản phẩm đở dang cuối kỳ theo các phương pháp thích hợp.
Bước 5: tính giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho theo công thức.
Giá thành chi phí sx chi phí sx chi phí sx các khoản
sản phẩm = dở dang + phát sinh - dở dang - làm giảm
hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ giá thành
trong kỳ
CHƯƠNG 3: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY
3.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại đơn vị:
3.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
3.1.1.1. Hạch toán chi tiết:
a. Khái niệm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí nguyên liệu, vật liệu có tác dụng trực tiếp đến quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm, trực tiếp dùng cho việc sản xuất sản phẩm.
Bao gồm:
Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm: là cơ sở cấu thành thực thể sản phẩm.
Vật liệu phụ, vật liệu khác trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm.
b. Nguyên tắc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Công ty TNHH SX – TM – DV Huỳnh Gia là một công ty chuyên sản xuất hàng may mặc, các sản phẩm tạo ra là những bộ đồ tắm nên nguyên vật liệu chính là các loại vải, vì vậy chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Đây là một chi phí có ảnh hưởng đáng kể đến giá thành, chiếm khoảng 70% - 80% giá thành sản phẩm. Do vậy, kế toán cần phải đặc biệt chú trọng đến nguyên vật liệu nhằm phản ánh chính xác giá thành.
Hiện tại, công ty TNHH SX – TM – DV Huỳnh Gia là một công ty mới thành lập, các mặt hàng sản xuất chưa ra nhiều lắm và mẫu mã còn hạn chế do công ty có quy mô nhỏ nên chỉ sử dụng 3 loại vải với nhiều mình vải khác nhau, trong đó gồm có bông và màu đủ loại để có thể sản xuất ra những bộ đồ tắm phục vụ cho người lớn lẫn trẻ em và công ty đang chuẩn bị đưa vào thử những loại vải mới với chất lượng tốt. Công ty sản xuất theo nhiều yêu cầu khác nhau như: theo đơn đặt hàng trong và ngoài nước và cũng để xuất bán lẽ thuộc bộ phận bán hàng của công ty.
Vì công ty sản xuất đồ tắm nên các nguyên vật liệu chính cho sản phẩm sản xuất của công ty là vải coton hay còn gọi là vải tám, nó được làm bằng bông là chất liệu thiên nhiên, và nguyên vật liệu phụ là chỉ tơ dùng cho vắt sổ và chỉ coton dùng cho may đồ với nhiều màu sắc và số lượng khác nhau. Ngoài ra, để các máy móc như: máy may, máy vắt sổ chạy tốt còn cần có dầu và điện.
Tuy nhiên để cung ứng nguyên vật liệu kịp thời cho tiến độ sản xuất, không làm gián đoạn đến quá trình sản xuất, công ty có các kho như: kho vải và kho chỉ.
Thông qua bộ phận tiếp thị và kinh doanh, phó giám đốc kinh doanh nhận các đơn đặt hàng đã được ký kết và xây dựng kế hoạch sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm đúng yêu cầu và đúng thời hạn giao hàng.
Trong khi đó phòng kỹ thuật thì thông qua phòng kế hoạch sản xuất, dựa vào các mẫu yêu cầu, hay họ phải tự thiết kế ra những mặt hàng để cải tiến mẫu mã, cung cấp cho người tiêu dùng và họ phải lập một số phiếu công nghệ. Phiếu này quy định về các quy cách sản phẩm như: khổ vải, loại vải, kiểu đồ, số lượng, và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, định mức nguyên vật liệu sử dụng….
Trở lại phòng kinh doanh căn cứ vào bảng định mức (nhu cầu sử dụng vật tư) được duyệt làm tờ trình báo giá thành và được cấp trên duyệt lại, cân đối vật tư còn tồn kho để tính giá thành cuối tháng cho sản phẩm.
Khi vật tư về kho phòng kinh doanh căn cứ vào hoá đơn tài chính, biên bản kiểm nghiệm vật tư về số lượng và chất lượng và sau đó lập phiếu nhập kho. Sau khi hoàn tất họ chuyển toàn bộ hoá đơn cho phòng kế toán để theo dõi.
Một công ty có thể chọn một phương pháp trong công tác kế toán tính giá vật liệu xuất kho theo nhiều phương pháp, tuy nhiên đối với công ty TNHH SX – TM – DV Huỳnh Gia, công ty đã áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong công tác kế toán nguyên vật liệu, tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng nhằm giảm bớt công việc cho các nhân viên kế toán và chú trọng hơn đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
v Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
3.1.1.2.Hạch toán tổng hợp:
Chứng từ sử dụng:
- Căn cứ vào yêu cầu vật tư của các bộ phận sản xuất, thủ kho tiến hành xuất kho vật tư. Sau đó căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ…kế toán tiến hành tập hợp và lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. Căn cứ vào bảng phân bổ này, kế toán phản ánh vào sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NVL TRỰC TIẾP
Phân xưởng:
Tên SP, dịch vụ:
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Ghi Nợ TK 621 “ Chi phí NVL trực tiếp”
Số hiệu
Ngày tháng
Tổng số
NVL chính
NVL phụ
Nhiên liệu
…
Cộng số phát sinh
Ghi Có TK 621
Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 621: “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để tập hợp tất cả các tài khoản chi phí nguyên vật liệu đã sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm.
Kết cấu tài khoản này như sau:
TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Trị giá thực tế nguyên - Trị giá nguyên vật liệu
vật liệu xuất dùng cho sử dụng không hết nhập
sản xuất sản phẩm lại kho.
trong kỳ. - Giá trị phế liệu thu hồi.
- Phân bổ và kết chuyển
chi phí vào các tài khoản
có liên quan.
- Tuy nhiên đối với tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự hạch toán:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU
TRỰC TIẾP
TK 152 TK 621 TK 152(611)
1 4
TK 611
TK 154
2
5
TK331,111,112
3
X
1/ Giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng sản xuất sản phẩm trong kỳ.
2/ Giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất trong kỳ dùng sản xuất sản phẩm trong kỳ.
3/ Mua nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm.
4/ Trị giá phế liệu sử dụng không hết nhập lại kho, giá trị phế liệu thu hồi.
5/ Phân bổ và kết chuyển chi phí vào các tài khoản có liên quan.
Khi xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 621 ( Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
Có TK 152 ( Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng)
Nếu như công ty mua nguyên vật liệu rồi đưa vào sản xuất, không qua nhập kho, căn cứ vào giá gốc của nguyên vật liệu kế toán ghi:
Nợ TK 621 ( Giá gốc của nguyên vật liệu mua vào)
Nợ TK 133(1) ( Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ)(nếu có)
Có TK 111,112,142,331
Cuối kỳ, nếu có nguyên vật liệu sử dụng không hết thì tùy theo từng trường hợp cụ thể, kế toán phản ánh:
Nếu công ty nhập nguyên vật liệu sử dụng không hết vào lại kho, căn cứ vào báo cáo vật tư còn lại cuối kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 152 ( Giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết)
Có TK 621 ( Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
Nếu doanh nghiệp để lại nguyên vật liệu sử dụng không hết tại phân xưởng, bộ phận sản xuất kỳ sau sử dụng tiếp, căn cứ vào báo cáo vật tư cuối kỳ, kế toán sử dụng bút toán đỏ để phản ánh:
Nợ TK 621 ( Bút toán đỏ)
Có TK 152 ( Bút toán đỏ)
Cuối kỳ nếu có phế liệu thu hồi, căn cứ vào giá trị phế liệu thu hồi nhập kho, kế toán phản ánh:
Nợ TK 152 ( Giá trị phế liệu thu hồi)
Có TK 621 ( Chi phí NVL trực tiếp)
Cuối kỳ kế toán tính toán, phân bổ để kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế cho đối tượng chịu chi phí, ghi:
Nợ TK 154 ( chi phí sản xuất kinh doanh dở dang)
Có TK 621 ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
Đơn vị sản xuất có nhu cầu căn cứ vào lệnh sản xuất hoặc kế hoạch sản xuất và bằng định mức mà ghi vào phiếu xuất kho rõ ràng về ngày tháng năm, chủng loại vật tư, mã số vật tư, nội dung xuất dùng cho mặt hàng, đơn hàng trình cho phó giám đốc kỹ thuật sản xuất duyệt sau đó chuyển qua thủ kho để xuất vật tư.
Thủ kho phát phiếu xuất kho và lưu vào thẻ kho.
Khi nhận phiếu xuất kho, kế toán nhập số liệu, giá xuất vật liệu vào máy tính và điền vào phiếu xuất kho. Với sự trợ giúp của máy tính, cuối tháng kế toán chỉ cần in ra các bảng tổng hợp chi tiết vật tư, đối chiếu với thống kê vật tư ở công ty.
Cuối tháng, kế toán sản xuất dựa vào số liệu trên sổ tổng hợp tài khoản 621, tiến hành phân bổ cho từng loại hàng, và tính giá thành sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí.
Trường hợp nguyên vật liệu được sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau kế toán tiến hành phân bổ theo các tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức có thể sử dụng định mức tiêu hao cho từng loại sử dụng, hệ số phân bổ được qui định:
Mức phân bổ Tổng trị giá NVL thực tế xuất khối lượng của
CPNVL trực = x từng đối
tiếp cho từng Tổng khối lượng của các đối tượng tượng đã xác
đối tượng được xác định theo 1 tiêu thức nhất định định
VD: theo sổ chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp của công ty:
BẢN PHÂN BỔ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP CHO SẢN PHẨM
DIỄN GIẢI
ĐƠN VỊ TÍNH
SỐ LƯỢNG
ĐẦM BÉ LIỀN
SỐ LƯỢNG
ĐẦM LỚN RỜI
TỔNG NVL XUẤT
1500
Đơn giá
Thành tiền
8000
Đơn giá
Thành tiền
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
NVL chính
Kg
512000000
176000000
Vải các loại
Kg
3200
160000
512000000
950
160000
152000000
4150
160000
664000000
Vải lót
Kg
300
80000
24000000
300
80000
24000000
Phụ liệu
6150000
5984000
Thun
Mét
22500
260
5850000
22400
260
5824000
44900
260
11674000
Nhãn thành phần
Cái
15000
10
150000
8000
10
80000
23000
10
230000
Nhãn made in VN
Cái
15000
10
150000
8000
10
80000
23000
10
230000
Chỉ may các loại
Tơ
Kg
30
32500
975000
20
32500
650000
50
32500
1625000
Conton
Cuộn
60
4000
240000
40
4000
160000
100
4000
400000
Hạch toán như sau:
ĐẦM BÉ LIỀN
1/ Nợ TK 621 3150 x 160.000 = 504.000.000
Có TK 1521 504.000.000
2/ Nợ TK 1521 50 x 160.000 = 8.000.000
Có TK 621 8.000.000
ĐẦM LỚN RỜI
1/ Nợ TK 621 167.040.000
Có TK 1521 ( vải may) 912 x 160.000 = 145.920.000
Có TK 1522 ( vải lót) 264 x 80.000 = 21.120.000
2/ Nợ TK 1521 ( vải may) 38 x 160.000 = 6.080.000
Nợ TK 1522 ( vải lót) 36 x 80.000 = 2.880.000
Có TK 621 8.960.000
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN
ĐẦM BÉ LIỀN
1521 621 1521
512.000.000 8.000.000
Trị giá vải xuất dùng dùng không hết nhập lại kho
154
504.000.000
Kết chuyển chi phí
NVL trực tiếp
ĐẦM LỚN RỜI
1521 621 1521
145.920.000 6.080.000
Trị giá vải xuất dùng Vải dùng không hết
nhập lại kho
1522
1522 2.880.000
21.120.000 VL phụ tùng không hết
nhập lại kho
Trị giá vật liệu phụ xuất
dùng 154
158.080.000
Kết chuyển CPNVL TT
3.1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
3.1.2.1. Hạch toán chi tiết:
a. Khái niệm:
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả người lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp như: lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, TCTN), tiền ăn giữa ca.…
b. Nguyên tắc hạch toán:
Đối với chi phí nhân công trực tiếp có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí thì kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng có liên quan.
Nếu chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng có liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí thì phân bổ áp dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp theo các tiêu thức sau:
Đối với tiền lương chính của công nhân sản xuất thì tiêu thức phân bổ là: tiền lương định mức, chi phí tiền lương kế hoạch, giờ công định mức hoặc giờ công thực tế, sản lượng sản xuất.
Đối với tiền lương phụ phân bổ theo tiền lương chính.
c. Mức phân bổ tiền lương:
Do tiền lương công nhân liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không xác định một cách trực tiếp cho từng đối tượng thì phải phân bổ theo nhiều tiêu thức phù hợp.
Tiêu thức phân bổ tiền lương như sau:
Mức phân bổ CP tiền Tổng tiền lương Tỷ lệ phần
lương của CN trực = CN của từng x trăm của từng
tiếp cho từng đối tượng đối tượng đối tượng
3.1.2.2. Hạch toán tổng hợp:
a. Chứng từ sử dụng:
Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, BHXH, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương vào bảo hiểm xã hội cho các đối tượng sử dụng.
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Phân xưởng:
Tên SP, dịch vụ:
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Ghi Nợ TK 622 “ Chi phí NC trực tiếp”
Số hiệu
Ngày tháng
Tổng số
Lương chính
Lương phụ
BHXH
…
Cộng số phát sinh
Ghi Có TK 622
b. Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 622- “chi phí nhân công trực tiếp”, để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình lao động sản xuất.
TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp Phân bổ và kết chuyển chi phí
phát sinh trong kỳ nhân công trực tiếp cho các đối
tượng chịu chi phí có liên quan
c. Phương pháp hạch toán:
Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương, tính tiền lương bao gồm: lương chính, lương phụ, phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện lao vụ để tập hợp và phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan và ghi:
Nợ TK 622 ( chi phí nhân công trực tiếp)
Có TK 334
Tiền ăn ca phải trả công nhân trực tịếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện lao vụ:
Nợ TK 622 ( chi phí nhân công trực tiếp)
Có TK 334
Trường hợp doanh nghiệp có thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, căn cứ vào mức trích trước kế toán ghi:
Nợ TK 622 ( chi phí nhân công trực tiếp)
Có TK 335
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, TCTN theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, tính vào chi phí.
Nợ TK 622 ( chi phí nhân công trực tiếp)
Có TK 338 (3382,3383,3384,3388)
Cuối kỳ kế toán tính toán, phân bổ để kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp thực tế cho các đối tượng chịu chi phí, ghi:
Nợ TK 154 ( chi phí SXKD dở dang)
Có TK 622 ( chi phí nhân công trực tiếp)
d. Trình tự hạch toán:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
TK 334 TK 622- Chi phí NC TT TK- 154
TL chính, phụ, phụ cấp, tiền
ăn giữa ca phải trả CNSX cuối kỳ phân bổ và kết
chuyển chi phí vào các
TK 335 tài khoản có liên quan
Trích trước tiền lương nghỉ
phép của CNSX
TK 338
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ,
TCTN
theo tiền lương của CNSX
Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp:
Tên sản phẩm
Số lượng
Số tiền/ bộ
Tiền lương
Đơn vị
Đầm bé liền
15.000
10.500
157.000.000
210
Đầm lớn rời
8.000
24.000
192.000.000
800
Do quy trình công nghệ của từng loại thành phẩm khác nhau nên tiền lương của mỗi loại sản phẩm cũng khác nhau:
+ Đầm bé liền:
Vải cắt vắt sổ ráp SP hoàn thành
+ Đầm lớn rời:
Vải cắt vắt sổ may lót may thun ráp SP hoành thành
ví dụ : Dựa vào bảng chi tiết chi phí nhân công trực tiếp:
BẢNG THANH TOÁN LUƠNG CÔNG NHÂN THÁNG 04/2010
Sản phẩm
Số lượng sản phẩm
Đơn giá
/bộ
Lương
sản phẩm
Tiền cơm
Tiền lễ
phép
Khấu trừ
Thực lãnh
Ký nhận
BHXH
BHYT
TCTN
Đầm bé liền
15.000
10.500
157.500.000
250.000
5.000.000
7.875.000
1.050.000
525.000
153.300.000
Đầm lớn rời
8.000
24.000
192.000.000
150.000
3.000.000
9.600.000
1.280.000
640.000
183.630.000
Tổng
349.500.000
450.000
8.000.000
17.475.000
2.330.000
1.165.000
336.930.000
Hạch toán như sau:
Phân xưởng 1: Đầm bé liền
1/ Nợ TK 622 157.500.000
Có TK 334 157.500.000
2/ Nợ TK 622 250.000
Có TK 334 250.000
3/ Nợ TK 622 5.000.000
Có TK 335 5.000.000
4/ Nợ TK 622 9.450.000
Có TK 338 9.450.000
5/ Nợ TK 154 172.750.000
Có TK 622 172.750.000
Phân xưởng 2: Đầm lớn rời
1/ Nợ TK 622 192.000.000
Có TK 334 192.000.000
2/ Nợ TK 622 150.000
Có TK 334 150.000
3/ Nợ TK 622 3.000.000
Có TK 335 3.000.000
4/ Nợ TK 622 11.520.000
Có TK 338 11.520.000
5/ Nợ TK 154 206.670.000
Có TK 622 206.670.000
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN
ĐẦM BÉ LIỀN
TK 334 TK 622 TK 154
157.750.000
172.750.000
TK 338
9.450.000
TK 335
5.000.000
ĐẦM LỚN RỜI
TK 334 TK 622 TK 154
192.150.000 206.670.000
TK 338
11.520.000
TK 335
3.000.000
3.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung:
3.1.3.1. Hạch toán chi tiết:
a. Khái niệm:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh có liên quan đến việc tổ chức quản lý và phục vụ sản xuất ở các bộ phận hoặc ở phân xưởng sản xuất.
b. Nội dung của chi phí sản xuất:
Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương… của nhân viên phân xưởng sản xuất.
Chi phí vật liệu: gồm những chi phí vật liệu dùng chung cho cả phân xưởng như: nhiên liệu, vật liệu phụ…
Chi phí dụng cụ sản xuất: như khuôn mẫu đúc, dụng cụ cầm tay…
Chi phí khấu hao tài sản cố định: gồm chi phí khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng và các tài khoản cố định sử dụng ở phân xưởng sản xuất phục vụ cho việc trực tiếp chế tạo ra sản phẩm.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các chi phí về điện, nước, điện thoại, sửa chữa tài sản cố định…
Chi phí khác bằng tiền: phản ánh các chi phí khác ngoài chi phí kể trên như chi phí gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại cty TNHH SX- TM – DV May Huỳnh Gia - kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.doc