Doanh nghiệp sản xuất giản đơn: Thường là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một số ít hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có nhưng không đáng kể như: các doanh nghiệp khai thác than, hải sản. các doanh nghiệp sản xuất động lực như: Điện, nước, khí đốt. do đó số lượng mặt hàng ít nên việc hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất được mở một sổ (thẻ) hạch toán chi phí sản xuất. Công việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp (giản đơn) hoặc phương pháp liên hợp.
- Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng: Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng của khach hàng, đối tượng tính giá thành sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như: Phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp liên hợp.
76 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng Lũng Lô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty,
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty xây dựng Lũng Lô
Do đặc điểm của ngành xây dựng nói chung và đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý nói riêng, Công ty tổ chức công tác kế toán theo một chu trình nửa tập trung, nửa phân tán.Kế toán công trường làm nhiệm vụ ghi chép và theo dõi tập trung từ chứng từ gốc (ban đầu) về toàn bộ chi phí thi công phát sinh tại công trình để chuyển về Phòng tài vụ Công ty. Phòng sẽ tổng hợp tài liệu, lập sổ sách để tính giá thành sản phẩm cuối cùng, xác định kết quả chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước. Được thể hiện qua sơ đồ11:
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty như trên là phù hợp với điều kiện của công ty, đảm bảo tính khả thi của chế độ kế toán trong thực tiễn hoạt động cuả công ty, giúp cho việc cung cấp thông tin cho quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Trên góc độ tổ chức công tác kế toán, việc tổ chức bộ máy kế toán như trên đảm bảo nguyên tắc đối chiếu, kiểm tra của kế toán và không vi phạm nguyên tắc
Kế toán trưởng
Kế toán vốn bằng tiền, vốn vay và thanh toán
Kế toán tiền lương và thanh toán BHXH
Kế toán công trường
Kế toán TSCĐ, VL, công cụ, dụng cụ
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Kế toán tổng hợp và kiểm tra kế toán
Trưởng ban kế toán
Kế toán vốn bằng tiền, vốn vay,và
thanh toán toántoán
Kế toán tiền lương và thanh toán BHXH
Kế toán công trường
Kế toán TSCĐ, VL, công cụ, dụng cụ
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Kế toán tổng hợp và kiểm tra kế toán
Sơ đồ11: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty xây dựng Lũng Lô
bất kiêm nhiệm trong phân công lao đông kế toán.
1.3.2 Hệ thống tài khoản sử dụng
Hiện nay, Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất thực hiện theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, quyết định số 1141-TC/CĐKT ngày 01/11/1995; cùng với chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp, quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 do Bộ tài chính ban hành. Đồng thời công ty mở chi tiết một số tài khoản nhằm quản lý cụ thể và phục vụ yêu cầu quản trị của công ty.
1.3.3. Tổ chức công tác kế toán của Công ty xây dựng Lũng Lô
Công ty đã áp dụng hình thức sổ “Nhật ký chung” để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo ngày. Các sổ kế toán tổng hợp được sử dụng gồm:
- Sổ Nhật ký chung: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian, là căn cứ để vào Sổ cái các tài khoản liên quan.
- Sổ cái: Là sổ tổng hợp để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài
khoản kế toán. Số liệu ghi trên sổ cái để kiểm tra, đối chiếu với số liệu ghi trên các sổ thẻ kế toán chi tiết, đồng thời là cơ sở để lập báo cáo tài chính cuối năm.
- Sổ chi tiết: Là các sổ mở theo yêu cầu quản lý nhằm chi tiết hoá một đối tượng cụ thể.Trình tự ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
Nhật ký đặc biệt
Nhật ký chung
Sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng CĐ SPS
BCTC
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú
Sơ đồ 12: Sơ đồ tổ chức bộ sổ sách kế toán của Công ty xây dựng Lũng Lô
1.3.4.Hệ thống báo cáo tài chính
- Theo quy định của Nhà nước : Hệ thống báo cáo tài chính gồm:
1. Bảng cân đối kế toán
2. Báo cáo kết quả kinh doanh
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
4. Thuyết minh báo cáo tài chính
Theo quy định hạch toán tài chính của công ty, ngoài những báo cáo tài chính trên công ty còn lập thêm một số báo cáo khác như: Báo cáo công nợ, báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, báo cáo nhập.... nhằm mục đích cho công việc kế toán và cung cấp thông tin cho việc quản trị trong doanh nghiệp. Ngoài ra công ty còn yêu cầu các xí nghiệp, công trường trực trực thuộc lập các báo cáo theo tuần, tháng, quý nhằm nâng cao yêu cầu quản lý của công ty.
2. thực Tế công tác kế toán tại công ty xây dựng lũng lô.
2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Thực chất của việc xác định đối tưộng kế toán chi phí là việc xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí.
Xuất phát từ đặc điểm thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành nhiều địa điểm, nhiều tổ, đội khác nhau, trên từng địa điểm có thể sản xuất xây lắp nhiều công trình, hạng mục công trình tương ứng chi phí sản xuất cũng phát sinh khác nhau, bên cạnh đó, với tính chất sản xuất phức tạp, quy trình công nghệ liên tục, thời gian sản xuất kéo dài; hơn nữa sản phẩm mang tính đơn chiếc, mỗi sản phẩm phải lập dự toán riêng lẻ tổ chức theo đơn đặt hàng..
Do vậy, đối tượng của việc tập hợp chi phí sản xuất có thể là công trình, hạng mục công trình, hay từng đơn đặt hàng riêng biệt.Tương ứng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là đối tượng tính giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm từng đối tượng tại Công ty xây dựng Lũng Lô được triển khai một cách cụ thể.
Trên cơ sở phân loại chi phí theo khoản mục giá thành, Công ty đã vận dụng linh hoạt vào quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành, bảo đảm loại bỏ chi phí thời kỳ ra khỏi giá thành sản phẩm. Đồng thời, các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp tập hợp cho từng công trình.
Thực tế tại Công ty, phương pháp hạch toán kế toán các công trình khác nhau lại tương tự nhau. Do đó, để khái quát công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty ta chỉ trình bày minh hoạ một công trình tiêu biểu về quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đó là Công trình nhà máy lọc dầu Dung Quất – Quãng Ngãi. Sau đó, khái quát lên cho toàn Công ty.
2.2. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng Lũng Lô
2.2.1. Chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng Lũng Lô
Cũng giống như những doanh nghiệp xây lắp khác, chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng Lũng Lô là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra dể tiến hành hoạt động xây lắp trong một thời gian nhất định.
2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng Lũng Lô
Hiện nay, tại Công ty xây dựng Lũng Lô, theo kế toán tài chính thì chi phí sản xuất kinh doanh được phân loại theo khoản mục giá thành. Theo tiêu thức nay, chi phi được chia thành 4 loại:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí vật liệu cần thiết để tạo nên sản phẩm xây dựng như: Vật liệu chính (sắt, thép, xi măng, gạch, cát,...), vật liệu phụ (đinh, thép buộc, vật liệu hoàn thiện,...), bán sản phẩm xây dựng (panel, cấu kiện bê tông, cửa gỗ, cửa sắt,...), vật tư phục vụ cho việc lắp đặt thiết bị.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, phụ cấp lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy hoàn thành sản phẩm xây dựng gồm: Chi phí khấu hao may móc, thiết bị xây dựng, vận tải, tiền lương và các khoản phải trích theo lương cho công nhân sử dụng máy móc thiết bị, chi phí nhiên liệu, năng lượng dùng cho máy móc thi công.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí sản xuất có liên quan đến toàn công ty, xí nghiệp, đội, tổ xây dựng tức là liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình. Chi phí sản xuất chung của hoạt động xây dựng bao gồm: Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý công ty, xí nghiệp, đội, tổ thi công; khâú hao TSCĐ dùng cho cả công ty, xí ngiệp, đội, nhà kho, xe con; chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý công ty, xí nghiệp, đội văn phòng; chi phí bằng tiền khác như chi phí tiếp khách, nghiệm thu bàn giao, kiểm tra vật liệu xây dựng, chi phí điện nước phục vụ cho công trình.
2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
2.3.1. TK kết toán sử dụng chủ yếu:
- Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVL) kế toán sử dụng TK621 “Chi phí NVL trực tiếp”
+ Đối với trường hợp vật tư phục vụ thi công công trình do công ty mua về chuyển thẳng hoặc qua nhập kho thì khi có nhu cầu sử dụng bộ phận thi công viết phiếu xuất kho hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, biên bản giao nhận vật tư…
+ Đối với trường hợp công ty uỷ quyền cho bộ phận thi công tự mua sắm thì chứng từ là hoá đơn kiêm phiếu xuất kho để theo dõi vật tư mua về nhập kho hoặc chuyển thẳng phục vụ thi công công trình.
Trên cơ sở các chứng từ ban đầu như: Phiếu xuất kho, Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho… làm căn cứ kế toán vật tư tiến hành hạch toán vật tư và kế toán chi phí hạch toán chi phí nguyên vật liệu.
- Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này không phản ánh tiền ăn ca, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp. Đây là đặc trưng riêng đối với các doanh nghiệp xây lắp.
Định kỳ, căn cứ vào bảng thanh toán lương, Bảng chấm công, Phiếu làm thêm giờ hoặc Hợp đồng giao khoán… kế toán tiến hành hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Đồng thời kế toán trích trước tiền lương phép cho công nhân trực tiếp sản xuất.
- Tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”.
Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp, vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy.
Tuỳ vào hình thức sử dụng xe, máy, kế toán hạch toán theo trình tự cụ thể:
+ Trường hợp máy thi công thuê ngoài:
Đơn vị phải trả cho bên cho thuê một khoản tiền nhất định tuỳ thuộc vào giá trị xe, máy và được ghi trên hợp đồng kinh tế. Toàn bộ chi phí thuê máy thi công được tập hợp vào TK 623 (TK 6237).
+ Trường hợp từng đội xây lắp có máy thi công riêng hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng:
Các chi phí liên quan đến máy thi công đươc tập hợp vào tài khoản 623 (chi tiết tiểu khoản), cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ theo từng đối tượng (công trình, hạng mục công trình…).
+ Trường hợp tổng công ty có tổ chức đội máy thi công riêng và có phân cấp hạch toán:
Kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất đội máy thi công , đinh kỳ kết chuyển chi phí để tính giá thành ca máy thi công và phân bổ chi phí sử dụng máy cho các công trình.
- Để phản ánh chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản phí sản xuất chung”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán.
2.3.2. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất của từng khoản mục chi phí.
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Như chúng ta đã biết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn, nó chiếm khoảng 70% giá thành công trình xây dựng. Do vậy, việc hạch toán chính xác, đầy đủ khoản mục chi phí này là yêu cầu đặt ra cho kế toán nhằm cung cấp kịp thời thông tin cho quản lý, từ đó đưa ra các biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình thi công để hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng công trình vẫn được đảm bảo tốt.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng công trình, hạng mục công trình theo giá trị thực tế của vật liệu đó. Giá trị nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ trực tiếp thi công không bao gồm nguyên vật liệu sử dụng cho máy thi công, quản lý tổ, đội. Giá trị thực tế của vật liệu gồm giá trị ghi trên hoá đơn cộng với chi phí thu mua.
Tại Công ty xây dựng Lũng Lô, giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty còn áp dụng phương thức khoán gọn khoản mục chi phí xuống các đội công trình. Vì vậy, đối với vật tư xuất cho thi công công trình, Công ty giao khoán gọn cho các đội chịu trách nhiệm phụ trách thi công công trình. Căn cứ vào khối lượng xây lắp nhận thầu từ chủ đầu tư, toàn bộ tài liệu liên quan về khảo sát thiết kế thi công, về định mức kinh tế kỹ thuật, dự toán chi phí sản xuất... Công ty giao nhiệm vụ cho các đội công trình thực hiện thi công thông qua “Hợp đồng khoán gọn” ký kết giữa ban lãnh đạo Công ty và phụ trách công trình.
Đồng thời, thông qua sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán, kế toán công trường ghi khối lượng công việc và giá trị từng khoản mục chi phí theo giá nhận khoán lẫn hao phí thực tế phat sinh. Trong đó, số thực tế được ghi vào cuối kỳ xây lắp – làm căn cứ để Công ty đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ: Chênh lệch giữa chi phí thực tế với giao khoán là mức tiết kiệm hay vượt chi của cả đội công trình.
Dựa vào các tài liệu dự toán công trình, các định mức kinh tế kỹ thuật mà Công ty xác định nhu cầu vật liệu cần thiết. Do đó, vật liệu sử dụng cho công trình là do Công ty mua sắm và xuất thẳng đến công trình hoặc là giao khoán cho các đội thi công mua nguyên vật liệu. Điều này phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty vì công trình thi công thường xa với hệ thống kho, bãi, nhu cầu vật liệu cho từng công trình khác nhau.
Với sự phát triển nhanh về vật liệu mới trong xây dựng nên dự trữ vật liệu là không hiệu quả, có khi lại gây ra sự không đồng bộ dẫn đến ứ đọng vốn. Tại từng địa điểm công trình thi công sẽ có kho dự trữ nguyên vật liệu và chủ nhiệm công trình phải có trách nhiệm giám sát, báo cáo về công ty.
Phụ trách công trình cùng kế toán công trường, sau khi xem xét tính hợp lý của yêu cầu sử dụng vật tư do trưởng tổ sản xuất thông qua phiếu “ Yêu cầu cung cấp vật tư” do các bộ phận gửi lên kế toán vật tư lập lệnh phiếu xuất kho. Dựa vào phiếu này, tổ trưởng tổ sản xuất đến thủ kho để lĩnh vật tư. Thủ kho ghi số lượng thực xuất và cùng người lĩnh vật tư ký vào phiếu. Kế toán công trường tập hợp phiếu xuất kho, ghi số tiền vào phiếu.Thông qua phiếu xuất kho, kế toán công trường lập bảng kê vật tư để theo dõi tình hình sử dụng vật tư cho thi công công trình.
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư
ĐVT
Số lượng
Yêu cầu
Thực xuất
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
...
Xi măng Hoàng Thạch
Thép tròn f10
Đá dăm
...
Tấn
Kg
Kg
...
30
990
900
...
30
990
900
...
825.000
5.500
3.000
...
24.750.000
5.445.000
2.700.000
...
33.385.000
Cộng
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Ba mươi ba triệu ba trăm tám mươi lăm nghìn đồng
Người nhận
Thủ kho
Xuất, ngày 5 tháng 10 năm 2004
Chỉ huy côngtrình
Bảng 3: Phiếu xuất kho
PHIếU Xuất kho
Ngày 5 tháng 10 năm 2004
Họ tên người nhận: Nguyễn Văn Nam
Lý do xuất kho : Thi công công trình Dung Quất
Xuất tại kho : Công trường Dung Quất
Đơn vị tính: Đồng
Cuối tháng, phòng kế toán Công ty căn cứ vào trên Bảng kê phiếu vật tư, công cụ, dụng cụ do kế toán công trường lập, kế toán Công ty lập Bảng tổng hợp xuất vật tư. Mỗi dòng trên bảng là số cộng tổng hợp từng loại vật tư, công cụ, dụng cụ. Cuối tháng, kế toán công trường tập hợp các chứng từ gốc, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho; các chứng từ liên quan; hoá đơn GTGT, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, Bảng tổng hợp xuất vật tư,... lên phòng Tài chinh – kế toán Công ty. Sau khi kiểm tra tính hợp lý, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tiến hành lập Bảng tổng hợp chi phí vật tư phục vụ công trình.
Bảng 4: Bảng tổng hợp xuất vật tư
Bảng tổng hợp xuất vật tư
Công trình nhà máy lọc dầu Dung Quất
Tháng 10 năm 2004
Đơn vị tính: Đồng
STT
Tên vật t
ĐV
SL
Thành tiền
Ghi Có TK 152, 153, Ghi Nợ TK ...
621
623
627
142
I.
Vật liệu chính
198.950.700
198.950.700
1.
2.
...
XM H.Thạch
Đá dăm
...
Tấn
Kg
...
102
2.550
...
84.150.000
7.650.000
...
84.150.000
7.650.000
...
...
...
II.
Vật liệu phụ
49.928.500
49.928.500
1.
2.
...
Pha bê tông
Vật liệu nổ
...
Kg
Kg
...
145
100
...
795.000
24.312.280
...
795.000
24.312.280
...
...
...
III.
Nhiên liệu
60.380.300
35.673.840
24.706.460
1.
2.
...
Dầu đizen
Xăng A.83
...
lít
lít
...
108
540
...
7.500.000
9.630.000
...
...
7.500.000
6.500.000
...
3.080.000
...
IV.
C.cụ, dụng cụ
35.944.360
35.944.360
1.
2.
...
Quần áo bảo hộ
Giàn giáo
...
Bộ
M2
...
150
800
...
9.680.000
8.750.000
...
...
...
9.680.000
8.750.000
...
Tổng tiền
345.203.860
248.879.200
35.673.840
60.650.820
Ngày 30 tháng 10 năm 2004
Dựa vào các chứng từ, tài liệu do kế toán công trường chuyển về, kế toán phần hành ghi Sổ chi tiết tài khoản chi phí nguyên vật liệu. Sổ này mở cho từng công trình theo từng quý. Một mặt, kế toán nhập số liệu vào Nhật ký chung và từ Nhật ký chung kế toán sẽ vào Sổ cái tài khoản chi phí NVL trực tiếp.
Bảng 5: Bảng tổng hợp chi phí vật tư
Bảng tổng hợp chi phí vật tư
Tháng 10 năm 2004
Đơn vị tính: Đồng
STT
Tên công trình
Tổng chi phí
Trong đó
TK 621
Tk 623
TK 627
1.
2.
3.
4.
5.
...
Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Công trình thuỷ điện AVương
đường Hồ Chi Minh
Đường Đông Hải Vân
Khách sạn Habour Hải Phòng
345.203.860
328.957.300
289.407.560
330.685.419
250.469.360
...
248.879.200
260.600.400
198.830.900
230.507.120
165.320.648
...
35.673.840
30.450.300
45.269.839
25.983.497
32.487.918
...
60.650.820
37.906.600
45.306.821
74.194.802
52.660.794
...
Tổng
3.250.950.130
2.212.657.340
395.284.195
643.008.595
Bảng 6: Sổ chi tiết TK 621 quý IV/2004
Văn phòng Công ty Sổ chi tiết TK 621 quý IV/2004
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công trình nhà máy lọc dầu Dung Quất
Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
STT
NT
Nợ
Có
05
07
09
14
...
21
...
102
02/10K
12/10K
02/10K
02/10K
...
30/10
0/2K
...
30/12
30/12
Chi phí xi măng cho thi công T10
CP mua cát vàng cho thi công T10
Chi phí mua thép cho thi công T10
CP mua vật liệu nổ cho thi công T10
...
cộng phát sinh tháng 10
chi phí đá dăm cho thi công T11
...
Kết chuyển chi phí NVLTT quý IV
Cộng phát sinh quý IV
136.8
136.8
136.8
136.8
...
136.8
...
154
38.340.820
8.498.200
46.830.269
14.002.009
...
248.879.200
9.639.800
...
2.001.201.300
2.001.201.300
2.001.201.300
Bảng 7: Trích Nhật ký chung
Nhật ký chung
Tháng 10 năm 2004
đơn vị tính: Đồng
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Trang trước chuyển sang
XXX
XXX
02/10
411
02/10
Cước phí chuyển tiền cho đường HCM
627
111.1
4.850.990
4.850.990
02/10
412
02/10
Tạm ứng tiền cho thi công công trình Dung quất
136.8
111.1
327.858.400
327.858.400
03/10
413
02/10
Thanh toán đi Dung Quất - Đức KH
627
111.1
3.625.800
3.625.800
06/10
425
02/10
Thanh toán đi công tác đường HCM – Trọng Dũng
627
111.1
2.258.000
2.258.000
16/10
118
16/10
Thanh toán tiền điện thoại quý III/2004 cho CT DQ
331
111.1
4.000.000
4.000.000
17/10
119
17/10
Thanh toán tiền phôtô TL gửi các công trường
642
111.1
580.800
580.800
20/10
270
20/10
Sửa cẩu ADK cho dự án Dung Quất
623
111.1
10.130.820
10.130.820
21/10
112
21/10
Thanh toán tiền điện thoại Văn phòng Công ty T10
627
111.1
15.630.000
15.630.000
21/10
202
30/10
Kết chuyển CPNVLTT thi công công trình DQ T10
154
621
248.879.200
248.879.200
30/10
203
30/10
Kết chuyển CPNCTT thi công công trình DQ T10
154
622
138.267.950
138.267.950
30/10
204
30/10
Kết chuyển CPSDMTC thi công công trình DQ T10
154
623
35.673.840
35.673.840
30/10
205
30/10
Kết chuyển CPSXC thi công công trình DQ T10
154
627
60.650.820
60.650.820
30/10
206
30/10
Kết chuyển CPNVLTT thi công CT T.Điện AVương
154
621
260.600.400
260.600.400
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
10.326.546.460
10.326.546.460
Bảng 8: Sổ cái TK 621 quý IV/2004
Văn phòng Công ty Sổ cái TK 621 quý IV/2004
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
STT
NT
Nợ
Có
115
117
119
...
142
...
112
...
202
30/10
1/11
2/11
...
31/11
...
30/12
...
30/12
CPNVLTT thi công CT đường Đông Hải Vân T10
CPNVLTT thi công CT nhà máy lọc dầu DQ T10
CPNVLTT thi công CT thuỷ điện AVương T10
...
CPNVLTT thi công CT nhà máy lọc dầu DQ T11
...
Kết chuyển CPNVLTT thi công đường HCM quý IV
...
kết chuyển CPNVLTT thi công CT DQ quý IV
136.8
136.8
136.8
...
136.8
...
154
...
154
230.507.120
248.879.200
260.600.400
...
198.483.560
...
921.532.400
...
2.001.201.300
Cộng phát sinh quý IV
11.683.920.144
11.683.920.144
Đơn vị tính: Đồng
Vậy, dựa vào việc kế toán CPNVLTT ở nhà máy lọc dầu Dung Quất và Công ty ta thấy: Công tác kế toán cũng như quản lý CPNVLTT như thế là khá hợp lý và chặt chẽ.
Về công tác kế toán: Công tác tổ chức kế toán từ tổ chức chứng từ đến sổ sách nhìn chung là khá đầy đủ. ở Công ty hệ thống chứng từ là hợp lý, hợp pháp, tạo điều kiện cho kế toán ghi sổ. CPNVLTT được hạch toán khá chính xác vào chi phí phục vụ cho công trình. Đồng thời mẫu sổ phù hợp với chế độ kế toán: Đơn giản mà chặt chẽ, dễ đối chiếu số liệu nhằm cung cấp thông tin cho quản lý về chi phí vật tư cũng như các chi phí khác. Tuy nhiên, việc vật tư mua về chuyển thẳng tới chân công trình nhưng kế toán công trình vẫn lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Việc này chỉ mang tính hình thức mà không phản ánh đúng thực chất nghiệp vụ kinh tế phat sinh, gây ảnh hưởng đến việc ghi sổ cũng như lãng phí lao động kế toán.
Về quản lý vật liệu: Do đặc điểm chung của ngàng xây dựng là thi công các công trải khắp, xa trung tâm,... nên để đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ, tập trung vật tư được nhanh chóng, kịp tiến độ, Đối với những hợp đồng lớn công ty ký hợp đồng và theo dõi công nợ còn những hợp đồng dưới 30 triệu đồng Công ty uỷ quyền cho các đội công trình mua vật tư để chủ động cho việc tiến hành thi công. Như vậy sẽ giảm thiểu được chi phí thu mua, đồng thời cũng hạn chế được những hao hụt, mất mát vật tư trong quá trình bảo quản.
. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.
Chi nhân công trực tiếp là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm, nó chiếm khoảng từ 10-20% giá thành công trình. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất như lương chính, lương phụ, tiền ăn ca và các khoản có tính chất lương; các khoản trích theo lương được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ quy định đối với tiền lương công nhân sản xuất. Do vậy, hạch toán và tính toán đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp cũng như việc trả lương chính xác, kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý thời gian lao động, quản lý quỹ lương của Công ty, tiến tới quản lý tốt chi phí và giá thành. Đồng thời, nó có ý nghĩa lớn đối với việc tính và thanh toán tiền lương, tiền công kịp thời, thoã đáng cho người lao động góp phần động viên, khích lệ họ hăng say làm việc, đóng góp hết mình cho sự phát triển chung của Công ty.
Hiện nay Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương cơ bản là: Trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. Trong đó, hình thức lượng theo sản phẩm được sử dụng để tính lượng phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Do có đặc trựng của ngành xây dựng, lực lượng lao động của công tybao gồm hai bộ phận:
- Bộ phận nhân công biên chế hoặc ký hợp đồng dài hạn với công ty. Đây là bộ phận chủ chốt của công ty, với bộ phận này công ty áp dụng tính lương theo hành chính theo từng công việc cụ thể và tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo đúng quy định của nhà nước.
- Bộ phận lao động ngắn hạn và thuê ngoài là bộ phận lao động do đội trưởng công trình đứng ra thuê và ký hợp đồng để nhằm đáp ứng nhu cầu phát sinh tại công trình. Bộ phận lao động này được tính lương theo thời gian.
*) Trình tự kế toán:
Cũng giống như khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trên cơ sở hợp đồng khoán gọn xây lắp, căn cứ vào khối lượng công việc được giao, đơn giá dự toán thi công...cán bộ phụ trách công trình có trách nhiệm tổ chức công nhân, đồng thời kế toán tiến hành hạch toán.
- Đối với lao động trong biên chế hoặc lao động ký kết hợp đồng dài hạn với Công ty.
Đây là bộ phân chủ chốt của Công ty, với bộ phận này Công ty áp dụng tính lương theo hành chính và tính BHXH, BHYT theo đúng quy định Nhà nước. Căn cứ vào khối lượng công việc cần thực hiện trong từng giai đoạn thi công cụ thể, phụ trách công trình tiến hành lập Hợp đồng làm khoán với tổ trưởng tổ xây dựng. Trong đó, ghi rõ khối lượng công việc được giao, thời gian thực hiện Hợp đồng, đơn giá,... Đây là cơ sở để tổ trưởng cùng nhân viên kỹ thuật giám sát và đôn đốc lao động thực hiện công việc được giao, đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu kỹ thuật và đây cũng là chứng từ ban đầu kế toán tiền lương.
Tổ trưởng sử dụng Bảng chấm, Hợp đồng làm khoán để theo dõi tình hình lao động từng công nhân và làm căn cứ để tính và thanh toán tiền công sau này. Đến cuối tháng, tổ trưởng tổ sản xuất lấy giấy xác nhận của chủ nhiệm công trình và chuyển Bảng chấm công cho kế toán công trường. Sau khi kiểm tra chính xác các chứng từ, kế toán công trường tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Lương công nhân trực tiếp sản xuất được căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành (thể hiện trên Bảng chấm công); đơn giá nội bộ do phòng Dự án lập để tính lương phải trả cho cả tổ lao động dựa trên cơ sở đơn giá quy định của Nhà nước, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện thi công cụ thể. Tiền lương của công nhân (Li) đựoc tính như sau:
Li = Ki * Q
Trong đó: Q: Tổng tiền lương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0456.doc