Căn cứ vào loại hình sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện kế toán. Kế toán chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp là toàn Xí nghiệp.
Toàn bộ chi phí phát sinh sẽ được tập hợp và phân loại theo công dụng kế toán của chi phí. Bao gồm các loại chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh được theo dõi chi tiết, riêng biệt cho từng loại sản phẩm và tính trực tiếp cho đối tượng đó.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp không được theo dõi cho từng sản phẩm mà tập hợp chung cho toàn phân xưởng. Sau đó tiến hành phân bổ chi từng sản phẩm theo một hệ số nhất định đã được qui định sẵn.
- Chi phí sản xuất chung: Kế toán sẽ tập hợp chung cho toàn phân xưởng, sau đó sẽ tiến hành phân bổ chi từng sản phẩm theo một hệ số nhất định đã được qui định sẵn.
60 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5090 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m thành sổ cái.
- Trong quá trình ghi chép và nhập các số liệu, các số liệu đã được kiểm tra đối chiếu tổng số phát sinh và số dư của các tài khoản chi tiết trong bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh với những số liệu tương ứng trong sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh.
Từ bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết để lập ra bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính khác. (Các công việc lập bảng cân đối số phát sinh và các báo cáo tài chính khác được thực hiện bởi máy tính).
- Niên độ kế toán: bắt đầu ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: tiền đồng Việt Nam.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ và máy vi tính.
- Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: theo nguyên giá và giá trị còn lại.
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá gốc.
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân cả kỳ (tháng).
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
- Xí nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Sơ đồ 3.3
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán hình thức “Chứng từ ghi sổ”
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
3.5. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP TRONG NHỮNG NĂM QUA
Bảng 3.1
Bảng Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty AFIEX
Cty XNK NSTP An Giang
XN Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX
Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
ĐVT: đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2005
Năm 2006
+Doanh thu BH và CCDV
+Các khoản giảm trừ
1/ Doanh thu thuần
2/ Giá vốn hàng bán
3/ Lợi nhuận gộp
4/ Doanh thu tài chính
5/ Chi phí tài chính
-Trong đó: Chi phí lãi vay
6/ Chi phí bán hàng
7/ Chi phí quản lý doanh nghiệp
8/ Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh
9/ Thu nhập khác
10/ Chi phí khác
11/ Lợi nhuận khác
12/ Tổng lợi nhuận trước thuế
13/ Thuế thu nhập doanh nghiệp
14/ Lợi nhuận sau thuế
175.276.045.363
5.615.693.872
169.660.351.491
141.071.129.093
28.589.222.398
396.244.523
6.306.055.823
22.038.478.687
640.932.411
586.710.476
97.529.833
488.880.943
1.129.813.354
1.129.813.354
217.767.986.414
1.204.612.111
216.563.374.303
186.183.972.549
30.379.401.754
533.693.647
5.000.118.527
24.913.323.589
999.653.285
15.000.000
13.470.759
1.529.241
1.001.182.526
1.001.182.526
(Nguồn: Phòng kế toán XN ĐLTS AFIEX)
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh trên, cho thấy Xí nghiệp luôn hoạt động có lời, tuy nhiên mức lợi nhuận không ổn định qua các năm, trong khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Xí nghiệp có xu hướng tăng thì lợi nhuận sau thuế lại có xu hướng giảm. Vì vậy, với sự biến động khó lường của thị trường tiêu thụ hiện nay thì Xí nghiệp cần cố gắng tìm các biện pháp nhằm tăng doanh số bán ra, tìm cách quản lý tốt hơn chi phí sản xuất, tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm, tăng chất lượng, tìm thị trường tiêu thụ mới đồng thời tăng cường các hoạt động tài chính và hoạt động khác để gia tăng tích lũy cho Xí nghiệp có một phương hướng phát triển vững chắc trong tương lai. Sau đây là kim ngạch xuất khầu thủy sản của Công ty AFIEX trong năm 2005 và 2006.
Bảng 3.2
Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng chung của công ty AFIEX
Chỉ tiêu
2005
2006
Giá trị
(1.000USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(1.000USD)
Tỷ trọng
(%)
Thủy sản
7.801,68
15,22
10.486.710
21,1
Gạo
43.483,99
84,78
39.328.020
78,9
Tổng
26.325,85
100,00
49.814.730
100,00
(Nguồn: Phòng kế hoạch – Công ty AFIEX)
Qua số liệu trong bảng trên, ta có thể nhận thấy giá trị xuất khẩu thủy sản của Công ty AFIEX trong năm 2006 đã tăng hơn so với năm 2005 và xuất khẩu thủy sản cũng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Điều này cho thấy Công ty AFIEX luôn có các biện pháp hợp lý nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.
3.6. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẮP TỚI
Được sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng ủy và Ban Giám Đốc Công Ty, Xí nghiệp đã ra sức phấn đấu, tổ chức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2007 của Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang giao.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Xí nghiệp đã gặp phải những khó khăn, thuận lợi căn bản như sau:
3.6.1. Thuận lợi
- Có sự chỉ đạo thường xuyên của thường vụ Đảng ủy, Ban Giám Đốc và các phòng ban, ban nghiệp vụ của Công ty hỗ trợ.
- Được sự giúp đỡ của Sở Khoa Học Công Nghệ An Giang và SEAQIP về việc áp dụng, tổ chức thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản.
- Thương hiệu AFIEX đã được nhiều khách hàng biết đến và đặt mua với số lượng lớn.
- Nhu cầu tiêu thụ tăng, thị trường ngày càng được mở rộng nhất lá khu vực Đông Âu, Bắc Mỹ. Tổng số đã phát triển thêm 12 khách hàng mới thuộc 07 quốc gia trong năm 2006.
- Người nuôi đã bắt đầu quan tâm đến việc không sử dụng các chất kháng sinh bị cấm trong điều trị bệnh cá nên chất lượng nguyên liệu đầu vào ổn định hơn so với thời điểm đầu năm 2006.
- Các giải pháp quản lý sản xuất và định mức chế biến bước đầu đã mang lại hiệu quả, giá thành sản phẩm ngày càng cạnh tranh hơn.
3.6.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, Xí Nghiệp cũng có nhiều khó khăn tồn tại chủ yếu như sau:
Về thị trường:
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt do nhiều nhà máy mới thành lập và một số Nhà máy chế biến tôm chuyển sang chế biến cá.
- Rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu trong việc áp dụng các qui định nghiêm ngặt an toàn vệ sinh thực phẩm và dư lượng các chất kháng sinh, hóa học trong điều trị bệnh cá, gây khó khăn trong thu mua, chế biến, tiêu thụ.
- Rào cản thương mại: Ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá vào thị trường Mỹ đã tăng từ 45,55% lên 63,88% làm cho thị phần này chỉ còn chiếm 2% (so với các năm trước đây từ 20 – 50%).
- Thị trường Châu Á và nội địa tăng chậm, giá bán không cao.
Về hoạt động sản xuất – kinh doanh:
- Giá cả, giá bán tăng chậm nhưng giá nguyên liệu đầu vào kiên tục tăng cao và kéo dài suốt cả năm 2006.
- Việc kiểm tra dư lượng các chất kháng sinh làm tăng thêm chi phí chế biến.
- Sức chứa kho thành phẩm chưa đáp ứng yêu cầu, phải thuê thêm kho ngoài ảnh hưởng đến giá thành sản xuất.
- Thiết bị sản xuất chậm được thay thế, nâng cấp, ảnh hưởng đến năng suất chế biến, phát sinh chi phí làm ngoài giờ, tăng giá thành sản xuất.
- Công nhân sản xuất bị biến động so sự cạnh tranh thu hút của các Nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh.
- Nguồn vốn hoạt động chủ yếu vay Ngân hàng, phát sinh chi phí trả lãi vay (ngắn hạn, trung dài hạn) cao, ảnh hưởng chi phí sản xuất kinh doanh.
3.6.3. Phương hướng nhiệm vụ năm 2007
3.6.3.1. Mục tiêu
- Tiêu thụ xuất khẩu: 4.800 tấn thành phẩm.
- Tiêu thụ nội địa:
+ Cá tra, basa đông lạnh và hàng tinh chế 640 tấn thành phẩm.
+ Phụ phẩm tươi và thông qua chế biến 13.190 tấn.
- Tổng sinh thu thuần 270.124 triệu đồng.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 14.016.000 USD.
- Lợi nhuận kế hoạch 1,8 tỷ đồng.
3.6.3.2. Các giải pháp chủ yếu
Giải pháp nhân sự:
- Tiếp tục tinh gọn bộ máy quản lý, thay đổi một số vị trí cốt cán không đạt yêu cầu.
- Nâng tỉ lệ lao động trực tiếp từ 79% năm 2006 lên 88%, giảm lao động gián tiếp từ 21% xuống còn 12%.
- Thành lập mới Ban Kiểm Soát sản xuất.
- Củng cố Ban kiểm soát năng lượng đi vào hoạt động.
- Xây dựng phương án lương phù hợp với điều kiện Xí Nghiệp và mặt bằng chung của các đơn vị cùng ngành nghề trên địa bàn.
Giải pháp về đầu tư:
- Muốn đưa công suất của máy lên 80 – 90 tấn/ngày, nhằm giảm bớt gánh nặng khấu hao, lãi vay, góp phần làm giảm chi phí chế biến trên 1 Kg thành phẩm (xuống dưới 7.000 đ/Kg thành phẩm Net).
- Đầu tư thêm một số trang thiết bị:
+ 01 băng chuyền IQF siêu tốc: 240.000 USD.
+ 01 tái đông: 50.000 USD.
+ 02 máy nước lạnh 10.000 USD.
- Khẩn trương hoàn thành kho lạnh 500 tấn đưa vào hoạt động.
- Công ty đảm bảo nguồn vốn cho Xí Nghiệp hoạt động nhất là tranh thủ các nguồn vay lãi suất thấp, hình thức thanh toán mua nguyên liệu linh hoạt như:
+ Trả trước giảm giá.
+ Thanh toán qua lái khi thiếu tiền mặt mua nguyên liệu.
Chương 4
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX
4.1. ĐẶC ĐIỂM QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ
- Xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX là một đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản tươi đông lạnh, các mặt hàng chủ yếu mà Xí nghiệp tập trung sản xuất gồm: cá Basa, Cá Tra bè fillet đông lạnh không xương, không da đông lạnh nguyên con, cắt khúc.
- Sau đây là quy trình sản xuất cá tra fillet đông lạnh đóng gói:
Sơ đồ 4.1
QUY TRÌNH CHẾ BIẾN CÁ TRA FILLET ĐÔNG LẠNH ĐÓNG GÓI
NGUYÊN LIỆU
XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU
CẮT FILLET,LẠNG DA
LÓC MỠ, THỊT ĐỎ, VANH GỌN
CÂN, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
XẾP KHUÔNG,CẤP ĐÔNG
MẠ BĂNG
ĐÓNG GÓI,
BẢO QUẢN
- Nguyên vật liệu đầu vào chế biến được vận chuyển bằng xe, ghe,.. đến Nhà Máy với yêu cầu là phải đảm bảo cá còn tươi sống, không bị bệnh dịch.
- Ở khâu xử lý nguyên liệu: công nhân sẽ cân, phân loại và rửa sạch cá. Song song đó công nhân cũng sẽ tiến hành kiểm tra nhiên liệu là nước pha Clorine ở nhiệt độ 250C. Cá được làm chết đột ngột bằng nước lạnh.
- Ở giai đoạn cắt fillet và lạng da, cá đã được rữa sạch và làm chết được công nhân dùng dao chuyên dùng để cắt fillet, lạng da, lóc mỡ, thịt đỏ và vanh ngọn bằng thao tác thủ công. Ở giai đoạn này phụ phẩm thải ngoài là đầu, xương, da cá và thịt vụn.
- Fillet được rửa sạch bằng nước pha Clorine 5%, sau đó fillet được cân và kiểm tra chất lượng.
- Sau khi được kiểm tra chất lượng, fillet sẽ được xếp khuông và được cấp đông ở nhiệt độ từ - 350C đến - 40oC trong thời gian từ 1 đến 3 giờ.
- Sau khi được cấp đông, sản phẩm sẽ được mạ băng bằng cách tạo vỏ băng bên ngoài sản phẩm từ 5 đến 15%.
- Ở khâu đóng gói thành phẩm, sản phẩm sẽ được đóng gói từ 5 đến 10 Kg/Carton. Thao tác thủ công bằng máy.
- Sau khi được đóng gói, thành phẩm sẽ được bảo quản ở kho lạnh trong nhiệt độ từ - 18oC đến - 25oC.
4.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP
4.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí
Căn cứ vào loại hình sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện kế toán. Kế toán chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp là toàn Xí nghiệp.
Toàn bộ chi phí phát sinh sẽ được tập hợp và phân loại theo công dụng kế toán của chi phí. Bao gồm các loại chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh được theo dõi chi tiết, riêng biệt cho từng loại sản phẩm và tính trực tiếp cho đối tượng đó.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp không được theo dõi cho từng sản phẩm mà tập hợp chung cho toàn phân xưởng. Sau đó tiến hành phân bổ chi từng sản phẩm theo một hệ số nhất định đã được qui định sẵn.
- Chi phí sản xuất chung: Kế toán sẽ tập hợp chung cho toàn phân xưởng, sau đó sẽ tiến hành phân bổ chi từng sản phẩm theo một hệ số nhất định đã được qui định sẵn.
4.2.2. Đối tượng tính giá thành
Dựa vào chủng loại và đặc điểm của sản phẩm, trình độ và phương tiện kế toán. Kế toán chọn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm cá tra fillet đông lạnh. Đơn vị tính giá thành là Kg.
4.2.3. Kỳ tính giá thành
Sản phẩm của Xí nghiệp sản xuất hàng loạt, do nhu cầu về thông tin giá thành nên Xí Nghiệp chọn kỳ tính giá thành là tháng. Tuy mỗi ngày đều có thành phẩm nhập kho nhưng cuối tháng kế toán mới tính giá thành.
4.3. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP
4.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
4.3.1.1. Đặc điểm nguyên liệu sử dụng
Nguyên vật liệu chính sử dụng trong quá trình sản xuất là cá tra nguyên con, vật liệu phụ là các loại hóa chất sử dụng trong quá trình chế biến. Cá nguyên liệu khi mua về được phân ra thành nhiều loại khác nhau theo trọng lượng và màu sắc, sau đó được đưa vào sản xuất.
Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản có nhiệm vụ sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng thủy sản đã qua chế biến theo kế hoạch của Công ty AFIEX. Sau khi ký kết hợp đồng Công ty AFIEX giao cho Xí nghiệp thu mua, chế biến và kinh doanh theo hợp đồng. Đến khi phòng kế toán nhận được phiếu nhập kho và hóa đơn mua hàng do phòng kế hoạch chuyển sang, kế toán vật tư sẽ ghi nhận số lượng, giá trị nguyên vật liệu nhập kho và cập nhật vào máy tính để cuối tháng làm bảng xuất, nhập, tồn nguyên vật liệu.
4.3.1.2. Chứng từ sử dụng và trình tự hạch toán
Chứng từ sử dụng:
+ Phiếu đề nghị mua nguyên vật liệu.
+ Phiếu xuất kho.
+ Phiếu nhập kho.
+ Sổ cái…
- Đánh giá vật liệu theo giá gốc:
Trị giá thực tế mua ngoài
=
Giá mua ghi theo hóa đơn
+
Chi phí thu mua thực tế
- Do nhu cầu sản xuất là cần số lượng nguyên vật liệu nhiều, liên tục và phải tươi sống nên nhập và xuất kho nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên, giá thực tế của nguyên vật liệu biến động liên tục theo từng thời điểm.
Vì vậy, Xí nghiệp đã chọn phương pháp tính giá thành bình quân để tính đơn giá xuất kho cho mỗi thời điểm xuất kho.
Đơn giá bình quân
=
Giá trị thực tế NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL nhập trong kỳ
Cuối tháng kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất kho, sổ chi tiết kế toán để xác định số lượng vật tư sử dụng trong tháng, lên bảng tổng hợp số lượng xuất kho sản xuất trong tháng, lên chứng từ ghi sổ, lập báo cáo xuất - nhập - tồn. Đặc biệt do đặc điểm nguyên vật liệu là mặt hàng tươi sống, đồng thời sản phẩm hoàn thành trong thời gian khá ngắn nên trong dây chuyền công nghệ của Xí nghiệp không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Dựa vào đó, cuối tháng kế toán tổng hợp tập hợp chi phí ở từng tháng để tính giá thành.
Căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh, kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào chứng từ ghi sổ và sổ cái.
Để phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 152 “Nguyên vật liệu” để phản ánh nguyên vật liệu nhập kho và tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất kho sản xuất.
TK 152
TK 621
Trị giá nguyên vật liệu nhập kho
Trị giá nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất
Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 154
Trong tháng 12/2006, Xí nghiệp sản xuất 226.584 Kg fillet cá tra loại 1; 79.568 Kg fillet cá tra loại 2 và 2.715 Kg fillet cá tra loại 3, Xí nghiệp có các phát sinh liên quan đến nguyên vật liệu trực tiếp như sau:
- Xuất cá tra nguyên liệu sản xuất cá tra fillet
Nợ TK 621 12.740.837.391 đồng
Có TK 152 12.740.837.391 đồng
Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành.
Nợ TK 154 12.740.837.391 đồng
Có TK 621 12.740.837.391 đồng
Sơ đổ 4.2
Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 621
152 621 154
12.740.837.391 12.740.837.391
4.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Ba yếu tố cấu thành sản xuất là lao động, đối tượng lao động (vật liệu) và tư liệu lao động (máy móc, thiết bị), trong đó yếu tố lao động là yếu tố quyết định. Tiền lương phải trả cho người lao động phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất, chất lượng và kết quả hoạt động kinh doanh. Sự tồn tại của một đơn vị đòi hỏi sự tăng trưởng tiền lương phải trả, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn sao cho phù hợp với tốc độ tăng năng xuất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất.
4.3.2.1. Đặc điểm
Hiện tại, tổng số lao động tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX gồm 1027 người, trong đó phân xưởng sản xuất gồm:
+ Đội tiếp nhận: 44
+ Đội Fillet: 254
+ Đội sửa cá I: 326
+ Đội sửa cá II: 286
+ Đội phân cở - Xếp khuôn: 62
+ Đội thành phẩm: 55
4.3.2.2. Hình thức trả lương
- Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX vận dụng chủ yếu là hình thức trả lương theo sản phẩm.
- Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức có nhiều ưu điểm đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, kích thích người lao động, làm cho người lao động có quyết tâm lao động với số lượng và chất lượng càng cao. Nó phát huy vai trò đòn bẩy kinh tế, kích thích sản xuất tăng, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm cho xã hội.
- Hình thức này được áp dụng chủ yếu đối với khối lao động trực tiếp sản xuất, được xác định dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm do bộ phận lao động tiền lương xác định và trình giám đốc phê duyệt.
Hình thức trả lương theo sản phẩm gồm:
- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất.
- Trả lương khoán gọn công việc: áp dụng cho những công việc có tính chất đơn giản, nhất là hoạt động có tính chất lao động ngắn hạn, toàn bộ công việc phải hoàn thành đúng tiêu chuẩn trong một thời gian nhất định với số tiền lương định trước.
4.3.2.3. Định mức lương và hệ số lương
Căn cứ vào hệ số lương tính tại Xí nghiệp theo qui định của Chính phủ, Xí nghiệp điều chỉnh mức lương và cấp bậc như sau:
Bảng 4.1
Lương hệ số cấp bậc
Mức lương: 450.000 đ/tháng Đvt: đồng
Cấp bậc
Hệ số
Mức lương
I
II
III
IV
V
VI
1,4
1,55
1,72
1,92
2,5
3,28
630.000
697.500
774.000
864.000
1.125.000
1.476.000
Tiêu chuẩn cấp bậc trên chỉ áp dụng cho các đối tượng công nhân sản xuất như: tiếp nhận nguyên liệu, chế biến, phân loại, xếp khuôn, cấp đông,…
4.3.2.4. Cách tính lương
Tiền lương phụ thuộc vào kết quả hoạt động cuối cùng của từng người, từng bộ phận. Những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị thì trả lương cao.
- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất:
Đơn giá tiền lương sản phẩm tập thể
=
Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành
X
Đơn giá từng khoản định mức.
Tổng năng suất hoàn thành công việc
Tiền lương sản phẩm tập thể
=
Số lượng sản phẩm hoàn thành của từng bước công việc cụ thể
X
Đơn giá tiền lương sản phẩm tập thể
- Đối với công nhân viên quản lý sản xuất:
Xác định tiền lương một giờ hệ số
=
Tiền lương sản phẩm tập thể
Tổng thời gian hoàn thành
Tiền lương một công nhân viên
=
Tiền lương giờ hệ số
X
Hệ số cấp tiền lương
X
Ngày giờ công qui định
4.3.2.5. Chứng từ sử dụng và trình tự hạch toán
Chứng từ sử dụng:
- Bảng chấm công.
- Bảng thanh toán tiền lương chính, lương ngoài giờ.
- Bảng phụ cấp độc hại.
Cuối tháng phân xưởng sản xuất gửi bảng chấm công đến phòng kế toán. Kế toán tiền lương sẽ tiến hành tính toán tiền lương chính, lương ngoài giờ, phụ cấp độc hại theo đúng qui định, đồng thời trích KPCĐ 2%, BHXH 15% và BHYT 2% tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Điều đặc biệt ở Xí nghiệp là chỉ trích các khoản này trên tổng lương chính. Ngoài ra, Xí nghiệp còn một khoản chi lương khác đó là lương công nhật, khoản lương này không trích các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT.
Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- TK 334 “ Phải trả công nhân viên” dùng để phản ánh tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất.
- TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” dùng để phản ánh các khoản trích theo lương công nhân viên do công ty chi trả được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó chi tiết thành TK 3382 ”Kinh phí công đoàn”, TK 3383 “Bảo hiểm xã hội”, TK 3384 “Bảo hiểm y tế”, TK 3388 “Phải trả, phải nộp khác” dùng để trả lương công nhật.
- TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” dùng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Trong tháng 12 năm 2006, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh toàn Xí nghiệp được tổng hợp bao gồm:
Nợ TK 622 1.145.558.101 đồng
Có TK 3341 620.819.850 đồng
Có TK 3382 12.416.397 đồng
Có TK 3383 54.158.686 đồng
Có TK 3384 6.704.400 đồng
Có TK 3388 451.458.768 đồng
Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành:
Nợ TK 154 1.145.558.101 đồng
Có TK 622 1.145.558.101 đồng
Sơ đồ 4.3
3341 622 154
620.819.850 1.145.558.101
3382
12.416.397
3383
54.158.686
3384
6.704.400
3388
451.458.768
Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 622
4.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
4.3.3.1. Đặc điểm
Chi phí chung là những chi phí phục vụ chung cho tất cả các tổ sản xuất và toàn Xí nghiệp. Bao gồm chi phí lương nhân viên quản lý và phục vụ phân xưởng, chi phí vệ sinh, chi phí sửa chữa và khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng sản xuất, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ và chi phí khác bằng tiền…
Chi phí nhân viên phân xưởng:
Phản ánh các khoản tiên lương, trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiển y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên văn phòng Xí nghiệp.
Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sản suất:
Phản ánh các khoản chi phí mua vật liệu phụ dùng để sản xuất ở Xí nghiệp, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sản xuất hoặc bao bì dùng cho các tổ sản xuất.
Chi phí khấu hao tài sản cố định:
Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao của tài sản cố định sử dụng tại Xí nghiệp như: máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng,…
Xí nghiệp được đầu tư dây chuyển công nghệ hiện đại nên chi phí máy móc chiếm tỷ lệ khá lớn trong chi phí sản xuất.
Xí nghiệp đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá (giá trị ban đầu) và giá trị còn lại.
Xí nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Mức khấu hao tháng
=
Nguyên giá tài sản cố định
Thời gian sử dụng
Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Bao gồm chi phí điện, nước, điện thoại, bóc vác,…
Chi phí bằng tiền khác:
Là những chi phí phục vụ yêu cần sản xuất chung ngoài những chi phí nêu trên như: chi phí vệ sinh nhà xưởng, chi phí công tác kiểm cá nguyên liệu, tiền mua văn phòng phẩm, chi phí bảo hiểm phân xưởng, công tác phí, phụ cấp tiền cơm,…
4.3.3.2. Chứng từ sử dụng và trình tự hạch toán
Chứng từ sử dụng
+ Bảng khấu hao tài sản cố định.
+ Bảng tính lương.
+ Phiếu chi tiền mặt.
+ Sổ cái…
Tài khoản sử dụng
+ TK 111, TK 112, TK 153, TK 214, TK 334, TK 338,… dùng để phản ánh các chi phí phục vụ phân xưởng sản xuất.
+ TK 627 “Chi phí sản xuất chung” dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung.
Trong tháng 12/2006 căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh, kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh vào sổ cái.
Trong tháng 12 năm 2006, chi phí sản xuất chung phát sinh toàn Xí nghiệp được tổng hợp bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý Xí nghiệp:
Nợ TK 6271 22.835.962 đồng
Có TK 3341 21.584.031 đồng
Có TK 3382 431.681 đồng
Có TK 3383 723.750 đồng
Có TK 3384 96.500 đồng
Sơ đồ 4.4
Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 6271
3341 6271 154
21.584.031 22.835.962
3382
431.681
3383
723.750
3384
96.500
- Chi phí vật liệu:
Nợ TK 6272 956.881.762 đồng
Có TK 1421 845.210.026 đồng
Có TK 1522 111.671.736 đồng
- Chi phí dụng cụ sản xuất:
Nợ TK 6273 165.049.885 đồng
Có TK 1421 165.049.885 đồng
- Chi phí khấu hao tài sản cố định:
Nợ TK 6274 282.953.170 đồng
Có TK 214 282.953.170 đồng
- Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Nợ TK 6277 293.847.687 đồng
Có TK 1111 293.847.687 đồng
- Chi phí khác:
Nợ TK 6278 173.424.180 đồng
Có TK 1111 53.488.221 đồng
Có TK 3388 108.146.154 đồng
Có TK 1421 11.789.805 đồng
Cách hạch toán các tài khoản 6272, 6273,6274,6277,6278 tương tự như cách hạch toán tài khoản 6271.
Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành:
Nợ TK 154 1.894.992.646 đồng
Có TK 6271 22.835.962 đồng
Có TK 6272 956.881.762 đồng
Có TK 6273 165.049.885 đồng
Có TK 6274 282.953.170 đồng
Có TK 6277 293.847.687 đồng
Có TK 6278 173.424.180 đồng
Hoặc có thể kết chuyển
Nợ TK 154 1.894.992.646 đồng
Có TK 627 1.894.992.646 đồng
Sơ đồ 4.5
Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 627
6271 627 154
22.835.962 1.894.992.646
6272
956.881.762
6273
165.049.885
6274
282.953.170
6277
293.847.687
6278
173.424.180
4.4. TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
4.4.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Cuối tháng, trên cơ sở các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đã phát sinh, kế toán tập hợp chi phí vào tài khoản 154 để tổng hợp chi phí và tính giá thành.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nợ TK 154 12.740.837.391 đồng
Có TK 621 12.740.837.391 đồng
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 154 1.145.558.101 đồng
Có TK 622 1.145.558.101 đồng
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 154 1.894.992.646 đồng
Có TK 627 1.894.992.646 đồng
4.4.2. Hạch toán các khoản làm giảm giá thành
- Đặc điểm sản xuất của Xí nghiệp là sản phẩm đông lạnh fillet cá tra đông lạnh, trong quá trình sản xuất thu được các phế phẩm thu hồi như: đầu cá, da cá, xương cá, mỡ cá,…
- Các khoản thu hồi trên, một phần được để lại Xí nghiệp để chế biến thành sản phẩm phụ, một phần được bán ra ngoài. Kế toán theo dõi chặt chẽ từng khoản mục chi phí cho phụ phẩm thu hồi và đưa vào các khoản làm giảm giá thành.
Trong tháng 12/2006, Xí nghiệp thu được 1.185.114.503 đồng giá trị phụ phẩm thu hồi và 127.181.350 đồng giá trị sản phẩm phụ.
Xí nghiệp đánh giá giá trị phụ phẩm thu hồi theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, và đánh giá giá trị sản phẩm phụ theo đầy đủ cả 3 khoản mục chi phí. Cụ thể như sau:
Chi phí nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm phụ là 111.576.888 đồng.
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm phụ là 5.314.801 đồng.
Chi phí sản xuất chung sản xuất sản phẩm phụ là 10.289.661 đồng.
Kế toán sử dụng TK 1524 để theo dõi phụ phẩm nhập kho dùng để bán ngo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản afiex.doc