Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp in Thái Bình

Xí nghiệp in Thái Bình là đơn vị sản xuất theo đơn đặt hàng. Những đơn đặt hàng đến kỳ hạch toán mà chưa hoàn thành thì những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã xuất dùng để sản xuất theo đơn đặt hàng đó được coi là sản phẩm dở dang trong kỳ. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang của Xí nghiệp đang áp dụng là phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản phẩm.

Theo đó trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà không tính đến các chi phí khác.

Theo đơn đặt hàng số 361 với công ty bánh kẹo Hà Thành tới hết tháng 10 năm 2007 vẫn đang sản xuất, chưa hoàn thành. Hợp đồng số 357 sản xuất sách giáo khoa “văn 4” cho Nhà xuất bản giáo dục đã hoàn thành.

Kế toán xác định lại phân xưởng in OFSET giá trị sản phẩm làm dở dang cuối kỳ tháng 10 là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản phẩm nhãn bánh kẹo của hợp đồng 361.

Như vậy, chi phí sản xuất dở dang ( giá trị sản phẩm dở dang) cuối kỳ tháng 10 năm 2007 ở phân xưởng in OFSET là 150.000.000đ (kế toán đã xác định khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ).

Ở các phân xưởng khác, cũng xác định giá trị sản phẩm dở dang như vậy. Trên cơ sở đó, kế toán lập bảng tổng hợp trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ chung cho toàn Xí nghiệp, có chi tiết đối với từng phân xưởng, từng đơn đặt hàng.

 

doc87 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp in Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho được xác định theo giá thực tế. Giá thực tế nguyên vật liệu mua ngoài = Giá mua ghi trên hóa đơn + Các chi phí mua thực tế ( phí vận chuyển, bốc xếp) Khi xuất dùng nguyên vật liệu cho sản xuất, kế toán tính giá trị theo giá thực tế bình quân gia quyền. Phương pháp này phù hợp với Xí nghiệp vì có tần suất nhập xuất nguyên vật liệu lớn. Theo đó, kế toán căn cứ theo giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ để xác định giá bình quân một đơn vị vật liệu (đơn giá bình quân). Đơn giá bình quân = Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ Sau đó căn cứ vào lượng vật liệu xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế của vật liệu xuất trong kỳ. Giá thực tế vật liệu xuất trong kỳ = Số lượng vật liệu xuất kho x Đơn giá bình quân Kế toán Xí nghiệp sử dụng TK621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất. Khi xuất nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất, kế toán ghi trực tiếp cho từng phân xưởng, từng sản phẩm. Trình tự tập hợp nguyên vật liệu trực tiếp như sau: Sau khi ký hợp đồng với khách hàng về sản phẩm, phòng kế hoạch sản xuất vật tư tiến hành lên định mức vật liệu xuất cho phân xưởng sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư ghi vật liệu được xuất cho sản phẩm nào, phân xưởng nào sản xuất, kế toán căn cứ vào phiếu đó để phân bổ cho loại sản phẩm tương ứng. Ví dụ: Ngày 7 tháng 10 năm 2007, xuất kho một số nguyên vật liệu để sản xuất (để in) sách giáo khoa văn lớp 4 (VĂN 4), in nhãn bánh kẹo cho công ty Hà Thành – thành phố Thái Bình. Căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư số 07 xuất cho phân xưởng in OFSET. (Theo hợp đồng 357 với nhà xuất bản giáo dục và hợp đồng 361 với công ty bánh kẹo Hà Thành. Bảng 1 Xí nghiệp in Thái Bình Số: 07 PHIẾU LĨNH VẬT TƯ Ngày 7 tháng 10 năm 2007 Đơn vị lĩnh: Phân xưởng OFSET Lý do lĩnh: Văn 4 - hợp đồng 357. In nhãn bánh kẹo - hợp đồng 361. Lĩnh tại kho: Chị Phương. STT Tên vật liệu ĐVT Số lượng Giá đơn vị Thành tiền(đồng) Ghi chú Giấy Vĩnh Phú 01 57gr (61x84) Kg 920 10.100 9.292.000 Văn 4 02 Bìa cút xê Kg 7.3 13.050 95.265 03 Mực đen TQ Kg 99 32.500 3.217.500 12.604.765 04 Bìa cút xê TQ Kg 160 13.050 2.088.000 Nhãn bánh kẹo 05 Mực nhũ Anh Kg 7 250.000 1.750.000 06 Mực đỏ Nhật Kg 14 84.000 1.260.000 5.098.000 Cộng 17.702.765 ( Mười bảy triệu bảy trăm linh hai ngàn bảy trăm sáu mươi lăm đồng) P.t cung tiêu Thủ kho Người nhận Người lập phiếu ( Ký tên) ( Ký tên) ( Ký tên) ( Ký tên) Căn cứ vào chứng từ gốc này ( phiếu lĩnh vật tư) kế toán ghi sổ chi phí sản xuất, phần chi tiết phân xưởng in OFSET, cho loại sản phẩm cụ thể ( văn 4 và nhãn bánh kẹo) ở khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Ví dụ: Kế toán mở sổ của phân xưởng in OFSET, ghi cho “văn 4” như sau: Bảng 2: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT. Số 01 Tháng 10 năm 2007 Phân xưởng : in OFSET Sản phẩm: Văn 4 TK621: nguyên vật liệu trực tiếp. (Đơn vị: đồng) Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tk đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 09/06 05 09/10 NVL chính “văn 4”, “nhãn bánh kẹo” 152 12.604.765 5.098.000 Cộng phát sinh 17.702.765 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào chứng từ xuất nguyên vật liệu, kế toán Xí nghiệp lập chứng từ ghi sổ. Ví dụ: với các phiếu lĩnh vật tư đã lập, kế toán lập chứng từ ghi sổ như sau: Bảng 3: Đơn vị: Xí nghiệp in Thái Bình Số: 30 CHỨNG TỪ GHI SỔ Từ ngày 07/10 đến 12/10/2007 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền (đồng) Số hiệu Ngày tháng Nợ Co 05 07/10 Xuất nguyên vật liệu 621 152 17.702.765 07 10/10 Xuất nguyên vật liệu 621 152 8.624.785 11 12/10 Xuất nguyên vật liệu khác 621 152 12.438.627 Cộng 38.766.177 (Kèm theo 03 chứng từ gốc) Ngày 12 tháng 10 năm 2007 Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đồng thời kế toán ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Bảng 4: Đơn vị: Xí nghiệp in Thái Bình SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ (Số 01) Tháng 10 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Chứng từ ghi sổ Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng 40 12/10 38.766.177 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ở phòng kế toán Xí nghiệp in Thái Bình, đến cuối tháng kế toán lập chứng từ ghi sổ tổng hợp cho cả tháng theo nội dug kinh tế cụ thể. Khi đó, kế toán ghi định khoản tổng hợp cho nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng. Ví dụ: trong tháng 10 toàn Xí nghiệp đã có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất mà kế toán tập hợp được là 2.095.721.600 đồng. Kế toán lập chứng tư ghi sổ như sau: Bảng 5: Đơn vị: Xí nghiệp in Thái Bình Số 31 CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 10 năm 2007 Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền (đồng) Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 41 13/10 Xuất nguyên vật liệu 2.095.721.600 2.095.721.600 ( Kèm theo.chứng từ gốc) Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã được tập hợp trong tháng thể hiện ở TK621. Kế toán tiến hành ghi sổ cái TK621. Bảng 6: SỔ CÁI (Số 01) TK621: Chi phí ngyên vật liệu trực tiếp Tháng 10 năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 13 Tháng 10 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 152 2.095.721.600 Cộng 2.095.721.600 Cuối tháng kế toán tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho từng phân xưởng sản xuất, từng sản phẩm cụ thể. Căn cứ tập hợp là các chứng từ gốc và sổ chi phí sản xuất của từng phân xưởng, cho từng loại sản phẩm mà phân xưởng đó sản xuất. Theo số liệu tập hợp được ở sổ chi phí sản xuất của phân xưởng in OFSET trong tháng 10, khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất của sản phẩm sách giáo khoa văn 4 (hợp đồng số 357) là 170.000.000đ, còn của sản phẩm nhãn bánh kẹo (hợp đồng số 361) là 150.000.000đ. Đó là số phát sinh trong kỳ của TK621 ở 2 sản phẩm của phân xưởng in OFSET – chúng là căn cứ để tập hợp chi phí sản xuất - khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm sau này. Theo sổ chi phí sản xuất của phân xưởng in OFSET ghi cho sản phẩm văn 4 như sau: Bảng 7: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT (Số 02) Tháng 10 năm 2007 Phân xưởng in OFSET Sản phẩm: Văn 4 TK621: khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp Đơn vị: đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 07/10 15/10 26/10 30/10 05 10 21 24 07/10 15/10 26/10 30/10 Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu khác Cộng phát sinh 152 152 152 152 18.972.345 72.893.215 75.251.320 2.883.120 170.000.000 .000 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Với từng loại nguyên vật liệu, kế toán mở sổ chi tiết theo dõi riêng, bằng cách ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho theo chi tiết khối lượng và giá trị nguyên vật liệu: Bảng 8: Xí nghiệp in Thái Bình SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU Tên nguyên vật liệu: giấy Vĩnh Phú 57g (61*84) Tại kho: đ/c Phương Tháng 10 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Đơn vị tính Nhập Xuất Tồn SH NT SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT 05 05 10 Dư đầu kỳ Nhập kho Xuất kho Cộng kg kg kg 4274 4274 9 9 3847 3847 812 812 10 10 8120 8120 21.939 25.401 9.5 10.1 208.363,4 256554,1 Từ các sổ chi tiết vật lệu như vậy, kế toán lập bảng theo dõi tồn kho nguyên vật liệu cuối kỳ. (Có bảng theo dõi tồn kho nguyên vật liệu cuối kỳ tháng 10 năm 2007 ở bảng sau). Nói tóm lại, do nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Xí nghiệp in Thái bình đã làm tương đối tốt việc quản lý nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất. Công tác kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã cơ bản làm tròn chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần đáng kể tăng cường công tác quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động sản xuât vốn kinh doanh của Xí nghiệp trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, cũng còn một số điểm chưa hoàn chỉnh, cần phải được khắc phục trong công tác quản lý và hạch toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Xí nghiệp in Thái Bình. 2.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ở Xí nghiệp in Thái Bình là toàn bộ những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Đó là các khoản chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương (như phụ cấp trách nhiệm), các khoản đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành. Chi phí nhân công trực tiếp của Xí nghiệp in Thái Bình chiếm trọng lượng khoảng 10% tổng chi phí sản xuất của Xí nghiệp. Vì vậy, kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ở đây được coi trọng. 2.3.1 Kế toán tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. Xí nghiệp thực hiện trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức trả lương theo sản phẩm. Những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ do học tập của công nhân thì Xí nghiệp thực hiện hình thức trả lương theo thời gian cho họ. Khi áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất, Xí nghiệp căn cứ vào đơn giá tiền lương sản phẩm theo quy định chung của Bộ văn hóa cho ngành in. Kỳ tính lương (là kỳ hạch toán) được tính là một tháng. Sản phẩm của Xí nghiệp rất đa dạng, nhiều chủng loại, nhiều mẫu mã khác nhau, độ phức tạp về kỹ thuật in ấn của từng loại sản phẩm lại có sự khác nhau. Do vậy, công nhân trực tiếp sản xuất sẽ phải gặp qua rất nhiều loại sản phẩm từ dễ sản xuất, dễ làm đến những sản phẩm khó sản xuất, phức tạp hơn. Khi xác định độ phức tạp của hoạt động sản xuất sản phẩm, Xí nghiệp chia độ phức tạp thành các cấp bậc là: bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4, theo độ khó và phức tạp tăng dần (hiện tại ở Xí nghiệpcó tới 6 bậc kỹ thuật của các công việc sản xuất sản phẩm). Để theo dõi chi tiết, chặt chẽ tiền lương sản xuất của công nhân, Xí nghiệp còn căn cứ vào thời gian (tính bằng giờ) sản xuất của công nhân ở từng bậc kỹ thuật của sản phẩm mà họ sản xuất trong tháng. Đơn giá tiền lương của công nhân sản xuất được xây dựng cho một giờ sản xuất của mỗi bậc kỹ thuật như sau: BẢNG ĐƠN GIÁ GIỜ CÔNG IN (Đơn vị tính: đồng/giờ) Bậc kỹ thuật của sản phẩm Đơn giá giờ công in 1 giờ Bậc 3 888.5 Bậc 4 981 Bậc 5 1194 Bậc 6 1454 Một yếu tố nữa được dùng làm căn cứ để tính lương công nhân trực tiếp sản xuất, đó là 1 giờ công định mức của từng sản phẩm. Khi đó kế toán quy đổi ra 1 giờ công định mức của bậc cho từng bậc kỹ thuật của sản phẩm. Đơn vị tính của 1 giờ công định mức quy đổi là số sản phẩm hoàn thành quy định. BẢNG GIỜ CÔNG ĐỊNH MỨC QUY ĐỔI Đơn vị tính: sản phẩm Bậc kỹ thuật của sản phẩm 1 giờ công định mức (Số sản phẩm hoàn thành) Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 250 230 160 140 Theo đó, với sản phẩm có độ phức tạp ở bậc 5 thì cứ sản xuất được 160 sản phẩm, người công nhân được tính là đã lao động 1 giờ, theo quy định thì tiền công được trả là 1194đ. Ở Xí nghiệp 1 sản phẩm được tính là 1 trang in tiêu chuẩn (khổ in 13 x 19). Như vậy, lương công nhân trực tiếp sản xuất được tính như sau: Lương sản phẩm của công nhân sản xuất trong 1 tháng = = = Tổng số sản phẩm sản xuất được trong tháng Số sản phẩm của 1 giờ công x x Đơn giá giờ công in = Số giờ sản xuất X Đơn giá giờ công in Khi công nhân sản xuất nghỉ lễ, tết, phép, học tập do Xí nghiệp tổ chức, thì áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Lương thời gian của công nhân sản xuất = Đơn giá lương thời gian X Số giờ được hưởng lương thời gian Xí nghiệp lấy đơn giá giờ công in của bậc sản phẩm bậc 3 làm đơn giá lương thời gian của công nhân sản xuất (1 giờ công = 888.5đ). Trình tự kế toán lương công nhân sản xuất như sau: Chứng từ ban đầu được sử dụng làm căn cứ tính lương là phiếu xác nhận sản phẩm của các phân xưởng gửi về phòng kế toán và giao cho kế toán tiền lương tính và tổng hợp. Ở Xí nghiệp in Thái Bình phiếu này được các phân xưởng lập cho từng người. Ví dụ: Tháng 10 năm 2007, phân xưởng in OFSET lập phiếu xác nhận sản phẩm cho một công nhân ở nhóm sản xuất sách giáo khoa “văn 4” theo hợp đồng số 357 với nhà xuất bản giáo dục. Theo kế hoạch sản xuất của phòng kế hoạch vật tư thì ấn phẩm “văn 4” thuộc bậc kỹ thuật bậc 4 (sản phẩm do phân xưởng OFSET sản xuất). Bảng 9: Đơn vị: Xí ngiệp in Thái Bình Phân xưởng: OFSET Số: 05 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM Họ và tên: Bùi Văn An Theo hợp đồng 357 - Nhà xuất bản giáo dục. STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 01 Văn 4 Trang in 82.080 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Người giao việc Người nhận việc Người kế toán chất lượng Người duyệt (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau đó, các phiếu xác nhận sản phẩm được chuyển về phòng kế toán. Căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm, kế toán lương tính ra tiền lương phải trả cho từng công nhân, tập hợp tiền lương phải trả cho từng phân xưởng, từng bộ phận và lập bảng thanh toán tiền lương theo phân xưởng, theo các bộ phận trong Xí nghiệp. Bên cạnh đó, kế toán căn cứ vào số người được hưởng BHXH thay lương (nghỉ ốm) để tính vào bảng lương tháng phải trả cho công nhân, đồng thời tính 5% BHXH phải khấu trừ vào tiền lương của công nhân theo quy định hiện hành. Với số liệu từ phiếu xác nhận sản phẩm số 05, kế toán tính lương cho công nhân An như sau: Số trang in “văn 4” được quy đổi ra số giờ công định mức cho 1 sản phẩm bậc 5 là: 94750 : 160 = 513 (giờ). Đơn giá một giờ công định mức cho 1 sản phẩm bậc 5 là: 1194đồng. Khi đó cônh nhân An được hưởng mức lương: 1.194đ x 513giờ = 612.522đ. Số tiền 5% BHXH phải khấu trừ vào lương công nhân trực tiếp sản xuất được tính trên bậc lương cơ bản của họ, bậc lương cơ bản của công nhân là bậc thợ kỹ thuật (từ bậc 1 đến bậc 6). Căn cứ vào các bảng tính lương phải trả cho các phân xưởng, các bộ phận kế toán lập bảng thanh toán lương toàn Xí ngiệp như ở bảng sau đây. Căn cứ vào bảng thanh toán lương toàn Xí nghiệp và các bảng tính lương phải trả cho cán bộ công nhân viên của các phân xưởng và các bộ phận, kế toán tập hợp theo các đối tượng, hạch toán chi tiết như sau: Tính lương công nhân sản xuất trực tiếp. Tính lương nhân viên phân xưởng. Tính lương nhân viên quản lý Xí nghiệp. Trên cơ sở các bảng tập hợp như vậy kế toán lập bảng phân bổ tiền lương. Ví dụ: Căn cứ về số liệu tiền lương tháng 10 năm 2007, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương như sau: Bảng 10: Xí nghiệp in Thái Bình Số 10 Tháng 10 năm 2007 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG PHẢI TRẢ CNV Đơn vị tính: đồng Đơn vị Lương công nhân sản xuất Lương nhân viên phân xưởng Lương nhân viên QLDN Phòng TCHC 5.300.000 Phòng KHSXVT 5.902.700 Phòng KT 6.005.500 PX OFSET 65.153.290 4.726.400 PX tổng hợp 21.630.110 902.000 PX sách 10.215.000 700.500 Cộng 96.998.400 6.328.900 17.208.200 Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Như vậy, toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp (khoản lương) đã được tập hợp xong. Kế toán tiến hành ghi sổ chi phí sản xuất cho từng sản phẩm của từng phân xưởng. Ở Xí nghiệp in Thái Bình, chi phí nhân công trực tiếp trong từng phân xưởng được phân bổ cho sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất sản phẩm đó. Kế toán mở sổ chi phí sản xuất của từng phân xưởng in OFSET ghi cho sản phẩm “văn 4” theo hợp đồng 357, cách ghi như sau: Phân xưởng OFSET trong tháng 10 sản xuất 2 loại sản phẩm là văn 4 và nhãn bánh kẹo. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã tập hợp được cho 2 loại sản phẩm trong tháng này là: - Nguyên vật liệu cho văn 4 = 170.000.000đ - Nguyên vật liệu cho nhãn bánh kẹo = 150.000.000đ Cộng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của phân xưởng OFSET. 320.000.000đ Hệ số phân bổ chi phí tiền lương sản xuất cho sản phẩm ở phân xưởng OFSET là: H = 65.153.290 320.000.000 = 0,203.604 Tính chi phí tiền lương cho từng sản phẩm như sau: + Cho “VĂN 4”: Lương công nhân sản xuất = 170.000.000 x 0,203.604 = 34.612.685đ + Cho “NHÃN BÁNH KẸO” Lương công nhân sản xuất = 150.000.000 x 0,203.604 = 30.504.605đ Kế toán ghi vào sổ chi phí sản xuất sản phẩm “văn 4”, phần lương công nhân sản xuất trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp (ghi phần còn lại). Bảng 11: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT (Số 03) Phân xưởng : in OFSET Tháng 10 năm 2007 Sản phẩm: Văn 4 TK: 622- chi phí nhân công trực tiếp. (Đơn vị: đồng) Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 30/10 10 30 Lương CNSX BHXH CNSX BHYT CNSX KPCĐ CNSX 334 338.3 338.4 338.2 34.612.685 Cộng 34.612.685 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đồng thời kế toán lập chứng từ ghi sổ như sau: Bảng 12: Đơn vị: Xí nghiệp in Thái Bình Số: 08 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 CHỨNG TỪ GHI SỔ Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền (đồng) Số Ngày Nợ Có 12 31/10 Tính tiền lương phải trả 622 627.1 642.1 334 334 334 96.998.400 6.328.900 17.208.200 Cộng 120.535.500 (Kèm theo 06 chứng từ gốc) Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau đó kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng 13: Đơn vị: Xí nghiệp in Thái Bình SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ (Số 02) Tháng 10 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Chứng từ ghi sổ Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng 08 30/10 120.535.500 Trích lương công nhân và viên chức Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán ghi vào sổ cái TK334 - phải trả công nhân viên. Bảng 14: SỔ CÁI (Số 02) TK334: phải trả công nhân viên Tháng 10 năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu NT Nợ Có 08 30/10 Tính lương CNSX Tính lương NVPX Tính lương NVQLDN Trả lương CBCNV 622 627.1 642.1 111 120.535.500 96.998.400 6.328.900 17.208.200 Cộng 120.535.500 120.535.500 Đồng thời kế toán tiến hành ghi sổ cái TK622 – chi phí nhân công trực tiếp. Bảng 15: SỔ CÁI (Số 03) TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Tháng 10 năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 08 30/10 Chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất 334 96.998.400 Và ghi sổ cái TK627.1 – chi phí nhân viên phân xưởng để làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí sản xuất chung sau này. Bảng 16: SỔ CÁI (Số 04) TK 627.1: Chi phí nhân viên phân xưởng. Tháng 10 năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 08 30/10 Chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng. 334 6.328.900 Cộng 6.328.900 Tóm lại, qua tìm hiểu công tác hạch toán tiền lương công nhân sản xuất ở Xí nghiệp in Thái Bình, một điều dễ nhận thấy là Xí nghiệp đã quản lý và tính lương cho công nhân sản xuất nói riêng, cho cán bộ công nhân viên toàn Xí nghiệp nói chung khá tốt và khoa học, đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập cho người lao động, kích thích khả năng sáng tạo, hăng say trong lao động để nâng cao thu nhập, xây dựng Xí nghiệp ngày một trưởng thành. 2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. Theo chế độ tài hính hiện hành ngoài tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, Xí nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất một bộ phận chi phí gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ được quy định, tính theo tiền lương cơ bản (lương bậc thợ kỹ thuật) của công nhân sản xuất: Trích BHXH = 15% quỹ lương cơ bản Trích BHYT = 2% quỹ lương cơ bản Trích KPCĐ = 2% quỹ lương cơ bản Trên cơ sở các bảng thanh toán lương cho các bộ phận, các phân xưởng và toàn Xí nghiệp, kế toán tiến hành trích BXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ quy định. Việc trích này được lập theo tháng cùng với thời điểm tính tiền lương. Xí nghiệp không tính trích gộp tất cả 3 loại quỹ trên (19%) mà tính trích riêng cho từng loại. Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và bảng phân bổ lương tháng 10 năm 2007, kế toán tập hợp được bảng trích và phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ cho từng phân xưởng, bộ phận và toàn Xí nghiệp. Có số liệu ở bảng sau: Bảng 17: Xí nghiệp in Thái Bình Số: 16 Tháng 10 năm 2007 BẢNG TÍNH BHXH, BHYT, KPCĐ Bộ phận: phân xưởng in OFSET (Đơn vị tính: đồng) Đối tượng BHXH BHYT KPCĐ Cộng Công nhân SX 9.772.993,5 1.303.065,8 1.303.065,8 12.379.125,1 Nhân viên PX 708.960 692.240 692.240 898.016 Cộng 10.481.953,5 786.768 786.768 13.277.141,1 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Chi phí về BHXH, BHYT, KPCĐ trong từng phân xưởng được phân bổ cho sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kế toán mở sổ chi phí sản xuất của phân xưởng in OFSET ghi cho sản phẩm “văn 4” theo hợp đồng số 357. Khi đó BHXH, BHYT, KPCĐ được phân bổ cho “văn 4” như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng của phân xưởng in OFSET là 320.000.000đ. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của “ văn 4” là 170.000.000đ. Hệ số phân bổ chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ của phân xưởng OFSET là: H = 13.277.141,1 320.000.0000 = 0,041491 Chi phí BHXH, BHYT và KPCĐ tính cho “văn 4” = 0,041491 x 170.000.000 = 7.053.470đ Kế toán ghi vào sổ chi phí sản xuất sản phẩm “văn 4” trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp (ghi phần còn lại). Bảng 18: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT (Số 04) Phân xưởng in OFSET Tháng 10 năm 2007 Sản phẩm: Văn 4 TK 622: chi phí nhân công trực tiếp. Đơn vị: đồng NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 30/10 30/10 10 16 30 30 Lương CNSX BHXH CNSX BHYT CNSX KPCĐ CNSX 334 338.3 338.4 338.2 34.612.000 7.053.470 Cộng 41.665.470 Người ghi sổ Ngày 30 tháng 10 năm 2007 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào bảng tổng hợp và phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán lập các chứng từ ghi sổ riêng cho từng mục (BHXH, BHYT, KPCĐ). Bảng 19: Đơn vị: Xí nghiệp in Thái Bình Số: 37 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 10 năm 2007 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền SH NT Nợ Có 14 30/10 Trich BHXH CNSX Trích BHXH NVQL Trích BHXH NVPX 622 642.1 627.1 338.3 338.3 338.3 13.542.720 2.352.840 780.690 Cộng 16.676.250 (Kèm theo 01 chứng từ gốc). Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ cho chứng từ ghi sổ số 37 vừa lập, kế toán ghi sổ cái TK338.3 Bảng 20: SỔ CÁI (Số 05) TK 338.3 - Bảo hiểm xã hội (Dư đầu kỳ: 30.187.632) Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Dư có SH NT Nợ Có 14 4 10 30/10 15/10 25/10 Trích BHXH Trích BHXH Trích BHXH Thu BHXH Chi lương ốm 622 642.1 627.1 334 111 691.700 13.542.720 2.352.840 780.690 1.638.900 Cộng 691.700 18.315.150 47.811.082 Việc ghi chép, vào sổ cho các TK338.2 (KPCĐ) và TK338.4 (BHYT) được kế toán làm theo đúng trình tự ghi sổ kế toán như đối với BHXH vừa qua. Chứng từ ghi sổ số 38 cho nghiệp vụ trích BHXH, chứng từ ghi sổ số 36 cho nghiệp vụ trích KPCĐ. Các chứng từ ghi sổ này được ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để rồi ghi vào sổ cái các TK338.2, TK338.4. Sau đó, kế toán ghi sổ cái TK622 để tập hợp đủ chi phí nhân công trực tiếp. Bảng 21: SỔ CÁI (Số 06) TK622 – Chi phí nhân công trực tiếp Tháng 10 năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 08 36 37 38 30.10 30.10 30.10 30.10 Tính lương CNTTSX Trích KPCĐ CNSX Trích BHXH CNSX Trích BHYT CNSX 334 338.2 338.3 338.4 96.998.400 1.805.696 13.542.720 1.805.696 Cộng 114.152.512 Đến đây công tác kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kết thúc. Toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất ra sản phẩm được tập hợp đầy đủ ở bên nợ TK622 để chờ kết chuyển. 2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung ở Xí nghiệp in Thái Bình bao gồm các chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng, các khoản BHXH, HBYT, KPCĐ của nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ cho sản xuất và chi phí dịch vụ mua ngoài Kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong toàn Xí nghiệp sau đó phân bổ cho các phân xưởng theo chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. Ở các phân xưởng tiến hành phân bổ cho sản phẩm theo số giờ công định mức của mỗi loại sản phẩm đã được sản xuất trong kỳ. 2.4.1.Kế toán tập hợp chi phí tiền lương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên phân viên phân xưởng. Trình tự hạch toán tiến hành như sau: Căn cứ vào các chứng từ thanh toán tiền lương, các bảng tổng hợp và phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ trong kỳ, kế toán đã tính lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên phân xưởng, từ đó kế toán ghi định khoản kế toán (các bút toán này đã được đề cập tới trong phần trình bày về kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp trước đây). Kế toán lập các chứng từ ghi sổ cho từng yếu tố lương, BHXH, BHYT, KPCĐ phân bổ cho nhân viên phân xưởng. Tất cả các chi phí này được tập hợp vào bên nợ TK621.7. Những nghiệp vụ hạch toán này thường được tiến hành cùng với việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (thực ra là một biện pháp phân bổ lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng lao động). Chi phí về lương, BHXH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6587.doc
Tài liệu liên quan