CHƯƠNG 1
Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng giao thông
1.1. Những vấn đề chung về kế toán trong doanh nghiệp xây dựng giao thông: 6
1.1.1.Các định nghĩa của kế toán. 6
1.1.2. Công dụng của kế toán. 6
1.1.3. Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp xây dựng giao thông. 7
1.1.4. Các nguyên tắc kế toán và yêu cầu kế toán cơ bản. 26
1.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng giao thông: 29
1.2.1. Chi phí sản xuất. 29
1.2.2. Giá thành sản phẩm. 32
1.2.3. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng giao thông. 35
1.2.4. Nội dung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng giao thông. 36
CHƯƠNG 2
Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần xây dựng 12 Thăng Long
2.1. Đặc điểm chung và quá trình hình thành, phát triển của Công ty: 58
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 58
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. 60
2.1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý. 61
2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán. 63
2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty cổ phần xây dựng 12 Thăng Long : 66
2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính tính giá thành sản phẩm. 66
2.2.2. Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty. 67
2.2.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng 12 Thăng Long : 69
2.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 69
2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 75
2.2.3.3. Kế toán chi phi sử dụng máy thi công. 81
2.2.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung. 88
2.2.3.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 92
2.2.3.6. Tính giá thành sản phẩm. 95
CHƯƠNG 3
Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty cổ phần xây dựng 12 Thăng Long
3.1. Những nhận xét chung về công tác kế toán của Công ty: 99
3.1.1. Ưu điểm. 99
3.1.2. Nhược điểm. 100
3.2. Một số kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty. 101
KẾT LUẬN
105 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị của các nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
Đối với những nguyên vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan theo những tiêu thức phù hợp ( như sản lượng xây lắp đã thực hiện của từng công trình, định mức tiêu hao... ).
Cp NVL trực tiếp phân bổ cho công trình i
=
Tổng cp NVL cần
phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của các công trình
´
Tiêu thức phân bổ của công trình i
Công thức phân bổ như sau:
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này cuối kỳ không có sổ dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí.
_ Bên Nợ: Phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho thi công công trình, hạng mục công trình.
_ Bên Có: + Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết.
+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Phương pháp kế toán cụ thể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
_ Phản ánh giá trị nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm:
+ Xuất kho nguyên vật liệu:
Nợ TK 621
Có TK 152: Giá thực tế xuất dùng theo từng loại.
+ Nếu nguyên vật liệu mua về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp:
Nợ TK 621
Nợ TK 133 ( 1331 ): Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK liên quan ( 111, 112, 311, 331 ).
_ Phản ánh giá trị nguyên vật liệu dùng không hết nhập lại kho hay chuyển kỳ sau:
Nợ TK 152: Giá trị NVL dùng không hết nhập lại kho.
Có TK 621
_ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành vào cuối kỳ:
Nợ TK 154
Có TK 621: Giá trị NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo
phương pháp kê khai thường xuyên
TK 152
TK 111,112,331
TK 621
TK 154
Xuất kho NVL dùng cho
xây dựng công trình
Kết chuyển
cp NVL trực tiếp
TK 133
Mua NVL xuất dùng ngay
cho sản xuất
NVL dùng không hết nhập lại kho
hoặc chuyển kỳ sau
b_ Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: Tiền lương chính , lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương.
Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có làm việc. Tiền lương phụ là tiền trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng được chế độ quy định ( nghỉ lễ, nghỉ tết ). Chi phí nhân công trực tiếp được tính vào giá thành công trình, hạng mục công trình chủ yếu theo phương pháp trực tiếp.
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí như tài khoản 621.
_ Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm xây lắp.
_ Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tập hợp cpsx.
Phương pháp kế toán cụ thể chi phí nhân công trực tiếp
_ Tính ra tổng số tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm xây lắp:
Nợ TK 622
Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả.
_ Trích trước tiền lương phép, tiền lương ngừng sản xuất theo kế hoặch:
Nợ TK 622
Có TK 335: Tiền lương trích trước.
_ Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành:
Nợ TK 154
Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ.
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
TK 334
TK 335
TK 154
TK 622
Tiền lương phải trả cho CN
trực tiếp sản xuất
Trích trước tiền lương phép
cho CN trực tiếp sản xuất
Kết chuyển cp
nhân công trực tiếp
c_ Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:
Trong các doanh nghiệp xây lắp thường có các hình thức tổ chức sử dụng máy thi công như sau:
_ Đơn vị có máy và tự tổ chức thi công.
_ Đơn vị đi thuê máy thi công.
Đối với doanh nghiệp có máy thi công, chi phí sử dụng máy thi công được chia làm 2 loại:
_ Chi phí thường xuyên: Là những chi phí hàng ngày cần thiết phục vụ cho máy hoạt động bao gồm chi phí khấu hao máy thi công; lương chính của công nhân điều khiển và phục vụ máy; chi phí về nguyên, nhiên vật liệu dùng cho máy; phí tổn sửa chữa thường xuyên và các chi phí bằng tiền khác.
_ Chi phí tạm thời: Là những chi phí có liên quan đến việc lắp đặt, chạy thử, vận chuyển máy thi công.
Đối với đơn vị đi thuê máy thi công, có thể xẩy ra các trường hợp sau:
_ Chỉ thuê máy thi công không kèm công nhân điều khiển và phục vụ máy: Đơn vị thuê phải trả cho đơn vị cho thuê một khoản tiền theo quy định của hợp đồng, gồm có chi phí khấu hao theo đơn giá ca máy cộng với tỷ lệ quy định về chi phí quản lý xe máy.
_ Trường hợp thuê máy theo khối lượng công việc: Bên thuê máy chỉ phải trả tiền cho bên cho thuê theo đơn giá thoả thuận với khối lượng công việc đã hoàn thành.
Để theo dõi chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
_ Bên Nợ: Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công.
_ Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công để tập hợp cpsx.
Tài khoản 623 chỉ sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp thi công theo phương pháp hỗn hợp vừa bằng thủ công vừa bằng máy. Trường hợp doanh nghiệp thi công chuyên bằng máy thì các khoản chi phí dùng cho máy thi công được hạch toán trực tiếp vào các tài khoản 621, 622, 627. Cụ thể:
_ Chi phí nhiên liệu, vật liệu dùng cho máy thi công được tập hợp vào tài khoản 621.
_ Chi phí nhân công được tập hợp vào tài khoản 622.
_ Chi phí khấu hao tài sản, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác được tập hợp vào tài khoản 627.
Tài khoản 623 gồm các tài khoản cấp hai sau:
_ Tài khoản 6231: Chi phí nhân công bao gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe máy thi công và phục vụ máy thi công.
_ Tài khoản 6232: Chi phí vật liệu gồm chi phí nhiên liệu và các vật liệu khác dùng cho máy thi công.
_ Tài khoản 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất gồm giá trị của những công cụ dụng cụ có liên quan đến hoạt động của xe máy thi công.
_ Tài khoản 6234: Chi phí khấu hao máy thi công.
_ Tài khoản 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí thuê sửa chữa máy móc thi công, chi phí bảo hiểm, chi phí điện nước dụng cho máy thi công.
_ Tài khoản 6238: Chi phí bằng tiền khác dụng cho máy thi công.
Phương pháp kế toán cụ thể chi phí sử dụng máy thi công
* Trường hợp doanh nghiệp thi công theo phương pháp hỗn hợp:
_ Tính lương phải trả cho công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công:
Nợ TK 623
Có TK 334: Số lương phải trả.
_ Phản ánh vật liệu dùng cho máy thi công:
+ Xuất kho vật liệu dùng cho máy thi công:
Nợ TK 623
Có TK 152: Giá trị nguyên vật liệu xuất kho.
+ Mua vật liệu xuất dùng ngay cho máy thi công:
Nợ TK 623
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK liên quan ( 111, 112, 311, 331 ).
_ Phản ánh công cụ, dụng cụ xuất dùng có liên quan đến hoạt động của máy thi công:
+ Trường hợp công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ: Tính hết toàn bộ giá trị của công cụ, dụng cụ một lần vào chi phí sử dụng máy thi công.
Nợ TK 623
Có TK 153: Giá trị công cụ, dụng cụ.
+ Trường hợp công cụ, dụng cụ có giá trị lớn:
ã Khi xuất công cụ, dụng cụ:
Nợ TK 142 ( 242 ):
Có TK 153: Giá trị công cụ, dụng cụ.
ã Khi phân bổ giá trị của công cụ, dụng cụ vào chi phí sử dụng máy thi công:
Nợ TK 623
Có TK 142 ( 242 ): Giá trị công cụ, dụng cụ cần phân bổ.
_ Trích khấu hao máy thi công:
Nợ TK 623
Có TK 214: Số khấu hao cần trích.
Nợ TK 009: Số khấu hao đã trích.
_ Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác dùng cho máy thi công:
Nợ TK 623
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK liên quan ( 111, 112, 331 ).
_ Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí sử dụng máy thi công để tập hợp chi phí sản xuất:
Nợ TK 154
Có TK 623 ( chi tiết theo từng đối tượng ).
* Trường hợp doanh nghiệp thi công chuyên bằng máy:
_ Tính lương phải trả cho công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công:
Nợ TK 622
Có TK 334: Số lương phải trả.
_ Phản ánh nguyên vật liệu dùng cho máy thi công:
+ Xuất kho nguyên vật liệu dùng cho máy thi công:
Nợ TK 621
Có TK 152: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng.
+ Mua nguyên vật liệu xuất dùng ngay cho máy thi công:
Nợ TK 621
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK liên quan ( 111, 112, 311, 331 ).
_ Phản ánh công cụ, dụng cụ dùng cho máy thi công:
Nợ TK 627.
Có TK 153: Giá trị công cụ dụng cụ.
_ Trích khấu hao máy thi công:
Nợ TK 627
Có TK 214: Số khấu hao cần trích.
Nợ TK 009: Số khấu hao đã trích.
_ Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phục vụ máy thi công:
Nợ TK 627
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK liên quan ( 111, 112, 311, 331 ).
_ Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công để tập hợp chi phí sản xuất: Nợ TK 154
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627
*Trường hợp máy thi công thuê ngoài
_Toàn bộ chi phí thuê máy thi công tập hợp vào tài khoản 623:
Nợ TK 623: Gía thuê chưa thuế
Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 331,111,112... Tổng giá thuê ngoài
_Cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 theo từng đối tượng:
Nợ TK 154
Có TK 623
Các sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sử dụng MTC ở trang bên:
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công đối với
doanh nghiệp thi công theo phương pháp hỗn hợp
TK 623
TK 152
TK 153
TK 111,112,331
TK 214
TK 154
TK 334
TK 111,112,331
Lương CN đk và phục vụ MTC
Xuất kho NVL dùng cho MTC
NVL mua xuất dùng ngay
cho MTC
Xuất c2, dcụ GT nhỏ dùng cho MTC
142, 242
Xuất c2, dcụ GT lớn
Phân bổ vào
cp sd MTC
Trích khấu hao máy thi công
TK 133
Cp dịch vụ mua ngoài và cp
bằng tiền khác
Kết chuyển chi
phí sử dụng MTC
TK 133
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công với
doanh nghiệp thi công chuyên bằng máy
111, 112, 331
334
153
621
214
111, 112, 331
622
627
154
133
142, 242
152
133
Xuất kho NVL dùng cho MTC
Mua NVL xuất dùng ngay cho MTC
Lương CN đk và phục vụ MTC
Xuất dùng c2, dcụ có GT nhỏ
Xuất c2,dcụ
GT lớn
Phân bổ vào cp
sd MTC
Trích khấu hao máy thi công
Cp dịch vụ mua ngoài và
cp bằng tiền khác
K/C chi phí vật liệu
dùng cho MTC
K/C chi phí NC đk và phục vụ MTC
K/C cp khấu hao, cp công cụ dụng cụ,cp
dịch vụ mua ngoài
và chi phí bằng tiền khác dùng cho MTC
d_ Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sử dụng máy thi công.
Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng đối tượng.
_ Bên Nợ: Phản ánh chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
_ Bên Có: + Các khoản giảm chi phi sản xuất chung.
+ Kết chuyển chi phí sản xuất chung để tập hợp cpsx.
Tài khoản 627 gồm các tài khoản cấp hai sau:
_ Tài khoản 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng, tổ đội sản xuất bao gồm lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, tổ đội sản xuất và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định so với tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp, công nhân điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý phân xưởng, đội sản xuất.
_ Tài khoản 6272: Chi phí vật liệu_ bao gồm các khoản chi phí về vật liệu dùng cho sản xuất chung ở các đội, phân xưởng và các chi phí vật liệu dùng cho quản lý đội, phân xưởng (giấy bút, văn phòng phẩm )
_ Tài khoản 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất_ là những chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho quản lý phân xưởng, đội sản xuất.
_ Tài khoản 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định_ phản ánh chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý đội, phân xưởng như máy móc, thiết bị, nhà cửa,
_ Tài khoản 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài_ bao gôm những chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý đội, phân xưởng như chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí điện, nước, điện thoại
_ Tài khoản 6278: Chi phí khác bằng tiền_ là những chi phí còn lại ngoàIicác chi phí kể trên như chi phí hội nghị, lễ tân, tiếp khách, giao dịch.của các bộ phận sản xuất.
Cpsx chung
phân bổ cho CT i
( HMCT i )
=
ồ tiêu thức phân bổ của các CT ( HMCT )
ồ cpsx chung cần phân bổ
´
Tiêu thức phân bổ của CT i
( HMCT i )
Vì các chi phí trên phát sinh trong kỳ có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí nên phải phân bổ cho các đối tượng đó theo những tiêu thức phù hợp:
Phương pháp kế toán cụ thể chi phí sản xuất chung
_ Tính lương phải trả cho nhân viên quản lý đội, phân xưởng:
Nợ TK 627
Có TK 334: Tổng số lương phải trả.
_ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định ( Bằng 19% tổng số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công, nhân viên quản lý đội, phân xưởng ):
Nợ TK 627
Có TK 338 ( 3382, 3383, 3384 )
_ Phản ánh vật liệu dùng cho quản lý đội:
+ Xuất kho vật liệu dùng cho quản lý đội:
Nợ TK 627
Có TK 152: Giá trị vật liệu xuất kho.
+ Mua vật liệu xuất dùng ngay cho quản lý đội:
Nợ TK 627
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK liên quan ( 111, 112, 331, 311 ).
_ Phản ánh công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý đội:
+ Xuất kho công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý đội:
ã Công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ:
Nợ TK 627
Có TK 153: Giá trị công cụ, dụng cụ xuất kho.
ã Công cụ, dụng cụ có giá trị lớn:
Khi xuất dùng:
Nợ TK 142 ( 242 ):
Có TK 153: Giá trị công cụ, dụng cụ xuất kho.
Khi phân bổ vào chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 627
Có TK 142 ( 242 ): Giá trị phân bổ.
+ Mua công cụ, dụng cụ xuất dùng ngay cho quản lý đội:
ã Công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ:
Nợ TK 627
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK liên quan ( 111, 112, 331, 311 ).
ã Công cụ, dụng cụ có giá trị lớn:
Khi mua công cụ, dụng cụ:
Nợ TK 142 ( 242 )
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK liên quan ( 111, 112, 331, 311 ).
Khi phân bổ vào chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 627
Có TK 142 ( 242 ): Giá trị phân bổ.
_ Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý đội và khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất ( trường hợp doanh nghiệp thi công chuyên bằng máy ):
Nợ TK 627
Có TK 214: Số khấu hao phải trích.
Nợ TK 009: Số khấu hao đã trích.
_ Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác dùng cho quản lý đội:
Nợ TK 627
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK liên quan ( 111, 112, 331, 311 ).
_ Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sản xuất chung để tập hợp chi phí sản xuất: Nợ TK 154
Có TK 627 : Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
627
111,112,331
Tiền lương phải trả cho NV quản lý đội
334
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
338
Xuất kho NVL dùng cho quản lý đội
214
Mua NVL xuất dùng ngay cho quản lý đội
153
142,242
Xuất kho c2, dcụ giá trị nhỏ dùng cho quản lý đội
154
Xuất kho c2, dcụ GT lớn
Phân bổ vào cp sxc
111,112,331
Mua c2, dcụ xuất dùng ngay cho quản lý đội
133
Mua c2, dcụ có GT lớn
142,242
Phân bổ vào cp sxc
133
Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý đội
111,112,331
Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
133
152
Kết chuyển chi phí
sản xuất chung
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung
e_ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Các chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trưc tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung cuối kỳ đều phải được tập hợp vào bên Nợ của tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” nhằm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
Tài khoản 154 đươc mở cho từng công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công trình.
Nội dung phản ánh của tài khoản 154 như sau:
_ Bên Nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
_ Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất.
+ Giá thành sản xuất của sản phẩm.
_ Dư nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm dở dang chưa hoàn thành.
Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành, kết chuyển chi phí sản xuất dở dang để xác định giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành:
Nợ TK 623: Giá thành sản xuất của công trình hoàn thành bàn giao.
Có TK 154
155
621
154
623
632
622
K/C chi phí NVL trực tiếp
K/C chi phí nhân công trực tiếp
K/C chi phí sử dụng MTC
K/C chi phí sản xuất chung
627
Zsx của công trình hoàn thành
bàn giao trong kỳ
Zsx của công trình hoàn thành
chưa bàn giao
Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.2.4.3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp:
a_ Đối tượng tính giá thành:
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành của kế toán. Doanh nghiệp cần phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiến hành, căn cứ vào tính chất sản xuất và đặc điểm cung cấp từng loại sản phẩm đó mà xác định đối tượng tính giá thành thích hợp. Nếu sản phẩm hàng loạt thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm đã hoàn thành. Nếu sản phẩm là đơn chiếc _ Đặc điểm của sản phẩm xây dựng giao thông _ thì đối tượng tính giá thành là từng giai đoạn công việc đã hoàn thành, hạng mục công trình hoàn thành hay công trình hoàn thành.
Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời gian mà bộ phận kế toán giá thành phải tổng hợp số liệu để tính giá thành sản xuất cho các đối tượng tính giá thành. Cụ thể kỳ tính giá thành trong xây dựng cơ bản sẽ phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất và hình thức nghiệm thu bàn giao khối lượng hoàn thành.
_ Với doanh nghiệp khai thác đá, sỏi, sản xuất cấu kiện bê tông, gạch, vôi chu kỳ sản xuất ngắn thì kỳ tính giá thành là một tháng.
_ Với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm là công trình, vật kiến trúc thì kỳ tính giá thành sản phẩm là thời gian mà sản phẩm xây lắp được gọi là hoàn thành và nghiệm thu bàn giao cho bên A, có thể chia ra:
+ Với công trình nhỏ, thời gian thi công dưới một năm thì khi công trình hoàn thành doanh nghiệp mới phải tính giá thành sản xuất cho công trình đó.
+ Với công trình vừa, thời gian thi công trên một năm thì chỉ khi có bộ phận công trình hoàn thành có giá trị sử dụng, được nghiệm thu bàn giao thì khi đó doanh nghiệp mới tính giá thành sản xuất cho bộ phận của công trình đó.
+ Với những công trình kéo dài trong nhiều năm mà không tách ra bộ phận công trình nhỏ đưa vào sử dụng thì từng phần việc xây lắp lớn đạt đến điểm dừng kỹ thuật có ghi trong hợp đồng giao nhận thầu thì sẽ được bàn giao thanh toán và doanh nghiệp sẽ tính giá thành sản xuất cho khối lượng bàn giao đó.
b_ Kiểm kê, đánh giá giá trị sản phẩm xây lắp dở dang:
Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây dựng được xác định bằng phương pháp kiểm kê. Việc đánh giá sản phẩm dở dang phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa người giao thầu và người nhận thầu.
Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây dựng hoàn thành bàn giao theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt đến điểm dừng hợp lý đã quy định và giá trị sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn công việc đã hoàn thành và còn dở dang theo giá dự toán của chúng.
Nếu quy định thanh toán theo sản phẩm xây dựng hoàn thành toàn bộ thì sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp đã thi công của sản phẩm xây dựng chưa hoàn thành toàn bộ và giá trị sản phẩm dở dang là phần chi phí phát sinh từ khi khởi công đến cuối kỳ cần đánh giá giá trị sản phẩm dở dang.
* Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán:
Chi phí thực tế KLXL d2 cuối kỳ
=
Cp thực tế của KLXL d2 đầu kỳ
d2 đầu kỳ
+
Cp thực tế phát sinh trong kỳ
Cp KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ theo DT
+
Cp của KLXL d2 cuối kỳ theo dự toán
´
Giá trị của KLXL d2 cuối kỳ theo dự toán
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành trùng nhau.
Cp thực tế của KLXL d2 cuối kỳ
=
Cp thực tế KLXL d2 đầu kỳ
+
Cp thực tế của KLXL thực hiện trong kỳ
Tổng giá trị dự toán của các giai đoạn xây dựng tính theo
mức độ hoàn thành
´
Giá trị dự toán của KLXL d2 cuối kỳ theo mức độ
* Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành tương đương:
c_ Phương pháp tính giá thành:
Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành.
Khi đã xác định được đối tượng tính giá thành phù hợp với những chi phí đã tập hợp được, kế toán tổ chức tính giá thành theo phương pháp thích hợp:
Có các phương pháp tính giá thành sau:
* Phương pháp tính giá thành trực tiếp:
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các công ty xây lắp hiện nay vì sản xuất thi công mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành.
Hơn nữa, áp dụng phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi thời kỳ báo cáo và tính toán đơn giản, thực hiện dễ dàng.
Nếu sản phẩm dở dang không có hoặc quá ít và ổn định, không cần đánh giá thì tổng chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ cho đối tượng tính giá thành ( C ) là tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành ( Z ) tương ứng trong kỳ: Z = C.
Trong trường hợp chi phí tập hợp theo công trình nhưng giá thành lại phải tính riêng cho từng hạng mục công trình thì kế toán có thể căn cứ vào giá dự toán của từng hạng mục công trình và tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế để tính giá thành sản xuất thực tế cho từng hạng mục công trình.
Giá thành sản xuất thực tế của hạng mục công trình i:
Zi = Di ´ H.
Trong đó:
S Di
H
=
C
Di: Giá dự toán của hạng mục công trình i.
H: Tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế.
C: Tổng chi phí sản xuất thực tế của công trình phát sinh trong kỳ.
S Di: Tổng dự toán của tất cả các hạng mục công trình.
Nếu cuối kỳ giá trị của sản phẩm dở dang lớn, không cố định và cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang. Khi đó công thức tính giá thành sẽ là:
Z = C + ( Dđk – Dck ).
Với: + Dđk: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ.
+ Dck: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
* Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng.
Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được chính là giá thành sản xuất thực tế của đơn đặt hàng đó.
* Phương pháp tổng cộng chi phí:
Phương pháp này áp dụng thích hợp với việc xây lắp các công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp có thể chia cho các đội sản xuất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đội sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng. Để tính giá thành sản phẩm cuối cùng phải tổng hợp chi phí sản xuất ở các đội sản xuất rồi trừ đi chi phí thực tế của sản phẩm dở dang cuối kỳ và cộng thêm chi phí thực tế của sản phẩm dở dang đầu kỳ.
Công thức tính như sau:
Z = Dđk + C1 + C2 + + Cn – Dck.
Trong đó:
C1, C2,, Cn: chi phí sản xuất ở từng đội hay từng hạng mục công trình.
Trong kỳ báo cáo, ngoài việc tính giá thành cho các hạng mục công trình, công trình hoàn thành, kế toán còn phải tính giá thành cho khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao:
Giá thành công tác xây lắp hoàn thành trong kỳ
=
CPSX sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
S cpsx phát sinh trong kỳ
-
CPSX sản phẩm dở dang cuối kỳ
chương 2
Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng 12 Thăng Long
2.1. Đặc điểm chung và quá trình hình thành, phát triển của công ty cổ phần xây dựng 12 Thăng Long:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
a_ Thông tin chung:
Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần xây dựng 12 Thăng Long.
Trực thuộc : Tổng công ty xây dựng Thăng Long.
Giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT công ty :Nguyễn Quang Tuýnh.
Trụ sở công ty: Đường Phạm Văn Đồng_Xuân Đỉnh_ Từ Liêm _Hà Nội .
b_ Quá trình thành lập và phát triển:
Công ty cổ phần xây dựng 12 Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long được thành lập năm 1996 theo quyết định số 3198_QĐ/TCCB-LĐ ngày 2/12/1996 của Bộ giao thông vận tải.
Quyết định số 587/TC ngày 27/11/2002 của Tổng công ty xây dựng Thăng Long về việc đổi tên : Trung tâm CNKTHT ThĂng Long thành Công ty cổ phần thi công cơ giới và thương mại Thăng Long.
Quyết định số 59/TC ngày 24/01/2003 của Tổng công ty xây dựng Thăng Long về việc đổi tên : Công ty cổ phần thi công cơ giới và thương mại Thăng Long thành Công ty cổ phần xây dựng 12 Thăng Long.
Công ty cổ phần xây dựng 12 Thăng Long được đăng ký hoạt động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3125.doc