Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Phân bón An Lạc

Xí nghiệp phân bón An Lạc là đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phân bón NPK và phân khoán hữu cơ, sản phẩm được tiêu thụ mạnh trên thị trường. Quá trình sản xuất phân bón theo tiêu thức đón mùa vụ và việc sản xuất được tổ chức theo ca. Đặc điểm sản xuất của xí nghiệp là quy trình sản xuất giản đơn. Quy trình công nghệ sản xuất NPK là sự pha trộn vò viên để đạt được một tỷ lệ theo chủng loại sản phẩm nhất định, đảm bảo yêu cầu về kích cỡ hạt, độ cứng màu sắc theo tiêu chuẩn phù hợp với thị trường và từng vùng đất. Vì thế:

+ Đối tượng tập hợp chi phí là từng sản phẩm.

+ Đối tượng tính giá thành là sản phẩm NPK hoàn thành nhập kho.

+ Đơn vị tính giá thành là 1 tấn sản phẩm NPK hoàn thành nhập kho.

+ Và do chu kỳ sản xuất của xí nghiệp ngắn (khoảng 3 giờ/mẻ) và sản xuất với khối lượng lớn nên xí nghiệp đã chọn kỳ tính giá thành là 1 tháng.

Xí nghiệp áp dụng cách hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp được tiến hành gọn nhẹ do đã áp dụng hệ thống thông tin kế toán vào trong công tác kế toán.

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5714 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Phân bón An Lạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 1026 Phạm Thế Hiển - P.5 - Quận 8 - TP.HCM Điện thoại:   08.8504664 - 08.8504468         Fax: 08.8500896 Địa chỉ: 582 Kinh Dương Vương - Q.Bình Tân - TP.HCM Điện thoại:   08.7520597 - 7510692          Fax: 08.7508487 Sản phẩm chính: phân hỗn hợp NPK, phân khoáng hữu cơ NPK lỏng XÍ NGHIỆP PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN 1 Địa chỉ: C1/3 Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM Điện thoại: 08.8770104         Fax: 08.7560369 Sản phẩm chính: phân hỗn hợp NPK XÍ NGHIỆP PHÂN BÓN CỬU LONG Địa chỉ: 405 QL1 - Tân Hòa - tỉnh Vĩnh Long Điện thoại:   070.822421 - 822910           Fax: 070.815215 Sản phẩm chính: phân hỗn hợp NPK, phân khoáng hữu cơ, phân NPK dạng lỏng XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ BAO BÌ THANH ĐA Địa chỉ: 368 Hùng Vương nối dài, huyện Bình Chánh, TP.HCM Điện thoại: 08.8750242          Fax: 08.8750242 Sản phẩm chính: các loại thiết bị và công trình trùng tu, đại tu ngành phân bón, bao bì các loại. TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN PHÂN BÓN: Địa chỉ: 414 Hùng Vương (nối dài) – huyện Bình Chánh, TP.HCM Sản phẩm chính: phân hỗn hợp NPK dang lỏng, thực hiện các công trình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ các sản phẩm phân bón Ngoài ra, Công Ty còn có 02 liên doanh khác: CÔNG TY LIÊN DOANH HÓA CHẤT LG VINA Địa chỉ: 41 NguyễnThị Minh Khai, lầu 8, quận 1, TP.HCM Điện thoại: 08.8236528          Fax: 08.8221685 CÔNG TY LIÊN DOANH PHÂN BÓN LÁ YOGEN Địa chỉ: 414 Hùng Vương nối dài, huyện Bình Chánh, TP.HCM Điện thoại: 08.8765388          Fax: 08.8765387 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp phân bón An Lạc Hiện nay, xí nghiệp đóng tại địa bàn 538 Kinh Dương Vương – T.T An Lạc – Q.Bình Tân – TPHCM với cùng đội ngũ công nhân trẻ, nhạy bén và tinh thần đoàn kết, tận tâm với xí nghiệp, chăm chỉ sáng tạo trong công việc đã đưa xí nghiệp từng bước đi lên. Xí nghiệp phân bón An Lạc là một trong những đơn vị trực thuộc của công ty phân bón Miền Nam.Về mặt pháp lý xí nghiệp phân bón An Lạc chịu sự chỉ đạo và quản lý của công ty. Công ty cho phép xí nghiệp được sản xuất và kinh doanh phân bón hóa học, tự quyết định từ khâu đầu vào đến khâu tiêu thụ sản phẩm, cho đến việc quản lý nhân sự. Trước đây, xí nghiệp phân bón An Lạc là một công ty phân bón tư nhân, chuyên sản xuất xi măng, phân bón và 18 mặt hàng khác. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổng công ty hoá chất tiếp nhận và lúc này xí nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh phân bón. Tuy số lượng sản xuất chưa nhiều nhưng chất lượng sản phẩm cuả xí nghiệp cao. Sản phẩm của xí nghiệp ngày càng tiêu thụ nhiều hơn từ 3000 – 4000 tấn/năm lên đến 14000 -15000 tấn/năm, lợi nhuận từ 400 – 500 triệu đồng/năm. Lương bình quân của công nhân từ 1.300.000 -1.600.000 đ người/tháng. Phạm vi hoạt động của xí nghiệp phân bón An Lạc là sản xuất kinh doanh phân bón nội ngoại nhập phục vụ cho các loại cây trồng trên cơ sở tự bù đắp chi phí và có lãi. Trong những năm 1975 - 1978 Xí nghiệp chuyển hướng vào sản xuất phân bón NPK cấp thấp 6-6-12, 5-10-13. Sau khi gia nhập vào công ty phân bón miền Nam, công nghệ được nâng lên một bước từ trộn bằng chảo quay hai tầng,vừa sản xuất NPK cấp thấp, vừa sản xuất NPK cấp cao. 3.2 Chức năng và nhiệm vụ Xí nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng phân bón hoá học. Với nhiệm vụ nghiên cứu và tổ chức thực hiện các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo đúng pháp luật nhà nước hiện hành. Ứng dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nhiên liệu, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm, gia tăng sản phẩm và chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ. Nghiên cứu và sản xuất các loại phân bón NPK phù hợp chủng loại, đặc điểm cho tất cả cây trồng. Tùy vị trí địa lý,khí hậu những vùng khác nhau mà xí nghiệp có sự phục vụ nhu cầu người tiêu dùng khác nhau, nhất là dành riêng cho ngành nông nghiệp phía Nam. Thực hiện tốt chế độ quản lý tài chính, lao động tiền lương, tiền thưởng cho công nhân viên do xí nghiệp quản lý Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện và môi trường làm việc cho công nhân cũng như nâng cao mức sống của người lao động trong xí nghiệp. Nghiên cứu và thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường, bảo vệ an toàn lao động và tài sản Xã hội chủ nghĩa. 3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp phân bón An Lạc Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp: CƠ CẦU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI XN PB AN LẠC Giám Đốc Phó Giám Đốc Hành chính Ktoán tài vụ KD KH Vật tư BP.Cơ Điện Đốc công Tổ SX 4 Tổ SX 3 Tổ SX 2 Tổ SX 1 Chú thích: : Chỉ đạo trực tiếp : Quan hệ đối chiếu – Giám đốc: do công ty bổ nhiệm phụ trách chung và chịu trách nhiệm kinh doanh, có quyền quyết định nhân sự trong nội bộ xí nghiệp. – Phó giám đốc: phụ trách và chịu trách nhiệm chính về sản xuất kỹ thuật pha trộn, sữa chữa máy móc và cải tiến quy trình công nghệ. – Các phòng ban: + Phòng kế toán - tài vụ: đảm bảo hạch toán đầy đủ và chính xác số liệu kế toán, nắm rõ tình hình công nợ, thu chi tiền mặt,lập các báo biểu, nhật ký chứng từ cũng như bảng kê định kỳ nộp cho công ty. + Phòng kinh doanh kế hoạch đầu tư: gồm các bộ phận xuất nhập khẩu kế hoạch cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm. + Phòng tổ chức hành chính: có trách nhiệm điều động nhân sự, phục vụ sản xuất, định mức lao động,tính lương và các khoản thu nhập của các bộ phận công nhân viên trong xí nghiệp. + Bộ phận cơ điện: có nhiệm vụ xây dựng thiết kế, sữa chữa máy móc, thiết bị của xí nghiệp. + Bộ phận sản xuất: gồm 3 tổ sản xuất chính và 1 tổ sản xuất phụ, các tổ này làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một đội đốc công. Đây là lực lượng lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh cuả xí nghiệp. 3.4 Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm Sản phẩm chính của xí nghiệp là phân NPK, là loại phân hỗn hợp được sản xuất từ các nguyên liệu đơn chất để tạo ra một loại phân bón chức đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng như đạm, lân, kali, vi lượng theo những tỷ lệ thích hợp cho từng loại đất, từng loại cây trồng và từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. 3.4.1 Sơ đồ quy trình sản xuất phân NPK Nguyên liệu Nguyên liệu Bồn phun nước Máy nén khí dầu FO Máy nghiền sàng Trộn theo tỷ lệ Máy vò viên Máy sấy Nhập kho Cân Đóng bao B.P làm nguội Sàng, phân loại hạt Băng tải Băng tải 3.4.2 Quy trình sản xuất gồm các bước sau Nguyên liệu được đưa trực tiếp vào máy nghiền và nghiền vụn thành những hạt có kích thước nhỏ 1 mm. Sau đó đưa những hạt nhỏ này vào máy trộn, trộn thêm một số nguyên liệu, phụ gia khác. Lượng nguyên liệu đưa vào được trích sẵn theo công thức của thành phần muốn trộn. Tại đây các nguyên liệu được trộn đều và kỹ. Hỗn hợp được trộn xong sẽ được băng tải chuyển sang máy vò viên để tạo hạt, vòi phun nước sẽ cung cấp nước từ từ theo định lượng sẵn. Các loại hạt vừa tạo xong sẽ chuyển sang máy sấy để làm khô. Sản phẩm sau khi qua máy sấy sẽ tiếp tục được qua sàn phân loại hạt. Những hạt có kích thước 2 - 4 mm là những hạt đạt tiêu chuẩn được đưa đi làm nguội, đóng bao, cân và nhập kho. Còn những hạt không đạt được chế biến lại. 3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến họat động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 3.5.1 Thuận lợi: Xí nghiệp phân bón An Lạc có ban lãnh đạo giỏi, nhạy bén, giàu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh làm mấu chốt cho sự làm ăn có hiệu quả của xí nghiệp. Có cơ cấu tổ chức quản lý rõ ràng, sử dụng đúng người, đúng việc… Bên cạnh đó, xí nghiệp đã khẳng định được lòng tin khách hàng do sản phẩm có chất lượng cao, tồn tại trên thị trường lâu năm. Mặc dù giá cả còn cao hơn so với các xí nghiệp khác nhưng sản phẩm làm ra của xí nghiệp vẫn tiêu thụ nhanh do sản phẩm của xí nghiệp có chất lượng tốt, ổn định và bao bì mẫu mã đẹp đã đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Sự liên hệ mật thiết giữa xí nghiệp với Công ty Phân bón Miền Nam, các xí nghiệp trực thuộc và các đại lý đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, ủng hộ xí nghiệp trong mọi hoạt động. 3.5.2 Khó khăn: Về cơ sở hạ tầng: Mặt bằng xí nghiệp chỉ có 1620 m2, nơi sản xuất cũng là kho nguyên liệu, thành phẩm. Có thể nói toàn bộ diện tích của xí nghiệp đã được tận dụng hết. Do vậy xí nghiệp muốn gia tăng năng suất của máy lên thì thành phẩm nhập kho không có nơi để chứa. Năng suất lao động vì thế cũng bị hạn chế. Về dây chuyền sản xuất: mặc dù quy trình sản xuất đơn giản nhưng do quy trình liên tục nên nếu trên cùng một quy trình đó sản phẩm làm ra không đạt chất lượng thì phải bỏ lại làm từ đầu, mất nhiều thời gian. Máy móc thiết bị đã lỗi thời, dù được cải tiến nhưng chưa cao, sản phẩm làm ra còn nhiều hạn chế về mẫu mã và chất lượng làm cho xí nghiệp khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Môi trường công nghệ hiện đại là môi trường biến đổi nhanh, vòng đời công nghệ ngắn. Các công nghệ, khoa học kỷ thuật này không phải sản xuất trong nước mà từ các nước phát triển nên vấn đề về tiền và tri thức là hai vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cần đầu tư nhất. Về thị trường tiêu thụ: xí nghiệp phân bón An Lạc cũng như công ty phân bón Miền Nam đang đứng trong tình trạng cạnh tranh gay gắt với hàng nước ngoài do chính sách về thuế sau khi Việt Nam gia nhập WTO. NVL còn phải nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành còn cao, khả năng cạnh tranh với các đối thủ khá gay gắt. Ngoài ra, sự tranh giành thị phần giữa các xí nghiệp nội bộ trong cùng công ty là điều mà ban lãnh đạo đang tìm cách khắc phục. 3.5.3 Phương hướng phát triển: Để khắc phục những khó khăn và phát huy những thuận lợi xí nghiệp đã đề ra một số phương hướng sau: – Thu hồi nhanh tình hình công nợ từ các khách hàng. Đây là mục tiêu chủ yếu của xí nghiệp để quay nhanh vòng luân chuyển của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả đồng vốn giúp xí nghiệp kinh doanh đạt mục tiêu và kế hoạch do công ty đề ra. – Để đối phó với tình hình cạnh tranh gay gắt, xí nghiệp đang thử nghiệm sản xuất sản phẩm mới dùng nguyên vật liệu có sẵn trong nước. Đồng thời cải tiến mẫu mã, kiểu dáng, bao bì, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm… 3.6 Tổ chức công tác kế tóan tại xí nghiệp 3.6.1 Cơ cấu bộ máy kế toán tại Xí nghiệp: Kế toán trưởng xí nghiệp phân bón An Lạc Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán tiệu thụ thành phẩm Kế toán vật tư, công nợ, tiền lương Thủ quỹ Tổ chức kế toán tại đơn vị tương đối gọn nhẹ. Với sự trợ giúp của máy tính, công việc kế toán tiến hành nhanh chóng. Công việc kế toán ở xí nghiệp chủ yếu là ghi chép số liệu ban đầu và theo dõi thống kê tình hình nguyên vật liệu, sản xuất và tiêu thụ cho giám đốc. Xí nghiệp không trực tiếp theo dõi khấu hao tài sản cố định, nguồn vốn và các các tài khoản tiền gởi ngân hàng. Kế toán trưởng xí nghiệp: Chịu trách nhiệm về phân công và thực hiện các phần hành kế toán tại xí nghiệp. Tổ chức phân công công việc kế toán Thực hiện ghi chép các số liệu kế toán trong phần việc của mình. Trực tiếp theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, công nợ và thu mua NVL. Nhập vào máy tính các dữ liệu phát sinh hàng ngày. Phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp cho giám đốc cũng như cho kế toán trưởng công ty khi cần. Hàng tháng nộp các báo biểu, sổ sách kế toán cho công ty. Định kỳ 5 – 10 ngày nộp các báo cáo cần thiết cho công ty theo yêu cầu của nhân viên thống kê và kế toán vật tư. Hướng dẫn, giúp đỡ các nhân viên kế toán khác thực hiện công việc. Nhân viên kế toán: – Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Ghi chép toàn bộ các khoản mục chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất kinh doanh, kiểm tra đối chiếu với định mức. – Kế toán tiêu thụ sản phẩm: Ghi chép tình hình mua bán với khách hàng, số lượng nhập xuất tồn kho thành phẩm. Kết chuyển chi phí tiêu thụ sản phẩm và tính giá thành để tính hiệu quả của xí nghiệp. – Kế toán vật tư, công nợ, tiền lương: Dựa vào bảng chấm công và định mức tiền lương sản xuất ra sản phẩm để tính tiền lương, tiền thưởng, tiền bảo hiểm cho từng công nhân viên trong xí nghiệp và theo dõi các khoản công nợ, vật tư. – Thủ quỹ: Thu chi tiền mặt trong quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, thanh toán tiền lương, tạm ứng cho công nhân viên. 3.6.2 Hệ thống tài khoản sử dụng Hiện nay, công ty cũng như xí nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất theo quy định số 15/QĐ/CĐKT ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Theo qui định của công ty tại các xí nghiệp đơn vị trực thuộc chỉ được sử dụng một số tài khoản sau: Tài khoản loại: 1,5,6,7,8,9 Riêng loại 3 thì được mở tài khoản: 331, 334, 336, 338. 3.6.3 Hình thức sổ kế toán Theo sự thống nhất giữa công ty và các xí nghiệp, tất cả đều áp dụng hình thức NHẬT KÝ CHỨNG TỪ. Sơ đồ: Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê (sổ quỹ) NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Các sổ hoặc thẻ chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng – Hàng ngày kế toán tập hợp dữ liệu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Khi cập nhật chứng từ, phần mềm kế toán sẽ tự động ghi đồng thời vào bảng tổng hợp, chứng từ, sổ chi tiết, nhật ký chung… Do đặc điểm sản xuất hàng ngày phải dùng một số lượng lớn về nguyên vật liệu nên cuối ngày kế toán sẽ tính giá bình quân gia quyền của vật liệu xuất kho và ghi nhận dữ liệu phát sinh trong ngày. – Cuối tháng, kế toán tiến hành phân bổ chi phí, cân đối số phát sinh từ đó tính ra giá thành và in ra báo cáo. – Định kỳ hàng tháng các xí nghiệp gởi báo cáo kế toán lên cho công ty, kế toán của công ty tiến hành ghi chép vào sổ sách kế toán, đoàn quyết toán của công ty sẽ xác nhận tính hợp lý, hợp lệ các số liệu tại xí nghiệp theo đúng quy chế tài chính của công ty. Sau đó xí nghiệp sẽ tiến hành điều chỉnh lại báo cáo kế toán sao cho phù hợp với số liệu của công ty rồi gởi lên công ty lần nữa. Đây là nguyên tắc “2 lên 1 xuống” được công ty áp dụng trong việc kiểm tra các đơn vị trực thuộc của mình. CHƯƠNG 4 : KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP PHÂN BÓN AN LẠC 4.1 Những vấn đề chung về kế toán CPSX và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp phân bón An Lạc Xí nghiệp phân bón An Lạc là đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phân bón NPK và phân khoán hữu cơ, sản phẩm được tiêu thụ mạnh trên thị trường. Quá trình sản xuất phân bón theo tiêu thức đón mùa vụ và việc sản xuất được tổ chức theo ca. Đặc điểm sản xuất của xí nghiệp là quy trình sản xuất giản đơn. Quy trình công nghệ sản xuất NPK là sự pha trộn vò viên để đạt được một tỷ lệ theo chủng loại sản phẩm nhất định, đảm bảo yêu cầu về kích cỡ hạt, độ cứng màu sắc theo tiêu chuẩn phù hợp với thị trường và từng vùng đất. Vì thế: + Đối tượng tập hợp chi phí là từng sản phẩm. + Đối tượng tính giá thành là sản phẩm NPK hoàn thành nhập kho. + Đơn vị tính giá thành là 1 tấn sản phẩm NPK hoàn thành nhập kho. + Và do chu kỳ sản xuất của xí nghiệp ngắn (khoảng 3 giờ/mẻ) và sản xuất với khối lượng lớn nên xí nghiệp đã chọn kỳ tính giá thành là 1 tháng. Xí nghiệp áp dụng cách hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp được tiến hành gọn nhẹ do đã áp dụng hệ thống thông tin kế toán vào trong công tác kế toán. Qui trình tổng quát về trình tự hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Sổ cái tổng hợp ô bàn cờ Chứng từ chi tiết Nhật ký chứng từ Báo cáo tài chính + Hằng ngày, nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra được cập nhật vào hệ thống phần mềm của xí nghiệp, các dữ liệu tự động ghi vào nhật ký chứng từ theo trình tự thời gian và kết hợp hệ thống hoá các dữ liệu vào các sổ kế toán chi tiết, các bảng kê có liên quan. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các sổ chi tiết với nhật ký chứng từ, kế toán tiến hành lên sổ cái tổng hợp và đồng thời phản ánh trên bảng cân đối số phát sinh bàn cờ các tài khoản phát sinh trong tháng theo tổng số lấy từ nhật ký chứng từ. Số liệu trên sổ cái và số tổng cộng trên bảng cân đối số phát sinh bàn cờ dùng để lập báo cáo tài chính. + Song song với qui trình dữ liệu kế toán xử lý tự động, về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. Trong kỳ chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đối tượng nào thì hạch toán cho đối tượng đó. Cuối tháng, căn cứ vào các khoản chi phí được tập hợp vào các tài khoản liên quan, kế toán sẽ tính giá thành tổng hợp cho tất cả các sản phẩm và cụ thể chi tiết cho từng sản phẩm hoàn thành trong tháng. Do xí nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại nên trong đề tài này sản phẩm được chọn để tính giá thành là sản phẩn NPK cấp cao (23-23-0). 4.2 Kế toán CPSX tại xí nghiệp phân bón An Lạc 4.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí được sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong kỳ sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất, xí nghiệp sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau. Căn cứ vào vai trò, công dụng của vật liệu mà xí nghiệp chia thành các loại sau: + Nguyên vật liệu chính. + Vật liệu phụ + Nhiên liệu Nguyên vật liệu chính: Nguyên vậ liệu chính để sản xuất phân bón NPK tại xí nghiệp chiếm khoảng 82% trong giá thành sản phẩm (chiếm tỷ trọng rất lớn). Bao gồm các loại: DAP, URE, SA, KCL, KNO3, Mg(OH)2, Photphoric, Phân vi lượng, Sulfat Kali, Độn, Super lân, Kaolin, Lưu huỳnh, Than bùn, Thạch cao, Chất kích thích tăng trưởng… Tùy theo từng loại sản phẩm mà có các thành phần đạm, lân, kali cấu thành trong sản phẩm khác nhau. Các nguyên liệu này đều nhập từ nước ngoài trừ một số nguyên liệu như: super lân, than bùn,… được mua trong nước. Xí nghiệp có thể thay thế các nguyên liệu như: DAP, SA,URE cho nhau để sản xuất trong trường hợp giá cả các nguyên liệu này biến động tăng cao trên thị trường, các nguyên liệu này đều có thành phần đạm trong đó nhưng chỉ khác nhau về tỷ lệ. Các thành phần khác nhau trong nguyên vật liệu chính như sau: DANH ĐIỂM TÊN VẬT TƯ THÀNH PHẦN ĐẠM (N) LÂN (P2O5) KALI (K2O) NGL 00 DAP TINH 20,0% 52,0% NGL 01 DAP 18,0% 45,0% NGL 02 URE 46,0% NGL 04 SA 21,0% 60,0% NGL 06 LÂN 14,5% 16,0% NGL 012 SUPER LÂN M 14,5% Xí nghiệp xuất NVL cho sản xuất theo định mức tiêu hao hằng ngày, căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm, tổ trưởng tổ đội sản xuất sẽ tính ra khối lượng từng loại NVL cần xuất kho đưa vào sản xuất trong ngày theo công thức: Định mức NVL sản xuất Khối lượng sản phẩm cần sản xuất Khối lượng NVL cần sản xuất × = Để tính được khối lượng NVL đưa vào sản xuất sản phẩm, xí nghiệp đã đưa ra bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm như sau: BẢNG ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NGUYÊN VẬT LIỆU CHO MỘT SỐ LOẠI PHÂN NPK : STT TÊN NGUYÊN LIỆU ĐƠN VỊ 16.16.8 20.20.0 23.23.0 1 DAP Tấn 0,350 0,417 0,450 2 URE Tấn 0,050 0,280 0,325 3 SA Tấn 0,355 4 KCL Tấn 0,135 0,250 5 ĐỘN Tấn 0,130 0,023 0,095 6 LÂN Tấn 0,050 0,150 TỔNG 1,020 1,020 1,020 Căn cứ vào bảng định mức, ta có thể tính ra được nguyên liệu cần thiết để sản xuất các loại sản phẩm NPK theo kế hoạch. Cụ thể: Để sản xuất 1.000 tấn phân NPK (23.23.0) thì khối lượng nguyên liệu cần thiết để sản xuất như sau: DAP : 1000 × 0,45 = 450 tấn URE : 1000 × 0,325 = 325 tấn SA : 1000 × 0 = 0 tấn KCL : 1000 × 0 = 0 tấn CHẤT ĐỘN : 1000 × 0,095 = 95 tấn LÂN : 1000 × 0,15 = 150 tấn Định mức chung cho 1000 tấn NPK 23.23.0 là: 1.000 × 1,02 = 1.020 tấn Cuối tháng, kế toán tiến hành so sánh giữa nguyên liệu thực tế đã sử dụng với nguyên liệu theo định mức để xác định mức chênh lệch và tiến hành điều chỉnh. Ø Vật liệu phụ (bao bì): Bao bì được sử dụng kết hợp với nguyên liệu chính cấu thành nên giá trị của sản phẩm. Ở xí nghiệp phân bón An Lạc bao bì được dùng để đóng gói thành phẩm phân bón, là yếu tố quan trọng, cần thiết cho việc cất giữ, bảo quản sản phẩm. Do vậy bao bì được tách riêng theo dõi vào tài khoản chi tiết. Mỗi loại bao bì dùng đựng sản phẩm có hai lớp, lớp phía trong và lớp bao bì phía ngoài. Lớp bao bì phía trong làm bằng nhựa, dùng bảo quản sản phẩm khỏi ẩm, tan nếu gặp nước. Lớp bao bì phía ngoài làm bằng nylon. Các loại bao bì xí nghiệp thường dùng: DANH ĐIỂM TÊN BAO BÌ CÔNG DỤNG VT11 Bao trắng PP ống trắng 60 x 90 Bao phía ngoài VT12 Bao trắng PP ống trắng 50 x 70 VT13 Bao thường Đựng 5 bao PE 35 x 56 VT14 Bao PE 60 x 100 Bao phía trong VT15 Bao PE 50 x 60 VT16 Bao PE 40 x 60 VT17 Tiền công in nhãn hiệu bao VT18 Bao PE 35 x 56 Đựng 10 kg, vừa là bao trong vừa là bao ngoài VT19 Bao PP đen Bao PP ống trắng 60 x 90 và bao PE 60 x 100 đựng 50 kg sản phẩm. Bao PP ống trắng 50 x 70 và bao PE 50 x 60 đựng 30 kg sản phẩm. Mỗi tấn sản phẩm sử dụng trung bình 20 cái bao. Nhiên liệu: Nhiên liệu là vật liệu dùng để tạo ra năng lượng phục vụ cho sự hoạt động của các loại máy móc, thiết bị và dùng trực tiếp cho sản xuất. Ở xí nghiệp phân bón An Lạc nhiên liệu chủ yếu là dầu FO (dầu Mazut) dùng để chạy máy vò viên, máy sấy làm khô nguyên vật liệu. Nhiên liệu được xuất ra theo định mức có sẵn cho một tấn sản phẩm.Trường hợp lượng nhiên liệu dùng không hết, nhập lại kho hoặc đưa vào sản xuất trở lại kèm theo bảng nghiệm thu nhiên liệu thừa. Hiện nay, tại xí nghiệp phân bón An Lạc kế toán nguyên vật liệu sử dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu.Theo phương pháp này, hàng ngày thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu, ghi số nguyên vật liệu thực nhập, thực xuất vào thẻ kho có liên quan. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số tồn kho trên thẻ kho với số nguyên vật liệu thực tế tồn kho. Hằng ngày, sau khi ghi vào thẻ kho, thủ kho chuyển hết các chứng từ nhập xuất kho nguyên vật liệu cho bộ phận kế toán vật tư. Khi nhận được chứng từ nhập xuất kho nguyên vật liệu từ thủ kho, kế toán vật tư tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ, ghi đơn giá và tính thành tiền trên các chứng từ nhập xuất kho nguyên vật liệu và cập nhật vào máy tính, sau đó ghi vào sổ cái chi tiết nguyên vật liệu có liên quan. Cuối tháng, kế toán tính ra tổng số Nhập – Xuất – Tồn kho nguyên vật liệu về mặt số lượng lẫn giá trị để xác định nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trong tháng và kết hợp kế toán nguyên vật liệu tính giá thành. ­ Nguyên vật liệu xuất dùng sản xuất trong tháng tại xí nghiệp áp dụng theo phương pháp đơn giá xuất bình quân Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ Đơn giá xuất NVL Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL nhập trong kỳ = Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ được xác định như sau: Giá trị NVL xuất trong kỳ = Số lượng NVL xuất × Đơn giá xuất NVL Giá trị nguyên vật liệu tồn cuối kỳ được xác định theo công thức sau: NVL tồn cuối kỳ = NVL tồn đầu kỳ + NVL nhập trong kỳ - NVL xuất trong kỳ 4.2.1.1 Chứng từ sổ sách Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến Nhập – Xuất – Tồn nguyên vật liệu đều được phản ánh một cách có hệ thống và hợp lý vào hệ thống sổ sách của kế toán vật tư: Phiếu xuất kho. Thẻ kho. Bảng Nhập – Xuất – Tồn nguyên vật liệu. Bảng tổng hợp chứng từ. Sổ cái tài khoản 621 Phiếu đề nghị xuất nguyên vật liệu. Bảng sử dụng vật tư Đầu tháng, kế toán mở sổ chi tiết nguyên vật liệu để theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong tháng, hằng ngày kế toán vật tư nhận được các chứng từ gốc như phiếu xuất kho nguyên liệu, phiếu lãnh vật tư…sau đó kế toán kiểm tra và lấy số liệu cập nhật vào máy tính, rồi lên sổ chi tiết nguyên vật liệu có liên quan và trên nhật ký chứng từ theo dõi trình tự thời gian về tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong tháng để sản xuất sản phẩm.. Cuối tháng, kế toán vật tư dựa vào số liệu đã tập hợp tính ra chi phí từng loại nguyên liệu, làm căn cứ để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm bao gồm Bảng kê Nhập – Xuất – Tồn kho nguyên vật liệu, phiếu xuất kho nguyên liệu, bao bì, nhiên liệu,…Từ đó lên sổ cái tổng hợp các tài khoản chi phí nguyên vật liệu, kết chuyển tính giá thành sản phẩm hoàn thành. 4.2.1.2 Quy trình luân chuyển chứng từ Bảng phân bổ số 2 Sổ chi tiết vật tư Phiếu đề nghị xuất NVL Phiếu xuất kho Thủ kho Thẻ kho Bộ phận Bảng kê số 3 NKCT Kế toán tổng hợp Kế toán Ô bàn cờ Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu Ghi chú: Giải thích: Dựa trên số lượng sản phẩm cần sản xuất trong tháng do công ty giao xuống và bảng định mức nguyên vật liệu, xí nghiệp tính ra lượng cần dùng và lập phiếu đề nghị xuất nguyên vật liệu. Phiếu này được chuyển cho kế toán vật tư 3 liên: 1. Thủ kho: từ phiếu xuất kho thủ kho tiến hành lập thẻ kho và xuất nguyên vật liệu theo yêu cầu. Hàng ngày căn cứ vào phiếu xuất kho ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, định kỳ thủ kho sẽ kiểm tra số lượng tồn trên thẻ kho với số lượng tồn thực tế tại kho để phát hiện sai số và điều chỉnh. 2. Bộ phận sản xuất kinh doanh 3. Kế toán Cuối tháng, kế toán lập bảng phân bổ số 2, bảng kê số 3 cùng với sổ chi tiết để làm căn cứ lập NKCT. Sổ nhật ký chứng từ được chuyển cho kế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Phân bón An Lạc.doc
Tài liệu liên quan