Đề tài Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ & BIỂU ĐỒ v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, KÝ TỰ VIẾT TẮT vi

 

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1. Mục tiêu chung 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1. Tổng quan tài liệu 4

2.1.1. Một số vấn đề chung về doanh thu 4

2.1.2. Kết quả kinh doanh 14

2.2. Phương pháp nghiên cứu 19

2.2.1. Thu thập số liệu 19

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 19

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 21

3.1.1. Thực trạng và tình hình phát triển của công ty 21

3.1.2. Tình hình cơ bản của công ty 25

3.2. Thực trạng kế toán doanh thu của công ty 33

3.2.1. Đặc điểm sản phẩm 33

3.2.2. Kênh phân phối sản phẩm của công ty 34

3.2.3. Các chính sách bán hàng của công ty 36

3.2.4. Kế toán doanh thu bán hàng của công ty 39

3.2.5. Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ 45

3.2.6. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 45

3.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty 53

3.3.1. Kỳ xác định kết quả kinh doanh của công ty 53

3.3.2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty 53

3.3.3. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Quý IV/ 2009 56

3.4. Đánh giá tính biến động doanh thu và kết quả kinh doanh của công ty 58

3.4.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 58

3.4.2. Phân tích và đánh giá tình hình biến động doanh thu và kết quả kinh doanh của công ty 60

3.5. Một số đề xuất hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 64

3.5.1. Đánh giá chung kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 64

3.5.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng và nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 66

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70

4.1. Kết luận 70

4.2. Kiến nghị 71

4.2.1. Đối với công ty 71

4.2.2. Đối với nhân viên kế toán 71

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8052 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
460 100 460 100 465 100 100,00 101,09 I. Theo tính chất lao động 1. Công nhân sản xuất 380 82,61 380 82,61 381 81,94 100,00 100,26 2. Nhân viên phục vụ 20 4,35 18 3,91 20 4,30 90,00 111,11 3. Cán bộ quản lý 60 13,04 62 13,48 64 13,76 103,33 103,23 II. Theo trình độ chuyên môn 1. Đại học và trên đại học 106 23,04 108 23,48 109 23,44 101,89 100,93 2. Cao đẳng 47 10,22 45 9,78 48 10,32 95,74 106,67 3. Trung cấp 28 6,09 28 6,09 27 5,81 100,00 96,43 4. Công nhân 279 60,65 279 60,65 281 60,43 100,00 100,72 III. Theo giới tính 1. Nam 306 66,52 309 67,17 311 66,88 100,98 100,65 2. Nữ 154 33,48 151 32,83 154 33,12 98,05 101,99 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 3.1.2.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn Cũng như lao động, vốn là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Duy trì được cơ cấu vốn hợp lý đảm bảo cho công ty phản ứng nhanh nhạy được các biến động thị trường về mặt tài chính và giá cả. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại, đứng vững trong sự cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường. Qua bảng 3.2, ta thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty là tương đối lớn và có xu hướng giảm qua 3 năm. Năm 2008 tổng TS giảm 6,12% so với năm 2007, năm 2009 chỉ tiêu này giảm xuống 19,93%. Do đó bình quân qua 3 năm giảm 13,3%. Trong tổng TS của Công ty, TSNH luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản dài hạn. Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm một lượng lớn trong cơ cấu TSNH. Lượng hàng tồn kho có xu hướng giảm qua 3 năm. Năm 2008 lượng hàng tồn kho giảm so với năm 2007 là 3,75%, năm 2009 so với 2008 giảm mạnh hơn rất nhiều lần (31,09%). Cơ cấu các khoản phải thu cũng liên tục giảm. Năm 2007 chiếm 26,29% trong tổng TSNH, nhưng năm 2008 và 2009 đã giảm xuống còn 23,83% và 18,86%. Tốc độ giảm bình quân nợ phải thu qua 3 năm (32,97%) giảm mạnh hơn so với tốc độ giảm bình quân của hàng tồn kho (18,56%). Điều này cho thấy thực trạng quản lý hàng tồn kho và các khoản phải thu của Công ty là khá tốt. Công ty đang hạn chế được các đơn vị bên ngoài chiếm dụng vốn của đơn vị mình. Vốn chủ sở hữu chiếm từ 10,71% đến 25,41% tổng NV của doanh nghiệp. Điều này khiến mức độ tự chủ về vốn của doanh nghiệp không cao. Nhưng đây cũng là tỷ lệ thường gặp ở rất nhiều công ty. Họ phát triển bằng cách chiếm dụng vốn. Đó cũng là lí do khiến các khoản nợ phải trả, đặc biệt là nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần qua 3 năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 89,29%; 85,87% và 74,59%. Mặc dù tỷ lệ nợ cao nhưng hệ số thanh toán hiện thời (tổng số tài sản/ tổng số nợ phải trả) vẫn lớn hơn 1. Tình hình tài chính của doanh nghiệp vẫn được coi là lành mạnh, doanh nghiệp đang nỗ lực hết sức để giảm bớt khoản nợ phải trả và tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Và với việc tận dụng tốt mọi nguồn vốn doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với nguy cơ xấu về tài chính. Bảng 3.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2007 - 2009) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ phát triển (%) BQ GT (Tr.đồng) (%) GT (Tr.đồng) (%) GT (Tr.đồng) % 08/07 09/08 A. Tổng tài sản 182.997,70 100 171.801,30 100 137.563,90 100 93,88 80,07 86,70 I. Tài sản ngắn hạn 120.600,50 65,90 107.418,20 62,52 75.544,10 54,92 89,07 70,33 79,15 Tiền và các khoản tương đương tiền 6.313,70 5,24 3.936,30 3,66 9.135,60 12,09 62,35 232,09 120,29 Các khoản phải thu 31.703,90 26,29 25.592,40 23,83 14.244,60 18,86 80,72 55,66 67,03 Hàng tồn kho 74.787,40 62,01 71.981,00 67,01 49.598,60 65,66 96,25 68,91 81,44 Tài sản ngắn hạn khác 7.795,50 6,46 5.908,50 5,50 2.565,30 3,40 75,79 43,42 57,37 II. Tài sản dài hạn 62.397,20 34,10 64.383,10 37,48 62.019,80 45,08 103,18 96,33 99,70 B. Tổng nguồn vốn 182.997,70 100 171.801,30 100 137.563,90 100 93,88 80,07 86,70 I. Nợ phải trả 163.406,60 89,29 147.532,10 85,87 102.612,80 74,59 90,29 69,55 79,24 Nợ ngắn hạn 141.973,10 86,88 140.131,90 94,98 97.131,60 94,66 98,70 69,31 82,71 Nợ dài hạn 21.433,50 13,12 7.400,20 5,02 5.481,20 5,34 34,53 74,07 50,57 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 19.591,10 10,71 24.269,20 14,13 34.951,10 25,41 123,88 144,01 133,57 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) 3.1.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Quan sát bảng 3.3, ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có xu hướng tăng lên qua 3 năm. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên, đồng thời nói lên rằng công ty đang hoạt động hiệu quả. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tăng so với 2007 là 38,55%; năm 2009 tăng 8,96% so với 2008. Điều này dẫn tới tốc độ phát triển bình quân doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm tăng lên 22,87%. Đây có thể là kết quả của sự mở rộng về quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2009 tăng đột biến so với năm 2008 (115,49%), tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 70,10%. Kết quả có được là do sự biến động của cả 2 yếu tố cả doanh thu và chi phí qua các năm. Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2007 - 2009) Chỉ tiêu Năm 2007 (đồng) Năm 2008 (đồng) Năm 2009 (đồng) Tốc độ phát triển (%) 08/07 09/08 BQ 1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 152.058.307.106 210.672.821.232 229.549.294.714 138,55 108,96 122,87 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 4.967.239.476 13.170.104.604 8.783.175.233 265,14 66,69 132,97 3. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ 147.091.067.630 197.502.716.628 220.766.119.481 134,27 111,78 122,51 4. Giá vốn hàng bán 110.610.829.974 146.851.602.144 157.311.466.682 132,76 107,12 119,26 5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 36.480.237.656 50.651.114.484 63.454.652.799 138,85 125,28 131,89 6. Doanh thu hoạt động tài chính 786.021.045 2.096.240.614 1.022.432.856 266,69 48,77 114,05 7. Chi phí tài chính 11.884.282.509 14.439.131.273 9.866.970.554 121,50 68,33 91,12 - Trong đó: chi phí lãi vay 11.560.500.400 13.754.266.501 8.863.317.454 118,98 64,44 87,56 8. Chi phí bán hàng 17.266.434.100 20.184.021.021 15.937.171.829 116,90 78,96 96,07 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.735.554.191 10.127.149.721 23.013.309.817 176,57 227,24 200,31 10. LN thuần từ hoạt động kinh doanh 2.379.987.901 7.997.053.083 15.659.633.455 336,01 195,82 256,51 11. Thu nhập khác 3.308.382.117 790.780.957 2.122.927.018 23,90 268,46 80,11 12. Chi phí khác 10.126.015 1.163.257.610 1.352.566.424 11487,81 116,27 1155,74 13. Lợi nhuận khác 3.298.256.102 (372.476.653) 770.360.594 (11,29) 206,82 48,33 14. Tổng LN kế toán trước thuế 5.678.244.003 7.624.576.430 16.429.994.049 134,28 215,49 170,10 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.038.999.831 2.286.818.350 220,10 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17.Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.678.244.003 6.585.576.599 14.143.175.699 115,98 214,76 157,82 (Nguồn:Phòng Tài chính-Kế toán) 3.2. Thực trạng kế toán doanh thu của công ty 3.2.1. Đặc điểm sản phẩm Bảng 3.4. Các loại sản phẩm của Công ty cổ phần Thạch Bàn TT Loại SP Mã hiệu SP Kích thước cơ bản ( mm x mm) 300x300 400x400 500x500 600x600 600x900 Men Bóng Men Bóng Men Bóng Men Bóng Men Bóng Granite truyền thống Muối tiêu 001;028 117.000 125.000 168.000 139.000 185.000 151.000 192.000 175.000 232.000 014;036;031 129.000 134.000 181.000 146.000 208.000 156.000 221.000 186.000 260.000 043 143.000 151.000 202.000 164.000 219.000 175.000 231.000 188.000 271.000 010 143.000 159.000 212.000 174.000 231.000 185.000 243.000 271.000 030 253.000 272.000 297.000 329.000 Granite công nghệ cao Hạt pha lê 601;602;603 292.000 Hạt mịn 604 - 607; 612 245.000 Spot feeder 127;129;131;134 181.000 In men khô CT01-CT03, TH01-TH02 137.000 Mosaic 45x95 (KT41) 45x145(KT42) 45x200(KT43) 60x245(KT61) 95x95(KT91) Giá bán 107.000 đồng/m2 (Nguồn: Phòng kinh doanh) 3.2.2. Kênh phân phối sản phẩm của công ty Công ty cổ phần Thạch Bàn Đại lý Cửa hàng bán lẻ Người tiêu dùng (1) (2) (b) (a) Hiện nay công ty có hệ thống kênh phân phối đến các khách hàng như mô hình sau: Sơ đồ 3.1. Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm của công ty Công ty cổ phần Thạch Bàn sử dụng 2 kênh phân phối để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Đây đều là các kênh ngắn hoàn toàn phù hợp với đặc trưng của sản phẩm là hàng vật liệu xây dựng. - Kênh thứ nhất: Kênh trực tiếp Là kênh trực tiếp do công ty bán sản phẩm qua lực lượng bán hàng của mình. Khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty có thể mua hàng ngay tại phòng kinh doanh của công ty. Do chỉ có công ty và người tiêu dùng nên việc lưu thông được đẩy nhanh và thu hồi vốn nhanh. Kênh này được áp dụng hiệu quả trong trường hợp người mua có nhu cầu lớn. Kênh này cũng giúp công ty tiếp cận được các thông tin trực tiếp từ khách hàng về sản phẩm, dịch vụ… và có biện pháp điều chỉnh, khắc phục. Việc bán hàng này thường theo các hợp đồng kinh tế. Công ty sẽ ký hợp đồng bán gạch cho họ. Tùy theo sự thỏa thuận mà công ty có thể vận chuyển sản phẩm đến công trình hay nơi giao hàng. Với hình thức bán này công ty vẫn áp dụng giá bán lẻ cho khách hàng. - Kênh thứ 2 (Kênh gián tiếp): Đây là kênh sử dụng nhà trung gian. + Các đại lý là các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh độc lập. Họ tham gia kênh phân phối với các chức năng mua, sở hữu hàng hóa, dự trữ bảo quản với khối lượng lớn và bán lại với khối lượng nhỏ hơn cho các khách hàng. Đối với các đơn vị cá nhân muốn mở đại lý trước hết phải có giấy phép kinh doanh, phải có vốn thế chấp tại công ty (hay còn gọi là vốn ký quỹ). Các đại lý không được lấy hàng quá số tiền ký quỹ tại công ty. Ngoài ra các đại lý cần phải có kho chứa sản phẩm (tối thiểu 125m2 trở lên), phải có mối quan hệ tốt (uy tín) với các cửa hàng hay thị trường. Tùy theo khu vực thị trường của các đại lý mà công ty quy định mức bán tổi thiểu hàng tháng (thấp nhất là 500 m2/tháng) + Các đại lý có thể bán sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng hoặc bán qua các cửa hàng. Các đại lý được phép lựa chọn các vệ tinh cho mình là các cửa hàng bán lẻ. Công ty Cổ phần Thạch Bàn giám sát quá trình lựa chọn và hỗ trợ các của hàng bán lẻ theo quy định để sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất. Tuy nhiên thực tế trong những năm gần đây Công ty đã không bán hàng thông qua kênh trực tiếp. Mọi giao dịch của khách hàng đều thông qua các đại lý của công ty. Điều này được giải thích là do nếu sử dụng kênh bán hàng trực tiếp công ty sẽ cần chi thêm khoản chi phí để thuê thêm nhân viên bán hàng, tiếp thị, bốc vác, xe vận chuyển, xây dựng cửa hàng. Bên cạnh đó, giá cả công ty bán cho khách bán lẻ có thể cao hơn giá bán cho các đại lý. Do đó mà lượng khách hàng trực tiếp mua từ công ty cũng không nhiều và doanh thu thu được cũng không đủ bù đắp khoản chi phí bỏ ra. Mặt khác, bán hàng thông qua các đại lý doanh nghiệp có một cơ sở vững chắc hơn, nguồn thanh toán tuy không nhanh nhưng đản bảo an toàn và cũng giảm bớt được các khoản chi phí về bán hàng, quảng cáo, tiếp thị… 3.2.3. Các chính sách bán hàng của công ty 3.2.3.1. Chính sách sản phẩm Sản phẩm là yếu tố luôn được công ty coi trọng. Chính sách sản phẩm được công ty coi là yếu tố đầu tiên quyết định sự sống còn của công ty. Hiện nay sản phẩm của công ty đa dạng về mẫu mã, chủng loại đáp ứng mọi nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Công ty luôn quan tâm từ khâu chuẩn bị sản xuất, sản xuất đến kiểm tra chất lượng, phân loại sản phẩm. Sản phẩm được sản xuất ra theo quy trình công nghệ nhất định. Tổng số vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và lắp đặt dây chuyền công nghệ của công ty vào khoảng 18 triệu USD. Toàn bộ dây chuyền công nghệ được mua từ Italia, nguồn nguyên liệu cao cấp nhập ngoại đạt tiêu chuẩn đảm bảo ổn định về tông màu giữa các lô sản phẩm. Công ty đã ứng dụng thành công và tung ra thị trường dòng sản phẩm Granite hạt mịn và Granite hạt pha lê công nghệ mài bóng Nano. 3.2.3.2. Chính sách giá và chiết khấu Giá cả có ảnh hưởng lớn đến khối lượng hàng bán của công ty, nó là tiêu chuẩn quan trọng trong việc mua và lựa chọn của khách hàng. Giá cả có tác dộng lớn đến thu nhập của công ty. Vì vậy việc định một mức giá đúng đắn là cực kỳ quan trọng. Đối với công ty cổ phần Thạch Bàn hiện nay, việc định giá sản phẩm được căn cứ vào tình hình sản xuất chung của công ty kết hợp với mức giá thị trường và đối thủ cạnh tranh. Giá cả của công ty được đánh giá là khá phù hợp. Bên cạnh vấn đề giá, chính sách chiết khấu cũng được công ty luôn quan tâm. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm gạch ốp lát granite là các đại lý. Đối với các đại lý của công ty họ sẽ được hưởng chiết khấu theo quy định. Các cửa hàng bán lẻ được hưởng chiết khấu do đại lý nhượng lại. Cụ thể chính sách chiết khấu của công ty như sau: - Chiết khấu trả trước + Đại lý: 13% và được giảm trừ ngay trên giá bản lẻ + Cửa hàng bán lẻ : Theo thỏa thuận - Chiết khấu trả sau + Chiết khấu doanh số phát sinh Bảng 3.5: Chiết khấu doanh số phát sinh Mức Doanh số phát sinh X (tr.đ) Tỷ lệ chiết khấu (%) Mức 1 X <20 0 Mức 2 20 £ X < 30 3,0 Mức 3 30 £ X <50 3,5 Mức 4 50 £ X <70 4,0 Mức 5 70 £ X < 120 4,5 Mức 6 120 £ X < 250 5,0 Mức 7 250 £ X < 400 5,5 Mức 7 400 £ X 6,0 (Nguồn: Phòng kinh doanh) + Chiết khấu doanh số quý Doanh số tháng đạt: ≥ 50 triệu đồng Doanh số quý đạt: ≥ 150 triệu đồng Bảng 3.6: Chiết khấu doanh số tháng, quý Mức Tỷ lệ đạt doanh số giao tháng, quý X (%) Tỷ lệ chiết khấu/ Doanh số tháng (%) Tỷ lệ chiết khấu/ Doanh số quý (%) Mức 1 X < 80% 0 0 Mức 2 80% £ X < 100% 1,5 0,5 Mức 3 100% £ X < 120% 3 1 Mức 4 120% £ X 4 1,5 (Nguồn: Phòng kinh doanh) + Chiết khấu hỗ trợ thực hiện hợp đồng: Là khoản chiết khấu Công ty hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các đại lý bán hàng với khối lượng lớn vào các công trình. Mức chiết khấu này tuỳ thuộc vào doanh số thực hiện hợp đồng: Bảng 3.7: Chiết khấu hỗ trợ thực hiện hợp đồng Mức Doanh số thực hiện hợp đồng X (triệu đồng) Tỷ lệ chiết khấu (%) Mức 1 50 £ X < 150 2,0 Mức 2 150 £ X < 300 3,0 Mức 3 300 £ X 4,0 (Nguồn: Phòng kinh doanh) 3.2.3.3. Chính sách bán hàng và tiêu thụ sản phẩm Để khuếch trương sản phẩm của mình Công ty thường xuyên tham gia hội chợ, triển lãm ngành xây dựng, quảng cáo trên pano, áp phích. Các vật phẩm quảng cáo được công ty phát miễn phí cho các đại lý, cửa hàng. Bên cạnh đó công ty còn có những đợt khuyến mại trong các ngày lễ tết. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập, Công ty Cổ phần Thạch Bàn gửi tới khách hàng chương trình siêu khuyến mãi "Nửa Thế kỷ tri ân - Vui xuân đón quà tặng". Trong chương trình này khách hàng khi mua sản phẩm gạch ốp lát Granite Thạch Bàn loại chính phẩm với đơn hàng có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên tại hệ thống đại lý của công ty trên toàn quốc sẽ được nhận ngay mũ bảo hiểm thời trang trị giá 300.000 đồng và 1 phiếu bốc thăm trúng thưởng: Giải đặc biệt là 1 xe máy AirBlade trị giá 32 triệu đồng; 20 giải nhất, mỗi giải là 1 tivi LCD Samsung trị giá 8 triệu đồng cùng hàng ngàn mũ bảo hiểm thời trang. Công ty rất chú trọng trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên bán hàng. Đây là lực lượng quan trọng góp phần nâng cao hình ảnh và doanh số bán của công ty. Do vậy, đội ngũ nhân viên bán hàng được phòng nhân sự tuyển dụng một cách chặt chẽ, có kinh nghiệm, có trình độ và quan trọng là khả năng trong giao tiếp tốt. Phòng kinh doanh trực tiếp tổ chức và quản lý lực lượng nhân viên bán hàng làm sao đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất. 3.2.4. Kế toán doanh thu bán hàng của công ty Doanh thu bán hàng của Công ty là tổng giá trị hàng hoá, thành phẩm thực hiện trong kỳ do việc cung ứng hàng hoá, thành phẩm cho khách hàng. Đó là tổng số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng (không tính thuế GTGT). Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được hạch toán trên TK 5111 và được chi tiết cho từng chủng loại sản phẩm. TK 5111.1 – “Doanh thu sản phẩm Granite” TK 5111.2 – “Doanh thu phế phẩm” TK 5111.3 – “Doanh thu Mosaic” Năm 2009, Công ty được giảm trừ 50% thuế suất thuế GTGT theo Quyết định số 58/2009/QĐ – TTg về bổ sung một số giải pháp nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối vơí doanh nghiệp. Công ty sử dụng phần mềm kế toán máy WEEKEND SOL 2.0 trong quá trình hạch toán vào sổ. Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng: Nghiệp vụ bán hàng phát sinh được ghi trực tiếp vào hoá đơn GTGT đầu ra. Căn cứ vào hoá đơn GTGT đầu ra sau khi đã đối chiếu hợp đồng kinh tế, các chứng từ thanh toán (phiếu thu, giấy báo có…) kế toán doanh thu tại phòng kinh doanh tiến hành nhập số liệu vào máy thông qua màn hình nhập số liệu. Ví dụ: Nhập hoá đơn GTGT (liên 3) số 0001142 ngày 31/12/2009 Từ phân hệ “Kế toán bán hàng” chọn mục “Hoá đơn bán hàng” và nhập vào dữ liệu cần thiết. Định khoản: Nợ TK 131.1 : 47.152.677 Có TK 5111.1 : 44.907.311 Có TK 333 : 2.245.366 Sau khi nhập xong ta ấn “Lưu”. Sau đó máy sẽ tự kết chuyển số liệu vào các sổ liên quan. Cuối quý kế toán doanh thu sẽ tiến hành kết chuyển doanh thu bán hàng của sản phẩm Granite để xác định kết quả kinh doanh của sản phẩm Granite. Sổ chi tiết doanh thu được mở để theo dõi chi tiết từng loại doanh thu của từng chủng loại sản phẩm nhằm mục đích cung cấp cho các nhà quản lý nắm bắt được tình hình kinh doanh từng mặt hàng để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp lý và kịp thời. Công ty CP Thạch Bàn SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tổ 4-Thạch Bàn-Long Biên-Hà Nội Quý IV/2009 Tài khoản: 51111 – Doanh thu sản phẩm Granite Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Phát sinh Mã Ngày Số Nợ Có Số dư đâù kỳ HĐ 01/10/09 0031736 Bán hàng cho CTTNHH Giang Châu 1311 8.260.632 HĐ 02/10/09 0031764 Bán hàng cho DN tư nhân TM Tiến Dũng 1311 19.855.074 … HĐ 31/10/09 0032885 Bán hàng cho CTTNHH Minh Hằng 1311 13.180.302 HĐ 01/11/09 0032913 Bán hàng cho CTTNHH Tân Vũ 1311 15.525.242 HĐ 02/11/09 0032958 Bán hàng cho CTTNHH Mạnh Hoàng 1311 1.048.502 … HĐ 31/12/09 0001142 Bán hàng cho cửa hàng VLXD Ninh Đông 1311 44.907.311 HĐ 31/12/09 0001150 Bán hàng cho Anh Kiên 1311 46.555.138 PK 31/12/09 PK12118 K/C doanh thu Granite 911 70.524.123.315 Cộng phát sinh 70.524.123.315 70.524.123.315 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Công ty CP Thạch Bàn SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tổ 4-Thạch Bàn-Long Biên-Hà Nội Quý IV/2009 Tài khoản: 5111 – Doanh thu bán hàng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Phát sinh Mã Ngày Số Nợ Có Số dư đâù kỳ HĐ 01/10/09 0031736 Bán hàng cho CT TNHH Giang Châu 1311 8.260.632 HĐ 01/10/09 0031737 Bán hàng cho CTCPTM & DV VLXD Hoà Nam 1312 10.939.663 HĐ 01/10/09 0031738 Bán hàng cho Cửa hàng VLXD Ninh Đông 1312 21.390.412 … HĐ 31/12/09 0001149 Bán hàng cho CTTNHH Thu Lan 1313 81.260.987 HĐ 31/12/09 0001150 Bán hàng cho anh Kiên 1311 46.555.138 HĐ 31/12/09 0001151 Bán hàng cho DI Y TILES PYT.LTD 1313 582.866.566 PK 31/12/09 PK12116 K/C hàng bán bị trả lại 531 246.877.338 PK 31/12/09 PK12117 K/C chiết khấu 521 1.408.116.386 PK 31/12/09 PK12118 K/C doanh thu 911 70.987.758.858 Cộng phát sinh 72.642.752.582 72.642.752.582 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Để thấy rõ hơn doanh thu của công ty trong năm 2009, ta theo dõi Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng qua các tháng trong năm 2009 Bảng 3.8: Tổng hợp doanh thu bán hàng qua các tháng năm 2009 Tháng Doanh thu Cơ cấu 1 9.915.036.140 4,51 2 11.569.328.062 5,27 3 17.202.581.336 7,83 4 17.519.592.188 7,98 5 16.397.848.451 7,47 6 11.176.582.689 5,09 7 11.695.413.818 5,33 8 20.715.115.879 9,43 9 30.792.718.691 14,02 10 17.256.785.982 7,86 11 22.567.435.871 10,28 12 32.818.530.729 14,94 Tổng 219.626.969.836 100 (Nguồn: Phòng Kinh doanh) Biểu đồ 3.1. Tổng hợp doanh thu năm 2009 Từ bảng tổng hợp doanh thu bán hàng và biểu đồ doanh thu bán hàng qua các tháng của năm 2009 cho thấy, doanh thu bán hàng của tháng 9 và tháng 12 chiểm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu của năm tương ứng là 14,02% và 14,94%. Và quý IV/2009 doanh thu bán hàng đạt cao nhất trong 4 quý là 33,07%. Điều này do 6 tháng cuối năm thời tiết thích hợp và là thời điểm chuẩn bị cho tết nguyên đán nên nhu cầu về xây dựng và trang hoàng lại ngôi nhà của mình ngày càng nhiều. Nhiều gia đình mong muốn tô điểm lại cho ngôi nhà của mình để đón một năm mới an lành, ấm áp. Bên cạnh đó, Công ty mở chương trình khuyến mại lớn dành cho khách hàng. Do vậy đã đẩy doanh thu tháng 9 và tháng 12 tăng cao hơn so với các tháng còn lại trong năm. Thời điểm này công ty càng phải chú trọng hơn trong công tác bán hàng để thu hút lượng khách hàng và tạo được các mối quan hệ làm ăn lâu dài. 3.2.5. Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ Công ty không thực hiện hạch toán riêng biệt doanh thu bán hàng nội bộ. Khi bán hàng cho Chi nhánh Miền nam công ty chỉ xuất phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (xuất hàng từ kho này sang kho kia) và theo dõi trên sổ sách để quản lý về số lượng sản phẩm bán ra. Cuối kỳ kế toán chi nhánh gửi số liệu và chứng từ về, khi đó công ty mới tiến hành vào nhập số liệu vào máy và doanh thu bán hàng của các chi nhánh được phản ánh trực tiếp vào TK 5111 – “Doanh thu bán hàng” 3.2.6. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Trong kỳ chiết khấu thương mại và hàng bán bị trả lại thực tế phát sinh của đơn vị được phản ánh vào TK 521 – “Chiết khấu thương mại” và TK 531 – “Hàng bán bị trả lại”. Cuối kỳ các khoản này sẽ được kết chuyển toàn bộ sang TK 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm bán trong kỳ. Công ty thực hiện chính sách giảm giá hàng bán ngay trên giá bán đã được niêm yết. Do vậy Công ty không sử dụng TK 532 – “Giảm giá hàng bán” để phản ánh khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng. Là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh lớn nên các khoản giảm trừ doanh thu thường xuyên phát sinh với tổng gía trị tương đối lớn. Trong quý IV năm 2009, Công ty đã có phát sinh các khoản chiết khấu thương mại và hàng bán bị trả lại. Đối với các khoản “Chiết khấu thương mại” khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào hoá đơn bán hàng hay hợp đồng kinh tế, các chính sách chiết khấu của công ty và doanh số bán hàng của đại lý vào cuối mỗi quý (tháng) mà kế toán tiến hành tính các khoản chiết khấu và hạch toán như sau: Nợ TK 521 – “Khoản chiết khấu thương mại” Có TK 335 – “Chi phí trích trước” Khoản chiết khấu này được trừ trực tiếp trên hoá đơn mua hàng trên vào tháng sau liền kề. Nếu số tiền còn lại lớn hơn giá trị mua hàng của hoá đơn phát sinh thì viết trừ chiết khấu bằng 95% giá trị trước thuế của hoá đơn mua hàng đó. Nếu số tiền chiết khấu còn lại nhỏ hơn giá trị mua hàng của hoá đơn phát sinh thì viết trừ hết số tiền chiết khấu đó. Số tiền chiết khấu được viết riêng một mục ở cột thanh toán trên hoá đơn. Số tiền chiết khấu được tính trên giá trị có VAT Ví dụ: Đến 31/10/2009, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Phú Quang còn số tiền chiết khấu chưa trừ là: 163.024.108 đồng Định khoản: Nợ TK 521 : 163.024.108 Có TK 335 : 163.024.108 Trong tháng 11/2009 Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Quang mua 693,00 m2 sảm phẩm BTM300-01 loại A1, đơn giá chưa VAT là 107.182đ/m2. Định khoản: Nợ TK 335 : 74.091.150 Có TK 131 : 74.091.150 HOÁ ĐƠN (GTGT) Liên 3: Nội bộ Ngày 02 tháng 11 năm 2009 Mẫu số: 01 GTKT–3LL–01 Ký hiệu: AA/2009T Số: 0001001 Đơn vị bán hàng : CÔNG TY CỔ PHẦN THẠCH BÀN Địa chỉ : Thạch Bàn – Long Biên – Hà Nội Mã số thuế : 0100107444 Họ tên người mua hàng: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Quang Đơn vị: Địa chỉ: Số 254 - Trường Chinh – Hà Nội Hính thức thanh toán: ……………. MST:………….. STT Mã hàng ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 BMT300-01 A1 m2 693,00 107.182 74.277.126 2 Trừ chiết khấu đồng 70.563.000 Cộng tiền hàng (chưa VAT) 3.713.856 Thuế suất VAT 5% 185.693 Thành tiền (có VAT) 3.899.549 Số tiền viết bằng chữ: Ba triệu tám trăm chín mươi chín ngàn năm trăm bốn mươi chín đồng chẵn. Người mua hàng (Ký, họ tên) Người bán hàng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, họ tên) Công ty CP Thạch Bàn SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tổ 4-Thạch Bàn-Long Biên-Hà Nội Quý IV/2009 Tài khoản: 521- Chiết khấu thương mại Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Phát sinh Mã Ngày Số Nợ Có Số dư đâù kỳ PK 01/10/09 10012 HT điều chỉnh lại chiết khấu doanh số T09/09- CTTNHH Giang Châu 335 -1221 PK 31/10/09 10078 HT chiết khấu doanh số T10/09 335 377.424.032 PK 31/10/09 10079 HT bổ sung chiết khấu doanh số T09/09 335 2.605.913 PK 01/11/09 11002 HT chiết khấu hợp đồng T10/09 335 38.965.087 PK 01/11/09 11003 HT chiết khấu hợp đồng T10/09 335 50.410.628 PK 01/11/09 11004 HT chiết khấu doanh số T08+09/09 335

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn.doc
Tài liệu liên quan