Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, quyết liệt, yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là làm thế nào với một khối lượng nguyên vật liệu và tiền vốn nhất định có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhất, hiệu quả nhất. Để có được lợi nhuận phục vụ cho tái sản xuất mở rộng, mỗi doanh nghiệp phải hạ được giá thành sản phẩm thấp hơn giá thành bình quân trên thị trường. Hạ được giá thành nhưng chất lượng phải đảm bảo, mẫu mã phải đẹp và độ thẩm mỹ cao. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng không nằm ngoài quy luật đó. Không những thế yêu cầu đối với chất lượng và độ thẩm mý của sản phẩm xây dựng còn khắt khe hơn. Để có được những thông tin cần thiết cho các quyết định đầu tư, chủ doanh nghiệp phải căn cứ vào công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Một thực trạng đặt ra là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần được không ngừng hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước hiện nay.
77 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Trường Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong các doanh nghiệp xây lắp. Do sản phẩm xây lắp đơn chiếc nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phải phù hợp với kỳ báo cáo.
Công thức tính như sau:
Z = DĐK + C – DCK
Trong đó: Z- tổng giá thành sản phẩm
DDK- giá trị công trình dở dang đầu kỳ
C- tổng chi phí phát sinh trong kỳ
DCK- giá trị công trình dở dang cuối kỳ.
Phương pháp tổng cộng chi phí: phương pháp này áp dụng thích hợp với việc xây lắp các công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp sản phẩm có thể đưa ra các đội sản xuất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng. Công thức như sau:
Z = DĐK + C1+C2+…+Cn – DCK
Trong đó: C1, C2,…, Cn là chi phí sản xuất từng đội sản xuất hay từng hạng mục công trình của một công trình.
Phương pháp tính giá thành theo định mức: Mục đích của phương pháp này là kịp thời vạch ra mọi chi phí sản xuất thoát li với mục đích, tăng cường tính chất kiểm tra và phân tích các số liệu kế toán chi phí sản xuất và giá thành. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán giản đơn và cung cấp số liệu giá thành kịp thời.
Nội dung phương pháp này là:
+ Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí sản xuất được duyệt để xác định giá thành định mức cho sản phẩm.
+ Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chi phí chênh lệch thoát li định mức.
Giá thành thực tế của sản phẩm
Giá thành định mức sản phẩm
Chênh lệch do thay đổi định mức
Chênh lệch so với định mức
=
±
±
Công thức như sau:
Trong đó:
+ Giá thành định mức được xác định căn cứ vào mức quy định của Bộ Tài Chính cấp.
+ Chênh lệch do định mức được xác định căn cứ vào chứng từ báo động do thay đổi định mức.
Theo phương pháp này việc tính giá thành được nhanh, chính xác, phát hiện kịp thời các nguyên nhân làm tăng giá thành, từ đó có các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, khi tính giá thành thì phải căn cứ vào giá thành định mức của Bộ Tài Chính, không sát với thực tế của doanh nghiệp, gây nên sự thiếu chính xác so với thực tế của việc tính giá thành.
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Doanh nghiệp có thể tính với bên giao hợp đồng nhận thầu thi công gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán riêng cho từng công việc. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tập hợp tính giá thành đều là đơn đặt hàng kể từ khi thi công đến khi hoàn thành. toàn bộ giá thành chính là giá thành của đơn đặt hàng đó.
Tuy nhiên, để phục vụ cho việc hạch toán nội bộ, người ta cũng tính giá thành của từng hạng mục công trình hay khối lượng công việc trong toàn bộ hợp đồng. Các hạng mục này tuy cùng một đơn vị thi công, cùng một khu vực nhưng có thể có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau. Để xác định giá trị thực tế cho từng hạng mục công trình người ta phải xác định hệ số phân bố theo công thức sau:
H=
C
STi
Trong đó:
H: Hệ số phân bổ.
C: Tổng chi phí tập hợp phải tính vào giá thành.
T: Giá trị dự toán của công trình i.
3. Tổng chi phí sản xuất để tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành (Theo phương pháp thống kê thường xuyên).
Tổng chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên được thực hiện trên TK154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Trên tài khoản này, các chi phí được phản ánh, hạch toán theo từng đối tượng tập hợp chi phí là công trình hay hạng mục công trình. Ngoài ra, toàn bộ giá thành sản phẩm hoàn thành bàn giao trong kỳ được phản ánh trên TK632 “Giá vốn bán hàng”.
Giá thành xây lắp trong kỳ
Chi phí xây lắp dở dang đầu kỳ
Chi phí xây lắp dở phát sinh trong kỳ
Chi phí xây lắp dở dang cuối kỳ
=
+
-
Sơ đồ 1.9: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
TK621
TK911
TK154
Kết chuyển giá
TK622
TK623
Kết chuyển chi phí
Kết chuyển chi phí
TK1422
TK627
TK642
TK632
NVL thực tế
công nhân thực tế
Kết chuyển chi phí
sử dụng máy thi công
Kết chuyển chi phí
sản xuất chung
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí QLDN chờ kết chuyển
Kết chuyển chi phí QLDN
kỳ trước để lại
thành sản phẩm
Kết chuyển Z sản
phẩm để XĐQKD
4. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương thức khoán gọn.
4.1- Trường hợp đơn vị nhận khoán được phân cấp quản lý tài chính và tổ chức bộ máy kế toán.
4.1.1- Tại đơn vị giao khoán.
Quy trình hạch toán thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.10: Hạch toán đơn vị giao khoán (đơn vị nhận khoán được phân cấp quản lý tài chính và tổ chức bộ máy kế toán).
TK111,112152,153,642
TK336
TK136(1362)
ứng trước tiền, NVL…
TK214
KHTSCĐ phân bổ cho
hoàn thành bàn giao
Nhận khối lượng giao khoán
TK621,622,623,627
Kết chuyển chi phí phát
sinh tại đơn vị giao khoán
TK154
cho đơn vị nhận khoán
Bù trừ các khoản
phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ
đơn vị nhận khoán
4.1.2- Tại đơn vị nhận khoán.
Khi tạm ứng về tiền, vật tư, khấu hao TSCĐ, chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản được cấp trên (đơn vị giao khoán) chi hộ, trả hộ, ghi:
Nợ TK liên quan (111, 112, 152, 153, 623, 627, 642…)
Có TK366 (3362).
Đơn vị nhận khoán tiến hành tập hợp chi phí xây lắp qua các tài khoản: 621, 622, 623, 627 và 154. Khi hoàn thành bàn giao ghi:
+ Nếu đơn vị cấp dưới không hạch toán kết quả riêng:
Nợ TK632
Có TK154 (1541).
+ Nếu đơn vị hạch toán kết quả riêng:
Phản ánh thành công trình nhận khoán bàn giao:
Nợ TK632
Có TK154 (1541).
Ghi giá thanh toán nội bộ:
Nợ TK336 (3362): Tổng số phải thu ở đơn vị cấp trên về khối lượng khoán.
Có TK512: Doanh thu tiêu thụ nội bộ
Có TK333: Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
4.2- Trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ không tổ chức bộ máy riêng.
4.2.1- Tại đơn vị giao khoán.
Tại đơn vị giao khoán, quá trình hạch toán thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.11: Hạch toán tại đơn vị giao khoán.
(Đơn vị nhận khoán không tổ chức bộ máy kế toán riêng)
TK141(1413)
Thu hồi số tạm ứng thừa
TK621,622,623,627
Phản ánh chi phí thực tế khối
TK111,112,334,1388
TK111,112,152,153
TK111,112,3388
Thanh toán bổ sung số tạm
tạm ứng thiếu cho đơn vị nhận khoán
lượng xây lắp hoàn thành
Tạm ứng vật tư tiền cho
đơn vị nhận khoán
4.2.2- Tại đơn vị nhận khoán.
Tại đơn vị nhận khoán chỉ mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán về cả giá trị nhận và chi phí thực tế từng khoản mục phí.
5. Tổ chức hệ thống sổ chi tiết, tổng hợp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Có những hình thức sổ kế toán như: nhật ký sổ cái, nhật ký chung, chứng từ ghi sổ, nhật ký chứng từ hạch toán chi phí sản xuất. Tuỳ thuộc vào mô hình tổ chức kinh doanh, trình độ quản lý và kế toán mà có thể lựa chọn một trong các hình thức sổ trên.
Nếu doanh nghiệp (có quy mô vừa và nhỏ, có nhu cầu phân công lao động kế toán, trình độ quản lý và kế toán không cao, kết hợp cả lao động kế toán thủ công và kế toán máy) chọn hình thức sổ nhật ký chung thì quy trình hạch toán như sau:
Sơ đồ 1.12: Hạch toán chi phí theo hình thức nhật ký chung.
Chứng từ gốc
Sổ NKC
Sổ cái TK
Bảng CĐPS
Báo cáo TC
Sổ chi tiết
Sổ NKĐB
TH chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi định kỳ:
Quan hệ đối chiếu:
Doanh nghiệp sử dụng hình thức sổ nhật ký chung sẽ tạo điều kiện chuyên môn hóa cao, tăng cường tính tự kiểm tra, kiểm soát kế toán và tránh độcquyền ghi sổ nên dễ phát hiện ra sai sót. Nhưng lại ghi chép trùng nhiều.
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung đồng thời ghi vào sổ chi tiết liên quan và sổ nhật ký đặc biệt sau đó lấy sổ nhật ký chung và sổ chi tiết làm căn cứ để ghi sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp sau khi đã loại trừ một số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều nhật ký đặc biệt (nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên bảng cân đối phát sinh và sổ cái được dùng để lập các báo cáo tài chính.
Nguyên tắc tổng phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có trên bảng cân đối sổ phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có trên sổ nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và nhật ký đặc biệt sau khi loại trừ những trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
Doanh nghiệp mở ba loại sổ sau: nhật ký chung, nhật ký đặc biệt, sổ cái.
- Nhật ký chung: chỉ có một quyển lưu gữ ít nhất 10 năm. Sổ cái nhật ký chung được mở để đăng ký các chứng từ gốc cho mọi đối tượng ghi sổ.
Bảng 1.1: Sổ: nhật ký chung.
Năm….
Ngày tháng ghi số
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
TK ĐƯ
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
Nợ
Có
Cộng:
Đã ghi sổ cái ngày … tháng … năm….
Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Nhật ký đặc biệt: số lượng sổ không xác định, dùng để theo dõi một số đối tượng cần kiêm tra thường xuyên, doanh nghiệp mở tối thiểu 4 loại sổ sau: nhật ký thu tiền, nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng.
Bảng 1.2: Sổ: nhật ký thu tiền
TK “Quỹ tiền mặt” SH 111
Tháng … năm…
Ngày tháng ghi số
Chứng từ
Diễn giải
Tổng số tiền ghi TK111
TK ĐƯ
Ghi có các tài khoản
SH
NT
511
112
131
…
SDĐK
…….
Cộng:
SDCK
Bảng 1.3: Sổ: nhật ký CHI tiền
TK “Qũy tiền mặt” SH 111
Tháng … năm…
Ngày tháng ghi số
Chứng từ
Diễn giải
Tổng số tiền ghi có TK111
TK ĐƯ
Ghi nợ các tài khoản
SH
NT
112
331
141
…
Cộng tháng:
Nhật ký mua hàng: Chỉ phản ánh các loại vật tư, nhiên liệu, dịch vụ…, được ghi trên cơ sở các hóa đơn do người bán hàng lập gửi cho đơn vị. Nhật ký mua hàng chỉ theo dõi lượng hàng mau chịu hoặc mua bằng phương pháp tạm ứng khác.
Bảng 1.4: Sổ: nhật ký mua hàng
Tháng … năm…
Ngày tháng ghi số
Chứng từ
Diễn giải
Phải trả người bán
Các loại hàng mua
Ghi chú
SH
NT
Vật tư
Nhiên liệu
Sổ cái: Số lượng sổ không hạn chế tùy thuộc vào số tài khoản doanh nghiệp đăng ký sử dụng sổ cái theo tài khoản tổng hợp, sổ cái được ghi vào ngày cuối kỳ và cơ sở để ghi dổ là các nhật ký như nhật ký chung, nhật ký đặc biệt theo nguyên tắc không trùng lặp. Sổ cái do kế toán tổng hợp ghi để làm báo cáo:
Bảng 1.5: Sổ cái
TK : … SH: … Năm …
Ngày tháng ghi số
Chứng từ
Diễn giải
Đối chiếu
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
Trang NK
TKĐƯ
Nợ
Có
Số trang trước chuyển sang.
Chuyển sang
Ngày … tháng … năm….
Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sổ chi tiết: số lượng sổ chi tiết được mở theo yêu cầu quản lý cảu từng doanh nghiệp. Thông thường tại các doanh nghiệp xây dựng mở sổ chi tiết cho những tài khoản sau đây: TK621, 622, 623, 627. Mỗi sổ chi tiết này được mở riêng cho từng công trình, hạng mục công trình. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, để ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết liên quan ở cột phù hợp. Cuối tháng hoặc cuối quý phải tổng hợp số liệu và khóa các sổ kế toán chi tiết, sau đó căn cứ vào sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết.
Số liệu trên các bảng tổng hợp chi tiết được kiểm tra đối chiếu với số phát sinh. Nợ, số phát sinh Có số dư cuối tháng của từng tài khoản trên sổ cái.
Bảng 1.6: sổ chi tiết
TK: … SH: …
Năm….
Ngày tháng ghi số
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Tổng số tiền ghi nợ
Chi tiết các TK
Ghi chú TK
SH
NT
TK
TK
Số dư đầu kỳ ….
…………………
Cộng phát sinh
Kết chuyển cuối kỳ
Ngày … tháng … năm….
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Các sổ chi tiết cho các TK 622, 623, 627, 154… được mở tương tự như sổ chi tiết tài khoản 621.
Phần II
tình hình thực hiện công tác hạch toán CPSX và tính GTSP xây lắp tại công ty trường thành
I. Một số đặc điểm chung của công ty trường thành
* Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Trường Thành là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, trực thuộc tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế - Bộ quốc phòng, có nhiệm vụ sửa chữa ôtô, xe máy, phụ tùng vũ khí bộ binh, xây dựng công trình dân dụng. Công ty được thành lập theo quyết định 1575/QDQP ngày 21 tháng 09 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng, trên cơ sở sáp nhập hai Doanh nghiệp Thanh Sơn và Trường Sơn. Tiền thân của Doanh nghiệp là trạm sửa chữa ôtô, xe máy và đội xây dựng công an nhân dân vũ trang được thành lập từ những năm 1960. Năm 1975 do yêu cầu của công tác tổ chức và quản lý trạm sửa chữa vũ khí được sáp nhập lấy tên là trạm sửa chữa ôtô, môtô, vũ khí và đoàn xây dựng. Cùng với sự phát triển của lực lượng công an vũ trang yêu cầu sửa chữa phương tiện vận tải, vũ khí, khí tài và xây dựng các đồn trạm biên phòng đảm bảo cho nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ an ninh chủ quyền của đất nước và xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh. Do vậy đến tháng 10 năm 1979 Bộ tư lệnh Biên phòng thành lập xưởng sửa chửa ô tô, mô tô , vũ khí, đóng đồ chính sách và đoàn 88 với nhiệm vụ xây dựng các đồn trạm Biên phòng. Đến tháng 7 năm 1993 cùng với việc sắp sếp lại các doanh nghiệp theo quyết định 388 của nhà nước. Đoàn 88 và xưởng 5 được Bộ trưởng nội vụ quyết định thành lập Xí nghiệp Thanh sơn (Xưởng 5) và Xí nghiệp Trường sơn (Đoàn 88) Thực hiện nghị quyết 08 của Đảng uỷ quân sự trung ương và quyết định 1575/QĐQP ngày 21 tháng 09 năm 1996 của bộ trưởng Bộ quốc phòng trên cơ sở sáp nhập 2 Doanh nghiệp Thanh Sơn và Trường Sơn thành công ty với tên gọi "CÔNG TY Trường Thành".
* Với ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
Sửa chữa ô tô, xe máy, phụ tùng vũ khí bộ binh, Xây dựng các công trình dân dụng, công trình giao thông... Trải qua quá trình phấn đấu, Công ty Trường Thành không ngừng lớn lên về mọi mặt, sản phẩm của công ty có mặt trên mọi miền của tổ quốc, được khách hàng tín nhiệm. Thị trường ngày càng mở rộng, công nhân có việc làm đều, đời sống không ngừng được cải thiện. Hoàn thành tốt mọi nghĩa vụ với nhà nước.
* Đặc điểm về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Công ty Trường Thành nằm trên diện tích 20.000 m nên việc bố trí ,sắp xếp các khu vực, bộ phận sản xuất là tương đối thuận tiện, khoa học, hợp lý. Việc luân chuyển giữa các tổ sản xuất đảm bảo nhanh gọn từ khâu vào đến khâu cuối cùng tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
* Về tổ sản xuất gồm có:
1 - Phân xưởng sửa chữa ô tô, xe máy.
2 - Phân xưởng sửa chữa vũ khí.
3 - Phân xưởng gia công cơ khí mộc.
4 - Đội xây dựng 1,2,3,4,5.
Mỗi phân xưởng gồm các tổ, đội sản xuất trực thuộc được giao những nhiệm vụ cụ thể.
- Phân xưởng sửa chữa: có nhiệm vụ sửa chữa hoàn chỉnh một chiếc xe từ khâu kiểm tra ban đầu đến khi giao sản phẩm cho khách.
Thuộc phân xưởng gồm: Tổ gầm, tổ máy, tổ điện, tổ thân xe, tổ doa mài, tổng lắp...
- Phân xưởng sửa chữa vũ khí: Với nhiệm chủ yếu là sửa chữa vũ khí, khí tài bộ binh và các trang cụ dụng phục vụ công tác Quốc phòng.
Phân xưởng gồm: Tổ sửa chữa súng các loại, tổ sản xuất làm hàng trang cụ...
- Phân xưởng cơ khí-Mộc: Làm các mặt hàng như : Ê cu,Bu lông, quang dầm, sắt si.v.v...Phân xưởng làm từ A đến Z.
Thuộc phân xưởng này gồm: Tổ nguội, khoan, rèn, mộc.
- Các đội xây dựng : Thi công các công trình từ khi nhận khởi công đến hoàn thành, chịu trách nhiệm điều hành thi công đúng tiến độ, chất lượng. Đảm bảo theo yêu cầu của bên A.
Thuộc đội có các tổ đội: Mộc ,nề, điện nước...
Các phân xưởng làm các sản phẩm tương đối độc lập, sản phẩm làm ra ở mỗi phân xưởng có thể giao thẳng ngay cho khách.
- Về trang thiết bị: Thời điểm thành lập công ty đa phần máy móc, thiết bị đều cũ. Gần đây do yêu cầu kỹ thuật Nhà nước cũng như cơ quan chủ quản đã quan tâm đầu tư vốn đổi mới máy móc thiết bị phục vụ cho công tác xây dựng và dây truyền công nghệ sửa chữa xe đời mới. Tuy nhiên do nguồn vốn đầu tư có hạn, việc trang bị, đổi mới chưa đồng bộ, dây truyền sản xuất còn chắp vá vì vậy còn lạc hậu, chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường.
* Tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty Trường Thành :
Công tác quản lý là khâu quan trọng để duy trì hoạt động của mỗi doanh nghiệp,đảm bảo giám sát chặt chẽ tình sản xuất kinh doanh của công ty ,giữ vai
trò chủ chốt trong quản lý và điều hành công ty.
Công ty hiện nay có 110 cán bộ công nhân biên chế và khoảng hơn 300 công nhân hợp đồng.Trực tiếp quản lý công nhân sản xuất là các Quản đốc phân xưởng và các đội trưởng đội xây dựng. Bộ phận gián tiếp quản lý sản xuất làm việc tại các phòng ban.
+)Ban giám đốc: gồm có 01 giám đốc và 02 phó giám đốc.
- Giám đốc : là người quyết định các phương án kinh doanh các nguồn tài chính và chịu trách nhiệm về mọi mặt trước pháp luật về quá trình hoạt động của công ty.
- Hai phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và điện nước và xây dựng: là người giúp việc cho giám đốc, trực tiếp điều hành và theo dõi mọi hoạt động của công ty.
+) Phòng tổ chức hành chính - chính trị: Chăm lo đời sống, công tác tư tưởng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, truyền bá công tác chính trị tư tưởng mỗi khi cấp trên chỉ đạo.
+) Phòng kế hoạch: xây dựng các kế hoạch sản xuất cho năm và kỳ sau, quản lý về quân số về số lượng, trình độ nghiệp vụ, tay nghề của từng phòng ban, phân xưởng, bộ phận, chuẩn bị công tác dự thầu, đấu thầu các công trình ...
+) Phòng kế toán: chịu trách nhiệm thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu của người quản lý, quản lý chung mọi mặt về tài chính trong công ty
+)Phòng kỹ thuật: cùng với phòng kế hoạch có nhiệm vụ xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trước khi bắt tay vào sản xuất. kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao cho khách.
+) Phòng vật tư: nắm bắt kế hoạch sản xuất để có kế hoạch thu mua, cung cấp đầy đủ nhu cầu về vật tư, vật liệu cho sản xuất kinh doanh.
+ ) Trạm y tế: Chăm lo sức khoẻ, giải quyết nghỉ ốm và đi khám bệnh cho cán bộ công nhân viên toàn công ty.
+) Tổ bảo vệ: bảo vệ an toàn cho toàn bộ tài sản của công ty, theo dõi việc chấp hành giờ giấc của công nhân viên toàn công ty.
Ban Giám Đốc
Phòng
Kế toán
Phòng
Kế hoạch
Phòng
Hành chính
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Vật tư
Tổ
Bảo vệ
Trạm
Y tế
Phân xưởng
Cơ khí, Mộc
Phân xưởng
Sửa
chữa
Phân xưởng
Vũ khí
Đội
XD
Số 1
Đội
XD
Số 2
Đội
XD
Số 3
Đội
XD
Số 4
Đội
XD
Số 5
\
* Tổ chức bộ máy phòng kế toán công ty Trường Thành.
Công tác kế toán tại công ty Trường Thành được tổ chức khá chặt chẽ và khoa học. Tổ chức kế toán theo hình thức tập trung. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được thực hiện ở phòng kế toán, từ khâu ghi sổ chi tiết, tổng hợp đến lập báo cáo kế toán và kiểm tra kế toán. Tại phân xưởng và các đội xây dựng không có tổ chức kế toán riêng mà bố trí các nhân viên kinh tế.
Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng, là người trực tiếp quản lý các nhân viên kế toán, phân công công việc cho các nhân viên, chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo công ty về công tác thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế. Toàn bộ công tác kế toán được tổ chức như sau:
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán của công ty, giúp giám đốc về mặt cân đối tài chính, sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả.
- Kế toán vật liệu: theo dõi tình hình nhập xuất từng loại vật liệu cho kế hoạch sản xuất sản phẩm.
- Kế toán tiền lương kiêm kế toán thanh toán: tính toán lương thời gian, lương sản phẩm theo nguyên công từng công đoạn sản xuất sản phẩm, có nhiệm vụ theo dõi các khoản thanh toán, tạm ứng công nợ đối với các đơn vị.
- Một thủ quỹ kiêm phần giao dịch với ngân hàng: có nhiệm vụ thu chi và bảo quản quỹ tiền mặt của công ty.
- Kế toán tổng hợp: ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, tính giá thành sản phẩm cho từng đơn đặt hàng, theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm, tình hình tăng, giảm tài sản, khấu hao tài sản. Đồng thời hàng quý lập báo cáo tài chính lên cơ quan cấp trên.
- Kế toán tổng hợp và kiểm tra kế toán: có nhiệm vụ kiểm tra, rà soát toàn bộ tính hợp lý, hợp lệ của các hoá đơn chứng từ khi được chuyển về phòng kế toán trước khi trình lãnh đạo công ty.
Mặc dù mỗi bộ phận có một nhiệm vụ và chức năng riêng, nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất và cùng hỗ trợ nhau để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ của phòng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Trường Thành .
Kế toán Trưởng
Kế toán tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm
Kế toán tiền lương kiêm kế toán thanh toán
Kế toán vật liệu
Kế toán tổng hợp kiểm tra kế toán
Thủ quỹ
Nhân viên kinh tế tại các phân xưởng, đội xây dựng
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tổng hợp, phân loại sau đó cập nhật số liệu vào máy, mỗi chứng từ chỉ được vào một lần (ghi ngày vào, ngày chứng từ, số chứng từ, nội dung diễn giải, định khoản đối ứng và số tiền) sau đó chạy qua nhật ký chung, máy sẽ tự động phân loại số liệu cho các tài khoản, lên bảng cân đối, bảng tổng hợp và sổ chi tiết liên quan. Quy trình vào số liệu trong máy làm giảm nhẹ công việc ghi sổ rất nhiều đảm bảo tính năng động sáng tạo trong công việc, đòi hỏi người nhân viên phải có trình độ tay nghề cao. Đó là một bước cải tiến lớn trong công tác kế toán ở công ty Trường Thành.
Công tác tổ chức kế toán của công ty áp dụng theo hình thức nhập ký chung. Trình tự luân chuyển chứng từ và ghi sổ của công ty có thể biểu diễn qua sơ đồ sau.
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái tài khoản
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Thành quả của công tác hạch toán kế toán, phản ánh một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua một số năm cụ thể như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1
Doanh thu
8.133
16.096
20.239
Trong đó + Quốc Phòng
6.857
12.988
14.877
+ Kinh tế
1.276
3.108
5.362
2
Chi phí kinh doanh
7.603
15.321
19.238
+ Tổng chi phí
7.603
15.321
19.238
+ Tỷ suất
93,5%
95,2%
95,05%
3
Nộp ngân sách
151,048
618,759
931,308
+ Thuế doanh thu
18,610
424,877
671,951
+ Thuế TTĐB
+ Thuế lợi tức
132,438
193,882
259,357
4
Lợi nhuận thực hiện
530
775,530
1.001
+ Lợi nhuận / VKD
14,4%
18,96%
23,3%
5
Thu nhập bình quân
0,568
0,718
0,816
Qua số liệu phản ánh ở bảng trên cho ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Trường Thành qua các năm tương đối hiệu quả, luôn ở mức tăng trưởng, chứng tỏ công ty đã thích nghi được với cơ chế thị trường, sản phẩm của công ty làm ra có uy tín với khách hàng. Xét về chỉ tiêu giá trị sản lượng năm 1999 so với năm 1998 tăng (16.096 : 8.133) x100% =197,9%, năm 2000 so với năm 1999 tăng (20.239 : 16.096) x100% = 125,7% từ đó đem đến lợi nhuận của công ty năm 1999 tăng hơn so với năm 1998 (775,530 - 530) =243,530 triệu và năm 2000 tăng hơn so với năm 1999 (1001 -775,530) =225,470 triệu đồng.
II-/ Thực tế tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trường thành.
1-/ Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại công ty.
1.1. Phân loại chi phí sản xuất của công ty Trường Thành.
Cũng như các công ty xây dựng khác, để tạo ra sản phẩm, Công ty Trường Thành cũng phải bỏ ra các khoản chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung. Chi phí tại công ty đa dạng, gồm nhiều khoản mục, mỗi khoản mục lại gồm nhiều loại chi phí cụ thể khác. Để tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch sản xuất, giá thành dự toán, tính giá thành sản phẩm, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán, công ty phân loại chi phí theo khoản mục chi phí, bao gồm:
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ các loại nguyên vật liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm: nguyên vật liệu chính (xi măng, vữa, bê tông, sắt, thép, gạch đá, sỏi,...), các loại vật liệu phụ (dây thép buộc một ly, phụ gia bê tông, đinh,..), các loại vật tư chế sẵn (lưới thép, bê tông đúc sẵn,...) và các loại vật tư hoàn thiện công trình (bồn tắm, máy điều hoà,...) do công ty mua.
* Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp lương của công nhân tham gia vào việc thi công: công nhân trực tiếp thi công, tổ trưởng các tổ thi công và công nhân chuẩn bị, thu dọn công trường.
Khoản mục chi phí này không bao gồm tiền lương của công nhân lái máy do công ty trực tiếp trả.
* Chi phí sử dụng máy thi công:
- Đối với máy thi công của công ty: chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí cho chạy máy (xăng, dầu, mỡ), tiền lương cho công nhân lái và phụ máy và các khoản chi phí khác như sửa chữa, khấu hao máy thi công.
- Đối với máy thi công do công ty thuê: chi phí bao gồm toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc thuê máy.
* Chi phí sản xuất chung: bao gồm tất cả các khoản mục chi phí khác như trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương công nhân sản xuất, công nhân tạp vụ, tiền lương và các khoản trích theo lương của đội trưởng đội thi công, chi phí phân bổ công cụ dụng cụ cho các công trình và các khoản chi phí khác mang tính chất phục vụ sản xuất nhưng chung cho toàn đội chi phí điện nước mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.
1.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại công ty.
Sản phẩm công ty sản xuất ra là công trình xây dựng. Đối tượng được công ty sử dụng để ký kết hợp đồng thi công là công trình. Do
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0370.doc