Bưu chính Viễn thông là ngành kinh tế mũi nhọn, là ngành cơ sở hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Với qui mô lớn, cơ cấu kinh doanh phức tạp, địa bàn kinh doanh lại rộng, phân tán nên việc phân cấp trong kinh doanh, trong quản lý là hợp lý, có thể phát huy được nhiều ưu điểm như: Kế toán sẽ được gắn với sự chỉ đạo tại chỗ các hoạt động kinh doanh của đơn vị trực thuộc, giảm bớt sự cồng kềnh của các bộ máy nhân sự ở cấp trên; đảm bảo tốc độ truyền tin nhanh. Sự điều hành của đơn vị cấp trên thông qua sự điều chế thu, nộp tài chính và qui chế ràng buộc tài chính khác; mặt khác, bằng sự kiểm soát, thanh tra nội bộ, khi phân cấp kế toán tương ứng với sự phân cấp về quản lý, các đơn vị cấp trên đã thực hiện cơ chế tự chủ cho đơn vị phụ thuộc của mình vì hiệu quả tối đa của hoạt động chung. Doanh nghiệp sử dụng hình thức nhật ký chứng từ có nhiều ưu điểm là đảm bảo tính chuyên môn hoá cao, tính chất đối chiếu, kiểm tra cao. Tuy nhiên do qui mô sổ lớn về lượng, đa dạng về loại nên khó vận dụng máy tính vào xử lý số liệu. Do đó đội ngũ nhân viên kế toán nhiều (52 người) và đòi hỏi trình độ chuyên môn kế toán cao.
65 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán nghiệp vụ vốn bằng tiền và các khoản phải Thanh Toá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện trên TK 139:
* Nội dung và kết cấu TK 139 như sau :
- Bên nợ :
+ Các khoản nợ phải thu khó đòi phải xử lý xoá nợ
+ Hoà nhập dự phòng vào cuối niên độ
-Bên có :
+ Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi tính vào chi chí phí
- Số dư bên có : Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi còn lại cuối kỳ.
* Trình tư hạch toán :
- Khi xác định mức dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp (ghi vào cuối niên độ kế toán)
Nợ TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
Có TK 139-Dự phòng phải thu khó đòi
- Trong niên độ tiếp theo hoàn nhập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi đã đòi được (theo số đã lập dự phòng cho các khoản này)
Nợ TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 721-Các khoản thu nhập bất thường
- Trong niên độ tiếp theo xoá sổ các khoản nợ khó đòi được :
Nợ TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 131, 138
Đồng thời ghi đơn Nợ TK 004-Nợ khó đòi đã xử lý để tiếp tục theo dõi các khoản nợ này.
- Nếu sau đó thu hồi được khoản nợ này (trong niên độ hoặc những kỳ sau) thì được xử lý như một khoản thu nhập bất thường của thời kỳ thu được tiền, kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112
Có TK 721-Thu nhập bất thường
Đồng thời ghi đơn Có TK 004-Nợ khó đòi đã xử lý
- Cuối niên độ tiếp theo, căn cứ vào số dư TK 139 kỳ trước chuyển sang và số dự phòng cần lập niên độ sau để ghi :
+ Nếu số cần lập dự phòng nhỏ hơn số dự phòng còn lại ở TK 139 thì khoản chênh lệch được ghi :
Nợ TK 139-Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Có TK 721-Thu nhập bất thường
+ Nếu như số dự phòng cần lập lớn hơn số dự phòng còn lại :
Nợ TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139-Dự phòng phải thu khó đòi (phần chênh lệch)
Sơ đồ kế toán các khoản phải thu khác
TK111,112,152,153,156 TK 138-PTK TK 111,331,334
Tiền,vật tư,thành phẩm,hàng
Hoá thiếu hụt chờ xử lý
Thu tiền, khấu trừ
TK 211,213
TK 411
TSCĐ thiếu chờ xử lý
Xử lý
tài sản
Giảm nguồn
vốn KD
TK 214
thiếu
TK 111,112,152,153
TK627,641,642,821
Cho vay tiền, vật tư tạm thời
không tính lãi
Tính vào CF
TK 711, 721
Đã thu các
thu
TK 111,112,152...
Thu nhập hoạt động khác
chưa thu tiền
khoản phải
khác
TK 161,241,641.642
Bù trừ phải thu
TK 338
Các khoản chi phí không
được duyệt, phải thu hồi
hồi
Sơ đồ kế toán dự phòng phải thu khó đòi
TK 131, 138 TK 139 TK 642
Xoá sổ các khoản nợ không thể
đòi được (trong niên độ tiếp theo) (2)
Lập dự phòng phải thu
khó đòi (cuối niên độ) (1)
TK 721
Lập tiếp dự phòng
(cuối niên độ tiếp theo)(4)
Hoàn nhập dự phòng
(cuối niên độ tiếp theo)(4b)
TK 111,112
Nợ khó đòi đã xoá sổ nay đòi được (3)
TK 004
(2)
(3)
5. Kế toán các khoản ứng trước
a. Kế toán các khoản tạm ứng : (141)
Kế toán tạm ứng và thanh toán tạm ứng được là lhoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nận tạm ứng để được thực huện một công việc đã được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người công nhân viên chức hoặc người lao động tại doanh nghiệp. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (nhân viên cung ứng vật tư, hành chính quản trị...(phải được giám đốc doanh nghiệp chỉ định bằng văn bản)
Muốn được tạm ứng tiền, người nhận tạm ứng phải lập “Giấy đề nghị tạm ứng” (mẫu số 03-TT) theo mẫu quy định. Giấy đề nghị tạm ứng sau khi được giám đốc phê duyệt là căn cứ để lập phiếu chi và thủ quỹ xuất tiền. Người nhận tạm ứng chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt và không chuyển giao cho người khác.
Khi kết thúc công việc người nhận tạm ứng phải lập “Giấy thanh toán tạm ứng (mẫu số 04-TT) kèm theo các chứng từ gốc để thanh quyết toán số đã nhận tạm ứng.
Kế toán tạm ứng và thanh toán tạm ứng được theo doic trên TK 141-Tạm ứng
* Nội dung và kết cấu TK 141 như sau :
- Bên Nợ :
+ Các khoản tạm ứng cho người nhận tạm ứng
- Bên Có :
+ Các khoản tạm ứng đã thanh toán
+ Số tạm ứng chi không hết nhập lại quỹ hoặc khấu trừ vào lương
- Số dư bên Nợ : Số tiền tạm ứng chưa thanh toán
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng nhận tạm ứng, từng lần và khoản nhận tạm ứng, thanh toán tạm ứng.
* Trình tự hạch toán
- Khi giao tạm ứng cho người nhận tạm ứng :
Nợ TK 141-Tạm ứng
Có TK 111, 112
- Khi thanh toán tạm ứng :
+ Trường hợp số thực chi theo chứng từ gốc nhỏ hơn số đã tạm ứng, căn cứ số thực chi để ghi các TK liên quan :
Nợ TK 142-Chi phí trả trước
Nợ TK 151-Hàng mua đang đi đường
Nợ TK 152, 153
Nợ TK 156-Hàng hóa
Nợ TK 211-TSCĐHH
Nợ TK 213-TSCĐVH
Nợ TK 331-PTNB
Nợ TK 611-Mua hàng (nếu áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ)
Nợ TK 627-Chi phí sản xuất chính
Nợ TK 641-Chi phí bán hàng
Nợ TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK141-Tạm ứng
+ Xử lý các khoản, tạm ứng chi tiết hết :
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 334-PTCNV (khấu trừ vào lương)
Có TK 141-Tạm ứng
+ Nếu số thực chi theo chứng từ gốc đã được duyệt lớn hơn số đã tạm ứng ngoài các bút toán, phản ánh chi phí tạm ứng, kế toán lập phiếu chi thanh toán bổ sung cho người nhận tạm ứng :
Nợ TK 141-Tạm ứng
Có TK 111-Tiền mặt
b. Kế toán chi phí trả trước (TK 142)
Là khoản chi thực tế FS nhưng liên quan đến nhiều kỳ hạch toán nên phải được phân bố theo quy định hiện hành, chi phí trả trước gồm có :
Bảo hiểm trả trước, các loại lệ phí mua và trả một lần trong năm
Trả trước về thuê tài sản, dịch vụ hoặc lao vụ cho hoạt động kinh doanh
Công cụ dụng cụ loại phân bổ dần và loại xuất dùng để trang bị lần đầu hoặc thay thế hàng loạt với giá trị lớn.
Chi phí nghiên cứu thí nghiệm, FS sáng chế, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất kinh doanh (không đủ tiêu chuẩn TSCĐVH).
Chi phí ngừng việc
Chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí vật liệu vận chuyển (ván khuôn, cốt pha, giàn giáo...) dùng trong xây dựng cơ bản.
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ FS một lần quá lớn.
Chi phí trồng mới cây trồng một lần thu hoạch nhiều lần.
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chờ kết chuyển...
Kế toán chi phí trả trước được thực hiện ở TK 142
* Nội dung và kết cấu TK 142
- Bên Nợ :
+ Các khoản chi phí trả trước phát sinh thực tế
+ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chờ kết chuyển.
- Bên Có :
+ Chi phí trả trước đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
+ Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
- Số dư Nợ :
+ Chi phí trả trước chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
+ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chờ kết chuyển.
TK 142 có 2 TK cấp II
TK 1421-Chi phí trả trước
TK 1422-Chi phí chờ kết chuyển
* Trình tự hạch toán :
- Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước :
Nợ TK 142 : Chi phí trả trước (1421)
Có TK 111, 112, 152, 153, 331, 334, 338, 214...
- Định kỳ tính dần chi phí trả trước và chi phí sản xuất kinh doanh
Nợ TK 241, 627, 641, 642
Có TK 142 (1421)-Chi phí trả trước
- Xác định chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chờ kết chuyển (đối với các đơn vị có chu kỳ kinh doanh dài) vào cuối kỳ kế toán ghi :
Nợ TK 142 (1422)
Có TK 641, 642 (CFBH, CFQLDN)
- Khi tính toán kết chuyển Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp ở kỳ kế toán sau ghi : Nợ TK 911
Có TK 142 (1422)
Sơ đồ kế toán tạm ứng
TK 111 TK 141 TK 121, 128
ĐTNHạn
TK152,153,161,611
Tạm ứng
TK 112
TK211,213,221,222,241
Thanh toán
tạm ứng
TK 627, 641, 642
Sơ đồ kế toán chi phí trả trước
TK111,112,152,153,331 TK 142-CPTT TK 627,641,642
Chi phí trả trước
Thực tế FS
Chi phí trả trước phân
bổ dần cho các đối tượng
TK 241(2413)
Kết chuyển
TK 911
TK 641,642
CFBH,CFQLDN
chờ kết chuyển
Kết chuyển CFBH,
CFQLDN
Phần II. thực trạng tổ chức hạch toán
Tại tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam
I. Đặc điểm chung của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam .
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Từ trước năm 1990, ngành Bưu điện hoạt động theo Nghi định 68/CP và 390/CP từ năm 1968 và năm 1976, Tổng cụ Bưu điện vừa là cơ quan thuộc Chính phủ quản lý Nhà nước vể hoạt động Bưu chính Viễn thông, là cơ quan chủ quản của ngành Bưu chính Viễn thông lại vừa trực tếp hoạt động sản xuất kinh doanh với mô hình “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Nhà nước độc quyền, độc tôn trong kinh doanh và khai thác dịch vụ Bưu chính Viễn thông , chính vì vậy khi Nhà nước chuyến sang nền kinh tế thị trường thì không còn phù hợp.
Thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, chuyển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với phương châm: giải phóng sức sản xuất và tạo quyền chủ động cho các doanh nghiệp, tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, tạo hành lang pháp lý bình đẳng ổn định cho các doanh nghiệp hoạt động, tách quản lý Nhà nước ra khỏi sản xuất kinh doanh. Trên tinh thần đó năm 1991, Nhà nước chuyển Tổng cục Bưu điện thành Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước ngành Bưu điện cho Bộ Giao thông Vận tải và bưu điện theo nghị định này, ngoài Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam là khối hạch toán phụ thuộc, còn 16 Công ty, Xĩ nghiệp ở các khối Công nghiệp, Xây lắp, cung ứng vật tư là các đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, là khỗi các xí nghiệp phụ trợi của khố kinh doanh Bưu điện.
Từ ngày 26 tháng 10 năm 1992, Chính phủ có Nghị 03 thành lập lại Tổng cục Bưu điện, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam trực thuộc Tổng cục Bưu điện, quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh trực tiếp. Trong thời gian này Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã hoạt động tăng tốc và phát triển Ngành theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ là phấn đấu đến năm 1995, các chỉ tiêu đạt được phải bẳng chỉ tiêu của năm 2000 mà ngành Bưu điện xây dựng. Đến năm 1995, ngành Bưu điện đã đạt được các chỉ tiêu đó và về cơ bản đã phát triển mạng lưới và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, góp phần vào thắng lợi công cuộc đổi mới của đất nước. Về cơ bản, mô hình tổ chức và hoạt động của ngành Bưu điện vẫn như trước đây. Riêng các xĩ nghiệp, đơn vị hạch toán độc lập theo Nghị định 388/HĐBT trực thuộc Tổng cục Bưu điện.
Từ ngày 29 tháng 04 năm 1995, thực hiện Quyết định 249/TTg của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị dịch vụ, sản xuất, lưu thông, sự nghiệp về Bưu chính Viễn thông thuộc Tổng cục Bưu điện. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam là một doanh nghiệp lớn của Nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ Tổng công ty Quyết định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ và một trong 18 doanh nghiệp đặc biệt của Chính phủ. Từ đó đến nay, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông hoạt động theo cơ chế quản lý phân cấp mạnh của Nhà nước cho Hội đồng quản trị, do vậy tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty phát triển nhanh theo kế hoạch tăng tốc giai đoạn II phát triển ngành 1996 – 2000.
Tổng cục Bưu điện là cơ quan của Chính phủ Nhà nước về Bưu chính Viễn thông & Tần số Vô tuyến điện và một số những nhiệm vụ chủ quản theo cơ chế quản lý của Chính phủ với Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Trong những năm qua, Tổng công ty đã phát triển và dần đi vào ổn định, Mạng lưới đã phát triển hiện đại rộng khắp, thêm nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu về thông tin bưu điện ngày càng phát triển của xã hội.
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD của tổng công ty BCVT.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông được thể hiện qua một số bảng kết quả sau:
Bảng 1: Sản lượng sản phẩm chủ yếu mà Tổng công ty
đạt được hàng năm:
Sản lượng sản phẩm chủ yếu
Đơn vị tính
Kế hoạch 2000
Thực hiện 2000
% so với kế hoạch
Kế hoạch 2001
% so với 2000
Phát hành báo chí
Triệu tờ cuốn
211
228
108,06
240
105,26
Bưu phẩm (cả đi và đến)
Kg
661.000
706.723
106,92
757.000
107,11
Máy điện thoại phát triển
Máy
500.000
429.257
85,85
417.000
109,72
Bảng 2: Kết quả kinh doanh năm (1998 – 2000)
STT
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
1
Số lượng bưu cục
2.318
2.723
2.764
2
Tổng số máy điện thoại (1000 máy)
766
1.186
1.586
3
Mật độ điện thoại (1 máy/100dân)
1,06
1,56
2,07
4
Vốn kinh doanh (tỷ đồng)
3.940
5.216
6.365
5
Doanh thu (tỷ đồng)
4.723
6.977
9.838
6
Lợi nhuận (tỷ đồng)
1.123
1.881
2.242
7
Nộp ngân sách Nhà nước (tỷ đồng)
611
1.035
1.705
8
Thu nhập bình quân (1000 đồng/người/tháng)
1.357
1.452
1.137
Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2000
Chỉ tiêu
Mã
Kinh doanh chính
Kinh doanh phụ
1. Tổng doanh thu thực hiện
01
5.952.283.353.859
777.440.467.783
Trong đó: các khoản giảm trừ
02
356.382.030.627
34.843.627.768
Chiết khấu
03
2.133.200
16.742.960
Giảm giá
04
500.000
Giá trị hàng bán bị trả lại
05
48.580.560
109.784.802
Thuế doanh thu, thuế XK phải trả
06
356.331.316.867
34.716.600.000
2. Doanh thu thuần (01- 02)
07
5.595.901.323.232
742.596.840.015
3. Giá vốn hàng bán
08
3.230.708.716.009
614.772.168.372
4. Lợi tức gộp (07 - 08)
09
2.365.192.607.223
127.824.671.643
5. Chi phí bán hàng
10
2.905.991.038
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp
11
682.426.041.376
7. Lợi tức thuần từ HĐKD (09 - 10)
12
1.682.766.565.847
124.918.680.605
Thu nhập từ hoạt động tài chính
13
27.465.837.677
162.300.510
Chi phí hoạt động tài chính
14
2.535.070.762
28.523.484
8. Lợi tức hd tài chính (13 - 14)
15
24.930.766.915
133.777.026
Các khoản thu nhập bất thường
16
8.881.461.813
Chi phí bất thường
17
422.162.965
9. Lợi tức bất thường (16 - 17)
18
8.459.298.848
10. Tổng lợi tức trước thuế (12+15+18)
19
1.707.697.332.762
133.511.756.479
11. Thuế lợi tức phải nộp
20
768.463.815.942
58.720.711.055
Trong đó: - Nộp ngân sách
21
384.231.907.971
- Xin để lại đầu tư
22
384.231.907.971
12. Lợi tức sau thuế (19-20)
23
939.233.516.820
74.791.045.424
Bảng 4: Tình hình doanh thu – Nộp ngân sách nhà nước
STT
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
1
Tổng doanh thu
3.254
4.723
6.977
9.383
10.550
2
Tổng nộp ngân sách
521
611
1.035
1.705
2.030
3. Tổ chức bộ máy và thực hiện công tác kế toán tại tct.
Tổ chức bộ máy kế toán:
Công tác kế toán trong Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt nam được thực hiện ở tất cả các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc ở các cấp. Do đặc điểm, tính chất toàn khối kinh doanh dịch vụ Bưu chính - Viễn thông là hạch toán toàn ngành do vậy tổ chức kế toán ở từng cấp có đặc điểm khác so với các doanh nghiệp hoặc tổng công ty khác, đặc biệt tổ chức và thực hiện công tác kế toán tại Văn phòng Tổng công ty chỉ thực hiện cho toàn ngành, không thực hiện với khối cơ quan Tổng Công ty vì do tổ chức bộ máy khối cơ quan Tổng công ty có Văn phòng Tổng Công ty - như một văn phòng các Bộ quản lý nhà nước, hiện nay được coi là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty.
Tổ chức bộ máy kế toán hiện nay tại Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt nam như sau:
Kế toán Trưởng
(1)
Huy động vốn và
Kế toán
Các khoản vay trong nước.
(2)
Kế toán các khoản vay nước ngoài và kết quả các liên doanh.
(3)
Kế toán thu chi ngoại tệ.
(4)
Kế toán Xây dựng cơ bản.
(5)
Kế toán chuyên quản theo dõi các đơn vị.
(6)
Kế toán tổng hợp, cấp phát, theo dõi công nợ.
(7)
Tổ chế độ và kiểm tra.
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
(1)- Huy động vốn và kế toán các khoản vay trong nước :
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến các thủ tục vay vốn trong nước: hoàn thanh các thủ tục để vay được tiền của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng và cá nhân và các hình thức huy động khác. ( Nhiệm vụ này hoàn thành khi tiền về tài khoản tiền gửi của Tổng công ty hoặc đơn vị thành viên)
- Theo dõi quá trình thực hiện các nguồn vốn vay trong nước
+ Nếu vay cho công trình của các đơn vị thành viên thì chuyển hồ sơ vay ( trong đó có kế ước nhận nợ, hợp đồng vay vốn ) để các địa phương theo dõi, đồng thời chuyển bộ phận tổng hợp một bản để đối chiếu, theo dõi tại các địa phương khi có báo cáo quý hoặc năm và thực hiện việc trả nợ trực tiếp.
+ Nếu vay cho các công trình có Ban quản lý dự án mà Tổng công ty quản lý trực tiếp: Bộ phận này theo dõi việc trả nợ, lập các chứng từ chi trả nợ gốc, lãi chuyển bộ phận kế toán tổng hợp để thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu các hạng mục công trình hoàn thành có quyết toán được duyệt thì theo dõi cả phần khấu hao, hao mòn và coi như quản lý các tài sản đó.
+ Theo dõi các khoản cấp vốn đầu tư thông qua mua vật liệu tập trung phục vụ xây dựng cơ bản tại các đơn vị thành viên và các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Bộ phận này theo dõi thực hiện các nguồn vốn ODA.
(2)- Kế toán các khoản vay nước ngoài và kết quả liên doanh:
- Theo dõi các hợp đồng vay nợ nước ngoài ( vay mua thiết bị trả chậm, vay vốn tín dụng )
- Bộ phận này chỉ thực hiện theo dõi, kiểm tra kết quả
+ Số phát sinh vay từng tháng và tổng số
+ Số trả nợ gốc, lãi từng tháng và tổng số
+ Số tiền chuyển đặt cọc hoặc thành toán tiền mua thiết bị ( vay tín dụng của các tổ chức ngân hàng, các hãng kinh doanh nước ngoài để mua thiết bị )
Việc theo dõi này, nếu xác định số đúng lập chứng từ kèm bảng kê chuyển bộ phận tổng hợp hoặc cấp phát để thực hiện.
- Việc theo dõi cụ thể từng khoản vay, từng công trình vay vốn nước ngoài hiện nay đang giao cho Công ty Vật tư kỹ thuật Bưu điện khu vực I đảm nhận ( đơn vị nhập khẩu uỷ thác cho Tổng Công ty )
- Theo dõi việc góp vốn của Tổng công ty vào các xí nghiệp liên doanh, Công ty cổ phần và các tổ chức khai thác quốc tế để xác định kết quả.
(3)- Kế toán thu chi ngoại tệ :
- Theo dõi tình hình thu, chi bằng tiền ngoại tệ của Tổng Công ty. Hiện nay tại Tổng Công ty sử dụng 8 loại ngoại tệ có quan hệ thường xuyên trong thanh toán.
- Theo dõi, đối chiếu tình hình thu, chi ngoại tệ tại các đơn vị thành viên.
- Quan hệ tỷ giá trong kinh doanh: tỷ giá hạch toán, tỷ giá thực tế liên quan đến doanh thu, chi phí và đầu tư xây dựng cơ bản.
- Duyệt dự toán và quyết toán đoàn ra, chi ngoại tệ trên tổng công ty và các đơn vị.
- Các khoản thanh toán, cho vay, phải thu, phải trả bằng ngoại tệ.
(4)- Kế toán xây dựng cơ bản :
- Duyệt quyết toán các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành của các đơn vị thành viên và các Ban quản lý theo thẩm quyền.
- Hướng dẫn các đơn vị hạch toán kế toán trong công tác xây dựng cơ bản và các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đẫ được duyệt quyết toán.
- Xác nhận khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành đề đề nghị cấp tạm ứng cho các công trình xây dựng cơ bản đang thi công. Kiểm tra tiến độ thực hiện.
(5)- Kế toán chuyên quản các đơn vị :
- Theo dõi tình hình thực hiện công tác tài chính, kế toán các đơn vị trực thuộc.
- Bộ phận kế toán này phân theo khối : Khối công nghiệp, khối xây lắp, khối cung ứng vật tư, khối thương nghiệp, khối sự nghiệp y tế, đào tạo và khối kinh doanh dịch vụ Bưu chính - Viễn thông.
- Đôn đốc các đơn vị nộp báo tài chính, kế toán cho Tổng Công ty theo quy định.
- Kiểm tra, đối chiếu các báo cáo tài chính, kế toán của các đơn vị với các bộ phận kế toán khác ( vay, đầu tư, ngoại tệ, )
- Đề xuất giải quyết các vướng mắc của cơ sở.
(6)- Kế toán tổng hợp, cấp phát và theo dõi thanh toán.
- Tổng hợp các báo cáo tài chính của các đơn vị phụ thuộc sau khi có đối chiếu giữa kế toán chuyên quản và các bộ phận kế toán khác.
- Tập hợp các khoản chi, các khoản thanh toán trong phạm vi toàn ngành, liên quan đến các đơn vị trong quan hệ thanh toán, hạch toán
- Cấp phát, thanh toán khi có lệnh chi hoặc liên các quan hệ thanh toán phát sinh theo quy định.
- Lên báo cáo tài chính, kế toán của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt nam theo quy định của Bộ Tài chính.
- Theo dõi kế toán các nguồn quỹ tập trung của ngành.
(7)- Bộ phận chế độ và kiểm tra kế toán.
- Nghiên cứu trình Hội đồng quản trị của Tổng Công ty và các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền các quy định về chế độ tài chính, kế toán trong nội bộ Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt nam theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra công tác kế toán của toàn ngành.
- Tham gia với các cơ quan nhà nước trong việc ban hành các văn bản về chế độ, chính sách tài chính kế toán có liên quan.
- Tổ chức đào tạo tập huấn chế độ kế toán cho lực lượng kế toán trogn toàn ngành.
(8)- Từ đầu năm 1999, theo quy định của Bộ Tài chính, Tổng công ty thành lập Ban kiểm toán nội bộ để thực hiện việc kiểm toán đối với các đơn vị thành viên, và toàn tổng công ty; tổ chức hướng dẫn lực lượng kiểm toán viên tại các đơn vị thành viên.
(9)- Bên cạnh Các bộ phận nêu trên, Ngành Bưu điện có Hội kế toán ngành trợ giúp đắc lực cho công tác kế toán của Tổng Công ty và toàn ngành bưu điện.
Với chức năng, nhiệm vụ nêu trên, toàn bộ phận kế toán tại Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt nam phải:
- Hàng tháng lên bảng cân đối tài khoản ( phần trên Tổng Công ty - có bảng hệ thống các tài khoản theo dõi trên Tổng công ty kèm theo )
- Hàng quý, 6 tháng, 1 năm làm báo cáo kế toán tài chính theo quy định của Bộ Tài chính. ( bao gồm tập hợp của tất cả các đơn vị thành viên và các phát sinh và thực hiện tại Tổng Công ty )
Công tác chế độ, kiểm tra, đào tạo.
Hệ thống tổ chức chứng từ và luân chuyển chứng từ:
Tổ chức chứng từ thu chi tiền mặt.
Nghiệp vụ thu:
Trách nhiệm luân chuyển
Người nộp
KTTT
KTT
Thủ quĩ
Công việc luân chuyển
1.Đề nghị nộp tiền
(1)
2.Lập phiếu thu
(2)
3.Ký phiếu thu
(3)
4.Nhập quĩ
(4)
5.Ghi sổ KT
(5)
6.Bảo quản lưu trữ
(6)
Nghiệp vụ chi:
Trách nhiệm luân chuyển
Người nhận
TT, KTT
KTTT
Thủ quĩ
Công việc luân chuyển
1.Đề nghị chi
(1)
2.Ký lệnh chi
(2)
3.Lập phiếu chi
(3)
4.Ký phiếu chi (duyệt)
(4)
5.Xuất quĩ
(5)
6.Ghi sổ KT
(6)
7.Bảo quản lưu trữ
(7)
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán:
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông vận dụng hình thức sổ Nhật ký Chứng từ.
Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ:
Chứng từ gốc, bảng phân bổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ chi tiết
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Đối chiếu
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Hình thức nhật ký chứng từ có ưu điểm: giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán do việc ghi theo quan hệ đối ứng ngay trên tờ sổ, kết hợp kế toán toán tổng hợp và kế toán đối chiếu tiến hành dễ dàng hơn, kịp thời cung cấp số liệu cho việc tổng hợp tài liệu để lập báo cáo tài chính, tuy nhiên hình thức này còn có nhược điểm mẫu sổ phức tạp nên đòi hỏi cán bộ CNV có trình độ chuyên môn vững vàng không thuận tiện cho cơ giới hoá, kế toán.
II. Nội dung chuyên đề hạch toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
A. Lý luận chung
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền đến với các doanh nghiệp là loại vốn rất cần thiết không thể thiếu được, đặc biệt trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý và tự chủ về tài chính thì vốn bằng tiền càng có vị trí quan trọng. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao. Vốn bằng tiền là một loại vốn có tính lưu động nhah chóng vào mọi khâu của quá trình sản xuất. Trong điều kiện hiện nay doanh nghiệp càng phải có kế hoạch hoá cao việc thu, chi tiền mặt, việc thanh toán qua ngân hàng, không những đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà còn tiết kiệm được vốn lưu động, tăng thu nhập cho hoạt động tài chính, góp phần quay vòng nhanh của vốn lưu động.
Vốn bằng tiền bao gồm:
- Tiền mặt: TK 111
- Tiền gửi ngân hàng: TK 112
- Tiền đang chuyển: TK 113
Vốn bằng tiền là loại vốn được xác định có nhiều ưu điểm nhưng đây cũng là lĩnh vực mà kế toán thường mắc thiếu sót và để xảy ra tiêu cực cho nên cần phải tổ chức quản lý chặt chẽ và có hiệu quả loại vốn này.
1. Nguyên tắc về kế toán vốn bằng tiền các nghiệp vụ thanh toán, vay ngân hàng
* Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định và chế độ quản lý, lưu thông tiền tệ hiện hành của Nhà nước.
- Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số hiện có và tình hình thu chi toàn bộ các loại vốn bằng tiền của đơn vị hàng ngày.
- Kế toán phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là đồng ngân hàng Việt nam.
- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại vốn bằng tiền, từng loại ngoại tệ.
* Hạch toán nguồn vốn tín dụng phải cần thuân thủ các nguyên tắc sau:
- Mọi khoản vay ngoại tệ phải được phản ánh theo nguyên tắc tiền tệ và đồng Việt Nam. Trường hợp vay bằng vàng bạc, đá quý phải được phản ánh chi tiết theo từng loại về số lượng và giá trị.
- Mọi khoản vay phải được theo dõi chi tiết theo các hình thức vay, vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn hoặc các đối tượng khác. Trong từng hình thức vay phải theo dõi cho từng loại vay.
* Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán phải tuân thủ các nguyên tắc:
- Hạch toán các quan hệ kinh tế thuộc nghiệp vụ thanh toán phải chi tiết cho từng đối tượng có quan hệ tài chính vốn đơn vị. Đến cuối kỳ hạch toán phải tính số công nợ cho từng đối tượng.
- Kế toán có nhiệm vụ tổ chức ghi chép và theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải thu, phải trả có biện pháp đôn đốc chi, trả và thu hồi kịp thời các khoản công nợ.
- Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật thanh toán và thu nộp ngân sách. Giải quyết dứt khoát công nợ dây dưa. Xử lý đúng đắn các khoản nợ không có khả năng đòi được hoặc không có ai đòi.
2. Quá trình hạch toán nghiệp vụ
* Kế toán vốn bằng t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3377.doc