CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,
VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong sản xuất kinh doanh
1.1.2. Vai trò của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong sản xuất kinh doanh
1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
1.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
1.3. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
1.4. Thực tế quản lý nhập - xuất kho nguyên vật liệu
và công cụ dụng cụ và chứng từ liên quan
1.4.1. Thủ tục nhập kho
1.4.2. Thủ tục xuất kho
1.4.3. Các chứng từ kế toán có liên quan
1.5. Phương pháp kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
1.5.1. Phương pháp ghi thẻ song song
1.5.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
1.5.3. Phương pháp sổ số dư
1.6. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
1.6.1. Các phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.6.2. Các tài khoản chủ yếu sử dụng
1.6.3. Phương pháp kế toán tổng hợp các TH tăng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
1.6.3.1. Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ do mua ngoài
1.6.4. Phương pháp kế toán giảm nguyên vật liệu
1.6.5. Phương pháp kế toán xuất dùng công cụ dụng cụ
1.7. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1.7.1. Các tài khoản chủ yếu
1.7.2. Các phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu
1.7.3. Kế toán dự phòng giảm giá vật liệu và công cụ dụng cụ tồn kho
CHƯƠNG II: THỰC TẾ CÔNG TÁC NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ
DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY NHỰA Y TẾ MEDIPLAST
2.1. Quá trình phát triển của doanh nghiệp
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy kế toán
2.1.4. Cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất
2.1.5. Hình thức kế toán áp dụng trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp
2.2. Thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
2.2.1. Công tác phân loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong công ty
2.2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
2.2.2.1. Thủ tục nhập, xuất nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ với chứng từ kế toán có liên quan
2.2.2.2. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ công ty ứng dụng
2.2.2.3. Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
2.2.2.4. Phương pháp tính giá gốc nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất kho tại công ty
2.3. Kế toán tổng hợp nhập, xuất, kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
2.3.1. Tài khoản kế toán đơn vị thực tế sử dụng
2.3.2.1. Kế toán tổng hợp các TH nhập xuất kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ
3.1. Nhận xét chung
3.2. Nhận xét cụ thể
3.3. Nhận xét tình hình và ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ở Công ty Thiết bị Nhựa Y tế Mediplast.
79 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty Nhựa y tế – Tổng công ty thiết bị nhựa y tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác (góp vốn liên doanh, nhượng bán, cho vay…)
- Xuất vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào giá thực tế vật liệu xuất kho kế toán ghi.
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241
Có TK 152 – Giá thực tế VL xuất dùng.
- Xuất vật liệu tự chế biến hoặc thuê ngoài chế biến.
Nợ TK154 (Chi tiết thuê gia công hoặc tự gia công)
Có TK152
- Xuất VL góp vồn liên doanh với các đơn vị khác.
+ Căn cứ vào giá trị vốn góp do hội đồng liên doanh đánh giá và giá thành thực tế vật liệu xuất kho để xác định phần chênh lệch
+ Nếu giá trị vốn góp do liên doanh đánh giá lớn hơn giá thực tế VL xuất kho phần chênh lệch ghi Có TK 412:
Nợ TK 128,222 - Trị giá vốn góp do HĐLD đánh giá lại
Có TK 152 - Trị giá thực tế VL xuất kho
Có TK 412 - Phần chênh lệch tăng
+ Nếu giá trị vốn góp liên doanh đánh giá nhỏ hơn giá thực tế VL xuất kho, phần chênh lệch ghi Nợ TK 412
Nợ TK 128, 222 - Trị giá vốn góp do HĐLD đánh giá lại
Nợ TK 412 - Phần chênh lệch giảm
Có TK 152 - Giá thực tế xuất kho
- Xuất VL cho vay tạm thời
Nợ TK 138 (1388) - Cá nhân, tập thể vay tạm thời
Nợ TK 136 (1368) - Cho vay nội bộ tạm thời
Có TK 152 - Giá vật liệu cho vay thực tế
- Xuất vật liệu bán, trả lương, thưởng, biếu, tặng (theo giá thực tế)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
- Kiểm kê phát hiện thiếu
Nợ TK 138 (1388) - Thiếu cá nhân phải bồi thường
Nợ TK 334 - Khấu trừ vào lương
Nợ TK632 - Thiếu trong định mức
Nợ TK 138 (1381) - Thiếu ngoài định mức
Có TK 152 - Trị giá vật liệu thiếu hụt
- Đánh giá giảm nguyên liệu, vật liệu theo quyết định Nhà nước
Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Sơ đồ kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
(tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
TK627,644,642
TK632,138,334
TK 152
TK 621
TK128,222
TK 154
TK 632
TK 412
TK111,112,141,331
TK 151
TK 411
TK 154
TK125,222
TK632,338(3281)
TK 711
Mua ngoài vật liệu
Xuất chế tạo sản phẩm
Hàng đi đường nhập kho
Xuất cho sản xuất chính, cho bán hàng,
cho quản lý doanh nghiệp
TK 133(1)
Thuế GTGT được
khấu trừ
Nhận cấp phát, nhận góp vốn liên doanh
Góp vốn liên doanh
Xuất VL tự chế hay thuê ngoài chế biến
Nhận lại vốn góp liên doanh
Xuất bán trảlương, trả thưởng tặng biếu
Phát hiện thừa khi kiểm kê
Phát hiện thiếu khi kiểm kê
VL được tặng, thưởng, viện trợ...
Đánh giá giảm vật liệu
VL thuê ngoài chế biến, tự chế nhập kho
Đánh giá tăng vật liệu
1.6.5. Phương pháp kế toán xuất dùng công cụ, dụng cụ:
Do đặc điểm của CCDC tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên để tính toán chính xác giá trị CCDC chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh kế toán phải áp dụng phương pháp phân bổ thích hợp. Việc tính toán phân bổ giá thực tế CCDC xuất dùng vào chi phí sản xuất kinh doanh có thể thực hiện được 1 lần hoặc nhiều lần tuỳ thuộc vào giá trị và thời gian sử dụng
- Xuất công cụ dụng cụ
+ Phương pháp phân bổ 1 lần: Phương pháp này áp dụng đối với những CCDC xuất dùng đều đặn hàng tháng, giá trị xuất dùng tương đối nhỏ. Theo phương pháp này khi xuất dùng CCDC toàn bộ giá trị CCDC được chuyển hết 1 lần vào chi phí SXKD, căn cứ vào giá trị thực tế xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 627 (6273) - Xuất dùng ở phân xưởng
Nợ TK 641 (6413) - Xuất dùng ở bộ phận tiêu dùng
Nợ TK 642 (6423) - Xuất dùng chung cho toàn DN
Có TK 153 (1531) - Giá trị thực tế CCDC xuất kho
+ Phương pháp phân bổ dần giá trị (từ 2 lần trở lên): Phương pháp này được áp dụng đối với những CCDC có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Theo phương pháp này khi xuất công cụ, dụng cụ người ta phân bổ 50% giá trị vào các đối tượng sử dụng. Khi nào báo hỏng, mất, hết thời gian sử dụng người ta sẽ phân bổ nốt 50% giá trị còn lại
Số phân bổ lần đầu = 50% giá trị xuất dùng
Sổ phân bổ lần 2
=
Giá trị báo hỏng
-
Phiếu liệu thu hồi (nếu có)
-
Số bồi thường (nếu có)
2
Khi xuất dùng công cụ, dụng cụ căn cứ vào giá trị thực tế xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 142 (1421), 242 Giá trị thực tế xuất dùng
Có TK 153 (1531)
Đồng thời phân bổ 50% giá trị xuất dùng vào các đối tượng sử dụng
Nợ TK 627, 641, 642 50% giá trị xuất dùng
Có TK 142, (1421),242
Khi công cụ, dụng cụ báo hỏng, mất, hết thời hạn sử dụng sẽ phân bổ nốt giá trị còn lại
Nợ TK 152 - Phế liệu thu hồi (nếu có)
Nợ TK 138 (1388), 334 - Số bồi thường (nếu có)
Nợ TK 627, 641, 642 - Số phân bổ lần 2
Có TK 142 (1421), 242 - Giá trị còn lại CCDC
+ Phương pháp phân bổ nhiều lần (từ 3 lần trở lên): Phương pháp này được áp dụng với những công cụ, dụng cụ xuất dùng với quy mô lớn, giá trị cao, mục đích thay thế mới trang bị hàng loạt, có tác dụng phục vụ cho nhiều kỳ hạch toán
a. Khi xuất dùng, kế toán ghi:
Nợ TK 142 (1421), 242 Giá thực tế xuất dùng
Có TK 153 (1531)
b. Phản ánh giá trị phân bổ mỗi lần
Nợ TK 627,641,642
Có TK 142 (1421), 242
Các kỳ tiếp theo, kế toán phản ánh số phân bổ giống bút toán 2(b). Khi báo hỏng, mất hoặc hết thời gian sử dụng sau khi trừ phế liệu thu hồi, số bồi thường của người làm mất hỏng... giá trị còn lại sẽ được phân bổ tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh tương tự như phương pháp phân bổ 2 lần
- Xuất bao bì luân chuyển
+ Khi xuất dùng bao bì luân chuyển
Nợ TK 142 (1421), 242 Giá thực tế của bao bì
Có TK 153 (1532) luân chuyển xuất dùng
+ Phân bổ giá trị hao mòn của bao bì tính vào chi phí của kỳ sử dụng
Nợ TK 152 - Tính vào giá trị của vật liệu mua ngoài
Nợ TK 641 - Tính vào chi phí bán hàng
Có TK 142 (1421), 242 - Giá trị hao mòn của bao bì
+ Khi thu hồi bao bì luân chuyển nhập kho
Nợ TK 153 (1532) Giá trị còn lại của bao bì
Có TK 142(1421), 242
- Xuất đồ dùng cho thuê
+ Khi chuyển công cụ, dụng cụ thành đồ dùng cho thuê hoặc đồ dùng cho thuê mua ngoài nhập kho
Nợ TK 153 (1533) - Giá thực tế của đồ dùng
Nợ TK 133 (1331) - Thuế GTGT (nếu có)
Có TK 153 (1531) - Chuyển CCDC thành đồ dùng
Có TK 111,112,331 - Tổng giá thanh toán
+ Khi xuất đồ dùng cho thuê
Nợ TK 142 (1421), 242 Giá thực tế xuất dùng
Có TK 153 (1533) của đồ dùng cho thuê
+ Xác định giá trị hao mòn của đồ dùng cho thuê
Nợ TK 635 - Nếu hoạt động cho thuê không thường xuyên
Nợ TK 627 - Nếu hoạt động cho thuê thường xuyên
Có TK 142 (1421), 242 - Giá trị hao mòn của đồ dùng
+ Đồng thời phản ánh số thu về cho thuê đồ dùng
Nợ TK 111,112,131 - Tổng số thu về cho thuê
Có TK 515 - Nếu là hoạt động không thường xuyên
Có TK 511 - Nếu là hoạt động thường xuyên
Có TK 333 (3331) - Thuế GTGT phải nộp
+ Khi thu hồi đồ dùng cho thuê
Nợ TK 153 (1533) Phần giá trị còn lại
Có TK 142 (1421), 242
Sơ đồ kế toán tổng hợp CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên
(Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
TK1381,334
TK 153
TK154
TK 128,222
TK 632
TK 412
TK111,112,141,331
TK 151
TK 411
TK 711
TK154
TK 128, 222
Mua ngoài CCDC
Xuất CCDC loại phân bổ 1 lần
Hàng đi đường nhập kho
TK 1331
Thuế GTGT được
khấu trừ
Nhận cấp phát, góp vốn
CCDC thuê ngoài, tự chế xuất kho
Xuất CCDC góp vốn liên doanh
CCDC thuê ngoài, tự chế, nhập kho
Xuất CCDC bán, trả lương, trả thưởng, tặng
Phát hiện thừa khi kiểm kê
Kiểm kê phát hiện thiếu
Đánh giá giảm CCDC
Nhận viện trợ, biếu tặng
Đánh giá tăng CCDC
Xuất dùng CCDC
loại phân bổ dần
Phân bổ dần
vào chi phí
TK627,641,642
TK 142,242
Sơ đồ kế toán tổng hợp CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên
(Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)
TK 153
TK111,112,331
TK 151, 411
Tăng do mua ngoài (tổng giá thanh toán)
Xuất chế tạo sản phẩm
Tăng do các nguyên nhân
Xuất dùng cho các nhu cầu khác ở
TK 621
TK 142,242
CCDC phân bổ
nhiều lần
Phân bổ dần vào
chi phí SX chính
TK 627, 641
phân xưởng, CPBH, CPQLDN
1.7. Kế toán tổng hợp vật liệu, công cụ, dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên và liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm, trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế. Từ đó xác định lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác trong kỳ theo công thức:
Giá trị vật liệu, CCDC xuất trong kỳ
=
Giá trị VL, CCDC tồn đầu kỳ
+
Tổng giá trị VL, CCDC tăng trong kỳ
-
Giá trị VL, CCDC tồn cuối kỳ
1.7.1. Các TK chủ yếu sử dụng: TK 611, TK 151, TK 152, TK 153
* TK 611 - Mua hàng:
TK 611 - Mua hàng dùng để phản ánh trị giá nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá mua trong kỳ
- Kết cấu và nội dung TK 611
Bên Nợ
+ Kết chuyển trị giá thực tế của vật tư, hàng hoá tồn kho đầu kỳ
+ Trị giá thực tế của NVL, CCDC, hàng hoá mua vào trong kỳ, hàng hoá đã bán bị trả lại
Bên Có:
+ Kết chuyển trị giá thực tế của VL, CCDC, hàng hoá tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê)
+ Trị giá thực tế VL, CCDC, hàng hoá mua vào trả lại cho người bán hoặc được giảm giá
TK 611 cuối kỳ không có số dư
TK 611 - Mua hàng có 2 TK cấp 2
TK 6111 - Mua nguyên liệu, vật liệu
TK 6112 - Mua hàng hoá
* TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu dùng để phản ánh số kết chuyển giá trị của các loại NVL tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.
- Kết cấu và nội dung TK 152
Bên Nợ:
+ Kết chuyển trị giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ
Bên Có:
+ Kết chuyển trị giá thực tế NVL đầu kỳ
Số dư bên Nợ
+ Phản ánh trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ
* TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Kết cấu và nội dung tương tự TK 152
* TK 151 - Hàng mua đang đi đường
TK 151 - Hàng mua đang đi đường dùng để phản ánh số kết chuyển đầu kỳ và cuối kỳ giá trị của từng loại hàng đang đi trên đường.
Kết cấu và nội dung
Bên Nợ
+ Kết chuyển trị giá thực tế hàng mua đang đi trên đường cuối kỳ
Bên Có
+ Kết chuyển trị giá thực tế hàng mua đang đi trên đường đầu kỳ
Số dư bên Nợ
+ Giá trị hàng đang đi đường cuối kỳ
Ngoài ra trong quá trình hạch toán còn sử dụng một số TK có liên quan như: TK 111, TK112, TK 133, TK 331...Các tài khoản này có kết cấu và nội dung giống nhau như phương pháp kê khai thường xuyên
1.7.2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:
- Đầu kỳ kinh doanh, kết chuyển giá trị hàng tồn kho theo từng loại:
Nợ TK 611 - Mua hàng
Có TK 152, TK 153
Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường
- Trong kỳ kinh doanh khi mua nguyên liệu, vật liệu, CCDC. Căn cứ vào các hoá đơn mua hàng, các chứng từ, phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 611 - Giá thực tế VL, CCDC thu mua
Nợ TK 133 (1331) - Thuế GTGT đầu vào (nếu có)
Có TK 111,112,331... - Tổng giá thanh toán
Chú ý: Trường hợp doanh nghiệp mua NVL, CCDC, không đúng quy cách phẩm chất thì số hàng đó sẽ được giảm giá hoặc trả lại. Khi đó kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,331... - Tổng giá thanh toán
Có TK 611 - Giá mua chưa có thuế
Có TK 133 (1331) - Thuế GTGT (nếu có)
- Số chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng được ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 111,112,138 (1388),331...
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
- Các nghiệp vụ khác làm tăng VL,CCDC trong kỳ
Nợ TK 611 - Trị giá thực tế VL tăng
Có TK 411 - Nhận vốn cổ phần,vốn cấp phát
Có TK 311,338,336 - Tăng do đi vay
Có TK 128,222 - Nhận lại vốn góp liên doanh
- Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê tính ra trị giá NVL, CCDC tồn kho cuối kỳ, biên bản xử lý số mất mát thiếu hụt
Nợ TK 152,153 - Giá trị NVL, CCDC tồn kho cuối kỳ
Nợ TK 151 - Hàng đi đường cuối kỳ
Nợ TK 138,334 - Mất mát thiếu hụt cá nhân phải đền
Nợ TK 138 (1381) - Số thiếu hụt chưa rõ nguyên nhân
Nợ TK 632 - Số thiếu hụt trong định mức
Có TK 611 - Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và thiếu hụt
- Giá trị nguyên liệu, vật liệu tính vào chi phí sản xuất được xác định bằng cách lấy tổng số phát sinh bên Nợ của TK 611 trừ đi số phát sinh bên Có TK 611 trừ đi số phát sinh bên Có TK 611 (bao gồm số tồn kho cuối kỳ, số mất mát, số trả lại, số giảm giá hàng mua...) rồi phân bổ cho các đối tượng sử dụng (dựa vào định mức hoặc tỷ lệ định mức).
Nợ TK 627,641,642,621
Có TK 611 (6111) - Mua nguyên liệu, vật liệu
- Đối với công cụ, dụng cụ
Việc hạch toán công cụ, dụng cụ nhỏ cũng được tiến hành tương tự như đối với vật liệu. Trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng trong kỳ có giá trị lớn cần trừ dần vào chi phí của nhiều kỳ (qua kiểm kê lượng đã xuất dùng, đang sử dụng), kế toán ghi:
Nợ TK 142 (1421), 242 Giá thực tế xuất dùng
Có TK 611
- Căn cứ vào số lần phân bổ xác định mức chi phí công cụ, dụng cụ trừ dần vào từng kỳ
Nợ TK 627,641,642
Có TK 142 (1421), 242
Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ
(Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
TK 611
TK 138,334,632
TK 151,152,153
TK 411
TK 412
TK 711
Giá trị VL, CCDC tồn đầu kỳ
Giá trị VL, CCDC tồn cuối kỳ
Giá trị VL, CCDC mua vào
TK 133
Thuế GTGT được
Nhận vốn góp liên doanh, cấp phát
Giảm giá được hưởng hàng trả lại
Giá trị thiếu hụt mất mát
Nhận viện trợ, tặng thưởng
Đánh giá tăng VL, CCDC
TK 151,152,153
TK142(1421),242
Giá trị CCDC
xuất dùng lớn
Phân bổ dần vào
chi phí SXKD
TK 111,112,331
TK 111,112,331
TK 133
Thuế GTGT được
TK621,627,641,642
Giá trị VL, CCDC nhỏ xuất dùng
1.7.3. Kế toán dự phòng giảm giá VL, CCDC tồn kho
* Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá VL, CCDC tồn kho
Dự phòng giảm giá vật tư tồn kho là dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất sẽ ảnh hưởng đến kết quả SXKD do giảm giá vật tư tồn kho, tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thực hiện thuần tuý hàng tồn kho do DN khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán
Giá trị thực hiện thuần tuý của hàng tồn kho
=
Giá gốc của hàng tồn kho
-
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính. Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo đúng các quy cách của chế độ tài chính DN hiện hành.
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cho từng thứ, từng loại vật tư, hàng hoá, sản phẩm tồn kho nếu có bằng chứng tin cậy về sự giảm giá có thể xảy ra.
Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào số lượng, giá trị hàng tồn kho xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cho niên độ tiếp theo
Doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng hàng tồn kho thực tế của từng loại vật tư, hàng hoá để xác định mức dự phòng theo công thức:
Mức dự phòng cần lập năm tới cho hàng tồn kho i
=
Số lượng hàng tồn kho i cuối niên độ
x
Mức giảm giá của hàng tồn kho i
* Tài khoản sử dụng
- TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá thường xuyên, liên tục của hàng tồn kho của DN
Kết cấu và nội dung:
Bên Nợ:
+ Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập làm giảm giá vốn hàng bán
Bên Có:
+ Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán.
Số dư Bên Có
+ Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho
* Phương pháp kế toán
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Só dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm.
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
(chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho)
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập
Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
(chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho)
- Trong niên độ kế toán tiếp theo, nếu hàng tồn kho không bị giảm giá đã sử dụng vào SXKD hoặc đã bán, ngoài bút toán phản ánh giá trị hàng tồn kho đã dùng hay đã bán, kế toán còn phải hoàn nhập số dự phòng giảm giá đã lập cho các loại hàng tồn kho này, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 159 - Hoàn nhập dự phòng còn lại
Có TK 632 - Ghi giảm giá vốn hàng bán (chi tiết)
Chương II
Thực tế công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu
và công cụ dụng cụ tại Công ty nhựa Y tế Mediplast
Trong thời kỳ đổi mới kinh tế hiện nay, để hoà nhập với xu hướng phát triển chung của thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã luôn chú trọng đến việc nâng cao năng lực sản xuất của tất cả các doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp sản xuất trong hoạt động kinh tế thị trường, cán bộ công nhân viên của công ty Nhựa Y tế không ngừng đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thế đứng vững chắc cho sản phẩm của Công ty trên thị trường.
Trở thành một thành viên của Tổng Công ty thiết bị y tế Việt Nam Công ty Nhựa Y tế đang có những bước tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây. Sản phẩm của công ty đang được thị trường biết đến một cách rộng rãi. Để đạt được kết quả như vậy, một phần không nhỏ là sự đóng góp của bộ máy quản lý hoạt động linh hoạt, nhạy bén, được tổ chức hiệu quả, cung cấp thông tin cho quản lý kịp thời, chính xác.
Kế toán là công cụ quan trọng để tính toán, xây dựng và kiểm tra việc chấp hành, quản lý các hoạt động tính toán kinh tế và kiểm tra bảo vệ, sử dụng tài sản vật tư tiền vốn nhằm đảm bảo việc chủ động trong sản xuất, kinh doanh và chủ động tài chính của tổ chức, xí nghiệp…
Từ đó giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục, theo đúng kế hoạch sản xuất, xác định được định mức dự trữ vật liệu hợp lý, hạn chế tình trạng ứ đọng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tại Công ty Nhựa Y tế và sự hướng dẫn tận tình của Ban giám đốc và các phòng ban chức năng đặc biệt là phòng Tài chính – Kế toán, em đã hiểu sơ bộ về tình hình hoạt động SXKD của Công ty và được thể hiện qua báo cáo tổng hợp sau đây. Ngoài ra còn có các chứng từ liên quan.
2.1. Quá trình phát triển của doanh nghiệp
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển công ty
Công ty nhựa y tế Mediplast là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty thiết bị Y tế Việt Nam. Đây là một công trình được Bộ Y tế và Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và vay vốn từ quỹ OPEC (Quỹ của các nước xuất khẩu dầu mỏ) về phát triển quốc tế để xây dựng nhà xưởng, dây truyền sản xuất và các thiết bị phụ trợ đồng bộ và hiện đại. Với tổng số vốn đầu tư là 71 tỷ đồng VNĐ. Được thành lập ngày 5/12/1998 theo quyết định 3424/1998/QĐ - BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tính đến tháng 12 năm 2004 Công ty Nhựa Y tế mới tròn 6 tuổi, tuy nhiên hiện nay công ty đang trên đà phát triển và dần dần tăng khả năng cạnh tranh về sản phẩm của mình trên thị trường.
Tên gọi chính thức: Công ty Nhựa y tế – Mediplast
Trụ sở chính: 89 Lương Định Của – Phương Mai - Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 5730770 – 5740160 – 5760771
Fax: 5740160
Tài khoản giao dịch: Ngân hàng đầu tư phát triển Hà Nội.
Công ty chính thức đi vào hoạt động với 2 phân xưởng sản xuất chính là:
- Phân xưởng ép nhựa – Tiệt trùng
- Phân xưởng thành phẩm
Giai đoạn đầu công ty sản xuất bơm tiêm bằng nhựa tiệt trùng chỉ dùng 1 lần với dung tích 1ml, 3ml, 5ml, 10ml với công suất từ 60.000.000 sp/năm đến 150.000.000 sp/năm trên dây truyền công nghệ hiện đạI Nhật Bản.
Và do yêu cầu tất yếu của thị trường, công ty đã có những bước đi mới như việc sản xuất dây truyền dịch bằng nhựa tiệt trùng chỉ dùng 1 lần với công suất 9.000.000sp/năm.
Nguyên vật liệu dùng để sản xuất có phẩm cấp y tế được nhập khẩu từ các nước Nhật Bản, Mỹ, EU.…
Bơm tiêm với biểu tượng của Mecliplast đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 7886 – 1- 1993 (E). Được cấp đăng ký chất lượng số HN 0259/99 và giấy phép kinh doanh số 25/YT của Bộ y tế. Bơm tiêm của Mecliplast với kiểu dáng đẹp, kết cấu chắc chắn, khít cao và cứng vững tương tự các sản phẩm đang lưu hành tại Châu Âu, Châu Mỹ
Xi lanh trong suốt dễ kiểm soát liều lượng thuốc khi tiêm đặc biệt là kim tiêm đa dạng được chế tạo theo công nghệ đặc biệt có độ sắc cao nên ít gây đau và rất an toàn. Kim tiêm được nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng trên thế giới của Mỹ, Nhật Bản, EU…Sản phẩm của Mecliplast đã được sự ưu việt nhờ quá trình khep kín từ khâu ép nhựa, in vạch, lắp ráp, đóng gói theo kiểu blister (dạng hộp phồng) hoặc bao PE và tiệt trùng trong môi trường không khí được lọc bụi, lọc khuẩn, điều hoà được nhiệt độ và độ ẩm do đó loại bỏ được hoàn toàn sự nhiễm bẩn và nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất đảm bảo vô trùng cao.
Với chính sách lấy chất lượng làm mục tiêu hàng đầu Mecliplast luôn phấn đấu để cung cấp cho ngành y tế, thị trường trong nước và ngoài nước các sản phẩm có chất lượng cao giá thành hợp lý, dịch vụ thuận lợi và nhanh chóng đáp ứng ngày càng cao và tốt hơn các yêu cầu vệ sinh và an toàn y tế.
Hiện nay, với đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, cán bộ kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề cùng trang thiết bị hiện đại Công ty ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng chủng loại sản phẩm đáp ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Công ty đã từng bước làm ăn có lãi, tăng chỉ tiêu nộp ngân sách, trả lãi vay và bổ sung vốn chủ sở hữu của Công ty.
Tình hình phát triển của Công ty thể hiện rất rõ thông qua một số chỉ tiêu trong bảng sau:
Bảng 1
TT
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ %
1
Tổng doanh thu
15.058.970.712
18.233.740.854
3.134.770.142
21.02
2
Tổng CF giá thành thực hiện
12.860.520.214
15.820.312.282
2.959.792.068
23.01
3
Nộp ngân sách
988.863.062
1.151.111.144
162.248.082
16.41
4
Tổng lợi nhuận
2.198.450.458
2.403.428.572
204.978.074
9.32
5
Thu nhập bình quân
720.000
950.000
230.000
31.94
Qua chỉ tiêu sơ bộ trên cho ta thấy, Công ty nhựa y tế đã làm ăn ngày càng phát triển, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
* Chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty nhựa y tế là:
- Kinh doanh, sản xuất, xuất nhập khẩu các dụng cụ y tế bằng nhựa và các loại dụng cụ y tế khác
- Kinh doanh vật tư, hoá chất dùng để sản xuất các sản phẩm đã nói trên
- Tư vấn, bảo hành lắp đặt và sửa chữa thiết bị sản xuất các sản phẩm bằng nhựa
* Đặc điểm hoạt động sản xuất của Công ty nhựa y tế
Các sản phẩm do Công ty sản xuất ra rất phong phú về chủng loại. Mỗi sản phẩm lại bao gồm nhiều chi tiết vật liệu khác nhau. Các sản phẩm được tạo ra từ nhiều công đoạn khác nhau dưới quy trình công nghệ khép kín do đó hoạt động sản xuất của Công ty được tiến hành ở 2 phân xưởng:
- Phân xưỏng ép nhựa – Tiệt trùng: gồm bộ phận ép nhựa sản xuất các bán thành phẩm Xylanh, Piston và ống dây truyền dịch bằng nhựa… và bộ phận tiệt trùng để tiệt trùng các bán thành phẩm của công ty
- Phân xưởng thành phẩm: Có nhiệm vụ chế tạo bán thành phẩm công ty đoạn in vạch, lắp ráp, bỏ túi, đóng hộp tiệt trùng, dán và đóng hộp thành phẩm nhập kho.
Đối với các sản phẩm sản xuất ra, để tiêu thụ Công ty tiến hành lắp đặt đại lý ở các tỉnh và thực hiện ký kết hợp đồng cung cấp cho một số doanh nghiệp. Riêng ở khu vực phía Nam, công ty chỉ mở một đại lý ở TP Hồ Chí Minh
2.1.3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
- Công tác tổ chức quản lý của Công ty và tổ chức sản xuất của Công ty. Công ty nhựa y tế là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả trực thuộc Tổng Công ty thiết bị y tế Việt Nam trong đó bộ máy quản lý được tổ chức theo bộ máy quản lý một cấp. Ban giám đốc công ty lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp đến từng phân xưởng sản xuất và các phòng ban. Các đơn vị, phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công việc, theo dõi, hướng dẫn các phân xưởng, các bộ phận sản xuất kinh doanh, nhân viên thực hiện đúng đắn, kịp thời những quyết định quản lý
- Giám đốc công ty: Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, tổng giám đốc công ty và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất.
- Phó giám đốc kỹ thuật (kiêm trưởng phòng kỹ thuật): Là người giúp việc phó giám đốc, điều hành trực tiếp hai phòng ban: Phòng kỹ thuật và Ban cơ điện. Bên cạnh đó, Phó giám đốc kỹ thuật còn là người điều hành và theo dõi hoạt động sản xuất của các phân xưởng, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc phân công, uỷ quyền
- Phó giám đốc tổ chức hành chính: Là người giúp việc cho giám đốc về tuyển dụng lao động để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tổ chức thực hiện về chăm lo sức khoẻ để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường cho cán bộ công nhân viên. Lập chế độ phâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0120.doc