Phần mở đầu:
Phần I: Các vấn đề chung về kế toán vật liệu và công cụ, dụng cụ.
I. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ.
II. Phân loại đánh giá nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ.
III. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ.
IV. Chứng từ kế toán và thủ tục nhập, xuất kho vật liệu và công cụ, dụng cụ.
V.Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ.
VI. Kế toán và thủ tục nhập, xuất kho vật liệu và công cụ, dụng cụ.
PHẦN II: Thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ tại công ty xây dựng cổ phần Hà Đô- Bộ Quốc Phòng.
I. Đặc điểm chung của doanh nghiệp.
II. Thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ.
PHẦN III: Nhận xét và kiến nghị.
65 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2282 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xử lý
Nợ TK 133( 1331): Thuế GTGT của số hàng thừa
Có TK 331: Tổng giá thanh toán của số hàng thừa
+ Nếu hàng không rõ nguyên nhân ghi tăng thu nhập khác
Nợ TK 338(3381): Trị giá hàng thừa đã được xữ lý
Có TK 711: Số hàng thừa không rõ nguyên nhân
*Trường hợp hàng thiếu so với hoá đơn
Kế toán chỉ ghi số hàng thực nhân, số thiếu căn cứ vào biên bản kiểm nhận hàng thông báo cho bên bán biết kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK 152,153: trị giá số hàng thực nhân
Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT theo hoá đơn
Nợ TK 138( 1381): trị giá thanh toán theo hoá đơn
Có TK 331 : Tổng giá thanh toán theo hoá đơn.
Khi xử lý căn cứ vào từng trường hợp cụ thể kế toán ghi vào các TK có liên quan:
+Nếu người bán giao tiếp sổ thiếu
Nợ TK 152, 153: Sổ thiếu do người bán giao
Có TK 138 (1381) :số thiếu được xử lý
+Nếu người bán hàng không còn hàng
Nợ TK 331: ghi giảm số tiền trả cho người bán
Có TK 138( 1381): xử lý do thiếu
Có TK 133(1331): Thuế GTGT của số hàng thiếu.
+Nếu có nhận làm mất phải bồi thường
Nợ TK 138(1381) ,334: cá nhân bồi thương
Có TK 138 ( 1381): xử lý số thiếu
Có TK 133(1331): Thuế GTGT của số hàng thiếu.
+Nếu số hàng thiếu không xác định được nguyên nhân
Nợ TK 632: Các khoản mất mát, hao hụt của vật liệu,công cụ dụng cụ sau khi trừ đi phân bồi thường của cá nhân hoặc tập thể
Có TK 138( 1381): xử lý sổ thiếu
*Trường hợp kém phẩm chất, sai quy cách, không đảm bảo hợp đồng.
Số hàng này có thể giảm giá hoặc trả lại cho người bán.Khi xuất kho giao hàng cho chủ hàng hoặc số được giảm giá.
Nợ TK 331,111,112: Tổng giá thanh toán.
Có TK 152,153: số được giảm giá hoặc trả lại.
Có TK 133(1331): thuế GTGT giảm trừ.
*Các trường hợp nhập khác
-Vật liệu, CCDC tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến.
Nợ TK 152,153: theo giá thực tế.
-Tăng vật liệu, CCDC do nhân vốn góp liên doanh liên kết của đơn vị khác hoặc được cấp phát.
Nợ TK 152,153: giá thực tế
Có TK 411: giá thực tế.
-Tắng vật liệu,CCDC do được nhận trợ cấp biếu tặng:
Nợ TK 152,153: giá trị hợp lý ban đậu.
Có TK 411: giá trị hợp lý ban đầu.
-Tăng vật liệu,CCDC do thu hồi vốn góp liên doanh:
Nợ TK 152,153:theo giá thực tế.
b.Kế toán tổng hợp giảm vật liệu,CCDC
Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu giảm là do nhu cầu sản xuất sản phẩm, phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, các bộ phận sản xuất phục vụ cho các bộ phận bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp và một số nhu cầu khác.
- Xuất vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào giá trị thực tế vật liệu xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 621, 627, 641, 642,214.
Có TK 152: giá thực tế vật liệu xuất dụng.
- Xuất vật liệu tự chế biến hoặc thuê ngoài chế biến:
Nợ TK 154
Có TK 152
- Xuất vật liệu góp vốn liên doanh với các đơn vị khác, căn cứ theo giá trị vốn góp do hội đồng liên doanh đánh giá và gía thành thực tế vật liệu xuất kho để xác định phần chênh lệch.
+ Nếu giá trị vốn góp do liên doanh đánh giá lớn hơn giá thực tế xuất kho, phần chênh lệch ghi có TK 142:
Nợ TK 128,222: Trị giá vốn góp do hội đồng liên doanh đánh giá.
Có TK 152: Trị giá thực tế vật liệu xuất kho.
Có TK 421: Phần chênh lệch.
+ Nếu giá trị vốn góp do liên doanh đánh giá thấp hơn giá thực tế vật liệu xuất kho, phần chênh lệch ghi nợ TK 412.
Nợ TK 128,222: giá trị vốn góp do hội đồng liên doanh đánh giá.
Nợ TK 412: Phần chênh lệch
Có TK 152: giá trị thực tế vật liệu xuất kho
Xuất vật liệu cho vay tạm thời
Nợ TK 138(1388): Cá nhân, tập thể vay tạm thời.
Nợ TK 136(1368): Cho vay nội bộ tạm thời.
Có TK 152: giá vật liệu cho vay thực tế.
Xuất vật liệu bán, trả lương, thưởng, biếu tặng( theo giá thực tế):
Nợ TK 162: giá vốn hàng bán.
Có TK 152: nguyên vật liệu.
Kiểm kê phát hiện thiếu:
Nợ TK 138(1388): thiếu cá nhân phải bồi thường.
Nợ TK 334: khấu trừ vào lương.
Nợ TK 632L: Thiếu trong định mức.
Có TK 152: trị giá vật liệu thiếu hụt.
Đánh giá giảm nguyên vật liệu theo quyết định nhà nước:
Nợ TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
Có TK 152: nguyên vật liệu.
c. Kế toán tổng hợp xuất dùng CCDC
Do đặc điểm của CCDC tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên để tính toán chính xác giá trị CCDC chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán phải áp dụng phương pháp phân bổ thích hợp. Việc tính toán phân bổ giá thực tế CCDC xuất dùng vào chi phí sản xuất kinh doanh có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần tuỳ thuộc vào giá trị và thời gian sử dụng.
*Xuất CCDC
Phương pháp phân bổ 1 lần: phương pháp này áp dụng đối với những CCDC xuất dùng đều dặn hàng tháng, giá trị xuất dùng tương đối nhỏ. Theo phương pháp này, khi xuất dùng CCDC thì toàn bộ giá trị của CCDC được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh, căn cứ vào giá trị thực tế xuất kho kế toán ghi:
Nợ TK 627( 6273): xuất dùng ở phân xưởng.
Nợ TK 641(6413): xuất dùng ở bộ phận tiêu thụ.
Nợ TK 642(6423): xuất dùng chung cho cả doanh nghiệp.
Có TK 153(1531): giá thực tế công cụ xuất kho.
Phương pháp phân bổ dần giá trị( từ 2 lần trở lên).
+ Phương pháp phân bổ 2 lần( phân bổ 50% giá trị)
Phương pháp này được áp dụn đối với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Theo phương pháp này khi xuất công cụ, dụng cụ người ta phân bổ 50% giá trị vào các đối tượng sử dụng. Khi nào báo hỏng, mất, hết thời gian sử dụng người ta sẽ phân bổ nốt 50% giá trị còn lại.
Số phân bổ lần đầu= 50% giá trị xuất dùng.
giá trị báo hỏng phế liệu thu số bồi thường
Số phân bổ lần 2 = - hồi -
2
Khi xuất dùng công cụ, dụng cụ, căn cứ vào giá trị thực tế xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 142(1421),242: giá trị thực tế xuất dùng.
Có TK 153(1531): giá trị thực tế xuất dùng.
Đồng thời phân bổ 50% giá trị xuất dùng vào các đối tượng sử dụng:
Nợ TK 627, 641, 642: 50% giá trị xuất dùng.
Có TK 142(1421), 242: 50% giá trị xuất dùng.
Khi công cụ, dụng cụ báo hỏng, mất, hết thời gian sử dụng sẽ phân bổ nốt giá trị còn lai:
Nợ TK 152: phế liệu thu hồi( nếu có).
Nợ TK 138(1388), 334: số bồi thường( nếu có).
Nợ TK 627, 641, 642: số phân bổ lần thứ 2.
Có TK 142(1421), 242: giá trị còn lại của công cụ, dụng cụ.
+ Phương pháp phân bổ nhiều lần( từ 3 lần trở lên).
Phương pháp này được áp dụng với những CCDC xuất dùng với qui mô lớn, giá trị cao, mục đích thay thế mới trang thiết bị hàng loạt, có tác dụng phục vụ cho nhiều kỳ hạch toán.
BT1: Khi xuất dùng, kế toán ghi:
Nợ TK 14291421,242: giá thực tế xuất dùng.
Có TK 153( 1531): giá thực tế xuất dùng.
BT2: Phản ánh giá trị phân bổ mỗi lần.
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 142(1421), 242.
Các kỳ tiếp theo, kế toán phản ánh số phân bổ giống bút toán thứ 2. Khi báo hỏng, mất hoặc hết thời hạn sử dụng, sau khi trừ vào phế liệu thu hồi, số bổi thường của người làm mất, hỏng... Giá trị còn lại sẽ được phân bổ tiếp vào chi phí sản xuất, kinh doanh tương tự như phương pháp phân bổ lần 2.
Xuất dùng bào bì luân chuyển.
Nợ TK 142( 1421), 242: giá trị thực tế của bao bì luân chuyển xuất dùng.
Có TK 153(1532): giá trị thực tế của bao bì luân chuyển xuất dùng.
Phân bổ giá trị hao mòn của bao bì tính vào chi phí của kỳ sử dụng.
Nợ TK 152: tính vào giá trị sử dụng của vật liệu mua ngoài.
Nợ TK 641: tính vào chi phí bán hàng.
Có TK 142( 1421), 242: giá trị hao món của bao bì.
Khi thu hổi bao bì luân chuyển nhập kho:
Nợ TK 153(1532): giá trị còn lại của bao bì.
Nợ TK 133(1331): thuế GTGT( nếu có).
Có TK 153( 1531): chuyển CCDC thành đồ dùng.
Có TK 111,112,331: tổng giá thanh toán.
Khi xuất đồ dùng cho thuê:
Nợ TK 142 , 242 giá thực tế xuất dùng của đồ dùng cho thuê
Có TK 153
Xác định giá trị hao mòn của đồ dùng cho thuê
Nợ TK 635: nếu hoạt động cho thuê không thường xuyên.
Nợ TK 627: nếu hoạt động cho thuê thường xuyên.
Có TK 142(1421), 242: giá trị hao mòn của đồ dùng.
Đồng thời phản ánh số thu hồi về cho thuê đồ dùng:
Nợ TK 111,112, 131: tổng sô thu về cho thuê.
Có TK 515: nếu là hoạt động không thường xuyên.
Có TK 511: nếu là hoạt động thường xuyên.
Có TK 333( 3331): thuế GTGT phải nộp.
Khi thu hồi đồ dùng cho thuê.
Nợ TK 153(1533): phần giá trị còn lại.
Có TK 142( 1421), 242: phần giá trị còn lại.
3. Kế toán tổng hợp vật liệu, CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỷ.
Phương pháp kiêm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên và liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hoá, sản phẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế. Từ đó xác định lượng xuất kho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác trong kỳ theo công thức:
Phương pháp này có đặc điểm là tiết kiệm được thời gian nhưng dộ chính xác không cao, thông tin không cập nhật.
*Các tài khoản sử dụng chủ yếu: TK611, TK151, TK 152, TK153,
- TK611: mua hàng.
Dùng để phản ánh trị giá nguyên vật liệu, CCDC hàng hoá mua vào trong kỳ.
TK 152: nguyên vật liệu
Dùng để phản ánh số kết chuyển giá trị các loại nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.
TK151: hàng mua đang đi trên đường.
Dùng để phản ánh số kết chuyển đầu kỳ và cuối kỳ giá trị của từng loại hàng đang đi trên đường.
TK 153: công cụ, dụng cụ.
Dùng để phản ánh số kết chuyển giá trị các loại CCDC tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.
Ngoài ra trong quá trình hạch toán còn sử dụng một số tài khoản có liên quan như: TK111, TK 112, TK133, TK331,...Các tài khoản này cũng giống như ở phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Đầu kỳ kinh doanh, kết chuyển giá trị hàng tồn kho theo từng loại.
Nợ TK 611: mua hàng.
Có TK 152, 153
Có TK 151: hàng mua đang đi trên đường.
+ Trong kỳ kinh doanh, khi mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. Căn cứ vào các hoá đơn mua hàng, các chứng từ, phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK611: gía thực tế vật liệu, CCDC thu mua.
Nợ TK 133( 1331): thuế GTGT đầu vào( nếu có).
Có TK111, 112, 331: tổng giá thanh toán.
Các chi phí thu mua phát sinh trong kỳ căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK611: chi phí mua chưa tính thuế.
Nợ TK133( 1331): thuế GTGT đầu vào( nếu có).
Có TK 111,112,331.... tổng giá thanh toán.
Trong trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liậu, CCDC không đúng qui cách, phẩm chất thì số hàng hoá đó sẽ được giảm giá hoặc trả lại, khi đó kế toán ghi:
Nợ TK111, 112, 331...: Tổng giá thanh toán.
Có TK611: giá mua chưa có thuế.
Có TK133( 1331): thuế GTGT( nếu có).
Số chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng được ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính:
Nợ TK111, TK112, TK331 và TK138(1388).
Có TK515: doanh thu hoạt động tài chính.
+ Các nghiệp vụ khác làm tăng vật liêu, CCDC trong kỳ:
Nợ TK611: giá trị thực tế vật liệu, CCDC tăng.
Có TK411: nhận vốn góp cổ phần, vốn cấp phát.
Có TK311, 338, 336: tăng do đi vay.
Có TK128, 222: nhận lại vốn góp liên doanh.
+ Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê tính ra trị giá vật liệu, CCDC tồn kho cuối kỳ, biền bản xử lý số mất mát thiếu hụt:
Nợ TK152,153: giá trị nguyên vật liệu, CCDC tồn kho cuối kỳ.
Nợ TK151: hàng đang đi trên đường cuối kỳ.
Nợ TK138( 1381): số thiếu hụt chưa rõ nguyên nhân.
Nợ TK632: số thiếu hụt trong định mức.
Có TK611: giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và thiếu hụt.
+ Giá trị nguyên vật liệu tính vào chi phí sản xuất được xác định bằng cách lấy tổng số phát sinh bên Có TK611( bao gồm số tồn kho cuối kỳ, số mấ mát, số trả lại, số giảm giá hàng mua...) rồi phân bổ cho các đối tượng sử dụng.
Nợ TK627, TK641, TK642, TK621.
Có TK611( 6111): mua nguyên vật liệu.
+ Đối với công cụ, dụng cụ: việc hạch toán công cụ, dụng cụ nhỏ cũng được tiến hành tương tự như đối với vật liệu. Trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng trong kỳ có giá trị lớn cần trừ dần vào chi phí của nhiều kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK142( 1421),242: giá thực tế xuất dùng.
Có TK611: giá trị thực tế xuất dùng.
Căn cứ vào số lần phân bổ xác định mức chi phí công cụ, dụng cụ thừa dần vào từng kỳ.
Nợ TK627, TK641, TK642
Có TK142( 1421), TK242
Phần II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CỔ PHẦN HÀ ĐÔ-BỘ QUỐC PHÒNG
I, Đặc điểm chung của công ty xây dựng cổ phần Hà Đô- Bộ quốc phòng
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty xây dựng cổ phần Hà Đô thuộc Bộ quốc phòng. Trước đây là công ty là một doanh nghiệp được nhà nước thành lập theo quyết định số 148/ TC ngày 04/06/1980 của Bộ quốc phòng.
Công ty xây dựng cổ phần Hà Đô đựơc thành lập của Bộ quốc phòng.
Từ năm 1980 đến năm 1986 trụ sở đóng tại xã Chiềng Sai, Huyện Mai Châu, Tỉnh Hòa Bình.
Từ năm 1998 đến nay trụ sở đóng tại 18C- Láng Hạ- quận Ba Đình- Hà Nội.
Từ khi thành lập đến nay, công ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình như Tuyến tránh K45( quốc lộ 6), tránh ngập lòng hồ sông Đà, 32 km tiêu chuẩn đường cấp 3 miền núi, các công trình giao thông phục vụ thuỷ điện, quốc lộ 1A hợp đồng 2 Vinh- Đông Hà và hợp đồng 2 Đông Hà- Quảng Ngãi... Ngoài các công trình giao thông, công ty còn liên doanh, liên kết với nhiều công ty để xây dựng chung cư, khu đô thị mới với chất lượng tốt, đảm bảo được sự an toàn, tiên lợi khi đi vào sử dụng. Công ty đã tạo được lòng tin với những người sử dụng sản phẩm do công ty tạo ra. Tất cả các công trình của công ty xây dựng cổ phần Hà Đô- Bộ quốc phòng thi công đều đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ thi công.
Sản lượng năm 2001 đạt 37,1 tỷ đồng, mức tăng hàng năm đạt 15%. Hiện nay, công ty đã đầu tư thêm những thiết bị thi công hiện đại với công nghệ thi công nền, mặt đường cấp cao, có đội ngũ cán bộ quán lý, khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề đủ điều kiện tham gia thi công tác công trình có yêu cẩu kỹ thuật và chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy còn nhiều khó khăn, phức tạp nhưng với quyết tâm phấn đấu, nỗ lực và sự chỉ đạo tập trung thống nhất của ban lãnh đạo công ty nên công ty đã thu được những kết quả trong sản xuất kinh doanh.
Những chỉ tiêu kinh tế tài chính dưới đây phần nào thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của công ty.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
1
Doanh thu trứơc thuế
24810
31043
2
Doanh thu sau thuế
144
257
3
Lợi nhuận trước thuế
108
193
4
Lợi nhuận sau thuế
2253
5098
5
Nguồn vốn kinh doanh
2525
5236
6
Nguồn vốn chủ sở hữu
18000
19107
7
Tổng các khoản phải thu
37000
39132
8
Tổng các khoản phải trả
26
32712
2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu hiện nay:
Xây dựng mới, sửa chữa nâng câp các công trình giao thông.
Xây dựng cầu, cống loại vừa và nhỏ.
Xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện.
Xây dựng các công trình dân dụng.
Công ty có nhiệm vụ xây dựng các công trình đúng tiến độ thi công, tìm đựơc công trình, tạo công an việc làm cho cán bộ công nhân viên cho những năm tiếp theo và hạch toán sao cho đúng, đủ, lấy thu bù chi và có lãi. Công ty hoạt động trong phạm vi cả nước.
3. Đặc điểm qui trình sản xuất thi công xây lắp của công ty xây dựng cổ phần Hà Đô.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên điều kiện tổ chức sản xuất cũng như sản phẩm của doanh nghiệp có những khác biệt so với các ngành khác, sản phẩm của doanh nghiệp là sản phẩm thi công xây lắp. Trong thời gian này nhiệm vụ của vụ chính của doanh nghiệp là thi công công trình, giao thông đường bộ và một số công trìnhxây lắp dân dụng mặt đường có giá trị khác nhau. Xây dựng các khu đô thị
chuẩn bị nguyên vật liệu
lập dự án phòng án công kế hoạch sản xuất
giải phóng mặt bằng và chuẩn bị bán lại
chuẩn bị vốn thiết bị và công nghệ
ký hợp đồng
tiếp thị đầu tư
tham gia đấu thầu và thắng thầu
tiến hành thi công các hạng mục(nghiệm thu các hạng mục)
nghiệm thu bàn giao công trình
các biện pháp an toàn và trang bị bảo hộ lao động
thu hồi vốn
4.đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANG CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CỔ PHẦN HÀ ĐÔ
Giám đốc
CĐ dự án QL 9 Đông Hà
Đội nền mặt đường 199
Đội công trình 181
Đội công trình 189
Đội công trình 199
Xưởng sửa chữa xe máy thi công
Đội công trình 188
Đội nền mặt đường 184
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tàichính kế toán
Phòng kế hoạch kỹ thuật
Phòng tổ chức CBLĐ
BCĐ dự án Tuyên Sơn
BCĐ dự án quản lý 37
BCĐ dự án đường 240A
BCĐ dự án quản lý 32 B
Phòng quản lý vật tư
Bộ máy quản lý của công ty xây dựng cổ phần Hà Đô- Bộ Quốc Phòng giữ vai trò hết sức quan trọng. Quyết định đến sự thất bại hay tồn tại và phát triển của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bộ máy của công ty là sự tồn tại và phát triển, mỗi nghề sản xuất khác nhau thì tổ chức bộ máy cũng khác nhau để có thể phù hợp với mọi đặc điểm, tình hình của doanh nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất. Là một doanh nghiệp của Bộ Quốc Phòng nên quản lý theo cấp, đứng đầu là giám đốc, giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc và các phòng ban chức năng.
Giám đốc công ty là người chụi trách nhiệm trước pháp luật trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,tổ chức đời sống và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao đồng trong doanh nghiệp.
Các phó giám đốc được giao phụ trách từng mặt công tác,thay mặt giám đốc điều hành các lĩnh vực được phân công.Các phó giám đốc là những người gián tiếp tạo nên sự thành công và phát triển của công ty.
Các phòng ban chức năng tham mưu cho giám đốc gồm:
Phòng ban tài chính kế toán: Tham mưu cho giám đốc về kế hoạch thu chi tài chính vay vốn và cấp phát vốn cho sản xuất, lập luân chứng kinh tế, đầu tư mua sắm thiết bị toàn bộ khối lượng hàng tháng đối với các đội thực hiện đúng các chế độ chính sách của nhà nước về tài chính, chế độ bảo hiểm thuế, khấu hao, tiền lương, báo cáo định kỳ quyết toán, năm, thanh toán quyết toán công trình khi hoàn thành.
Phòng tổ chức cán bộ lao động: tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ và lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất như: việc thành lập, giải thể, sát nhập tổ chức ,quy định chức năng nhiệm vụ, bố trí cán bộ lao động công tác đề bạt bổ nhiệm cán bộ, tiếp nhận cán bộ,công nhân, công tác đào tạo bồi dưỡng công tác nâng lương, nâng bậc, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật thực hiện các chính sách chế độ đối với người lao động, các mặt công tác an ninh trật tự bảo hộ lao đồng
Phòng kế hoach kỹ thuật: tham mưu cho giám đốc xây dựng phương pháp, phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm xây dựng kế hoạch sản xuất hàng quý hàng tháng giao cho cácđơn vị, các dự án thực hiện. Giám sát kỹ thuật, chất lượng trong quá trình thi công, đảm bảo thi công theo đúng quy trình ,đúng hồ sơ thiết kê, quan hệ làm việc với tư vấn giám sát giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật thống nhất giải pháp kỹ thuật thi công lập hồ sơ hoàn công khi công trình hoàn thành phần bàn giao. Tham mưu cho giám đốc thương thảo ký kết với các cơ quan đơn vị theo đúng quy định của pháp luật, theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh, giải quyết kịp thời các phát sinh vướng mắc. Khi kết thúc hợp đồng kinh tế lập nên bảng thanh lý hợp đồng xác định giá trị thanh toán, đôn đốc thanh toán.
Tổng hợp thống kê khối lượng, giá trị thực hiện, chi phí sản xuất từng đơn vị, từng dự án làm cơ sở thanh toán cho các đơn vị và báo cáo thống kê với cấp trên theo quy định. Đôn đốc công tác nhiệm thu thanh toán, quyết toán nội bộ và nhiệm thu thanh toán với chủ đầu tư hoàn thành thời hạn từng hạng mục công trình.
Phòng quản lý thiết bị vật tư: tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực đầu tư mua sắm thiết bị công nghệ, đáp ứng nhu cầu sản xuất xây dựng và ban hành quy chế quản lý thiết bị vật tư, quy chế ban hành, bảo dưỡng thiết bị, chế độ vận hành thiết bị vật tư đối với các đơn vị.
Các ban chỉ đạo chức năng: phụ trách các phòng trách nhiệm đã được phân côn
Cơ cấu tổ chức công ty bao gồm:
Tổng số cán bộ nhân viên là: 253 người
Kỹ sư cử nhân: 44 người
Trực tiếp sản xuất: 165 người
Công nhân kỹ thuật: 127 người
Lao động phổ thông: 68 người
Lãnh đạo công ty có: Giám đốc, ba phó giám đốc, các đội sản xuất trực thuộc
Công trình Huế có 3 đơn vị: Đội mặt đường 184, đội công trình 18 và xưởng sửa chữa thi công
Công trinh Yaly có một đơn vị đội công trình 181
Công trình Hoà Bình có một đơn vị: đội công trình 188
Kế toán đội
5. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty xây dựng cổ phần Hà Đô- Bộ Quốc Phòng. Kế toán thanh toán
Kế toán ngân hang+nguyên vật liệu
kế toán ban
Kế toán ban
Kế toán tổng hợp+tài sản cố định
Kế toán tiền lương+quỹ
Kế toán trưởng
Hiện nay do yêu cầu của sản xuất và nhân lực hiện có, đồng thời vừa đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ, cũng như đảm được sự lãnh đạo và chỉ đạo thống nhất trực tiếp của kế toán trưởng nên bộ máy của công ty như sau:
Kế toán trưởng: phụ trách chung toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty, tổ chức giám sát hạch toán tư công ty đến các đội sản xuất phản ánh kịp thời môi trường hoạt động kinh tế phát sinh trong kỳ chịu trách nhiệm trước pháp luật, giám đôc công ty về tính chính xác, tính pháp lý, về lĩnh vực tài chính kế toán của đơn vị.
Kế toán thanh toán: kiểm tra việc thanh toán tạm ứng và các khoản công nợ cá nhân đồng thời chuyển toàn bộ các chứng từ thanh toán về kế toán nhật ký chung ghi sổ.
Kế toán ngân hàng, nguyên vật liệu: là người có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất vật tư cho các công trình, cuối kỳ lập báo cáo liên quan, đồng thời theo dõi nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng.
Kế toán tổng hợp và kế toán tài sản cố định: ghi chép và cập nhật chứng từ hàng ngày, định kỳ lập báo cáo tài chính, xác định doanh thu, lỗ, lãi, thuế phải nộp, kiểm tra sổ sách, xử lý các bút toán chưa hợp lý. Đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm, khấu hao sửa chữa lớn tài sản cố định.
Kế toán tiền lương và quỹ: có nhiệm vu chi tiền mặt, quản lý két tiền mặt của công ty. Đồng thời có nhiệm vụ tính lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên chức, đảm bảo đúng chế độ tương xứng với công việc
Kế toán đội: chịu trách nhiệm tập hợp luân chuyển những chứng từ ban đầu ở từng đội. Hàng tháng tiến hành luân chuyển chứng từ về phòng kế toán để kiểm tra và thanh toán.
6. Công tác kế toán công ty.
Dựa vào tình hình sản xuất thực tế của công ty, bộ máy để tiến hành có hiệu quả công việc kế toán trong công ty thì công ty lựu chọn: hình thức ghi sổ kế toán: hình thức nhật kí chung
Niên độ kế toán qui định: từ1/1đến 31/12 hàng năm
Kiểm kê hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên
Trích khấu hao tài sản cố định theo phưong pháp bình quân
Căn cứ pháp lý của công tác trong công ty là văn bản quyết định của bộ tài chính. Cụ thể là hệ thống kinh tế trong các doanh nghiệp xây lắp ban hành theo quyết định 1864 ngày 16/12/1998 và các văn bản quyết định hạch toán chung toàn công ty. Toàn bộ công tác ghi chép tính toán, xử lý thông tin tài chính của công ty được thực hiện trên máy tính.
Chu trình xử lý chứng từ dược thực hiện như sau
Ghi sổ nhật ký chung,sổ cái,sổ chi tiết.Bảng cân đối phát sinh.Bảng cân đối kế toán.Báo cáo kế toán
Khoá sổ của kỳ sau
Nhập chứng từ
Xử lý nghiệp vụ
Nghiệp vụ phát sinh
Ở công ty xây dưngcổ phần Hà Đô-Bộ Quốc Phòng đã áp dụng hình thức kế toán là sổ nhật ký chung
chứng từ gốc
nhật ký đặc biệt nhật ký chung số thẻ chi tiết
ghi hàng ngày Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết
ghi cuối tháng cuối kỳ sổ phát sinh
quan hệ đối chiếu
báo cáo kế toán
II.THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TÓAN NGUYÊN VẬT LIỆU.
1.Phân loại.
Tất cả các loại nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình thi công cấu thành nên thực thể công trình được coi là nguyên vật liệu chính và được hạch toán vào tài khoản 152. Việc quản lý nguyên vật liệu được tiến hành qua chương trình phần mềm AFSYS bằng việc mã hoá các loại nguyên vật liệu theo tên của chúng. Nguyên vật liêụ chính của công ty được phân chia thành các nhóm như sau:
Bê tông nhựa(BTN)
Xi măng(XM)
Thép tròn trơn(THÉP TT)
Vật liệu khác: cát, sỏi, đất đắp, đá...
2. Đánh giá nguyên vật liệu.
Đối với nguyên vật liệu nhập kho ở công ty xây dựng cổ phần Hà Đô vât liệu nhập kho hầu hết là do mua ngoài, ngoài ra còn do trường hợp phế liệu thu hồi nhập kho. Trường hợp nhập kho do mua ngoài.
Do công ty áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ nên trị giá thực tế nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho là trị giá mua theo hoá đơn không bao gồm TGTGT của nguyên vật liệu.
Trị giá vốn thực Số lượng nguyên Đơn giá mua ghi trên hoá
tế của nguyên vât = vật liệu nhập * đơn
liệu nhập kho kho
Do đặc điểm nguyên vật liệu của công ty sử dụng vào hoạt động xây dựng, xây lắp nên thường có khối lượng lớn, cồng kềnh, do đó khi mua công ty thường thoả thuận với nguời bán có trách nhiệm vận chuyển nguyên vật liệu tới tận chân công ty. Do vậy chi phí vận chuyển tính luôn vào đơn giá mua nguyên vật liệu.
Vi dụ:
Căn cứ vào hoá đơn GTGT 06135 ngày 07 tháng 11 năm 2004 của xí nghiệp đá bình đông- công ty xây dựng đô thị và khu công nghiệp ban 3000m3 đá khối cho công ty xây dựng cổ phần Hà Đô thì giá vốn thực tế của 3000m3 đá khối nhập kho là:
3000*3300 =99.000.000(đồng)
Hoá đơn GTGT. ` Mẫu số: 01GTKT- 3LL
Liên 2( giao cho khách hàng). NN/2004N
Ngày 20 tháng 12 năm 2004. No: 00616535
Đơn vị bán hàng: Công ty đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0377.doc