Đề tài Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại công ty dệt may 29/3

Phạm vi xác định chi phí để tính vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh đôi lúc chưa chính xác do dựa vào bảng tổng hợp chi phí của phòng kế toán để làm căn cứ tính, vì vậy sẽ có những chi phí phát sinh trong kỳ này nhưng lại liên quan đến sản phẩm của kỳ trước hoặc kỳ sau và ngược lại có thể có những chi phí của sản phẩm kỳ này nhưng lại được tính vào kỳ trước. Điều này vi phạm nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí để tính lãi lỗ.

Vì vậy để khắc phục những tồn tại trên cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh đảm bảo chính xác hơn cho việc ra quyết định của các nhà quản trị cấp cao, công ty có thể áp dụng phương pháp lập kết quả kinh doanh bộ phận theo phương pháp trực tiếp cho từng sản phẩm cụ thể. Hay phương pháp số dư đảm phí.

Để lập báo cáo theo phương pháp này chi phí của công ty cần được phân theo cách ứng xử. Mặt khác công ty cần xác định rõ phạm vi chi phí tính vào báo cáo, chỉ tính phần chi phí liên quan đến sản phẩm sản xuất trong kỳ. Điều đó có nghĩa là phải tách những chi phí phát sinh kỳ này nhưng liên quan đến sản phẩm của các kỳ khác và cộng thêm vào các chi phí có thể đã phát sinh kỳ trước hoặc chưa phát sinh kỳ này nhưng liên quan đến sản phẩm sản xuất kỳ này. Các chi phí liên quan trực tiếp đến bộ phận thì tính trực tiếp cho bộ phận các chi phí chung liên quan đến nhiều bộ phận thì được phân bổ theo tiêu thức hợp lý hoặc không nên phân bổ. Đối với Công ty Dệt may 29/3 thì tốt nhất là không nên phân bổ vì phân bổ chi phí chung sẽ khó đảm bảo tính chính xác và tạo ra sự sai lệch kết quả kinh doanh từng mặt hàng. Doanh thu của bộ phận sẽ được so sánh lần lượt với biến phí rồi đến định phí. Phần chênh lệch giữa doanh thu bộ phận trừ đi biến phí bộ phận chính là số dư đảm phí, nó phản ánh mức đóng góp của bộ phận vào việc tạo ra mức lợi nhuận chung toàn công ty.

 

doc114 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5910 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại công ty dệt may 29/3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự phòng Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí lãi vay Chi phí tiếp tân, tiếp khách, hội nghị Công tác phí Quảng cáo, y tế, đào tạo x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Các chi phí bao gồm: nguyên vật liệu chính (sợi), vật liệu phụ (nút, chỉ, khuy...) bao bì đóng gói, chi phí vận chuyển, bốc vác... là những chi phí biến đổi theo sản lượng sản xuất nên thuộc chi phí biến đổi. Các chi phí phục vụ quản lý như lương quản lý, khấu hao TSCĐ, chi phí dụng cụ đồ dùng, điện thoại, sửa chữa, lãi vay, dự phòng, công tác phí... là những chi phí không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sản lượng sản xuất được coi là chi phí cố định. Như vậy đối với chi phí hỗn hợp phải dùng một trong các phương pháp như phương pháp cực đại, cực tiểu, phương pháp bình phương bé nhất hoặc dùng hàm hồi quy để tách riêng phần biến phí và định phí. Theo tài liệu thống kê 6 tháng cuối năm 2003 tại Công ty Dệt may 29/3 có hai loại chi phí hỗn hợp cần phải tách ra đó là chi phí điện, chi phí nước ở phân xưởng sản xuất. Cụ thể các chi phí hỗn hợp được thống kê như sau: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ HỖN HỢP Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2003 ĐVT: 1000đ Tháng Sản lượng sản xuất (kg) (X) Tổng chi phí điện (Y) Tổng chi phí nước 7 8 9 10 11 12 Tổng 53584,6 99069,36 129218,89 151820,02 93917,69 97347,24 624957,8 65049,58 76107,76 109604,35 155938,87 123303,34 116724,48 646728,38 33905,65 32936,11 25970,79 39118,34 4160,66 36910,32 173000,74 Em xin dùng phương pháp cực đại cực tiểu để tách biến phí và định phí trong từng loại chi phí kết quả như sau: Chi phí Biến phí đơn vị (1000đ) Định phí tính cho 1 tháng (1000đ) Điện Nước 0,925 0,053 15505,35 31065,67 Việc tiến hành phân loại chi phí tại công ty Dệt may 29/3 theo cách ứng xử chi phí làm căn cứ cho việc lập dự toán linh hoạt cho các mặt hàng dệt may giúp cho nhà quản trị có các quyết định kịp thời trong các tình huống quy mô sản xuất khác nhau hoặc chủ động linh hoạt trong việc định giá ở các mức độ đặt hàng khác nhau. + Lập dự toán chi phí linh hoạt là dự toán chi phí được lập cho các quy mô hoạt động khác nhau giúp cho nhà quản trị có thể so sánh chi phí thực tế ở các mức hoạt động khác nhau, từ đó có thể đưa ra các quyết định về giá bán sản phẩm trong điều kiện các mức sản lượng khác nhau, đảm bảo công ty vẫn có lợi nhuận và có thể đưa ra các mức giá có thể cạnh tranh được với đối thủ. Đồng thời dự toán chi phí linh hoạt là căn cứ để đánh giá hiệu quả kinh doanh chính xác hơn là một kế hoạch tĩnh. Một kế hoạch tĩnh chỉ được lập ở một mức độ hoạt động và chọn mức độ kế hoạch làm gốc so sánh vì vậy sự so sánh sẽ thiếu chính xác do so sánh chi phí ở mức độ hoạt động khác nhau. Để lập một dự toán chi phí linh hoạt cần phải tiến hành các công việc sau: + Xác định phạm vi hoạt động trong kỳ kế hoạch. + Phân tích các chi phí có thể sẽ phát sinh trong phạm vi phù hợp theo mô hình ứng xử chi phí (khả biến, bất biến, hỗn hợp) Biến phí đơn vị kế hoạch = Lập kế hoạch linh hoạt điều chỉnh theo mức hoạt động thực tế: Tổng biến phí đã điều chỉnh = mức hoạt động thực tế x Biến phí đơn vị kế hoạch Đối với định phí thường không thay đổi khi lập kế hoạch kinh doanh do mức hoạt động thực tế vẫn nằm trong phạm vi điều chỉnh mà trong đó định phí chưa thay đổi. Dựa vào kế hoạch linh hoạt tính theo mức hoạt động thực tế, việc đánh giá tình hình chi phí tại đơn vị có ý nghĩa thực tiễn hơn do chi phí thực tế và kế hoạch linh hoạt đều dựa vào một mức hoạt động tương đương. Cụ thể phương pháp lập dự toán chi phí linh hoạt tại Công ty Dệt may 29/3 được thực hiện như sau: - Đối với biến phí nguyên liệu chính căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên liệu và đơn giá dự kiến nguyên liệu mua vào. - Đối với biến phí tiền lương căn cứ đơn giá lương do bộ phận tổ chức hành chính xây dựng theo kế hoạch hàng năm và tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định (19%/ tiền lương) - Đối với biến phí sản xuất chung như: biến phí điện, nước, vận chuyển bốc vác, tiền thuê ngoài gia công... căn cứ vào tài liệu thống kê năm trước và kết quả tách các chi phí hỗn hợp theo phương pháp cực đại - cực tiểu. - Đối với chi phí cố định bao gồm hai bộ phận: + Một phần nằm trong các chi phí hỗn hợp được tách theo phương pháp cựcđại - cực tiểu như điện, nước, xác định được một phần định phí nằm trong tổng chi phí của các kỳ trước làm căn cứ xác định chi phí cho kỳ kế hoạch. + Một phần là các chi phí cố định độc lập căn cứ vào tổng dự toán năm để xác định như: Chi phí khấu hao TSCĐ, lương quản lý, chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, dự phòng, chi phí lãi vay, chi phí bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên. Trên cơ sở mức dự toán phân bổ cho 12 tháng xác định được dự toán chi phí ước tính cho 1 tháng. Từ kết quả tách chi phí hỗn hợp và bảng tổng hợp chi phí tháng 01/2004 của Công ty Dệt may 29/3 ta có thể phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí như sau: BẢNG PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ Tháng 1/2004 (ĐVT: 1000đ) TT Diễn giải Chi phí Biến phí Định phí I 1 2 II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 III 1 2 3 4 IV 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Lương, BHXH,BHYT,KPCĐ Lương BHXH,BHYT,KPCĐ Chi phí sản xuất chung Khấu hao cơ bản Điện Nước Sửa chữa bảo dưỡng Công cụ dụng cụ Vật tư sản xuất Thuê ngoài gia công Ca 3 + độc hại Chi phí khác Chi phí tiêu thụ Vận chuyển, bốc vác Vật liệu, bao bì Phí kiểm hoá Chi phí khác Chi phí quản lý Vật liệu quản lý Điện thoại, fax, internet Dự phòng Phí tiếp tân, khánh tiết... Công tác phí Đồ dùng văn phòng Lãi vay ngân hàng Phí chuyển tiền Chi phí khác Tổng 517037,15 434485 82552,15 685407,82 299450 161924,48 48210,32 3118,8 37685,5 50445 8530,37 37685,5 38357,85 47775,67 23168,39 15569,54 3209,2 5828,54 240833,13 3549,8 13430,05 15600 24558,44 5889,56 7082 82119 4435,25 81169,03 427158,75 358956,93 68201,816 172094,15 146419,13 17144,65 8330,37 41947,13 23168,39 15569,54 3209,2 4435,25 4435,25 89878,40 75528,07 14350,33 513313,67 299450 15505,35 31064,67 3118,8 37685,5 50445 37685,5 38357,85 5828,54 5828,54 236397,88 3549,8 13430,05 15600 27558,44 5889,56 7082 82119 81169,03 843418,49 Trên cơ sở phân loại chi phí theo cách ứng xử, xác định được mức biến phí đơn vị của các chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Cụ thể theo tài liệu tháng 1/2004 ta có sản lượng sản xuất khăn bông trong tháng là 65518kg thành phẩm các loại. Do đó mức biến phí đơn vị như sau: + Biến phí sản xuất chung : = 2,63 ngàn đồng/1kg khăn bông + Biến phí tiêu thụ : = 0,64 ngàn đồng/1kg khăn bông + Biến phí quản lý : = 0,068 ngàn đồng/1kg khăn bông Tổng định phí là: 845418,49 ngàn đồng. BẢNG DỰ TOÁN BIẾN PHÍ ĐƠN VỊ CHO CÁC MẶT HÀNG Tháng 1/2004 ĐVT: đồng TT Mặt hàng Sản lượng (kg) Biến phí nguyên liệu Biến phí tiền lương Biến phí sản xuất chung Cộng biến phí sản xuất Định mức Đơn giá Thành tiền Đơn giá BHXH,BHYT, KPCĐ Cộng 1 2 3 4 5 K28x2812 J38,5x74,5 K65x130/13 K70x145/1 K70x150/1 48557 3324 500 12375 762 1,23 1,19 1,04 1,09 1,08 27127,2 30873,3 36600 36359,5 27776,3 33256 36914 38072 39567 30129 7970 7203 8626 6344 5842 1514 1368 1639 1205 1111 9484 8571 10265 7549 6952 2630 2630 2630 2630 2630 45370 48115 50967 49746 39711 BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ LINH HOẠT CHO CÁC MẶT HÀNG ĐVT: 1000đ TT Mặt hàng Biến phí SX Biến phí quản lý Biến phí tiêu thụ Cộng biến phí Tổng định phí Sản lượng thực tế SL giảm 15% SL tăng 15% SL (kg) Zđ.vị SL (kg) Zđ.vị SL (kg) Zđ.vị 1 2 3 4 5 K28x2812 J38,5x74,5 K65x130/13 K70x145/1 K70x150/1 Tổng 45,370 48,115 50,967 49,746 39,711 0,068 0,068 0,068 0,068 0,068 0,64 0,64 0,64 0,64 0,64 46,078 48,823 51,675 50,454 40,419 843418,49 48557 3324 500 12375 762 65518 58,982 61,723 64,575 63,334 53,319 41273,45 2825,4 425 10518,75 647,7 55690,3 61,26 64,003 66,855 65,634 55,599 55840,55 3822,6 375 14231,25 876,3 73345,7 37,298 60,043 62,895 61,674 51,639 Như vậy trên cơ sở bảng dự toán chi phí linh hoạt giúp doanh nghiệp có thể xác định được chi phí đơn vị ở các tình huống khác nhau, khi quy mô sản xuất gia tăng hoặc thu hẹp kéo theo chi phí đơn vị cũng thay đổi. Như quan sát bảng dự toán trên đây ta thấy khăn bông loại 28x28/2 với mức sản lượng là 48557 (kg) chi phí đơn vị dự toán là 58,982 (ngàn đồng)/1kg, nhưng nếu sản lượng giảm 15% chi phí đơn vị là 61,26 (ngàn đồng/kg) ngược lại nếu sản lượng tăng 15% chi phí đơn vị giảm còn 37,298. Rõ ràng trong trường hợp sản lượng gia tăng sẽ làm cho chi phí đơn vị giảm do doanh nghiệp có thể chấp nhận mức giá trong hợp đồng thấp hơn vẫn có lãi. Đây là cơ sở quyết định giá bán trong những điều kiện sản xuất thay đổi. + Xây dựng phương trình chi phí. Trên cơ sở xác định được biến phí đơn vị và dự toán tổng thể định phí chung. Có thể xác định phương trình chi phí đơn vị sản phẩm như sau: Ci = Ai + B/Q Trong đó: Ci: chi phí dự toán cho đơn vị sản phẩm i. Ai: biến phí đơn vị sản phẩm B: Tổng định phí dự toán cả năm Q: Sản lượng dự kiến sản xuất năm kế hoạch Phương trình trên có thể dự toán nhanh chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm cụ thể: phương pháp lập dự toán nhanh căn cứ phương trình chi phí thường được áp dụng trong trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin nhanh cho các quyết định lựa chọn giá bán khi đàm phán ký kết hợp đồng. 2. Hoàn thiện các báo cáo bộ phận cung cấp thông tin cho yêu cầu quản trị Mặc dù các báo cáo bộ phận của Công ty Dệt may 29/3 đã phần nào đáp ứng được yêu cầu kiểm soát chi phí về định mức nguyên liệu, cung cấp thông tin cho việc tính lương của người lao động, song nó chưa chỉ rõ chiều hướng biến động của các chi phí và nguyên nhân của các biến động, chưa thực sự gắn được trách nhiệm quản lý với yêu cầu kiểm soát chi phí. Đứng trên góc độ khai thác các kỹ thuật phân tích của kế toán quản trị em xin đưa ra một số phương hướng hoàn thiện các báo cáo như sau: 2.1. Hoàn thiện báo cáo về nguyên liệu Chi phí nguyên liệu chịu tác động trực tiếp của lượng nguyên liệu tiêu hao và đơn giá nguyên liệu mua vào. Nếu biến động về giá nguyên liệu thay đổi thì bộ phận thu mua phải có trách nhiệm giải thích, nếu có biến động về định mức tiêu hao nguyên liệu thì đó là thuộc phạm vi trách nhiệm bộ phận sản xuất song cũng có thể thuộc về bộ phận thu mua vào kém, dẫn đến làm tăng định mức. Thực tế hiện nay tại Công ty Dệt may 29/3 việc cung cấp thông tin cho công tác kiểm soát chi phí nguyên liệu qua các phiếu tiếp nhận nguyên liệu và bảng kê nguyên liệu chưa đáp ứng được yêu cầu xác định trách nhiệm của từng cá nhân cũng như nhà cung cấp có liên quan. Do vậy em xin đề xuất ý kiến là kèm theo bảng kê nguyên liệu là bảng kê phân tích chi phí nguyên liệu nhằm xác định mức biến động về định mức hay đơn giá nguyên liệu, trên cơ sở xem xét sự biến động về định mức nguyên liệu có thể đánh giá được một trong những làm tăng định mức có thể do chất lượng nguyên liệu khi mua vào hoặc do cách đánh giá phân loại của bộ phận thu mua là không chính xác hoặc lãng phí trong khâu sản xuất hay do trình độ và tay nghề công nhân kém, sự biến động tăng về giá cũng phải được xem xét do nguyên nhân khách quan hay chủ quan để có quyết định điều chỉnh kịp thời. Ngoài các báo cáo kiểm soát chi phí nguyên liệu hiện tại của công ty Dệt may 29/3 bộ phận kế toán nguyên liệu căn cứ vào bảng kê nguyên liệu, bảng kê định mức bán thành phẩm và báo cáo kết quả sản xuất của phân xưởng để lập bảng phân tích chi phí nguyên liệu theo mẫu sau.: BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ NGUYÊN LIỆU Chỉ tiêu K28x28/2 K38,5x74,5 Dự toán Thực hiện Chênh lệch Mức độ ảnh hưởng Dự toán Thực hiện Chênh lệch Mức độ ảnh hưởng 1. SLSPSX (kg) 2. Định mức tiêu hao(kg) - Sợi cotton 20/1 - Sợi cotton 20/2 3. Đơn giá NVL - Sợi cotton 20/1 - Sợi cotton 20/2 48557 1,23 27127,2 49070 1,25 28000 +513 +0,02 +872,8 17116991,9 26622634,1 82835370 3324 1,19 30873,3 3254 1,2 28559 -70 +0,01 -2314,3 -2571745,89 1004617,182 -9036878,64 Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng sản phẩm ta có thể sử dụng một trong hai phương pháp so sánh hoặc thay thế liên hoàn. Ví dụ: Mức độ ảnh của nhân tố số lượng sản phẩm sản xuất (K28*2812) được xác định như sau: Ta có: CPNVL = SLSPSX x Định mức tiêu hao x Đơn giá NVL D CPNVL - SLSPSX = (SLSPSX1 - SLSPSX0) x Định mức tiêu hao x Đơn giá NVL. = (+531) . 1,23 . 27127,2 = 17116991,93 Bảng phân tích chênh lệch định mức và đơn giá nguyên vật liệu chỉ ra những biến động bất lợi hay thuận lợi định mức tiêu hao nguyên liệu và giá cả nguyên liệu, bộ phận quản lý có trách nhiệm phải giải thích rõ nguyên nhân chủ quan hay khách quan tác động đến sự biến động này và đồng thời đề ra các giải pháp thích hợp để kiểm soát. 2.2. Hoàn thiện báo cáo về chi phí lao động Công tác lập báo cáo cung cấp thông tin về chi phí lao động hiện nay tại Công ty Dệt may 29/3 thông qua bảng chấm công và báo cáo sản xuất của các tổ sản xuất. Nó chỉ mới cung cấp thông tin cho việc tính lương chưa đi vào phân tích và đánh giá những biến động của chi phí lao động theo hướng bất lợi hay có lợi. Để đáp ứng được yêu cầu trên công ty nên sử dụng bảng phân tích chi phí nhân công trực tiếp theo mẫu sau: Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2004 Thực tế năm 2004 Mức chênh lệch Tỷ lệ (%) chênh lệch Mức độ ảnh hưởng (trđ) 1. Giá trị sản xuất (triệu đồng) 2. Tổng CP nhân công trực tiếp 3. Số LĐ bình quân (người) 4. CP nhân công bình quân cho một lao động (triệu đồng) 5. Năng suất LĐ b/quân(triệu đ) 6. Tỷ trọng CPNCTT (%) 93.000 48.000 4.000 12 23,25 51,61 93473 48310 4010 12,047 23,31 51,68 +473 +310 +10 +0,047 +0,06 -0,07 +0,51 +0,65 +0,25 +0,39 0,258 -0,136 244,13 188,47 -1121676 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được xác định như sau: DTCPNCTT - GTSX = (GTSX1 - GTSX0) x x CPNC0 = (93473 - 93000) 12 = 244,13 (trđ) DTCPNCTT - NSLĐ = (GTSX1 x x CPNC0 = 93473 12 = -1121676(trđ) DTCPNCTT - CPNC = (GTSX1 x x (CPNC1 - CPNC0) = 93473 (12,047 - 12) = 188,47 (trđ) Bảng phân tích chi phí nhân công cung cấp thông tin để đánh giá mức tăng, giảm chi phí nhân công trong mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất qua đó để kiểm tra tính hợp lý của việc tuyển dụng và sử dụng lao động. Mặt khác mức tăng năng suất lao động được xem xét trong mối quan hệ với mức tăng chi phí nhân công trực tiếp bình quân cho một lao động và tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp tính trên giá trị sản xuất đánh giá việc chi trả lương cho người lao động có hiệu quả so với kế hoạch hay không, có đảm bảo kết hợp lợi ích của công ty với lợi ích của người lao động. Đồng thời cũng cho thấy công ty có tiết kiệm hay lãng phí chi phí nhân công trực tiếp, từ đó chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. 2.3. Hoàn thiện báo cáo chi phí sản xuất chung Hiện nay tại Công ty Dệt may 29/3 báo cáo phân xưởng nhằm kiểm soát chi phí mới chỉ dừng lại ở báo cáo về nguyên liệu, báo cáo về lao động và báo cáo vật tư. Song thực tế chi phí phát sinh ở phân xưởng không chỉ bao gồm các chi phí về nguyên liệu, vật tư, lao động mà còn bao gồm các chi phí như điện, nước, khấu hao TSCĐ, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị, lương của bộ phận quản lý phân xưởng. Để đánh giá mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất chung nhằm kiểm soát chi phí sản xuất chung doanh nghiệp lập bảng kê phân tích chi phí sản xuất chung như sau: BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Chỉ tiêu Thực tế Dự toá n Tổng chênh lệch Mức độ ảnh hưởng CL do giá CL do lương 1. Biến phí SXC - Biến phí điện - Biến phí nước - Thuê ngoài gia công 2. Định phí SX chung - Lương - Khấu hao TSCĐ - Sửa chữa - Công cụ dụng cụ 120599 22689 405555 66839 265000 21324 33945 120000 20000 400000 70000 265000 22432 30000 +599 2689 -445 +3161 0 1108 +3945 +399 +2389 -620 0 0 +1108 +3945 +200 0 +175 +3161 0 Cộng 935951 933432 +11057 +7521 +3536 Bảng phân tích chi phí sản xuất chung cho thấy chi phí sản xuất chung biến động theo chiều hướng có lợi hay bất lợi, qua đó tìm hiểu nguyên nhân chủ quan hay khách quan dẫn đến sự biến động đó và đề ra các giải pháp nhằm kiểm soát tốt các chi phí sản xuất chung phát sinh. Ngoài các chi phí phát sinh tại phân xưởng sản xuất thì tại bộ phận quản lý và bộ phận bán hàng tại công ty để kiểm soát và đánh giá các chi phí ở các bộ phận này công ty cùng lập các báo cáo phân tích tương tự. Tuy nhiên tiêu thức đo lường đánh giá các chi phí quản lý và chi phí bán hàng có thể khác với chi phí sản xuất chung bởi vì đây là các chi phí thời kỳ, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh trong kỳ. Vì vậy khi đánh giá các chi phí trên phải đặt trong mối tương quan với sản lượng tiêu thụ còn chi phí chung được đặt trong mối tương quan với sản lượng sản xuất. 2.4. Lập báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận theo phương pháp số dư đảm phí Như phân tích ở phần thực trạng ta thấy báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận của Công ty Dệt may 29/3 có những mặt hạn chế sau: Phạm vi xác định chi phí để tính vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh đôi lúc chưa chính xác do dựa vào bảng tổng hợp chi phí của phòng kế toán để làm căn cứ tính, vì vậy sẽ có những chi phí phát sinh trong kỳ này nhưng lại liên quan đến sản phẩm của kỳ trước hoặc kỳ sau và ngược lại có thể có những chi phí của sản phẩm kỳ này nhưng lại được tính vào kỳ trước. Điều này vi phạm nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí để tính lãi lỗ. Vì vậy để khắc phục những tồn tại trên cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh đảm bảo chính xác hơn cho việc ra quyết định của các nhà quản trị cấp cao, công ty có thể áp dụng phương pháp lập kết quả kinh doanh bộ phận theo phương pháp trực tiếp cho từng sản phẩm cụ thể. Hay phương pháp số dư đảm phí. Để lập báo cáo theo phương pháp này chi phí của công ty cần được phân theo cách ứng xử. Mặt khác công ty cần xác định rõ phạm vi chi phí tính vào báo cáo, chỉ tính phần chi phí liên quan đến sản phẩm sản xuất trong kỳ. Điều đó có nghĩa là phải tách những chi phí phát sinh kỳ này nhưng liên quan đến sản phẩm của các kỳ khác và cộng thêm vào các chi phí có thể đã phát sinh kỳ trước hoặc chưa phát sinh kỳ này nhưng liên quan đến sản phẩm sản xuất kỳ này. Các chi phí liên quan trực tiếp đến bộ phận thì tính trực tiếp cho bộ phận các chi phí chung liên quan đến nhiều bộ phận thì được phân bổ theo tiêu thức hợp lý hoặc không nên phân bổ. Đối với Công ty Dệt may 29/3 thì tốt nhất là không nên phân bổ vì phân bổ chi phí chung sẽ khó đảm bảo tính chính xác và tạo ra sự sai lệch kết quả kinh doanh từng mặt hàng. Doanh thu của bộ phận sẽ được so sánh lần lượt với biến phí rồi đến định phí. Phần chênh lệch giữa doanh thu bộ phận trừ đi biến phí bộ phận chính là số dư đảm phí, nó phản ánh mức đóng góp của bộ phận vào việc tạo ra mức lợi nhuận chung toàn công ty. Dựa trên nguyên tắc chung của báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận lập theo phương pháp trực tiếp, báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Dệt may 29/3 được lập theo phương pháp số dư đảm phí như sau: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH BỘ PHẬN DỆT Từ ngày 1 đến ngày 31 tháng 1 năm 2004 Tỷ giá 15800 (ĐVT: USD) TT Mặt hàng Lượng thành phẩm (Kg) Giá bán (USD) Doanh thu (USD) Tổng biến phí (1000đ) Số dư đảm phí (1000đ) Tỷ lệ số dư đảm phí (%) Tổng định phí Lãi thuần 1 2 3 4 5 K28*28/2 J38,5x74,5 K65x130/13 K70x145/1 K70x150/1 48557 3324 500 12975 762 4,55 4,62 4,70 4,81 4,49 220934,35 15356,88 2350 59623,75 5421,38 2237409,45 162287,65 25837,5 644368,25 30799,278 1253353,3 80351,054 1129,25 297687 23258,53 35,9 33,11 3,04 31,6 43 Tổng 65518 301686,36 2134779,13 84841849 1786446,8 Đối với báo cáo kết quả kinh doanh của bộ phận may thì cũng được lập tương tự như vậy. Như vậy rõ ràng với hai báo cáo lập theo hai phương pháp khác nhau cho ra kết quả khác nhau và dẫn đến quyết định kinh doanh của nhà quản trị cũng khác nhau. Với phương pháp mà công ty hiện nay đang làm do việc phân bổ chi phí chung tính san bằng cho các sản phẩm theo giá bán đã che lấp phần đóng góp thực sự của từng loại sản phẩm và cho ra kết quả sai lệch về lợi nhuận của từng mặt hàng, điều đó dẫn đến các quyết định về việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh hoặc loại bỏ mặt hàng sẽ có những sai lầm. Báo cáo bộ phận lập theo cách tính đảm phí sẽ giúp cho việc khắc phục được hạn chế cơ bản này đảm bảo các quyết định của ban giám đốc là chính xác và đem lại hiệu quả cao cho công ty. Kết luận Việc ứng dụng kế toán quản trị chi phí trong công tác lập dự toán và báo cáo kiểm soát bộ phận là vấn đề tương đối phức tạp. Chính yêu cầu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi công ty phải quan tâm đến vấn đề tổ chức kế toán quản trị chi phí sao cho có thể cung cấp thông tin về chi phí một cách hữu ích nhất phục vụ cho chức năng của nhà quản trị. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí và báo cáo bộ phận không chỉ là vấn đề cần quan tâm ở tầm vi mô mà cần phải có sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước nhằm duy trì sự tồn tại của công ty, kiểm soát được chi phí và tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhìn chung đề tài đã đáp ứng những yêu cầu cơ bản của mục tiêu đã đề ra. Song kế toán quản trị còn là vấn đề hết sức mới mẻ với Việt Nam, việc triển khai công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty chưa đồng bộ, mang tính tự phát, thiếu kinh nghiệm. Các giải pháp được rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tế trong điều kiện sự phát triển không ngừng của lý luận và thực tế luôn có biến động thay đổi. Vì vậy sẽ còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và chuyên đề chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để chuyên đề tốt nghiệp của em hoàn chỉnh hơn. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2000), Giáo trình kế toán DNSX, NXB Tài chính. 2. Ngô Thế Chi (1998), Kế toán Chi phí, giá thành và kết quả kinh doanh dịch vụ, NXB Thống kê Hà Nội. 3. Phạm Văn Được - Đặng Kim Cương (1995), Kế toán quản trị và Phân tích kinh doanh, NXB Thống kê Hà Nội. 4. Phạm Văn Được (1995), Hướng dẫn tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, NXB Thống kê Hà Nội. 5. TS. Huỳnh Lợi - Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh - Kế toán Quản trị. NXB Thống kê 2003. 6. Đặng Kim Cương (1994), Kế toán chi phí và nâng cao hiệu quả chi tiêu. 8. Vương Đình Huệ - Đoàn Xuân Tiên (1999), Kế toán quản trị, NXB Tài chính Hà Nội. 9. Bộ Tài chính (2003), Các văn bản pháp luật về kế toán, Thống kê thuế, NXB Tài chính. MỤC LỤC Lời mở đầu 1 CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP I. Bản chất của kế toán quản trị và kế toán quản trị chi phí 2 1. Bản chất của kế toán quản trị 2 2. Bản chất của kế toán quản trị chi phí 2 3. Kế toán quản trị chi phí với chức năng quản lý 3 4. Các kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản trong kế toán quản trị chi phí 4 II. Đặc điểm của chi phí và phân loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 5 1. Đặc điểm của chi phí 5 2. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 5 III. Nội dung của công tác lập dự toán và báo cáo kiểm soát chi phí trong KTQT chi phí của doanh nghiệp 8 1. Lập dự toán chi phí sản xuất 8 2. Kiểm tra, đánh giá thực hiện thực hiện chi phí thông qua các báo cáo bộ phận 11 3. Các phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 18 CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ BÁO CÁO KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3 A. Giới thiệu khái quát về Công ty Dệt may 29/3 21 I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Dệt may 29/3 21 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dệt may 29/3 21 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Dệt may 29/3 22 II. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt may 29/3 22 1. Đặc điểm ngành dệt 23 2. Đặc điểm ngành may mặc 23 III. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Dệt may 29/3 24 1. Tổ chức sản xuất 24 2. Cơ cấu tổ chức quản lý 27 IV. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Dệt may 29/3 28 1. Tổ chức bộ máy kế toán 28 2. Chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong phòng kế toán 28 3. Hình thức sổ kế toán 29 B. Thực trạng về công tác lập dự toán và báo cáo kiểm soát chi phí tại Công ty Dệt may 29/3 30 1. Công tác lập kế hoạch giá thành tại Công ty Dệt may 29/3 31 2. Thực hiện kiểm soát chi phí thông qua việc lập báo cáo bộ phận tại công ty 33 CHƯƠNG III. MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN ỨNG DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VỚI CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ VÀ BÁO CÁO KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3 I. Những ưu điểm và tồn tại của KTQT chi phí tại Công ty Dệt may 29/3 45 1. Ưu điểm 45 2. Nhược điểm 45 II. Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí và báo cáo kiểm soát chi phí bộ phận tại Công ty Dệt may 29/3 46 1. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29-3.doc
Tài liệu liên quan