Đề tài Kế toán quốc tế - Nhật Bản

3. Môi trường văn hóa

Kế toán không thể tách rời văn hóa, việc ghi chép, tính toán và trình bày thông tin

kế toán chịu ảnh hưởng sâu xa của nền văn hóa dân tộc. Sự khác biệt về văn hóa dẫn

đến các hệ thống kế toán khác nhau. Các quốc gia thuộc nền văn hóa Ango Saxon

thường thích sự mềm dẻo, xét đoán kế toán. Ngược lại, các quốc gia Phương Đông

thường phải dựa vào các quy định chặt chẽ.

Nhật Bản là đất nước có lịch sử lâu đời. Văn hóa Nhật Bản đặc trưng bởi tinh thần

võ sĩ đạo, nhấn mạnh sự hòa hợp, tôn trọng thứ bậc, suy nghĩ và làm việc mang tính

tập thể, vì một mục tiêu nhất định. Những đặc trưng văn hóa này đã ảnh hưởng không

nhỏ đến hệ thống kế toán Nhật Bản. Để đánh giá về các khía cạnh văn hóa và từ đó

phân tích mối quan hệ giữa chúng và các giá trị kế toán cần dựa trên thang điểm về

văn hóa của Hofstede và mô hình của Gray.

3.1. Chủ nghĩa cá nhân (IDV)

Yếu tố này liên quan đến mức độ mà một xã hội chấp nhận chủ nghĩa cá nhân

hay yêu cầu mọi người phải sống vì tập thể. Nhật Bản có chỉ số về chủ nghĩa cá

nhân là 46, mang đặc điểm của xã hội tập thể. Nhật Bản kiểm soát hệ thống kế toán

bằng luật định Tuy nhiên chỉ số này của Nhật Bản cao hơn những nước Châu Á

khác. Theo lý thuyết của Gray, hệ thống kế toán Nhật Bản có tính chuyên nghiệp

thấp, tính thống nhất, bảo thủ, bảo mật cao.

Thể hiện mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau trong một xã hội.Trong khi

chủ nghĩa cá nhân được đề cao ở phương Tây, thì ở Nhật sự tự khẳng định cá nhân

dưới bất kỳ hình thức nào cũng không được khuyến khích. Bản tính của người Nhật

không thích đối kháng, đặc biệt là đối đầu cá nhân. Họ chú tâm gìn giữ sự hòa hợp đến

mức nhiều khi lờ đi sự thật, bởi dưới con mắt người Nhật giữ gìn sự nhất trí, thể diện

và uy tín là vấn đề cốt tử. Chính vì vậy trong xã hội Nhật, có rất ít chỗ cho các ý tưởng

cá nhân, mà thay vào đó chủ nghĩa tập thể được đặt lên hàng đầu. Và đặc điểm này

cũng thể hiện trên BCTC của Nhật với một nét thống nhất theo luật định, tính bảo thủ

cao, tôn trọng kế toán truyền thống, chỉ muốn thay đổi một cách từ từ và rất khó khăn

khi tiếp nhận các chuẩn mực kế toán quốc tế. Ngoài ra giá trị văn hoá tập thể cũng

được thể hiện qua một vài khía cạnh độc đáo của hệ thống doanh nghiệp Nhật Bản như

hình thức sở hữu chéo doanh nghiệp (cross – corporate ownership).

 

doc22 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 83 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán quốc tế - Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản. Để đánh giá về các khía cạnh văn hóa và từ đó phân tích mối quan hệ giữa chúng và các giá trị kế toán cần dựa trên thang điểm về văn hóa của Hofstede và mô hình của Gray. 3.1. Chủ nghĩa cá nhân (IDV) Yếu tố này liên quan đến mức độ mà một xã hội chấp nhận chủ nghĩa cá nhân hay yêu cầu mọi người phải sống vì tập thể. Nhật Bản có chỉ số về chủ nghĩa cá nhân là 46, mang đặc điểm của xã hội tập thể. Nhật Bản kiểm soát hệ thống kế toán bằng luật định Tuy nhiên chỉ số này của Nhật Bản cao hơn những nước Châu Á khác. Theo lý thuyết của Gray, hệ thống kế toán Nhật Bản có tính chuyên nghiệp thấp, tính thống nhất, bảo thủ, bảo mật cao. Thể hiện mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau trong một xã hội.Trong khi chủ nghĩa cá nhân được đề cao ở phương Tây, thì ở Nhật sự tự khẳng định cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào cũng không được khuyến khích. Bản tính của người Nhật không thích đối kháng, đặc biệt là đối đầu cá nhân. Họ chú tâm gìn giữ sự hòa hợp đến mức nhiều khi lờ đi sự thật, bởi dưới con mắt người Nhật giữ gìn sự nhất trí, thể diện và uy tín là vấn đề cốt tử. Chính vì vậy trong xã hội Nhật, có rất ít chỗ cho các ý tưởng cá nhân, mà thay vào đó chủ nghĩa tập thể được đặt lên hàng đầu. Và đặc điểm này cũng thể hiện trên BCTC của Nhật với một nét thống nhất theo luật định, tính bảo thủ cao, tôn trọng kế toán truyền thống, chỉ muốn thay đổi một cách từ từ và rất khó khăn khi tiếp nhận các chuẩn mực kế toán quốc tế. Ngoài ra giá trị văn hoá tập thể cũng được thể hiện qua một vài khía cạnh độc đáo của hệ thống doanh nghiệp Nhật Bản như hình thức sở hữu chéo doanh nghiệp (cross – corporate ownership). 3.2 Khoảng cách quyền lực (PD) - Thể hiện mức độ xã hội có thể chấp nhận sự bất bình đẳng. Sự phân thứ bậc mang tính "đẳng cấp". Nhật Bản là một trong những nước có PD cao đồng nghĩa với việc xã hội chấp nhận sự phân phối không công bằng về quyền lực và mọi người đều hiểu “chỗ đứng” của mình trong xã hội. Cho đến nay với nhiều thay đổi, nhưng tinh thần đó vẫn biểu hiện rất mạnh trong các mối quan hệ xã hội và các tổ chức của Nhật Bản thể hiện tôn ti trật tự: Công ty mẹ và con; hội sở và chi nhánh; quan hệ cấp trên cấp dưới; lớp trước và lớp sau; khách hàng và người bán hàng. Và kế toán thì được kiểm soát bằng luật định để đi đến sự thống nhất (thể hiện sự quản lý chặt chẽ của Chính Phủ). Trong xã hội Nhật Bản nói chung và trong công ty Nhật Bản nói riêng thì hệ thống phân chia cấp bậc, chức vụ, vị trí cực kỳ quan trọng. Xã hội Nhật Bản còn được miêu tả có nền văn hoá cấp bậc thường là theo hình kim tự tháp. Nhật Bản là quốc gia có chỉ số về khoảng cách quyền lực khá cao 54 nên thường hướng về một sự kiểm soát bằng luật định về kế toán để đi đến sự thống nhất. Theo lý thuyết của Gray, căn cứ vào chỉ số này thì hệ thống kế toán Nhật Bản có tính chuyên nghiệp thấp, tính thống nhất và tính bảo mật cao. 3.3 Sự né tránh những vấn đề chưa rõ ràng (UAV) Quốc gia có UAV cao luôn cố gắng tránh xa các tình huống không rõ ràng hết mức có thể. Xã hội đó được điều chỉnh bởi các quy tắc, trật tự, luật lệ rõ ràng và luôn tìm kiếm một “sự thật” chung. UAV thấp điểm cho thấy xã hội đó thích hưởng ứng sự kiện mới và các giá trị khác biệt. Do đó ở Nhật, là một quốc gia có UAV mạnh, người dân được khuyến khích tự do khám phá “sự thật” và kế toán Nhật Bản cũng có những nét đặc trưng như: • Không chấp nhận sự linh hoạt mềm dẻo nên thường bảo thủ trong việc lập BCTC. • Giới hạn trong việc khai báo thông tin. • Đưa ra các quy định thống nhất về kế toán. Nhật là một quốc gia có sự né tránh các vấn đề không chắc chắn cao với điểm số 92. Điều này có nghĩa là ở Nhật, người ta ít sẵn lòng để đương đầu với rủi ro và an toàn là một trong những động lực mạnh mẽ. Theo phân tích của Gray thì căn cứ vào điểm số 92, Nhật Bản là quốc gia có hệ thống kế toán có tính chuyên nghiệp thấp, tính thống nhất, bảo thủ, bảo mật cao. 3.4 Đặc điểm về giới (MAS) Tại Nhật Bản có thể vấn đề nữ quyền đã là "chuyện nhỏ" bị lơ là, bỏ sót trong cuộc cách mạng vĩ đại về chính trị, kinh tế, xã hội là Minh Trị Duy Tân, và tiếp tục bị lơ là bỏ sót trong cuộc cách mạng không kém vĩ đại về chính trị, kinh tế, kỹ thuật là quá trình xây dựng thần tốc của nước Nhật sau Thế chiến thứ hai. Nước Nhật đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, nhưng tương đối, vị trí của người phụ nữ trong xã hội Nhật Bản vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu. Với chỉ số MAS rất cao là 95, số phụ nữ Nhật là lao động chiếm 70,3%, số người giữ các chức vụ quan trọng của nhà nước chiếm 62,2%, những người có thu nhập trung bình 51,3%. Theo phân tích của Hofstede, nếu định mở một văn phòng tại Nhật Bản, bạn chỉ có thể có thành công lớn nếu chỉ định một nhân viên nam dẫn dắt đội và có lực lượng nam giới áp đảo trong nhóm. Do vậy, ở Nhật khuyến khích nam giới đưa ra các quyết định về kế toán trong đó luôn áp đặt luật vào. 3.5 Quan điểm định hướng dài hạn (LTO) Nhật Bản là nước có LTO cao. Nhật Bản không chỉ là một nước tiên tiến mà còn có thể coi là một trong những nước đầu tiên quan tâm đến vấn đề bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hóa truyền thống, tôn trọng các giá trị văn hóa.Đối với tài sản văn hóa truyền thống, Nhật Bản không chỉ dừng lại ở việc “bảo vệ, giữ gìn”. Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng việc phát huy tác dụng thực tế của các tài sản văn hóa, đặc biệt là trong nhận thức và giáo dục. Chính vì vậy mà hệ thống kế toán của Nhật Bản cũng rất khắt khe, bảo thủ, thận trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực. Nhật Bản là quốc gia có định hướng dài hạn với điểm số 80. Xã hội Nhật Bản coi trọng sự kiên trì, sắp xếp các mối quan hệ theo địa vị và tôn trọng sự sắp xếp này, có ý thức tiết kiệm. Theo phân tích của Gray, hệ thống Nhật Bản có tính chuyên nghiệp thấp, tính bảo thủ và bảo mật cao. III. Thực tiễn hòa hợp và hội tụ của kế toán Nhật Bản với kế toán quốc tế. Vai trò của Nhật Bản trong quá trình hòa hợp và hội tụ của kế toán quốc tế nói chung 1. Thực tiễn hòa hợp và hội tụ của kế toán Nhật Bản với kế toán quốc tế 1.1 Khái niệm hòa hợp, hội tụ Hòa hợp trong kế toán là là quá trình làm giảm sự khác biệt trong khi vẫn duy trì tính linh hoạt cao của kế toán. Hội tụ là việc áp dụng một hệ thống chuẩn mực chung trên toàn thế giới. 1.2 Nguyên nhân hòa hợp và hội tụ kế toán quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa cùng sự phát triển nhanh chóng của thị trường vốn quốc tế đòi hỏi nâng cao chất lượng thông tin tài chính đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư. Do sự khác nhau về môi trường văn hóa, hệ thống pháp lý, chính trị, quá trình hình thành và phát triển của các hội nghề nghiệp, các quốc gia đều có hệ thống chuẩn mực riêng. Báo cáo tài chính của các quốc gia khác nhau được thành lập theo chuẩn mực khác nhau. Từ đó cung cấp các kết quả khác nhau, thậm chí là ngược nhau. Vì thế yêu cầu phải thiết kế một chuẩn mực kế toán chung luôn được xem là một vấn đề bức thiết trong bối cảnh thương mại hiện nay. 1.3 Thực tiễn hòa hợp và hội tụ của kế toán Nhật Bản với kế toán quốc tế Hội tụ là một mục tiêu quan trọng cho tất cả những người tham gia thị trường để thúc đẩy sự tự tin và hiệu quả tại các thị trường vốn toàn cầu. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, Nhật Bản tiếp tục nỗ lực hướng tới thực hiện mục tiêu này. Uỷ ban chuẩn mực kế toán Nhật Bản (ASBJ) và IASB cũng đã tin tưởng rằng việc hướng tới hội tụ với một hệ thống chuẩn mực chất lượng cao sẽ mang lại lợi ích to lớn cho các thị trường vốn trên thế giới. Do đó, họ đã bắt đầu một dự án liên kết vào tháng 3/2005 với mục tiêu là đạt được sự hội tụ giữa GAAP Nhật Bản và IFRS. Trong các cuộc thảo luận, hai bên đã nhận thấy được những khác biệt giữa hai hệ thống chuẩn mực và đã xây dựng một quá trình hướng tới việc loại trừ những khác biệt đó.Mục tiêu đến tháng năm 2008 phải loại trừ được những khác biệt và đến ngày 30/6/2011 sẽ đạt được sự hội tụ giữa GAAP Nhật Bản và IFRS. Tổ chức phát hành chứng khoán Nhật Bản đã đóng một vai trò tích cực trong thị trường EU. Có khoảng 75 tổ chức phát hành Nhật Bản với cổ phiếu niêm yết và tại ít nhất 180 công ty phát hành với trái phiếu niêm yết trong EU. Báo cáo tài chính được lập theo GAAP Nhật Bản và kiểm toán theo GAAS Nhật Bản đã được chấp nhận rộng rãi bởi các nhà đầu tư tại các thị trường EU cũng như các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Nhật Bản. Với những điều này, cả hai thị trường EU và tổ chức phát hành chứng khoán Nhật Bản sẽ được hưởng lợi từ việc tiếp tục sử dụng báo cáo tài chính phù hợp GAAP Nhật Bản và được kiểm toán theo quy định của GAAS Nhật Bản. Theo kết quả của cải cách trên, GAAP Nhật Bản là một trong những "chuẩn mực chất lượng cao, được quốc tếchuẩn mực kế toán được công nhận "được đề cập trong Tuyên bố G8 về “Bồi dưỡng tăng trưởng và thúc đẩy trách nhiệm kinh tế thị trường” vào tháng 6 năm 2003. Bây giờ có rất ít sự khác biệt giữa GAAP và IFRS Nhật Bản. Báo cáo tài chính do công ty niêm yết theoGAAP Nhật Bản có tính so sánh cao cho các nhà đầu tư với những người theo IFRS hoặc US GAAP 2. Vai trò của Nhật Bản trong quá trình hòa hợp và hội tụ của kế toán quốc tế nói chung 2.1 . Vai trò của Nhật Bản trong quá trình hòa hợp và hội tụ của kế toán quốc tế nói chung. - Sự hòa hợp và hội tụ nhằm làm giảm sự khác biệt trong khi vẫn duy trì tính linh hoạt cao của thực tiễn kế toán và áp dụng một hệ thống chuẩn mực kế toán chung trên toàn thế giới. Vì vậy nó khó có thể đạt được thông qua sự nỗ lực của một quốc gia riêng rẽ trong khi đó Nhật Bản là đất nước có nền kinh tế lớn mạnh, sự biến động nền kinh tế Nhật ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Do đó, Nhật có vai trò to lớn đóng góp cho sự phát triển kinh tế toàn cầu đặc biệt là trong quá trình hoà tụ và hội nhập của kế toán quốc tế. - Nhật Bản đã có những động thái tích cực trong hòa hợp và hội tụ kế toán quốc tế, thúc đẩy quá trình này phát triển rộng rãi hơn với vai trò: 2.1.1. Giúp cho việc soạn thảo các báo cáo tài chính hợp nhất trở nên dễ dàng hơn. Vì khi các công ty đa quốc gia của Nhật hợp nhất báo cáo tài chính thì có một sự khó khăn rất lớn đó là sự khác biệt kế toán giữa các công ty trong một tập đoàn. Để lập báo cáo tài chính hợp nhất, bên cạnh việc công ty mẹ cần chuyển đổi báo cáo tài chính các hoạt động của mình theo đơn vị tiền tệ kế toán của quốc gia nơi công ty mẹ đóng trụ sở thì công ty cũng cần chuyển đổi báo cáo tài chinh theo cơ sở kế toán của công ty mẹ. 2.1.2 . Tiếp cận thị trường vốn quốc tế thuận lợi hơn. Do sự khác biệt kế toán giữa các quốc gia làm cho Nhật cũng như các các công ty nói chung khó khăn trong việc tiếp cận thị trường vốn nước ngoài. Nếu một công ty muốn huy động vốn thông qua bán cổ phiếu hoặc vay ở nước ngoài, nó cần phải trình bày báo cáo tài chính của mình để tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán của quốc gia mà nó cần huy động vốn. 2.1.3. Tăng khả năng so sánh của các báo cáo tài chính. Khi chưa có sự hòa hợp và hội tụ, các công ty ở các quốc gia khác nhau áp dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau dẫn đến mất đi khả năng có thể so sánh được của báo cáo tài chính. Việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phân tích báo cáo tài chính của các công ty nước ngoài để công ty Nhật thực hiện các quyết định đầu tư và cho vay. 2.1.4. Giảm thiểu việc thiếu thông tin kế toán chất lượng cao. Vì ở một số nước hệ thống chuẩn mực kế toán chưa có chất lượng cao dẫn đến một số thiệt hại cho nền kinh tế. 2.2. Tác động của các tổ chức đa quốc gia đến quá trình hòa hợp và hội tụ của Nhật Bản. Các tổ chức đa quốc gia là lực lượng đại diện để thúc đẩy sự hòa hợp và hội tụ. Nó tác động đến Nhật Bản trong việc: -Giảm thiểu sự khác biệt trong hệ thống chuẩn mực kế toán của các quốc gia. -Tạo ra một hệ thống chuẩn mực kế toán chung có chất lượng cao. -Thúc đẩy sự phổ biến và áp dụng của hệ thống chuẩn mực kế toán chung. -Giảm thiểu sự khác biệt trong thực hành nghề nghiệp tại các quốc gia khác nhau. IV. So sánh chuẩn mực kế toán Nhật Bản với chuẩn mực kế toán quốc tế. 1. Các khoản phải thu ASBJ IAS Chia làm 3 loại: Phải thu thông Khi các khoản phải thu có sự thường, Phải thu khó đòi, Các giảm sút về giá trị Đánh giá lại khoản phải thu của các đối tượng nợ phải thu phá sản Phương pháp Ước tính nợ xấu đánh giá lại Chiết khấu về hiện tại các luồng tiền dự tính trong tương lai 2. Hợp đồng xây dựng: Phạm vi áp dụng ASBJ 17 IAS 11 Các chuẩn mực kế toán áp dụng đối với: Những HĐXD có ngày kí kết hợp đồng và ngày hoàn thiện rơi vào các kì khác nhau, bao gồm: -Hợp đồng xây dựng: Hợp đồng nhà thầu để mà xem xét được trả cho các kết quả của công việc và của mà thông số kỹ thuật cơ bản và các chi tiết của công trình được xác định theo hướng dẫn của khách hàng. -HĐ cung cấp dịch vụ -Phá dỡ hoặc khôi phục tài sản và khôi phục lại môi trường. -Phần mềm sản xuất theo đơn đặt hàng. Phân loại hợp đồng xây dựng Hạch toán kế toán Có 2 phương pháp xác định giá trị hợp đồng xây dựng: -Theo tỷ lệ phần trăm hoàn thành công việc. Có 2 loại hợp đồng xây dựng: -HĐ có giá cố định có tính đến các điều khoản tăng giá. -Các HĐ cộng thêm chi phí. -Theo phương pháp hoàn thành hợp đồng. Cách hạch toán được trình bày theo từng phương pháp: Phương pháp tỷ lệ phần trăm hoàn thành, phương pháp hoàn thành toàn bộ công trình. Ngoài ra còn trình bày kế toán cho khoản lỗ hợp đồng. Các hạch toán được trình bày một các tổng quát cho các xác định doanh thu, chi phí của HĐXD. Phương pháp tỷ lệ phần trăm hoàn thành: Tổng doanh thu hợp đồng và tổng chi phí hợp đồng và tỷ lệ phần trăm hoàn thành hoạt động xây dựng vào cuối kỳ báo cáo được dự toán và báo cáo trong báo cáo thu nhập trong thời gian hợp lý cho phù hợp. Doanh thu HĐXD bao gồm: Phương thức hoàn thành hợp đồng: Chi phí doanh thu và hợp đồng hợp đồng sẽ được báo cáo trong báo cáo thu nhập tại thời điểm giao hàng của các tài sản ngay sau khi hoàn thành toàn bộ công trình. Chi phí HĐXD: -Tổng giá trị thỏa thuận theo HĐ ban đầu. -Những khoản chênh lệch, đòi bồi thường, tiền thưởng khuyến khích ở mức giới hạn: có khả năng thực hiện và có thể tính toán đáng tin cậy. -Chi phí hợp đồng trực tiếp (CP nguyên vật liệu) -Chi phí hợp đồng chung (CP bảo hiểm). -Chi phí mà KH phải trả riêng cho các điều khoản hợp đồng. Các khoản lỗ có thể xảy ra mà tổng chi phí hợp đồng sẽ vượt quá tổng doanh thu hợp đồng và sự mất mát dự kiến có thể được ước tính một cách hợp lý, tổn thất dự kiến (lỗ hợp đồng), khác với số tiền tích lũy lợi nhuận hoặc lỗ được ghi nhận cho rằng hợp đồng trong khoảng thời gian trước, thì được công nhận là một mất mát trong khoảng thời gian này, trong đó tổn thất dự kiến sẽ trở thành có thể xảy ra và một điều khoản cho mất hợp đồng được công nhận. Nếu kết quả của hợp đồng xây dựng được có thể dự tính được một cách đáng tin cậy thì doanh thu và chi phí phải được ghi nhận theo giai đoạn hoàn thành. Phương pháp để quyết định giai đoạn hoàn thành: -Phần chi phí phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_tai_ke_toan_quoc_te_nhat_ban.doc
Tài liệu liên quan