LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 2
I/ Tài sản cố định và yêu cầu quản lý tài sản cố định 2
II/ Nội dung tổ chức kế toán tài sản cố định ở doanh nghiệp sản xuất 4
1. Phân loại TSCĐ: 4
1.1. Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: 4
1.2. Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, . 5
1.3. Tài sản cố định bảo quản, giữ hộ Nhà nước 5
2. Đánh giá tài sản cố định: 5
2.1. Xác định nguyên giá: 5
2.2. Giá trị hiện còn của tài sản cố định: 7
3. Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định: 7
3.1- Trình tự thủ tục hạch toán tài sản cố định: 7
3.2. Trình tự hạch toán 9
PHẦN II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY THI CÔNG VÀ CẤP NƯỚC QUẢNG NINH 21
I.Giới thiệu khái quát về công ty thi công và cấp nước Quảng Ninh. 21
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 21
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty thi công và cấp nước Quảng Ninh. 22
II. Công tác kế toán và đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Thi công và cấp nước Quảng Ninh 25
1. Công tác kế toán. 25
2. Tổ chức bộ máy Kế toán: 26
II/ Thực trạng tổ chức kế toán tài sản cố định ở Công ty Thi công và cấp nước Quảng ninh: 27
1. Tình hình và công tác quản lý tài sản cố định: 27
2. Tổ chức hạch toán kế toán TSCĐở Công ty Cấp nước Quảng ninh: 30
3. Tình hình phân tích kinh tế về tài sản cố định: 35
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY THI CÔNG VÀ CẤP NƯỚC QUẢNG NINH 37
I/ Một số nhận xét về Công tác tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ ở Công ty Cấp nước: 37
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa Công tác hạch toán kế toán TSCĐ ở Công ty Cấp nước Quảng ninh: 39
KẾT LUẬN 42
37 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thi công và cấp nước Quảng ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hoàn thành bàn giaođưa vào sử dụng phải ghi tăng nguyên giá va kết chuyển nguồn vốn giống như tăng TSCĐ do mua sắm phải qua lắp đặt.
*Trưòng hợp tăng do các đơn vị tham gia liên doanh góp:
Nợ TK 211: Nguyên giá.
Có TK 411: (Chi tiết vốn liên doanh): Gía trị vốn góp.
*Tăng do đánh giá TSCĐ:
BT1) Phần chênh lệch tăng nguyên giá
Nợ TK 211
Có TK 412
BT2) Phần chệnh lệch tăng hao mòn ( nếu có)
Nợ TK 412
Có TK 214
Nếu phát hiện tài sản cố định thừa chưa ghi sổ, khi phát hiện sẽ ghi tăng tài sản cố định tuỳ từng trường hợp như các trường hợp trên, nếu tài sản cố định đó đang sử dụng thì phải xác định hao mòn để ghi tăng hao mòn và tính vào chi phí kinh doanh.
b/ Kế toán giảm tài sản cố định:
Tài sản cố định hữu hình ở doanh nghiệp giảm trong các trường hợp:
- Do nhượng bán tài sản cố định không cần dùng
- Do thanh lý tài sản cố định hư hỏng
- Do mang đi góp vốn liên doanh
- Do bàn giao tài sản cho các đơn vị khác theo quyết định của các cấp có thẩm quyền
Do mất mát, thiếu tài sản cố định
*Giảm do chuyển thành công cụ , dụng cụ:
Nếu giá tri còn lại nhỏ, kế toán sẽ phân bổ hết vào chi phí kinh doanh:
Nợ TK 214 :Gía trị hao mòn luỹ kế.
Nợ TK 627( 6273) : Tính vào chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 641(6423 ): Tính vào chi phí bán hàng.
Nợ TK642( 6423 ):Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
*Giảm do vốn góp liên doanh bằng TSCĐ:
Những TSCĐ gửi đi tham gia liên doanh do không còn thuộc quỳên sử dụng của doanh nghiệp nữa nên được coi như khấu hao hết giá trị một lần. Phần chênh lệch giữa gía trị vốn góp với giá trị còn lại của TSCĐ góp vốn sẽ được ghi vào TK412.
Nợ TK 222: Gía trị vốn góp liên doanh dài hạn.
Nợ TK128: Gía trị vốn góp liên doanh ngắn hạn.
Nợ TK 214( 2141 ): Gía trị hao mòn.
Nợ (hoặc Có) TK 412: Chênh lệch
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
* Trường hợp tài sản cố định thiếu, hoặc mất:
Tuỳ theo nguyên nhân cụ thể để xác định trách nhiệm vật chất và hạch toán phần giá trị còn lại của tài sản cố định bị mất, thiếu đó, căn cứ vào biên bản xử lý tài sản cố định thiếu mất:
Bắt bồi thường, chờ xử lý: Hạch toán vào TK 138 “Phải thu khác”
Dùng quĩ dự phòng tài chính để bù đắp: TK 415 “Quĩ dự phòng Tài chính”
Hoặc hạch toán vào chi phí bất thường: TK 821 “Chi phí bất thường”
*Trường hợp do đánh giá lại giảm tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ TK 412 : “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” (theo giá trị còn lại)
Nợ TK 214: “Hao mòn tài sản cố định” ( Giá trị hao mòn)
Có TK 211 “Nguyên giá TSCĐ”
c/ Kế toán khấu hao tài sản cố định:
ở doanh nghiệp, tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh, mọi tài sản đều chỉ có thời gian hữu ích nhất định, trong quá trình sử dụng nó bị hao mòn dần, Hao mòn tài sản cố định bao gồm hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình:
Giá trị tài sản cố định lớn, thời gian sử dụng lâu dài, trong quá trình sản xuất kinh doanh nó bị hao mòn dần, việc tính giá trị hao mòn vào chi phí sản xuất kinh doanh người ta gọi là trích khấu hao tài sản cố định.
Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán, phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định, giá trị hao mòn là biểu hiện bằng tiền của sự hao mòn tài sản cố định.
Theo cơ chế chính sách hiện hành, số tiền trích khấu hao cơ bản tài sản cố định ở các doanh nghiệp Nhà nước cho phép để lại toàn bộ để doanh nghiệp chủ động sử dụng khi cần thiết.
Tất cả tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh phải trích khấu hao, mức trích khấu hao tài sản cố định được hạnh toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, việc tích khấu hao tài sản cố định phải dựa vào thời gian hữu dụng và giá trị tận dụng của tài sản cố định.
Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không phải trích khấu hao: Tài sản cố định không cần dùng, chưa cần dùng, tài sản cố định thuộc dự trữ Nhà nước, tài sản cố định phục vụ các hoạt động phúc lợi, tài sản cố định chờ thanh lý....
Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: Có nhiều phương pháp tính khấu hao:
Phương pháp khấu hao bình quân (Khấu hao đường thẳng)
Phương pháp khấu hao theo sản lượng
Các phương pháp khấu hao nhanh
Hiện nay theo quyết định 166/2002/QĐ-BTC của Bộ trưởng bộ Tài chính qui định tài sản cố định trong các doanh nghiệp được trích khấu đường thẳng, nội dung như sau:
- Căn cứ vào các qui định kèm trong chế độ này, doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định.
- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức:
Mức trích khấu hao Nguyên giá tài sản cố định
Trung bình hàng năm =
của tài sản cố định Thời gian sử dụng
Việc khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo nguyên tắc: Tài sản cố định tăng hoặc giảm trong tháng này thì từ tháng sau sẽ trích hoặc thôi không trích khấu hao.
Số trích khấu Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao
hao trong quí = quí (tháng) + tăng trong quí - giảm trong quí
(tháng) này trước (tháng) này (tháng) này
Để kế toán khấu hao tài sản cố định, kế toán sử dụng tài khoản 214 “Hao mòn TSCĐ” và tài khoản ngoài bảng 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản”, Khi tiến hành khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí sản xuất
- Khi giảm tài sản cố định thì cũng đồng thời giảm giá trị đã hao mòn, nếu chưa khấu hao hết thì phần giá trị còn lại của TSCĐ ghi vào chi phí bất thường.
Đối với những tài sản cố định đã hết khấu hao vẫn còn sử dụng được thì không tiến hành trích khấu hao; Những tài sản cố định dùng cho hoạt động phúc lợi, hoạt động sự nghiệp thì không trích khấu hao nhưng vẫnphản ánh giá trị hao mòn, ghi
Nợ TK 4313 “Quĩ phúc lợi đã hình thành TSCĐ”
Nợ TK 466 “Nguồn vốn kinh phí hình thành TSCĐ”
Có TK 2412 “Hao mòn tài sản cố định”.
d/ Kế toán sửa chữa tài sản cố định
Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định cần phải được bảo dưỡng hoặc hoặc sửa chữa khi chúng bị hư hỏng nhằm duy trì năng lực bình thường của tài sản cố định; Tuỳ theo mức độ sửa chữa mà chia thành sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định
* Sửa chữa thường xuyên:
Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định là công việc sửa chữa nhỏ, sửa chữa lặt vặt mục đích bảo dưỡng duy tu có tính chất thường xuyên. Chi phí sửa chữa thường xuyên được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Nếu chi phí nhỏ được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, chi phí lớn sẽ được phân bổ dần
* Sửa chữa lớn:
Sửa chữa lớn tài sản cố định là công việc sửa chữa có tính chất thay thế, đại tu những bộ phận chủ yếu của tài sản cố định nhằm khôi phục năng lực làm việc của tài sản cố định, trong quá trình sửa chữa lớn tài sản cố định ngừng hoạt động.
Để sửa chữa lớn tài sản cố định, doanh nghiệp phải có kế hoạch sửa chữa lớn, kế hoạch dự trù chi phí từ đầu năm.
Sửa chữa lớn tài sản cố định có hai trường hợp:
+ Sửa chữa lớn tài sản cố định có tính chất làm khôi phục tiến hành theo kế hoạch:Kết chuyển vào chi phí phải trả.
Nợ TK 335: Gía thành thực tế công tác sữa chữa.
Có TK 2413:Gía thành thực tế công tác sửa chữa
+Sữa chữa lớn TSCĐ có tính chất khôi phục tiến hành ngoài kế hoach
Nợ TK 142(1421): Gía thành thực tế công tác sữa chữa
Có TK 2413: Gía thành thực tế công tác sửa chữa
e/ Đánh giá lại tài sản cố định
Doanh nghiệp được đánh giá lại tài sản cố định trong các trường hợp:
Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của Nhà nước
Thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu
Dùng tài sản để đi liên doanh góp vốn cổ phần hoặc nhận tài sản liên doanh về
Đánh giá lại tài sản cố định khi nâng cấp, trang bị lắp đặt thêm hoặc tháo dỡ bớt bộ phận của tài sản.
Phần II: Khái quát chung về Công ty Thi công và cấp nước Quảng Ninh
I.Giới thiệu khái quát về công ty thi công và cấp nước Quảng Ninh.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty thi công và cấp nước Quảng Ninh là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh được thành lập và hoạt động từ năm 1976 theo quyết định số 484 TC/UB ngày 3/8/1976 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Được thành lập lại theo nghị định số 388 HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) tại quyết định số 2750 QĐ/UB ngày 4/12/1992. Được chuyển từ doanh nghiệp kinh doanh sang doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích tại quyết định số 1066 QĐ/UB ngày 9/4/1997 của UBND tỉnh, theo nghị định 56 CP của Chính phủ. Công ty được thành lập trên cơ sở sát nhập hai đơn vị cũ là công ty lắp máy diện nước và xí nghiệp nước Hồng Gai thành một công ty cấp tỉnh cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới và ddáp ứng được nhu cầu về sản xuất và đời sống dân sinh.
Trụ sở chính đặt tại số 375 đường Nguyễn Văn Cừ, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Theo quyết định thành lập, công ty có dủ tư cách pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của sở xây dựng Quảng Ninh. Công ty được nhà nước cấp vốn để sản xuất, có con dấu riêng, được phép mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng.
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất, phân phối nước sạch cho sản xuất, du lịch và dịch vụ và sinh hoạt của nhân dân đô thị. Ngoài ra công ty còn thi công, lắp đặt và sửa chữa hệ thống cung cấp nước trên địa bàn tỉnh. thiết kế, quy hoạch các công trình cấp nước thuộc vố ngân sách và vốn doanh nghiệp tự đầu tư.
Trong những năm đầu mới thành lập, công ty gặp rất nhiều khó khăn như: cơ sở vật chất còn phân tán, lạc hậu, qui mô sản xuất nhỏ, không đồng bộ. Đến nay qui mô và năng lực phát triển khá cao cả về lượng và chất. Công ty có một cơ cấu tổ chức đồng bộ, khép kín, trình độ chuyên môn hoá cao, đủ sức đảm nhiệm công việc thi công và cấp nước cho sản xuất và đời sống dân sinh trên địa bàn tỉnh.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty thi công và cấp nước Quảng Ninh.
Công ty thi công và cấp nước Quảng Ninh là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân. Bộ máy công ty gồm: Giám đốc, là người điều hành cao nhất. Một số phó Giám đốc giúp giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc. Kế toán trưởng giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức, thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty, và có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
* Các phòng ban thực hiện chức năng của công ty:
1.Phòng kế hoạch.
2. Phòng kinh doanh.
3. Phòng kỹ thuật, thiết kế.
4. Phòng tài vụ, kế toán, thống kê.
5. Phòng tổ chức hành chính.
6. Phòng vật tư.
7. Phòng quản lý quy chế.
8. Phòng kiểm định đồng hồ.
9. Ban phát triển khách hàng.
* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban công ty:
1. Phòng kế hoạch:
Là một trong các phòng tham mưu tổng hợp trong lĩnh vực quản lý kinh tế, là một trong các phòng đầu mối đề xuất giải quyết các công việc có liên quan đến tổ chức sản xuất, kinh doanh, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch và chế độ chính sách về quản lý kinh tế, xây dựng cơ bản.
2. Phòng tài vụ:
- Tổ chức công tác hạch toán, kế toán, thống kê theo quy định của Nhà nước. Thực hiện ghi chép phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ toàn bộ tài sản và diễn biến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để tham mưu cho lãnh đạo ttong lĩnh vực quản lý kinh tế-tài chính và phát huy hiệu quả sử dụng của đồng vốn.
- Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn trong công ty.
- Kiểm tra thực hiện kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, SCL tài sản cố định, các định mức kinh tế, kỹ thuật.
- Kiểm tra việc chấp hành các chính sách kinh tế, tài chính, các chế độ tiêu chuẩn, định mức chi tiêu và kỷ luật tài chính của Nhà nước. Việc thực hiện chế độ thanh toán với Nhà nước (nộp ngân sách và các nghiệp vụ khác) với các tổ chức tín dụng, với người lao động.
3. Phòng kinh doanh:
Phòng kinh doanh của công ty có chức năng quản lý theo dõi tiêu thụ sản phẩm nước sạch từ khâu phát triển khách hàng, sử dụng nước đến khi thu tiền về tài khoản, quỹ công ty, đảm bảo cung cấp đầy đủ cũng như lập kế hoạch tiêu thụ sao cho cônmg ty phát huy hết năng lực sản xuất.
4. Phòng kỹ thuật:
Là bộ phận tham mưu giúp việc cho lãnh đạo công ty về công tác khoa học kỹ thuật. Quản lý quy trình sản xuất- KHKT. Quản lý công tác an toàn lao động- phòng chống mưa bão- phòng chống cháy nổ. Quản lý công tác đào tạo, bổ túc nâng bậc công nhân. Thiết kế các công trình cấp nước- mạng lưới- quản lý và thực hiện quy hoạch nước của địa phương, quản lý vệ sinh môi trường nước nguồn. Xây dựng kế hoạch sản xuât nước máy- Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao vật chất trong các khâu sản xuất. Xây dựng quy trình vận hành máy móc thiệt bị mạng lưới cấp nước hợp lý đạt hiệu quả kinh tế và quản lý chất lượng nước
5. Phòng tổ chức hành chính- Lao động tiền lương
Tham mưu giúp việc co giám đốc các vấn đề có liên quan đến công tác tổ chức cán bộ trong Công ty, công tác quản lý cán bộ và chính sách cán bộ. Ngoài ra phòng tổ chức hành chính còn có nhiệm vụ về công tác quản lý lao động tiền lương như xây dựng các kế hoạch, quy chế quy định về lao động tiền lương. Tổ chức quản lý, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các quy chế, quy định về lao động tiền lương. Tổng hợp các văn bản báo cáo của các đơn vị về lao động tiền lương.
Về mặt công tác hành chính văn thư: xây dựng và quản lý nội quy làm việc trong nội bộ cơ quan, nội quy làm việc của khách đến quan hệ công tác với Công ty. Quản lý công văn đi và đến chặt chẽ đúng nguyên tắc, chuyển công văn đi và đến kịp thời và đúng thủ tục hành chính.
6. Phòng vật tư.
Chuẩn bị cung cấp đầy đủ vật tư, đảm bảo giá cả và chất lượng vật tư. Mua sắm, quản lý, giải quyết vật tư cho toàn Công ty trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cấp nước, thi công các công trình về cấp nước. Ngoài ra còn có chức năng cấp phát, quản lý, vận chuyển vật tư cho các đơn vị trong toàn Công ty khi có nhu cầu.
7. Phòng quản lý quy chế.
Là một phòng nghiệp vụ chức năng chủ yếu làm tham mưu cho lãnh đạo Công ty về quản lý các quy chế của nhà nước, của tỉnh, của ngành, của đơn vị về chuyên ngành cấp nước và sử dụng nước. Đề xuất những giải pháp trong quản lý các quy chế đó.
8. Ban phát triển khách hàng.
Là một bộ phận được hình thành tuỳ theo nhiệm vị cụ thhể của Công ty trong từng giai đoạn. Chủ yếu hình thành khi có dự án đầu tư về phát triển mở mạng các tuyến ống phân phối và đấu nối hộ gia đình. Nhiệm vụ chủ yếu là lập kế hoạch tiến độ thực hiện dự án các tuyến ống phân phối và đấu nối hộ gia đình. Tuyên truyền trong cộng đồng về chính sách đấu nối. Xây dựng, thực hiện và phổ biến các chính sách đối với các đơn vị trực thuộc.
9. Phòng kiểm định đồng hồ.
Giúp giám đốc Công ty quản lý công tác lắp đặt, sử dụng, sửa chữa đồng hồ, kiểm tra hướng dẫn các đơn vị thực hiện pháp lệnh đo lường, quy định của nhà nước, của UBND tỉnh và của Công ty về quản lý, lắp đặt, sử dụng đồng hồ.
II. Công tác kế toán và đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Thi công và cấp nước Quảng Ninh
1. Công tác kế toán.
Số liệu kế toán là cơ sở cho các nhà quản lý phân tích, đánh giá để đưa ra quyết định hoạt động của công ty. Vì vậy, để có cơ sở đúng đắn, công tác kế toán phải được tổ chức một cách khoa học phù hợp với đặc trưng cơ cấu quản lý và đặc điểm sản phẩm, dây chuyền công nghệ ... của Công ty đồng thời phải kết hợp với những thông lệ chung về chế độ kế toán của bộ tài chính mà công việc quan trọng nhất đó là bộ máy kế toán. Trên cơ sở đó theo dõi tình hình luân chuyển chứng từ, quá trình ghi sổ, tổng hợp số liệu, lập báo cáo định kỳ.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán phân tán và tiến hành hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Sở dĩ Công ty áp dụng hình thức này bởi lẽ địa hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty quá rộng, dàn trải trên địa bàn toàn tỉnh bao gồm một thầnh phố Hạ Long trực thuộc tỉnh và các thị xã Cẩm Phả, Uông Bí, hai thị trấn Mạo Khê, Đông Triều.
Sơ đồ Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ, thẻ kết toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu kiểm tra
: Ghi cuối tháng
2. Tổ chức bộ máy Kế toán:
Về cơ cấu tổ chức phòng kế toán, Công ty thi công và cấp nước Quảng Ninh gồm 4 người. Trong đó phân công công việc cụ thể như sau:
Kế toán trưởng ( Trưởng phòng Kế toán ):
KTT chịu trách nhiệm chính về công tác tổ chức kế toán thống kê cho phù hợp với tổ chức SXKD của công ty trong từng giai đoạn, không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của bộ máy kế toán. Đồng thời chịu trách nhiệm về số liệu quyết toán tài chính của Doanh Nghiệp trước Giám Đốc và Nhà Nước. Thực hiện gửi đúng kỳ hạn các báo cáo kế toán - thống kê và quyết toán tài chính của DN theo chế độ quy định. Tính toán và trích nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách. Thanh toán đúng kỳ hạn các khoản công nợ phải thu phải trả.
Kế toán tổng hợp ( Phó phòng Kế toán ):
Thực hiện công tác kế toán tổng hợp hoạt động SXKD của công ty. Lập và gửi đúng hạn quyết toán tài chính theo chế độ quy định. Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để kịp thời uốn nắn nhũng sai sót và báo cáo KTT những vi phạm về quản lý tài chính - công tác hạch toán kế toán để công ty có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Thực hiện việc sao lưu dữ liệu kế toán của toàn công ty.
Kế toán thanh toán và vật tư :
Thanh toán các khoản nộp Ngân sách trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng, theo dõi thanh toán lương, thưởng, các khoản thu nhập khác cho CBCNV đúng chế độ, kịp thời. Theo dõi và thanh toán các khoản công nợ phải thu, phải trả. Lập báo cáo kiểm kê vật tư theo quy định của Nhà Nước và Công ty.
Kế toán công nợ và tài sản cố định :
- KT TSCĐ: Mở đầy đủ sổ sách theo dõi TSCĐ theo quy định của Nhà Nước để phản ánh số hiện có và sự biến động của từng TSCĐ hoặc nhóm TSCĐ. Lập báo cáo kiểm kê TSCĐ hàng năm theo quy định của Nhà nước.
KT theo dõi công nợ: Thường xuyên theo dõi công nợ phải thu phải trả để nắm bắt diễn biến của các khoản công nợ đó, chủ động kết hợp với kế toán thanh toán có biện pháp thu hồi công nợ. Lập các biên bản xác nhận công nợ giữa chủ nợ và khách nợ theo quy định của Nhà Nước phục vụ cho báo cáo quýêt toán tài chính và cơ sở cho việc xử lý công nợ dây dưa.
II/ Thực trạng tổ chức kế toán tài sản cố định ở Công ty Thi công và cấp nước Quảng ninh:
1. Tình hình và công tác quản lý tài sản cố định:
Tài sản cố định của Công ty Thi công và cấp nước Quảng ninh chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản hiện có của Công ty, theo báo cáo quyết toán tài chính năm 2001 của Công ty, nguyên giá TSCĐ hiện có trên 120 tỉ đồng.
Do nhiệm vụ sản xuất và địa bàn hoạt động, Công ty Cấp nước Quảng ninh sãnuất và phân phối nước sạch cho nhu cầu sản xuất và dân sinh trên địa bàn toàn tỉnh mà Quảng ninh là một tỉnh địa hình trải dài dọc bờ biển,có nhiều đồi núi, dân cư không tập trung...các trạm bơm tăng áp phải có công suất lớn, đường ống truyền dẫn dài...Vì thế tài sản cố định nhiều về số lượng, giá trị. TSCĐ của Công ty nằm rải rác khắp nơi trong Tỉnh nên việc quản lý cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
- Tài sản cố định của Công ty Thi công và cấp nước Quảng ninh tương đối đồng bộ và hiện đại, trong đó thiết bị truyền dẫn là đường ống gang, đường ống thép chiếm tỉ trọng lớn, những tuyến ống phân phối lớn này được xây dựng trước năm 1990 khi các Nhà máy nước Diễn vọng, Đồng ho... vào hoạt động thay thế cho các trạm bơm giếng ngầm cạn nguồn. Những năm gần đây, tài sản cố định của Công ty được đổi mới nâng cấp rất nhiều: Mở rộng mạng ống phân phối, tăng công suất máy bơm, máy biến áp, Dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống cấp nước Thành phố Hạ long và thị xã Cẩm phả giai đoạn I đang hoàn thành với tổng số vốn đầu tư trên 400tỉ đồng.
ã Phân loại tài sản cố định:
TSCĐ của Công ty Cấp nước Quảng ninh được phân nhóm theo hình thức biểu hiện, công dụng kinh tế và tình hình sử dụng một cách chi tiết:
1/ TSCĐ đang dùng:
a/ TSCĐ hữu hình:
Nhà cửa, vật kiến trúc: Nhà cửa, bể, giếng, vật kiến trúc khác
Máy móc thiết bị công tác (Máy bơm, máy cơ khí)
Máy móc thiết bị động lực ( máy biến áp),
Thiết bị truyền dẫn (đường ống gang, ống thép, đường điện..),
Dụng cụ quản lý ( Máy tính, máy điều hoà, xe máy... )
b/ Tài sản cố định vô hình
2/ Tài sản cố định chưa cần dùng, chờ thanh lý
ã Tình hình biến động (tăng giảm ) tài sản cố định :
Tài sản cố định của Công ty được hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản hàng năm, từ nguồn vốn góp, quĩ khuyến khích phát triển sản xuất
Hàng năm ở Công ty luôn có phát sinh tăng tài sản cố định chủ yếu là từ mua sắm và xây dựng cơ bản hoàn thành, đồng thời căn cứ vào hiện trạng tài sản cố định, tình hình sử dụng thực tế và Công ty cũng có một số trường hợp giảm tài sản cố định do nhượng bán, thanh lý.
Qui mô và tình hình biến động TSCĐ năm 2003 của Công ty được thể hiện qua thuyết minh báo cáo tài chính năm 2003 như sau: (trang sau)
ã Tài sản cố định của Công ty được phân cấp quản lý tới tổ từng tổ trạm, từng người công nhân dưới sự giám sát của các phòng ban trên Công ty, Xí nghiệp
- Phòng tài vụ Công ty có nhiệm vụ ghi chép, hạch toán đầy đủ chính xác số lượng, giá trị tài sản cố định trong toàn Công ty, tính đúng, đủ trị giá khấu hao tài sản, phân tích tình hình sử dụng, bảo quản máy móc thiết bị, cùng với các phòng ban và đơn vị trực tiếp quản lý tài sản cố định đánh giá tài sản cố định khi nhượng bán, thanh lý, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, định mức sửa chữa tài sản cố định, bàn giao tài sản cố định cho đơn vị sử dụng khi có phát sinh tăng, giảm, điều chuyển.
- Tại các đơn vị sử dụng: Có đầy đủ hồ sơ sổ sách theo dõi tài sản cố định, thẻ tài sản cố định., sổ chi tiết TSCĐ toàn Xí nghiệp theo từng trạm quản lý, từng loại tài sản; Có sổ theo dõi giờ hoạt động của máy bơm; Các đơn vị và cá nhân trực tiếp quản lý sử dụng tài sản cố định phải chịu trách nhiệm vật chất khi tài sản của doanh nghiệp bị hư hỏng mất mát do nguyên nhân chủ quan
ã Đánh giá tài sản cố định:
Để hạch toán tài sản cố định, tính khấu hao tài sản cố định và phân tích hiệu quả đầu tư, sử dụng TSCĐ thì kế toán phải đánh giá chính xác giá trị tài sản cố định, đánh giá TSCĐ là phản ánh trị giá vốn của chúng. Trong việc ghi chép và phản ánh giá trị tài sản cố định trên sổ sách báo cáo kế toán ở Công ty cấp nước Quảng ninh đều phản ánh theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định.
Đối với tài sản mua sắm thì nguyên giá là giá mua + chi phí thu mua +thuế trước bạ + Chi phí chạy thử...
Giá trị còn lại của tài sản cố định khi đó là nguyên giá.
Đánh giá lại tài sản cố định tại Công ty Cấp nước Quảng ninh thực hiện khi có quyết định kiểm kê đánh giá lại TSCĐ của Nhà nước, đánh giá lại phải đánh giá cả nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ tên cơ sở mặt bằng giá cả thị trường và giá trị còn lại thực tế đánh giá theo tỉ lệ %.
2. Tổ chức hạch toán kế toán TSCĐở Công ty Cấp nước Quảng ninh:
a/ Kế toán tăng TSCĐ:
ở Công ty Cấp nước Quảng ninh, tài sản cố định được ghi tăng trong các trường hợp sau:
Do Xây dựng cơ bản hoàn thành
Do mua sắm.
- Căn cứ vào yêu cầu sản xuất và kế hoạch của Công ty, phòng Tài vụ kết hợp với phòng Kế hạch, Kỹ thuật, Vật tư chủ động tìm nguồn hàng, chọn B thi công, ký hợp đồng về thủ tục, chất lượng, giá cả, thời hạn...
Khi giao hàng, hoặc khi hoàn thành bàn giao có biên bản giao nhận (Hoặc có quyết toán công trình được duyệt), thanh lý hợp đồng, hoá đơn giá trị gia tăng, kế toán làm thủ tục thanh toán tiền, giữ lại 5% tiền bảo hành
Sau khi tìm nguồn hàng, chọn người cung cấp, Công ty ký hợp đồng cung cấp cùng với Liên hiệp Khoa học sản xuất công nghệ viễn thông tin học (HTI), trong hợp đồng nêu rõ số lượng, giá cả, đặc trưng kỹ thuật, hình thức địa điểm, thời hạn thanh toán giao nhận....
+ Tổ chức kế toán tổng hợp tăng TSCĐ:
Dựa vào hoá hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng, biên bản giao nhận, hoá đơn bán hàng, kế toán thanh toán chuyển trả tiền cho Liên hiệp HTI với số tiền bằng 90% tổng số tiền phải thanh toán trên hoá đơn bán hàng, Công ty giữ lại 5% bảo hành theo chế độ quản lý tài chính hiện hành
Kế toán thanh toán hạch toán:
Khi nhận hồ sơ thủ tục:
Nợ TK 211(2115) 46.194.000
Nợ TK 133 (1332) 4.619.400
Có TK 331 (331 LH HTI) 50.813.400
Khi thanh toán tiền trả: ( 95% )
Nợ TK 331 (331 LH HTI ) 48.270.000
Có TK 1112 48.270.000
Tiếp đó lên bảng kê, vào sổ chi tiết thanh toán với người bán, chuyển bảng kê cho kế toán tổng hợp.
Cuối kỳ, kế toán tổng hợp khoá sổ, tính tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh nợ, phát sinh có, số dư của từng tài khoản trên sổ cái, lập bản cân đối số phát sinh, sau khi đối chiếu khớp đúng, kế toán lên báo cáo tài chính. Kế toán tài sản cố định đói chiếu số liệu ở sổ chi tiết với số liệu của kế toán tổng hợp, khớp thì vào thuyết minh báo cáo tài chính phần “Tình hình tăng giảm TSCĐ” theo nhóm TSCĐ.
b/ Kế toán giảm tài sản cố định:
Tài sản cố định ở Công ty Cấp nước Quảng ninh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và có nhiều tài sản thời gian sử dụng khá dài, một số máy bơm, máy biến áp cháy hỏng do nguyên nhân khách quan, đường ống phân phối nằm sâu dưới lòng đường, dưới nhà dân vỡ hỏng, nhà cửa kho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3123.doc