Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 2

1.1/ Những vấn đề chung về chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp 2

1.1.1/ Khái niệm chi phí sản xuất 2

1.1.2/ Phân loại chi phí sản xuất 2

1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế. 2

1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí . 3

1.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất xây lắp với khối lượng của doanh nghiệp sản xuất xây lắp. 3

1.2/ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các đơn vị xây lắp 4

1.2.1/ Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các đơn vị xây lắp 4

1.2.2/ Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp 4

1.2.3/ Trình tự và nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất 5

1.2.3.1/ Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất 5

1.2.3.2/ Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 5

1.2.4/ Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 11

CHƯƠNG 2: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN HÀ NỘI 12

2.1/ Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội 12

2.1.1/ Quá trình hình thành và phát triển 12

2.1.2/ Chức năng, nhiêm vụ 13

2.1.3/ Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty 14

2.1.4/ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công Ty 15

2.1.5/ Kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty ( 2005-2006) 16

2.2/ Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công Ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội 17

2.2.1/ Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 17

2.2.2/ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công Ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội 18

2.2.2.1/ Kến toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp 18

2.2.2.2/ Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 20

2.2.2.3/ Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công 21

2.2.2.4/ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 23

2.2.2.5/ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 24

2.2.2.6. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 25

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN HÀ NỘI 26

3.1/ Đánh giá khái quát tình hình kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà nội 26

3.1.1/ Ưu điểm 26

3.1.2 /Nhược điểm 26

4.2/ Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội 27

KẾT LUẬN 29

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng cấc công trình công cộng thuộc dự án nhóm B - Xây dựng công trình nhà ở, xây dựng đường giao thông - Xây dựng công trình thủy lợi - Thi công xây lắp điện dân dụng, chiếu sáng - Đầu tư xây dựng, kinh doanh mua, bán nhà, khách sạn - Tư vấn về đầu tư xây dựng, nhà đất, lữ hành du lịch. - Kinh doanh thương mại tổng hợp, bán buôn, bán lẻ, uỷ thác đại lý hàng công nghệ phẩm, kim khí điện máy, điện tử dân dụng. - Xây dựng, lắp đặt hệ thống điều hoà không khí, thiết bị điện lạnh. Trong 37 năm xây dựng và trưởng thành hiện nay công ty đang có một đội ngũ công nhân lên tới 850 người, với số vốn 5.645.887.096 và 8 xí nghiệp thành viên. Trong năm 2007 với việc cổ phần hoá công ty, công ty đã huy động được một nguồn vốn khá lớn của cán bộ cá nhân trong và ngoài công ty góp phần đảm bảo để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra trong những năm sắp tới. 2.1.3/ Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty (Xem sơ đồ 01 - Trang 1 - phụ lục) Cũng như các DN khác, bộ máy quản lý Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội chịu sự chi phối bởi đặc điểm của nghành xây dựng cơ bản. Do vây, bộ máy quản lý của Công ty phải bố trí sao cho chặt chẽ, khoa học và được minh hoạ qua sơ đồ 02 trên đây: - Đứng đầu là Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty ngoài cấc vấn đề liên quan đến đại hội cổ đông. - Ban kiểm soát: Có trách nhiệm thực hiện thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty, thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của Công ty. - Ban giám đốc điều hành: Có nhiệm vụ thay mặt Hội đồng quản trị điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị của Công ty. - Các phòng ban chức năng gồm có: + Phòng kế hoạch tổng hợp: Có nhiệm vụ khai thác thị trường, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ, kiểm tra dự toán vào thầu, lập dự toán thi công, xây dựng tiến độ nội bộ phù hợp với tiến độ công trình, lập kế hoach sản xuất kỹ thuật, tổ chức thanh quyết toán công trình với bên A, giao khoán và thanh quyết toán hợp đồng kinh tế nội bộ. Có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán để lập các kế hoạch tài chính của các công trình. + Phòng hành chính quản trị: Có nhiệm vụ giải quyết các công việc của Công ty, tổ chức thực hiện công tác văn phòng, quản lý giấy tờ hồ sơ có liên quan đến phòng tổ chức và hành chính. + Phòng tổ chức lao động: Giúp giám đốc trong công việc tổ chức nhân sự, hành chính của Công ty. Tuyển dụng và đào tạo lao động cho công ty. + Phòng tài chính kế toán: Tổ chức mọi hoạt động tài chính kinh tế diễn ra tại Công ty theo đúng chế độ kế toán Nhà Nước quy định. Xây dựng chế độ thu chi tiền mặt theo kế hoạch của Công ty, thông tin kịp thời cho lãnh đạo và các phòng ban liên quan. + Phòng quản lý xây lắp: Có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho giám đốc Công ty trong các mặt công tác có liên quan đến việc quản lý xây lắp, xây dựng quy trình quản lý chất lượng, kỹ thuật, an toàn lao động, phòng chống thiên tai. Lập kế hoạch về công tác đầu tư trang thiết bị thi công phục vụ xây lắp, đề xuất việc thanh lý các trang thiết bị thi công, nhà xưởng và các phương tiện sản xuất vật liệu xây dựng của Công ty. + Phòng quản lý dự án: Có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực phát triển, quản lý điều hành các dự án đầu tư phát triển nhà và đô thị, trụ sở làm việc, văn phòng nhà ở và cho thuê. + Các xí nghiệp xây lắp: Có nhiệm vụ quản lý Xí nghiệp và tổ chức thi công theo yêu cầu, nhiệm vụ của giám đốc giao, tổ chức ký kết hợp đồng khoán của đội. Chỉ đạo sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ, kỹ thuật – mỹ thuật theo đúng thiết kế quản lý lao động, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, trực tiếp quản lý các đội là Giám đốc Công ty. Vì vậy các xí nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cấp trên những sai phạm nếu có, đồng thời có nhiệm vụ cung cấp các chứng từ liên quan cho các phòng ban. 2.1.4/ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công Ty * Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Xem sơ đồ 02 - trang 2 - phụ lục) Xuất phát từ thực tiễn sản xuất, trang thiết bị, nhu cầu hoạt động và trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên kế toán, Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội đã tổ chức bộ máy kế toán theo sơ đồ như trên cụ thể : - Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế, kiểm tra, kiểm soát việc lập và thực hiện các kế hoạch sản xuất- kỹ thuật- tài chính của Công ty. Kiểm tra tình hình biến động tài sản và nghĩa vụ thực hiện đối với ngân sách Nhà Nước. - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp sổ sách của kế toán viên vào mỗi quý, mỗi năm, đồng thời đối chiếu sổ phát sinh, số dư giữa sổ cái và các tài khoản chi tiết, xác định kết quả kinh doanh và thực hiện trả lương, phí cho nhân viên trong Công ty. - Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có và tình trạng tăng giảm về số lượng, chất lượng, khấu hao và nhượng bán tài sản cố định. - Kế toán vật tư kiêm thủ quỹ: Phản ánh số lượng, chất lượng, giá trị vật tư hàng hoá, công cụ lao động mua vào, xuất sử dụng, tính và phân bổ chi phí vật liệu vào chi phí giá thành, phát hiện thừa thiếu, ứ đọng. Đảm trách bảo quản quỹ tiền mặt, thu chi tiền mặt…phản ánh kịp thời vào sổ quỹ Công ty. - Kế toán công nợ: Theo dõi tình hình thanh toán nợ của khách hàng và các khoản tạm ứng cho các đội. - Nhân viên kinh tế đội: Thực hiên hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ và thực hiện sử lý sơ bộ chứng từ có liên quan tới việc sản xuất kinh doanh của từng đội và gửi về phòng kế toán Công Ty. * Chính sách kế toán - Hình thức kế toán: Hình thức chứng từ ghi sổ - Hình thức tổ chức công tác kế toán: Hình thức tập trung - Kỳ kế toán: Từ 1/1/N đến hết 31/12/N - Đơn vị tiền tệ : VNĐ - Kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Kế toán tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ - Kế toán tính khấu hao: Theo phương pháp tuyến tính - Kế toán tính trị giá vật tư xuất kho: Theo phương pháp đích danh 2.1.5/ Kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty ( 2005-2006) (Xem sơ đồ 03 - Trang 3 - Phụ lục) Từ bảng số liệu trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau: Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên và ngày càng phát triển. Cụ thể biểu hiện ở những chỉ tiêu sau: Năm 2005 tổng doanh thu đạt 133.749.315.637 (nghìn đồng). Năm 2006 tổng doanh thu đạt 139.499.249.263 (nghìn đồng), tăng so với năm 2005 là 5.749.933.600, tỷ lệ chênh lệch là 4.3%. Điều đó chứng tỏ năm 2006 doanh nghiệp đã hoạt động có hiệu quả hơn do đấu thầu được nhiều công trình và công trình có giá trị lớn làm doanh thu tăng lên. Do ban lãnh đạo Công ty thực hiện cải tổ lại bộ máy quản lý của Công ty sao cho vừa tinh gọn vừa hiệu quả do vậy năm 2006 vừa qua các chi phí về quản lý doanh nghiêp đã giảm một cách đáng kể. Cụ thể CPQLDN năm 2005 là 5.813.936.006 thì đến năm 2006 đã giảm xuống còn 3.654.209.164, tỷ lệ chênh lệch là -37%. Một trong những đặc điểm của nghành xây dựng cơ bản là sự cạnh tranh khốc liệt đang ngày càng gay gắt do cơ chế mạnh được yếu thua, DN xây dựng nào có nguồn vốn lớn thì thì sẽ dành được nhiều hợp đồng xây dựng lớn. Do đó Công ty cổ phần đầu tư bất động sản cũng không tránh được vấn đề đó cho nên lợi nhuận chung của Công ty trong năm 2006 đã giảm hơn so với năm 2005 là -78%. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ty bởi lẽ xây dựng là nghành có thời gian thực hiện tương đối dài lên dự kiến lợi nhuận chung của Công ty trong năm 2007 sẽ đạt xấp xỉ 9 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu hết sức lạc quản của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội nói riêng và của Tổng công ty xây dựng và phát triển nhà Hà Nội nói chung. 2.2/ Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công Ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội 2.2.1/ Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công Ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Từng công trình đều được theo dõi chi tiết theo các khoản mục sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công Quá trình ttheo dõi số liệu tập hợp trên sổ chi tiết được tiến hành liên tục và được so sánh với khối lượng thực tế, phản ánh kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh giúp công tác quản lý Công Ty hiệu quả hơn. 2.2.2/ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công Ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội 2.2.2.1/ Kến toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp Để thực hiện quá trình xây lắp, vật liệu đóng một vai trò quan trọng trong các yếu tố chi phí đầu vào. Đây là bộ phận chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm xây lắp. Tại Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội, khoản mục chi phí NVL trực tiếp được sử dụng bao gồm nhiều chủng loại khác nhau. Việc quản lý sử dụng vật liệu tiết kiệm hay lãng phí có ảnh hưởng rất nhiều tới giá thành và kết quả kinh doanh của Công ty. Do vậy, tổ chức thu mua, sử dụng nguyên vật liệu cũng như kế toán chi phí nguyên vật liệu luôn phải gắn chặt với nhau và với từng đối tượng sử dụng của nó. Cũng chính vì lẽ đó đòi hỏi công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải tập hợp trực tiếp các chi phí vật liệu vào từng đối tượng sử dụng( các công trình, hạng mục công trình) một các đầy đủ và chính xác. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội bao gồm các chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Do các nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng thi công công trình thi không đòi hỏi phải dự trữ và nhu cầu về vật liệu lại phát sinh cùng với tiến độ thi công thực tế tại công trình nên Công ty không tổ chức kho vật liệu mà mua nguyên vật liệu trực tiếp vào sản xuất. Việc tính giá NVL được tiến hành như sau: - Giá vật liệu nhập kho: Giá nhập thực tế NVL = Giá mua theo hoá đơn(chưa có thuế) + Chi phí thu mua NVL – Các khoản chiết khấu và giảm giá Ví dụ: Ngày 7/ 2/2006 Công ty mua 2 tấn thép D<= 18mm Với chi phí như sau: + Giá theo hoá đơn chưa thuế: 6.405.000đ/ tấn + Chi phí vận chuyển là: 800.000 đ +Chi phí bốc xếp là: 500.000đ Như vậy giá nhập kho của2 tấn thép D<= 18 mm là: (2*6.405.000) + 800.000 + 500.000 =14.110.000 đ - Giá vật liệu xuật kho: Công ty sử dụng phương pháp giá trị thực tế đích danh theo từng lô vật liệu xuất kho, tức là xuất kho VL nào tính giá theo giá thực tế của VL đó. Ví dụ: Công ty sau khi mua 2 tấn thép D<= 18mm thì xuất thẳng tới công trình xây dựng Chợ đầu mối xa Minh Khai- Từ Liêm. Vậy giá 2 tấn thép sẽ là 14.110.000. Từ số liệu trên các phiếu nhập-xuất , kế toán đội phản ánh vào sổ chi tiết theo từng hoá đơn chứng từ. Cuối tháng kế toán đội căn cứ vào chứng từ gốc và sổ chi tiết tổng hợp lập bảng kê chứng từ. ( Xem biểu số 01- Trang 4 - phụ lục) Từ dữ liệu trên ta định khoản như sau: Nợ TK 621 14.110.000 đ Nợ TK 133 1.411.000 đ Có TK 331 15.521.000 đ Sau đó kế toán lập bảng tổng hợp chứng từ về lượng vật tư nhập – xuất của công trình, hạng mục công trình trong tháng. ( Xem biểu số 02- Trang 5 - Phụ lục ) Kế toán sẽ căn cứ vào chứng từ gốc và bảng tổng hợp chứng từ kế toán đội gửi lên để phản ánh trên chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Ví dụ: Căn cứ vào số vật liệu xuất dùng Công trình chợ đầu mối Minh Khai vào ngày 31 tháng 12 kế toán sẽ định khoản như sau: Nợ TK 621: 15.246.313 đ Nợ TK 133: 1.52.631 đ Có TK 331: 16.770.944 đ ( Xem biểu số 03, 04 Trang 6,7 - Phụ lục) Khi các chứng từ ghi sổ đã được cập nhật thì kế toán sẽ tổng hợp vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: ( Xem biểu số 05 - Trang 8 - Phụ lục ) Khi các nghiệp vụ về NVL khác phát sinh của công trình Chợ đầu mối xã Minh Khai cũng như các công trình khác đều được phản ánh như trên và tập hợp vào sổ cái. (Xem biểu số 06 - trang 9 - Phụ lục) 2.2.2.2/ Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Hiện tại Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà nội áp dụng 2 hình thức tiền lương: - Lương theo sản phẩm( lương khoán): áp dụng đối với bộ phận trực tiếp thi công công trình (như đào móng, xây tường móng, hoàn thiện trát,..) và theo tiến độ hoàn thành công việc để trả lương. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất được trả lương theo hình thức khoán, Công ty không tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ mà tính toán hợp lý vào đơn giá do phòng tổ chức lao động tiền lương và Xí nghiệp xây dựng lập dựa trên cơ sở đơn giá quy định của dự toán, sự biến động của thị trường và điều kiên thi công công trình cụ thể. - Lương thời gian: áp dụng với toàn bộ cán bộ công nhân viên làm nhiệm vụ quản lý của Công ty như Giám đốc, Phó giám đốc, Nhân viên văn phòng... và các công nhân viên trực tiếp thi công công trình xây dựng tại các đơn vị xây lắp. Chứng từ để kế toán chi phí sản xuất làm căn cứ phản ánh vào chi phí nhân công trực tiếp là bảng tổng hợp tiền lương theo theo từng công trình đã được kế toán tiền lương tập hợp và tính toán. (Xem biểu số 07 - Trang 10 - Phụ lục ) Hàng tháng, căn cứ vào bảng tổng hợp lương kế toán lập chứng từ ghi sổ Ví dụ: Theo số liệu tháng 12/2006 Công ty hạch toán chí công nhân thuê ngoài và lương công nhân trực tiếp xây dựng như sau: - Tổng số tiền phải thanh toán cho công nhân thuê ngoài là 7.246.895 đ: Kế toán ghi: Nợ TK 622: 7.246.895 đ Có TK 111: 7.246.895 đ - Tổng số tiền phải thanh toán cho công nhân trực tiếp xây dựng là: 404.525.000 đ Kế toán ghi: Nợ TK 622: 404.525.000 đ Có TK 334: 404.525.000 đ ( Xem biểu số 08,09 - Trang 11,12 - Phụ lục). Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái. ( Xem biểu số 10 và 11 - Trang 13,14 - Phụ lục ) Đối với các công trình khác, kế toán chi phí nhân công trực tiếp cũng được tương tự như công trình Chợ đầu mối xã Minh Khai – Từ Liêm. 2.2.2.3/ Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công Do số lượng máy thi công của Công ty không đáp ứng được nhu cầu sử dụng máy cho các công trình, do vậy Công ty chủ yếu thuê máy ở bên ngoài để phục vụ thi công. Số lượng máy thi công, loại máy thi công được thuê tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng công trình và số lượng máy hiện có của Công ty. Sau khi hết hợp đồng thuê máy kế toán căn cứ vào bảng theo dõi hoạt động của máy thi công thuê ngoài tổng hợp chứng từ. ( Xem biểu số 12 - Trang 15 - Phụ lục ) cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc biên bản thanh lý hợp đồng thuê máy Vào hồi 16 giờ, ngày 10 tháng 12 năm 2006 Căn cứ vào hợp đồng thuê máy ngày 01 tháng 12 năm 2006 giữa đội xây dựng số 2 – Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội ( bên A) và xí nghiệp xe cơ giới (bên B) về việc thuê máy trộn BTXM 250 lit. Căn cứ vào khối lượng thực hiện, bên B được bên A xác nhận. Hai bên thanh lý hợp đồng bao gồm: Tổng số giờ máy làm việc : 87 giờ Đơn giá làm việc: 18.000đ/ giờ Tổng số tiền bên A phải trả cho bên B là: 1.566.000đ + 10% VAT Bên a đã trả bằng tiền mặt: 1.722.600đ Đại diện bên A Đại diên bên B ( Ký, họ và tên) ( Ký, họ và tên ) Căn cứ vào chứng từ gốc bảng theo dõi hoạt động của máy thi công thuê ngoài và biên bản thanh lý hợp đồng thuê máy, kế toán đội phản ánh vào sổ chi tiết theo từng hoá đơn. Ví dụ: Ngày 10 tháng 12 kế toán hạch toán chi phí thuê máy trộn BTXM như sau: ( Xem biểu số 13 - Trang 16 -Phụ lục ) Nợ TK 623 1.566.000 đ Nợ TK 133 156.600 đ Có TK 111 1.722.600 đ Cuối tháng kế toán đội tổng hợp chứng từ, lập bảng kê chứng từ kèm chứng từ gốc rồi gửi về phòng TC-KT để hạch toán vào sổ. ( Xem biểu số 14 - Trang 17 - Phụ lục ) Khi các chứng từ gốc và bảng kê chứng từ được chuyển lên phòng kế toán, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ, vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái. Và được định khoản vào TK 623. TK 623 định khoản như sau: Ví dụ: Ngày 31/12 Công ty thanh toán số lượng máy thi công cho nhà thầu bên B và được hạch toán như sau: Nợ TK 623 492.877.383 đ Nợ TK 133 49.287.783 đ Có TK 331 542.165.121 đ ( Xem biểu số 15,16 - Trang 18,19 - Phụ lục) Khi các chứng từ ghi sổ được hoàn thành kế toán tiến hành ghi sổ cái tài khoản: ( Xem biểu số 17 - Trang 20 - Phụ lục ) 2.2.2.4/ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là các chi phí có liên quan đến phục vụ quản lý xây dựng công trình trong phạm vi các tổ, đội sản xuất như: chi phí nhân viên quản lý đội, trích BHXH, BHYT… - 19% tổng quỹ lương của nhân viên. Các chi phí khác liên quan như chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ chi phí mua ngoài… + Đối với chi phí nhân viên: Căn cứ vào chứng từ gốc là bảng chấm công chuyển sang phòng kế toán sau đó nhân viên kế toán sẽ trực tiếp tính lương cho nhân viên. Định khoản vào TK 622 và TK 627 ( Xem biểu số 18 - Trang 21 - Phụ lục ) + Đối với chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác ( đã tách thuế GTGT ) ta định khoản vào TK 627 và TK 331. Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán đội phản ánh vào sổ chi tiết theo từng hoá đơn. Ví dụ: Theo số liệu tháng 12/2006 Công ty hạch toán chí phí đo đạc bảo dưỡng, chi phí điện nước điện thoại, chi phí văn phòng phẩm tiếp khách như sau: Đối với chi phí đo đạc bảo dưỡng, kế toán định khoản: Nợ TK 627: 3.000.000 đ Có TK 331: 3.000.000 đ Đối với chi phí chi phí điện nước điện thoại, kế toán định khoản: Nợ TK 627: 6.031.982 đ Nợ TK 133: 603.198 đ Có TK 331: 6.635.180 đ - Đối với chi phí chi phí văn phòng phẩm tiếp khách , kế toán định khoản: Nợ TK 627: 3.000.000 đ Có TK 331: 300.000 đ ( Xem biểu số 19 - Trang 22 - Phụ lục ) Đồng thời lập bảng tổng hợp chứng từ, gửi kèm chứng từng gốc lên phòng TC-KT. ( Xem biểu số 20 - trang 23 - Phụ lục ) Khi đã xác định được toàn bộ chi phí sản xuất chung của công trình Chợ đầu mối xã Minh Khai trong tháng 12 năm 2006, kế toán tiến hành ghi các chứng từ ghi sổ thông qua các TK 627, TK 331 và TK 338 Ví dụ:- Thanh toán lương cho nhân viên quản lý đội và các khoản trích theo lương Nợ TK 627 209.125.500 đ Có TK 334 175.735.714 đ Có TK 338 33.389.786 đ - Thanh toán tiền điện, tiền nước, kế toán ghi: Nợ TK 627: 13.371.982 đ Nợ TK 133: 1.337.198 đ Có TK 331: 14.709.180 đ ( Xem biểu số 21,22 - trang 24,25 - Phụ lục) Khi các chứng từ ghi sổ đã hoàn thành kế toán tiến hành ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: ( Xem biêủ số 23 - Trang 26 - Phụ lục ) Các công trình khác cũng được hạch toán chi phí sản xuất chung tương tự như công trình Công trình Chợ đầu mối xã Minh Khai. Căn cứ vào các sổ chứng từ kế toán sẽ ghi vào sổ cái. ( Xem biểu số 24 - Trang 27 - Phụ lục) 2.2.2.5/ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Toàn bộ chi phí phát sinh trong tháng ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung ) đã được tập hợp vào sổ cái của các tài khoản 621, 622, 623, 627. Cuối mỗi tháng, kế toán tiến hành cộng tổng số chi phí phát sinh trong tháng trên sổ cái của từng tài khoản đó rồi kết chuyển sang sổ cái của tài khoản 154-“ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất cho từng tháng. Trước khi kết chuyển số liệu từ sổ cái của các TK 621, 622, 623, 627 sang sổ cái của tài khoản 154, kế toán phải đối chiếu với sổ chi tiết chi phí sản xuất của toàn bộ công trình ( Tổng hợp từ các sổ kế toán chi tiết của các công trình, hạng mục công trình ) để đảm bảo số liệu khớp đúng. Có sổ chi tiết chi phí sản xuất công trình Chợ đầu mối xã Minh Khai huyện Từ Liêm như sau: ( Xem biểu số 25 - Trang 28 - Phụ lục) Căn cứ vào sổ chi tiết chi phí sản xuất của các công trình, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất của tháng 12/2006 theo từng yếu tố chi phí, khoản mục chi phí để làm cơ sở cho việc lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo khoản mục của toàn Công ty. ( Xem biểu số 26 - Trang 29 - Phụ lục) Khi các số liệu giữa các sổ tài khoản 621,622, 623,627 và bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng 12/2006 đã khớp đúng, kế toán tiến hành tập hợp và ghi vào sổ cái TK 154 - Tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ( Xem biểu số 27 - Trang 30 - Phụ lục) 2.2.2.6. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Công ty cổ phần đầu tư BĐS Hà Nội không tổ chức đánh giá khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Vì vậy, để đảm bảo cho công tác quản lý phù hợp với kỳ hạch toán, nếu trong tháng không có khối lượng của công trình nào hoàn thành bàn giao thì toàn bộ chi phí đầu tháng và chi phí phát sinh trong tháng đều là giá trị dở dang của công trình để chuyển sang đầu tháng tiếp theo. ở công trình Chợ Đầu Mối xã Minh Khai không có giá trị dở dang cuối kỳ nên giá thành sản phẩm chỉ bao gồm giá trị dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ. CHƯƠNG 3: Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần đầu tư bất động sản hà nội 3.1/ Đánh giá khái quát tình hình kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà nội 3.1.1/ Ưu điểm Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập, có bộ máy quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty và yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Các bộ phận chức năng được tổ chức và hoạt động chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng, thống nhất từ trên xuống dưới. Phòng tài chính kế toán của công ty được bố trí tương đối phù hợp đã góp phần đắc lực vào công tác kế toán và quản lý của công ty. Sự phối hợp giữa các phòng ban của Công ty với các xí nghiệp xây dựng luôn đảm bảo cho việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa công ty với người lao động, với chủ đủ đầu tư, với nhà nước và các bên có liên quan. Hình thức khoán gọn có quản lý của Công ty với các Xí nghiệp xây dựng góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và tăng cường quản lý của công ty. Trong việc quản lý lao động, công ty đã quản lý có trọng tâm và luôn động viên, khuyến khích đối với lao động có tay nghề cao, tạo điều kiện cho lao động trẻ tuổi có điều kiện học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Đối với công tác kế toán: + Hệ thống chứng tử ban đầu được tổ chức đầy đủ, hợp lý, hợp lệ. + Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng đúng mẫu quy định của Bộ Tài Chính. + Trình độ kế toán chi phí sản xuất nhìn chung đúng phương pháp kế khai thường xuyên, phù hợp với yêu cầu và nguyên tắc kế toán. + Tổ chức tính giá thành sản phẩm cho công trình, hạng mục công trình hoàn thành một cách rõ ràng, cụ thể, phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 3.1.2 /Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm còn đạt được, Công ty không thể không tránh khỏi những khó khăn, tồn tại cần khắc phục áp dụng khi chế độ kế toán vào thực tế công tác kế toán của công ty, nhất là trong việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Những tồn tại biểu hiện một số vấn đề sau: Một là: Đối với những loại công cụ, dụng cụ như cốp pha gỗ, cóp pha tôn, giàn giáo, đều được kế toán phân bổ cho một lần vào chi phí sản xuất trong tháng. Việc phân bổ như vậy là thiếu chính xác, không hợp lý vì khi tiến hành phân bổ cần phải căn cứ vào giá trị, thời gian sử dụng, số lần sử dụng của công cụ, dụng cụ đócu Hai là: Về trích trước tiền lương nghỉ phép đối với công nhân viên thực sự chưa hợp lý, chưa đảm bảo được quyền lợi và lợi ích giữa nhân viên và Công ty. Ba là: Về khoản thiệt hại phá đi làm lại: Đặc điểm của sản xuất xây lắp là mang tính thời vụ nên sản phẩm xây lắp có thể gặp nhiều rủi ro bất ngờ như mưa gió, bão lụt..., nhưng đơn vị thi công đôi khi vẫn còn chủ quan: Hệ thống phông bạt che chắn chưa được chuẩn bị chu đáo, đội vẫn xúc tiến thi công trong những điều kiện thời tiết không thuận lợi....và sự không ăn ý giữa công nhân, kỹ sư, quản đốc....cũng dẫn đến các khoản thiệt hại do phá đi làm lại.... 3.2/ Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội + ý kiến 1: Hoàn thiện kế toán phân bổ chi phí sử dụng các loại công cụ, dụng cụ. Công ty nên căn cứ vào giá trị và đặc điểm sử dụng của từng loại để phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình một cách hợp lý nhằm tập hợp chi phí đầy đủ và chính xác. Việc tính toán phân bổ chi phí công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần, tuỳ thuộc vào giá trị và thời gian sử dụng, cụ thể: Đối với công cụ, dụng cụ có giá trị xuất dùng tương đối nhỏ (như cuốc, xẻng, xe cải tiến..), kế toán sử dụng phương pháp phân bổ một lần. Theo phương pháp này khi xuất công cụ, dụng cụ, toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào giá thực tế xuất kho kế toán ghi: Nợ TK 627,641,642 Có TK 153: Giá thực tế công cụ dụng cụ xuất kho - Đối với công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài (như giàn giáo, bảo hộ lao động…). Kế toán sử dụng phân bổ dần giá trị (loại phân bổ 50% giá trị, loại phân bổ nhiều lần) + Loại phân bổ 50% giá trị (phân bổ 2 lần) Số phân bổ lần đầu = 50% giá trị xuất dùng Số phân bổ 2 lần = giá trị còn lại/2 – phế liệu thu hồi (nếu có) – số bồi thường (nếu có) + Khi xuất công cụ dụng cụ, căn cứ vào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0675.doc
Tài liệu liên quan