- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất: Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm đơn chiếc như làm cầu, làm đường.Còn nếu sản xuất hàng loạt thì đối tượng tính giá thành là từng loạt sản phẩm hoàn thành hoặc từng loại sản phẩm.
- Căn cứ vào đặc điểm của qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm: Đối với qui trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm của qui trình đó tạo ra.Còn nếu đó là qui trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm chia ra nhiều giai đoạn chế biến thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm, bán thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn công nghệ sản xuất.
- Căn cứ vào yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định cho doanh nghiệp về khả năng, trình độ quản lý hạch toán của các nhà quản trị.
52 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à giá thành hạ nhất.
1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Phân loại giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành
Theo tiêu thức này thì giá thành được chia thành 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: Do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp xác định trước khi tiến hành sản xuất trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch và cũng được xác định trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm.
-Giá thành thực tế: Khác với hai loại giá thành trên, giá thành thực tế được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí
Theo tiêu thức này thì giá thành được chia làm 2 loại:
- Giá thành sản xuất (hay còn gọi là giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất, là căn cứ để xác định giá vốn hàng hoá và mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp.
- Giá thành toàn bộ ( hay giá thành đầy đủ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và cũng là căn cứ để xác định lãi trước thuế của doanh nghiệp. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ của sản phẩm
=
Giá thành sản xuất của sản phẩm
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
+
Chi phí bán hàng
1.2.3 Đối tượng tính giá thành
ở mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành, cụ thể là:
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất: Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm đơn chiếc như làm cầu, làm đường...Còn nếu sản xuất hàng loạt thì đối tượng tính giá thành là từng loạt sản phẩm hoàn thành hoặc từng loại sản phẩm.
- Căn cứ vào đặc điểm của qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm: Đối với qui trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm của qui trình đó tạo ra.Còn nếu đó là qui trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm chia ra nhiều giai đoạn chế biến thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm, bán thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn công nghệ sản xuất.
- Căn cứ vào yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định cho doanh nghiệp về khả năng, trình độ quản lý hạch toán của các nhà quản trị.
1.2.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.2.4.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn)
Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ,...), đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ trong tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo.
Trường hợp cuối tháng có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định, cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp hợp lý.
Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho từng khoản mục chi phí theo công thức sau:
Z = C + Dđk – Dck
Giá thành đơn vị sản phẩm tính như sau: z = Z
Q
Trong đó:
Z : Tổng giá thành từng đối tượng tính giá thành
z : Giá thành đơn vị từng đối tượng tính giá thành
C : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ theo từng đối tượng
Dđk, Dck : Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
Q : Sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành
Trường hợp cuối tháng không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng ít và ổn định thì không cần tính chi phí của sản phẩm dở dang. Khi đó, tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành.
1.2.4.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Đây là phương pháp được áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm phức tạp, tổ chức sản xuất theo từng sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm theo đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của mỗi đơn đặt hàng còn kỳ tính giá thành chính là kỳ sản xuất.
Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm nhưng lại có hạn chế là kỳ tính giá thành không thống nhất với kỳ báo cáo, không phản ánh được các chi phí sản xuất chi ra ở trong tháng báo cáo ở bảng tính giá thành nên giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành xong trong kỳ đó.
1.2.4.3 Phương pháp tính giá thành loại trừ CPSX sản phẩm phụ
Trong trường hợp, cùng mọt quy trình công nghệ ngoài sản phẩm chính thu được còn có cả sản phẩm phụ thì để tính được giá thành sản phẩm chúng ta phải loại trừ khỏi tổng chi phí cả quy trình số chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ. Phần chi phí sản xuất sản phẩm phụ thường được tính theo giá thành.
Công thức tính tổng giá thành như sau:
S giá thành SP = SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ - SPLD cuối kỳ - CPSX SPP
Chi phí sản xuất sản phẩm phụ được tính theo công thức:
CP SX SPP
Tỷ trọng CPSX SPP =
S CPSX
Để đơn giản bớt khới lượng tính toán CPSXSPP có thể tí h vào chi phí NVLTT
Tính giá thành sản phẩm theo hệ số
Trong trương hợp này toàn bộ CPSX được tập hợp chung cho toàn quy trình công nghệ. Để tính được giá thành từng loại sản phẩm phải căn cứ vào hệ số tính giá thành quy định của từng loại sản phẩm, rồi tiến hành theo các bước sau:
Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ:
Tổng sản lượng quy đổi = Sản lượng thực tế của SP i x Hệ số quy đổi SP i
Tính hệ số phân bổ của từng loại sản phẩm:
Sản lượng quy dổi SPi
Hệ số phân bổ SP i =
Tổng sản lượng quy đổi
Tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm( theo từng khoản mục):
Tổng giá thành SPi = ( SPLD đk + SPSX tk - SPLD ck) x Hệ số phân bổ SPi
Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Nếu sản phẩm xuất ra là nhóm sản phẩm cùng loại nhưng với các quy cách , kích cỡ, phẩm cấp khác nhau thì nên áp dụng phương pháp tỷ lệ:
SPLD đk+CPSX tk-SPLD ck
Tỷ lệ giá thành =
( theo từng khoản mục) Tiêu chuẩn phân bổ
Thực chất của phương pháp tỷ lệ là biến dạng của phương pháp hệ số
Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá bán thành phẩm
Theo phương pháp này ta phải xác định được giá thành NTP bước trước và chi phí về NTP bước trước chuyển sang bước sau cùng với các chi phí khác của bước sau, cứ như vậy lần lượt tuần tự cho tới khi tính được giá thành phẩm. Có thể khái quát bằng sơ đồ như sau: Sơ đồ 7: Phụ lục 5
Việc kết chuyển tuần tự chi phí theo sơ đồ trên có thể theo con số tổng cộng ( theo giá thành NTP) hay theo từng khoản mục tính riêng trong giá thành . Nếu kết chuyển tuần tự tổng hợp thì sau khi tính giá thành SP ta phải hoàn nguyên ngược trở lại theo các khoản mục chi phí quy đinh:
Chi phí NVL
Chi phí NCTT
Chi phí SXC
1.1.4.7 Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước không có bán thành phẩm
Phương pháp này chỉ tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành ở bước cuối cùng. Cụ thể bước tính toán như sau:
Tính CPSX từng giai đoạn trong thành phẩm:
SPLD đk +CPSX Tk
CPSX Gđi = x Thành phẩm
SP hoàn thành Gđi +SPLD Gđi
Sau đó tổng cộng chi phí theo phương pháp phân bước không tính NTP như sau:
Sơ đồ 8: Phụ lục 6
Phần 2
Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty cổ phần May 10
Giới thiệu khái quát chung về công ty cổ phần May 10
Tên công ty CÔNG TY Cổ phần may 10
Tên giao dịch Garment 10 JSC ( Garco 10)
Trụ sở chính Phường Sài Đồng- Quận Long Biên- Hà Nội
Điện thoại 84-4-8276923, 8276396
Fax 84-4-8276925
Website http:/www.garco10.com.vn
Email ctymay10@garco10.com.vn
2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của công ty May 10 trước đây là các xí nghiệp cơ sở sản xuất quân trang của quân đội mang bí số X1, X30, AM, BK1... được hình thành trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (năm 1946). Đến năm 1952, Xưởng may đổi tên thành Xưởng may10.
Từ 1954-1956, Xưởng may 10 sáp nhập với Xưởng may 40 lấy tên chung là Xưởng may 10. Sau năm 1975, Xí nghiệp May 10 chuyển sang bước ngoặt mới trong sản xuất kinh doanh là chuyên làm hàng gia công xuất khẩu với thị trường chủ yếu là Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu thông qua các hợp đồng mà Chính phủ Việt Nam đã ký với các nước này.
Vào những năm 1990-1991 do Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã cùng với những khó khăn và hạn chế to lớn của các doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn này thì Xí nghiệp đã mất đi thị trường tiêu thụ chủ yếu khiến tình hình ngày càng khó khăn. Tuy nhiên với tinh thần vượt khó, Xí nghiệp đã tìm được thị trường mới với những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm và mẫu mã mặt hàng. Cũng từ đó Xí nghiệp May 10 đã mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, đào tạo tuyển dụng nhân công để bất ngờ chuyển từ bờ vực phá sản sang sự thành công và từ đây Xí nghiệp May 10 xác định cho mình sản phẩm mũi nhọn đó là áo sơ mi.
Đứng trước những thách thức, cơ hội của thị trường may mặc trong nước và quốc tế cũng như tình hình nội tại của Xí nghiệp, tháng 11/1992 Xí nghiệp May 10 chuyển đổi tổ chức, phát triển thành Công ty May 10, tên giao dịch quốc tế là GARCO 10 với quyết định thành lập số 266/CNN-TCLĐ do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ Đặng Vũ Chư ký ngày 24/3/1993.
Đến nay công ty đã xây dựng được 1 hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt với quy mô lớn bao gồm 1 khu nhà làm việc 3 tầng và 4 xí nghịêp may trên tổng diện tích 23.000 m2, khu sản xuất được trang bị khoảng 1780 máy móc thiết bị các loại, các xí nghiệp thành viên nằm rải rác ở các tỉnh khác. Như vậy sau 62 năm ( 1946- 2008), công ty May 10 đã phát triển từ 1 xí nghiệp may nhỏ sản xuất đơn thuần theo pháp lệnh Nhà nước trở thành công ty May 10 như hiện nay.
2.2 Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty may 10
2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ
Công ty may 10 là 1 doanh nghiệp cổ phần, 51% vốn Nhà nước, có nhiệm vụ kinh doanh hàng dệt may. Công ty sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may và các hàng hoá khác liên quan đến ngành dệt may.
Công ty chuyên sản xuất sơ mi nam, nữ, jacket các loại, bộ veston nam cùng 1 số sản phẩm như quần âu, quần áo trẻ em, quần áo bảo hộ lao động phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 phương thức: Nhận gia công toàn bộ, sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB, sản xuất hàng nội địa.
Phương hướng trong những năm tới công ty phấn đấu trở thành công ty may thời trang lớn của cả nước với trang thiết bị nổi tiếng bậc nhất Đông Nam á. Dự kiến doanh thu năm 2005 gấp 5 lần doanh thu năm 1995 và năm 2010 sẽ gấp 10 lần năm 1995. Tổng vốn đầu tư trong 10 năm tới là 20 triệu USD chủ yếu cho hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng thêm các xí nghiệp may Veston và sơ mi cao cấp. Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, không chỉ dừng lại ở sản phẩm sơ mi truyền thống, đồng thời tăng tỷ trọng trong mặt hàng FOB và mặt hàng nội đĩa trong cơ cấu sản phẩm.
2.2.2 Quy trình sản xuất và công nghệ của công ty
2.2.2.1 Quy trình sản xuất
Công ty tự sản xuất và tự tiêu thụ sản phẩm may và các hàng hoá liên quan đến ngành dệt may theo 3 hình thức sau:
- Nhận gia công toàn bộ: Công ty nhận nguyên vật liệu của khách hàng theo hợp đồng để sản xuất thành sản phẩm hoàn chỉnh và giao trả cho khách hàng.
- Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã ký với khách hàng, Công ty tự tổ chức sản xuất và tự xuất sản phẩm cho khách hàng.
- Sản xuất hàng nội địa: Thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh từ đầu vào sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước.
2.2.2.2 Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất
Qui trình công nghệ của Công ty May 10 là qui trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục, được tổ chức như sau:
Từ những đặc điểm của sản xuất công ty đã tổ chức các bộ phận sản xuất như hệ thống kho gồm kho nguyên vật liệu, kho phụ tùng, công cụ, bao bì, thành phẩm, các xí nghiệp may. Trong từng xí nghiệp may lại tổ chức ra các tổ sản xuất, mỗi tổ đảm nhận 1 công việc cụ thể. Ngoài ra công ty còn thành lập các tổ phụ trợ như xưởng thêu in, xưởng bao bì, xưởng cơ điện.
Toàn bộ qui trình sản xuất của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 9: Phụ lục 7
Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
Với bộ máy quản lý tập trung được tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt và theo hệ thống trực tuyến với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trên 6000 người, Công ty có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh như sau:
* Ban lãnh đạo Công ty: gồm có Tổng Giám đốc, 1 phó Tổng Giám đốc và 1 Giám đốc điều hành.
* Các phòng ban trong Công ty
- Phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu (FOB
- Phòng Tài chính kế toán
- Phòng Kinh doanh
- Phòng Kho vận
- Phòng Kỹ thuật
- Văn phòng Công ty : bao gồm
+ Ban quản trị đời sống;
+ Ban tổ chức hành chính;
+ Ban đầu tư xây dựng;
+ Ban y tế nhà trẻ.
- Phòng Kiểm tra chất lượng
- Trường đào tạo (Trường Công nhân kỹ thuật may và thời trang- Các phân xưởng phụ trợ:
+ Phân xưởng cơ điện
+ Phân xưởng thêu in
+ Phân xưởng bao bì
- Năm Xí nghiệp may: 1, 2, 3, 4, 5
- Năm Xí nghiệp thành viên:
+ Xí nghiệp may Đông Hưng ( Thái Bình);
+ Xí nghiệp may Hoa Phượng (Hải Phòng);
+ Xí nghiệp may Vị Hoàng (Nam Định);
+ Xí nghiệp may Hưng Hà (Thái Bình);
+ Xí nghiệp may Thái Hà;
1 xí nghiệp liên doanh : May Phù Đổng.
2.3 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu trong 2 năm 06-07
Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu- Bảng 2: Phụ lục 8
*Mục tiêu mà Công ty đề ra trong năm 2008 là:
- Tổng doanh thu đạt 670 tỷđồng
- Lợi nhuận, nộp ngân sách tăng từ 12%-15% so với kế hoạch
- Thu nhập bình quân đạt 2.450.000 đồng/người/tháng.
Nhằm thực hiện nhiệm vụ và chiến lược phát triển đưa Công ty lên một tầm cao mới trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, Công ty May 10 đã xác định những mục tiêu và phương hướng phát triển của mình như sau:
- Xây dựng Công ty May 10 thành trung tâm may và thời trang lớn của cả nước với trang thiết bị hiện đại vào bậc nhất ở Đông Nam á.
- Đa dạng hoá sản phẩm may mặc và lựa chọn sản phẩm mũi nhọn nhằm tạo ra bước đột phá về thị trường và doanh số.
- Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, các khâu thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường năng lực sản xuất, chú trọng hoạt động liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước.
- Chiếm lĩnh thị trường trong nước, ổn định vị trí và mở rộng thị trường xuất khẩu.
2.4 Đặc điểm công tác kế toán
2.4.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán
Là hình thức kế toán tập trung.
Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty: Sơ đồ 10: Phụ lục 8
2.4.2 Hệ thống tài khoản kế toán mà công ty sử dụng
Với đặc điểm sản xuất kinh doanh thực tế, Công ty May 10 sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán Doanh nghiệp áp dụng thống nhất trong cả nước từ ngày20/3/06 QĐ 15/2006 của bộ tài chính ban hành.
Hiện nay toàn bộ quá trình hạch toán của Công ty được tiến hành trên máy (sử dụng phần mềm foxpro) với hình thức kế toán nhật ký chung
2.4.3 Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ
- Kỳ kế toán: Tính theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ
- Hình thức kế toán áp dụng: Theo phương pháp Nhật ký chung:
+ Phương pháp tính trị giá hàng xuất kho: Theo giá bình quân gia quyền
+ Kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng (tuyến tính)
2.5 Thực tế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại May 10
2.5.1 Thực tế kế toán tập hợp chi phí tại May 10
2.5.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty
Hoạt động sản xuất ở Công ty May 10 chủ yếu là nhận gia công theo đơn đặt hàng cho khách hàng trong và ngoài nước. Đối với chi phí trực tiếp phát sinh ở phân xưởng, xí nghiệp nào thì tập hợp trực tiếp cho phân xưởng, xí nghiệp đó và chi tiết cho từng loại hàng. Riêng đối với chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp cho từng xí nghiệp sẽ phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiền lương công nhân sản xuất.
Đối với phần nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu là do khách hàng mang tới , vì vậy công ty chỉ hạch toán phần chi phí vận chuyển bốc dỡ phát sinh nên khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh (từ 10%-20%), chi phí nhân công trực tiếp là chiếm đa số (75%-85%).
2.5.1.2 Kế toán tập hợp chi phí
Kế toán tập hợp chi phí NVL TT
Toàn bộ nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp theo từng xí nghiệp và theo dõi chi tiết cho từng sản phẩm. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty sử dụng tài khoản 621 có chi tiết cho từng xí nghiệp và từng đơn vị gia công cụ thể.
- TK 6210: Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng thêu in;
- TK 6211: Chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp may 1;
- TK 6212: Chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp may 2;
- TK 6213: Chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp may 3;
- TK 6214: Chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp may 4;
- TK 6215: Chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp may 5;
- TK 6216: Chi phí NVL trực tiếp các xí nghiệp địa phương;
- TK 6217: Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng bao bì;
- TK 6218: Chi phí NVL trực tiếp đưa ngoài gia công.
* Chi phí nguyên vật liệu chính
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính, kế toán sử dụng tài khoản 152 (1521) "Chi phí nguyên, vật liệu chính".
Đối với công cụ dụng cụ sản xuất kế toán cũng tiến hành tập hợp như đối với nguyên vật liệu. Kế toán lên bảng phân bổ và trích thẳng từ tài khoản 153 vào tài khoản 621 mà không thông qua tài khoản 142 và 242 khi giá trị xuất dùng lớn.
* Chi phí phụ liệu
- Trường hợp 1: Vật liệu phụ do khách hàng đem đến, đối với loại này thì Công ty chỉ tiến hành ghi chép và theo dõi về mặt số lượng, chỉ hạch toán vào giá trị phần chi phí vận chuyển bốc dỡ.
Trường hợp 2: Phụ liệu do Công ty mua ngoài theo yêu cầu của khách hàng, với trường hợp này, giá trị và số lượng vật liệu phụ được theo dõi trên TK 1522 "Vật liệu phụ dùng sản xuất xuất khẩu". Khi xuất dùng vật liệu phụ cho sản xuất, kế toán không hạch toán vào TK 621 mà hạch toán thẳng vào TK 1541 "Chi phí sản xuất chính dở dang" theo phương pháp thực tế đích danh. Nghĩa là số phụ liệu đó được mua với giá bao nhiêu thì xuất dùng cũng xuất với giá đó để tính vào giá thành sản phẩm.
Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty bao gồm các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản có tính chất tiền lương, các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ.
Để hạch toán tổng hợp tiền lương, kế toán sử dụng TK 334 (3341) "Phải trả công nhân viên", tổng hợp các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán sử dụng TK 338 "Phải trả, phải nộp khác".
Để tập hợp tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp"
TK này được mở chi tiết cho từng xí nghiệp cụ thể:
- TK 6220: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng thêu in;
- TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp 1;
- TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp 2;
- TK 6223: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp 3;
- TK 6224: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp 4;
- TK 6225: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp 5;
- TK 6226: Chi phí nhân công trực tiếp các xí nghiệp địa phương.
Tại Công ty May 10 không chỉ tổ chức sản xuất mà còn thuê ngoài gia công. Vì vậy, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp được cụ thể hoá thành 2 khoản mục sau:
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là tiền lương và các khoản trích theo lương cho công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty và các xí nghiệp địa phương
- Chi phí thuê ngoài gia công: Là số tiền lương mà Công ty phải trả cho các đơn vị nhận gia công theo số sản phẩm hoàn thành nhập kho và đơn giá gia công đã được ký kết trên hợp đồng.
Cụ thể việc hạch toán hai khoản mục này được thể hiện như sau:
* Khoản chi phí nhân công trực tiếp
Cụ thể: Tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất được nhận bao gồm 2 khoản. Đó là tiền lương sản phẩm và tiền lương bản thân (hay tiền lương cơ bản). Tiền lương sản phẩm được tính như sau:
Tiền lương sản phẩm
=
Đơn giá tiền lương
x
Số lượng sản phẩm, chi tiết sản xuất ra
Trong đó:
Đơn giá tiền lương
=
Số giây chế tạo
x
Đơn giá tiền lương cho 1 giây
Số tiền lương của công nhân sản xuất và BHXH, BHYT, KPCĐ sẽ được phân bổ theo từng mã sản phẩm theo công thức sau:
Lương giá thành = Tổng tiền lương sản phẩm + BHYT, BHXH, KPCĐ
Trong đó:
Tổng số tiền lương sp = (số lượng sp x đơn giá x tỉ giá thực tế ) x 0,748x 0,53
BHXH, BHYT, KPCĐ phân bổ cho từng mã sản phẩm
=
Tổng BHXH, BHYT, KPCĐ tại xí nghiệp i
x
Lương sản phẩm của từng mã hàng tại xí nghiệp i
Tổng tiền lương tại XN i
Giải thích: Hệ số 0,53 là định mức tiền lương được duyệt (53%) trên tổng doanh thu, trong đó có 74,8% là dành cho công nhân trực tiếp sản xuất.
* Khoản chi phí thuê ngoài gia công
Chi phí thuê ngoài gia công là số tiền mà công ty phải trả cho các đơn vị nhận gia công theo hợp đồng đã ký. Các khoản chi phí này được tổng hợp trực tiếp từ các hợp đồng gia công đã ghi rõ đơn giá gia công và khối lượng gia công hoàn thành nhập kho theo công thức :
Lương gia công sản phẩm i
=
Đơn giá gia công sản phẩm i
x
Khối lượng sản phẩm i nhập kho
Bảng tính toán ghi chép được thể hiện trên sổ theo dõi chi phí thuê ngoài gia công đối với đơn vị nhận gia công cho từng đơn vị. Cuối tháng, căn cứ vào sổ theo dõi chi phí thuê ngoài gia công đối với đơn vị nhận gia công, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí thuê ngoài gia công theo từng sản phẩm.( Bảng 9)
Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí thuê ngoài gia công, kế toán tập hợp vào tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm. Cụ thể, kế toán sẽ định khoản như sau:
Nợ TK 154(1)
Có TK 331
Tập hợp chi phí sản xuất chung
Tại Công ty May 10, chi phí sản xuất chung bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng;
- Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ cho phân xưởng;
- Chi phí khấu hao tài sản cố định;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài;
- Chi phí sản xuất chung khác.
Để tập hợp các chi phí này, kế toán sử dụng TK 627 " Chi phí sản xuất chung" và chi tiết thành 9 tài khoản cấp 2:
- TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng;
- TK 6272: Chi phí phụ tùng thay thế;
- TK 6273: Chi phí công cụ dụng cụ;
- TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định;
- TK 6275: Chi phí sửa chữa tài sản;
- TK 6276: Chi phí bảo hộ lao động;
- TK 6277: Chi phí điện nước;
- TK 6278: Chi phí văn phòng phẩm;
- TK 6279: Chi phí sản xuất chung khác.
Trong các tài khoản cấp 2 này lại được chi tiết thành các tài khoản cấp 3 để theo dõi chi tiết cho từng xí nghiệp, phân xưởng.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số các tài khoản đối ứng như: 334(3341), 338, 152, 153, 214(2141), 111,112...
Tất cả các khoản mục chi phí này được tập hợp cho toàn xí nghiệp sau đó được phân bổ cho từng mã sản phẩm theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
Trình tự tập hợp:
* Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm: lương nhân viên quản lý xí nghiệp, nhân viên phục vụ ở xí nghiệp, các khoản trích theo lương của nhân viên xí nghiệp và các khoản phải trả khác.
Cuối tháng, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán định khoản chi phí tiền lương thực tế phải trả cho nhân viên xí nghiệp như sau:
Nợ TK 6271
Có TK 334 (chi tiết)
Có TK 338
* Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ
Tại Công ty May 10, chi phí vật liệu được tập hợp vào TK 6272, còn đối với chi phí công cụ dụng cụ thì kế toán sử dụng TK 6273 và TK 153 để phản ánh giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng.
Vì vậy, căn cứ vào bảng phân bổ NVL- CCDC ( bảng số 2), kế toán thực hiện các định khoản sau:
Phản ánh giá trị vật liệu xuất dùng:
Nợ TK 6272
Có TK 15211
Phản ánh giá trị CCDC xuất dùng:
Nợ TK 6273
Có TK 153
* Chi phí khấu hao TSCĐ
Công ty May 10 sử dụng phương pháp khấu hao bình quân ( phương pháp khấu hao theo thời gian)
Cách tính khấu hao TSCĐ tại Công ty là:
Mức khấu hao bình quân = Nguyên giá TSCĐ bq x Tỉ lệ khấu hao TSCĐ
Mức khấu hao phải trích = Mức khấu hao bình quân năm
bình quân tháng 12
Tỉ lệ khấu hao TSCĐ ở Công ty được chia làm 3 loại:
- Đối với thiết bị may : 12%/năm
- Đối với thiết bị máy móc, nhà xưởng : 5%/ năm
- Đối với thiết bị văn phòng : 20%/năm
Công việc này do kế toán TSCĐ thực hiện và phản ánh số liệu trên bảng phân bổ khấu hao: Bảng 10: Phụ lục
Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và định khoản như sau:
Nợ TK 6274
Có TK 2141
* Chi phí dịch vụ mua ngoài
Khoản chi phí này được chia thành những phần cụ thể để tiện theo dõi và được tập hợp qua các TK 6275, 6276, 6277.
Căn cứ vào các hoá đơn của người bán, phiếu chi tiền mặt và tờ khai thuế GTGT (theo phương pháp khấu trừ) cùng với bảng chi tiết phát sinh và các tài khoản đối ứng của TK 331 "phải trả người bán" của các bộ phận khác có liên quan, kế toán định khoản như sau:
+ Nợ TK 6275
Có TK 331
+ Nợ TK 6276
Nợ TK 133
Có TK 331
* Chi phí sản xuất chung khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6352.doc